1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài tăng cường công khai thông tin tham vấn phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong các hoạt động bảo vệ môi trường

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Những nội dung quy định về cộng đồng dân cư trong Luật BVMT 2020 như thế nào và việc áp dụng vào thực tế ra saolà những câu hỏi mà đề tài "Tăng cường công khai thông tin, tham vấn, phát

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LUẬT

-*** -LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI: TĂNG CƯỜNG CÔNG KHAI THÔNG TIN, THAM VẤN, PHÁTHUY VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Họ và tên sinh viên: Lưu Trần Vân AnhMã sinh viên: 2226610002

Lớp: TC3LTMQT

GVHD: TS Nguyễn Thị Huyền

Hà Nội, tháng 6 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hiện đại, khi nền kinh tế đang được đầu tư phát triển toàn diện, môi trường vẫn luôn đối mặt với những nguy cơ ô nhiễm và suy thoái Việc đánh đổi lợi ích kinh tế bằng sự hy sinh của môi trường là điều không thể chấp nhận; do đó, cần phải cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Hiểu rõ điều này, Đảng và Nhà nước ta luôn đưa ra các chủ trương và chính sách chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường, đồng thời chú trọng hoàn thiện và cập nhật hệ thống pháp luật để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế Luật Bảo vệ Môi trường (sau đây gọi tắt là Luật BVMT)2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, đã thay thế Luật BVMT 2014, trở thành văn bản luật chuyên ngành điều chỉnh các hoạt động bảo vệ môi trường cũng như quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan trong lĩnh vực này.

Luật BVMT 2020 được đánh giá là một trong những văn bản luật có tiến độ sửa đổinhanh nhất Chỉ sau sáu năm kể từ khi Luật BVMT 2014 được ban hành, Luật BVMT 2020 đã hoàn tất thủ tục sửa đổi và chính thức có hiệu lực sau bảy năm Điều này phản ánh sự cấp thiết của các vấn đề môi trường và nhu cầu có khung quy định mới để tiếp cận và phù hợp với các quy định môi trường trong các điều ước, hiệp ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Luật BVMT 2020 đã đưa ra nhiều thay đổi và bổ sung kịp thời, cần thiết Một trong những điểm mới quan trọng và tiến bộ nhất của Luật BVMT 2020 là sự xuất hiện của "cộng đồng dân cư" với tư cách là một trong những đối tượng áp dụng của luật, bên cạnh các chủ thể truyền thống như cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

Sự bổ sung này nhằm giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách, đồng thời tiếp cậnvới các quy định quốc tế mà Việt Nam tham gia Những nội dung quy định về cộng đồng dân cư trong Luật BVMT 2020 như thế nào và việc áp dụng vào thực tế ra saolà những câu hỏi mà đề tài "Tăng cường công khai thông tin, tham vấn, phát huy vaitrò của cộng đồng dân cư trong các hoạt động bảo vệ môi trường" sẽ tập trung nghiên cứu và làm rõ

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Nguyễn Thị Huyền, người đã giảng dạy môn Luật Đất đai và Môi trường, đã cung cấp những kiến thức và kỹ năng bổ ích đểtôi có thể xây dựng và hoàn thiện bài tiểu luận này.

Trang 4

CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 2020 VỀ CÔNG KHAI THÔNG TIN, THAM VẤN VÀ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

1 Khái quát chung về cộng đồng dân cư theo Luật Bảo vệ môi trường năm2020

Nếu như Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) 2014 có phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng đối với các chủ thể bao gồm cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhânthì sang đến Luật BVMT 2020 một loại chủ thể mới đã được bổ sung, đó chính là cộng đồng dân cư.

Định nghĩa trong Luật BVMT 2020 đã bỏ đặc điểm "có cùng phong tục tập quán", bởi đặc điểm này trong Luật Lâm nghiệp dường như nhằm mô tả một cộng đồng dân cư truyền thống nơi bà con, láng giềng sống với nhau từ lâu đời và có chung nếp sống, tập quán địa phương Tuy nhiên, hiện nay, các địa bàn thôn, làng, tổ dân phố đã chứng kiến sự đa dạng hơn về văn hóa, phong tục tập quán của người dân khi nhiều người di chuyển đến một địa phương mới vì mục đích công việc, học tập và trở thành cư dân trong cộng đồng Do đó, Luật BVMT đã không quy định tương tự như vậy để phù hợp với tình hình thực tế, cũng như tiệm cận với pháp luật quốc tế khi mà cộng đồng dân cư quốc tế được đặc trưng bởi văn hóa đa sắc tộc.

Hiểu một cách nôm na, "cộng đồng" chỉ một nhóm người, "dân cư" chỉ những người sinh sống ổn định, thường xuyên trong một khu vực Cách hiểu này cũng tương đồng với quy định tại Khoản 28 Điều 3 Luật BVMT 2020: "Cộng đồng dân cư là cộng đồng người sinh sống trên cùng địa bàn thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố hoặc điểm dân cư tương tự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" Như vậy, có thể hiểu cộng đồng dân cư là một tập hợp người với số lượng tương đối lớn, bao gồm nhiều cá nhân và hộ gia đình Con số này tùy thuộc vào từng địa phương cụ thể nhưng tựu chung, cộng đồng dân cư tính ở phạm vi thôn, làng hay các tên gọi khác tương đương cùng chỉ một khu vực trong địa bàn xã, phường, thị trấn.

Định nghĩa của các nhà soạn thảo văn bản luật đã có sự thay đổi tiến bộ so với định nghĩa về cộng đồng dân cư trước đây, như ở Khoản 2 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017có quy định: "Cộng đồng dân cư bao gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trêncùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, điểm dân cư tương tự và có cùng phong tục, tập quán"

Một sự thay đổi phù hợp với thực tế và mục tiêu của Luật BVMT đó là thành viên của cộng đồng dân cư không chỉ giới hạn là người Việt Nam như quy định tại Luật Lâm nghiệp mà bao gồm tất cả những người đang sinh sống tại địa phương, có thể bao gồm cả người nước ngoài, người không quốc tịch Tất cả mọi người, không phân biệt quốc tịch, khi sinh sống đều gắn bó trực tiếp với môi trường xung quanh nên đều có thể trở thành thành viên của cộng đồng dân cư, có quyền, nghĩa vụ và

Trang 5

trách nhiệm trong các hoạt động bảo vệ môi trường Đây là sự thay đổi dễ hiểu bởi trên thực tế, ở thôn, làng, đặc biệt là ở tổ dân phố các thành phố lớn có nhiều người nước ngoài hay người không quốc tịch đang sinh sống, học tập và làm việc Nhiệm vụ bảo vệ môi trường không chỉ đặt ra cho công dân Việt Nam mà còn cho tất cả những ai đang sinh sống trên đó, được hưởng lợi từ môi trường và từ đó có trách nhiệm trở lại với môi trường.

2 Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư

Cộng đồng dân cư, mặc dù chỉ là một trong những đối tượng áp dụng của Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) cùng với cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, nhưng lại là chủ thể duy nhất được quy định riêng về quyền và nghĩa vụ Điều này được thể hiện rõ ràng tại Điều 159 Luật BVMT 2020, trong đó các quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư được thực hiện chủ yếu thông qua cơ chế đại diện Đây là điều dễhiểu, vì cộng đồng luôn cần một người đại diện để thay mặt cho các thành viên lên tiếng và làm việc trực tiếp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

Đại diện cộng đồng dân cư có quyền yêu cầu chủ dự án đầu tư, cơ sở cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường; tìm hiểu thực tế công tác bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, và thu thập, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền Các dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, cụm công nghiệp khi hoạt động ít nhiều đều có tác động đến môi trường, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống của cộng đồng dân cư Do đó, cộng đồng dân cư, thông qua người đại diện, có thể yêu cầu các lãnh đạo, quản lý cơ sở cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường Nếu thông tin chưa đủ, đại diện cộng đồng dân cư có quyền khảo sát, kiểm tra thực trạng công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở kinh doanh để đảm bảo các biện pháp bảo vệ môi trường được thực hiện đúng cam kết.

Trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thông tin mà đại diện cộng đồng dân cư thu thập được có thể được cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý khi cần thiết Ngược lại, đại diện cộng đồng dân cư có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước cung cấp kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trừ các thông tin bí mật.

Đại diện cộng đồng dân cư cũng có quyền tham gia đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của các dự án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của cộng đồng Ngoài ra, cộng đồng dân cư nói chung có quyền phản ánh, khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật.

3 Quy định về công khai thông tin đối với cộng đồng dân cư

Cộng đồng dân cư, là những người chịu thiệt hại trực tiếp từ sự cố, suy thoái hay ô nhiễm môi trường, cần được đảm bảo quyền tiếp cận thông tin một cách minh bạch và kịp thời Theo Luật BVMT 2020, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm thông báo cho cộng đồng dân cư về các nguy cơ và biện pháp ứng phó sự cố môi trường để họ có thể ngăn chặn và giảm thiểu tác động Thông tin về thời điểm bắt đầu và

Trang 6

kết thúc ứng phó sự cố môi trường cần được công khai để cộng đồng dân cư biết, tham gia và giám sát Quyền giám sát của cộng đồng dân cư cũng rất quan trọng nhằm đảm bảo chủ thể gây ra sự cố có trách nhiệm khắc phục hậu quả Cộng đồng dân cư còn được công khai thông tin về chất lượng nước, không khí, môi trường đấtvà các nguồn xả thải, giúp họ chủ động trong việc bảo vệ môi trường và chất lượng cuộc sống Thêm vào đó, nhà sản xuất và nhập khẩu phải công khai thông tin về sảnphẩm và bao bì để người tiêu dùng có thể quyết định lựa chọn dựa trên yếu tố bảo vệ môi trường Chương trình quan trắc chất lượng môi trường cũng phải được công khai thông tin cho cộng đồng.

4 Quy định về tham vấn cộng đồng dân cư

Cộng đồng dân cư được bổ sung vào Luật BVMT 2020 do hiểu biết sâu sắc về môi trường xung quanh từ quá trình sinh sống và gắn bó lâu dài, đặc biệt là những nông dân có kinh nghiệm về thổ nhưỡng, sông ngòi, và khí hậu Họ đóng vai trò quan trọng trong việc tham vấn cho các chiến lược khai thác, sử dụng tài nguyên, quy hoạch và phát triển ngành ở cấp quốc gia, giúp đảm bảo các tác động môi trường trong phạm vi cho phép Trước khi được cấp phép, các dự án đầu tư phải đánh giá tác động môi trường và tham vấn cộng đồng dân cư để xác định các biện pháp khắc phục Theo Điều 33 Luật BVMT 2020, nội dung tham vấn bao gồm vị trí thực hiện dự án, tác động môi trường, biện pháp ngăn chặn và ứng phó sự cố, được thực hiện qua trang thông tin điện tử, họp lấy ý kiến, hoặc bằng văn bản Kết quả tham vấn cần được chủ dự án nghiêm túc xem xét để giảm thiểu tác động tiêu cực.

5 Quy định về vai trò cộng đồng dân cư

Cộng đồng dân cư đóng vai trò chủ chốt trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh, cụm công nghiệp Họ tham gia vào mọi lĩnh vực bảo vệ môitrường, từ đất, nước, không khí đến di sản thiên nhiên Việc bảo vệ môi trường cần được thực hiện hàng ngày, bao gồm cả việc ngăn chặn những tác động tiêu cực và việc xử lý, cải tạo môi trường để loại bỏ ô nhiễm.

Vai trò của cộng đồng dân cư còn thể hiện qua việc tham vấn và phản biện các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động bảo vệmôi trường; và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo Những hoạt động này dựa trên quan điểm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" Như vậy, vai trò của cộng đồng dân cư diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh, cụm công nghiệp, từ giai đoạn làm thủ tục cấp phép đến khi đi vào hoạt động

Cộng đồng dân cư cung cấp thông tin để hoàn thiện dự án, hỗ trợ đưa dự án vào hoạt động và giám sát việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường trong suốt quá trìnhhoạt động của dự án.

Trang 7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CÔNG KHAI THÔNG TIN, THAM VẤN, PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1 Lợi ích của việc công khai thông tin, tham vấn, phát huy vai trò của cộng đồng dân cư hiện nay

Công khai thông tin, trừ những bí mật nhà nước, được coi là hành động tối thiểu màcác cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện đối với cộng đồng dân cư Cộng đồng dân cư có quyền được biết và theo dõi những gì đang và sẽ diễn ra trong khu vực họsinh sống, cũng như các nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh Nếu thôngtin về môi trường bị che giấu, việc thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng dân cư, đặc biệt là nguyên tắc dân chủ, sẽ gặp rất nhiều khó khăn "Dân làm chủ" từ lâu đã là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, và trong lĩnh vực môi trường cũng không có ngoại lệ Cộng đồng dân cư thực hiện quyền làm chủcủa mình bằng cách nắm bắt thông tin về các hoạt động môi trường, theo dõi tiến độthực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường Từ đó, họ có thể kịp thời phát hiện các tình trạng xấu đi của môi trường hoặc những hành vi phá hoại môi trường của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; ngăn chặn các tác động xấu có thể xảy ra và chủ động có phương án ứng phó khi sự cố xảy ra.

Chỉ khi thông tin được công khai thì cộng đồng dân cư mới có thể thực hiện được những việc này Nếu thông tin về môi trường bị che giấu, cộng đồng dân cư không thể chủ động tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và sẽ bị động trong việc ứng phó với các sự cố môi trường Việc các cơ quan nhà nước công khai thông tin về kiểm tra, đánh giá, xử lý các hoạt động liên quan đến môi trường cũng là điềucần thiết để cộng đồng dân cư phát huy tối đa vai trò giám sát của mình Họ không chỉ giám sát hoạt động của các tổ chức sản xuất kinh doanh, cụm công nghiệp mà còn giám sát các hoạt động hành chính của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến vấn đề môi trường Các hành vi phá hoại môi trường cần được phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời, không bao che Suy cho cùng, mục đích lớn nhất là cộng đồng dân cư phải được công khai thông tin để chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và "sức khỏe" của môi trường.

Tham vấn của cộng đồng dân cư, mặc dù không phải là nguồn thông tin bắt buộc, nhưng mang lại nhiều lợi ích quan trọng Hiểu biết của cộng đồng dân cư về môi trường khu vực bao gồm đất, nước, không khí, sinh vật, thường có nhiều lợi thế hơn cả so với các chuyên gia môi trường, bởi họ đã gắn bó và làm việc trong môi trường này trong thời gian dài Kinh nghiệm của họ giúp cho việc đánh giá tác độngmôi trường có ý nghĩa thực tế hơn, xuất phát từ lợi ích môi trường với những đánh giá khách quan và chính xác Thông tin tham vấn từ cộng đồng dân cư cũng là nguồn thông tin tham khảo có giá trị cho các đối tượng có nhu cầu, giúp họ xem xét việc đặt dự án đầu tư tại địa phương có thuận lợi về địa hình, khí hậu, tài nguyên hay không, và mức độ ảnh hưởng đến môi trường như thế nào.

Trang 8

Cộng đồng dân cư, là những người sẽ đồng hành cùng dự án đầu tư và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ khói, bụi, ô nhiễm, nên ngay từ khi dự án còn trên giấy, việc tham vấn cộng đồng dân cư giúp chủ đầu tư hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của cư dânxung quanh, từ đó hài hòa giữa lợi ích kinh tế của dự án và lợi ích bảo vệ môi trường Trên thực tế, nhiều dự án đầu tư không thế đi vào hoạt động do sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng dân cư hoặc gặp nhiều khó khăn vì cộng đồng gây cản trở Do đó, tham vấn cũng là cách thăm dò thái độ của cộng đồng dân cư đối với dự án để điều chỉnh phù hợp, nhằm nhận được sự ủng hộ lâu dài của họ.

ích kinh tế của dự án và lợi ích bảo vệ môi trường Trên thực tế, nhiều dự án đầu tư không thế đi vào hoạt động do sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng dân cư hoặc gặp nhiều khó khăn vì cộng đồng gây cản trở Do đó, tham vấn cũng là cách thăm dò thái độ của cộng đồng dân cư đối với dự án để điều chỉnh phù hợp, nhằm nhận đượcsự ủng hộ lâu dài của họ.

2 Thực trạng công tác công khai thông tin, tham vấn, phát huy vai trò của cộng đồng dân cư hiện nay

a Thuận lợi trong công tác công khai thông tin, tham vấn, phát huy vai trò củacộng đồng dân cư hiện nay

Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) 2020 tuy mới có hiệu lực, nhưng vai trò của cộng đồng dân cư trong các hoạt động bảo vệ môi trường đã tồn tại từ lâu và rất quan trọng Những hoạt động như xây dựng điểm thu gom và phân loại rác, phong trào giữ gìn đường làng xanh - sạch - đẹp, và vệ sinh khu vực sinh hoạt chung là minh chứng rõ ràng cho sự chủ động và tích cực của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường Đây chính là lý do vì sao cộng đồng dân cư được bổ sung vào đối tượng củaLuật BVMT 2020, thậm chí còn được coi là chủ thể chính của hoạt động bảo vệ môitrường.

Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã giúp việc công khai thông tin tới cộng đồng dân cư trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết Nếu như đầu những năm 2000, thông tin môi trường được truyền tải qua các kênh truyền hình, truyền thanh, báo giấy với mức độ hạn chế, thì hiện tại, sự phổ biến của internet đã mở ra nhiều phương thức tiếp cận thông tin mới Cộng đồng dân cư giờ đây có thể cập nhật, theo dõi thông tinmôi trường qua các nền tảng trực tuyến như trang web của các cơ quan, tổ chức, báomạng, và các ứng dụng di động Điều này giúp thông tin được công khai và đến với công chúng nhanh chóng và thuận tiện hơn, không tốn thời gian và công sức như trước.

Thành viên của cộng đồng dân cư, bất kể tuổi tác, ngày càng quan tâm đến các vấn đề công cộng, đặc biệt là bảo vệ môi trường Trình độ dân trí ngày càng cao cũng tạo điều kiện cho họ tham gia hiệu quả vào công tác tham vấn, đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư Nếu không có kiến thức và hiểu biết về môi trường, sự tham gia của họ trong việc đánh giá tác động môi trường chỉ mang tính hình thức Thái độ tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động môi trường, cùng với nền tảng kiến thức tốt, giúp đại diện cộng đồng dân cư và các thành viên khác có

Trang 9

tiếng nói và sức ảnh hưởng lớn đến các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh, cụm công nghiệp, và thậm chí là hành vi của cơ quan nhà nước.

Cộng đồng dân cư đối với một dự án địa phương có thể ủng hộ nếu dự án giúp phát triển kinh tế địa phương và không gây tác động xấu đến môi trường Ngược lại, họ có thể khắc chế dự án nếu nó gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường xung quanh Có thể nói, sự tích cực của cộng đồng dân cư là chìa khóa quan trọng trong việc nâng cao vai trò của họ trong hoạt động bảo vệ môi trường, bởi khi xuất phát từtinh thần tự nguyện, tự giác, hoạt động môi trường của cộng đồng dân cư mới đạt kết quả cao.

Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hỗ trợ cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường Nhờ sự phát triển của các hình thức trực tuyến, dịch vụ công không còn gặp khó khăn về thủ tục Cơ quan nhà nước cần khẩn trương triển khai các dịch vụ phản hồi trực tuyến để cộng đồng dân cư có thể liên hệ, phản hồi, ýkiến đánh giá, hoặc thậm chí tố giác, khiếu nại các hành vi gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, dù họ đang ở đâu hay đang làm gì Sự chung tay góp sức và phản hồi tích cực của cộng đồng dân cư sẽ giúp cơ quan nhà nước tiết kiệm nguồn lực trong việc giám sát hoạt động môi trường, nhận được thông tin chính xác và nhanh chóng để xử lý vi phạm kịp thời.

Cộng đồng dân cư đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hoạt động bảo vệ môi trường Sự chủ động, tích cực của họ cùng với sự hỗ trợ của công nghệ và cơ quan quản lý nhà nước, là chìa khóa để bảo đảm 1 môi trường sống trong sạchvà bền vững.

b Khó khăn trong công tác công khai thông tin, tham vấn, phát huy vai trò củacộng đồng dân cư hiện nay

Khó khăn trước tiên dễ nhận thấy là sự không đồng đều trong thái độ hợp tác của một số thành phần cộng đồng dân cư Một số cá nhân chưa có trách nhiệm với vấn đề môi trường, thờ ơ, lãnh đạm, và cho rằng việc thực hiện, kiểm tra, đánh giá hoạt động môi trường là của cơ quan chức năng Sự thiếu sát sao này có thể làm ảnh hưởng đến công sức chung của cả cộng đồng, đặc biệt khi các cá nhân không phản hồi hay tố giác hành vi vi phạm môi trường Nhiều người trong cộng đồng vẫn có thói quen xả rác bừa bãi, không phân loại chất thải, gây khó khăn cho các hoạt độngbảo vệ môi trường Thêm vào đó, việc thực thi các quy định của Luật BVMT 2020 chưa đủ thời gian để đánh giá hiệu quả, và thông tin về các hoạt động môi trường đến cộng đồng còn chưa kịp thời, khách quan và toàn diện Chủ dự án đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa thực sự coi trọng nghĩa vụ công khai thông tin và tiếp thu ý kiến cộng đồng Hơn nữa, chưa có quy chế rõ ràng về việc tiếp nhận vàxử lý thông tin phản hồi từ cộng đồng, dẫn đến việc giải quyết ý kiến không đạt mục đích và trở nên vô nghĩa Để cộng đồng làm tốt vai trò kiểm tra, giám sát và phản hồi thông tin, cơ quan tiếp nhận phải xử lý thông tin hiệu quả và đáp ứng nguyện vọng của cộng đồng.

Trang 10

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG KHAI THÔNG TIN, THAM VẤN, PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1 Hoàn thiện quy định pháp luật về công khai thông tin, tham vấn, phát huy vai trò của cộng đồng dân cư

Trong bối cảnh môi trường quốc tế phức tạp với sự đan xen giữa các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống, việc bảo vệ môi trường ngày càng trở nên cấp bách Để đáp ứng yêu cầu này, cần phải tăng cường công khai thông tin, tham vấn và phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong các hoạt động bảo vệ môi trường Việc hoàn thiện quy định pháp luật là một bước quan trọng, đồng thời cần có các chính sách hỗ trợ và cơ chế hợp tác hiệu quả giữa các bên liên quan.

Hoàn thiện quy định pháp luật về công khai thông tin, tham vấn, phát huy vai trò của cộng đồng dân cư

Để đảm bảo rằng cộng đồng dân cư có thể đóng góp một cách hiệu quả vào các hoạtđộng bảo vệ môi trường, cần thiết phải hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến việc công khai thông tin, tham vấn và phát huy vai trò của họ Đầu tiên, cần cập nhật và bổ sung các quy định pháp luật hiện hành Về công khai thông tin, các quy định phải nêu rõ quyền tiếp cận thông tin môi trường của cộng đồng dân cư, bao gồm các thông tin về chất lượng không khí, nước, đất, cũng như các dự án có khả năng ảnh hưởng đến môi trường Các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm cung cấp thông tin này một cách minh bạch, đầy đủ và kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng và trang web chính thức Về tham vấn cộng đồng, quy định bắt buộc các dự án phát triển, đặc biệt là các dự án có tác động lớn đến môi trường, phải tiến hành tham vấn cộng đồng dân cư trước khi phê duyệt Các quy trình tham vấn cần đảm bảo tính minh bạch, công bằng và bao gồm sự tham gia rộng rãi của các đối tượng bị ảnh hưởng Về phát huy vai trò của cộng đồng, cần thiết lập các cơ chế để cộng đồng dân cư có thể tham gia vào quá trình giám sát và đánh giá các hoạt động bảo vệ môi trường Điều này bao gồm việc thành lập các ủy ban giám sát cộng đồng, cung cấp các khóa đào tạo và hướng dẫn về kỹ năng giám sát môi trường.

Xây dựng các chính sách hỗ trợ và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng

Chính sách hỗ trợ và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường Cần thiết lập các chương trình và chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ môi trường Các chiến dịch này cần được thực hiện trên quy mô lớn và bao gồm các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội, và các hoạt động tại cơ sở Bên cạnh đó, cần cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư để họ có thể tham gia hiệu quả vào các hoạtđộng giám sát và bảo vệ môi trường Điều này có thể bao gồm việc cấp phát các

Ngày đăng: 16/08/2024, 15:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w