1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tư tưởng hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc liên hệ Đến việc phát huy vai trò của sinh viên trong công cuộc bảo vệ và xây dựng tổ quốc hiện nay

39 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Cách Mạng Giải Phóng Dân Tộc Liên Hệ Đến Việc Phát Huy Vai Trò Của Sinh Viên Trong Công Cuộc Bảo Vệ Và Xây Dựng Tổ Quốc Hiện Nay
Tác giả Bàn Thị Thủy, Bùi Ngọc Quỳnh Như, Cao Minh Sỹ, Cao Trịnh Thế Duyệt, Đặng Hoàng Kỳ, Đặng Kim Phú, Đặng Quang Hà, Danh Bình
Người hướng dẫn ThS. Phan Thị Thanh Hương
Trường học Đại học Quốc gia Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 83,04 KB

Nội dung

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc vềnhững vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam gồm nhiều mặt như tư tưởng về độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội, về Đảng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 3

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc 3

1.1 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản 3 1.2 Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt Nam, muốn thắng lợi phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo 6 1.3 Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy liên minh công - nông làm nền tảng 7 1.4 Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc 10 1.5 Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách mạng 13

2 Liên hệ đến việc phát huy vai trò của sinh viên trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc hiện nay 16

2.1 Thực trạng việc phát huy vai trò của sinh viên trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc hiện nay 16

2.1.1 Vai trò của sinh viên trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc hiện nay 16 2.1.2 Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc định hướng và tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sinh viên hiện nay 18 2.1.3 Ưu điểm của việc phát huy vai trò của sinh viên trong công cuộc bảo vệ

và xây dựng Tổ quốc hiện nay 20 2.1.4 Hạn chế của việc phát huy vai trò của sinh viên trong công cuộc bảo vệ

và xây dựng Tổ quốc hiện nay 23

Trang 3

2.2 Giải pháp cần thực hiện để phát huy vai trò của sinh viên trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc hiện nay 25

2.2.1 Giải pháp để không ngừng phát huy vai trò của sinh viên trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc hiện nay 25 2.2.2 Giải pháp để khắc phục những khuyết điểm nhằm phát huy vai trò của sinh viên trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc hiện nay 28

KẾT LUẬN 33 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 4

MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh – nhà lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam – người màmọi công dân Việt Nam đều thân thương gọi là Bác Bác Hồ là người đã dẫn dắt cảdân tộc đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp, giành lại độc lập tự do cho nước ViệtNam Tuy Bác đã ra đi nhưng tư tưởng, đạo đức và phong cách của người tất cả đều làtấm gương sáng cho các thế hệ sau học tập noi theo Trong đó đặc biệt và quan trọngnhất chính là tư tưởng Hồ Chí Minh Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói: “Thế giới

đã và sẽ còn đổi thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn sống mãi trong kho tàng vănhóa nhân loại” Ta thấy được giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh là như thế nào và

sự cần thiết phải nghiên cứu và học tập kĩ càng từ đó

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc vềnhững vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam gồm nhiều mặt như tư tưởng về độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội, về Đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước của nhân dân,

do nhân dân, vì nhân dân, … Một trong những tư tưởng quan trọng nhất chính là vềcách mạng giải phóng dân tộc, thứ đã giúp Bác tìm ra con đường giải phóng nhân dânkhỏi ách áp bức nô lệ của thực dân và giành lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộcViệt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc là hệ thống nhữngquan điểm toàn diện và sâu sắc về con đường cứu nước, chiến lược cách mạng, sáchlược cách mạng và phương pháp cách mạng nhằm giải phóng áp bức, nô lệ, xây dựngmột nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập và chủ nghĩa xã hội Đây là hệ tưtưởng đã khai phá ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn giúp cuộc đấu tranhchống áp bức bốc lột của thực dân Pháp đi đến thắng lợi cuối cùng Không những thế,

tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc vẫn còn rất nhiều giá trị cầnđược nghiên cứu, vận dụng và phát triển trong giai đoạn hiện nay đặc biệt là áp dụngtrong công tác giáo dục tinh thần yêu nước cho giới trẻ bởi chúng ta vẫn còn mộtnhiệm vụ quan trọng phía trước đó là quá độ lên chủ nghĩa xã hội và xây dựngmột cuộc sống hòa bình, văn minh, hạnh phúc cho toàn thể dân tộc Việt Nam

Để đạt được mục tiêu trên, ta cần nghiên cứu kĩ và vận dụng tư tưởng Hồ ChíMinh thật khéo léo, phù hợp với thời đại để có thể truyền đạt những kiến thức ấy thật

Trang 5

tốt cho giới trẻ ngày nay đặc biệt là sinh viên – nhưng chủ nhân tương lai của đấtnước Những sinh viên này cần phải hiểu thật rõ, thật sâu tư tưởng Hồ Chí Minh vềcách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại hiện nay để làm hết sức và đúng tráchnhiệm của mình đưa đất nước đi trên con đường chủ nghĩa xã hội và sánh vai với cáccường quốc năm châu như lời Bác nói Do đó cần giáo dục thật tốt về tư tưởng Hồ ChíMinh, lịch sử dân tộc và tinh thần yêu nước cho các sinh viên giúp các em trở thànhnhững cử nhân “giỏi chuyên môn, vững chính trị”, giúp ích cho nước nhà.

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, rất nhiều vấn đề xã hội được đặt ra vànhững biến động khu vực cũng như thế giới có tác động lớn đến sinh viên như: suythoái kinh tế hậu Covid, xung đột vũ trang giữa các nước, công nghệ AI phát triển, …Đặc biệt là những âm mưu chính trị trong nước và các thế lực chống phá thù địch ngàycàng hoạt động tinh vi hơn cần sự tỉnh táo cũng như am hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh

về giải phóng dân tộc trong sinh viên để tránh “tự diễn biến, tự chuyển hóa” Khôngnhững thế, tư tưởng Hồ Chí Minh còn giúp rèn luyện đạo đức, lối sống cho sinh viên,giúp sinh viên trở thành lực lượng nòng cốt xây dựng nước Việt Nam vững bước trêncon đường chủ nghĩa xã hội Chính vì những lí do quan trọng đó, nhóm quyết định

chọn chủ đề: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc Liên hệ

đến việc phát huy vai trò của sinh viên trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc hiện nay”

Trang 6

NỘI DUNG

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc

1.1 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống lý luận toàn diện về Cách mạng ViệtNam phù hợp với thực tiễn đất nước và dòng chảy của thời đại Trong đó, tư tưởng vềdân tộc cách mạng là hệ thống những luận điểm của Người về con đường cứu nước, vềchiến lược, sách lược và những nhân tố đảm bảo thắng lợi của cách mạng giải phóngdân tộc, đưa cách mạng Việt Nam phát triển theo con đường cách mạng vô sản, giànhđộc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân Sự hình thành của tư tưởng Hồ Chí Minhđược cấu thành từ nhiều yếu tố, trong số đó không thể kể đến những tinh hoa văn hoánhân loại mà Bác đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo trong quá trình gần 50 năm hoạtđộng cách mạng, trong đó có 30 năm ra nước ngoài tìm đường cứu nước, 18 năm trựctiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam chống thực dân, phong kiến, giành độc lập cho dântộc, tự do cho nhân dân, xây dựng nhà nước Việt Nam mới với tinh thần “của nhândân, do nhân dân và vì nhân dân” Trên con đường đầy gập ghềnh và khúc khuỷu ấy,Người đã đi qua nhiều châu lục, làm nhiều công việc khác nhau, Nguyễn Tất Thành(sau này là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) đã dành toàn tâm sức xem xét, nghiên cứutình hình các dân tộc, các giai cấp, các thể chế chính trị, đặc biệt là quá trình đào sâu

về lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới Qua quá trìnhnghiên cứu cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc Mỹ và Cuộc cách mạng dân chủ tư sảnPháp, Người đã nắm được yếu tố cốt lõi của Cách mạng Mỹ và Cách mạng Pháp, đốichiếu với thực tiễn các thể chế chính trị của các nước tư bản Pháp, Mỹ và với cuộcsống của các giai cấp, các dân tộc thuộc địa ở các châu lục khác nhau, Nguyễn Ái

Quốc đi đến kết luận: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh

tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”1 Trong tác phẩm “Đường Káchmệnh” của mình, Bác đã chỉ ra có 3 kiểu cách mệnh: Tư bản cách mệnh, Dân tộc cáchmệnh và Giai cấp cách mệnh Mỗi cuộc cách mệnh trên đều mang trong mình nguyên

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 2, tr 296

Trang 7

nhân và bản chất khác nhau Đối với Tư bản cách mệnh thì nguồn gốc xuất phát từmâu thuẫn giữa tầng lớp địa chủ và tư bản mới, với mục đích duy nhất đó chính làbành trướng và củng cố lợi ích, quyền lực của hai giai cấp thống trị ấy Chính vì vậy

mà cuộc cách mạng ở Pháp và Mỹ đều mang trong mình bản chất là cách mạng tư bản

- vốn là cuộc cách mạng không triệt để, nghĩa là cuộc cách mạng này chỉ hướng đếnquyền lợi và lợi ích riêng cho một bộ phận nhỏ là giai cấp thống trị, đồng thời bỏ quanhững quyền và lợi ích cơ bản của phần lớn nhân dân lao động Những khẩu hiệu “Tự

do, bình đẳng, dân chủ, bác ái…” cốt chỉ để lừa lọc, che dấu bản chất thật sự củachúng Bác cho rằng đã làm cách mạng thì cần làm thật triệt để, phải làm sao choquyền lực thực sự được giao cho quần chúng số nhiều, để nhân dân lao động bị áp bứchiểu được thế nào là cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình đẳng thật sự

Trong những đêm dài tối tăm nhằm tìm kiếm con đường cứu quốc, sự thắng lợicủa cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) như là ánh bình minh của ngày mới, đã

mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại Trước khi Cách mạng Tháng MườiNga thành công, đã có rất nhiều phong trào yêu nước diễn ra trên khắp mọi miền tổquốc, song đều thất bại Phong trào đấu tranh dưới ngọn cờ "Cần Vương" của các sĩphu yêu nước lãnh đạo, cùng với các cuộc khởi nghĩa mang khuynh hướng tư sản dântộc đã tỏ ra lỗi thời trước các nhiệm vụ của lịch sử Lời than của cụ Phan Bội Châu:

“Cuộc đời tôi trăm thất bại chẳng một lần thành công” như là nỗi lòng chung của cácbậc trí thức yêu nước bấy giờ, điều đó phản ánh sự bế tắc trên cả phương diện tư tưởng

- lý luận lẫn thực tiễn Cách mệnh Nga thành công, tinh thần của Cách mạng ThángMười cùng với bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đềthuộc địa của V.I Lênin đã tác động sâu sắc đến quan điểm của Nguyễn Ái Quốc.Những luận điểm của V.I Lênin trong luận cương đã soi sáng con đường giải phóngdân tộc mà Người đang mong mỏi kiếm tìm Với kinh nghiệm thực tiễn, cùng tư duyđộc lập, sáng tạo và phương pháp độc đáo, Người đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và

Cách mạng Tháng Mười Người đúc kết: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh

Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật,…”2 Bác nhấn mạnh rằng cuộc Cách mạng tháng

mười Nga “ đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nông các

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 2, tr 304

Trang 8

nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới”3 Cuộc cách mạng Nga không những làm bừng tỉnh cácdân tộc thuộc địa trên toàn thế giới, mà còn khích lệ và cổ vũ tinh thần đấu tranh giànhđộc lập tự do cho chính dân tộc mình Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng mười Nga

là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới được thực hiện thành công và triệt để.Đây cũng là lần đầu tiên mà giai cấp bị trị giành được chính quyền, đánh dấu việc lầnđầu tiên trên thế giới, người lao động hoàn toàn thoát khỏi gông cùm và xiềng xích,như được thể hiện qua câu thơ sau: ”Nước Nga có chuyện lạ lùng, biến người nô lệthành người tự do.” Việc tiếp xúc với Luận cương của V.I.Lênin đồng thời đánh dấu

sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc theo lập trường

vô sản, khi Người khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam “phải theo

chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”, nói cách khác, là “Muốn cứu nước và giải phóng

dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”4 Sở dĩ phải đitheo con đường cách mạng vô sản vì chỉ có nó mới có thể xóa bỏ sự bóc lột và bấtcông, đồng thời tạo dựng, nhân rộng và củng cố công bằng, tiến bộ xã hội Bên cạnh

đó, Bác còn chỉ rõ: “chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp

vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa.”5 Muốnđánh bại chủ nghĩa đế quốc phải đồng thời cắt cả hai cái vòi của nó đi, tức là phải kếthợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa;phải xem cách mạng ở thuộc địa như là “một trong những cái cánh của cách mạng vôsản”, phát triển nhịp nhàng với cách mạng vô sản Chính vì lẽ ấy mà mùa xuân năm

1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đặt dấu chấm hết cho chặng đường dài khủnghoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng Từ đây, cách mạng giảiphóng dân tộc ở Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đi theo ánhsáng thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại

Luận điểm "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nàokhác con đường cách mạng vô sản" là một luận điểm nền tảng của cách mạng giảiphóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Quan điểm này càng đượcĐảng ta phát triển trong Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930, đặc biệt được thể

3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 2, tr 304

4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 12, tr 30

5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 2, tr 130

Trang 9

hiện rất rõ trong Đại hội II của Đảng (1951) và trong các văn kiện Đại hội sau này.Trong quá trình phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về Đảng Cộng sản, Chủtịch Hồ Chí Minh cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp vô sản.Song, Đảng không chỉ là của riêng giai cấp công nhân, mà của toàn dân tộc Nhữngthắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt củaĐảng Cộng sản Việt Nam trong 15 năm đấu tranh giành chính quyền, 30 năm khángchiến chống xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, trong xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc từ 1976 đến nay đã khẳng định sự lựa chọn con đường cách mạng vô sảncủa Chủ tịch Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn

1.2 Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt Nam, muốn thắng lợi phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo

Ngày 3 tháng 2 năm 1930 là một mốc son lịch sử, đánh dấu bước ngoặt lớn củacách mạng Việt Nam Đảng ta ra đời là sự kết hợp của chủ nghĩa Marx - Lenin vớiphong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam Ngay từ những ngày đầuxuất hiện trên vũ đài chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng minh là một đảngcách mạng chân chính nhất, có sức hội tụ lớn nhất mọi sức mạnh của dân tộc, của giaicấp, sớm trở thành đội tiên phong của giai cấp và của dân tộc trong công cuộc đấutranh chống đế quốc, phong kiến sau này Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vừaphù hợp với quy luật phát triển của thời đại, vừa đáp ứng kịp thời và đầy đủ những yêucầu bức thiết của lịch sử

Để trả lời cho câu hỏi:”Cách mệnh trước hết phải có cái gì?” thì Người đã đưa

ra câu trả lời rằng: “Trước hết phải có đảng cách mệnh Đảng có vững cách mệnh

mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy… Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin ”6 Để đạt được điều đó thì điều kiện tiên quyết cầnđược đặt ra chính là Đảng phải có đường lối đúng đắn, chủ trương rõ ràng và phù hợp.Bên cạnh đó, các Đảng viên phải thấm nhuần và lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cốt,bởi vì đó là “chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất” Đảng Cộngsản Việt Nam là chính Đảng duy nhất, là ngọn cờ đầu đảm đương sứ mệnh lãnh đạocách mạng Việt Nam bằng đường lối cách mạng đúng đắn; là chính đảng của giai cấp

6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 2, tr 289

Trang 10

công nhân Việt Nam, đội tiền phong của giai cấp công nhân, vừa mang bản chất giaicấp công nhân, vừa có tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc; có khả năng đoàn kết, tậphợp mọi tầng lớp nhân dân đứng lên đấu tranh làm cách mạng, hợp thành nhân tốquyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nêu rõ:

“Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng

Việt Nam ta Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”7 Dưới ánh sáng của đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn, Đảng ta

đã vận động, tổ chức và lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành các cao trào cáchmạng rộng lớn, chuẩn bị thực lực cách mạng, nắm bắt thời cơ, chỉ đạo cuộc Tổng khởinghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công, giành chính quyền trên phạm vi cả nước Đây

là thành quả rực rỡ đầu tiên của cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng,Nhân dân ta đã lật đổ ách thống trị của đế quốc, phát xít cấu kết với giai cấp địa chủ

phong kiến, thiết lập chế độ cộng hòa dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á: “Lần

này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”8 Tiếp nối thắng lợi vẻ vang của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là haithắng lợi toàn diện trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc, qua đó vai tròlãnh đạo của Đảng ta ngày càng được khẳng định rõ rệt hơn

Thế cuộc nhiều đổi thay, con đường cách mạng giải phóng dân tộc Việt Namcũng đã trải qua nhiều thăng trầm Vượt qua bao nhiêu sóng gió, Đảng ngày càngchứng tỏ là lực lượng lãnh đạo tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động

và dân tộc Việt Nam Qua thực tế lãnh đạo các phong trào cách mạng, Đảng càng tỏ rõphẩm chất, năng lực, uy tín cầm quyền thông qua những đường lối và chính sách “hợp

ý Đảng - lòng dân” Đây chính là minh chứng cho luận điểm mà ngay từ đầu Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã xác định rõ

1.3 Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy liên minh công - nông làm nền tảng

Sinh thời, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp

đoàn kết toàn dân, trên cơ sở liên minh công nông làm nòng cốt” Trong đó, “thực

7 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 12, tr 406

8 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 7, tr 25

Trang 11

hiện cho được liên minh công nông vì đó là sự bảo đảm chắc chắn nhất những thắng lợi của cách mạng”9.Hồ Chí Minh cho rằng, nông dân là những người chịu nhiều tầng

áp bức, bị bần cùng hóa nên họ luôn có ý thức phản kháng, sẵn sàng tham gia cáchmạng Do đó, cách mạng giải phóng dân tộc phải có sự tham gia của giai cấp nông dân

và là sự nghiệp của toàn dân Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Nông dân là một lựclượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh rất trung thành của giai cấp công nhân.Đồng bào nông dân sẵn có lực lượng to lớn, sẵn có lòng nồng nàn yêu nước, sẵn có chíkhí kiên quyết đấu tranh và hy sinh Do vậy, vấn đề giải phóng dân tộc ở Việt Nam,thực chất là vấn đề nông dân Nông dân vừa là động lực, vừa là lực lượng đông đảo,nòng cốt, và cũng là đối tượng vận động của cách mạng

Các nhà lý luận kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định rằng: cáchmạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân; quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo

ra lịch sử V.I Lênin viết: “Không có sự đồng tình ủng hộ của đại đa số nhân dân lao

động đối với đội tiên phong của mình, tức là đối với giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được”10 Từ đó khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần

chúng nhân dân, hay có thể nói quần chúng nhân dân làm nên lịch sử

Kế thừa tư tưởng của các nhà lý luận nói trên, Hồ Chí Minh quan niệm: có dân

là có tất cả, trên đời này không gì quý bằng dân, được lòng dân thì được tất cả, mất

lòng dân thì mất tất cả Người khẳng định: “cách mệnh là việc chung cả dân chúng

chứ không phải việc một hai người”11 Người lý giải rằng, “dân tộc cách mệnh thì

chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền”12 Vậy nên phải tập hợp và đoàn kết toàn dân thì cách mạng mới thành công

Khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam lần thứ hai, Hồ Chí Minh thiếttha kêu gọi mọi người không phân biệt giai tầng, dân tộc, tôn giáo, đảng phái đoànkết đấu tranh chống kẻ thù chung của dân tộc Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng

chiến (tháng 12/1946), Người viết: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người

trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”13

9 Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.391, 391.

10 Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.3.

11 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.534.

12 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.288.

13 Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.3.

Trang 12

Trong khi xác định lực lượng cách mạng là toàn dân, Hồ Chí Minh lưu ý rằng,

không được quên “công nông là người chủ cách mệnh là gốc cách mệnh”14 Trongtác phẩm Đường Kách mệnh, Người giải thích: giai cấp công nhân và nông dân là hai

giai cấp đông đảo và cách mạng nhất, bị bóc lột nặng nề nhất, vì thế “lòng cách mệnh

càng bền, chí cách mệnh càng quyết công nông là tay không chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc”15

Người nhấn mạnh,liên minh là phải giúp đỡ nhau thực sự, chứ không phải chỉliên minh cửa miệng Trong xây dựng CNXH, giai cấp công nhân không chỉ cần liênminh với nông dân, mà còn phải liên minh với đội ngũ trí thức, vì sự nghiệp phát triển

kinh tế, văn hoá và khoa học - kỹ thuật “Cách mạng cũng cần có lực lượng của trí

thức(chúng ta quen gọi là lao động trí óc) Thí dụ: cần có thầy thuốc để săn sóc sức khỏe cho nhân dân; cần có thầy giáo để dạy văn hoá và đào tạo cán bộ; cần có kỹ sư

để xây dựng kinh tế, v.v Vì lẽ đó, trong sự nghiệp cách mạng, trong sự nghiệp xây dựng XHCN, lao động trí óc có vai trò quan trọng và vẻ vang; và công, nông, trí cần phải đoàn kết chặt chẽ thành một khối”16 Có như vậy nước mới giàu, dân mới mạnh

và đời sống của nhân dân mới được cải thiện về mọi mặt Đó là nhiệm vụ vẻ vang của

đội ngũ trí thức Đội ngũ trí thức “phải là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn

hoá và khoa học, kỹ thuật; phải góp tài,góp sức để cải biến bộ mặt xã hội của nước ta, làm cho nhân dân ta sản xuất và công tác theo khoa học và đời sống của nhân dân ta văn minh, tức là khoa học, lành mạnh và vui tươi Đó là nhiệm vụ rất nặng nề mà cũng rất vẻ vang”17 Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, liên minh giai cấp công nhân, nôngdân và đội ngũ trí thức là sự cố kết của các giai cấp, tầng lớp trong một chỉnh thểthống nhất, nhằm giúp đỡ lẫn nhau phát triển Vì thế, củng cố, tăng cường khối liênminh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức gắn liền chặt chẽ với quá trìnhxây dựng, phát triển của mỗi giai cấp, tầng lớp do Đảng lãnh đạo, tạo thành nhân tốbảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễncách mạng nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công - nông là gốc của cách mạng, còntrí thức tiểu tư sản là bầu bạn của công - nông Sự sáng tạo, độc lập của Chủ tịch Hồ

14 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.534.

15 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.288.

16 Hồ Chí Minh : Toàn tập, Sđd, t.10, tr.376.

17 Hồ Chí Minh : Toàn tập, Sđd, t.14, tr.97-98.

Trang 13

Chí Minh còn thể hiện trong việc vận dụng quan điểm về vai trò quần chúng nhân dâncủa chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào tình hình cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam,

mà trọng tâm chính là khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về vai trò của quần chúng nhân

dân trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam Người khẳng định: “Quần chúng

là những người sáng tạo, công nông là những người sáng tạo Nhưng, quần chúng không phải chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội Quần chúng còn là người sáng tác nữa” 18 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo vấn đềdân tộc của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ởViệt Nam Thông qua Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19-12-1946 và Lời kêu

gọi toàn quốc chống đế quốc Mỹ cứu nước (năm 1967), với khẩu hiệu “Không có gì

quý hơn độc lập, tự do” Đó chính là sự kế thừa và phát huy tinh thần độc lập dân tộc

của dân tộc ta trong thời đại mới Vì vậy theo Hồ Chí Minh thực hiện cách mạng giảiphóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vôsản ở chính quốc

1.4 Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc

Đầu thế kỷ XX, trong phong trào Cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểmxem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của cáchmạng vô sản ở chính quốc Quan điểm này vô hình đã làm giảm tính chủ động, sángtạo của các phong trào cách mạng ở thuộc địa Phát biểu tại Đại hội V Quốc tế cộng

sản (tháng 6/1924), Hồ Chí Minh đã phân tích: “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế

giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa”19 Người sớm cho rằngcách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chínhquốc mà có thể giành thắng lợi trước Người đã nhận thức được thuộc địa là một khâuyếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc, đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩayêu nước và tinh thần dân tộc

Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (năm 1925), Người cũng viết:

“Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính

18 Hồ Chí Minh (2015), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t2, tr 41.

19 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.l, tr.295, 48

Trang 14

quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa Nếu muốn giết con vật

ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”20 Người lấy hình ảnh con đỉa hai vòi để minh họa chochủ nghĩa tư bản lúc bấy giờ với hai đầu hút máu ở chính quốc và thuộc địa Khi đánhvào đầu ở chính quốc, nó sẽ tích cực hút máu ở thuộc địa làm cho sức sống của thuộcđịa cạn kiệt, sức đấu tranh không còn, con đỉa bị đánh nhanh chóng hồi phục và quaylại chống cách mạng chính quốc, điều đó không những gây tổn thất cho phong tràochống cách mạng chính quốc mà còn khiến nó quen mùi, hút mạnh hơn ở thuộc địa.Người cũng chỉ ra rằng, cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa cùng với cácdân tộc cần đoàn kết để tiến hành một cuộc cách mạng triệt để Một mặt tấn công ởchính quốc, đồng thời cũng tấn công ở thuộc địa, khi bị đau ở cả hai đầu, “con đỉa” ấy

sẽ có xu hướng quay về giữ sân nhà của mình, tạo đà cho cuộc cách mạng thuộc địagiành thắng lợi.Sau khi mất nguồn sinh lực của mình, sức mạnh của chủ nghĩa tư bảndần dần bị suy giảm, lúc ấy cách mạng ở chính quốc sẽ đặt dấu chấm hết cho chúng

Là một người dân thuộc địa, một người cộng sản và là người nghiên cứu rất kỹ

về chủ nghĩa đế quốc, Hồ Chí Minh cho rằng: cách mạng thuộc địa không nhữngkhông phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước

Người viết: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh

để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”21 Luận điểm sáng tạo trêncủa Hồ Chí Minh dựa trên các cơ sở sau:

Một là thuộc địa có một vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt đối với chủ nghĩa

đế quốc, là nơi duy trì sự tồn tại, phát triển, là món mồi “béo bở” của chủ nghĩa đếquốc Tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản, trong Phiên họp thứ tám, ngày 23/6/1924, Hồ

Chí Minh đã phát biểu để “thức tỉnh về vấn đề thuộc địa”22 Người cho rằng: “nọc

độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn

20 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.130.

21 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.l, tr.295, 48

22 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.l, tr.295, 296.

Trang 15

là ở chính quốc”23; nếu thờ ơ về vấn đề cách mạng ở thuộc địa thì như “đánh chết rắn

đằng đuôi”24 Cho nên, cách mạng ở thuộc địa có vai trò rất lớn trong việc cùng vớicách mạng vô sản ở chính quốc tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc

Hai tinh thần đấu tranh cách mạng hết sức quyết liệt của các dân tộc thuộc địa,

mà theo Người nó sẽ bùng lên mạnh mẽ, hình thành một “lực lượng khổng lồ” khiđược tập hợp, hướng dẫn và giác ngộ cách mạng

Căn cứ vào luận điểm của c Mác về khả năng tự giải phóng của giai cấp côngnhân, trong Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp thuộc địa, khi kêu gọi các dân tộc thuộc địa

đứng lên đấu tranh giành quyền độc lập dân tộc, Người viết: “Hỡi anh em ở các thuộc

địa! Anh em phải làm thế nào để được giải phóng? Vận dụng công thức của Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”25

Với thực tiễn Cách mạng tháng 8 năm 1945 cũng như thắng lợi của phong tràogiải phóng dân tộc trên thế giới những năm 60 của thế kỷ XX, trong khi cách mạngchính quốc còn chưa nổ ra đã chứng minh luận điểm của Hồ Chí Minh là độc đáo,sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc

1.5 Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách mạng

Sự áp bức, thống trị của thực dân đế quốc ở thuộc địa vô cùng hà khắc, tànnhẫn, không có bất kỳ quyền tự do dân chủ nào, và không có cơ sở nào để thi hành đấutranh không bạo lực Vì thế, bạo lực cách mạng không chỉ là một phương tiện, mà còn

là nhu cầu tất yếu trong bối cảnh đấu tranh giành quyền tự quyết dân tộc, chống lại bạolực phản cách mạng của kẻ thù

Một trong những nguyên nhân các nước thuộc địa không ngừng đấu tranh nhằmgiành lại nền độc lập dân tộc là do sự thống trị vô cùng tàn bạo từ phía các nước đếquốc và thực dân Đấu tranh là điều vô cùng khẩn thiết đối với mỗi dân tộc thuộc địa,bởi sự hà khắc đang tồn tại trên chính quê hương của họ, chính sự đấu tranh khôngngừng nghỉ đã phản ánh được khát khao cháy bỏng về một nền độc lập dân tộc thực

sự, một tương lai hòa bình, tự do và dân chủ Nhìn vào thực tế lịch sử nhân loại, đã có

23 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.l, tr.295, 296.

24 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.l, tr.295, 296.

25 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.137-138.

Trang 16

rất nhiều dân tộc không ngừng cố gắng đưa ra những phương pháp nhằm thay đổi vậnmệnh Tổ quốc nhưng các biện pháp ôn hòa không thể giải quyết được triệt để các vấn

đề về độc lập dân tộc Vậy đâu mới là phương pháp đấu tranh phù hợp nhất để đạtđược mục tiêu cao cả ấy?

Theo C Mác, ông viết: “Bạo lực là bà đỡ của một chế độ cũ đang thai nghén

một chế độ mới26” C Mác cho rằng bạo lực là một yếu tố cần thiết để lật đổ một chế

độ cũ Khi một hệ thống xã hội hoặc chính trị đã lỗi thời, không còn phục vụ cho lợiích chung của xã hội, thì bạo lực có thể trở thành phương tiện phá vỡ những ràng buộccủa chế độ cũ Trong quá trình đó, bạo lực không chỉ giúp lật đổ chế độ cũ mà còn tạođiều kiện cho sự hình thành và củng cố chế đội mới Tiếp nối với C Mác, Ph

Ăngghen nhắc lại: “bạo lực còn đóng một vai trò khác trong lịch sử, vai trò cách

mạng; nói theo Mác, bạo lực còn là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới; bạo lực là công cụ mà sự vận động xã hội dùng để tự mở đường cho mình và đập tan những hình thức chính trị đã hóa đã và chết cứng”27 Tiếp thu quan điểm của

C Mác và Ph Ăngghen, với kinh nghiệm từ Cách mạng Tháng Mười Nga và cáchmạng thế giới, V.I Lênin khẳng định: “không có bạo lực cách mạng thì không thể thaythế nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản được”28 Với bản chất của nhà nước tư sảnđược hình thành dựa trên nền tảng của lợi ích giai cấp, bảo vệ quyền lợi của giai cấp tưsản Khi giai cấp vô sản muốn lật đổ nhà nước này, họ phải đối mặt với sự phản khángmạnh mẽ Vì thế, Lênin cho rằng bạo lực cách mạng là công cụ cần thiết để phá vỡ bộmáy nhà nước cũ, tiêu diệt các lực lượng đàn áp và hình thành nên một nhà nước mớiphục vụ cho lợi ích của giai cấp vô sản

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt chặng đường dài lịch sử ra đi tìm đường cứunước Người đã tìm thấy và nỗ lực áp dụng nhiều phương pháp đấu tranh vì sự nghiệpcao cả của mình Việc sử dụng bạo lực cách mạng là một yêu cầu tất yếu chống lại bạolực phản cách mạng và tư tưởng này của Hồ Chí Minh toàn toàn không đối lập với tinhthần hòa bình và chủ nghĩa nhân đạo vốn có của dân tộc Việt Nam Từ ban đầu, Ngườikhông dùng ngay đến biện pháp này, Người đã sử dụng biện pháp hoà bình để đấutranh, tạo điều kiện cho đất nước vững mạnh, không đổ máu cả hai bên Năm 1919, tại

26 C Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 23, tr.1043

27 C Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 20, tr.259

28 C Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 20, tr.259

Trang 17

Hội nghị Véc-xây, Bác đã gửi bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” mở đầu cho cuộcđấu tranh đòi quyền dân tộc cơ bản, quyền tự quyết thiêng liêng của dân tộc Nhưngviệc sử dụng biện pháp ôn hòa không dẫn đến thành công, từ đó Bác đã chuyển quaphương pháp bạo lực cách mạng

Nhìn chung, các phương pháp đó không mang tính công kích và mang lại lợiích thực tiễn, chưa thực sự đánh vào đúng trọng tâm vấn đề cốt lõi trong chế độ cai trịcủa thực dân và đế quốc Đồng thời với góc độ của các dân tộc thuộc địa, tồn tại ở một

vị trí chưa thực sự có tiếng nói đủ lớn để tác động đến thế giới, nên mức độ ảnh hưởngthấp và tính hiệu quả không cao Tóm lại, ôn hòa không phải là phương pháp đúng đắn

và phù hợp với con đường cách mạng vô sản Vì vậy, sử dụng bạo lực cách mạng đểgiải phóng dân tộc là điều tất yếu và không nhằm đến mục đích chống hòa bình

Bằng việc học tập và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễncách mạng Tháng Mười Nga làm bài học kinh nghiệm, Hồ Chí Minh đã xác địnhphương pháp chính cho cách mạng dân tộc là bạo lực cách mạng Theo Người, bạo lựccách mạng là bạo lực của quần chúng cách mạng có tổ chức, được dẫn dắt với đường

lối cách mạng đúng đắn, “được thực hiện với hai lực lượng chính trị và quân sự, hai

hình thức đấu tranh: đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang Đấu tranh chính trị là

cơ sở nền tảng cho việc xây dựng lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang; đấu tranh

vũ trang có ý nghĩa quyết định đối với việc tiêu diệt lực lượng quân sự và âm mưu thôn tính của thực dân đế quốc, đi đến kết thúc chiến tranh”29, nhưng phải “tùy tình

hình cụ thể mà quy định những hình thức cách mạng thích hợp, sử dụng đúng và khéo léo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị để giành thắng lợi cho cách mạng”30 Trong Cách mạng Tháng Tám, bạo lực được thể hiện qua khởinghĩa vũ trang với lực lượng chính trị là chủ yếu, đây là công cụ để đập tan chínhquyền của bọn phát xít Nhật và tay sai, giành chính quyền về tay nhân dân

Trong chiến tranh cách mạng, lực lượng cách mạng và đấu tranh vũ trang giữ vịtrí quyết định trong việc đập tan mọi âm mưu chính trị và quân sự của chúng Tuynhiên, đấu tranh vũ trang không tách biệt với đấu tranh chính trị Qua chiến thắng củaCách mạng Tháng Tám và các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,bên cạnh những thành tựu to lớn và quan trọng trong sự nghiệp đổi mới nước ta đã

29 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.90-92

30 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 1, tr.114

Trang 18

chứng tỏ tính khoa học đúng đắn và vận dụng sáng tạo của tư tưởng của Hồ Chí Minh

về con đường đánh đổ bóng tối thực dân, giải phóng con người, giải phóng dân tộc

Như vậy, qua vấn đề trên, chúng ta thấy được rằng tư tưởng Hồ Chí Minh vềcách mạng giải phóng dân tộc được hình thành trên cở sở tiếp biến các giá trị truyềnthống văn hóa dân tộc và nhân loại, đặc biệt là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam Một minh chứng sinh động chứng minhtính đúng đắn trong những tư tưởng của Người không chỉ dừng lại là ở thắng lợi củachiến tranh giải phóng dân tộc mà còn động lực trong công cuộc đổi mới đất nước, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Trang 19

2 Liên hệ đến việc phát huy vai trò của sinh viên trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc hiện nay

2.1 Thực trạng việc phát huy vai trò của sinh viên trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc hiện nay

2.1.1 Vai trò của sinh viên trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc hiện nay

Trong bối cảnh hiện nay, vai trò của sinh viên đối với sự phát triển và bảo vệ

Tổ quốc là vô cùng quan trọng và không thể thay thế Sinh viên không chỉ đơn thuần lànhững người học tập để trang bị kiến thức và kỹ năng, mà còn là những người gópphần xây dựng tương lai của đất nước thông qua những hành động thiết thực và ýnghĩa Với nền giáo dục ngày càng hiện đại và sự phát triển nhanh chóng của xã hội,sinh viên trở thành nguồn lực tiềm năng để thúc đẩy sự tiến bộ về mọi mặt trong xãhội

Trước hết, sinh viên đóng vai trò là những chiến sĩ tiên phong trong việc bảo vệchủ quyền và an ninh quốc gia Họ không chỉ là những người truyền tải thông tin vàkiến thức về chủ quyền lãnh thổ qua các hoạt động truyền thông và tuyên truyền, màcòn trực tiếp tham gia vào các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về tráchnhiệm của mỗi công dân trong việc bảo vệ Tổ quốc Trong thời đại mà các mối đe dọa

về an ninh quốc gia không chỉ đến từ các yếu tố bên ngoài mà còn từ những vấn đề nộitại như tội phạm công nghệ cao, tệ nạn xã hội, sinh viên có thể sử dụng kiến thức củamình để ngăn chặn và giảm thiểu những rủi ro này

Bên cạnh đó, sinh viên còn là lực lượng chủ chốt trong phong trào đổi mới sángtạo Với tâm hồn trẻ trung, nhiệt huyết và khả năng tư duy sáng tạo, họ là những ngườitiên phong trong việc tìm ra những ý tưởng mới, tạo ra những giá trị độc đáo và giảipháp đột phá cho các vấn đề của xã hội Sinh viên không ngừng tìm tòi và phát triểnnhững ứng dụng công nghệ, sản phẩm sáng tạo nhằm giải quyết những thách thức mới

mà xã hội đang đối mặt, góp phần nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của đất nướctrên trường quốc tế

Trong lĩnh vực kinh tế, sinh viên không chỉ là người lao động trí thức trongtương lai mà còn là những doanh nhân trẻ, những nhà lãnh đạo tiềm năng Họ có thểtham gia vào các hoạt động khởi nghiệp, xây dựng những mô hình kinh doanh sáng tạo

Ngày đăng: 16/11/2024, 16:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2020), Đề án phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án phát triển thanh niên ViệtNam giai đoạn 2021-2030
Tác giả: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2020
3. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 4. Hồ Chí Minh: Toàn tập (2011), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập", Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội4. Hồ Chí Minh: "Toàn tập
Tác giả: C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 4. Hồ Chí Minh: Toàn tập
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2011
5. Trường Đại học Quốc gia (2021), Chương trình phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên, https://www.vnu.edu.vn/home/vi/news/chi-tiet/6391/chuong-trinh-phat-trien-ky-nang-mem-cho-sinh-vien, truy cập ngày 29/10/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình phát triển kỹ năng mềm cho sinhviên
Tác giả: Trường Đại học Quốc gia
Năm: 2021
6. Dương Tâm, Hai học sinh được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, https://vnexpress.net/hai-hoc-sinh-duoc-tang-huan-chuong-lao-dong-hang-nhat-4689750.html, truy cập ngày 01/10/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hai học sinh được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất
7. Hà Chi, 16 sinh viên tiêu biểu trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM) được kết nạp Đảng tại mặt trận ‘Mùa Hè Xanh’ tỉnh Đồng Tháp,https://svvn.tienphong.vn/16-sinh-vien-tieu-bieu-truong-dh-bach-khoa-dhqg-tp-hcm-duoc-ket-nap-dang-tai-mat-tran-mua-he-xanh-tinh-dong-thap-post1657263.tpo, truy cập ngày 29/10/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 16 sinh viên tiêu biểu trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM) được kết nạp Đảng tại mặt trận ‘Mùa Hè Xanh’ tỉnh Đồng Tháp
10. Kim Cúc, Để “ Dân ta phải biết sử ta...”, https://baonamdinh.vn/channel/5086/202206/de-dan-ta-phai-biet-su-ta-2551137/, truy cập ngày 01/10/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để “ Dân ta phải biết sử ta...”
11. Ngô Như Đức, Trách nhiệm xã hội của thanh niên Việt Nam đối với Tổ quốc trong tình hình hiện nay, https://www.tuyengiao.vn/trach-nhiem-xa-hoi-cua-thanh-nien-viet-nam-doi-voi-to-quoc-trong-tinh-hinh-hien-nay-149287, truy cập ngày 29/10/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm xã hội của thanh niên Việt Nam đối với Tổ quốc trongtình hình hiện nay
12. Nguyễn Đức Hải (2023), Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong đào tạo sinh viên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 10, tr. 15-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong đàotạo sinh viên
Tác giả: Nguyễn Đức Hải
Năm: 2023
14. Nguyễn Thị Lan (2022), Sự cần thiết của kỹ năng mềm trong giáo dục đại học , Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự cần thiết của kỹ năng mềm trong giáo dục đại học
Tác giả: Nguyễn Thị Lan
Nhà XB: Nxb. Giáo dục Việt Nam
Năm: 2022
16. PGS.TS Nguyễn Thế Thắng (2016), Liên minh - công - nông - trí trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam,https://tcnn.vn/news/detail/32490/Tu_tuong_Ho_Chi_Minh_ve_lien_minh_giai_cap_cong_nhan_nong_dan_va_doi_ngu_tri_thuc_Viet_Namall.html, truy cập ngày 01/10/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên minh - công - nông - trí trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thế Thắng
Năm: 2016
17. ThS. Nguyễn Thị Linh, Nâng cao vai trò của sinh viên trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,https://nsti.vista.gov.vn/publication/download/hE/qFIDhEbGPID.html, truy cập ngày 29/10/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao vai trò của sinh viên trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
18. ThS. Nguyễn Văn Thật, Phát huy vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, https://www.quanlynhanuoc.vn/2022/04/21/phat-huy-vai-tro-cua-thanh-nien-trong-su-nghiep-xay-dung-va-bao-ve-to-quoc/, truy cập ngày 29/10/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ tổ quốc
19. Trần Văn Tùng (2020), Vai trò của sinh viên trong các hoạt động tình nguyện xã hội, Tạp chí Thanh niên, số 4, tr. 45-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của sinh viên trong các hoạt động tình nguyện xãhội
Tác giả: Trần Văn Tùng
Năm: 2020
13. Nguyễn Loan, Mùa hè xanh là gì? Khám phá câu chuyện mùa hè xanh năm ấy…, https://timviec365.vn/blog/mua-he-xanh-la-gi-new9297.html, truy cập ngày 01/10/2024 Link
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
15. PGS.TS Nguyễn Danh Tiên (2020), Những sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc và giá trị thời đại Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w