LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện Đề án:“Phát huy vai trò của đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn Đắk Lắk”, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các thầy
Trang 1VŨ THỊ HẠNH
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
Đắk Lắk, tháng 10 năm 2024
Trang 2HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
VŨ THỊ HẠNH
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS TS NGUYỄN NGHỊ THANH
Đắk Lắk, tháng 10 năm 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Đề án thạc sỹ “Phát huy vai trò của đạo Công giáo
trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là công trình nghiên cứu
khoa học của bản thân tác giả cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Giảng viên PGS.TS Nguyễn Nghị Thanh Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện viết đề tài, tác giả có tham khảo, sử dụng các số liệu, tài liệu, thông tin của một số công trình, bài viết khoa học, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các tổ chức Công giáo và những thông tin dữ liệu do các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương cũng như ở địa phương cung cấp Mọi số liệu, tài liệu, thông tin sử dụng trong Đề án có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu đảm bảo tính chính xác, khách quan, khoa học, các trích dẫn đúng theo quy định và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào
Đắk Lắk, ngày 02 tháng 10 năm 2024
Tác giả đề án
VŨ THỊ HẠNH
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện Đề án:“Phát huy vai trò của đạo
Công giáo trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn Đắk Lắk”, tôi đã nhận được
nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, tổ chức, cá nhân liên quan
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Nghị Thanh - Người hướng dẫn khoa học đã luôn tận tình chỉ dẫn, định hướng, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình lựa chọn đề tài, xây dựng đề cương, tổ chức các hoạt động nghiên cứu
để tôi hoàn thành đề án này
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Khu vực Tây Nguyên; quý Thầy, Cô tại các Khoa, Ban của Học viện Hành chính Quốc gia, Phòng quản lý Đào tạo Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Tây Nguyên đã giảng dạy, cung cấp các kiến thức,
kỹ năng nghiên cứu và luôn đồng hành để tôi thực hiện đề án này
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Sở Nội vụ, Ban Tôn giáo tỉnh Đắk Lắk, các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, các đơn vị hành chính huyện, thị xã, thành phố Buôn Ma Thuột; cảm ơn những bạn đồng nghiệp, người thân,
đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập tài liệu, xử lý số liệu và đặc biệt là các chức sắc, chức việc, tín đồ của đạo Công giáo đã nhiệt tình chia sẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả triển khai nghiên cứu thành công Đề án này
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả đề án
VŨ THỊ HẠNH
Trang 5DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ ÁN
UBND Uỷ ban nhân dân tỉnh
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do xây dựng đề án 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án 6
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn 8
7 Kết cấu của đề án 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO CÔNG GIÁO TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC 10
1.1 Cơ sở lý luận về đạo Công giáo và vai trò của đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục 10
1.2 Yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục Error! Bookmark not defined.6 1.3 Một số đóng góp của đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 23
2.1 Khái quát về tỉnh Đắk Lắk 23
2.2 Thực trạng đạo Công giáo tham gia lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 28
2.3 Vai trò của đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 32
2.4 Đánh giá chung trong việc phát huy vai trò của đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 39
Trang 8CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2025 – 2030 VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 47
3.1 Cơ sở pháp lý trong việc phát huy vai trò của đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục 47 3.2 Giải pháp phát huy vai trò của đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2025 - 2030 53 3.3 Tổ chức thực hiện 58
KẾT LUẬN 61
Trang 9
MỞ ĐẦU
1 Lý do xây dựng đề án
Hiện tại, tại Đắk Lắk, có bốn tôn giáo chính được theo dõi là Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cao đài Số lượng tín đồ của các tôn giáo này lên tới hơn 616.000 người, chiếm khoảng 32% tổng dân số tỉnh Trong đó Công giáo
có tổng số tín đồ 217.000 người (với 56.000 tín đồ DTTS); có 110 cơ sở thờ tự;
về chức sắc: 01 Giám mục, 146 Linh mục; Dòng tu có 25 dòng tu, 443 tu sĩ [24] Ngoài hoạt động tôn giáo, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh tham gia tích cực hoạt động trong các lĩnh vực về y tế, từ thiện nhân đạo, đặc biệt lĩnh vực giáo dục, dạy nghề như: mở các trường mầm non, cơ sở nuôi dậy trẻ, dạy nghề, lưu trú học sinh, sinh viên; lĩnh vực văn hóa, thể thao bảo vệ môi trường… Các tổ chức và cá nhân thuộc các tôn giáo đã đóng góp tích cực vào các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế và các hoạt động từ thiện, nhân đạo, qua
đó đa dạng hóa việc huy động nguồn lực xã hội cho các hoạt động công ích, và cùng chia sẻ trách nhiệm với chính quyền địa phương cũng như Nhà nước [24] Công giáo là một tổ chức tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, có tổ chức lớn, có giáo lý rõ ràng, giáo luật chặt chẽ, nghiêm minh Trong thực tiễn, Công giáo được biết đến với đội ngũ chức sắc, chức việc và tín đồ rất đông đảo, được
tổ chức một cách thống nhất và chặt chẽ trong một hệ thống giáo hội rộng khắp toàn cầu Từ Tòa Thánh Vatican, với tư cách là giáo hội hoàn vũ, đến các giáo phận là giáo hội địa phương, và các giáo xứ là giáo hội cơ sở, mỗi đơn vị đều
có người chủ chăn cụ thể [12] Đội ngũ giáo sĩ của Công giáo được trang bị bằng một hệ thống giáo dục và đào tạo bài bản, có trình độ cao, thứ bậc rõ ràng
và kỷ luật nghiêm ngặt, đồng thời tuân thủ cao độ đối với giáo quyền Những yếu tố này tạo nền tảng vững chắc cho Công giáo, không chỉ trên toàn thế giới
Trang 10mà còn tại Việt Nam, để phát huy vai trò của mình trong các lĩnh vực như giáo dục và đào tạo
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự đa dạng hóa về văn hóa và tôn giáo, giáo dục không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn là nền tảng quan trọng để hình thành giá trị, đạo đức và tương tác xã hội Ở tỉnh Đắk Lắk, một địa bàn đa dạng về văn hóa và tôn giáo, Công giáo đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào lĩnh vực giáo dục, từ việc thành lập các trường học đến tham gia vào các hoạt động giáo dục cộng đồng Tuy nhiên, vai trò và ảnh hưởng cụ thể của Công giáo trong lĩnh vực giáo dục tại đây chưa được khám phá một cách đầy
đủ và hệ thống
Nhằm đánh giá đúng tình hình, phát huy mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của Công giáo trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa lĩnh vực giáo dục; quản lý có hiệu lực, hiệu quả các hoạt động giáo dục liên quan đến tôn giáo trên địa bàn tỉnh hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng Xuất phát từ tình
hình trên, tôi chọn đề tài “Phát huy vai trò của Công giáo trong lĩnh vực giáo
dục trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm đề án thạc sỹ Qua đề án này, tôi mong
muốn làm rõ thêm các vấn đề lý luận và thực tiễn, nhằm đóng góp vào việc cải thiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động giáo dục do đạo Công giáo thực hiện tại Đắk Lắk Đồng thời, báo cáo cũng nhằm phát huy hơn nữa vai trò của đạo Công giáo trong việc thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực giáo dục ở khu vực này
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu phát huy vai trò của đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục có rất ít đề tài nghiên cứu; qua tìm hiểu có một số đề tài liên quan như:
Nhà xuất bản Tôn giáo (2006): “Một số tôn giáo ở Việt Nam” và (năm 2015): “Tôn giáo và Chính sách tôn giáo ở Việt Nam” Trình bày được một
Trang 11cách khái quát nhất về những đặc điểm cơ bản từ trước đến nay của các tôn giáo ở trên thế giới và ở Việt Nam
Đỗ Quang Hưng, trong vai trò chủ nhiệm Đề án năm 2006, đã thực hiện một nghiên cứu sâu rộng về ảnh hưởng của Công giáo và Tin lành trong các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và Tây Bắc trong báo cáo có tựa đề
“Vấn đề Công giáo và Tin lành trong các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tây Bắc những năm gần đây” Báo cáo này không chỉ khảo sát nguồn gốc và lịch
sử của các tộc người tại hai khu vực này mà còn đi sâu vào văn hóa và tôn giáo của họ Phân tích của Đỗ Quang Hưng đã chỉ ra rằng, các yếu tố tôn giáo đã có những ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi trong các mô hình xã hội và cuộc sống của cộng đồng
Từ những hiểu biết thu được, báo cáo đã trình bày một loạt dự báo về các
xu hướng tương lai và đưa ra các giải pháp chiến lược nhằm cải thiện công tác quản lý tôn giáo trong hai khu vực này Các giải pháp được đề xuất nhằm mục đích không chỉ giải quyết các thách thức hiện tại mà còn phát huy tiềm năng của các cộng đồng trong việc góp phần vào sự phát triển chung của khu vực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên có báo cáo mang tên “Phát huy vai trò tôn giáo trong phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội và an ninh-quốc phòng ở Tây Nguyên” Báo cáo này chi tiết cách mà tôn giáo đang ảnh hưởng đến gần như tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội tại Tây Nguyên Theo đó, tôn giáo không chỉ là một bộ phận tinh thần mà còn là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh
tế và văn hóa-xã hội, cũng như trong việc duy trì an ninh và quốc phòng của khu vực
Để tối đa hóa vai trò tích cực này của tôn giáo trong quá trình phát triển bền vững của Tây Nguyên, báo cáo kêu gọi cần có sự quan tâm và hỗ trợ từ phía chính quyền Điều này bao gồm việc tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tôn giáo có thể tham gia và đóng góp một cách hiệu quả vào các hoạt động phát
Trang 12triển đời sống, kinh tế, và văn hóa-xã hội Bằng cách nhìn nhận và sử dụng các nguồn lực từ các tôn giáo, Tây Nguyên có thể khai thác được tiềm năng sâu rộng của mình, qua đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện và bền vững
Tổng Cục II Bộ Quốc phòng đã thực hiện Đề án mang tên "Âm mưu hoạt động của các thế lực phản động trong việc lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc chống phá cách mạng", vào năm 2002 Đề án này đặc biệt tập trung vào việc phân tích và đối phó với các mối đe dọa an ninh liên quan đến việc các thế lực xấu sử dụng tôn giáo như một công cụ để gây rối và chống đối phá hoạt động cách mạng tại nước ta
Ban Tôn giáo tỉnh Đắk Lắk (2010): “Nghiên cứu thực trạng đạo Công
giáo và Tin lành trong cộng đồng dân tộc thiểu số để xây dựng hệ thống giải pháp thực hiện tốt chính sách tôn giáo ở tỉnh Đắk Lắk” Đề tài nghiên cứu quá
trình hình thành, phát triển và đánh giá thực trạng của đạo Công giáo và Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; đề xuất những căn cứ giúp Đảng, chính quyền các cấp đề ra và thực hiện các chính
sách, giải pháp vừa cấp bách vừa lâu dài nhằm chống âm mưu “tôn giáo hoá”
và lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch; đảm bảo cho đạo Công giáo và Tin lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số hoạt động bình thường, ổn định theo qui định của pháp luật; góp phần giữ vững an ninh chính trị, củng cố khối đoàn kết dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội [9]
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã thực hiện một nghiên cứu quan trọng với đề
tài "Công giáo các tỉnh Tây Nguyên gắn bó đồng hành cùng dân tộc - khó khăn,
thuận lợi" Đề tài này đã xem xét chi tiết về sự phát triển của Công giáo tại Tây
Nguyên, mặc dù gặp phải nhiều biến cố và phát triển chậm hơn so với Tin lành, nhưng Công giáo vẫn tiếp tục phát triển và ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong xã hội Tây Nguyên
Trang 13Đề tài không chỉ mô tả quá trình phát triển của Công giáo mà còn phân tích các thách thức và cơ hội mà Công giáo đã gặp phải trong quá trình đồng hành cùng với sự phát triển của các dân tộc tại Tây Nguyên Đề tài cũng đưa ra các kiến nghị về chính sách và giải pháp nhằm cải thiện và tăng cường vai trò của Công giáo trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội và văn hóa tại khu vực này
Báo cáo khuyến nghị rằng cần có những chính sách hỗ trợ đặc thù cho Công giáo để khai thác hiệu quả tiềm năng này trong việc góp phần vào sự phát triển bền vững và hài hòa của Tây Nguyên, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác và hài hòa giữa các tôn giáo, góp phần vào sự ổn định và phát triển chung của khu vực Nguyễn Duy Khánh trong nghiên cứu của mình năm 2015 với tựa đề
“Phát triển dịch vụ Giáo dục Mầm non ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, đã tiến hành khảo sát và phân tích chi tiết về hiện trạng và các xu hướng
phát triển của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập tại tỉnh Đắk Lắk Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu và các thách thức mà lĩnh vực giáo dục mầm non ngoài công lập đang đối mặt Đồng thời xác định vai trò của giáo dục mầm non ngoài công lập đã góp phần không nhỏ đến sự phát triển đối với hệ thống giáo dục ở địa phương
Trong phạm vi đề tài, Nguyễn Duy Khánh đã đề xuất một loạt các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng của các dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập Các giải pháp này bao gồm việc cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên, và thúc đẩy các chính sách
hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành
Bằng cách đưa ra các khuyến nghị dựa trên dữ liệu thực tiễn và xu hướng phát triển quốc tế, đề tài của Nguyễn Duy Khánh đã góp phần quan trọng vào việc hình thành một hướng đi chiến lược cho sự phát triển bền vững của giáo
Trang 14dục mầm non ngoài công lập tại Đắk Lắk, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em ở độ tuổi mầm non
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn chưa có đề tài khoa học nào liên quan về phát huy vai trò của Công giáo trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được công bố, vấn đề này mới chỉ được đề cập đến ở một số báo cáo sơ kết, tổng kết của UBND tỉnh, của Ban Tôn giáo tỉnh Mặc dù đã có một
số công trình nghiên cứu về giáo dục và tôn giáo tại Đắk Lắk, nhưng số lượng nghiên cứu tập trung vào vai trò cụ thể của Công giáo trong giáo dục là khá hạn chế Điều này tạo ra một khoảng trống trong hiểu biết của chúng ta về cách thức
và mức độ mà Công giáo ảnh hưởng đến giáo dục tại Đắk Lắk
Kế thừa những thành quả của các công trình nghiên cứu trên tôi hy vọng
đề án “Phát huy vai trò của Công giáo trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk” cũng sẽ góp phần nghiên cứu sâu hơn về những bất cập, khó
khăn trong phát huy vai trò của đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục và đồng thời định hướng, kiến nghị các phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hơn, tăng cường hiệu quả để đạt kết quả tốt hơn trong việc quản lý các tôn giáo tham gia lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy vai trò của đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục địa bàn tỉnh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề án là vai trò của đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề án được triển khai nghiên cứu trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk
Trang 15- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2022 đến năm 2024
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu và đánh giá vai trò của Công giáo trong lĩnh vực giáo dục tại Đắk Lắk, xác định các đóng góp cụ thể và ảnh hưởng của Công giáo đối với chất lượng giáo dục, phương pháp giáo dục và giáo dục đạo đức tại Đắk Lắk Qua đó, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối với hoạt động giáo dục của tôn giáo này; đồng thời phát huy vai trò của Công giáo trong lĩnh vực giáo dục tại Đắk Lắk trong thời gian tới
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những cơ sở lý luận về đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục
- Đánh giá thực trạng vai trò của đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Đề xuất giải pháp và tổ chức thực hiện đề án giai đoạn 2025-2030
5 Phương pháp luận nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Đề án này được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng phương pháp luận khoa học sâu sắc, kết hợp giữa chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử, cùng với việc áp dụng các quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo Nghiên cứu cũng tích hợp quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo trong bối cảnh thời kỳ đổi mới, đồng thời áp dụng các phương pháp luận của khoa học quản lý công cũng như các phương pháp luận nghiên cứu tôn giáo khác Sự kết hợp này cho phép đề án tiếp cận vấn đề một cách toàn diện, đánh giá các tác động và đóng góp của tôn giáo trong xã hội từ nhiều góc độ khác nhau
5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp sưu tầm số liệu, tài liệu: Sử dụng những thông tin đã sẵn
Trang 16có từ các nguồn tài liệu tham khảo khác nhau, đồng thời trực tiếp sưu tầm số liệu về đạo Công giáo từ Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk, lĩnh vực giáo dục từ Sở Giáo dục tỉnh Đắk Lắk, cơ sở bảo trợ từ Sở Lao động thương binh và
Xã hội và từ các tổ chức Công giáo trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây
để đưa ra cho mình những số liệu, tài liệu có ảnh hưởng nhất
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Kết hợp với việc khảo cứu các đề tài, công trình có liên quan và các tư liệu đã công bố trên các báo, tạp chí trung ương và địa phương, nhất là một số công trình khoa học nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng ở Tây Nguyên trong thời gian gần đây Trên cơ sở đó, phân tích làm
rõ vai trò của đạo Công giáo trong giáo dục trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về các vấn đề của đạo Công giáo ảnh hưởng tích cực và tiêu cực cũng như vai trò, tác động của đạo Công giáo về các mặt của đời sống xã hội
- Phương pháp thống kê, so sánh: Thống kê, phân loại, sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng vấn đề có cùng bản chất, cùng hướng phát triển
để so sánh, đánh giá đầy đủ, toàn diện, cụ thể về vai trò của đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Sử dụng nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục tại địa phương từ đó rút ra vai trò của đạo Công giáo
- Phương pháp tổng kết thực tiễn: Thông qua báo cáo tổng kết thực tiễn của một số địa phương về công tác giáo dục trên địa bàn tỉnh, nghiên cứu, rút
ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp phát huy vai trò của đạo Công giáo trong giáo dục trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ở giai đoạn kế tiếp
6 Lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn
Nghiên cứu sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc và toàn diện về vai trò và ảnh hưởng của Công giáo trong giáo dục tại tỉnh Đắk Lắk, bao gồm cả những đóng
Trang 17góp tích cực và những thách thức cần được giải quyết
Nghiên cứu này không chỉ góp phần lấp đầy khoảng trống trong hiểu biết
về vai trò của Công giáo trong giáo dục tại Đắk Lắk mà còn đề xuất các hướng
đi mới để tăng cường sự góp mặt và vai trò của Công giáo trong lĩnh vực giáo
dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển xã hội tại địa phương
Làm rõ thực trạng vai trò của đạo Công giáo đối với hoạt động giáo dục trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk Đề xuất giải pháp phát huy vai trò của đạo Công giáo trong giáo dục trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời gian tới
Kết quả nghiên cứu của đề án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu về đạo Công giáo và cho các nhà quản lý đang thực thi công vụ trong công tác tôn giáo
7 Kết cấu của đề án
Kết cấu của đề án gồm có phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và đề án được chia làm 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận về đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục
- Chương 2: Thực trạng vai trò của Công giáo trong lĩnh vực giáo dục
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Chương 3: Giải pháp phát huy vai trò của Công giáo trong lĩnh vực giáo
dục trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2025 - 2030 và tổ chức thực hiện
Trang 18Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO CÔNG GIÁO TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC
1.1 Cơ sở lý luận về đạo Công giáo và vai trò của đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục
1.1.1 Cơ sở lý luận về đạo Công giáo
1.1.1.1 Một số khái niệm về tôn giáo, đạo Công giáo
* Khái niệm tôn giáo
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phức tạp, hình thành và phát triển trong nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau trên thế giới, với sự đa dạng và phong phú
về hình thức và nội dung Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tôn giáo được xem là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh một cách méo mó, hoang đường hiện thực khách quan của thế giới Friedrich Engels, trong tác phẩm
"Chống Đuyring," đã mô tả tôn giáo như là phản ánh hư ảo trong tâm trí con người về những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày; trong đó những lực lượng trần thế như chính trị hay kinh tế được nhân cách hóa thành các lực lượng siêu trần thế [7]
Karl Marx, trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen,” đã nhấn mạnh rằng tôn giáo là "tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh thần của những trật tự không có tinh thần" và gọi tôn giáo là "thuốc phiện của nhân dân." Điều này phản ánh quan điểm của Marx rằng tôn giáo là một công cụ giúp con người chịu đựng sự áp bức, bất công mà không thực sự giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của những đau khổ [9]
Những luận điểm của Marx và Engels về tôn giáo cần được hiểu theo nhiều khía cạnh sau: (1) Tôn giáo không phải là tự nhiên mà là sản phẩm của xã hội loài người, phản ánh cách thức tồn tại và các quan hệ xã hội (2) Sự phản ánh
Trang 19này, mặc dù phi lý và hoang đường, lại được con người nhận thức như là chân
lý và sử dụng để giải thích hoặc chi phối hiện thực (3) Mặc dù là sản phẩm của con người, nhưng tôn giáo phản ánh ý thức xã hội chứ không phải ý thức cá nhân (4) Tôn giáo có thể biểu hiện cả sự phản kháng tiêu cực và sự nhẫn nhục trước những khó khăn, là biểu hiện của sự bất lực trước những sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội Do đó, tôn giáo cần được hiểu và nghiên cứu một cách sâu sắc để hiểu rõ bản chất và tác động của nó đối với xã hội và cá nhân trong quá trình lịch sử và hiện đại [12]
Ở Việt Nam, khái niệm về tôn giáo được hiểu và định nghĩa qua nhiều góc
độ khác nhau, phản ánh sự đa dạng của văn hóa và pháp lý tại quốc gia này Theo một số Từ điển Tiếng Việt, tôn giáo được hiểu là "hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định số phận con người,
và con người phải phục tùng, tôn thờ các lực lượng đó" Định nghĩa này nhấn mạnh vào yếu tố tin ngưỡng và sự phụ thuộc của con người vào các thực thể siêu nhiên mà họ tin tưởng có khả năng chi phối cuộc sống [8]
Từ góc độ pháp lý, Việt Nam cũng đã đưa ra định nghĩa chính thức về tôn giáo trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 Tại Khoản 5, Điều 2 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo giải thích từ ngữ: "Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức" Định nghĩa này mở rộng khái niệm tôn giáo để bao gồm không chỉ niềm tin và sự sùng bái mà còn các hoạt động tổ chức, giáo lý, và lễ nghi liên quan, nhấn mạnh tôn giáo như một phần của cuộc sống xã hội và văn hóa được cấu trúc và điều chỉnh
* Khái niệm đạo Công giáo
Đạo Công giáo là một nhánh lớn và quan trọng của đạo Thiên chúa giáo, được biết đến nhiều nhất qua cấu trúc tổ chức chặt chẽ và phạm vi ảnh hưởng
Trang 20rộng lớn trên toàn cầu Nguyên thủy, Công giáo cùng với các nhánh khác như Chính Thống giáo, Đạo Tin lành và Anh Giáo, đều xuất phát từ Kitô giáo Sự chia tách theo thời gian đã dẫn đến sự hình thành các phái đoàn riêng biệt, trong
đó Công giáo phát triển mạnh mẽ và có tổ chức độc lập rõ ràng, với trung tâm điều hành là Giáo triều Vatican Giáo Hoàng, vị lãnh đạo tối cao của Giáo hội Công giáo, nắm giữ quyền lực cao nhất trong việc quản lý và định hướng đạo truyền của giáo hội này trên phạm vi toàn cầu [10]
Kinh Thánh được xem là cơ sở tín ngưỡng và là văn bản thiêng liêng nhất trong đạo Công giáo, đóng vai trò là mẫu mực tối cao cho đức tin và đời sống tâm linh của người theo đạo Giáo lý của đạo Công giáo trình bày một Thiên Chúa tồn tại vĩnh cửu, vượt ra ngoài không gian và thời gian, là Đấng sáng tạo
ra trời đất và muôn loài Đức tin này cũng nhấn mạnh vào bản thể của Thiên Chúa gồm có ba ngôi, một khái niệm trung tâm trong giáo lý Công giáo [10] Qua các thế kỷ, Công giáo đã không chỉ đóng góp vào sự phát triển tâm linh mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa, xã hội, và chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới Sự lan tỏa và ảnh hưởng của đạo Công giáo qua nhiều lĩnh vực cho thấy tầm quan trọng của nó không chỉ như một tôn giáo mà còn như một yếu tố quan trọng trong lịch sử và đời sống xã hội loài người.[18] Mặc dù không có tài liệu nào đề cập chi tiết và làm rõ một cách toàn diện khái niệm về đạo Công giáo, nhưng dựa trên sự hiểu biết chung và thông tin từ
Từ điển Tiếng Việt 2016, đạo Công giáo được nhận định là một phần của Thiên Chúa giáo, với những người theo đạo thờ Thiên Chúa Đây là một khái niệm khá rộng, chỉ ra rằng Công giáo là một trong những nhánh của Thiên Chúa giáo nói chung
Các nghiên cứu sâu hơn về quá trình hình thành và phát triển của đạo Công giáo cho thấy đây là một tổ chức tôn giáo quốc tế với nguồn gốc từ Do Thái giáo Đạo Công giáo là một tôn giáo nhất thần, tôn thờ Chúa trong ba ngôi, một
Trang 21quan niệm tôn giáo nhấn mạnh sự thống nhất và đồng thời ba biểu thể của một thực thể tối cao Giáo hội Công giáo, với Giáo Hoàng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm điều hành và quản lý các hoạt động tôn giáo và giáo luật của toàn thể Giáo hội trên toàn cầu Kinh Thánh không chỉ là kinh điển thiêng liêng mà còn là nền tảng giáo lý, hướng dẫn hoạt động của Giáo hội [12]
1.1.1.2 Hoạt động của đạo Công giáo
Theo quy định tại Khoản 11, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã quy định: “Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo
và quản lý tổ chức của tôn giáo” [15] Từ các định nghĩa và khái niệm đã được đưa ra, hoạt động của đạo Công giáo có thể được hiểu là những nỗ lực liên tục nhằm truyền bá, thực hành và duy trì các giáo lý, giáo luật, và lễ nghi của Giáo hội Qua tìm hiểu, nghiên cứu các điều, khoản trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
và các tài liệu liên quan, hoạt động của đạo Công giáo ở Việt Nam bao gồm các khía cạnh quan trọng sau:
Đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung: Các tổ chức Công giáo cần đăng ký các hoạt động tôn giáo tập trung để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và sự minh bạch trong các buổi sinh hoạt
Thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc: Việc
tổ chức và tái cấu trúc các tổ chức Công giáo phải tuân theo quy định pháp lý, đảm bảo sự ổn định và phát triển của các tổ chức này
Hoạt động nhân sự trong Giáo hội: Bao gồm phong chức, bổ nhiệm, bầu
cử, suy cử, thuyên chuyển, cách chức, và bãi nhiệm các chức sắc, nhà tu hành Các hoạt động này cần được thực hiện một cách minh bạch và công bằng Thành lập và quản lý các cơ sở đào tạo: Giáo hội Công giáo quản lý các
cơ sở đào tạo nhằm bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho các hoạt động tôn giáo
Hoạt động tôn giáo định kỳ và bổ sung: Tổ chức các hội nghị, đại hội, lễ
Trang 22hội, giảng đạo tại các cơ sở tôn giáo và địa điểm hợp pháp
Hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài: Quản lý và điều chỉnh các mối quan hệ và hoạt động tôn giáo liên quan đến các yếu tố quốc tế
Hoạt động xuất bản, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện và nhân đạo…Những hoạt động này thể hiện cam kết của Giáo hội đối với sự phát triển toàn diện của cộng đồng
Quản lý tài sản và các công trình tôn giáo: Bao gồm cải tạo, trùng tu, nâng cấp, và xây dựng mới các công trình để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng tín đồ Quan hệ quốc tế: Phát triển và duy trì mối quan hệ giữa tổ chức, chức sắc
và tín đồ Công giáo với các tổ chức và cá nhân quốc tế
Những hoạt động này không chỉ thúc đẩy sự phát triển của đạo Công giáo
mà còn đóng góp vào sự ổn định và phát triển của xã hội, qua việc nâng cao đời sống tinh thần
1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục
Tôn giáo nói chung và đạo Công giáo nói riêng có một vai trò và ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội Một trong những vai trò quan trọng của tôn giáo đó là bồi đắp, truyền giảng những giá trị đạo đức và nhân văn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng một nền tảng chung
về đạo đức và cách sống đúng đắn cho tín đồ, khuyến khích họ thực hiện những hành động nhân văn và đối xử công bằng với mọi người chung quanh Ngoài những đóng góp về giáo dục giá trị đạo đức, hỗ trợ và đồng hành cùng những người gặp khó khăn bằng các hoạt động từ thiện và xã hội
Xuất phát từ quan điểm rằng giáo lý của các tôn giáo luôn chứa đựng những nội dung đạo đức sâu sắc, bao gồm các giá trị, chuẩn mực và lý tưởng
xã hội, tôn giáo được coi là nguồn cung cấp một hệ thống giá trị quan trọng cho cuộc sống con người Những giá trị này, mặc dù có thể bị loại bỏ hoặc được coi trọng như những chuẩn mực đạo đức cơ bản của một xã hội, đóng vai trò thiết
Trang 23yếu trong việc hình thành tinh thần và nhân cách của cộng đồng Việc tích hợp giá trị tôn giáo vào hệ thống giáo dục không chỉ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục công dân mà còn giúp truyền bá các giá trị và đạo đức tôn giáo đến thế hệ trẻ, từ đó đa dạng hóa và phong phú hóa văn hóa dân tộc [11] Thông qua giáo lý, giáo luật đạo Công giáo và hoạt động “giáo hóa”, không chỉ giúp con người sống tốt đẹp hơn mà còn góp phần vào việc tạo dựng một xã hội bền vững, trong đó mối quan hệ giữa con người với nhau và với thiên nhiên được coi trọng và nuôi dưỡng Những ảnh hưởng này của các tôn giáo lớn đã thấm sâu vào văn hóa Việt Nam và là một phần không thể tách rời trong cách thức nhìn nhận và tiếp cận cuộc sống của người Việt [11]
Đạo Công giáo đã tham gia giáo dục kiến thức xã hội, kiến thức khoa học, dạy nghề cho nhiều tầng lớp xã hội thông qua việc mở các trường mầm non, cơ
sở khuyết tật, lưu trú cho các em hoạc sinh, sinh viên DTTS, THCS, THPT Trong bối cảnh hiện này, Giáo dục không chỉ là sự trao truyền tri thức mà còn là sự đào tạo đạo đức - định hình và củng cố các chuẩn mực, giá trị và lối ứng xử cho mỗi cá nhân trong xã hội, hướng tới mục tiêu cao nhất là phát triển toàn diện nhân cách con người Đạo Công giáo với những giáo lý và bài học đạo đức sâu sắc của mình, đóng một vai trò không thể thiếu trong quá trình giáo dục này bằng cách cung cấp những nguyên tắc và hướng dẫn về cách làm người
và đối nhân xử thế, góp phần xây dựng một xã hội nhân văn và tương thân tương ái
Do đó, việc khai thác và tích hợp những giá trị tốt của tôn giáo vào chương trình giáo dục chính thức và không chính thức sẽ là chìa khóa để phát triển một thế hệ trẻ có kiến thức, có đạo đức và có khả năng ứng xử linh hoạt, sáng tạo trong một xã hội ngày càng toàn cầu hóa và đa dạng văn hóa
Ngoài ra, chức sắc, chức việc, tu sĩ đạo Công giáo còn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật
Trang 24của Nhà nước đi vào cuộc sống Thông qua các cuộc lễ, dạy giáo lý, các buổi sinh hoạt tôn giáo tập trung, chức sắc, chức việc, tu sĩ đã hướng dẫn tín đồ cách làm giàu, vươn lên thoát nghèo, đời sống vật chất từng bước được cải thiện, nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức tự lực tự cường, chung sức đồng lòng cùng
với Đảng, Nhà nước xây dựng quê hương, đất nước
Đạo Công giáo đã phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo, các giáo lý tôn giáo đều chứa đựng một số giá trị đạo đức nhân bản rất hữu ích cho việc xây dựng nền đạo đức mới và nhân cách con người trên thế giới nói chúng và Việt Nam hiện nay nói riêng Giá trị lớn nhất của đạo đức tôn giáo là góp phần duy trì đạo đức xã hội, hoàn thiện nhân cách cá nhân, hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ
Hiện nay, trước thách thức cần phải phát triển nhanh và bền vững, việc phát huy vai trò tích cực của các tôn giáo nói chung, đạo Công giáo nói riêng
có ý nghĩa thiết thực trong thúc đẩy công tác an sinh xã hội, bảo tồn, phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, khắc phục những biểu hiện xuống cấp
về đạo đức, lối sống do những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, hội nhập trong một bộ phận nhân dân Vì vậy, giáo lý của đạo Công giáo hướng con người tới những giá trị tốt đẹp, nhân văn, đã không chỉ mang ý nghĩa xã hội mà còn có những yếu tố văn hóa, đạo đức
1.2 Yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục
Một là Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước về tôn giáo và giáo dục
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến các hoạt động tôn giáo của các tổ chức tôn giáo và đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và pháp luật của Nhà nước Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là luôn
Trang 25tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của mọi người, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì
lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo đảm các hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật Những quan điểm nhất quán về tín ngưỡng, tôn giáo đã được nêu rõ trong Hiến pháp, kể từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp 2013 Các tôn giáo có quyền bình đẳng trước pháp luật, được quyền hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật Trước những chủ trương của Đảng và Nhà nước về tôn giáo
và xã hội hoá các lĩnh vực, các tổ chức tôn giáo nói chung và đạo Công giáo nói riêng đã ngày càng tham gia mạnh mẽ vào quá trình xã hội hoá giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, từ thiện nhân đạo
Hai là Vai trò của các cơ quan, ban ngành và địa phương trong việc phát
huy vai trò của đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục
Để phát huy tốt vai trò của đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục các cơ quan, ban ngành và địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước nhằm hướng dẫn đạo Công giáo tham gia lĩnh vực giáo dục phù hợp theo đúng tôn chỉ mục đích, Giáo luật của Giáo hội Công giáo và đúng đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của nhà nước và quy định của chính quyền địa phương; đồng thời, tuyên truyền, vận động, biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tổ chức của đạo Công giáo đã tích cực tham gia lĩnh vực giáo dục, các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương Ghi nhận những đóng góp của đạo Công giáo trong giáo dục và khuyến khích các Giáo xứ, Giáo họ, Cộng đoàn Dòng tu tham
gia nhiều hơn trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, từ thiện nhân đạo
Ba là Tình hình, đặc điểm, nguồn lực đạo Công giáo trong việc tham gia
lĩnh vực giáo dục
Ở Việt Nam hiện nay, đạo Công giáo có trên 7,06 triệu tín đồ, có 48 Giám mục hoạt động tại 27 Giáo phận, trên 4.000 Linh mục, hơn 3.000 Giáo xứ, khoảng 9.000 Giáo họ và hơn 100 Dòng tu với trên 15.000 tu sĩ hiện đang hoạt
Trang 26động ở các Giáo phận Việt Nam Riêng tại tỉnh Đắk Lắk đạo Công giáo là tôn giáo có tín đồ đông khoảng trên 217.000 người (với 56.000 tín đồ DTTS); có 110
cơ sở thờ tự; về chức sắc: 01 Giám mục, 146 Linh mục; Dòng tu có 25 dòng tu,
443 tu sĩ, hiện hoạt động tại 15/15 huyện, thị xã và thành phố Với số lượng chức sắc, chức việc, tu sĩ đông, một số chức sắc, tu sĩ được đào tạo chuyên ngành giáo dục mầm non, phổ thông, vì vậy đây là nguồn lực lớn trong việc tham gia các lĩnh vực xã hội hoá giáo dục [24]
Bốn là Chủ trương hoạt động của đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục
Thư chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam là cơ sở, nền tảng cho việc quyết định đường hướng mục vụ của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam theo tinh thần “Công giáo đồng hành cùng dân tộc” Qua đó, Thư chung đã xác định hai nhiệm vụ chính để người Công giáo đồng hành cùng dân tộc, cùng đất nước đó là Giáo hội Công giáo Việt Nam phải “Cùng đồng bào cả nước bảo vệ
và xây dựng Tổ quốc” và “Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc” Vì vậy, nhiều Giáo xứ, Giáo
họ, Dòng tu đã tích cực tham gia mở trường học, mở các lớp học tình thương, vừa chăm sóc kết hợp với dạy chữ, dạy nghề cho trẻ em mồ côi, trẻ em đường phố, trẻ em dân tộc thiểu số, nhiều Giáo xứ, Giáo họ đã hình thành tổ chức khuyến học, trao học bổng cho các em có thành tích cao trong học tập Ngoài
ra, Giáo hội Công giáo Việt Nam tiếp tục có đường hướng chỉ đạo định hướng Giáo hội trong các hoạt động giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội và từ thiện nhân đạo; các chủ chăn, nhất là các vị Giám mục, các Linh mục, tu sĩ và các Giáo xứ, Giáo họ, Cộng đoàn Dòng tu, giáo dân cần quan tâm đẩy mạnh hơn nữa trong hoạt động này
Năm là Đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk là tỉnh miền núi nằm ở Trung tâm vùng Tây Nguyên, miền Trung của Việt Nam, có diện tích đứng thứ 4 và dân số đứng thứ 10 cả nước, xếp thứ
Trang 2722 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP Tỉnh Đắk Lắk được xem là cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên và đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại Kinh
tế chủ đạo của tỉnh chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản
và có tiềm năng về du lịch sinh thái Khí hậu toàn tỉnh chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô, vùng phía Đông và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà
Sáu là Tình hình, đặc điểm lĩnh vực giáo dục đào tạo của tỉnh Đắk Lắk
Những năm qua, quy mô học sinh, các loại hình trường lớp tại tỉnh Đắk Lắk phát triển ổn định, đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, tỉnh luôn tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội học tập tốt cho người dân, nhằm góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh trong vùng Đặc biệt công tác xã hội hoá giáo dục luôn được tỉnh quan tâm và khuyến khích các
cá nhân, tổ chức tham gia Vì vậy, chất lượng giáo dục từ mầm non đến phổ thông đã được nâng lên, khoảng cách chất lượng giáo dục giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS từng bước được rút ngắn Ngoài ra, vấn đề an ninh chính trị liên quan đến âm mưu hoạt động phá hoại của các phần tử, thế lực thù địch lợi dụng đạo Công giáo, lợi dụng giáo dục đào tạo để chống phá cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục
1.3 Một số đóng góp của đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục
Trong lịch sử phát triển lâu dài của giáo dục Việt Nam, đạo Công giáo đã từng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng Trong thời kỳ thực dân, khi các tổ chức tôn giáo, đặc biệt là các sứ mệnh Kitô giáo, đóng góp vào việc xây dựng
và phát triển hệ thống giáo dục thông qua việc thành lập các trường học, viện dưỡng lão và các cơ sở y tế Những đóng góp này không chỉ giới hạn ở việc
Trang 28cung cấp kiến thức mà còn bao gồm cả giáo dục đạo đức và lý tưởng xã hội dựa trên nền tảng tôn giáo
Tuy nhiên, sau khi đất nước độc lập, trong bối cảnh chính trị và xã hội mới, đóng góp của tôn giáo trong giáo dục đã dần bị giảm nhẹ, một phần do sự thay đổi trong chính sách của nhà nước đối với tôn giáo Sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc gia nhằm mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực theo hướng cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã khiến cho những yếu tố tôn giáo ít được nhấn mạnh trong chương trình giáo dục chính thống [12] Gần đây, có một sự nhận thức ngày càng tăng về tầm quan trọng của việc tích hợp tôn giáo trở lại vào hệ thống giáo dục quốc gia Sự tham gia của đạo Công giáo trong giáo dục không chỉ giới hạn ở việc truyền bá kiến thức và giáo
lý mà còn giúp phát triển các giá trị đạo đức, hỗ trợ xây dựng nhân cách toàn diện cho người học Các giá trị như lòng nhân ái, công bằng, và sự bao dung là
cơ sở để phát triển một xã hội hài hòa và ổn định
Giáo dục tôn giáo là một phần không thể thiếu trong nhiều hệ thống giáo dục quốc gia trên thế giới, mang lại cho trẻ em các triết lý sống, đạo đức và chuẩn mực từ rất sớm trong cuộc đời Quá trình này góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ khi chúng bước vào đời sống người lớn Các kiến thức và quan điểm về đạo đức mà trẻ em tiếp thu không chỉ giúp chúng ứng xử phù hợp trong từng tình huống cụ thể mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội xung quanh
Theo Phùng Xuân Nhạ (2016), mục tiêu cao nhất của giáo dục là hướng đến con người, với tâm điểm là sự phát triển của con người Trong bối cảnh này, việc giáo dục đạo đức, các chuẩn mực, giá trị và lối ứng xử đóng vai trò quan trọng và mang tính quyết định Nếu một hệ thống giáo dục bỏ qua yếu tố này và chỉ tập trung vào trao truyền kiến thức, giáo dục đó sẽ không đạt được mục tiêu toàn diện và có thể xem là thất bại
Trang 29Tuy nhiên, cần lưu ý rằng giáo dục tôn giáo không mâu thuẫn với vai trò của một nhà nước thế tục Trái lại, nó có thể bổ sung cho hệ thống giáo dục bằng cách đưa những giá trị tốt đẹp của tôn giáo vào trong công tác đào tạo và phát triển thế hệ tương lai Giáo dục tôn giáo còn giúp huy động được nguồn lực to lớn từ các cộng đồng tôn giáo, qua đó góp phần đa dạng hóa và làm giàu thêm nội dung giáo dục, giúp trẻ em không chỉ trở thành những công dân có kiến thức mà còn là những cá nhân có đạo đức, có khả năng đóng góp tích cực cho xã hội
Nhìn lại lịch sử, các tôn giáo đã đóng góp rất lớn trong nền giáo dục truyền thống của Việt Nam Như các trường học của đạo Phật, đạo Công giáo, dưới thời thực dân với các hình thức giáo dục tôn giáo đã góp phần tạo nên những tinh hoa trí thức cho dân tộc, hình thành lối sống “hào hoa phong nhã” mang những giá trị đạo đức, với những hoài bão và lý tưởng cao đẹp cho thế hệ trẻ Trong nền giáo dục hiện đại, để phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhà nước đã tập trung vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, nâng cao dân trí Tuy nhiên, các giá trị đạo đức, chuẩn mực của các tôn giáo vẫn đóng một vai trò quan trọng trong xã hội ngày nay
Đạo Công giáo đã có mặt tại Việt Nam từ thế kỷ XVI, do các thừa sai Dòng Tên Bồ Đào Nha và Ý thiết lập vững chắc vào đầu thế kỷ XVII Và được Hội Thừa sai Paris Pháp, Dòng Đa Minh Tây Ban Nha tiếp nối truyền giáo Các thừa sai đã sử dụng mẫu tự Latin để ghép thành chữ Việt, giúp tiếng Việt trở nên dễ đọc, dễ viết, xóa bỏ nạn mù chữ và góp phần dễ dàng truyền tải các bài học trong truyền giáo và giáo dục Linh mục Francisco de Pina (1585-1625) và Linh mục Alexandre de Rhodes (1591-1660) đã có vai trò nhất định trong việc phát triển chữ Quốc ngữ Việt Nam
Dưới thời thuộc địa, vai trò của các giáo hội Kitô giáo, đặc biệt là Công giáo, trở nên nổi bật Năm 1865, Giáo hội Công giáo đã thành lập nhà in Tân
Trang 30Định ở Sài Gòn nhằm phục vụ cho việc in sách Đến năm 1904, nhà in Quy Nhơn được Giáo hội Công giáo thành lập và đến năm 1908, tuần báo Nam Kỳ địa phận, tờ báo Công giáo đầu tiên ở Việt Nam ra đời Đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam đã có ngành báo chí phát triển, trong đó Giáo hội Công giáo để lại dấu ấn với hàng chục tờ báo, tạp chí cùng đội ngũ trí thức và nhà báo nổi tiếng người Công giáo
Sự tham gia của các tổ chức, cá nhân tôn giáo vào hoạt động giáo dục, dạy nghề và cung cấp nơi lưu trú cho học sinh đã góp phần làm đa dạng hóa nguồn lực xã hội, chia sẻ gánh nặng với chính quyền địa phương, Nhà nước và xã hội Việc tôn giáo, đặc biệt là đạo Công giáo, tham gia vào lĩnh vực giáo dục không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc xã hội hóa giáo dục mà còn giúp sử dụng hiệu quả nguồn lực và giá trị đạo đức tốt đẹp của tôn giáo vào công tác giáo dục
Sự đóng góp này đã tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các văn hóa và niềm tin tôn giáo, giúp đa dạng hóa các nguồn lực văn hóa; đồng thời tận dụng
sự tham gia của xã hội, tôn giáo vào sự nghiệp giáo dục Điều này cũng giúp giảm thiểu nguy cơ xung đột giữa các tôn giáo và giữa tôn giáo với nhà nước, tạo nên một môi trường giáo dục toàn diện và hài hòa Ngoài ra, đạo Công giáo còn tích cực đóng góp, tài trợ cho giáo dục về vật chất, tài chính Góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho nhà nước
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và các thách thức xã hội phức tạp hiện nay,
sự góp mặt của các giá trị tôn giáo trong lĩnh vực giáo dục có thể giúp củng cố
sự liên kết xã hội và thúc đẩy tinh thần cộng đồng Việc này không chỉ cần thiết
mà còn mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho sự phát triển của đất nước, giúp hình thành nên thế hệ trẻ có tư duy mở, hiểu biết sâu sắc về giá trị truyền thống kết hợp với tầm nhìn quốc tế
Trang 31Chương 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA TỈNH ĐẮK LẮK
2.1 Khái quát về tỉnh Đắk Lắk
2.1.1 Đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội
Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên là 13.125 km², chiếm 27,6% diện tích toàn vùng Tây Nguyên Đắk Lắk có vị trí địa lý quan trọng, phía bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía nam giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông, phía đông giáp các tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa và phía tây giáp tỉnh Munđulkiri của Campuchia với đường biên giới dài 73 km [24]
Tỉnh Đắk Lắk bao gồm 15 huyện, thị xã và thành phố Buôn Ma Thuột Tỉnh có 20 phường, 12 thị trấn, 152 xã và 2.152 thôn, buôn, tổ dân phố Tỉnh
có thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế và xã hội của tỉnh và vùng Tây Nguyên Vị trí trung tâm của thành phố Buôn Ma Thuột
là nơi giao cắt giữa quốc lộ 14 (chạy xuyên suốt tỉnh từ Bắc xuống Nam) với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 Các tuyến quốc lộ này kết nối Buôn Ma Thuột với các thành phố lớn như Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Pleiku (Gia Lai), tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, vận chuyển hàng hóa và phát triển kinh tế [25]
Về dân cư và xã hội, tỉnh Đắk Lắk hiện nay là một địa phương đa dân tộc Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh năm 2023, trên địa bàn tỉnh có 49 tộc người cùng sinh sống, dân số 1,9 triệu người, dân tộc Kinh hơn 1.2 triệu người, một
số dân tộc thiểu số tại chỗ có số dân đông như Ê đê, M'nông, J’rai có 667.000 người, chiếm 35,7% dân số toàn tỉnh phân bổ rải rác ở đều khắp 184/184 xã, phường, thị trấn của tỉnh Ngoài ra một số dân tộc từ nơi khác đến cũng có số dân khá lớn như Tày 53.124 người, Nùng 75.857 người, Mông 39.241 Nhìn chung, các dân tộc thiểu số phân bố ở nhiều địa bàn, chủ yếu là vùng sâu, vùng
Trang 32xa, vùng biên giới có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh [25]
2.1.2 Đặc trưng văn hóa - tôn giáo
2.1.2.1 Về văn hóa
Đắk Lắk nổi bật với sự đa dạng và phong phú, là một địa phương đa dân
tộc Văn hóa không chỉ bao gồm sắc thái văn hóa của người Kinh từ ba miền Bắc, Trung, Nam mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa của nhiều tộc người từ các tỉnh miền núi phía Bắc đến định cư Đặc biệt, văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ như Ê đê, M'nông, J’rai có vai trò quan trọng và nổi bật Một trong những đặc trưng quan trọng nhất của buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số là tính cộng đồng cao và chế độ tự quản theo luật tục Đây là một dạng văn hóa pháp luật có tính lịch sử nhưng vẫn còn giá trị đến ngày nay Luật tục trong xã hội cổ truyền có thể tồn tại dưới dạng văn xuôi hay văn vần và được truyền miệng từ đời này sang đời khác, trở thành một phần máu thịt, thấm đẫm trong mọi hành xử của cả cộng đồng Trong xã hội cổ truyền, luật tục có hiệu lực như một sức mạnh chế ước xã hội, với phạm vi điều chỉnh khá rộng và những điều răn trong luật tục có ý nghĩa to lớn đối với các thành viên Ngoài ra, luật tục cũng là một di sản văn hóa đặc sắc, phản ánh quan niệm, luật lệ và quy tắc ứng
xử xã hội [31]
Đồng bào tại tỉnh Đắk Lắk, trong đời sống hàng ngày có rất nhiều lễ hội
và sinh hoạt truyền thống diễn ra xoay quanh chu kỳ của mùa màng và vòng đời của con người Các lễ hội bao gồm lễ thổi tai, lễ cưới, lễ tang, lễ mừng sức khỏe, lễ bỏ mã, lễ mừng lúa mới, lễ cúng voi, lễ đâm trâu, lễ rước K'pan, tục uống rượu cần, kể khan và nhiều lễ hội khác Những sinh hoạt truyền thống này không chỉ mang tính cộng đồng cao, thu hút mọi người cùng tham gia, mà còn
là một nét đẹp văn hóa, tác động sâu sắc đến tư tưởng và tình cảm của mỗi thành viên trong cộng đồng [31]
2.1.2.2 Về tôn giáo
Trang 33Hiện nay, toàn tỉnh Đắk Lắk có 4 tôn giáo chính gồm Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cao Đài, với tổng số tín đồ là 616.234 người, chiếm khoảng 32% dân số của tỉnh Trong số đó, có 256.183 tín đồ là người dân tộc thiểu số (DTTS), chủ yếu theo đạo Tin lành và Công giáo Toàn tỉnh có 858 cơ sở và điểm sinh hoạt tôn giáo, bao gồm 361 cơ sở chính thức và 497 điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung Có 958 chức sắc và 443 nam nữ tu sĩ đang sinh hoạt tại các
cơ sở tôn giáo [24]
Các chức sắc và tu sĩ tại Đắk Lắk không chỉ dẫn dắt các hoạt động tôn giáo mà còn tham gia tích cực vào các hoạt động từ thiện, giáo dục và chăm sóc y tế, góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội
Bảng 2.1: Thống kê về các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
STT Tôn giáo Số lượng tín
đồ (người)
Số lượng chức sắc (người)
Số lượng cơ sở thờ tự
Trang 34Giáo phận Ban Mê Thuột gồm ba tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và một phần tỉnh Bình Phước Có trụ sở là Toà Giám mục Ban Mê Thuột đóng tại tỉnh Đắk Lắk, quản lý chức sắc, chức việc, tín đồ đạo Công giáo của Giáo phận Hàng năm, Toà Giám mục thường xuyên tổ chức các hoạt động tôn giáo của Giáo phận với nhiều nội dung, hình thức, số lượng tham gia đông như: Thường huấn Linh mục, tĩnh tâm Linh mục, tĩnh huấn (Giáo lý viên, Hội đồng giáo xứ, Ban hành giáo họ, giới trẻ, phụng vụ, truyền thông) các lễ trọng như: Lễ Giáng sinh, Lễ Phục sinh, Lễ Đức Maria hồn xác lên trời và các lễ hàng tháng diễn ra theo chương trình, nội dung đã đăng ký, đảm bảo an ninh trật tự
Nhìn chung, tình hình hoạt động của Công giáo diễ ra bình thường, cơ bản
ổn định chấp hành pháp luật Sinh hoạt tôn giáo tại các cơ sở của đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh cơ bản chấp hành nội dung, chương trình đã đăng ký với chính quyền địa phương
Ngoài ra, đạo Công giáo đóng góp đáng kể vào công tác an sinh xã hội, bằng cách tham gia hoạt động ở nhiều lĩnh vực, trong đó tập trung chủ yếu là lĩnh vực giáo dục mầm non, dạy nghề, mỏ lớp tình thương, cơ sở khuyết tật để nuôi dạy trẻ em khiếm thính, khiếm thị, thiểu năng trí tuệ và tổ chức các hoạt động khuyến học, thành lập các khu lưu trú, lưu xã hỗ trợ học sinh nghèo, học
sinh vùng sâu, vùng xa
2.1.3 Bối cảnh giáo dục tại Đắk Lắk
Theo thống kê tại thời điểm tháng 12/2023, số lượng trường, lớp học; học sinh; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn ngành như sau:
Toàn tỉnh hiện có 1.002 trường học từ mầm non đến trung học phổ thông (THPT); trong đó có 329 trường mầm non, 372 trường tiểu học, 241 trường trung học cơ sở (THCS), 60 trường THPT với 15.506 lớp, nhóm lớp, 493.832 học sinh Có 01 trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) tỉnh và 15 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) cấp huyện
Trang 35với 195 lớp học, 8.693 học viên; 01 trường Cao đẳng Sư phạm với 12 lớp học,
344 sinh viên [27]
Toàn tỉnh có 493.832 học sinh từ mầm non đến THPT (trong đó: 95.818 trẻ mầm non, 198.211 học sinh tiểu học; 136.867 học sinh THCS; 62.936 học sinh THPT; tỷ lệ học sinh DTTS chiếm trên 35%) Có 8.693 học viên GDNN-GDTX, 344 sinh viên Cao đẳng Sư phạm [27]
Tổng số cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV), nhân viên (NV): 33.646 người (Mầm non: 8.619, Tiểu học: 12.085, THCS: 8.448, THPT: 3.830, GDTX:
Trang 36Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk
Nhìn chung, nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Bộ GDĐT, của Tỉnh
ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk; có sự phối hợp tích cực của các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực để đáp ứng việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông và yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong tình hình mới Toàn ngành Giáo dục của tỉnh đã thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch
2.2 Thực trạng đạo Công giáo tham gia lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.2.1 Hoạt động của đạo Công giáo trong lĩnh vực giáo dục mầm non
Thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục của Nhà nước, trên địa bàn tỉnh
có sự tham gia trong lĩnh vực Giáo dục mầm non của các Dòng tu đạo Công giáo Giáo dục mầm non tư thục đã phát triển nhanh, hiện nay, có 27 cơ sở tôn giáo của 13 Dòng tu đạo Công giáo tham gia hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, với tổng số lượng khoảng 2.500 em/năm
Dòng Đức Maria Nữ Vương Hoà Bình (09 cơ sở); Dòng Chúa Quan Phòng (03 cơ sở); Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế (02 cơ sở); Dòng Phaolô (02 cơ sở); Dòng Khiết Tâm Nha Trang (02 cơ sở); Dòng Mến Thánh Giá Khiết Tâm Thủ Đức (02 cơ sở); Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn (02 cơ sở); Dòng Đa Minh Đức
Mẹ Rất Thánh Mân Côi (01 cơ sở); Dòng Đa Minh Tam Hiệp (01 cơ sở); Dòng
Trang 37Đa Minh Thánh Tâm (01 cơ sở); Dòng Nữ Tỳ Thánh Thể (01 cơ sở); Thừa Sai Bác Ái Nguyên Hà (01 cơ sở) [24]
Điển hình một số trường mầm non, nhóm trẻ như: Trường Mầm non Hoạ
My, với 900 em/năm (dòng Đức Maria Nữ Vương Hoà Bình); Trường Mầm non Hoa Cúc, với 600 em/năm (cộng đoàn dòng tu Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn); Trường Mầm non Hướng Dương, với 200 em/năm (cộng đoàn dòng tu Đa Minh Tam Hiệp); Trường Mầm non Thanh Tâm, với 240 em/năm (cộng đoàn dòng
tu Phaolô); Nhóm trẻ Tư thục Đa Minh, với 60 em/năm (Cộng đoàn dòng tu Đa Minh Thuận Hiếu); Lớp mầm non tư thục Mai Anh, với 60 em/năm (cộng đoàn dòng tu Khiết Tâm đức Mẹ Nha Trang); Nhóm thiên thần nhỏ, với 60 em/năm (Cộng đoàn dòng tu Khiết Tâm đức Mẹ Nha Trang), Trường Mầm Non tư thục Hướng Dương, với 140 em/năm (cộng đoàn dòng tu Mến Thánh giá Nha Trang); Trưởng Mẫu giáo dân lập Trung Hoà, với 260 em/năm (cộng đoàn Vinh Hoà Dòng Maria Nữ Vương Hòa Bình); Trường Mầm non Vinh Hà, với 125 em/năm (cộng đoàn dòng Chúa Quan Phòng); Trường mầm giáo dân lập Kim Châu, với 210 em/năm; Trường mẫu giáo tư thục Mai Hoà, với 150 em/năm… [24]
Nhìn chung, các cơ sở giáo dục mầm non tư thục của đạo Công giáo đã góp phần đáng kể trong việc đáp ứng nhu cầu đưa trẻ lứa tuổi mầm non tới trường của nhân dân, giảm bớt tình trạng quá tải trong cơ sở giáo dục mầm non công lập Chất lượng các trường mầm non tư thục này ngày càng nâng cao, nhiều trường đã đạt chuẩn quốc gia là địa chỉ được nhiều phụ huynh lựa chọn
và tin tưởng
2.2.2 Hoạt động mở các khu lưu trú, lưu xá cho học sinh, sinh viên
Các Giáo xứ, Cộng đoàn Dòng tu đã mở 07 cơ sở lưu trú, lưu xá với tổng
số gần 1.200 em học sinh, sinh viên lưu trú trong một năm như: Dòng Đức Maria Nữ Vương Hoà Bình đã mở cơ sở Lưu trú Hoà Bình nuôi dạy các em