1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tư tưởng hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc liên hệ Đến việc phát huy vai trò của sinh viên trong công cuộc bảo vệ và xây dựng tổ quốc hiện nay

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Cách Mạng Giải Phóng Dân Tộc Liên Hệ Đến Việc Phát Huy Vai Trò Của Sinh Viên Trong Công Cuộc Bảo Vệ Và Xây Dựng Tổ Quốc Hiện Nay
Tác giả Huỳnh Duy Hưng, Hồ Khắc Anh, Khoa Dương Quang Linh, Hoàng Xuân Hiếu, Huỳnh Minh Hiếu, Huỳnh Trọng Quí, Hồ Trọng Tường
Người hướng dẫn ThS. Phan Thị Thanh Hương
Trường học Đại Học Quốc Gia Tphcm Trường Đại Học Bách Khoa
Chuyên ngành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. HỒ CHÍ MINH
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 81,27 KB

Nội dung

Trong đó, tư tưởng về dân tộccách mạng là hệ thống những luận điểm của Người về con đường cứu nước, về chiếnlược, sách lược và những nhân tố đảm bảo thắng lợi của cách mạng giải phóng dâ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



BÀI TẬP LỚN Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI 1:

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC LIÊN HỆ ĐẾN VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN TRONG CÔNG CUỘC BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG TỔ QUỐC HIỆN NAY

GVHD: ThS Phan Thị Thanh Hương Lớp: L10

Nhóm: 03

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 9 NĂM 2024

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống lý luận toàn diện về Cách mạng Việt Namphù hợp với thực tiễn đất nước và dòng chảy của thời đại Trong đó, tư tưởng về dân tộccách mạng là hệ thống những luận điểm của Người về con đường cứu nước, về chiếnlược, sách lược và những nhân tố đảm bảo thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc,đưa cách mạng Việt Nam phát triển theo con đường cách mạng vô sản, giành độc lập chodân tộc, tự do cho nhân dân Đã trở thành ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp cách mạngcủa dân tộc Việt Nam, không chỉ trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập mà còn trong quátrình bảo vệ và phát triển đất nước

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc đã được thực tiễn chứngminh qua những thắng lợi vang dội của cách mạng Việt Nam, đặc biệt là thắng lợi củaCách mạng Tháng Tám năm 1945, khi Việt Nam giành lại độc lập và thành lập nước ViệtNam Dân chủ Cộng hòa Thắng lợi này không chỉ mang ý nghĩa chấm dứt sự cai trị củathực dân Pháp mà còn đánh dấu sự ra đời của một nhà nước độc lập theo con đường xãhội chủ nghĩa, thể hiện đúng tư tưởng mà Hồ Chí Minh đã kiên trì theo đuổi

Với Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc không dừng lại ở việc giành độclập, mà còn hướng đến việc xây dựng một xã hội mới, công bằng và văn minh Điều nàyphản ánh rõ tư tưởng tiến bộ của Người về mối liên hệ giữa giải phóng dân tộc và giảiphóng giai cấp, cũng như sự gắn kết giữa cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa vớiphong trào cách mạng vô sản toàn thế giới

Trong bối cảnh hiện nay, tư tưởng của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dântộc vẫn giữ nguyên giá trị và là kim chỉ nam cho nhiều quốc gia đang phát triển Những tưtưởng của Người không chỉ là di sản quý báu của dân tộc Việt Nam mà còn là đóng góp

to lớn vào phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới Các nguyên tắc cơ bản về độc lập,

tự do, đoàn kết quốc tế và mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà Hồ Chí Minh đề ra vẫn tiếp tụcđược áp dụng trong quá trình phát triển đất nước hiện nay

Trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trìnhđổi mới và hội nhập quốc tế, việc nhận thức đúng đắn và phát huy những giá trị cốt lõicủa tư tưởng Hồ Chí Minh là vô cùng cần thiết Trong đó, tư tưởng về cách mạng giải

Trang 3

phóng dân tộc chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, trở thành cơ sở lý luận cho các cuộcđấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ nền độc lập của đất nước Trong thời kỳ hiện nay,mặc dù đã giành được độc lập và hòa bình, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiềuthách thức mới trên các lĩnh vực như an ninh quốc phòng, kinh tế, và hội nhập quốc tế.Chính vì vậy, vai trò của sinh viên – những người trẻ có tri thức, sức trẻ và tinh thần nhiệthuyết – cần được phát huy hơn bao giờ hết trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.Sinh viên là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nối và pháthuy truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng của dân tộc Trong bối cảnh hội nhập vàphát triển, việc tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn làcần thiết để góp phần bảo vệ thành quả cách mạng, củng cố nền độc lập, và xây dựng mộtnước Việt Nam giàu mạnh.

Mục tiêu chính của tiểu luận này là phân tích và làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh vềcách mạng giải phóng dân tộc, đặc biệt là những quan điểm mang tính chiến lược về cáchmạng dân tộc và cách mạng xã hội Bên cạnh đó, bài tiểu luận cũng sẽ liên hệ và đưa ranhững phân tích về vai trò của sinh viên trong thời đại ngày nay – khi đất nước đang tronggiai đoạn phát triển và hội nhập quốc tế

Thông qua việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, tiểu luận sẽ góp phần nâng caonhận thức cho sinh viên về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước.Sinh viên không chỉ là những người tiếp nhận tri thức, mà còn phải là những người cótinh thần yêu nước, sẵn sàng cống hiến vì sự nghiệp chung của dân tộc

Với ý nghĩa đó, đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.Liên hệ đến việc phát huy vai trò của sinh viên trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổquốc hiện nay” không chỉ mang tính lý luận mà còn mang tính thực tiễn cao, đó cũngchính là lí do nhóm chọn đề tài này để nghiên cứu

ii

Trang 4

MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc 1

1.1 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách

1.2 Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt Nam, muốn thắng lợi

1.3 Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đoàn kết toàn dân tộc,

1.4 Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giành thắng

1.5 Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực

2 Liên hệ đến việc phát huy vai trò của sinh viên trong công cuộc bảo vệ và xây

2.1 Liên hệ đến việc phát huy vai trò của sinh viên trong công cuộc bảo vệ và xây

2.2 Giải pháp cần thực hiện để phát huy vai trò của sinh viên trong công cuộc bảo

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc

1.1 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách

mạng vô sản

Trong quá trình tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã rấttrăn trở trước sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 Ngườinhận thấy rằng con đường cách mạng dân tộc muốn giành thắng lợi không thể dựa vàocác phương pháp cũ mà cần một sự đổi mới triệt để

Rút ra từ bài học “xương máu” của các tiền bối Tất cả các phong trào của ông chadiễn ra vô cùng anh dũng với tinh thần “người trước ngã, người sau đứng dậy”, nhưngcuối cùng cũng bị đàn áp dã man, nhận thấy con đường cứu nước của Phan Bội Châuchẳng khác gì “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau” Con đường của Phan Chu Trinhcũng chẳng khác gì “xin giặc rũ lòng thương”, con đường của Hoàng Hoa Thám tuy cóphần thực tế hơn nhưng vẫn mang nặng cốt cách phong kiến “thủy hử” Vượt qua tầmnhìn của các bậc tiền bối lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh muốn tìm kiếm con đường cứu nước,giải phóng dân tộc ở phương Tây, như Người đã nói: “Tôi muốn đi ra nước ngoài, xemnước Pháp và các nước khác Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồngbào chúng ta"1 Chính vì thế mặc dù khâm phục tinh thần yêu nước, cứu nước của ôngcha Nhưng Hồ Chí Minh không tán thành các con đường của họ, mà quyết tâm ra đi tìmcon đường cứu nước mới

Yêu nước và kiên quyết chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền và nền độc lập làtruyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam Phát huy truyền thống đánh giặc giữ nướccủa dân tộc, tận mắt chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, nhân dân đói khổ lầm than, ngày5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nướcmới cho dân tộc Hơn 10 năm bôn ba ở nước ngoài, mang trong mình khát vọng giảiphóng dân tộc, tìm hiểu lý luận và khảo sát thực tiễn nhất là ba nước tư bản phát triển:Anh, Pháp, Mỹ Người nhận thấy rằng cách mạng tư sản chỉ thay đổi giai cấp tư sản thaycho giai cấp thống trị phong kiến, quyền lực xã hội vẫn chỉ tập trung ở giai cấp tư sản chứkhông thuộc về đại đa số tầng lớp nhân dân Người quyết định không chọn con đường

1 Trần Dân Tiên: Những mẫu truyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.11

1

Trang 6

cách mạng tư sản vì cho rằng: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cáchmệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nótước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay côngnông Pháp hẫng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức"1 Con đường giải phóng dân tộc được Hồ Chí Minh nhận ra khi thấy được Cách mạngTháng Mười Nga không chỉ là cuộc cách mạng vô sản, mà còn là một cuộc cách mạnggiải phóng dân tộc.Là tấm gương sáng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ở các nước thuộcđịa Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc theo con đườngCách mạng Tháng Mười Nga (1917), bởi theo Người: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cáchmệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cáihạnh phúc tự do, bình đẳng thật”1 Con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướngcách mạng vô sản, là cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để Cuộc cách mạng đókhông chỉ giải phóng giai cấp, mà gắn liền với nó là giải phóng dân tộc, giải phóng xãhội

Khi còn ở Pháp, Người đã đọc và nghiên cứu sâu sắc các tác phẩm của Karl Marx vàFriedrich Engels về chủ nghĩa cộng sản, đặc biệt là những tác phẩm như "Tuyên ngôn củaĐảng Cộng sản" và "Tư bản luận." Hồ Chí Minh nhận ra rằng lý luận của Mác về đấutranh giai cấp và cách mạng vô sản là con đường tất yếu để giải phóng không chỉ tầng lớp

vô sản mà còn các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới

Sau khi đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, Nguyễn Ái

Quốc nhận ra rằng chỉ có thông qua cách mạng vô sản và sự liên kết với giai cấp côngnhân toàn cầu mới có thể đạt được mục tiêu giải phóng dân tộc Lênin đã đưa ra những lýthuyết mang tính hệ thống về mối quan hệ giữa các dân tộc bị áp bức với cuộc cách mạng

vô sản toàn thế giới Điều này đã soi sáng cho Nguyễn Ái Quốc về cách giải quyết vấn đềthuộc địa, một vấn đề nổi cộm và cấp bách đối với Việt Nam vào thời điểm đó

Hồ Chí Minh đã dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng vôsản để đưa ra quan điểm này Theo Mác và Lênin, chỉ có giai cấp vô sản – đại diện là giaicấp công nhân, mới có thể lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại chế độ tư bản, áp bức, bóclột và đưa xã hội tiến lên chủ nghĩa xã hội Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng mà trong11,2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.296,304

Trang 7

đó giai cấp công nhân, cùng với sự liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân, lãnh đạocuộc đấu tranh để xây dựng một xã hội công bằng, không có sự bóc lột giữa người vớingười.

Người tin rằng cách mạng vô sản là cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại

sự thống trị của giai cấp tư sản, nhằm xây dựng một xã hội không còn bóc lột, một xã hộicông bằng, bình đẳng và văn minh Tuy nhiên, Người cũng ý thức được rằng để cáchmạng vô sản thành công tại Việt Nam – một quốc gia thuộc địa, nông nghiệp lạc hậu –cần phải có sự điều chỉnh, kết hợp giữa đấu tranh giai cấp với cuộc đấu tranh giải phóngdân tộc

Hơn thế nữa, Người cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc không thể tách rời khỏicách mạng vô sản và nhấn mạnh: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có conđường nào khác con đường cách mạng vô sản”1 Câu nói này thể hiện rõ sự nhận thức sâusắc của Người về tầm quan trọng của việc đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười

và chủ nghĩa Mác-Lênin Lý do là bởi, vào thời điểm đó, Việt Nam là một quốc gia thuộcđịa bị áp bức bởi thực dân Pháp và tầng lớp phong kiến đã trở nên suy thoái, không thểlãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Chỉ có giai cấp công nhân và tầng lớp nôngdân – hai giai cấp bị bóc lột và áp bức nặng nề nhất – mới có động lực mạnh mẽ và đủ sức

để lãnh đạo cuộc cách mạng Trước tiên cần phải giải phóng dân tộc khỏi ách thống trịcủa thực dân, sau đó mới có thể tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa

Điều này thể hiện qua quan điểm của Người về mối quan hệ giữa cách mạng thuộcđịa và cách mạng vô sản toàn thế giới Hồ Chí Minh nhận định, cách mạng giải phóng dântộc tại các nước thuộc địa là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng vô sản thếgiới Điều này không chỉ giúp Việt Nam giành độc lập mà còn góp phần vào cuộc đấutranh chung của các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Những luận điểm về cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc dần hình

thành và phát triển rõ ràng trong các tác phẩm quan trọng như Đường Kách mệnh (1927), Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng Trong bài viết

"Đường Kách Mệnh" (1927), Hồ Chí Minh khẳng định rằng cách mạng thuộc địa là "mộtphần của cách mạng vô sản thế giới" và "chỉ có cách mạng vô sản mới giải phóng được

1 Hồ Chí Minh, Toàn Tập, t.12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.30

3

Trang 8

các dân tộc bị áp bức." Người đã cụ thể hóa các lý thuyết cách mạng vô sản vào điều kiện

cụ thể của Việt Nam, nêu rõ rằng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc phải gắn liền vớicuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nông dân Đây là bước đi sáng suốt, đặt cáchmạng Việt Nam vào quỹ đạo chung của cách mạng vô sản trên thế giới

Hồ Chí Minh thể hiện rõ ràng trong đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản ViệtNam Người tin rằng việc giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân là điều kiệntiên quyết để tiến tới xây dựng chủ nghĩa xã hội Chính vì vậy, dưới sự lãnh đạo của HồChí Minh, cách mạng Việt Nam đã trải qua hai giai đoạn: đấu tranh giải phóng dân tộc(Cách mạng Tháng Tám 1945) và cách mạng vô sản (xây dựng chủ nghĩa xã hội sau khigiành độc lập)

Một điểm nổi bật trong quan điểm cách mạng vô sản của Hồ Chí Minh là tính linhhoạt và sáng tạo trong việc vận dụng lý luận Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng ViệtNam Người không rập khuôn máy móc các lý thuyết từ phương Tây mà luôn sáng tạo,linh hoạt trong việc áp dụng Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng cách mạng vô sản khôngphải là một khuôn mẫu cố định mà cần phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng quốcgia

Cụ thể hơn trong giai đoạn đầu của cách mạng Người đã khẳng định rằng nhiệm vụquan trọng nhất là đánh đổ chế độ thực dân, giải phóng dân tộc Sau khi giành được độclập, cách mạng mới chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong đó giai cấpcông nhân lãnh đạo toàn dân tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội

Điều này cho thấy sự sáng suốt và thực tiễn trong quan điểm của Hồ Chí Minh.Người luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin,tránh việc giáo điều, áp dụng lý thuyết một cách cứng nhắc Chính sự sáng tạo này đãgiúp cách mạng Việt Nam đạt được những thành công quan trọng, đưa đất nước tiến tớiđộc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội

Quan điểm cách mạng vô sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những đónggóp quan trọng vào lý luận cách mạng thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh các nước thuộcđịa đấu tranh giành độc lập Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận cách mạng vô sản vàthực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc đã giúp Hồ Chí Minh lãnh đạo thành công cuộc

Trang 9

cách mạng Việt Nam, đưa đất nước từ một thuộc địa bị áp bức trở thành một quốc gia độclập, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

1.2 Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt Nam, muốn thắng

lợi phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo

Quan điểm của Hồ Chí Minh về Đảng đã được thể hiện qua tác phẩm “Đường cáchmệnh” (năm 1927), người đã khẳng định: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trongthì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giaicấp nọi mợi Đảng có vững, cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vữngthuyền mới chạy”1

Qua đoạn trích trên ta thấy được sự khẳng định về tầm quan trọng của Đảng trongvấn đề cách mạng của đất nước Đảng Cộng sản được ví “như người cầm lái” cho conthuyền cách mạng, là người lãnh đạo cho dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình cáchmạng, cả trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa.Đảng phải được xây dựng vững chãi và có tiềm lực mạnh mẽ thì “thuyền mới chạy” Sựlãnh đạo và vai của Đảng Cộng sản Việt Nam là một điều tất yếu – xuất phát từ yêu cầu tự

do và mong muốn phát triển của dân tộc Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam đã đượcthành lập vào ngày 03/02/1930 cho đến bây giờ, thực tế đã và đang cho thấy vai trò củaĐảng Cộng sản xuyên suốt quá trình phát triển và xây dựng nước đã dẫn dắt dân tộc, đấtnước phát triển theo mục tiêu chủ nghĩa xã hội

Đảng Cộng sản được thành lập là một đảng chính trị tồn tại và phát triển theo quanđiểm của V.I Lênin về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản Hồ Chí Minh là người trungthành với học thuyết Mác – Lênin, đã vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận đó vào điềukiện cụ thể lúc bấy giờ của Việt Nam Học thuyết cho rằng, sự ra đời của đảng cộng sản làsản phẩm kết hợp của chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân Đối với ViệtNam, Hồ Chí Minh nhận định: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sựkết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nướ

Quan điểm của Hồ Chí Minh hoàn toàn phù hợp với tình hình đất nước lúc bấy giờ

Xã hội Việt Nam là xã thuộc địa và phong kiến, với nhiều mâu thuẫn từ các tầng lớp Mâuthuẫn cơ bản nhất là mâu thuẫn giữa toàn nhân dân và các thế lực đế quốc, tay sai Để giải

1 Hồ Chí Minh (2011), Đường Kách Mệnh, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, tr 23

5

Trang 10

quyết những mâu thuẫn đó đã có rất nhiều phong trào đấu tranh nổi lên ở khắp nơi điểnhình như: phong trào Cần Vương (1885 – 1896), phong trào Duy Tân (1906 – 1908),…tuy không thật sự thành công do thiếu sự lãnh đạo và đường lối đúng đắn Tuy nhiên sựnổi dậy của nhân dân đã thể hiện được khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Phong tràođấu tranh của công nhân đã kết hợp nhuần nhuyễn với phong trào yêu nước Dưới sự ảnhhưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, người dân yêu nước ban đầu đi theo xu hướng dân chủ

tư sản cũng dần chuyển sang xu hướng cộng sản Hàng loạt tổ chức yêu nước ra đời, tuykhác nhau về lực lượng, phương thức cũng như khẩu hiệu đấu tranh nhưng cùng đềuhướng đến độc lập Đảng Cộng sản Việt Nam - chính đảng của giai cấp công nhân ViệtNam đã ra đời trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp cũngchính là do nhu cầu tất yếu của xã hội Việt Nam Ngay từ đầu, Đảng Cộng sản đã đứng ranhận sứ mệnh lịch sử to lớn đó là lãnh đạo các tầng lớp nhân dân Việt Nam đấu tranhchống thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc, dân chủ cho nhân dân Sau đó đưa rađường lối chính trị đúng đắn để dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội

Để có thể dẫn dắt nhân dân Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ và đi lên chủ nghĩa xãhội, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh “người cầm lái có vững thuyền mới chạy được” Nghĩa

là phải xây dựng Đảng trong sạch và vững mạnh Tại Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lậpĐảng (năm 1960), Người đã khẳng định: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” Cho thấyđược Người xem đạo đức của mạng là gốc, nền tảng của người cách mạng Đạo đức củaĐảng được thể hiện qua những điểm sau đây:

Thứ nhất, mục đích hoạt động của Đảng là lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc,giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người Nhiệm vụ của Đảng và cũng

là sự nghiệp cách mạng, làm cho dân tộc độc lập, nhân dân có được tự do, ấm no hạnhphúc, hội nghị với các dân tộc trên thế giới

Thứ hai, Cương lĩnh, đường lối, chủ trương và mọi hoạt động thực tiễn của Đảngđều phải nhằm mục đích trên Đảng phải luôn trung thành với lợi ích dân tộc Mục đích rađời của Đảng chỉ duy nhất là làm cho đất nước phát triển, đi lên chủ nghĩa xã hội và đưalại quyền lợi cho nhân dân, không có mục đích riêng

Thứ ba, đội ngũ đảng viên phải luôn luôn thấm nhuần đạo đức cách mạng, ra sức tudưỡng, rèn luyện, suốt đời phấn đấu cho lợi ích của dân, của nước Hồ Chí Minh chú

Trang 11

trọng trong việc rèn luyện các cán bộ, đảng viên Đảng viên phải có đạo đức cách mạng:trung với Đảng, trung với nước hiếu với dân; có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính; chícông vô tư Người coi việc rèn luyện đạo đức là một quá trình liên tục, suốt đời Chỉ khigiữ được đạo đức thì Đảng mới trong sạch và vững mạnh.

Người đã nói rằng: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cáchmạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch,phải xứng đánh là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”1 Từ đó

ta thấy được Đảng là của nhân dân, sinh ra từ nhân dân và vì quyền lợi của nhân dân,Người đề cao mỗi cá nhân trong đó phải rèn luyện đạo đức và hết lòng phục vụ cho dân

Để xây dựng Đảng văn minh hay được Hồ Chí Minh gọi đó là “một Đảng cáchmạng chân chính” được thể hiện ở nội dung sau:

Một là, Đảng văn minh là một Đảng tiêu biểu cho lương tâm, trí tuệ và danh dự củadân tộc

Hai là, Đảng ra đời là một tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển văn minh, tiến bộcủa dân tộc và của nhân loại Mọi hoạt động của Đảng đều xuất phát từ yêu cầu phát triểncủa dân tộc, lấy lợi ích tối cao của dân tộc làm trọng, mọi lợi ích giai cấp đều phải đặtdưới sự phát triển của dân tộc; mọi hoạt động của Đảng đều phải phù hợp với quy luậtvận động của xã hội Việt Nam

Ba là, Đảng phải luôn luôn trong sạch, vững mạnh, làm trong sứ mệnh lịch sử donhân dân, dân tộc giao phó là lãnh đạo giành độc lập cho Tổ quốc và đem lại tự do, ấm

no, hạnh phúc cho nhân dân

Bốn là, xây dựng Đảng văn minh còn thể hiện ở việc Đảng hoạt động trong khuônkhổ Hiến pháp và pháp luật, Đảng không phải tổ chức đứng trên dân tộc

Năm là, Đảng phải văn minh còn thể hiện ở chỗ đội ngũ đảng viên, từ những đảngviên giữ chức lãnh, quản lý trong bộ máy Đảng, Nhà nước đến các đảng viên không giữchức vụ lãnh đạo quản lý đều phải là những chiến sĩ tiên phong, gương mẫu trong côngtác và cuộc sống hằng ngày

1 Hồ Chí Minh, Di chúc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, 1969.

7

Trang 12

Sáu là, Đảng phải có quan hệ quốc tế trong sáng, bảo vệ lợi ích của dân tộc ViệtNam, đồng thời tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của các quốcgia khác; vì hòa bình, hữu nghị và sự phát triển chung của toàn nhân loại.

Xây dựng Đảng là đạo đức, là văn minh là một nội dung đặc sắc trong tư tưởng HồChí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, đó cũng là bước sáng tạo phát triển của Người đốivới lý luận của V.I Lênin về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh và lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, các nguyêntắc hoạt động của Đảng được xác định rõ ràng, đóng vai trò nền tảng cho việc xây dựng

và duy trì sự lãnh đạo vững mạnh, trong sạch của Đảng Các nguyên tắc này giúp Đảnggiữ được bản chất cách mạng, duy trì sự đoàn kết nội bộ và đảm bảo sự lãnh đạo hiệu quả.Dưới đây là những vấn đề nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của Đảng:

Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tưtưởng và kim chỉ nam cho hành động Dẫn đường cho hoạt động của cách mạng cần cómột học thuyết, một chủ nghĩa cách mạng Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh phải luôn trungthành và thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin đồng thời cũng phải vận dụng và sáng tạophù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Thực tế đã cho thấy, chủ nghĩa Mác – Lênin đã giúpcho Đảng đạt được nhiều thành tựu, dẫn dắt nhân dân đi đến các chiến thắng và độc lậpcủa đất nước

Thứ hai, tập trung dân chủ Tập trung và dân chủ có quan hệ mật thiết với nhau Tậptrung trên nền tảng dân chủ, dân chủ phải đi đến tập trung Ý Người muốn nhấn mạnh cácđảng viên phải bày ý kiến của bản thân, phải có tinh thần trách nhiệm và tính tích cực chủđộng Khi đã bày tỏ ý kiến rồi thì phải đi đến tập trung, tức là ý chí thống nhất, hành độngthống nhất mới có sức mạnh

Đảng Cộng sản Việt Nam đề cao nguyên tắc tập thể lãnh đạo, trong đó mọi quyếtđịnh quan trọng đều phải được đưa ra bởi tập thể, không phải do một cá nhân tự quyếtđịnh Tuy nhiên, sau khi đã có quyết định của tập thể, cá nhân phụ trách được phân côngthực hiện nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm cụ thể về công việc mình đảm nhận Từ đóngăn ngừa lạm quyền, độc đoán trong lãnh đạo và quản lý, phát huy vai trò cá nhân trongviệc thực thi nhiệm vụ

Trang 13

Thứ ba, tự phê bình và phê bình Hồ Chí Minh coi đây là quy luật phát triển củaĐảng, là phương pháp để rèn luyện Đảng viên giúp cho các cá nhân trở nên tốt, tiến bộhơn, và tăng cường đoàn kết Đảng viên góp ý, chỉ ra các sai sót của đồng chí với mụcđích xấy dựng, không chỉ trích bôi nhọ và tự nhân xét, đánh giá bản than để tự kiểm điểm,sửa chữa Nguyên tắc này giúp Đảng khắc phục những sai lầm, yếu kém, phát huy tính tựgiác, xây dựng nội bộ.

Thứ tư, đoàn kết, thống nhất trong Đảng Đoàn kết là sức mạnh của Đảng, giúpĐảng vững mạnh và đủ tiềm lực hoàn thành các nhiệm vụ lãnh đạo Người cũng cho rằngđoàn kết là truyền thống quý báu của Đảng Đoàn kết trong cấp ủy, trong những cán bộlãnh đạo chủ chốt; đoàn kết trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm và đường lối.Thứ năm, kỷ luật nghiêm minh, tự giác Đảng viên phải chấp hành mọi quy định,đường lối, nghị quyết Luôn giữ gìn kỷ luật trong hành động và lời nói Kỷ luật trongĐảng phải được thi hành nghiêm minh công bằng với mọi đảng viên không phân biệtchức vự

Thứ sáu, Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn Quyền lực của Đảng là do nhân dân

và vì nhân dân Vì thế phải luôn chỉnh đốn để mục đích của Đảng là luôn hướng đến pháttriển đất nước, mang lại lợi ích cho nhân dân Thường xuyên sàng lọc các cá nhân có tưtưởng xấu

Thứ bảy, Đảng phải liên kết mật thiết với nhân dân Đảng Cộng sản là một phần củatoàn thể dân tộc Việt Nam Tất cả phải cùng hướng đến mục đích chung là độc lập dân tộctheo hướng chủ nghĩa xã hội, là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh

1.3 Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đoàn kết toàn dân

tộc, lấy liên minh công – nông làm nền tảng.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, cùng với nội dung độc lập, tự do dân tộc,dân tộc tự quyết, dân tộc gắn với giai cấp, nhân loại; dân tộc với chủ nghĩa xã hội, còn nổibật lên tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc Hồ Chí Minhkhẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thànhcông”1 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, là nhân tố cơ bản quyết định

1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 13, Nxb CTQG H, 2011, tr.119.

9

Trang 14

thắng lợi của cách mạng Việt Nam, là mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng cách mạng

là điểm xuất phát, sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ đường lối, chủ trương của Đảng

Về đại đoàn kết dân tộc, theo Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng là sự nghiệp củatoàn thể dân tộc, chứ không phải là công việc của một hai người, mà bao gồm tất cả cácgiai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội; bao gồm các dân tộc sống trên lãnh thổ ViệtNam, không phân biệt ngành nghề, các lứa tuổi giới tính; đồng bào các tôn giáo, các đảngphái Đó là lực lượng trong khối đại đoàn kết rộng lớn, đông đảo và đa dạng đó, liênminh công - nông - trí thức là nền tảng, Người nêu rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phảiđoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầnglớp nhân dân lao động khác, đó là nền gốc của đại đoàn kết Việc này cũng như cái nềncủa nhà, gốc của cây Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhândân khác”1 Hồ Chí Minh khẳng định đoàn kết dân tộc không chỉ dừng lại ở quan niệm,lời kiêu gọi, mà có tổ chức, định hướng và có lãnh đạo đó là Mặt trận dân tộc thống nhất.Mặt trận cần lấy liên minh công - nông - trí thức làm nền tảng, tập hợp rộng rãi mọi tổchức và cá nhân yêu nước trong Mặt trận dân tộc thống nhất, do Đảng của giai cấp côngnhân lãnh đạo Để Mặt trận bền vững, lâu dài, thì Liên minh công - nông - trí thức phảivững Đảng tổ chức và xây dựng Mặt trận bằng việc đề ra chính sách phù hợp với từngthời kỳ cách mạng Người khẳng định đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở thốngnhất giữa lợi ích của quốc gia dân tộc với quyền lợi cơ bản của các giai tầng trong xã hội.Người đưa ra chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là chìa khóa vạn năng, điểmhội tụ thắng lợi của chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh Tất cả các dân tộc trên thế giớiđều bình đẳng, có quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, một nước độc lập màdân không có được tự do, hạnh phúc thì chẳng có ý nghĩa gì

Trong đại đoàn kết dân tộc là phải tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợicủa nhân dân, đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đoàn kết phải chânthành, thẳng thắn, thân ái; đoàn kết lâu dài, chặt chẽ; đoàn kết phải gắn với tự phê bình vàphê bình Hồ Chí Minh cho rằng: Dân là gốc rễ, là nền tảng là chủ thể của đại đoàn kết.Dân là nguồn sức mạnh vô tận, vô địch của khối đại đoàn kết Dân là chỗ dựa vững chắccủa Đảng Cộng sản và hệ thống chính trị Người cho rằng, trong đoàn kết có đấu tranh,

1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb CTQG H, 2011, tr.244, 30.

Ngày đăng: 11/11/2024, 20:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Trần Nhật Đức, Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc và thuộc địa, https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/80/140216/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-cach-mang-giai-phong-dan-toc-va-thuoc-dia, truy cập ngày 27/04/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc và thuộc địa
5. Hồ Chí Minh Toàn tập (2000), Tập 1-13, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh Toàn tập
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
8. Khoa Lý luận cơ bản. (2020). Phát huy vai trò của sinh viên trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trường Đại học Khánh Hòa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy vai trò của sinh viên trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Tác giả: Khoa Lý luận cơ bản
Năm: 2020
10. Th.S Hoàng Công Tuấn, Tìm hiểu về cách mạng giải phóng dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh,http://truongchinhtrithainguyen.gov.vn/vi/nghien-cuu-khoa-hoc/Nghien-cuu-Trao-doi/tim-hieu-ve-cach-mang-giai-phong-dan-toc-trong-tu-tuong-ho-chi-minh-185.html, truy cập ngày 27/04/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu về cách mạng giải phóng dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Đồng Anh Dũng (2010). Sự phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng từ năm 1930 đến năm 1954. Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị Khác
2. Phạm Thị Diễm (2018). Sự kết hợp giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tiểu luận tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
4. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (2021), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội Khác
6. Hoàng, T. N. T. (2022). Phát huy vai trò sinh viên, thanh niên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Khác
9. Trần Dân Tiên (1948), Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w