1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” CỦA MẠC NGÔN pot

127 653 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” CỦA MẠC NGÔN NGUYỄN TRUNG NAM LỚP ĐH6C2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” CỦA MẠC NGÔN Giảng viên hướng dẫn Ths. PHÙNG HOÀI NGỌC LONG XUYÊN, 05/2009 TRI ÂN Trước hết, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Phùng Hoài Ngọc, người hướng dẫn tôi thực hiện khoá luận tốt nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến các thầy cô trong bộ môn Ngữ văn, các thầy cô phản biện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khoá luận. Cảm ơn người thân, bạn bè đã động viên và khích lệ tôi rất nhiều trong thời gian tôi thực hiện khoá luận tốt nghiệp. TRÂN TRỌNG CẢM ƠN! MỤC LỤC ó PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài ………………………………………………………………………………… …… 1. 2. Mục đích nghiên cứu ………………………………………………………………………………… . 2. 3. Lịch sử vấn đề ………………………………………………………………………………… …………. 2 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………………… 3 5. Đóng góp của đề tài……………………………………………………………………………… …… 3 6. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………………… …. 3 7. Dàn ý của khoá luận…………………………………………………………………………… ……… 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Nhân vật trong tác phẩm văn học…………………………………………………………………… 6 2. Quan niệm nghệ thuật về con người – phạm trù trung tâm của thi pháp học hiện đại…………………………………………………………………………… ………. 7 CHƯƠNG 2: VÀI NÉT VỀ TIỂU THUYẾT TRUNG QUỐC VÀ NHÀ VĂN MẠC NGÔN 1. Tiểu thuyết Trung Quốc…………………………………………………………………………… … 8 1.1. Tiểu thuyết Trung Quốc cổ điển……………………………………………………………. 8 1.2. Tiểu thuyết trung Quốc thời kì đổi mới…………………………………………………. 8 1. 2. Nhà văn Mạc Ngôn ………………………………………………………………………………… ……. 12 CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” CỦA NHÀ VĂN MẠC NGÔN 1. Hình tượng người mẹ vĩ đại và đau thương …………………………………………………. 16 1.1. Đứa con dâu của xã hội phong kiến Trung Quốc……………………………… 16 1.2. Người mẹ Lỗ thị – thân phận đất nước Trung Hoa vĩ đại và đau thương 18 1. Hình tượng những cô gái biết ước mơ, khao khát sống và hành động…………… 22 2. Hình tượng đám con rể gia đình Thượng Quan – những quyền lực chi phối vùng Cao Mật…………………………………………………………………………… ………………. 38 3.1. Kháng chiến chống Nhật, nội chiến và những lực lượng chính trị trong buổi bình minh thời đại…………………………………………………………………………… ………………………………. 38 3.1.1. Sa Nguyệt Lượng, từ du kích đến Hán gian………………………… 40 3.1.2. Tư Mã Khố và Lỗ Lập Nhân, hai thế lực đại diện cho cuộc nội chiến…………………………………………………………………… 41 3.2. Đất nước trong thời kì mới, những thế lực mới và sự thác loạn………… 51 1. Một kết cấu độc đáo được xây dựng thông qua đôi mắt của Kim Đồng………… 53 KẾT LUẬN………………………………………………………………………… ……………………………… 58 PHỤ LỤC 1……………………………………………………………………………… ………………………… 59 PHỤ LỤC 2……………………………………………………………………………… ………………………… 63 PHỤ LỤC 3……………………………………………………………………………… ………………………… 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………… 75 PHẦN MỞ ĐẦU ó 1. Lý do chọn đề tài Nền văn học Trung Quốc đương đại có những thành tựu rực rỡ với sự xuất hiện của một loạt tác giả nổi tiếng: Giả Bình Ao, Vệ Tuệ, Mạc Ngôn, Tào Đình, Lưu Quốc Phương, Ngô Huyền,… Với nhận thức mới về thời đại, những tác giả Trung Quốc đương đại đã đưa hiện thực. Cuộc sống xã hội vào trong tác phẩm của mình một cách tự nhiên và chân thật, họ đã đưa văn học về đúng với chức năng cơ bản của nó, tức là phản ánh số phận con người. Tiểu thuyết “Báu vật của đời” của nhà văn Mạc Ngôn là một tác phẩm thể hiện rõ nét quan điểm sáng tác ấy. “Báu vật của đời” đã khái quát cả một giai đoạn lịch sử hiện đại đầy bi tráng của đất nước Trung Hoa thông qua các thế hệ trong gia đình Thượng Quan. Gia đình Thượng Quan là một hình ảnh thu nhỏ của đất nước Trung Quốc qua các thời kì lịch sử. (Phạm Xuân Nguyên, tanvien.net) Đọc “Báu vật của đời” chúng ta thấy được một xã hội trần trụi được Mạc Ngôn mô tả rất tỉ mỉ. Trong xã hội ấy, chiến tranh, tệ nạn xã hội mà điển hình là cái xấu cái ác luôn đè nặng lên mỗi con người. Hiện thực trong “Báu vật của đời” khái quát rộng lớn nhưng cụ thể. Cái nhìn của tác giả dựa trên quan điển của nhân dân vì vậy những sự kiện lịch sử không hề có điểm gãy, đồng thời soi rọi vào tận cùng những góc khuất từ đó trả lại ý nghĩa thật sự cho lịch sử. “Báu vật của đời” có một kết cấu chằng chịt, dày đặc các hình ảnh chi tiết nghệ thuật nhưng vẫn giữa được nét truyền thống qua hình thức biên niên sử; một hệ thống hình tượng nhân vật đa hình đa dạng, sâu sắc và mang nhiều ý nghĩa; phương thức “lạ” hóa độc đáo mới lạ; điểm nhìn trần thuật sáng tạo thể hiện sự quan sát tinh tường và khéo léo của nhà văn; cùng với một lối viết tỉnh táo lạ thường khi đứng trước các vấn đề lịch sử… Một phong cách độc đáo, sự tổng hòa của văn học phương Đông và phượng Tây, sự dung hòa giữa truyền thống và hiện đại… Đó là những gì chúng ta có thể cảm nhận được khi đọc “Báu vật của đời” của nhà văn Mạc Ngôn. “Báu vật của đời” đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ nỗi xót xa này đến nỗi xót xa khác, từ thú vị này đến thú vị khác, từ thái cực tình cảm này đến thái cực tình cảm khác – đó là sức hút mà tiểu thuyết này tạo ra được đối với độc giả. Đó cũng là tài văn của nhà văn. Từ những điều nêu trên, chúng tôi cảm nhận rằng “Tìm hiểu tiểu thuyết Báu vật của đờ” của Mạc Ngôn” là một vấn đề rất thú vị. Chúng tôi muốn đi sâu khám phá để có những hiểu biết đúng đắn về một số giá trị độc đáo của tiểu thuyết “Báu vật của đời”. Hi vọng rằng đề tài này cũng sẽ giúp bạn đọc quan tâm tới tiểu thuyết đương đại Trung Quốc có thể tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng và trọn vẹn hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn”, chúng tôi hướng vào những mục tiêu sau: - Nghiên cứu các hình tượng nhân vật từ đó làm sáng tỏ tư tưởng của nhà văn. - Tìm hiểu một kết cấu độc đáo vừa hiện đại vừa truyền thống. - Phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu văn học Trung Quốc, đặc biệt là văn học Trung Quốc đương đại trong nhà trường và công tác giảng dạy sau này. 3. Lịch sử vấn đề Tiểu thuyết “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn là một bộ tiểu thuyết đương đại đang tạo được sức hút mạnh mẽ đối với độc giả và giới nghiên cứu bởi tính hiện thực và những nét nghệ thuật đặc sắc của nó. Nhưng vì là một tác phẩm đương đại nên số lượng những bài nghiên cứu về “Báu vật của đời” tương đối ít ỏi. Đồng thời những bài nghiên cứu ấy cũng chỉ tiếp cận sơ lược tác phẩm dưới góc độ xã hội hoặc xoay quanh các yếu tố lịch sử, chính trị… mà chưa có công trình nào chuyên đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vậttìm hiểu kết cấu trong “Báu vật của đời”. 3.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Các nhà nghiên cứu Trung Quốc, Nhật và Đức đã đứng dưới góc độ xã hội hoặc dựa trên các yếu tố chính trị, lịch sử… để đánh giá về nội dung và nghệ thuật của “Báu vật của đời”. Từ quan điểm xuất phát đó, họ chỉ ra những điểm tiến bộ và hạn chế của nhà văn. Có thể chia thành hai nhóm quan điểm như sau: Thứ nhất, nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đứng trên phương diện chính trị đã lên tiếng bài trừ “Báu vật của đời” ngay khi tác phẩm này được xuất bản tại Trung Quốc (Tác gia xuất bản xã, 9/1995) với lí do tác phẩm đã vi phạm vào “vùng cấm” của văn học (Mạc Ngôn và những lời tự bạch, 2004). Thứ hai, nhóm các nhà văn nghiên cứu dưới góc độ xã hội để tìm ra những nét độc đáo trong “Báu vật của đời”. Trong các bài viết này, họ đã chỉ ra những sự sáng tạo trong việc tạo ra một thủ pháp “lạ hoá” độc đáo, sáng tạo những huyền thoại mới bên cạnh những huyền thoại cổ xưa (Trương Thành, Chu Ân, Ta-chi-gang). Có người lại tìm sự ảnh hưởng của văn học phương Tây và Mĩ Latin đối với Mạc Ngôn thông qua tiểu thuyết“Báu vật của đời” (Wolfgan Kunbim, GS. Các Hồng Binh, Ths. Tống Hồng Lĩnh). Bản thân tác giả Mạc Ngôn cũng viết cuốn “Tự bạch” để giãi bày thêm về việc viết văn của mình. 3.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Nhà văn Mạc Ngôn được độc giả Việt Nambiết nhiều khi “Báu vật của đời”được dịch giả Trần Đình Hiến dịch và xuất bản tháng 2 năm 2001. Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng dựa trên nhiều góc độ để đưa ra những quan điểm, những nhận xét riêng của mình về tiểu thuyết “Báu vật của đời”. Nhà văn Nguyễn Khắc Phê đào sâu vào thủ pháp lạ hoá của Mạc Ngôn bằng cái nhìn tổng quát toàn bộ những tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt (Tài “phù phép” của Mạc Ngôn, Báo Tiền Phong online). Trong bài “Sự sinh, sự chết, sự sống: Đọc “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn” đăng trên trang tanviet.net ngày 04/08/2005, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã tóm lược những điểm chính trong “Báu vật của đời” và đưa ra những nhận định về tác giả, tác phẩm. Có người lại dựa vào “Báu vật của đời” để tìm ra sự sáng tạo của Mạc Ngôn trong việc đưa hơi thở hiện đại vào đề tài lịch sử (Vương Trí Nhàn, Lê Huy Tiêu, Trần Trung Hỷ). Trong Tiểu luận “Một số vấn đề văn học Trung Quốc đương đại” (2007), PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp cũng đã điểm qua những nét đặc sắc của Mạc Ngôn thông qua những tác phẩm đã được dịch. Trên đây là sơ lược một số công trình nghiên cứu về tiểu thuyết “Báu vật của đời” của các nhà nghiên cứu nước ngoài và ViệtNam. Chúng tôi chưa đọc thấy công trình nào đi sâu nghiên cứu phương diện hình tượng nhân vật và kết cấu của tiểu thuyết làm thấy được những giá trị đáng ghi nhận của các sáng tác cũng như những sáng tạo độc đáo của các nhà văn Mạc Ngôn. Với tinh thần học tập không ngừng, chúng tôi sẽ kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu, những ý kiến bổ ích từ người đi trước để đi sâu tìm hiểu các hình tượng nhân vật và kết cấu của tiểu thuyết “Báu vật của đời” một cách cụ thể, có hệ thống. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là bộ tiểu thuyết “Báu vật của đời” của nhà văn Mạc Ngôn, trong đó đi sâu vào các hình tượng nhân vật nổi bật và kết cấu của tiểu thuyết. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chưa có điều kiện nghiên cứu toàn bộ những đặc điểm của một tiểu thuyết. Cũng như chưa có điều kiện tìm hiểu nguyên tác do hạn chế về mặt ngôn ngữ. Đề tài của chúng tôi chủ yếu dựa trên bản dịch của dịch giả Trần Đình Hiến do Nhà xuất bản Văn nghệ Hà Nội ấn hành năm 2001 có độ dài 860 trang. 5. Đóng góp của đề tài Đến với đề tài này, chúng tôi muốn bước đầu nghiên cứu các hình tượng nhân vậttìm hiểu nét đặc sắc của kết cấu, từ đó thấy được tài năng độc đáo của nhà văn Mạc Ngôn. Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho người đọc nói chung và người làm khóa luận nói riêng có được cái nhìn đúng đắn, sâu sắc và toàn diện hơn về nội dung tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn Mạc Ngôn. Ở một phạm vi nhất định, đề tài hi vọng sẽ cung cấp một số tài liệu tham khảo cho những ai yêu thích tác phẩm này, phục vụ cho việc học tập, giảng [...]... con người – phạm trù trung tâm của thi pháp học hiện đại Chương 2: Vài nét về tiểu thuyết Trung Quốc và nhà văn Mạc Ngôn 1 Tiểu thuyết Trung Quốc ` 1.1 Tiểu thuyết Trung Quốc cổ điển 1.2 Tiểu thuyết Trung Quốc thời kì đổi mới 1 Tác giả Mạc Ngôn Chương 3: Tìm hiểu tiểu thuyết “Báu vật của đời” của nhà văn Mạc Ngôn 1 Hình tượng người mẹ vĩ đại và đau thương 1.1 Đứa con dâu của xã hội phong kiến Trung Quốc... lên, Mạc Ngôn từ giã làng quê đi làm thợ, đi lính, nhưng ngôn ngữ trong tiểu thuyết của ông vẫn đượm mùi dân dã Ngôn ngữ tự thuật của ông là thiên biến vạn hóa, chen nhiều ca dao thành ngữ, có hơi hướng cổ thi, danh ngôn biền ngẫu, có nhiều câu hay lời đẹp, có thanh có tục CHƯƠNG 3 TÌM HIỂU TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” CỦA NHÀ VĂN MẠC NGÔN 1 1 1.1 HÌNH TƯỢNG NGƯỜI MẸ VĨ ĐẠI VÀ ĐAU THƯƠNG ĐỨA CON DÂU CỦA... bật các luận điểm cần triển khai Sau đó thâu tóm, khái quát chúng lại 7 Dàn ý của khóa luận Tên khóa luận Tìm hiểu tiểu thuyết “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 2 Mục đích nghiên cứu 3 Lịch sử vấn đề 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5 Đóng góp của đề tài 6 Phương pháp nghiên cứu 7 Dàn ý của khóa luận PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận 1 Nhân vật trong tác phẩm văn học... tiểu thuyết của ông mang màu sắc bi thương Nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Mạc Ngôn khá độc đáo Tiểu thuyết truyền thống thường dùng ngôi thứ ba để thuật chuyện, còn ở tiểu thuyết Mạc Ngôn thường được kể theo ngôi thứ nhất “tôi” “Tôi” có khi là người, có khi là đồ vật hoặc động vật; có cái “tôi” là hiện thực, có cái “tôi” là sự kết hợp giữa vật và người Trong Cao lương đỏ, “tôi” kể về câu chuyện của. .. cuộc sống Tiểu thuyết của Mạc Ngôn không còn là cốt truyện hoàn chỉnh như tiểu thuyết truyền thống mà nó chỉ còn là “cái khung truyện” mà thôi Nhưng trong cái khung truyện ấy chứa đầy cảm giác, đó là linh hồn của tiểu thuyết Mạc Ngôn Ông có biệt tài nắm bắt cảm giác Thế giới cảm giác trong tiểu thuyết Mạc Ngôn mang sắc thái chủ quan mãnh liệt Đứng trước khách thể, ông “rót” ấn tượng chủ quan của mình... trong tác phẩm văn học chính là con người hoặc các loài cây, các sinh thể hoang đường, đồ vật nhưng mang những đặc điểm giống với con người Nhân vật ấy là đứa con tinh thần của nhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể hiện quan niệm thẩm mĩ và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về cuộc đời và con người Các nhà lí luận cũng nhấn mạnh đến tính nghệ thuật, tính ước lệ của nhân vật văn học Nhân vật văn học có thể... đỏ, Rượu Cao Lương, Nhà quàn Cao Lương, Cẩu đạo, Da chó), Báu vật của đời (Mông to vú nở), Đàn hương hình… Nhiều người gọi những tác phẩm của Mạc Ngôntiểu thuyết “cảm giác mới” Cảm giác mới bắt nguồn từ nhận thức luận của chủ nghĩa biểu hiện và phương pháp biểu hiện tư tưởng của chủ nghĩa đa đa Tiểu thuyết cảm giác mới đối lập với tiểu thuyết hiện thực truyền thống, nó không đơn thuần miêu tả hiện... cứu “Báu vật của đời” nói riêng, văn học Trung Quốc đương đại nói chung 6 Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp hệ thống Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã tuyển chọn các loại hình tượng nhân vật người trong tác phẩm và đồng thời tìm hiểu kết cấu cực hiện đại của “Báu vật của đời” Do đó, để việc nghiên cứu được thuận lợi, chúng tôi đã chọn phương pháp hệ thống Phương pháp này giúp chúng tôi hiểu. .. nhất định của thời đại, tạo ra một quan niệm của nó về thế giới và con người CHƯƠNG 2 VÀI NÉT VỀ TIỂU THUYẾT TRUNG QUỐC VÀ NHÀ VĂN MẠC NGÔN 1 1 1.1 TIỂU THUYẾT TRUNG QUỐC TIỂU THUYẾT TRUNG QUỐC CỔ ĐIỂN Mầm mống tiểu thuyết ở Trung Quốc xuất hiện rất sớm, vào đời Ngụy Tấn (thế kỉ thứ III – IV) dưới dạng “chí quái” – chuyện ghi chép lại những việc quái dị hoặc những việc thuộc sinh hoạt cá nhân của các... thần của một số nhân vật mà còn lưu lại rất nhiều sử liệu có liên quan đến những mặt chính trị, quân sự và văn hóa của thời đại đó.Sự đột phá của tiểu thuyết lịch sử đã dành được thu hoạch to lớn mà văn học thời kì mới đã đem đến cho độc giả Trong tiểu thuyết của thời kì “mười bảy năm” ngay cả thời “Ngũ tứ”, tiểu thuyết lịch sử của Trung Quốc là vùng trống vắng trong sáng tác văn học Trung Quốc Nguyên . LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” CỦA MẠC NGÔN NGUYỄN TRUNG NAM LỚP ĐH6C2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI”. mới…………………………………………………. 8 1. 2. Nhà văn Mạc Ngôn ………………………………………………………………………………… ……. 12 CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” CỦA NHÀ VĂN MẠC NGÔN 1. Hình tượng người mẹ vĩ đại. kì đổi mới 1. Tác giả Mạc Ngôn Chương 3: Tìm hiểu tiểu thuyết “Báu vật của đời” của nhà văn Mạc Ngôn 1. Hình tượng người mẹ vĩ đại và đau thương 1.1. Đứa con dâu của xã hội phong kiến Trung

Ngày đăng: 29/06/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w