Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 94 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
94
Dung lượng
819,14 KB
Nội dung
TIỂU LUẬN:
TỰ ĐỔIMỚI, TỰ CHỈNHĐỐNĐẢNG
ĐỂ ĐẢMBẢOCHOSỰTHÀNHCÔNG
CỦA CÔNGCUỘCĐỔIMỚIVÀPHÁT
TRIỂN ĐẤTNƯỚC
Trên cơ sở làm rõ thực trạng công tác xây dựng vàchỉnhđốnĐảng trong công
cuộc đổimớiđất nước, tác giả bài viết đã đi đến kết luận:Tựđổimới,tựchỉnhđốn
Đảng, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh đểđảmbảochosựthành
công củacôngcuộcđổimớivàpháttriểnđất nước, Đảng cần phải quan tâm đặc
biệt đến hai khâu then chốt nhưng lại đang khá bức xúc cần tựđổimớivàchỉnh
đốn sớm để làm chỗ dựa cho các khâu khác là công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết
thực tiễn vàđổimới phương thức lãnh đạo của Đảng.
1. Thử nhìn vào thực trạng
Sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu chỉ thấy và chỉ nhìn vào mặt tiêu cực, mặt suy thoái,
hay như mọi người thường nói, sự xuống cấp trong lĩnh vực đạo đức của xã hội nói
chung vàcủađảng viên nói riêng, hoặc sự kém hiệu quả trong kinh tế và trong quản
lý xã hội, sự mất dân chủ ở nơi này hay nơi kia, những yếu kém trong lĩnh vực này
hay lĩnh vực khác mà người đảng viên phụ trách mắc phải, v.v. để qua đó chê bai
hoặc hạ thấp vai trò của Đảng, nghi ngờ rồi đi đến phủ nhận quyền lãnh đạo xã hội
của ĐảngCộng sản Việt Nam.
Những thành tựu to lớn trong 20 năm đổimới vừa qua là do chính quần chúng nhân
dân, do cán bộ, công chức vàđảng viên ở các cương vị khác nhau dưới sự lãnh đạo
của Đảng tạo ra. Tất cả họ đều đã biết vượt qua sức ỳ, biết dứt khoát bứt phá ra khỏi
sự trì trệ của một thời và tìm mọi cách để sáng tạo, để đưa các kế hoạch vàchính
sách của Nhà nước vào cuộc sống, để biến đường lối củaĐảngthành hiện thực, góp
phần đưa đấtnước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài trong nhiều
năm. Họ đã cống hiến biết bao nhiêu sức lực, trí tuệ, tài năng chocôngcuộcđổi
mới, xây dựng vàpháttriểnđất nước. Đã có biết bao nhiêu tấm gương sáng cùng
những điển hình tiên tiến, những người tốt, việc tốt trong mọi lĩnh vực củađời sống
xã hội. Trong số những người đã có công đóng góp to lớn đó chođấtnước chắc
chắn số đảng viên chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Đa số cán bộ vàđảng viên đã có
bước trưởng thành về tất cả các mặt và đóng vai trò tiên phong trong côngcuộcđổi
mới toàn diện đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tốt, mặt tích cực là chủ đạo và không thể phủ nhận đó,
chúng ta cũng đang phải chứng kiến cả sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức
và lối sống trong một bộ phận dân cư vàđảng viên, kể cả đảng viên có chức, có
quyền, có quá trình cống hiến cho Tổ quốc. Đại hội Đảng lần thứ X đã có những
nhận định quan trọng liên quan đến điều này. Đó là: “Một bộ phận cán bộ, đảng
viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt các cấp yếu kém về phẩm chất, năng lực và tinh
thần trách nhiệm, vừa thiếu tính tiên phong, gương mẫu, vừa không đủ trình độ,
năng lực hoàn thành nhiệm vụ”(1). Bên cạnh đó, “tình trạng suy thoái về chính trị,
tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn liền
với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn đang diễn ra nghiêm trọng chưa được
ngăn chặn có hiệu quả”(2).
Như vậy, có thể nói, tại Đại hội X, Đảng ta đã nhìn thẳng vào thực trạng, chỉ ra
những yếu kém về năng lực, trình độ, ý thức chính trị, phẩm chất và cả những
nguyên nhân của thực trạng yếu kém đó trong cán bộ vàđảng viên. Trước một thực
trạng nóng bỏng như vậy, nếu không tìm được cách sớm khắc phục và khắc phục
một cách có hiệu quả thì sự thoái hoá, sự tụt hậu củađảng viên và cán bộ sẽ dẫn đến
nguy cơ tụt hậu cả về lý luận lẫn về năng lực lãnh đạo và không loại trừ cả sự thoái
hoá trong Đảng. Vì vậy, Đại hội đã dẫn lại và nhấn mạnh những tư tưởng quan
trọng đã được ghi trong Cương lĩnh xây dựng đấtnước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (1991) mà lâu nay chưa được chú ý đúng mức. Đó là: “Đảng phải
vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải thường xuyên tựđổi
mới, tựchỉnh đốn”(3). Điều này khác với cách nói, cách viết đơn giản và phổ biến
lâu nay làxây dựng, chỉnhđốn Đảng. Vì vậy, Văn kiện Đại hội X yêu cầu phải “tiếp
tục tựđổimới,tựchỉnhđốn Đảng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính
tiên phong, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng
Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có bản lĩnh
chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, có tầm trí tuệ cao, có phương thức lãnh
đạo khoa học, luôn gắn bó với nhân dân”(4).
2. Từ thực trạng ấy, trước hết cần phải tựđổimới,tựchỉnhđốncông tác nghiên
cứu lý luận và tổng kết thực tiễn
Nhấn mạnh sựtựđổimới,tựchỉnhđốn Đảng, Đảng ta đã ý thức rõ được cả những
nhu cầu nội tại lẫn những yếu kém, bất cập và cả những gì đó không ổn hay chưa ổn
đang tồn tại trong cơ thể mình. Đảng cần phải tựchỉnh đốn, tựđổimớiđể đi lên
mới mong bắt kịp thời đại, mới mong tránh được sự tụt hậu cả về lý luận lẫn về khả
năng cầm quyền và lãnh đạo xã hội. Đó cũng chính là nhiệm vụ xây dựng Đảng
vững mạnh về mọi mặt đảmbảochosựthànhcôngcủacôngcuộcđổimớivàphát
triển đất nước. Tựđổimới,tựchỉnhđốnđểĐảng nâng cao năng lực hoạch định
đường lối, chủ trương, chính sách, năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của
mình.
Để nâng cao được tất cả những năng lực đó củaĐảng thì trước tiênphải coi trọng
công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn. Không thể phủ nhận rằng, chủ
trương này củaĐảng ta là nhất quán từ trước đến nay và đã được ghi rõ trong nhiều
văn kiện quan trọng. Côngcuộcđổimới thu được kết quả to lớn như vừa qua có
phần đóng góp không nhỏ củacông tác lý luận và tổng kết thực tiễn. Tuy nhiên,
phải thẳng thắn thừa nhận rằng, những đóng góp trong lĩnh vực lý luận chưa tương
xứng với tiềm năng củađội ngũ này và chưa như mong muốn của Đảng. Nguyên
nhân của tình trạng ấy thì có nhiều. Có sức ỳ của cách tổ chức nghiên cứu lạc hậu.
Có sức ỳ trong tư duy củađội ngũ những người nghiên cứu lý luận. Có cả những sự
dò xét, cảnh giác quá mức đối với một ý kiến mới nào đó. Và cũng có cả những sự
sợ sệt vô hình do di sản nặng nề từ những án không tuyên trong quá khứ. Mặc dù
bầu không khí dân chủ hoá xã hội mở đầu từ Đại hội VI đã thực sự hiện hữu, nhưng
những sựdè chừng vẫn còn được coi là cái van an toàn đối với nhiều người nghiên
cứu. Không nên để tình trạng này kéo dài hơn nữa, vì rằng, trong thực tế, Đảngđòi
hỏi, Đảng khuyến khích nhưng cơ chế đôi khi lại làm người ta sợ.
Cho đến nay, việc chưa có được sự bứt phá trong lý luận và việc “công tác lý luận
chưa làm sảng tỏ được một số vấn đề quan trọng trong côngcuộcđổi mới”, “lý luận
chưa giải đáp được một số vấn đềcủa thực tiễn đổimớivà xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở nước ta”(5) một phần không nhỏ bắt nguồn từ những lý do trên đây. Đã đến
lúc Đảng cần tựđổimới,tựchỉnhđốncông tác lãnh đạo nghiên cứu lý luận và tổ
chức nghiên cứu lý luận cũng như công tác nghiên cứu khoa học xã hội nói riêng.
Xưa nay, những tư tưởng mới trong khoa học xã hội, trong lý luận ban đầu thường
xuất pháttừ ý kiến riêng lẻ của các cá nhân khi sựtự do và dân chủ được đảmbảo ở
mức tối đa. Vì vậy, chúng ta rất cần một sựđổimới trong cách nhìn nhận và khuyến
khích đối với những ý kiến mang tính đột phá mà có thể ban đầu chưa thật thuận tai
cho lắm. Còn nếu cứ đi theo lối mòn thì không bao giờ có thể có được sự bứt phá
trong lĩnh vực này. Thực tiễn từ trước đổimới đến nay đã cho ta không ít dẫn chứng
tích cực. Những ý kiến ban đầu trong việc đánh giá thực trạng xã hội ta khủng
hoảng hay không khủng hoảng, về vai trò động lực của lợi ích và lợi ích cá nhân
trong hoạt động của con người và trong việc thúc đẩy xã hội, về khoán sản phẩm
trong nông nghiệp, về sự đa dạng các loại hình sở hữu và kinh tế nhiều thành phần,
về kinh tế thị trường, kinh tế tri thức, về vai trò động lực của dân chủ, về việc đảng
viên được cho phép làm kinh tế tư nhân, về tính tất yếu của quá trình toàn cầu hoá,
về việc Việt Nam hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá, về nhà nước pháp
quyền, về tính chất của Đảng, về những nguy cơ bất ổn trong xã hội do sự mất dân
chủ ở nông thôn và ở các vùng đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên và rất nhiều các vấn
đề khác cũng là những ý kiến riêng lẻ của một số người, nhưng về sau đã được thừa
nhận là đúng và thực tiễn cũng xác minh là đúng. Tuy nhiên, trước khi các ý kiến
đó được thừa nhận thì tác giả của chúng, ở các mức độ khác nhau, đã bị từ chối, đã
chịu tai tiếng, chịu sự phê phán có khi công khai, có khi ngấm ngầm. Đấy cũng là
những bài học về việc phải phân biệt và tôn trọng những ý kiến tâm huyết, có tinh
thần xây dựng và khoa học với những ý kiến có dụng ý không tốt. Nói tóm lại,
Đảng cần có sựtựđổimới trong tổ chức và lãnh đạo công tác nghiên cứu lý luận,
tạo điều kiện cho người nghiên cứu bám sát được thực tiễn và qua đó, đểđảng viên
của Đảng cũng được thường xuyên gần dân hơn, nắm bắt các vấn đề nhanh nhạy
hơn như Đại hội X yêu cầu.
3. Khâu then chốt - đổimới phương thức lãnh đạo củaĐảng
Đại hội Đảng lần thứ X đề ra nhiệm vụ quan trọng là tựđổimới, tự chỉnhđốn
Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, trong đó có việc chú
trọng nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ, kiện toàn vàđổimới hoạt động
của tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, đổimới tổ chức,
bộ máy công tác cán bộ và đặc biệt là đổimới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Đại hội còn chỉ rõ rằng, việc đổimới phương thức lãnh đạo củaĐảng phải đồng bộ
với đổimới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, đổimới kinh tế, thực hành
dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng. Khâu mấu chốt ở đây là đổimới
phương thức lãnh đạo củaĐảngđối với Nhà nước ở tất cả các cấp, từ trung ương
đến cơ sở. “Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng đường lối, quan điểm, các nghị quyết;
lãnh đạo thể chế hoá, cụ thể hoá thành hiến pháp, pháp luật, kế hoạch, các chương
trình công tác lớn của Nhà nước; bố trí đúng cán bộ và thường xuyên kiểm tra việc
tổ chức thực hiện”(6).
Những luận điểm trên đã được thực thi trong thực tế từ nhiều năm qua, chứ không
phải đến Đại hội X mới được nêu ra. Song, phải thừa nhận rằng, suốt thời gian đó
và cả hiện nay, hiệu quả đạt được trong nhiều lĩnh vực không như mong muốn, nhất
là trong lĩnh vực sản xuất và quản lý kinh tế. Vẫn có sự lãnh đạo của Đảng, vẫn có
sự quản lý của Nhà nước, nhưng sự chồng chéo, sự kém hiệu quả, sự thờ ơ, sự
không có người chịu trách nhiệm diễn ra trong nhiều lĩnh vực củađời sống xã hội là
điều dễ nhận thấy. Tại sao có tình trạng ấy? Giải pháp để thoát khỏi tình trạng ấy là
gì?
Có tình trạng ấy là vì có cái mà ta quen gọi là phân công nhưng thực chất là sự tách
biệt. Sự phân công này vô hình trung đã dẫn đến sự dựa dẫm vào nhau, ỷ lại nhau,
khoán trắng cho nhau, không có người chịu trách nhiệm thực sự, mặc dù trên lý
thuyết đều có ghi rõ ai phải làm gì và phải phối hợp ra sao.
Hãy nhìn vào thế giới đương đại đểtự rút ra bài học cho ta. Lịch sử thế giới đương
đại cho thấy gần như tất cả các đảng cầm quyền (chỉ trừ một vài nước có sự tách
biệt như nước ta) đều không bỏ quyền quản lý và quyền điều hành mọi mặt củađất
nước mình. Các đảng cầm quyền đều trực tiếp nắm quyền quản lý, điều hành. Các
đảng cầm quyền không nhất thiết chỉ bổ nhiệm người củađảng mình vào các cương
vị quản lý, mà bổ nhiệm nhiều người có tài, có đức không phải là đảng viên của
đảng mình nắm các cương vị khác nhau trong chính phủ miễn là họ không làm gì
trái với hiến pháp và pháp luật. Và thực sự, cách làm ấy có hiệu quả.
Vì vậy, chúng tôi cho rằng, một đảng cầm quyền vừa phải tự mình đề ra đường lối,
vừa phải thực sự bắt tay thực hiện đường lối đó trong thực tiễn. Nghĩa là, từ trung
ương đến cơ sở, người lãnh đạo cao nhất ở các cấp chỉ nên là một. Có như vậy mới
tránh được sự chồng chéo trong khâu tổ chức. Có như vậy Đảngmới có thể tự điều
chỉnh nhanh chóng lý luận, đường lối, chủ trương, chính sách, nghị quyết một khi lý
luận, đường lối, chủ trương, chính sách hay nghị quyết ấy đã bị thực tiễn vượt qua.
Một khi đã có sự điều chỉnh về đường lối, lý luận, về chủ trương vàchính sách thì
giải pháp thực hiện cũng sẽ nhanh chóng được điều chỉnh. Đây cũng là một trong
những đòi hỏi của sản xuất vàcủa xã hội hiện đại là phải thích nghi nhanh, đổimới
nhanh. Mọisự chậm chạp, mọisự trì trệ ở tất cả các khâu vàsự không theo kịp
cuộc sống của các chủ trương, chính sách cũng đều phát sinh từsự chồng chéo mà
chúng ta đã nói đến khá nhiều suốt một thời gian dài. Nhất thể hoá người đứng đầu
Đảng vàchính quyền các cấp cũng là một trong những cách tốt để chống lại sự trì trệ
và lạc hậu của lý luận, sự tách rời của lý luận với thực tiễn. Mặt khác, sựđổimới này
sẽ khắc phục được tình trạng khi có sai lầm hay thất bại thì hoà cả làng, chẳng ai chịu
trách nhiệm đang diễn ra phổ biến hiện nay.
*
* *
Trong vấn đềtựđổimới, tự chỉnhđốnĐảng còn nhiều nội dung khác đã được ghi
rõ trong văn kiện Đại hội X, như công tác tư tưởng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức
cách mạng, phòng chống tham nhũng, lãng phí, công tác tổ chức, bộ máy củaĐảng
và của hệ thống chính trị, công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, công tác
quần chúng. Tất cả các nội dung này có quan hệ chặt chẽ với nhau và đều cực kỳ
quan trọng trong việc làm choĐảng ngày một vững mạnh hơn, vì vậy cần được
thực hiện đồng bộ. Mặc dù vậy, chúng tôi cho rằng, cần quan tâm đặc biệt đến hai
khâu then chốt nhưng lại đang khá bức xúc cần tựđổimớivàchỉnhđốn sớm để làm
chỗ dựa cho các khâu khác chính là công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực
tiễn vàđổimới phương thức lãnh đạo củaĐảng nhằm đảmbảochosựthànhcông
của côngcuộcđổimớivàpháttriểnđất nước.
(*) Giáo sư, tiến sĩ, Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
(1) ĐảngCộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.16.
(2) ĐảngCộng sản Việt Nam. Sđd., tr.22.
(3) ĐảngCộng sản Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đấtnước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.21. - Tôi in đậm chữ tự.
(4) ĐảngCộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Sđd.,
tr. 279. - Tôi in đậm chữ tự.
(5) ĐảngCộng sản Việt Nam. Sđd., tr. 65, 69.
(6) ĐảngCộng sản Việt Nam. Sđd., tr. 137-138.
XÂY DỰNG BẢN LĨNH VĂN HOÁ VIỆT NAM TRONG THẾ ỨNG XỬ VỚI
XU THẾ GIAO LƯU, HỘI NHẬP TOÀN CẦU HIỆN NAY
NGUYỄN VĂN THANH (*)
Trong bài viết này, tác giả đã tập trung luận giải mối quan hệ giữa giữ gìn vàphát
huy bản sắc văn hoá dân tộc với việc xây dựng bản lĩnh văn hoá Việt Nam trong
lịch sử dựng nướcvà giữ nướccủa dân tộc ta. Trên cơ sở đó, tác giả đã khẳng
định: Đảng ta hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt trong chủ trương gắn pháttriển
chất lượng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với xây dựng và
hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bồi dưỡng các giá trị văn hoá, lý
tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt
Nam trong thế ứng xử với xu thế giao lưu, hội nhập toàn cầu hiện nay.
Lịch sử tồn tại vàpháttriểncủa dân tộc Việt Nam ta luôn gắn liền với quá trình giữ
gìn vàphát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Trong lịch sử giữ gìn vàphát huy bản sắc
văn hoá dân tộc, dân tộc Việt Nam luôn thể hiện bản lĩnh vững vàng trước sự du
nhập của những trào lưu văn hoá ngoại lai. Hiện nay, xu thế mở cửa, giao lưu, hội
nhập văn hoá ngày càng trở nên sâu rộng, bản lĩnh văn hoá Việt Nam đang phải đối
mặt trực tiếp với những thách thức lớn, liên quan đến sự sống còn của dân tộc.
Trong thế ứng xử với xu thế này, xây dựng bản lĩnh văn hoá Việt Nam có ý nghĩa to
lớn đối với việc phát huy sức mạnh văn hoá, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Bản lĩnh của một nền văn hoá là tổng hợp toàn bộ những nhân tố thể hiện cốt cách,
khí phách, tư chất và sức mạnh khẳng định bản sắc dân tộc trước tác động của các
nền văn hoá khác trong giao lưu, hội nhập. Một nền văn hoá thiếu bản lĩnh thì dễ bị
đánh mất bản sắc dân tộc. Bản sắc văn hoá là hồn dân tộc và do vậy, mất bản sắc
văn hoá chẳng khác nào một người không còn thần sắc.
Việt Nam có lịch sửpháttriển văn hoá lâu đời. Lịch sử đó thống nhất với lịch sử
dựng nước đi đôi với giữ nước. Với đặc thù tự nhiên, với vị trí địa lý là trung tâm
giao lưu Bắc – Nam, Đông – Tây, Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp thu và đã tiếp thu
được nhiều giá trị văn hoá bên ngoài để làm giàu văn hoá dân tộc. Có thể nói, “đầu
vào” của văn hoá Việt Nam rất đa dạng, nhưng “đầu ra” lại rất đặc sắc Việt Nam.
Nền văn hoá Việt Nam có nhiều dấu ấn, giá trị văn hoá đặc sắc củaPhật giáo, Nho
giáo, Đạo giáo, thậm chí cả của phương Tây. Điều đó là do sự tiếp thu có nguyên
tắc - không đánh mất bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam. Các giá trị văn hoá
bên ngoài rất đa dạng, phong phú, nhưng khi vào Việt Nam đều được Việt Nam
hoá. Chẳng hạn, từ bi củaPhật giáo khi xâm nhập vào Việt Nam đã trở thành đại từ,
đại bi của Việt Nam; cái hùng, cái nhân của Nho giáo đã trở thành cái đại hùng, đại
nhân của Việt Nam (“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt trước lo trừ
bạo” - Nguyễn Trãi).
Cái đặc sắc và bản lĩnh văn hoá Việt Nam luôn dựa trên sự lựa chọn lối ứng xử “hài
hoà” của chủ thể văn hoá. Hài hoà với thiên nhiên, hài hoà trong xã hội được biểu
hiện ở tất cả các mặt, các lĩnh vực củacuộc sống và trên tất cả các cấp độ, từ cách
đối nhân xử thế hàng ngày đến nếp sống, lối tư duy, quan niệm về đạo lý làm người.
Do ứng xử hài hoà, văn hoá Việt Nam không cự tuyệt các giá trị văn hoá bên ngoài
theo lối cực đoan, mà sẵn sàng tiếp thu một cách có nguyên tắc, không đánh mất
bản sắc văn hoá dân tộc.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, chưa bao giờ văn hoá Việt Nam có cơ hội tiếp thu
những giá trị từ nhiều nền văn hoá, song cũng chứa đựng nhiều nguy cơ đánh mất
bản sắc dân tộc của văn hoá như hiện nay. Đểpháttriển nền văn hoá Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bản lĩnh văn hoá Việt Nam phải được củng cố vững
vàng trong tình hình mới. Nội dung quan trọng nhất để xây dựng bản lĩnh văn hoá
Việt Nam là tuân thủ quy luật đó một cách linh hoạt và sáng tạo. Do vậy, xây dựng
bản lĩnh văn hoá Việt Nam hiện nay, chúng ta cần phải có chiến lược pháttriển văn
hoá một cách khoa học, kết hợp được và thể hiện được sự thống nhất giữa tính
nguyên tắc với tính linh hoạt, sáng tạo trong vận dụng. Đây là hai mặt của một vấn
đề. Nếu vận dụng một cách khoa học, chúng sẽ trở thành tiền đề, động lực pháttriển
cho nhau; còn nếu vận dụng một cách thiếu khoa học, chúng sẽ cản trở sựpháttriển
của nhau. Sự thống nhất giữa tính nguyên tắc vàsự linh hoạt, sáng tạo trong vận
dụng đó còn phải được thẩm thấu vào tiềm thức củamỗi chủ thể ở các cấp độ khác
nhau để tạo ra sự thống nhất, đồng bộ từ trên xuống dưới, thậm chí ở mỗi con người
cụ thể.
Bản lĩnh của một nền văn hoá dựa trên sức đề kháng với những tác động từ bên
ngoài trong quá trình pháttriểnvà trong quan hệ giao lưu, hội nhập. Trong lịch sử,
văn hoá Việt Nam luôn có sức đề kháng to lớn. Nhờ đó, văn hoá Việt Nam đã tạo
dựng được bản lĩnh vững vàng trong giữ gìn bản sắc dân tộc. Trước sức mạnh xâm
nhập của các giá trị văn hoá bên ngoài, văn hoá Việt Nam đã không bị đồng hoá,
không đánh mất bản sắc của mình. Sức đề kháng đó của văn hoá Việt Nam còn có
cội nguồn từ tầng sâu của tâm hồn, trí tuệ, lòng tự tôn dân tộc, không chịu khuất
phục trong mỗi con người Việt Nam. Cội nguồn sức đề kháng của văn hoá Việt
Nam là như vậy, nên chính sách đồng hoá về văn hoá trong suốt thời gian đô hộ cả
ngàn năm của phong kiến phương Bắc, thậm chí cả của chủ nghĩa thực dân cũ vàmới
hơn một trăm năm vẫn không làm phai nhạt bản sắc văn hoá dân tộc. Dân tộc ta, dù
bị thất bại về quân sự nhiều lần, nhưng nhờ cội nguồn sức mạnh đó, cuối cùng vẫn
vùng dậy đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập dân tộc.
Hiện nay, sức đề kháng trong bản lĩnh văn hoá Việt Nam lại một lần nữa đứng trước
thử thách củasự xâm nhập với quy mô lớn của các giá trị văn hoá bên ngoài. Sự
xâm nhập đó không chỉ giới hạn ở quy luật giao lưu, hội nhập văn hoá, mà còn ở
[...]... đạo củaĐảng Năng lực lãnh đạo củaĐảng là yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi củacôngcuộcđổimới,củasự nghiệp pháttriểnđấtnước Năng lực lãnh đạo càng cao thì hiệu quả lãnh đạo củaĐảngđối với đấtnước càng lớn Trong các yếu tố tác động đến năng lực lãnh đạo củaĐảng thì năng lực tư duy khoa học của cán bộ, đảng viên có vai trò rất quan trọng Dưới đây, chúng ta hãy phân tích vai trò của. .. đạo củaĐảng có một ý nghĩa đặc biệt Điều này không chỉ quyết định thànhcôngcủasự nghiệp đổimớiđất nước, mà còn có ảnh hưởng lớn lao đến uy tín, vị thế củaĐảng trong thời kỳ đổimới Vấn đề nâng cao năng lực lãnh đạo củaĐảng là vấn đề được toàn Đảng, toàn dân hết sức quan tâm Nó đã được đặt ra trong nhiều hội thảo khoa học, nhiều kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng như của tổ chức đảng. .. tư duy khoa học của chủ thể cũng là nói đến năng lực tư duy khoa học của các cán bộ lãnh đạo Đảng các cấp – những người giữ vị trí trọng trách về sự lãnh đạo củaĐảngđối với xã hội Đảng ta coi “cán bộ là nhân tố quyết định sựthành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, củađấtnướcvà chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng (2) Như vậy, để thấy rõ tác động của năng lực tư... người đểpháttriển năng lực và tài năng tự nhiên của mình”(15) Cái tạo ra sự khác biệt giữa con người và động vật chính là khả năng con người pháttriển hoàn thiện mình để vượt qua cái “cá thể tính” nhằm vươn tới cái phổ quát: “Con người đặc trưng bởi sự vượt qua cái trực tiếp và cái tự nhiên theo sựđòi hỏi của phần lý tính và trí tuệ trong bản chất của mình”(16) Vượt qua cái cá thể tính của mình để vươn... “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảođảm quyền lực thuộc về nhân dân”(1) Bài học này bao trùm một phạm vi khá rộng những hoạt động cơ bản củaĐảng nhằm lãnh đạo nhân dân ta “tiếp tục đẩy mạnh toàn diện côngcuộcđổimớiđấtnước Trong các lĩnh vực hoạt... đời sống xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực chosựpháttriểncủađời sống kinh tế, đời sống tinh thần củađấtnước nói chung, chosựpháttriểncủa năng lực tư duy khoa học nói riêng Ở nước ta hiện nay, việc thực hiện dân chủ hoá nói chung, đặc biệt là dân chủ hoá đời sống kinh tế tạo ra sự bình đẳng kinh tế giữa các thành phần kinh tế, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế có ý nghĩa... tục vàchính trị rất mật thiết lắm, cho nên các Nho gia tìm cái căn nguyên ở trong đạo tự nhiên của trời đất, cho lễ là cái trật tựcủa trời đất, nhạc là cái điều hòa của trời đất Lễ phân ra trật tự khác nhau, đểcho vạn vật có thứ vị phân minh; nhạc hợp đồng lại làm một, để người ta biết vạn vật tuy khác nhau, nhưng cùng đồng một thể, cùng theo một lẽ mà điều hòa, mà sinh hóa” và “cái cùng cực của. .. nói, nâng cao năng lực lãnh đạo củaĐảng là một đòi hỏi khách quan, cấp bách trong tình hình hiện nay Thực tiễn 20 năm đổimớicho thấy, một mặt, đường lối đổimới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo thực hiện là hoàn toàn đúng đắn, đã đem lại những thành tựu to lớn, tạo ra những tiền đềchosựpháttriển kinh tế - xã hội với nhịp độ nhanh hơn, chất lượng cao hơn Mặt khác, nước ta đang đứng trước nhiều thách... luận điểm về mối quan hệ giữa truyền thống văn hoá và đoàn kết xã hội: 1 Chỉ có dựa trên cơ sở của truyền thống văn hóa thì một kiến giải đặc thù về sự hiện hữu của con người, củasự vật và thế giới mới được hình thành và pháttriển Sự kiến giải đặc thù này góp phần quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa củamỗi dân tộc cũng như ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách con người Đó cũng chính là cái vốn... chung… chosựpháttriểnđất nước; ở các địa phương, ngành - xây dựng chủ trương, kế hoạch pháttriểncủa địa phương, của ngành Việc xây dựng các quyết sách đúng đắn đem lại hiệu quả cao phụ thuộc vào việc nhận thức một cách khoa học thực trạng đối tượng mình quản lý, bối cảnh xung quanh và mục tiêu cần đạt được Hiệu quả của việc nhận thức như vậy rõ ràng phụ thuộc vào năng lực tư duy khoa học của chủ . TIỂU LUẬN: TỰ ĐỔI MỚI, TỰ CHỈNH ĐỐN ĐẢNG ĐỂ ĐẢM BẢO CHO SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC Trên cơ sở làm rõ thực trạng công tác xây dựng và chỉnh. chỉnh đốn Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước, tác giả bài viết đã đi đến kết luận: Tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh để đảm bảo cho sự thành công của. quyền và lãnh đạo xã hội. Đó cũng chính là nhiệm vụ xây dựng Đảng vững mạnh về mọi mặt đảm bảo cho sự thành công của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Tự đổi mới, tự chỉnh đốn để Đảng