Kiên định, đổi mới, phát triển - tư tưởng chỉ đạo trong quá trình đổi mới ở Việt Nam Trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội rơi vào khủng hoảng trầm trọng, Liên Xô và các nước Đông Âu tiến hàn
Trang 1
TIỂU LUẬN:
TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO, PHƯƠNG CHÂM
VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CON ĐƯỜNG
ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
Trang 2
Công cuộc đổi mới của Việt Nam đã thu được những "thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử” Điều này được minh chứng trên hai khía cạnh:
1 Đất nước đã vượt ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội vào những năm 70 của thế kỷ XX, tình hình chính trị – xã hội ổn định
2 Sự tăng trưởng kinh tế khá nhanh với nhịp độ tương đối cao và ổn định trong nhiều năm Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, đất nước không ngừng tiến bộ
Tuy nhiên, để có được những thành tựu ấy và để tiếp tục sự nghiệp đổi mới đất nước trong thời gian tới Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và đang ngày càng làm
rõ hơn, hoàn thiện hơn những vấn đề lý luận cơ bản của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam Trong bài viết này, chúng tôi cố gắng phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản nhằm góp phần làm rõ tư tưởng chỉ đạo, phương châm, con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.(*)
I Kiên định, đổi mới, phát triển - tư tưởng chỉ đạo trong quá trình đổi mới ở Việt Nam
Trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội rơi vào khủng hoảng trầm trọng, Liên Xô và các nước Đông Âu tiến hành cải tổ, Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa; ngược lại, chủ nghĩa tư bản do có sự điều chỉnh nhất định, do tận dụng được những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại nên đã có những sự tăng trưởng khá mạnh mẽ, nhiều luồng tư tưởng đã cho rằng, chủ nghĩa xã hội không thể tồn tại, phát triển, từ
đó phủ nhận chủ nghĩa xã hội, lý tưởng hoá chủ nghĩa tư bản
Trang 3
Trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức đúng đắn rằng, sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu thực
chất là sự sụp đổ của một mô hình về chủ nghĩa xã hội – mô hình kế hoạch hoá tập
trung, chứ không phải sự sụp đổ của lý luận chủ nghĩa xã hội do C.Mác và
Ph.Ăngghen khởi xướng Phân tích tính khoa học của quan niệm duy vật về lịch
sử, học thuyết hình thái kinh tế – xã hội, bối cảnh thời đại, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã đi đến khẳng định: Thời đại chúng ta vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa xã hội Cũng từ đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định
lại sự đúng đắn của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà cách mạng Việt Nam đã
lựa chọn, đề ra quyết tâm kiên định phát triển đất nước theo con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội
Tuy nhiên, việc kiên định con đường đã lựa chọn không có nghĩa là làm theo cách
cũ Thông qua các thử nghiệm thực tế, đánh giá khách quan những sai lầm của mô
hình cũ, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đi đến nhận định phải đổi mới tư duy về chủ
nghĩa xã hội, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam mà về thực
chất, là nhận thức lại về chủ nghĩa xã hội, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam Công cuộc đổi mới đất nước chính thức được khởi xướng từ Đại hội VI, song đã có sự “suy ngẫm, tìm tòi” từ trước, mà điểm mốc là Hội nghị Trung ương 6 khoá IV Qua quá trình tìm tòi, xây dựng, đường lối đổi mới, về cơ
bản, đã hình thành tại Đại hội VI và thể hiện khá đầy đủ trong Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Đại hội VII.Cương lĩnh đã thể hiện một cách nhìn tổng quát về chủ nghĩa xã hội và những phương
hướng cơ bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ mới Mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội mà Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, về con đường phát triển - đó là sự phát triển bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Để đảm bảo giữ vững sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản” và những nội dung
cơ bản khác, như về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, về đối ngoại, về quốc phòng –
Trang 4
an ninh, về giáo dục - đào tạo, về văn hoá, khoa học, giáo dục, v.v
Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình khó khăn, phức tạp, do vậy, cùng với những nội dung cơ bản đã được khởi xướng, Đảng Cộng sản Việt Nam thường
xuyên tìm tòi, tổng kết thực tiễn để bổ sung, phát triển Chính vì vậy phát triển lý
luận về chủ nghĩa xã hội, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam trở thành công việc thường xuyên trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới ở
Việt Nam Từ những nội dung cơ bản được nêu lên trong Đại hội VI, Đại hội VII
và Cương lĩnh, trải qua các kỳ Đại hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có sự bổ
sung, phát triển mới Chẳng hạn, về nhiệm vụ trọng tâm của từng giai đoạn: từ chỗ
lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu (Đại hội V, tháng 3-1982) đến chỗ phải lấy công nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, công
nghiệp nặng phát triển có chọn lọc (Hội nghị Trung ương, tháng 8-1986), rồi
đến đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp vào năm 2020 (Đại hội VIII, tháng 6 - 1986) Hoặc từ mục tiêu chung mà Đại hội VII đã nêu, đến Đại hội IX, Đảng Cộng sản Việt Nam
đã khẳng định lại là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (điểm mới là có thêm cụm từ “dân chủ”) Về cụm từ “phát triển bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”, đến Đại hội IX được cụ thể thêm là “bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa…” Về Nhà nước, Đại hội VII giữa nhiệm kỳ (1/1994) khẳng định “Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp
và pháp luật”, đến Đại hội VIII (6/1996) đã đặt ra yêu cầu phải xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
Phát triển lý luận là công việc thường xuyên của Đảng Cộng sản Việt Nam Chính
vì vậy, tại Đại hội X, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành tổng kết lý luận qua
20 năm đổi mới để làm cơ sở cho việc phát triển lý luận trong thời kỳ mới Những nội dung tổng kết khá nhiều, song chúng ta có thể chú ý tới nhận định “chưa hình thành được một khung lý luận vững chắc về thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa”(1) Từ đó đặt ra nhiều vấn đề lý luận cần phải quan tâm, trong
Trang 5
đó có vấn đề xây dựng lý luận phát triển cho thời gian tới Đã có các cuộc hội
thảo, các công trình khoa học tập trung cho vấn đề này Theo chúng tôi, việc xây dựng một lý luận phát triển với thể chế kinh tế thị trường làm cơ sở là việc làm cần thiết Và, chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng, lý luận phát triển ấy là sự phát
triển cụ thể hoá quan điểm phát triển bền vững mà Cương lĩnh đã đặt ra
II Giữ vững sự ổn định chính trị – xã hội, phát huy mọi nguồn lực nhằm phát triển đất nước bền vững - phương châm cơ bản của công cuộc đổi mới ở Việt Nam
1 Vấn đề giữ vững ổn định chính trị – xã hội trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
Khi bắt tay vào việc thực hiện đường lối đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ phương châm phải giữ vững ổn định chính trị – xã hội trong quá trình đổi mới Để thực hiện phương châm này, Việt Nam chủ trương đổi mới kinh tế phải đi trước một bước so với đổi mới xã hội, đổi mới chính trị Đây được xem là quyết sách hàng đầu Thực tiễn hơn 20 năm đổi mới đã chứng minh sự đúng đắncủa quan điểm trên Việc thực hiện phương châm ổn định chính trị – xã hội có ý nghĩa quyết định đến thành công của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.(1)
Thứ nhất, với chủ trương trên, Việt Nam đã tránh được sự bất ổn về chính trị – xã
hội, dồn tâm huyết và các nguồn lực cho việc phát triển kinh tế – xã hội nói chung, đổi mới cho việc tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế nói riêng
Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để khẳng định rằng, đối với Việt Nam, sự tăng trưởng
về kinh tế đang là mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Trong hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã có những thành tựu nổi
bật về tăng trưởng kinh tế Điều này được thể hiện ở chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế khá cao và liên tục Chẳng hạn, ngay từ giai đoạn 1991 đến 1996, mức tăng trưởng kinh tế cũng đã khá cao, riêng năm 1996 là 9,5% Từ 1997 đến 2000, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, mức tăng có suy giảm, năm 1999 chỉ còn 4,9% Giai đoạn từ 2001 đến nay, mức tăng trưởng cao dần và ổn định, năm sau cao hơn năm trước, đạt chỉ tiêu trung bình là 7,51%, riêng năm 2005 là 8,43%
Rõ ràng, sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua là khá cao Sự tăng
Trang 6
trưởng kinh tế cao đã góp phần quan trọng làm thay đổi căn bản diện mạo kinh tế -
xã hội của Việt Nam, bộ mặt đất nước không ngừng đổi mới, đời sống nhân dân được nâng cao Đến năm 2005, tổng thu nhập quốc dân đạt 838 nghìn tỷ đồng (tương đương 53 tỷ USD), thu nhập bình quân đầu người trên 10 triệu đồng (tương đương 640 USD)
Cùng với mức tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế cũng được đổi mới, phát triển, tạo điều kiện để Việt Nam tích cực chủ động tham gia hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, như tham gia AFTA năm 1995, APEC năm 1998 và năm 2006 tham gia WTO; xuất nhập khẩu tăng nhanh, tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 200l - 2005 là
111 tỷ USD, tăng bình quân 17,5%/năm, năm 2005 bình quân đầu người đạt 300 USD/năm
Sự tăng trưởng kinh tế đã thúc đẩy quá trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; mức sống của người dân ngày càng được cải thiện rõ rệt Thành công nổi bật là từ chỗ thiếu lương thực, đến nay Việt Nam đã không những đảm bảo an toàn lương thực ở mức cao, mà việc xuất khẩu lương thực ngày càng tăng mạnh cùng với các mặt hàng khác, như cao su, may mặc, giày dép, hải sản Cùng với mức sống của nhân dân được nâng cao, các lĩnh vực văn hóa, khoa học, giáo dục - đào tạo cũng không ngừng phát triển
Sau hơn 20 năm đổi mới, phải thừa nhận rằng, những sự thay đổi như vậy, một
phần là nhờ sự tăng trưởng kinh tế tạo ra Mức tăng trưởng kinh tế nhanh đã tạo ra những tiền đề vật chất cho sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội Không có
tiền đề vật chất ấy, Việt Nam không thể có được sự phát triển như vừa qua Đó là
điều cần phải khẳng định và việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn là nhiệm vụ thường xuyên trong thời gian tới Với những nước chậm phát triển như Việt Nam, nhiệm vụ này cần phải được quan tâm đặc biệt
Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng, để có được sự phát triển đất nước như thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng chú ý một cách sâu sắc đến vấn đề giữ vững sự ổn định chính trị – xã hội Và, theo chúng tôi, việc giải quyết tốt vấn đề ổn định chính trị - xã hội lại tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế của đất nước Không có sự ổn định chính
Trang 7
trị - xã hội khó có sự tăng trưởng kinh tế
Có thể nói, sự tăng trưởng kinh tế và việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội có
quan hệ, tác động biện chứng lẫn nhau Một mặt, tăng trưởng chẳng những tạo tiền
đề vật chất, mà còn tạo ra sức mạnh tinh thần để giữ được sự ổn định về chính trị -
xã hội Có một thực tế khách quan là, những nước có sự tăng trưởng kinh tế tốt thì
sự ổn định xã hội cũng được duy trì tốt hơn ở những nước kinh tế tăng trưởng thấp
hoặc trì trệ Ở một khía cạnh khác, có thể khẳng định rằng, sự ổn định về chính trị
- xã hội cũng tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế Điều dễ nhận thấy là, khi xã hội không ổn định thì không thể tăng trưởng kinh tế mạnh được, đặc biệt là khi xảy ra xung đột (sắc tộc, tôn giáo, các cộng đồng ) hoặc có chiến tranh thì sự tăng trưởng kinh tế sẽ rất chậm, thậm chí nền kinh tế có thể rơi vào trì trệ
Thứ hai, việc giữ vững sự ổn định chính trị – xã hội là điều kiện cần để phát triển
đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã rất chú ý đến việc giữ gìn ổn định chính trị - xã hội Chính đây là yếu tố quan trọng để thực hiện thành công con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Việt Nam đã lựa chọn
Việc lựa chọn con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là yếu tố quyết định, vừa đảm bảo cho sự ổn định để phát triển, vừa tránh được những hậu quả xã hội tiêu cực, kể cả sự xung đột đẫm máu, như điều này đã diễn ra ở nhiều nước Đông Âu Trên phương diện đối ngoại, nhờ giữ vững ổn định chính trị – xã hội, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng có những chính sách đúng đắn, nêu cao tính độc lập tự chủ, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, nâng cao uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, ổn định không có nghĩa là trì trệ Ổn định bao gồm
cả đổi mới Đây thực sự là ranh giới giữa ổn định để phát triển, tiến bộ với cầu toàn, bảo thủ, trì trệ Cũng chính vì vậy mà cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, Việt Nam cũng từng bước đổi mới về chính trị, xã hội để tạo ra môi trường thuận
lợi hơn cho sự tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước Đổi mới trong ổn định, ổn
định để đổi mới - đó chính là chìa khóa giải quyết tốt quan hệ giữa tăng trưởng
Trang 8
kinh tế và ổn định chính trị - xã hội Giải quyết tốt mối quan hệ này là điều kiện cần thiết cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam
2 Về quan điểm phát triển bền vững
Cùng với phương châm giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội để tăng trưởng kinh
tế, Đảng Cộng sản Việt Nam còn chủ trương chú trọng chiến lược phát triển bền
vững Điều này đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Quan điểm phát triển bền vững có nội dung khá
phong phú Trước hết, để phát triển bền vững, Việt Nam chủ trương cùng với sự
tăng trưởng về kinh tế, phải đảm bảo sự tiến bộ xã hội Chúng ta có cơ sở để khẳng
định tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế không đồng nhất với nhau Tăng trưởng và phát triển có chỗ giống nhau, nhưng cũng có chỗ khác nhau Cái giống nhau giữa tăng trưởng và phát triển là cả hai đều nói lên sự dịch chuyển năng động, vượt ra khỏi trạng thái trì trệ, dậm chân tại chỗ Chỗ khác nhau là tăng trưởng chỉ quan tâm tới chuyển dịch về lượng, còn phát triển lại quan tâm tới chất lượng của
sự chuyển dịch đó
Như vậy, khái niệm phát triển kinh tế có nội hàm rộng hơn khái niệm tăng trưởng kinh tế Phát triển kinh tế bao hàm sự tăng trưởng, nhưng không phải mọi sự tăng
trưởng đều dẫn đến phát triển Từ đó, Việt Nam chủ trương phát triển kinh tế phải
là cơ sở vật chất để giải quyết các vấn đề xã hội tạo ra sự tiến bộ xã hội và không thể có sự phát triển kinh tế thuần tuý tách khỏi việc giải quyết các vấn đề xã hội Hơn nữa, nếu không giải quyết được các vấn đề xã hội thì phát triển cũng không thể tiếp tục được Phát triển là tăng trưởng theo hướng tiến bộ, là sự gia tăng sản lượng của nền kinh tế, đồng thời tạo ra một cơ cấu kinh tế - xã hội tiến bộ hơn, đảm bảo cho con người có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn cả trước mắt và lâu dài Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, không có tăng trưởng thì cũng sẽ không có sự
phát triển, tăng trưởng là điều kiện, là tiền đề của sự phát triển Do điều kiện của
mình, trong thời gian qua, ở Việt Nam, sự tăng trưởng về kinh tế đã được đặt lên hàng đầu Điều này nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng khó khăn trong đời sống nhân dân và sớm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế Nhưng, nếu chỉ chú ý đến tăng trưởng kinh tế mà không đặt nó trong bối cảnh chung của tiến bộ xã
Trang 9
hội thì lợi bất cập hại Để phát triển bền vững, ngoài việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, chúng ta phải quan tâm giải quyết tốt các vấn đề khác của đời sống xã hội
và bảo đảm sự ổn định xã hội, đảm bảo sự tiến bộ xã hội
Thứ hai, để phát triển bền vững, Việt Nam chủ trương cùng với sự tăng trưởng
kinh tế phải giải quyết tốt vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái Khởi đầu, con
người và xã hội tồn tại hài hòa với tự nhiên Song, cùng với sự phát triển xã hội và môi trường sinh thái cũng càng ngày càng suy giảm Có thể thấy rằng, bước khởi đầu trong sự suy thoái môi trường sinh thái là việc con người sáng tạo ra các công
cụ sản xuất bằng kim loại và bước vào kỷ nguyên xã hội văn minh - nền văn minh nông nghiệp Để sản xuất nông nghiệp phát triển, con người đã biến đất hoang thành đất trồng trọt, tạo ra bước tiến về kinh tế, song nó cũng bắt đầu nảy sinh những vấn đề về sinh thái Bước ngoặt thực sự về sự suy thoái của môi trường sinh thái là sự ra đời của máy hơi nước và xã hội chuyển sang nền văn minh công nghiệp
Trong nền văn minh công nghiệp, quá trình công nghiệp hóa với sự khai thác tài nguyên thiên nhiên ồ ạt đã tạo ra bước tiến vượt bậc của sự tăng trưởng kinh tế Song, chính sự say sưa theo đuổi những mục tiêu kinh tế, lãng quên việc bảo vệ môi trường đã làm cho môi trường sinh thái suy thoái trầm trọng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Hiện nay, vấn đề môi trường không chỉ là vấn đề của mỗi nước, mà còn là vấn đề toàn cầu Cũng chính vì lẽ đó đã có nhiều tổ chức quốc tế, nhiều hội nghị quốc tế được tổ chức liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái Có thể nói rằng, vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái đang là vấn đề sống còn của cả nhân loại Cũng vì vậy, xét trên phạm vi toàn cầu, ngày nay, việc tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái
Chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng, giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi
trường sinh thái có quan hệ mật thiết với nhau trong phát triển Lúc đầu, để phát
triển, sự tăng trưởng kinh tế được ưu tiên hàng đầu Tuy nhiên, do không chú ý đến bảo vệ môi trường nên dần dần môi trường sinh thái đã suy thoái trầm trọng, tác động xấu đến đời sống con người cũng như đến tăng trưởng kinh tế Khi đó, để phát triển thì bên cạnh việc tăng trưởng kinh tế, con người đồng thời phải tính đến
Trang 10
việc bảo vệ môi trường sinh thái
Cũng phải thấy rằng, việc bảo vệ môi trường sinh thái không hề đơn giản Nó đòi
hỏi những điều kiện vật chất nhất định Trong giai đoạn hiện nay, có thể nói, tăng
trưởng kinh tế là yếu tố cơ bản để có được cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho việc bảo vệ môi trường sinh thái Ngược lại, việc bảo vệ môi trường sinh thái tốt sẽ
đem lại cuộc sống tốt đẹp cho con người cũng như cho việc bảo vệ và tái sinh nguồn tài nguyên, tạo ra những động lực cho sự tăng trưởng kinh tế, đảm bảo cho
sự phát triển Rõ ràng, việc giải quyết tốt quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo
vệ môi trường sinh thái cũng là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về môi trường sinh thái cũng như việc đưa ra các giải pháp để bảo vệ môi trường sinh thái cũng đã bước đầu được quan tâm Có thể nói, hiện nay, môi trường sinh thái Việt Nam có nhiều biểu hiện phức tạp Mặc dù Việt Nam mới bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, song những vấn đề về môi trường sinh thái cũng đã có những biểu hiện suy thoái trầm trọng: các nguồn tài nguyên dần cạn kiệt, rừng và đất nông nghiệp bị thu hẹp, không khí bị ô nhiễm,
Trong những năm qua, sự tăng trưởng về kinh tế tương đối mạnh nhưng lại chưa chú ý thích đáng đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, tình trạng ô nhiễm môi trường sống chưa được kiểm soát đã làm nảy sinh những nguy cơ lớn cho đời sống của nhân dân, chẳng hạn việc xuất hiện các "làng ung thư” ở Vĩnh Phúc, việc cá chết đồng loạt ở Đồng Nai, sự ô nhiễm ở các thành phố lớn, ở những vùng mới đô thị
hóa,… Đây thực sự là những hiểm họa
Có thể nói, nếu không giải quyết tốt vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, chắc chắn trong thời gian không xa, nó sẽ có tác động xấu đến đời sống xã hội nói chung, tăng trưởng kinh tế nói riêng
Sự suy thoái môi trường sinh thái, một mặt, đe dọa đến đời sống của nhân dân;mặt
khác, làm cạn kiệt tài nguyên Cả hai khía cạnh trên đều tác động tiêu cực đến
tăng trưởng kinh tế Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế là để phát triển xã hội, để có tiến
bộ xã hội, tăng trưởng kinh tế là vì cuộc sống của nhân dân Do vậy, không thể chỉ
Trang 11
chú ý đến tăng trưởng kinh tế mà không chú ý đến bảo vệ môi trường sinh thái
Đây là mối quan hệ hai chiều, tăng trưởng kinh tế phải tạo điều kiện bảo vệ môi
trường sinh thái và bảo vệ tốt môi trường sinh thái là điều kiện để tăng trưởng kinh tế Giải quyết tốt mối quan hệ trên cũng là một trong những yếu tố đảm bảo
cho sự phát triển bền vững Để tạo sự phát triển bền vững cho đất nước, giờ đây,
Việt Nam phải ý thức một cách rõ ràng là, bên cạnh những dự án tăng trưởng kinh
tế phải kèm theo những dự án bảo vệ môi trường sinh thái Đó là yêu cầu bắt buộc
trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển đất nước của Việt Nam thời gian tới
Từ những sự phân tích trên, chúng ta có thể khẳng định rằng, để phát triển đất nước bền vững, trước hết chúng ta phải đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế Không đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, sẽ không có sự phát triển Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng
trưởng kinh tế, chúng ta cần chú ý thích đáng đến đảm bảo sự tiến bộ xã hội, đến
việc bảo vệ môi trường sinh thái (và những vấn đề khác nữa) Chỉ có giải quyết tốt
các mối quan hệ đó, chúng ta mới tạo lập được sự phát triển bền vững cho đất nước
Để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương
sử dụng mọi nguồn lực (nhân loại, dân tộc; nội lực, ngoại lực) miễn là nó không
đi ngược lại lợi ích đất nước, không ảnh hưởng đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội Chẳng hạn, Việt Nam chủ trương sử dụng các ưu điểm của kinh tế thị trường, của nhà nước pháp quyền, các giá trị văn hoá truyền thống; hoặc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với việc chủ động tham gia hội nhập kinh tế thế giới; phát huy đại đoàn kết dân tộc với hợp tác quốc tế; huy động vốn trong nước và tranh thủ sự đầu tư từ bên ngoài, Đây là những vấn đề đã được đề cập trong các văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước cũng như được giới nghiên cứu lý
luận quan tâm sâu sắc
III Những nội dung cơ bản về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Trên cơ sở tư tưởng chỉ đạo, phương châm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những chủ trương cơ bản nhằm hiện thực hoá con đường phát triển của xã hội Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước Đó là:
Trang 12là chạy theo luận điệu tuyên truyền của chủ nghĩa tư bản, là xa rời lý tưởng cộng sản, bị quy là “xét lại”
Cùng với công cuộc đổi mới, quan niệm như trên dần dần đã bị loại bỏ Hiện nay, các nghiên cứu lý luận đều cho rằng, kinh tế thị trường là thành tựu chung của văn minh nhân loại Nó không chỉ được vận hành trong chủ nghĩa tư bản, mà còn hoàn toàn phù hợp với chủ nghĩa xã hội
Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để khẳng định kinh tế thị trường là một động lực mạnh
mẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa cộng sản Chính vì vậy, ngay từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, sử dụng nhiều hình thức sở hữu Chủ trương này hình thành từ Đại hội VI và được hoàn thiện dần qua các kỳ đại hội Đến Đại hội IX, Đảng Cộng sản Việt Nam
đã chỉ rõ: “Thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”(2)
Việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, vừa phù hợp với yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam Nó cũng đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, vừa phù hợp với yêu cầu tham gia hội nhập kinh tế thế giới Hơn thế nữa, việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là kết quả tất yếu của quá trình xã hội hoá tư bản chủ nghĩa trong thời đại ngày nay, là
xu hướng phát triển của kinh tế thị trường hiện đại Do vậy, Việt Nam đã khẳng định sự cần thiết phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xem đó là phương thức tất yếu trong suốt thời kỳ quá độ
Trang 13
Như vậy, có thể nói, Việt Nam lựa chọn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển khách quan của
xã hội hiện đại Ngày nay, để phát triển, mọi nước phải vận dụng cơ chế và các quy
luật kinh tế thị trường nhằm phục vụ các mục tiêu và lợi ích xã hội của các chế độ khác nhau Để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong khi phát triển kinh tế thị trường, Việt Nam chủ trương:
-Phát triển kinh tế phải đảm bảo tiến bộ xã hội, công bằng xã hội
-Phát triển kinh tế phải gắn với phát triển giáo dục - đào tạo, văn hoá và khoa học – công nghệ
-Phát triển kinh tế phải dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước
-Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái
2 Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời
Để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội thì cái thiếu lớn nhất của Việt Nam là nền đại công nghiệp Chính vì vậy, việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một đòi hỏi khách quan, tất yếu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam Khác với quá trình công nghiệp hóa ở các nước tư bản trước đây, trong thời đại ngày nay, công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam chính là phương thức quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội Đó
là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chính vì tầm quan trọng của công nghiệp hóa mà trong quá trình đổi mới, Việt Nam luôn dành cho nó sự chú trọng đúng mức Đại hội giữa nhiệm kỳ khoá VII đưa ra
Trang 14
chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đại hội VIII đã đưa ra mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ trương phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ở Việt Nam, công nghiệp hóa, hiện đại hóa có những nét riêng, trong quá trình công nghiệp hóa, tuỳ theo hoàn cảnh, điều kiện mà có thể đi thẳng vào hiện đại hóa
Đúng như Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Con đường công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước
tuần tự, vừa có bước nhảy vọt Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức Phát huy nguồn nhân lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam; coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”(3)
3 Kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với việc xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp trong suốt thời kỳ quá độ
Trước thời kỳ đổi mới, với quan niệm cho rằng, mỗi bước tiến của quan hệ sản xuất cũng là bước tiến của lực lượng sản xuất và do vậy, đã có lúc, Việt Nam chủ trương xây dựng quan hệ sản xuất tiên tiến làm nền cho sự phát triển lực lượng sản xuất
Từ đó, Việt Nam đã nhanh chóng xây dựng quan hệ sản xuất mới Dùng “quan hệ sản xuất tiên tiến để kéo lực lượng sản xuất lạc hậu tiến lên” Đi vào đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thấy rõ sự sai lầm của quan niệm này.)
Từ khi tiến hành đổi mới tư duy, nhận thức về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất ngày càng khoa học hơn Theo lý luận hình thái kinh tế – xã hội thì xã hội vận hành, phát triển tuân theo quy luật khách quan: quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Nếu quan hệ sản xuất phù hợp thì nó sẽ tạo điều kiện thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; ngược lại, nó sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất Như vậy, quan hệ sản xuất do trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất quy định Việc xoá bỏ sở hữu tư nhân đối với
tư liệu sản xuất phải lấy trình độ xã hội hoá rất cao của lực lượng sản xuất làm tiền
đề Mọi chế độ sở hữu, mọi loại hình kinh tế đều có vai trò tích cực đối với sự phát triển xã hội, khi chúng còn tạo điều kiện cho sự giải phóng lực lượng sản xuất, trong
Trang 15
đó yếu tố quan trọng nhất là người lao động Có thể khẳng định rằng, mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người, là thiết lập một xã hội mà ở đó,
“sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi
người” (C.Mác và Ph.Ăngghen) Xoá bỏ sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất chỉ là
điều kiện để đạt mục tiêu đó Cho nên, tuỳ theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mà xác lập quan hệ sản xuất phù hợp là một quan niệm đúng đắn.(3
Ở Việt Nam hiện nay, lực lượng sản xuất còn ở trình độ phát triển thấp, nên chưa thể xác lập ngay quan hệ sản xuất tiên tiến xã hội chủ nghĩa Việc tồn tại nhiều thành phần kinh tế với nhiều kiểu quan hệ sản xuất trên cơ sở nhiều hình thức sở hữu là một tất yếu khách quan
Để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển thì tùy theo trình độ phát triển của nó, chúng ta phải chủ động xác lập quan hệ sản xuất phù hợp; không để cho quan hệ sản xuất “lạc hậu” hoặc “vượt trước” trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Song,
để nền kinh tế phát triển đảm bảo giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, phải làm cho kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể tạo thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân; phân phối theo kết quả lao động phải là hình thức phân phối chủ yếu
4 Kết hợp chặt chẽ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới về chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội
Với phương châm giữ vững ổn định chính trị – xã hội trong quá trình tiến hành đổi mới, Việt Nam chủ trương đổi mới về kinh tế phải đi trước một bước Quyết sách này tỏ rõ sự đúng đắn của nó trong thực tiễn đổi mới thời gian qua Tuy nhiên, theo quy luật khách quan: cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, kinh tế quyết định chính trị, xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức đúng đắn rằng, cùng với đổi mới kinh tế, đã đến lúc phải đổi mới toàn diện và đồng bộ các mặt của đời sống xã hội Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu và
phương hướng tổng quát 5 năm 2006 – 2010 là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới (chúng tôi nhấn mạnh-V.V.V.), huy động và sử dụng tốt mọi
nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hoá; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan
Trang 16
hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị – xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”(4)
Yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước đòi hỏi phải thực hiện: Thứ nhất, đổi mới tư
duy lý luận về chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội phải theo kịp với đổi mới tư duy lý luận về kinh tế Chẳng hạn, phải đổi mới tư duy lý luận về hệ thống chính trị, về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống chính trị; về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về thực hiện việc quản lý của
Nhà nước bằng pháp luật; về các tổ chức chính trị – xã hội,… Thứ hai, bên cạnh đổi mới tư duy lý luận một cách toàn diện, cũng phải tiến hành đổi mới tư duy thực
tiễn để “lời nói đi đôi với việc làm” Chẳng hạn, phải tiến hành cải cách bộ máy
hành chính, cải cách tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội,… Một
vấn đề bức xúc mà Việt Nam cần nhanh chóng tiến hành là phải xây dựngcơ chế
thực hiện cho việc triển khai đường lối của Đảng, các chính sách của Nhà nước vào
thực tiễn, cho việc triển khai các quan niệm lý luận (đúng đắn) vào thực tiễn Chẳng hạn, cơ chế thực hiện dân chủ ở các ngành, các cấp; cơ chế kết hợp giữa các nhánh quyền lực (ở Việt Nam quyền lực nhà nước là thống nhất, song có sự phân công, phối hợp giữa các nhánh quyền lực); cơ chế chống tham nhũng, v.v Đây là một vấn đề hết sức quan trọng của việc gắn lý luận với thực tiễn, làm cho lý luận đi vào thực tiễn, lý luận và thực tiễn song hành với nhau trong suốt quá trình đổi mới /
(*) Phó giáo sư, tiến sĩ, Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam
(1) Báo cáo tổng kết: Một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 -
2006) Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.109
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.86
(3) Đảng Cộng sản Việt Nam Sđd., tr.91
(4) Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.76
Trang 17
VỌNG PHÁT TRIỂN(*)
Trang 18Trên cơ sở định nghĩa lại chủ nghĩa Mác, trong bài này, các tác giả đã trình bày một cách khái quát về những thành tựu mà giới nghiên cứu lý luận Trung Quốc đã đạt được trong việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác trên bốn phương diện: nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác; nghiên cứu lịch sử phát triển của chủ nghĩa Mác; nghiên cứu việc Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác và nghiên cứu chủ nghĩa Mác trên thế giới Trong bài viết này, các tác giả còn đưa ra một số nhận định về triển vọng và tương lai phát triển của việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác tại Trung Quốc
Chủ nghĩa Mác là một hệ thống lý luận do C.Mác, Ph.Ăngghen sáng lập và những người kế tục không ngừng phát triển (giới định từ góc độ chủ thể sáng lập chủ nghĩa Mác); là tư tưởng lý luận và hệ thống khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy (giới định từ nội hàm khoa học của chủ nghĩa Mác); là tư tưởng chỉ đạo và hệ thống khoa học về giai cấp công nhân và chính đảng của nó trong đấu tranh cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội và sự quá độ lên xã hội cộng sản chủ nghĩa (giới định từ vai trò xã hội của chủ nghĩa Mác); là tư tưởng xã hội và hệ thống khoa học về lý tưởng và những giá trị trọng yếu của con người (giới định từ góc độ quan niệm giá trị)
Nhìn lại và tổng kết một cách khoa học những thành tựu phát triển của việc nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác 60 năm trở lại đây, phân tích triển vọng của sự phát triển việc nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác trong tương lai có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc và chủ nghĩa xã hội thế giới vĩ đại.(*)
1 Thành tựu chủ yếu của 60 năm nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc
60 năm qua, những nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác mới ở Trung Quốc đã trải
Trang 19
qua những bước phát triển đầy phức tạp Dựa vào sự khác biệt về chủ đề nghiên cứu, định hướng nghiên cứu, phương thức nghiên cứu và diện mạo tổng thể nghiên cứu, nhìn chung, quá trình này có thể phân làm hai thời kỳ trước và sau cải cách
mở cửa, với bốn giai đoạn nghiên cứu chủ nghĩa Mác
Từ năm 1949 tới năm 1965 là giai đoạn đặt nền móng bước đầu Từ năm 1966 đến năm 1978 là giai đoạn cứng nhắc và ngừng trệ Từ 1978 – 1992 là giai đoạn phát triển phục hưng Từ năm 1993 tới nay là giai đoạn sáng tạo mới trong nghiên cứu
lý luận chủ nghĩa Mác
60 năm đó, nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác đã đi qua một chặng đường không bình thường và cũng đã đạt được những thành tựu không tầm thường, góp phần phát huy mạnh mẽ vai trò nhận thức thế giới, truyền bá văn minh, sáng tạo lý luận, phục vụ nhân quần, phục vụ xã hội, làm nên những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc Dưới đây là những thành tựu lý luận chủ yếu trên bốn phương diện
1 Nghiên cứu những tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác
Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mới được thành lập, việc biên dịch, xuất bản, tuyên truyền, giới thiệu, nghiên cứu văn bản, so sánh và giải thích các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác, v.v đều có những bước tiến đáng kể, thể hiện một xu thế phát triển tốt đẹp Từ năm 1953, khi Cục Biên dịch Trung ương được thành lập tới năm 2005 khi Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc ra đời, lực lượng nghiên cứu tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác đã không ngừng tăng lên; từ việc giới thiệu, học tập những giải thích của Liên Xô với tác phẩm kinh điển chủ nghĩa Mác tới việc tự biên dịch giải thích văn bản và văn bản gốc các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác đã làm cho phương pháp nghiên cứu tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác ngày càng khoa học hơn; từ lối nghiên cứu khép kín chuyển sang phong cách tự chủ khoáng đạt đã làm cho tính quốc tế và tính cởi mở của tầm nhìn nghiên cứu tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác không ngừng được tăng cường; từ việc tuyên truyền, giới thiệu một cách thô thiển tới việc tìm hiểu văn bản và liên hệ thực tế một cách có hệ thống đã làm cho tính học thuật và tính hiện thực trong những thành quả nghiên
Trang 20
cứu tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác không ngừng được nâng cao
2 Nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác
Sự kết hợp những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác với thực tiễn cụ thể của Trung Quốc là nguyên tắc chỉ đạo căn bản cho công cuộc cách mạng, xây dựng và cải cách ở Trung Quốc Nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác luôn là lĩnh vực trọng yếu của nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác Từ khi thành lập nước, do chịu ảnh hưởng của giới nghiên cứu lý luận Xôviết, việc nghiên cứu những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc luôn được tiến hành một cách riêng biệt dựa trên ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác là triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học Các học giả Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu một cách sâu rộng đối với những vấn đề lý luận cơ bản xoay quanh ba
bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác này và do vậy, luôn có được những thành quả lý
luận có sức ảnh hưởng lớn, như chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử, những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng, những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử, sách giáo khoa kinh tế chính trị, kinh tế chính trị học (bộ phận chủ nghĩa tư bản), khái luận về chủ nghĩa xã hội khoa học, những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học, chủ nghĩa xã hội khoa học v.v
Từ cải cách mở cửa tới nay, đặc biệt từ năm 1985, sau khi Ủy ban Giáo dục Quốc gia đề xuất việc giảng dạy môn “Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác” ở các trường cao đẳng, về tổng thể, việc nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác ngày càng sôi nổi Bước sang thế kỷ XXI, cùng với việc nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác, thực hiện công cuộc dựng xây đất nước và với việc chính thức thành lập khoa học chuyên ngành về những nguyên lý của chủ nghĩa Mác, những nghiên cứu có hệ thống về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác mới ngày càng phong phú Các học giả Trung Quốc đã tập trung vào những vấn đề lớn, như “thế nào là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác; nhìn nhận như thế nào về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác”; đồng thời, tiến hành bàn luận sâu về các vấn đề lý luận, như đặc điểm, nội dung, tính thứ bậc của những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác và nguyên tắc chủ đạo cho việc nhìn nhận những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Không chỉ thế, các
Trang 21về nhà nước và chuyên chính vô sản; vai trò của quần chúng nhân dân với tư cách người sáng tạo lịch sử; chiến lược và sách lược của giai cấp vô sản; về chính đảng
vô sản và việc xây dựng chính đảng của giai cấp vô sản; về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội khoa học, về sự phát triển toàn diện con người trong chủ nghĩa cộng sản, v.v Với việc nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác được cấu thành từ những nguyên lý này, trong những năm qua, các học giả Trung
Quốc đã đạt được một số thành quả lý luận có ảnh hưởng lớn, như cuốn “Khái
luận về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác”, v.v
3 Nghiên cứu lịch sử phát triển chủ nghĩa Mác
Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, việc nghiên cứu lịch
sử phát triển chủ nghĩa Mác cũng đã được tiến hành một cách tương đối riêng rẽ trên ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác là triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học Để nghiên cứu một cách chỉnh thể lịch sử quá trình thai nghén, hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác, trong những năm 80 của thế kỷ
XX, Hội nghị quy hoạch Triết học và Khoa học Xã hội toàn quốc đã coi việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử phát triển chủ nghĩa Mác là hạng mục nghiên cứu khoa học trọng điểm của quốc gia; đồng thời, thúc đẩy việc nghiên cứu lịch sử phát triển chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc Việc làm này đã thu được nhiều thành tựu nghiên cứu quan trọng Chẳng hạn như, Viện Nghiên cứu lịch sử phát triển chủ
nghĩa Mác thuộc Đại học Nhân dân Bắc Kinh đã biên soạn được các cuốn: Lịch sử
tư tưởng Mác - Ăngghen, Lịch sử tư tưởng Lênin và Lịch sử phát triển chủ nghĩa
Trang 22
Mác (gồm 4 tập) Ngoài một loạt các tác phẩm mang tính thông sử, Trung Quốc
còn xuất bản những tác phẩm nghiên cứu mang tính chất chuyên sâu về lịch sử,
như Lịch sử triết học Mác (gồm 8 tập), Lịch sử kinh tế chính trị học mácxít (gồm
5 tập),30 năm đổi mới việc Trung Quốc hóa lý luận chủ nghĩa Mác, v.v Ngoài ra,
những thành tựu nghiên cứu về lịch sử phát triển chủ nghĩa Mác của một số học giả nước ngoài cũng đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Trung
Cùng với việc nghiên cứu và phát triển chủ nghĩa Mác, việc biên soạn các cuốn giáo trình có liên quan tới lịch sử phát triển chủ nghĩa Mác cũng lần lượt được triển khai Giới nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc đã tiến hành những nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề quan trọng, như đối tượng nghiên cứu,
sự phân kỳ lịch sử phát triển chủ nghĩa Mác, v.v để làm rõ những giai đoạn phát triển, xu thế phát triển và các quy luật cơ bản của chủ nghĩa Mác
4 Nghiên cứu việc Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác
Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định chủ nghĩa Mác
là tư tưởng chỉ đạo, luôn kiên trì việc kết hợp những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác với thực tiễn cụ thể của Trung Quốc, sáng tạo nên hai thành tựu lý luận lớn trong hệ thống lý luận xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc là tư tưởng Mao Trạch Đông và những tư tưởng chiến lược trọng yếu, trong đó bao gồm cả lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng “ba đại diện” tới quan điểm phát triển khoa học,
v.v Không chỉ thế, từ tháng 10 năm 1938, trong Bàn về giai đoạn mới, sau khi
Mao Trạch Đông lần đầu tiên đưa ra nhiệm vụ Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác, vấn đề này lại khơi dậy sự quan tâm rộng rãi của các học giả mácxít Trung Quốc;
từ cải cách mở cửa tới nay, đặc biệt là sau khi tiến vào thế kỷ XXI, giới học giả mácxít Trung Quốc lại xoay quanh những vấn đề cơ bản, như tính tất yếu lịch sử của việc thực hiện Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác, điều kiện cho sự thực hiện Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác và những nguyên tắc, những yêu cầu bắt buộc phải kiên trì Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác, tiến trình lịch sử và quy luật cơ bản của việc Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác, kinh nghiệm lịch sử cơ bản cho việc Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác, v.v Cùng với hai thành tựu lý luận lớn trong việc Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác, giới học giả mácxít Trung Quốc đã tiến hành
Trang 23
nghiên cứu chuyên sâu và giành được những thành quả lớn lao không chỉ đóng góp cho sự hình thành và phát triển hai thành tựu lý luận trong việc Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác, mà còn thúc đẩy chủ nghĩa Mác hóa đối với nền khoa học xã hội Trung Quốc
5 Nghiên cứu chủ nghĩa Mác trên thế giới
Việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác trên thế giới của các học giả mácxít Trung Quốc được bắt đầu từ thập niên 60 của thế kỷ XX nhằm chống lại chủ nghĩa xét lại, khi
mà một loạt các tác phẩm của Satre, Marleau Ponty, Ernst Bloch được xuất bản lưu hành nội bộ Cuối những năm 70 - đầu những năm 80, công việc này đã chính thức trở thành một lĩnh vực nghiên cứu trong nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác Sau năm 2005, cùng với sự ra đời bộ môn khoa học “nghiên cứu chủ nghĩa Mác trên thế giới”, công việc nghiên cứu này càng được triển khai rộng rãi, những chủ trương lý luận của các Đảng Cộng sản ở các nước trên thế giới, cũng như các tư tưởng tả khuynh hay tư tưởng hữu khuynh đều trở thành đối tượng nghiên cứu
30 năm trở lại đây, việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác trên thế giới đã chuyển trọng tâm từ việc tìm hiểu “chủ nghĩa Mác phương Tây” và “chủ nghĩa Mác mới” sang
mô hình nghiên cứu khoa học về “chủ nghĩa Mác trên thế giới”; từ chỗ nghiên cứu rời rạc và lấy tư tưởng triết học làm chủ đạo sang lĩnh vực nghiên cứu có hệ thống
và liên ngành nhiều khoa học; từ chỗ chủ yếu là tìm hiểu quan điểm của các học giả trong giới nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa Mác ở nước ngoài mở rộng tới cả giới nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa Mác trong các Đảng Cộng sản trên thế giới, tạo nên một cục diện nghiên cứu hoàn toàn mới mẻ Trong khoảng thời gian này, chúng ta
đã biên dịch và xuất bản được một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu tiêu biểu về chủ nghĩa Mác trên thế giới Không chỉ thế, giới nghiên cứu lý luận Trung Quốc còn cho ra đời hàng loạt chuyên khảo và công trình nghiên cứu về chủ nghĩa
Mác trên thế giới, nhưNghiên cứu lý luận về chủ nghĩa Mác ở phương Tây, Các
trường phái triết học của chủ nghĩa Mác ở nước ngoài, Những luận điểm căn bản của “Chủ nghĩa Mác mới”, Đảng Cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa đương đại,
v.v Ngoài ra, các lĩnh vực chính trị học, lịch sử, văn học nghệ thuật của chủ nghĩa Mác cũng gặt hái được nhiều thành tựu nghiên cứu phong phú
Trang 24việc bộToàn tập C.Mác và Ph.Ăng ghen (bản tiếng Trung) được tái bản lần 2, bộ Tuyển
tập C.Mác và Ph.Ăngghen (10 tập) vàTuyển tập V.I.Lênin (5 tập) đã lần lượt ra đời
Cùng với đó, một số bản dịch các tác phẩm kinh điển mới được phát hiện cũng đã được xuất bản Với việc làm này, việc nghiên cứu các tác phẩm kinh điển và những quan điểm cơ bản của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin chắc chắn sẽ có những bước tiến lớn; phương pháp nghiên cứu và con đường nghiên cứu với tư cách nền tảng cho việc nghiên cứu các tác phẩm kinh điển và các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác cũng sẽ chắc chắn nhận được sự quan tâm rộng rãi của các học giả; việc nghiên cứu văn bản các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác, so sánh văn bản cùng với việc nghiên cứu so sánh các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác cũng
sẽ tiếp tục được làm sâu sắc hơn và nâng cao thêm nhằm tạo ra một “khoa học mácxít” mang đặc sắc Trung Quốc, khí khái Trung Quốc và phong cách Trung Quốc hay “khoa học về chủ nghĩa Mác” với tư cách môn khoa học mới về lý luận chủ nghĩa Mác
Việc nghiên cứu các tác phẩm kinh điển và quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác là
cơ sở để lý giải và nhìn nhận một cách khoa học về chủ nghĩa Mác Xoay quanh những vấn đề trọng yếu, như “thế nào là chủ nghĩa Mác”, “làm thế nào để nhìn nhận đúng đắn chủ nghĩa Mác”, các nhà lý luận chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc đã có những tìm tòi đầy nhiệt huyết, bền bỉ và cũng đã giành được những thành tựu to lớn Tuy nhiên, cần phải nhận thấy rằng, việc làm thế nào để đem quan điểm phát triển vào việc nhận thức chủ nghĩa Mác; làm thế nào để từ cách nhìn nhận toàn cục
lý giải chủ nghĩa Mác, làm sáng tỏ một cách khoa học thuộc tính bản chất, lịch sử phát triển, quy luật sáng tạo của chủ nghĩa Mác; làm rõ đâu là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác mà chúng ta cần phải kiên trì dài lâu, đâu là những phán đoán lý luận cần kết hợp với thực tiễn mới để phát triển phong phú hơn, đâu là cách
Trang 25
lý giải kiểu giáo điều đối với chủ nghĩa Mác mà chúng ta cần phải bác bỏ, đâu là những quan điểm sai lầm núp dưới danh nghĩa chủ nghĩa Mác mà chúng ta cần phải làm rõ – đó vẫn là phương hướng mà chúng ta cần nỗ lực hơn nữa trong việc nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác trong suốt giai đoạn từ nay về sau
2 Tổng kết một cách khoa học quy luật phát triển của việc nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác, không ngừng thúc đẩy tiến trình Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác
Kiên trì việc kết hợp những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác với thực tiễn cụ thể của Trung Quốc và tình hình thế giới là bí quyết cho sự thành công trong sự nghiệp cách mạng và xây dựng Trung Quốc Đó cũng chính là kinh nghiệm quý báu của 60 năm nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc Làm phong phú việc nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác, không ngừng thúc đẩy việc Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác luôn đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục kiên trì nguyên tắc kết hợp giữa những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác với thực tiễn cụ thể của Trung Quốc, xử
lý đúng đắn mối quan hệ giữa “Mác học”, “Tây học” và “Quốc học”, giữ vững vai trò chỉ đạo của chủ nghĩa Mác, tích cực tiếp thu, học hỏi những thành quả hữu ích của triết học, khoa học xã hội phương Tây và những tinh hoa trong truyền thống văn hóa Trung Quốc, tăng cường nghiên cứu các vấn đề biến đổi muôn màu muôn vẻ của thế giới, đặc biệt là các vấn đề của chủ nghĩa tư bản đương đại, tổng kết một cách khoa học lịch trình vĩ đại và kinh nghiệm lịch sử của 60 năm kể từ khi nước Trung Quốc mới được thành lập, đặc biệt là trong 30 năm cải cách mở cửa, nắm vững một cách chính xác các loại vấn đề của thực tiễn xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc, thực hiện sự tổng hợp đổi mới cho nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác, thúc đẩy nghiên cứu hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác để ngày càng giành được những bước tiến lớn hơn nữa
Nói tóm lại, cần xác lập nguyên tắc học thuật là “Mác học là thể, Tây học là dụng, Quốc học là gốc, tình hình thế giới là gương, tình hình trong nước là điểm tựa, tiếp tục đổi mới sáng tạo”(1) Đồng thời, thông qua việc tổng kết lịch sử phát triển 160 năm của chủ nghĩa Mác, tìm ra quy luật diễn biến của phương pháp nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác, tự giác đổi mới phương thức tư duy và mô thức nghiên cứu cho việc nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác; tìm ra quy luật xây dựng của khoa học
lý luận chủ nghĩa Mác, bố trí hợp lý danh mục khoa học, biên giới khoa học, kết cấu
Trang 26
khoa học, tác dụng khoa học và hệ thống khoa học; tìm ra quy luật trưởng thành của đội ngũ và nhân tài nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác, nỗ lực gây dựng nên một lớp những nhà lý luận chủ nghĩa Mác, những thủ lĩnh khoa học và những nhân tài cốt cán, có năng lực, am hiểu lịch sử phát triển chủ nghĩa Mác(2); tìm ra quy luật và cơ chế xuất bản những tác phẩm học thuật tinh túy về chủ nghĩa Mác, không ngừng nâng cao trình độ học vấn và tầm tư tưởng của việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác, cung cấp một điểm tựa lý luận cho việc tiếp tục thúc đẩy tiến trình lịch sử Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác Đây cũng là một định hướng chủ đạo của việc nghiên cứu
lý luận và phát triển khoa học của chủ nghĩa Mác
3 Không ngừng mở rộng phạm vi và chiều sâu nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác,
nỗ lực thực thi sự kết hợp hữu cơ giữa nghiên cứu khoa học, xây dựng chính sách
và tuyên truyền lý luận
Chủ nghĩa Mác là một hệ thống khoa học không ngừng phát triển, chứ không phải
là một học thuyết cứng nhắc Với tư cách một hệ thống khoa học mở, chủ nghĩa Mác chỉ có trong phát triển sáng tạo mới có thể triển khai sức sống học thuật một cách mãnh liệt Do vậy, các học giả chủ nghĩa Mác đương đại cần phải kết hợp những thay đổi mới nhất của chủ nghĩa tư bản thế giới và chủ nghĩa xã hội để không ngừng đổi mới sự nghiên cứu khoa học về chủ nghĩa Mác Thế giới hiện thời đang nảy sinh những thay đổi đầy kịch tính và sâu sắc, nghiên cứu khoa học về chủ nghĩa Mác phải đối diện với một loạt vấn đề và thách thức mới Chẳng hạn như, cần phải nhìn nhận như thế nào về những trắc trở và sự đi xuống mà trào lưu chủ nghĩa Mác đương đại đang gặp phải; làm thế nào để giải thích một cách khoa học về vận mệnh, tương lai và con đường phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học; cần phải nhìn nhận như thế nào về sự phát triển của khoa học và kỹ thuật thế giới - cái đang làm biến đổi sâu sắc nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội loài người; về phương diện khoa học, cần phải làm rõ các giá trị đương đại của hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác; cần phải nhìn nhận như thế nào về kinh nghiệm thành công và chưa thành công của thực tiễn chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc trên cơ sở giải thích một cách khoa học quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội, quy luật về Đảng cầm quyền và quy luật phát triển của xã hội loài người, v.v Để giải quyết những vấn đề này, việc vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác để nghiên cứu tình hình mới,
Trang 27
giải quyết những vấn đề mới và đưa ra những kết luận mới – đó là sứ mệnh khoa học của các học giả chủ nghĩa Mác Trung Quốc đương đại Khoa học xã hội Trung Quốc cần phải lấy chủ nghĩa Mác làm chỉ đạo để làm phong phú thêm các khoa học xã hội mang tính mácxít
Chủ nghĩa Mác là một học thuyết mở, không ngừng phát triển, chứ không phải là một hệ thống giáo điều, khép kín Với tư cách một học thuyết lý luận để cải tạo thế giới, chủ nghĩa Mác chỉ có trong thực tiễn cụ thể mới thể hiện được giá trị vận dụng của nó Do vậy, các học giả chủ nghĩa Mác đương đại cần phải thích ứng với sự phát triển của tình hình trong và ngoài nước, cũng như những đòi hỏi của thực tiễn, cần phải nghiên cứu sâu hơn những vấn đề trọng đại mà công cuộc cải cách mở cửa
và xây dựng hiện đại hóa đặt ra, không ngừng thúc đẩy các thành quả mang tính ứng dụng và tính chính sách phù hợp với yêu cầu cũng như giá trị nội tại của chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, phục vụ tốt hơn nữa nhiệm vụ lịch sử là xây dựng toàn diện xã hội hài hòa, thúc đẩy nhanh hơn tiến trình hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa Không chỉ thế, chúng ta còn cần phải nghiên cứu sâu hơn để làm sao quán triệt được quan điểm phát triển khoa học, kiên trì chế độ kinh
tế cơ bản trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, tiến thêm một bước nhằm hoàn thiện thể chế và các chính sách của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; nghiên cứu sâu hơn nữa sự thống nhất hữu cơ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước pháp quyền quản lý, tiến tới làm sâu sắc hơn việc cải cách thể chế chính trị,
mở rộng phát triển thể chế và chính sách chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc; nghiên cứu sâu hơn việc làm thế nào để kiên trì và củng cố địa
vị chỉ đạo của chủ nghĩa Mác trong lĩnh vực hình thái ý thức xã hội, nỗ lực xây dựng hệ thống giá trị hạt nhân của chủ nghĩa xã hội, củng cố những dòng dư luận tư tưởng lớn, thúc đẩy đổi mới văn hóa, nâng cao thể chế và chính sách sức mạnh mềm dẻo của văn hóa đất nước; đi sâu nghiên cứu việc làm thế nào để đẩy nhanh công cuộc xây dựng xã hội lấy cải thiện dân sinh làm trọng điểm, khiến cho toàn thể nhân dân chung hưởng những thể chế và chính sách là thành quả của sự cải cách phát triển;
đi sâu nghiên cứu diễn biến của sự phát triển chính trị, kinh tế và văn hóa quốc tế, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu hiện nay, hoàn thiện thể chế và chính sách ứng phó với diễn biến của tình thế quốc tế; đi sâu nghiên cứu việc làm thế
Trang 28
nào để giữ sợi chỉ đỏ là đem năng lực của Đảng cầm quyền nhằm xây dựng và xây dựng tiên tiến, thúc đẩy toàn diện thể chế và chính sách xây dựng Đảng Kho tàng trí tuệ của Trung Quốc cần phải học được phương thức ứng dụng chủ nghĩa Mác Trung Quốc cần nhiều kho tàng trí tuệ mang tính chất chủ nghĩa Mác hơn nữa
Chủ nghĩa Mác là lý luận không ngừng được đại chúng hóa, chứ không phải thứ học thuật chỉ dành riêng cho bộ phận “tinh hoa” Với tư cách lý luận và hình thái ý thức
xã hội phản ánh lợi ích căn bản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, chủ nghĩa Mác chỉ khi nào thực sự được quảng đại quần chúng nhân dân nắm vững thì mới có thể trở thành lực lượng vĩ đại để cải tạo thế giới Các học giả chủ nghĩa Mác
ở Trung Quốc hiện nay cần tích cực tuyên truyền lý luận chủ nghĩa Mác, đặc biệt là
hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, không ngừng tăng cường việc đại chúng hóa chủ nghĩa Mác Cùng với đó, cần phải thật tập trung vào một loạt vấn đề lý luận và thực tiễn trọng yếu, như thế nào là chủ nghĩa Mác, cần phải nhìn nhận chủ nghĩa Mác ra sao, thế nào là xã hội chủ nghĩa và làm sao để xây dựng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Đảng như thế nào và xây dựng ra sao, thực hiện sự phát triển như thế nào và phát triển ra sao v.v Đó còn là những vấn đề, như cần phải tuyên truyền, giải thích vị trí lịch sử và ý nghĩa chỉ đạo của hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội như thế nào; cần phải kết hợp giữa trăm năm lịch sử của dân tộc Trung Hoa trong đấu tranh giành độc lập dân tộc với hành trình trăm năm thực hiện phục hưng dân tộc ra sao; cần phải tuyên truyền, giải thích ý nghĩa và giá trị lịch sử của việc nhân dân đã lựa chọn chủ nghĩa Mác, lựa chọn Đảng Cộng sản Trung Quốc, lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa như thế nào; cần phải dẫn dắt mọi người nhận thức một cách sâu sắc rằng, chỉ có xã hội chủ nghĩa mới có thể cứu Trung Quốc, chỉ có chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc mới có thể phát triển Trung Quốc và ý thức sâu sắc về việc Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn là hạt nhân lãnh đạo kiên cường trong sự nghiệp phát triển của chúng ta; cần phải kết hợp lịch sử đấu tranh gian khổ với những thành tựu vĩ đại của con đường cải cách mở cửa do Đảng lãnh đạo; cần phải tuyên truyền, giải thích cải cách mở cửa đã phát triển Trung Quốc như thế nào, phát triển xã hội chủ nghĩa, phát triển chủ nghĩa Mác
ra sao và dẫn dắt mọi người nhận thức sâu sắc rằng, cải cách mở cửa là lựa chọn then chốt quyết định vận mệnh của Trung Quốc đương đại; cần phải kết hợp việc
Trang 29
giáo dục quần chúng nhân dân học tập, nắm vững chủ nghĩa Mác với việc chuyển hóa nó thành sức mạnh hành động, nghiên cứu và giải thích những bài học kinh nghiệm của việc đại chúng hóa chủ nghĩa Mác, không ngừng thúc đẩy những thành quả lý luận mới trong nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc đương đại hướng tới nhân dân, hướng tới nền móng Quần chúng nhân dân cần nắm vững chủ nghĩa Mác, còn chủ nghĩa Mác thì cần phải được tuyên truyền và đại chúng hóa
4 Nỗ lực nâng cao tầm nhìn quốc tế trong nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa Mác, ra sức xây dựng “tiếng nói Trung Quốc” trong nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa Mác trên phạm vi toàn thế giới
Cùng với những thành công to lớn của sự nghiệp cách mạng, xây dựng và cải cách
mở cửa Trung Quốc, ảnh hưởng quốc tế của việc nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc cũng ngày càng mở rộng 60 năm trở lại đây, các tác
phẩm: Tuyển tập Mao Trạch Đông, Văn tuyển Mao Trạch Đông, Văn tuyển quân sự
Mao Trạch Đông, Tuyển tập Chu Ân Lai, Tuyển tập Lưu Thiếu Kỳ, Tuyển tập Chu Đức, Tuyển tập Đặng Tiểu Bình, Tuyển tập Trần Vân bằng các thứ tiếng Anh, Pháp,
Tây Ban Nha, Nhật Bản và bản tiếng Nga Văn tập Mao Trạch Đông cùng không ít
các tác giả khác được xuất bản đã cho thế giới thấy những thành quả lý luận của việc Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác Đồng thời, một loạt học giả nước ngoài, như Wilbur Schramm, Frederic Wakeman, Womack, Derrick, Nại Đắc, Y Đằng Thành, David Kotz, v.v cũng đã lấy chủ đề nghiên cứu là sự kết hợp những nguyên
lý cơ bản chủ nghĩa Mác với thực tiễn cụ thể ở Trung Quốc, lựa chọn hai phương pháp chủ yếu là chú giải văn bản và quan sát lý luận(3), nghiên cứu lý luận và hiện thực của việc Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc
Tuy nhiên, một thời gian dài, trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc vẫn còn tồn tại tình trạng chia tách, tách rời giữa “Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác” với “quốc tế hóa chủ nghĩa Mác” ở Trung Quốc Tương lai phát triển của việc nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa Mác đòi hỏi chúng ta phải tăng cường sự giao lưu giữa “tiến vào” và “bước ra”,nỗ lực nâng cao tầm nhìn quốc tế trong nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa Mác, dốc sức xây dựng “tiếng nói Trung Quốc” trong giới nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa Mác trên thế giới Các học giả chủ nghĩa
Trang 30
Mác Trung Quốc cần phải hiểu thấu đáo, toàn diện lịch sử và hiện trạng của chủ nghĩa Mác ở nước ngoài, triển khai sự đối thoại học thuật đa phương, thực chất với các học giả chủ nghĩa Mác ngoài nước, đồng thời tích cực đem hệ thống lý luận khoa học xã hội và chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc giới thiệu đầy đủ với các nước trên thế giới, khiến nó trở thành một trong các trào lưu tư tưởng lý luận và khoa học có sức sống và sự ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới, không ngừng tăng cường “tiếng nói quốc tế” và tầm ảnh hưởng quốc tế của việc nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc q(3
Người dịch: ThS TRẦN THỊ THÚY NGỌC
Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
(*) Tham luận tại Hội thảo khoa học Trung – Việt: “So sánh sự sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc và Việt Nam” (Bắc Kinh, ngày 19 và 20 tháng 10 năm 2009)
(**) Giáo sư, Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc
(***) Giáo sư, Trưởng phòng Nguyên lý, Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc
(1) Trình Ân Phú, Hà Can Cường Bàn về nguyên tắc khoa học thúc đẩy hiện đại
hóa kinh tế học Trung Quốc – Phân tích chủ yếu về mối quan hệ giữa “Mác học”, “Tây học” và“Quốc học” Nghiên cứu chủ nghĩa Mác, số 4, 2009
(2) Trung Quốc học và Tây học – ND
(3) Tác giả sử dụng cụm từ “thấu thị lý luận”, “Thấu thị” tức là nhìn xuyên qua tấm gương “Thấu thị” là phương pháp hội họa thường dùng để vẽ các sự vật có hình khối 3 chiều, giống như một chiếc gương phản chiếu các sự vật trở thành 2 chiều và người họa sĩ vẽ lại hình ảnh 2 chiều đó nhưng vẫn phản ánh được sự vật ở không gian 3 chiều hiện thực Nên “thấu thị lý luận” có thể hiểu là nhìn mọi sự vật qua
“tấm gương” lý luận, người dịch tạm dịch là “quan sát lý luận” (quan sát bằng lăng kính lý luận)
Trang 31Nho – Phật – Lão hội nhập là hiện tượng tư tưởng chung ở các nước Đông Á thời Trung đại Bài viết này khảo cứu quá trình hội nhập Nho – Phật – Lão hay sự hình thành tư tưởng “tam giáo đồng nguyên” ở Việt Nam Đây là một quá trình gồm ba bước: một là, tam giáo đỉnh lập; hai là, tam giáo dung hợp; và ba là, tam giáo đồng nguyên Chính việc tam giáo “cầu đồng tồn dị” để xích lại gần nhau trong tiến trình lịch sử của chúng đã kết thành một mạng lưới tạo nên sức mạnh vì mục đích nhân văn, vì cuộc sống con người
Nho – Phật – Lão hội nhập là hiện tượng tư tưởng chung của các nước Đông Á (Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản ) thời Trung đại Nhưng tại mỗi nước tình hình đã diễn ra cụ thể như thế nào, đâu là chỗ giống nhau hoặc khác nhau giữa nước này với nước khác,… là những câu hỏi chưa có lời giải đáp Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu vào thực tế Việt Nam để góp phần tìm hiểu vấn đề chung của khu vực
“Tam giáo đồng nguyên” có thể xem như là hệ quả của quá trình vừa cạnh tranh, vừa tiếp nhận lẫn nhau, để cuối cùng đi đến hội nhập trong đa dạng về phương diện tư tưởng Ở Việt Nam, điều này đã diễn ra từ thời Bắc thuộc (111 TCN – 939)
và kéo dài trong suốt thời kỳ vương quốc độc lập tự chủ (939 – 1885), theo một tiến trình gồm ba bước: tam giáo đỉnh lập, tam giáo dung hợp, tam giáo đồng nguyên Chữ “giáo” trong “tam giáo” có thể hiểu theo nhiều cách, nhưng tôi vẫn
nghiêng về nghĩa “giáo hoá” (Mỹ giáo hoá, di phong tục – Kinh Thi Chu Nam
Quan thư tự)
1 Tam giáo đỉnh lập
“Tam giáo đỉnh lập” có nghĩa là Nho, Phật, Lão cùng ở cái thế chân vạc, mối quan
Trang 32phản ánh phần nào qua Lý hoặc luậncủa Mâu Tử: “Hồi bấy giờ, sau khi Linh Đế
mất (Hán Linh Đế mất năm 189 – T.N.), thiên hạ loạn lạc, chỉ có Giao Châu (đây chỉ trị sở của Giao Châu lúc bấy giờ, tức Luy Lâu hay Long Biên, nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam – T.N.) là còn hơi yên tĩnh Nhân tài phương Bắc (chỉ Trung Quốc – T.N.) đều lánh về đây ở, phần nhiều theo phép thần tiên tịch cốc, trường sinh, đương thời có nhiều người theo học ( ) Mâu Tử đưa mẹ sang tị nạn ở Giao Chỉ ( ) dốc chí vào đạo Phật, đồng thời nghiên cứu
sách Lão Tử gồm 5.000 chữ, lấy lẽ huyền diệu làm rượu nhấm nháp, lấy Ngũ
kinh làm đàn sáo thưởng ngoạn”(4)
Cùng với việc Nho, Phật, Lão kẻ trước người sau tìm tới Luy Lâu như Lý hoặc
luận cho thấy, những cuộc đụng độ giữa chúng cũng đã xảy ra không ít trên đất
Việt Nam kể từ đó
Khởi đầu là chuyện Mâu Tử đứng trên lập trường Nho giáo hoặc Phật giáo để phê
phán Đạo giáo: “Mâu Tử thường đem Ngũ kinh ra vặn vẹo họ, Đạo gia thuật sĩ
không ai dám ứng đối, ví Mâu Tử với Mạnh Kha chống Dương Chu, Mặc Địch”
(Lý hoặc luận Tự): “Khi tôi (Mâu Tử – T.N.) chưa hiểu đạo cả, thì cũng từng học
tịch cốc Phép thuật này có tới hàng trăm hàng nghìn kiểu, nhưng thực hiện không thấy hiệu quả, không thấy tin tưởng nên mới thôi Cứ xem như ba người thầy mà tôi theo học, ông nào cũng nói mình đã sống 700 tuổi, hoặc 500 tuổi, hoặc 300
tuổi, thế mà tôi học họ chưa đầy ba năm, tất cả đều chết ráo” (Lý hoặc luận, 31)
Đến lượt mình, Mâu Tử cũng bị phái Nho giáo lôi ra để chất vấn nhiều vấn đề liên
quan tới Phật giáo mà ông đang sùng chuộng: “Hỏi rằng: Sách Hiếu kinh nói:
“Thân thể, tóc da được cha mẹ cho, không dám làm thương tổn” Tăng Tử khi sắp mất, có bảo: “Cởi dây buộc tay cho ta, cởi dây buộc chân cho ta” Nay các nhà sư lại cắt tóc, sao làm trái lời thánh nhân, không hợp đạo người con có hiếu đến thế?”
Trang 33
(Lý hoặc luận, 9); “Hỏi rằng: Kìa hạnh phúc không gì hơn kế tự, bất hiếu không gì
hơn tiệt nòi Các nhà sư từ bỏ vợ con, của cải, có người suốt đời không lấy vợ, sao
mà trái với cõi phúc và đạo hiếu như vậy?” (Lý hoặc luận, 10); “Hỏi rằng: Nay
các nhà sư cạo trọc đầu, quấn vải đỏ; thấy người khác, không làm lễ quỳ xuống đứng dậy; uy nghi không có động tác săn đón nhún nhường Sao mà trái với các quy định về dáng điệu và phục sức đến thế, ngược hẳn với kiểu ăn mặc của giới
thượng lưu?” (Lý hoặc luận, 11).(3)Không chỉ chất vấn về hình thức và lối sống của
kẻ tu hành, ngay như kinh bổn Phật giáo cũng bị giới Nho sĩ chỉ trích trên nhiều
phương diện, như ở các chương 5, 6, 7 của sách Lý hoặc luận Kết thúc cuộc đối
thoại đầy ngẫu hứng này, bên thắng thế tất nhiên là thuộc về Mâu Tử: “Thế là người mù mờ (đây chỉ đám Nho sĩ – T.N.) nghe xong [những lời giải đáp của Mâu Tử], bỗng nhiên thất sắc, chắp tay, rời chiếu đứng lên, đi giật lùi rồi phủ phục xuống
mà thưa rằng: Kẻ nông cạn này có mắt như mù, sinh ở nơi tăm tối, dám thốt ra những lời dại dột, không nghĩ tới hoạ phúc Nay được nghe dạy, khác nào nước sôi dội lên tuyết Xin được gột rửa tâm tình, biết tự cảnh tỉnh Nguyện thọ ngũ giới làm ưu bà
tắc” (Lý hoặc luận, phần kết)
Khác với cuộc đối thoại phần nhiều mang tính “thiết định” trên đây của Mâu Tử, đến thế kỷ V, thời Lưu Tống (420 – 497), tại Giao Châu(5) đã xảy ra một trận bút chiến căng thẳng giữa Nho và Phật “trăm phần trăm đích thực” được phản ánh qua
chùm thư sáu bức mà sách Hoằng minhtập(6) hiện còn lưu giữ(7) Ở đây, đại diện
cho bên Nho là Lý Miễu, người Trung Quốc, đang làm Thứ sử Giao Châu; đại diện cho bên Phật là Đạo Cao và Pháp Minh, hai nhà sư bản địa có trình độ cao về Phật học (Pháp sư) Nội dung tranh luận xoay quanh vấn đề tính chân thực của Phật
Cuộc bút chiến không có hồi kết kiểu Lý hoặc luận, chỉ thấy sau bức thư cuối cùng
do Thích Pháp Minh viết cho Lý Miễu, quan Thứ sử hình như không còn gì để tiếp tục trao đổi cùng hai nhà sư Giao Châu nữa
Trong khi thảo luận với Lý Miễu, ta thấy Pháp Minh có chỉ trích những người quá tin vào sự quàng xiên của Đạo giáo: “lấy kiến giải sai lầm để che đậy cái tâm, mơ
hồ mà sinh tư lự; gửi lòng dạ ở cỗ xôi bà cốt, dốc thành tâm vào câu chú đạo bùa; nắm cái tà để mong cái chính, giữ cái giả để chờ cái thật”; “Ở Ngô Quận có một
Trang 34
pho tượng Phật bằng đá nổi trên mặt biển, thế là nào Đạo sĩ, nào cô đồng và có tới hàng trăm người đi theo làm đủ các thứ bùa phép, vừa đánh trống vừa nhảy múa, nhưng không thể nhúc nhích được tượng Phật Vậy mà sau đó, chỉ năm sáu kẻ mặc
áo đen, cùng bọn Chu Trương ba bốn người lại nhắc tượng Phật lên được, nay còn thấy đặt ở chùa phía bắc Ngô Quận”(8)
Bước vào thời kỳ đầu vương quốc Đại Việt khôi phục lại nền độc lập tự chủ, cụ thể là dưới các triều Đinh, Tiền Lê, đặc biệt là Lý, Trần, đạo Phật ở Việt Nam phát triển tột độ Năm 1293, khi đi sứ Đại Việt, Trần Phu còn thấy ở đây cảnh tượng
“đàn ông đều cạo trọc đầu ( ) vì dân cả nước đều là sư hết” (Giao Châu cảo An
Nam tức sự 4)(9) Nho giáo cũng dần dần có chỗ đứng trong triều đình kể từ đời
nhà Lý, với các sự kiện như Lý Thái Tông (1028 – 1054) tổ chức hội thề ở đền Đồng Cổ, lấy tư tưởng “trung hiếu” của đạo Nho làm mục đích thề nguyền; Lý Thánh Tông (1054 –1072) chính thức cho xây Văn miếu tại Kinh đô Thăng Long
để thờ Chu Công, Khổng Tử cùng 72 vị hiền triết; Lý Nhân Tông (1072 – 1127)
mở khoa thi Tam trường, lập Quốc tử giám, chọn người xuất sắc trong đám Văn Nho vào dạy Sang đời Trần, Nho học tiếp tục được coi trọng Năm 1232, triều đình mở khoa thi Thái học sinh Năm 1247, đặt Tam khôi Năm 1253, lập Viện
Quốc học để giảng Tứ thư, Ngũ kinh, những sách kinh điển của Nho giáo Đến đời
Trần Minh Tông (1314 – 1329), sự khích bác giữa Nho và Phật lại dấy lên, mà người châm ngòi nổ chính là các triều thần, như Trương Hán Siêu, Lê Quát, Với Trương Hán Siêu (? – 1354), “Ngày nay thánh triều muốn mở mang giáo hoá để sửa đổi phong tục đồi bại Dị đoan đáng phải truất bỏ, chính đạo phải được phục hưng Đã là kẻ sĩ đại phu, nếu không phải đạo Nghiêu, Thuấn, không bày tỏ trước
vua; không phải đạo Khổng, Mạnh, không trước thuật” (Khai Nghiêm tự bi ký)
Với Lê Quát (thế kỷ XIV), “Thuyết hoạ phúc của nhà Phật tác động tới con người, sao mà được người ta tin theo sâu sắc và bền vững như thế? Trên từ vương công, dưới đến dân thường, hễ bố thí vào việc nhà Phật thì dẫu hết tiền của cũng không sẻn tiếc ( ) Ta thường dạo xem núi sông, vết chân trên khắp nửa thiên hạ, đi tìm những “Học cung”, “Văn miếu” mà chưa hề thấy một ngôi nào! Đó là điều khiến
ta vô cùng hổ thẹn với bọn tín đồ nhà Phật ” (Bắc Giang Bái thôn Thiệu Phúc tự
Trang 35
bi ký) Còn vua Trần Minh Tông? Một hôm ông đang ăn chay, Huệ Túc Vương
hỏi: “Thần không biết ăn chay thì có lợi gì?” Biết Huệ Túc Vương là người hay bài xích Phật, Lão, nên Minh Tông trả lời: “Ông cha ta ngày xưa thường ăn cơm
chay cho nên ta bắt chước thôi, còn lợi ích gì thì ta không biết” (Đại Việt sử ký
toàn thư)
Có thể thấy, ở Việt Nam từ thế kỷ XIV trở về trước, mối quan hệ Nho, Phật, Lão chủ yếu là “đỉnh lập”, giữa chúng thảng hoặc có sự khích bác lẫn nhau, nhưng không ngoài mục đích tự khẳng định mình, giành cho mình quyền tồn tại và tiếp tục phát triển
2 Tam giáo dung hợp
“Tam giáo dung hợp” còn gọi là “tam giáo hỗn dung” hay “tam giáo nhất gia”, chỉ hiện tượng tư tưởng Nho, Phật, Lão xâm nhập vào nhau, bổ trợ cho nhau, chung sống cùng nhau
Trên một cột kinh bằng đá phát hiện tại Hoa Lư (Ninh Bình, Việt Nam) năm 1987,
ta thấy có ghi một người tên là Đỉnh (hoặc Hạng) Noa Tăng Noa bị giết vì tội
“không trung hiếu thờ cha và trưởng huynh, lại có ác tâm”(10) “Trung hiếu” là từ ngữ của Nho giáo, còn “ác tâm” lại là từ ngữ của Phật giáo, nghĩa là vụ án đã được xét xử và hành quyết theo lập trường Nho – Phật Đó là sự việc xảy ra vào thời nhà Đinh, chứng tỏ có sự hỗn dung giữa Phật giáo và Nho giáo
Đến triều Tiền Lê, Đỗ Pháp Thuận (915 – 990) trả lời vua Lê Đại Hành khi được
hỏi về cách giữ ngôi báu: “Quốc tộ như đằng lạc, nam thiên lý thái bình Vô vi cư
điện các, xứ xứ tức đao binh” (Ngôi vua như dây mây vấn vít, trời Nam cần xây
dựng cuộc thái bình Người người ở chốn cung điện giữ thái độ vô vi, nơi nơi binh đao đều hết sạch) (bài kệ) “Vô vi” ở đây không có nghĩa là “chẳng làm gì cả”, mà cần được hiểu theo tư tưởng Lão Tử, tức là đừng làm những chuyện ngu ngốc, trái
với lẽ tự nhiên: “Dân chi cơ, dĩ kỳ thượng thực thuế chi đa, thị dĩ cơ; dân chi nan
trị, dĩ kỳ thượng chi hữu vi, thị dĩ nan trị” (Dân đói, là vì bề trên của họ thu thuế
quá nhiều, cho nên mới đói; dân khó trị, là vì bề trên của họ bày đặt lắm việc, cho
nên mới khó trị) (Lão Tử, chương 75) Do vậy, muốn đất nước được yên bình,
trăm họ không nổi loạn, thì những người cầm cân nảy mực nơi triều đình (vương
Trang 36
hầu) hãy giữ thái độ “vô vi nhi vô bất vi”, thuận theo lẽ tự nhiên để muôn vật được
“tự hoá”, tự phát triển, biến đổi theo con đường của bản thân chúng, cũng tức là
con đường của Đạo cả (Lão Tử, chương 37) Nói ngắn gọn, đạo Lão chủ trương
thuận tự nhiên, theo vật tính và đây cũng là điều mà Thiền sư Pháp Thuận đặc biệt chia sẻ Ở đây, ta thấy có sự dung hợp giữa đạo Phật và đạo Lão
Sang đời Lý, sự xâm nhập giữa tư tưởng Phật giáo và tư tưởng Lão giáo càng rõ rệt Khi nói về “chân như diệu tính” tức cái tính (thể) kỳ diệu của “chân như”
(chân: chân thực, không hư vọng, vô căn cứ; như: thường tồn bất biến) được quan
niệm như là bản thể của vũ trụ, Thiền sư Trường Nguyên (1110 – 1165) có để lại
bài kệ như sau: “Tại quang tại trần, thường ly quang trần Tâm phủ trừng triệt, dữ
vật vô thân Thể ư tự nhiên, ứng vật vô ngân Tông tượng nhị nghi, đào dã nhân luân Đình độc vạn vật, dữ vật vi xuân Tác vũ thiết nữ, đả cổ mộc nhân” (Gửi
mình trong ánh sáng, gửi mình trong bụi trần Mà thân không nhuốm bụi, mà ánh dương chẳng gần Tâm can thường trong suốt, vạn vật chẳng riêng thân Với tự nhiên là thể, ứng vật diệu vô ngần Thợ khéo tạo trời đất, nhào nặn cả nhân luân Sinh thành nên tạo vật, cùng tạo vật trường xuân Khác nào cô gái sắt, uyển chuyển nhịp tay chân Khác nào chàng người gỗ, đánh trống vang xa gần)(11) Cách trình bày về cái “chân như diệu tính” đó rất gần gũi với cách diễn tả về cái
“đạo” trong sách Lão Tử: “Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi
thường danh Vô danh vạn vật chi thuỷ, hữu danh vạn vật chi mẫu Cố thường vô dục dĩ quan kỳ diệu, thường hữu dục dĩ quan kỳ khiếu Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh, đồng vị chi huyền Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn” (Cái
đạo có thể nói được thì không phải là cái đạo hằng thường, cái tên có thể gọi được thì không phải là cái tên hằng thường “Vô” là cái để gọi muôn vật lúc đầu, “hữu”
là cái để gọi mẹ của muôn vật Cho nên có thể dùng cái “thường vô” để xem sự kỳ diệu của muôn vật trong vũ trụ, có thể dùng cái “thường hữu” để xem sự giới hạn của muôn vật trong vũ trụ Cả hai cái đó đều sinh ra từ đạo, nhưng lại bị coi là khác nhau,
bị cho là thẳm sâu khó đoán Đây là sự huyền diệu của huyền diệu, cửa ngõ sản sinh
ra mọi bí ẩn của muôn vật trên đời)
Tới đời Trần, ta cũng bắt gặp một số nhà Thiền học hấp thu tư tưởng Lão – Trang,
Trang 37
như Tuệ Trung Thượng sĩ chẳng hạn Học trò ông – Trần Nhân Tông từng mô tả ông như người theo chủ thuyết “hỗn tục hoà quang”, hoà đồng vinh nhục, không phân biệt các mặt đối lập, cũng như quan niệm “tại quang tại trần, thường ly quang trần” của Trường Nguyên ở phần trên Hay, theo cách nói Tuệ Trung là “vong nhị kiến”, nghĩa là quên đi thói quen nhìn phân đôi của thế tục, bởi lẽ thế giới hình, danh, sắc, tướng vốn là “không”, sự đối lập giữa các hiện tượng chỉ là giả tạo
(xem Đối cơ)(12) Cụm từ “hỗn tục hoà quang” dùng ở đây có nguồn gốc từ sách Lão Tử: “Hoà kỳ quang, đồng kỳ trần” (Hoà cùng ánh sáng, chung với cát bụi) để đạt tới cái “huyền đồng”, tức sự thống nhất của Đạo cả (Lão Tử, chương 56) Tư tưởng này của Lão Tử về sau được Trang Tử phát huy trong thiên Tề vật
luận: trước Đạo cả, muôn vật đều như nhau (tề vật luận), đúng sai đều như nhau
(tề thị phi), sống chết đều như nhau (tề sinh tử)
Từ Lê sơ trở đi, do nhu cầu xây dựng một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, Nho giáo được triều đình trọng dụng Theo Nguyễn Trãi, đây là một lựa chọn đúng hướng:
Chớ còn chẳng chẳng, chớ quyền quyền,
Lòng hãy cho bền đạo Khổng môn
(Quốc âm thi tập Tự thán 41)
Và: Mấy kẻ tư văn sinh đất Việt
Đạo này nối nắm để cho dài
(Quốc âm thi tập Tự thán 22)
Đối với Lê Thánh Tông, học thuyết Nho giáo đã cung cấp cho ông nhiều sách lược quan trọng để làm cho dân yên nước trị:
Tâm chính gia tề nhất quán chi,
Thù phi trùng triện đấu thần kỳ
Vị nhân vị kỷ nghi tiên biện,
Hy thánh hy hiền vụ trí tri
Khổng Mạnh văn chương thù hậu thế,
Y Chu sự nghiệp tá minh thì
Sĩ phong đôn thượng chân nho xuất,
Trang 38
Dực ngã hy triều đại hữu vi
(Lập tâm ngay chính, giữ nếp nhà êm đẹp, theo đạo lý ấy một cách nhất quán,
Khác hẳn hạng người chỉ biết đẽo gọt cho văn vẻ, tranh nhau sự kỳ lạ
Vì người hay vì mình là điều cần phải phân biệt trước tiên,
Mong trở thành bậc thánh hay bậc hiền, cốt ở sự hiểu biết thấu đáo
Vẻ sáng đẹp của Khổng Tử, Mạnh Tử còn toả mãi tới đời sau,
Sự nghiệp của Y Doãn, Chu Công giúp rập đời vua sáng
Phong cách kẻ sĩ đầy đặn, thì chân nho xuất hiện,
Giữ cho triều đại sáng của ta nên sự nghiệp lớn)
(Thực học)(13)
Thứ Nho giáo mà Nguyễn Trãi cũng như Lê Thánh Tông nói tới ở đây chủ yếu vẫn
là Tống Nho, một thứ Nho học đã pha trộn nhiều yếu tố có nguồn gốc từ Phật, Lão Cho nên, không có gì là lạ khi ta thấy Nguyễn Trãi cũng có lúc mang tư tưởng hư vô của Lão – Trang trước cuộc đời:
Phú quý dầu sương ngọn cỏ,
Công danh gửi kiến cành hoè
(Quốc âm thi tập Tự thán 1)
Và Lê Thánh Tông, một ông vua
Trống dời canh còn đọc sách,
Chiêng xế bóng chửa thôi chầu
(Thơ Nôm Tự thuật)
vẫn không quên dành cho mình cơ hội tới chùa Ngọc Hồ để vui cùng Tiên – Bụt, được một vị ni cô ở đây tặng cho hai câu thơ rất hóm hỉnh:
Vào chùa mến cảnh mến thầy
Tuy vui đạo Bụt, chưa khuây lòng trần
Và, Thân Nhân Trung đã theo lệnh vua làm bài thơ đáp lại hậu ý của ni cô, trong
đó có những câu như:
Ngẫm sự trần duyên khéo nực cười,
Sắc không tuy Bụt, ấy lòng người
Chày kình một tiếng tan niềm tục,
Trang 39
Hồn bướm ba canh lẩn sự đời (13)
Câu chuyện trên tuy chỉ là một giai thoại, nhưng cũng nói lên được phần nào tình hình Nho, Phật, Lão dung hợp lúc bấy giờ(14)
3 Tam giáo đồng nguyên
“Tam giáo đồng nguyên” còn gọi là “tam giáo nhất nguyên”, “tam giáo hợp lưu”,
“tam giáo đồng quy”, “tam giáo nhất trí”, “tam giáo nhất thể
“Tam giáo đồng nguyên” hay “tam giáo nhất nguyên” là nói về điểm xuất phát của Nho, Phật, Lão: chúng được coi như từ một cội nguồn mà ra “Tam giáo hợp lưu” hay “tam giáo đồng quy” là nói về nơi gặp gỡ, chỗ hội tụ của Nho, Phật, Lão: chúng được coi như cùng trở về một mối “Tam giáo nhất trí” hay “tam giáo nhất thể” là nói về bản chất của Nho, Phật, Lão: chúng được coi là đồng nhất với nhau, không phân biệt, không mâu thuẫn, không xung đột với nhau Vì sao vậy? Câu trả lời có thể tìm thấy trong nhiều tác phẩm được biên soạn vào các thế kỷ XVIII, XIX
Ở thế kỷ XVIII, với cuốn Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, Ngô Thì Nhậm (1746 –
1803) và một số người cùng chí hướng với ông, như Phan Huy Ích, Nguyễn Hữu Đàn, Ngô Thì Hoành, Vũ Trinh, Nguyễn Đăng Sở, v.v ra sức chứng minh Nho và Thiền vốn cùng một gốc, chúng chỉ khác nhau ở chỗ công dụng: “nhập” thì dùng Nho, “xuất” thì dùng Thiền Nguyễn Đăng Sở nói: “Thầy ta (chỉ Ngô Thì Nhậm – T.N.) xử thế bằng đạo Nho, xuất thế bằng đạo Thiền ( ) Thầy ta ung dung thoải
mái trong cái lý ấy, mà lại cũng vượt lên trên, vượt ra ngoài cái lý ấy” (Trúc Lâm
tông chỉnguyên thanh Thanh chú Mục Không thanh)(15) Toàn Nhật với tác
phẩm Tam giáo nguyên lưu ký cũng từng viết :
Ta xưa cũng dự Nho gia, Mười hai tuổi học đến ba mươi rày
Hỏi thăm năm bảy ông thầy, Không ai tỏ đặng tính trời, huyền môn
Tôn nguyên uẩn áo thánh nhân, Cùng là chân lạc hạo nhiên để truyền
Sau ta đậu học phép Thiền, Thuở ba mươi tuổi vậy liền xuất gia(16)
Trang 40
Cũng vậy, trong tác phẩm Tam giáo nhất nguyên thuyết, Trịnh Huệ cho rằng Phật,
Lão và Nho có nhiều điểm tương đồng, chúng cùng một nguồn gốc, một mục tiêu, một tôn chỉ:
Ai rằng tam giáo bất đồng, Thích Ca, Lão Tử cũng dòng Nho gia
Và tác giả cuốn sách đã dẫn lời các tiên Nho để chứng minh cho luận điểm của mình(17) Sang thế kỷ XIX, Nguyễn An Thiền và Nguyễn Đăng Giai là những người bàn về
“tam giáo đồng nguyên” hăng say nhất Trong bài Tiểu dẫn viết cho cuốn Đạo giáo
nguyên lưu của mình, An Thiền viết: “Có thứ giáo hoá giúp con người thoát khỏi
vòng sinh tử; có thứ giáo hoá giúp con người sửa mình để giữ lấy cái chân; có thứ dạy về luân lý cương thường, tề gia trị quốc ( ) Đại để thánh nhân tuỳ cơ, tuỳ sức, tuỳ thời, tuỳ đời mà thiết lập sự giáo hoá đó thôi Đạo vốn nhất quán, sao có thể gọi
là ba?” Ông rất không đồng tình với quan niệm cứng nhắc cho Nho giáo là nhập thế, Phật giáo là xuất thế: “Người ta bảo đạo Nho là nhập thế, đạo Thích là xuất thế,
kỳ thực không phải như vậy Giả sử đạo Nho không có khả năng xuất thế, thì các bậc thánh hiền trên đời vất vả làm gì, đâu có chuyện “sáng nghe đạo, tối chết cũng được” (câu nói của Khổng Tử – T.N.) Giả sử đạo Thích không có khả năng nhập thế, thì các bậc thánh hiền chỉ lo đến lợi ích riêng của mình, sao có thể gọi họ là
Điều ngự trượng phu (một trong 10 danh hiệu lớn của Phật – T.N.)?” (Tam giáo
nguyên lưu Q,Trung, tờ 78a, mục Nho Thích xuất nhập).(16)Để chứng minh Nho, Phật, Lão cùng một gốc, An Thiền làm một so sánh: “Đạo Nho nói “trừng phẫn trất dục” tức coi chừng cơn giận dữ, ngăn chặn các dục vọng; đạo Thích nói “giới” tức giới cấm Đạo Nho nói “tịch nhiên bất động” tức vắng lặng không động tĩnh; đạo Thích nói “định” tức sự tập trung tư tưởng Đạo Nho nói “cảm nhi toại thông” tức
do cảm nhận mà thông hiểu; đạo Thích nói “tuệ” tức sự thông tuệ Cả ba cách nói
ấy há chẳng giống nhau sao?” (Tam giáo nguyênlưu, tờ 55a, mục Tam giáo nhất lý)
An Thiền còn dẫn lời Chu Tử để làm rõ thêm điều vừa trình bày: “Chu Tử nói: “( ) Nho nói “tồn tâm dưỡng tính”, Đạo nói “tu tâm luyện tính”, Thích nói “minh tâm kiến tính” Lại nói: “Đạo được cái Một, Thích quy về Một, Nho lấy Một để quán xuyến học thuyết của mình” Lại nói: “Kinh Phật 5.800 quyển, biết thuyết giảng sao
cho hết; Trung dung 33 chương, biết thuyết giảng sao cho cùng; Đạo đức kinh hơn