Phạm vi áp dụng Chương trình kiểm toán mẫu này là tài liệu hướng dẫn, được thiết kế nhằm trợ giúp các công ty kiểmtoán, KTV Việt Nam trong việc tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và Ch
Trang 1PHÇN I Híng dÉn CHUNG
Trang 21 Mục đích
Từ lâu VACPA đã nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng của các công ty kiểm toán, đặc biệt là các công
ty kiểm toán vừa và nhỏ trong việc tiếp cận với một Chương trình kiểm toán mẫu hiện đại và phù hợpvới điều kiện kiểm toán đặc thù của Việt Nam và đáp ứng được các yêu cầu kiểm toán của cácchuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế
Chương trình kiểm toán mẫu và tập tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo nhằm đáp ứng nhu cầu
đó, với sự trợ giúp của Ngân hàng Thế giới (WB), Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)
và các chuyên gia trong và ngoài nước Chúng tôi hy vọng rằng các tài liệu này sẽ cung cấp cho cáccông ty kiểm toán vừa và nhỏ ở Việt Nam các kinh nghiệm, công cụ để thực hiện các cuộc kiểm toánchất lượng cao và hiệu quả
2 Yêu cầu
Chương trình kiểm toán mẫu được xây dựng dựa trên các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được cơcấu lại và ban hành mới có hiệu lực từ 15/12/2009 và các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hànhhoặc đang trình Bộ Tài chính ban hành mới Chương trình kiểm toán mẫu phải đảm bảo xây dựngmang tính hiện đại, dễ hiểu và dễ áp dụng trong điều kiện kiểm toán bán thủ công và chủ trương xâydựng phần mềm kiểm toán trong tương lai gần của các công ty kiểm toán vừa và nhỏ
3 Phạm vi áp dụng
Chương trình kiểm toán mẫu này là tài liệu hướng dẫn, được thiết kế nhằm trợ giúp các công ty kiểmtoán, KTV Việt Nam trong việc tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và Chuẩn mực kiểm toán ViệtNam, áp dụng đối với các cuộc kiểm toán cho doanh nghiệp độc lập thuộc ngành sản xuất, thươngmại và dịch vụ Các công ty có thể dựa vào Chương trình kiểm toán mẫu này để phát triển cho cáccuộc kiểm toán của các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác (trừ tổ chức tài chính,ngân hàng, bảo hiểm…có thể sử dụng hạn chế); áp dụng cho các doanh nghiệp không có sự phụthuộc ở mức độ cao vào công nghệ thông tin trong hoạt động cũng như công tác kế toán và lập báocáo tài chính
Chương trình kiểm toán mẫu này áp dụng cho cuộc kiểm toán một năm Trường hợp thực hiện cuộckiểm toán nhiều năm, các công ty kiểm toán có thể vận dụng như sau: Năm đầu tiên áp dụng đầy đủtheo Chương trình kiểm toán này; Năm thứ 2 áp dụng chủ yếu là các phần B, C, D, E, F, G, H; cònphần “A - Kế hoạch kiểm toán” có thể sử dụng các kết quả của năm trước để bổ sung các phần mớiphát sinh
Chương trình kiểm toán mẫu này có thể áp dụng cho cuộc kiểm toán doanh nghiệp chưa niêm yết,
đã niêm yết, hoặc soát xét BCTC giữa kỳ với những điều chỉnh phù hợp
Mục tiêu chính của Chương trình kiểm toán mẫu này là giải thích, minh họa giúp công ty kiểm toán vàKTV hiểu rõ hơn về việc thực hiện kiểm toán để tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế vàChuẩn mực kiểm toán Việt Nam, nhưng không nhằm mục đích thay thế các Chuẩn mực kiểm toánquốc tế và Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các hướng dẫn có liên quan
Do đó, chúng tôi khuyến nghị các công ty kiểm toán, KTV khi sử dụng Chương trình kiểm toán mẫunày phải căn cứ vào đối tượng kiểm toán cụ thể, sử dụng sự xét đoán chuyên môn, cách thức thựchiện các thủ tục kiểm toán của công ty, sự kiện và tình huống cụ thể để sửa đổi cho phù hợp với nhucầu của mình
Việc áp dụng Chương trình kiểm toán mẫu là không bắt buộc mà tuỳ thuộc quyết định của Giám đốccông ty kiểm toán
Chương trình kiểm toán mẫu sẽ được cập nhật khi thích hợp, các ý kiến đóng góp để hoàn thiệnchương trình này đều được hoan nghênh Các ý kiến đóng góp vui lòng gửi về Hội Kiểm toán viênhành nghề Việt Nam (VACPA) theo địa chỉ:
Trang 34. Cơ sở xây dựng Chương trình kiểm toán mẫu
Trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)”được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình kiểm toán mẫu này được xây dựng và pháttriển dựa trên kinh nghiệm của các chuyên gia trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực kiểm toán tạiViệt Nam Chương trình kiểm toán mẫu cũng có tham khảo thực hành kiểm toán của các công tykiểm toán quốc tế và các công ty kiểm toán lớn ở Việt Nam cũng như cập nhật các thay đổi mới nhấtcủa Dự thảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán quốc tế có hiệu lực
từ 15/12/2009
Chương trình kiểm toán mẫu cũng được xây dựng và hướng dẫn trên cơ sở các kinh nghiệm thựchành kiểm toán của các công ty kiểm toán cũng như các hướng dẫn chi tiết hơn của Hội Kiểm toánviên hành nghề Việt Nam (VACPA)
Chương trình kiểm toán mẫu đã được đưa vào áp dụng thí điểm cho trên 100 khách hàng tại 31 công
ty kiểm toán từ ngày 15/12/2009, cho kỳ kiểm toán 2009/2010, sau đó đã được tổng kết, sửa đổi vàhoàn chỉnh để áp dụng chính thức rộng rãi trong cả nước từ tháng 11/2010, cho kỳ kiểm toán2010/2011 Ban quản lý dự án rất mong nhận được thông tin phản hồi từ các công ty kiểm toán ápdụng thử nghiệm cũng như áp dụng chính thức Chương trình kiểm toán mẫu này, để từ đó hàng nămtiếp tục cập nhật, hoàn thiện Chương trình kiểm toán mẫu cho phù hợp với thực tiễn kiểm toán tạiViệt Nam cũng như làm cơ sở cho việc thiết kế, ban hành chương trình phần mềm kiểm toán phùhợp trong 1, 2 năm tới
5 Phương pháp tiếp cận kiểm toán chung và các nguyên tắc cơ bản khác
Phương pháp luận kiểm toán của Chương trình kiểm toán mẫu này là phương pháp kiểm toán dựatrên rủi ro Theo đó việc xác định, đánh giá và thiết kế các thủ tục để xử lý rủi ro được thực hiện trongsuốt quá trình kiểm toán Đây là phương pháp kiểm toán được thiết kế phù hợp với phương pháptiếp cận và nguyên tắc xây dựng hệ thống Chuẩn mực kiểm toán quốc tế có hiệu lực từ 15/12/2009.Chúng tôi cũng lưu ý rằng công ty kiểm toán khi thực hiện Chương trình kiểm toán mẫu này vẫn có
02 lựa chọn: hoặc thực hiện kiểm tra cơ bản 100% hoặc kết hợp kiểm tra cơ bản với kiểm tra kiểmsoát (kiểm tra hệ thống) theo mức độ khác nhau: kiểm tra cơ bản là chủ yếu, kiểm tra hệ thống là thứyếu hoặc ngược lại Tuy nhiên dù có thực hiện theo phương pháp nào, KTV vẫn bắt buộc phải thựchiện việc tìm hiểu về mặt thiết kế của hệ thống KSNB và đánh giá xem các thủ tục kiểm soát chính cóđược triển khai không
Trang 46 Giới thiệu chu trình kiểm toán
Chu trình của một cuộc kiểm toán được chia thành 03 giai đoạn: (1) Kế hoạch kiểm toán; (2) Thực hiện kiểm toán; và (3) Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo
Các cột dọc màu xanh nhạt chỉ các hoạt động kiểm toán xuyên suốt toàn bộ giai đoạn của cuộc kiểmtoán Ô màu xanh da trời đậm là các bước kiểm toán và giấy tờ làm việc của bước này bắt buộc phảiđược Giám đốc hoặc thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán ký soát xét
Các ô màu hồng bao quanh là các yếu tố chi phối toàn bộ cuộc kiểm toán Các ô màu càng đậmcàng thể hiện vai trò quan trọng hơn trong suốt chu trình của cuộc kiểm toán
Trang 5PHÇN II Híng dÉn CHUNG vÒ
giÊy tê lµm viÖc
Trang 6(1) Hồ sơ kiểm toán mẫu có file cứng và file mềm kèm theo KTV có thể sử dụng file cứng để copy cấpcho người sử dụng ghi chép bằng tay, hoặc dùng file mềm để ghi chép trên máy tính Người sửdụng cần lưu ý để sửa đổi các từ ngữ cho phù hợp với kỳ kiểm toán, với khách hàng và Công tykiểm toán của mình Sau khi hoàn thành việc ghi chép trên file mềm phải in ra giấy để lưu trên filecứng.
(2) Trong mỗi giấy tờ làm việc chuẩn (có ký hiệu (C) tại phần chỉ mục hồ sơ) đều có các ô trên cùngphía bên phải để ghi họ tên, ngày tháng dành cho người thực hiện công việc kiểm toán thể hiệntrong giấy tờ làm việc đó (hoặc người lập chương trình của phần hành kiểm toán đó) và người soátxét 1, 2 Ô thứ 3 để trống dành cho người soát xét thứ 3, hoặc người soát xét công việc KSCL (làngười đại diện BGĐ hoặc chủ phần hùn, hoặc chuyên gia độc lập khác) Cá biệt có người soát xétthứ 4 thì ghi tiếp ở phía dưới
(3) Đối với các giấy tờ làm việc chuẩn (C) tại các phần D, E, F, G, do có kết hợp phần lập chương trìnhkiểm toán với thực hiện kiểm toán nên ô trên cùng bên phải dành cho người lập chương trình kiểmtoán (người thiết kế các thủ tục kiểm toán), còn cột dưới dành cho người thực hiện từng thủ tục củachương trình kiểm toán đó ghi họ tên và ngày, tháng Trường hợp này người thực hiện chính cònphải đưa ra ý kiến kết luận, chữ ký ở cuối trang; và kết luận của thành viên BGĐ và/hoặc chủ nhiệmkiểm toán (nếu có)
(4) Đối với các giấy tờ làm việc chuẩn (C) có 03 cột “có”,”không”, “không áp dụng” (như Mẫu A110),KTV tự xem xét, đánh giá để đánh dấu (x hoặc √) vào cột thích hợp:
- Trường hợp “có”: Nghĩa là khách hàng có đặc điểm như mô tả hoặc KTV đã thực hiện thủ tụctương ứng Nếu có giấy tờ làm việc khác để ghi chi tiết hoặc tài liệu khác của thủ tục đó thì ghi
ký hiệu tham chiếu vào bên cạnh Ví dụ: Thủ tục kiểm toán đầu tiên của Mẫu A110 - “Đã gửi
thư đến KTV tiền nhiệm để tìm hiểu lý do không tiếp tục làm kiểm toán” được đánh dấu “có” và
tham chiếu đến A111 Sau Mẫu A110 sẽ là “Thư gửi cho KTV tiền nhiệm” có ký hiệu tham chiếu
là A111
- Trường hợp “không”: Nghĩa là khách hàng không có đặc điểm như mô tả
- Trường hợp “không áp dụng”: Nghĩa là KTV không áp dụng thủ tục tương ứng, do không phùhợp với đặc điểm của khách hàng trong cuộc kiểm toán đó
- Trường hợp có ý kiến “phản biện” cần ghi chú thì ghi ở bên cạnh (nếu ghi ít) hoặc có thamchiếu đến giấy tờ làm việc kèm theo
(5) “Các từ viết tắt” và nội dung “các ký hiệu kiểm toán quy ước” (, X, N/A,…AC) đã có hướng dẫnđính kèm trong file “Hồ sơ kiểm toán mẫu”
(6) Ngoài các giấy tờ làm việc chuẩn (C), và mẫu giấy tờ làm việc D135 để tham khảo, phần còn lại tùytheo tình hình kiểm toán cụ thể, KTV và Công ty kiểm toán có thể tự thiết kế và trình bày theo cácdạng giấy tờ làm việc khác nhau Tuy nhiên, các giấy tờ làm việc này (ví dụ Mẫu D135) cần có cácnội dung sau:
- Mục tiêu;
- Nguồn số liệu;
- Phạm vi công việc thực hiện (giai đoạn kiểm tra, phương pháp chọn mẫu);
- Công việc đã thực hiện;
- Kết quả thực hiện;
- Kết luận;
- Đánh tham chiếu đến các phần hành liên quan;
- Tất cả giấy tờ làm việc (kể cả tài liệu của khách hàng) đều phải được đánh tham chiếu
(7) Trong trường hợp KTV sử dụng tài liệu do khách hàng lập để làm bằng chứng kiểm toán, cần ghi rõ
họ tên người cung cấp, ngày tháng cung cấp
(8) Ký hiệu tham chiếu: Để đạt được mục tiêu của Chương trình kiểm toán mẫu là tạo ra sự thống
nhất, thuận tiện cho việc đào tạo, kiểm tra; thuận tiện áp dụng phần mềm kiểm toán trong tươnglai…yêu cầu các KTV và các công ty chỉ được sử dụng các ký hiệu tham chiếu cụ thể hơn cho cácgiấy tờ làm việc và các tài liệu, bằng chứng kiểm toán thu thập được (ví dụ: sau Mẫu A110 sẽ là
“Thư gửi cho KTV tiền nhiệm” sẽ có ký hiệu tham chiếu là A111; hoặc “Công văn trả lời của KTVtiền nhiệm” sẽ có ký hiệu tham chiếu là A112…)
Trang 7(9) Một số điểm rất quan trọng liên quan đến từng mẫu giấy tờ làm việc đã được hướng dẫn trực tiếpngay phía cuối của giấy tờ làm việc đó, mục “Lưu ý” hoặc “Ghi chú” Ví dụ Mẫu A210 “Hợp đồng
kiểm toán”, có ghi chú: (1) Nếu hợp đồng kiểm toán được ký kết sau ngày kết thúc năm tài chính
thì công ty kiểm toán cần thoả thuận với khách hàng bổ sung thủ tục kiểm toán và phí kiểm toán vềkiểm kê HTK và TSCĐ…và (2) các điều khoản phải phù hợp với thoả thuận của hai bên…
(10) Mỗi giấy tờ làm việc của KTV, kể cả các tài liệu bằng chứng kiểm toán thu thập được cần thiết phảighi các ký hiệu tham chiếu với các giấy tờ chi tiết và ngược lại, các giấy tờ chi tiết có tham chiếungược lại các giấy tờ trong các phần hành liên quan Tham chiếu thể hiện mối liên quan lẫn nhaugiữa các giấy tờ, bằng chứng kiểm toán Một giấy tờ làm việc không có tham chiếu đến bất kỳ giấy
tờ làm việc nào khác trong hồ sơ kiểm toán thì giấy tờ đó có giá trị rất thấp, thậm chí sẽ không cógiá trị
(11) KTV không cần lưu trong hồ sơ kiểm toán tất cả các bản nháp đã bị thay thế, gồm giấy tờ làm việc,
dự thảo báo cáo tài chính, các bản ghi chép, các giấy tờ đã chỉnh sửa lỗi in và các tài liệu trùng lặp
Trang 8PHÇN III Híng dÉn s¬ bé vÒ ph¬ng ph¸p kiÓm to¸n vµ lËp
hå s¬ kiÓm to¸n theo ch¬ng
tr×nh kiÓm to¸n mÉu
Trang 91. GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
1.1 Mẫu A110 & A120 - Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng
Chuẩn mực và người thực hiện
Theo yêu cầu của Chuẩn mực “Kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán - kiểm toán “ quốc tế (ISQC1)
và Chuẩn mực “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC” (VSA 220), các công ty kiểm toáncần thực hiện công việc chấp nhận khách hàng mới hoặc xem xét, chấp nhận duy trì khách hàng cũtheo Mẫu A110 hoặc A120 Một khách hàng chỉ thực hiện một trong hai mẫu: A110 (khách hàngmới)/A120 (khách hàng cũ) Người thực hiện các mẫu này là chủ nhiệm kiểm toán và người phêduyệt là thành viên BGĐ Trường hợp hợp đồng được đánh giá là rủi ro cao, nên có sự tham khảo ýkiến của Partner/hoặc thành viên BGĐ khác (hoặc toàn bộ BGĐ) trước khi chấp thuận khách hàng.Điều này tùy thuộc vào chính sách quản lý chất lượng kiểm toán của từng công ty
Thời điểm thực hiện
Giấy tờ làm việc được lập và phê chuẩn trước khi ký hợp đồng/Thư hẹn kiểm toán
Cách thực hiện
Các nội dung của Giấy tờ làm việc này được thực hiện như thông thường ngoại trừ phần đánh giárủi ro hợp đồng Mỗi công ty phải tự xây dựng chính sách đánh giá rủi ro hợp đồng vì đây là vấn đềthuộc về xét đoán chuyên môn Các công ty cần căn cứ vào các yếu tố ngành nghề, mức độ quantâm của công chúng, hiểu biết ngành nghề, trình độ công nghệ và đặc thù của nguồn nhân lực củaCông ty để đưa ra hướng dẫn về đánh giá mức độ rủi ro hợp đồng
Thông thường, một hợp đồng được đánh giá có mức độ rủi ro cao khi có một trong các đặc điểmsau đây:
Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán;
Công ty đại chúng;
Công ty không có hệ thống KSNB hiệu quả;
Công ty có dấu hiệu nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục;
Công ty có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng;
Có nghi ngờ về tính chính trực của BGĐ/Ban Quản trị
BGĐ Công ty có sức ép lớn phải hoàn thành các chỉ tiêu tài chính năm;
Công ty đang có kiện tụng, tranh chấp;
Công ty đang có kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước;
Các năm trước có lãi lớn nhưng năm nay bị lỗ lớn;
BCTC có nhiều khoản nợ phải trả lớn, đầu tư tài chính dài hạn lớn, nhiều hoạt động liên doanh, liên kết…lớn;
Thường xuyên thay đổi HĐQT, BGĐ, Kế toán trưởng, KTV…
Lưu ý:
(1) Trong mục “Thông tin cơ bản”, Mẫu A110 và A120 tương tự nhau ở 16 khoản mục Riêng MẫuA110 (khách hàng mới) có bổ sung thêm khoản mục “13-Thông tin tài chính chủ yếu của DN trong
02 năm trước liền kề” và khoản mục “18 - Giải thích lý do thay đổi công ty kiểm toán”
(2) Trong mục “II - Thủ tục kiểm toán”, Mẫu A110 (khách hàng mới) có nhiều thủ tục về tìm hiểukhách hàng mới; Mẫu A120 (khách hàng cũ) có nhiều thủ tục liên quan đến kiểm toán năm nay
Liên kết với giấy tờ làm việc khác
Việc chấp thuận giấy tờ làm việc này làm cơ sở để thực hiện các phần tiếp theo như ký hợp đồngkiểm toán/Thư hẹn kiểm toán Mức độ đánh giá rủi ro hợp đồng làm cơ sở cho việc bố trí nhân sựkiểm toán, thời gian kiểm toán và đặc biệt là cân nhắc khi xác định mức trọng yếu Tất cả các vấn
đề này thuộc về xét đoán chuyên môn của KTV
1.2 Mẫu 210 - Hợp đồng / Thư hẹn kiểm toán
Trang 10Chuẩn mực áp dụng và người thực hiện
Pháp luật dân sự và chuẩn mực kiểm toán “Hợp đồng kiểm toán” (VSA 210) yêu cầu công ty kiểmtoán phải cùng đơn vị được kiểm toán giao kết hợp đồng kinh tế trước khi thực hiện dịch vụ
Hình thức giao kết: bằng văn bản dưới hình thức: “Hợp đồng kiểm toán” và một số dịch vụ tư vấnkhông thường xuyên, thực hiện trong thời gian ngắn thì có thể giao kết dưới hình thức “Thư hẹnkiểm toán”
Hợp đồng kiểm toán có nhiều mẫu, áp dụng cho các trường hợp khác nhau:
(1) Trong khi Bộ Tài chính chưa ban hành chuẩn mực kiểm toán mới thay thế các chuẩn mực ban hành năm 1999 thì áp dụng các mẫu sau:
• A210(*) - Hợp đồng kiểm toán (Trường hợp thông thường);
• A211(*) - Hợp đồng kiểm toán (Trường hợp 2 Cty cùng thực hiện một cuộc kiểm toán);
• A212(*) - Thư hẹn kiểm toán
(2) Khi Bộ Tài chính ban hành chuẩn mực kiểm toán mới thay thế thì áp dụng các mẫu sau:
• A210 - Hợp đồng kiểm toán (Trường hợp thông thường);
• A211 - Hợp đồng kiểm toán (Trường hợp 2 công ty cùng thực hiện một cuộc kiểm toán);
• A212 - Thư hẹn kiểm toán
Sau khi hoàn thành công việc kiểm toán theo thoả thuận, các bên giao kết phải làm thủ tục thanh lýhợp đồng và lập “Biên bản thanh lý hợp đồng kiểm toán” theo Mẫu A213
Các trường hợp phải: (1) bổ sung nội dung hợp đồng, (2) lập phụ lục hợp đồng, (3) lập hợp đồngkiểm toán nhiều năm, hoặc (4) sửa đổi hợp đồng thực hiện theo quy định tại Chuẩn mực kiểmtoán 210
Hợp đồng kiểm toán phải được Giám đốc/Tổng Giám đốc hoặc người được uỷ quyền theo quy địnhcủa pháp luật của công ty kiểm toán và đơn vị được kiểm toán ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu đơn
vị theo quy định của pháp luật
Thời điểm thực hiện
Hợp đồng kiểm toán cần được ký kết 30 ngày trước ngày kết thúc năm tài chính; và nhất thiết phảiđược ký trước ngày triển khai công việc kiểm toán
1.3 Mẫu A260, A270 và A280: tính độc lập của KTV
Chuẩn mực áp dụng và người thực hiện
Chuẩn mực “Kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán - kiểm toán” quốc tế (ISQC1) và Chuẩn mực đạođức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán yêu cầu KTV phải độc lập với khách hàng kiểm toán Các mẫugiấy tờ này trợ giúp KTV kiểm tra lại tính độc lập của các thành viên trong nhóm kiểm toán và ký camkết nếu như không thấy có vấn đề về tính độc lập
Người thực hiện các mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán Các thành viên nhóm kiểm toán phải kývào Mẫu A260 thể hiện sự cam kết về tính độc lập của mình trước khi tham gia vào nhóm kiểm toán.Mẫu A270 được sử dụng như một checklist để kiểm tra tính độc lập của các thành viên nhóm kiểmtoán
Nếu có bất kỳ yếu tố nào có thể làm ảnh hưởng đến tính độc lập (có dấu () ở cột “Có” của MẫuA270), trưởng nhóm kiểm toán cần hoàn thành Mẫu A280 để khẳng định các yếu tố có thể làm suyyếu tính độc lập đã được loại trừ một cách phù hợp chưa
Thời điểm thực hiện
Các Mẫu A260, A270, A280 cần được hoàn thành trước khi bắt đầu cuộc kiểm toán và cần phải cậpnhật trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành cuộc kiểm toán nếu có sự thay đổi có thể làm ảnhhưởng trọng yếu đến những đánh giá ban đầu về tính độc lập của KTV và công ty kiểm toán
Trang 11Cách thực hiện
Rà soát các nội dung của giấy tờ làm việc để trả lời câu hỏi và ghi chép các thủ tục cần thực hiện/ đãthực hiện để đảm bảo tính độc lập
Liên kết với giấy tờ làm việc khác
Các thông tin này được liên kết từ Mẫu A110, A120 và A210, A230, A310 (quan hệ giữa thành viênHĐQT, BGĐ, kế toán trưởng…với nhóm kiểm toán)
1.4 Mẫu A290 – Trao đổi với Ban Giám đốc đơn vị về kế hoạch kiểm toán
Chuẩn mực và người thực hiện
Chuẩn mực kiểm toán “Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính” (VSA 300) – đoạn A3 hướng dẫnKTV có thể thảo luận một số vấn đề về lập kế hoạch kiểm toán với Ban Giám đốc của đơn vị đượckiểm toán nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện và quản lý cuộc kiểm toán
Người thực hiện Mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt là chủ nhiệm kiểm toán
Thời điểm thực hiện
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, trong hoặc sau khi kết thúc cuộc họp với Ban Giám đốcđơn vị
Cách thực hiện
Ghi lại các trao đổi trong cuộc họp lập kế hoạch/ họp triển khai kiểm toán với Ban Giám đốc đơn vịđược kiểm toán, bao gồm nhưng không giới hạn các vấn đề sau:
Phạm vi kiểm toán: Kiểm toán BCTC năm nào, tại các đơn vị trực thuộc nào,
Kế hoạch kiểm toán sơ bộ/kết thúc năm: thời gian, nhân sự, yêu cầu sự phối hợp của đơnvị,
Xác định các bộ phận/ phòng, ban liên quan đến cuộc kiểm toán;
Các thay đổi quan trọng về môi trường kinh doanh, quy định pháp lý trong năm có ảnhhưởng đến đơn vị;
Các vấn đề Ban Giám đốc quan tâm và đề nghị KTV lưu ý trong cuộc kiểm toán;
Các trao đổi này sẽ giúp KTV nâng cao hiệu quả của công tác lập kế hoạch, giúp Ban Giám đốc đơn
vị có sự chuẩn bị cần thiết để hợp tác với KTV trong quá trình kiểm toán Ngoài ra, việc trao đổi nàycũng giúp KTV thu thập được một số thông tin làm cơ sở xét đoán và điền vào các Mẫu liên quannhư: Mẫu A310, A400, A610
Tuy nhiên, khi thảo luận về kế hoạch kiểm toán, KTV cần thận trọng để không làm ảnh hưởng đếnhiệu quả của cuộc kiểm toán Ví dụ, việc thảo luận quá chi tiết về nội dung, lịch trình các thủ tụckiểm toán với Ban Giám đốc đơn vị có thể dẫn đến việc Ban Giám đốc có thể dự đoán được các thủtục kiểm toán mà KTV sẽ thực hiện và chuẩn bị sẵn các biện pháp mang tính đối phó, hoặc yêu cầuKTV thực hiện những công việc ngoài phạm vi kiểm toán
Liên kết với giấy tờ làm việc khác
Liên kết từ các giấy tờ làm việc trong Phần A – Lập kế hoạch kiểm toán
Liên kết đến các chương trình kiểm toán và giấy tờ làm việc chi tiết tại từng phần hành kiểm toán cóliên quan từ Phần D đến Phần H
1.5 Mẫu A310: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động
Chuẩn mực áp dụng và người thực hiện
Trang 12Chuẩn mực kiểm toán “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vịđược kiểm toán và môi trường của đơn vị” (VSA 315) yêu cầu KTV cần có hiểu biết về đơn vị đượckiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị
Người thực hiện Mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt là Chủ nhiệm kiểm toán
Thời điểm thực hiện
Mẫu này nên được lập trước khi cuộc kiểm toán bắt đầu, thuận lợi nhất là thực hiện vào thời điểmthực hiện soát xét BCTC giữa kỳ hoặc kiểm toán sơ bộ
Cách thực hiện
Khi thực hiện Mẫu này, KTV cần đọc kỹ mục tiêu của thủ tục “tìm hiểu khách hàng và môi trườngkiểm soát” Sau đó thực hiện tìm hiểu và điền thông tin hiểu biết về những nhân tố bên trong và bênngoài tác động đến doanh nghiệp Nội dung và phạm vi của thông tin cần tìm hiểu đã được hướngdẫn chi tiết ngay trong từng mục của giấy tờ làm việc này
Cuối cùng KTV cần xác định ra những giao dịch bất thường cần quan tâm, các rủi ro trọng yếu liênquan tới toàn bộ BCTC và tài khoản cụ thể
Các rủi ro có thể phát hiện trong quá trình hoàn thành Mẫu này sẽ được tổng hợp và ghi nhận vào ôtương ứng Các rủi ro trọng yếu cần được KTV thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản để xác định
Liên kết với giấy tờ làm việc khác
Một số thông tin ở Mẫu A310 được liên kết với Mẫu A110, A120 Các rủi ro trọng yếu được phát hiệntrong quá trình hoàn thành mẫu này trong giai đoạn lập kế hoạch sẽ được liên kết tới Mẫu A910 đểtổng hợp các rủi ro
1.6 Mẫu A410 – A450: Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình KD quan trọng
Các mẫu này có nội dung tương tự nhau, do đó KTV căn cứ vào hướng dẫn dưới đây để thực hiệncho các Mẫu từ A410 – A450 Các thủ tục kiểm soát chính nêu tại Mẫu này chỉ là các ví dụ giả định.Tuỳ theo đặc điểm khách hàng và cuộc kiểm toán cụ thể, KTV phải căn cứ vào hệ thống kiểm soátnội bộ thực tế, mục tiêu kiểm soát và rủi ro phát hiện để xác định chu trình kinh doanh chính cần tìmhiểu
Trong hồ sơ kiểm toán mẫu, các chu trình kinh doanh chính được gợi ý bao gồm:
(1) chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền;
(2) chu trình mua hàng, phải trả và trả tiền;
(3) chu trình hàng tồn kho, tính giá thành và giá vốn;
(4) chu trình lương và phải trả người lao động;
(5) chu trình TSCĐ và xây dựng cơ bản
Trên thực tế, tuỳ theo đặc điểm khách hàng, có những trường hợp không cần phải tìm hiểu tất cả 5chu trình kinh doanh mà chỉ áp dụng những chu trình chính (như chu trình (1) và (2)) Ngoài ra,trong một số trường hợp, ngoài 5 chu trình trên, KTV còn phải tìm hiểu các chu trình quan trọngkhác Ví dụ: Đối với khách hàng là ngân hàng thì chu trình kinh doanh chính là chu trình huy độngvốn (vay ngân hàng và các tổ chức tài chính, huy động tiền gửi tiết kiệm trong nhân dân, mở tàikhoản tiền gửi của KH ); chu trình cho vay ngắn hạn, dài hạn
Chuẩn mực và người thực hiện
Chuẩn mực kiểm toán “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vịđược kiểm toán và môi trường của đơn vị” (VSA 315) yêu cầu KTV cần tìm hiểu hệ thống KSNB vềmặt thiết kế và triển khai nhằm xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán.Việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB trong giai đoạn lập kế hoạch này được thực hiện hiệngồm 02 phần: Phần 1 - Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp (Mẫu A610); Phần 2 - Tìmhiểu hệ thống KSNB về các chu trình kinh doanh chính (Các mẫu từ A410-A450)
Người thực hiện các mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt là chủ nhiệm kiểmtoán Để thực hiện được Mẫu này đòi hỏi KTV phải tìm hiểu kỹ càng và có sự hiểu biết sâu sắc về
Trang 13đặc điểm của khách hàng và các chu trình kinh doanh chính Đối với các khách hàng mới (kháchhàng kiểm toán năm đầu tiên) có thể KTV chưa thực hiện được đầy đủ các mẫu này Tuy nhiên,theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán, nhóm kiểm toán cần có hiểu biết nhất định về khách hàng
và các chu trình kinh doanh chính, do đó, cần thực hiện tối thiểu các mẫu A410, A420 cho mộtkhách hàng kiểm toán Các mẫu còn lại cần thực hiện tùy thuộc tính chất quan trọng đối với đặcđiểm khách hàng cụ thể Trong trường hợp kiểm toán từ năm thứ 2 trở đi, KTV cần tìm hiểu kỹ hơn
để hoàn thiện các mẫu này
Thời điểm thực hiện
Các mẫu này nên được lập trước khi cuộc kiểm toán bắt đầu, thuận lợi nhất là thực hiện vào thờiđiểm thực hiện soát xét BCTC giữa kỳ hoặc kiểm toán sơ bộ
Cách thực hiện
Trước khi thực hiện, KTV cần lưu ý mục tiêu của thủ tục “Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trìnhkinh doanh” để:
Xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình kinh doanh quan trọng,
có ảnh hưởng trực tiếp tới các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các thủ tục kiểm tra, kiểm soát cácnghiệp vụ kinh tế và lập chứng từ kế toán;
Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các thủ tục kiểm soát chính của chu trình KD này;
Quyết định xem liệu có thực hiện kiểm tra hệ thống KSNB hay không;
Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp, hiệu quả đối với chu trình kinh doanh
KTV cần tìm hiểu và điền nội dung thông tin liên quan tới các mục sau:
Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan;
Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng;
Mô tả chu trình: Các nghiệp vụ chính và thủ tục kiểm soát chính phải được xác định và mô tảbằng cách trần thuật bằng văn bản hoặc lập sơ đồ (flowchart) trong bước này
Kết thúc phần mô tả các chu trình kinh doanh chủ yếu của khách hàng, KTV phải ghi chép lại nguồnthông tin cung cấp (ai, bộ phận liên quan) và cách xác minh tính hiện hữu của các bước và thủ tụctrong từng quá trình (các mẫu chứng từ, các báo cáo nội bộ) và các thủ tục kiểm toán đã thực hiện(phỏng vấn, quan sát, kiểm tra) để chứng minh tính hiện hữu của các thông tin thu thập được, phục
vụ cho quá trình tiến hành thử nghiệm kiểm soát hoặc thử nghiệm cơ bản
KTV cần cân nhắc tiến hành thử nghiệm kiểm soát trong những trường hợp sau:
KTV tin rằng hệ thống KSNB được thiết kế và vận hành có hiệu quả trong việc ngăn ngừa, pháthiện và sửa chữa các sai sót hoặc gian lận có ảnh hưởng trọng yếu đến các cơ sở dẫn liệu củacác chỉ tiêu trên BCTC
Các thử nghiệm cơ bản không đủ cơ sở cung cấp các bằng chứng kiểm toán phù hợp cho các
cơ sở dẫn liệu của các chỉ tiêu trên BCTC, chẳng hạn các chu trình kinh doanh chủ yếu phụthuộc ở mức độ cao vào hệ thống công nghệ thông tin
Trong trường hợp KTV quyết định tiến hành thử nghiệm kiểm soát, để thực hiện việc đánh giá hệ
thống KSNB đối với chu trình kinh doanh chính, KTV cần thực hiện 05 bước công việc sau: (Tại các
Mẫu từ A410 – 450 là các ví dụ về mục tiêu kiểm soát, rủi ro và thủ tục kiểm soát chính Các công ty khi áp dụng phải sửa đổi cho phù hợp với công ty và từng khách hàng cụ thể.)
Bước 1 - Xác định mục tiêu kiểm soát: Mục tiêu kiểm soát được xây dựng chủ yếu dựa vào
một số cơ sở dẫn liệu Các cơ sở dẫn liệu hiệu quả đối với tìm hiểu, đánh giá và kiểm tra hệ thống KSNB là tính hiện hữu, tính đầy đủ và tính chính xác Các cơ sở dẫn liệu khác thường được kiểm tra thông qua kiểm tra cơ bản.
Bước 2 - Xác định rủi ro có thể xảy ra: Xác định được rủi ro có thể xảy ra dẫn đến mục tiêu
kiểm soát tương ứng không thực hiện được.
Bước 3 – Xác định thủ tục kiểm soát chính: Xác định thủ tục kiểm soát chủ yếu mà doanh
nghiệp sử dụng để ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa một cách có hiệu quả các rủi ro đã xác định
Trang 14 Bước 4 – Đánh giá thủ tục kiểm soát chính về mặt thiết kế: Sử dụng các thủ tục phỏng vấn,
trao đổi, quan sát và vận dụng xét đoán chuyên môn để đánh giá xem thủ tục kiểm soát chính này có ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa có hiệu quả rủi ro đã xác định hay không.
Bước 5 – Đánh giá thủ tục kiểm soát chính về mặt triển khai: Kiểm tra xem doanh nghiệp có
thực sự sử dụng các thủ tục kiểm soát này không bằng việc chọn mẫu một hoặc hai nghiệp vụ kiểm tra chúng từ khi bắt đầu cho đến khi được ghi nhận vào BCTC.
Khi kết luận kiểm toán cho các mẫu giấy tờ làm việc phần này, KTV cần phải thực hiện các côngviệc sau:
Xác định xem có còn rủi ro trọng yếu nào không và thủ tục kiểm toán cơ bản để kiểm tra chúng;
Kết luận sơ bộ về chu trình kiểm soát;
KTV có thể quyết định việc tiếp tục thực hiện kiểm tra hệ thống KSNB (sẽ thực hiện tiếp cácmẫu giấy tờ làm việc trong Phần C) Nếu KTV quyết định chỉ kiểm tra cơ bản thì cần thực hiệnnốt các giấy tờ làm việc trong Phần A- Lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra cơ bản ở mức cao vàkhông cần thực hiện Phần C
Lưu ý:
Các công ty kiểm toán nên xây dựng cho mình thư viện về các mục tiêu kiểm soát và thủ tục kiểmsoát chính cho các chu trình kinh doanh chính cho từng loại hình kinh doanh sẽ tạo điều kiện thuậnlợi trong việc tìm hiểu và kiểm tra hệ thống KSNB
Liên kết với giấy tờ làm việc khác
Các thông tin trong các mẫu này được liên kết tới Mẫu A610, các mẫu tại phần C và Mẫu A910, vềrủi ro phát hiện trong quá trình lập kế hoạch dựa trên hiểu biết các chu trình
1.7 Mẫu A510: Phân tích sơ bộ BCTC
Chuẩn mực và người thực hiện
Chuẩn mực kiểm toán “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vịđược kiểm toán và môi trường của đơn vị” (VSA 315) yêu cầu KTV thực hiện thủ tục phân tích sơ
bộ trong giai đoạn lập kế hoạch như là một thủ tục đánh giá rủi ro trợ giúp cho KTV xây dựng kếhoạch kiểm toán
Phân tích sơ bộ BCTC chủ yếu là phân tích Bảng cân đối kế toán và phân tích Báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh Trong trường hợp cần thiết có thể cần phân tích cả Báo cáo lưu chuyển tiền tệ vàThuyết minh BCTC
Người thực hiện các mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt là Chủ nhiệm kiểmtoán
Thời điểm thực hiện
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thuận lợi nhất là thực hiện vào thời điểm kiểm toán sơ bộhoặc khi doanh nghiệp đã lập và trình bày BCTC
Cách thực hiện
Khi thực hiện phân tích sơ bộ, KTV thực hiện việc phân tích biến động, phân tích hệ số, phân tíchcác số dư bất thường
(1) Phân tích biến động của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
KTV thực hiện so sánh năm nay với năm trước kể cả về số tuyệt đối và tương đối cho các khoảnmục chủ yếu là các khoản mục có số dư lớn, biến động lớn hoặc chỉ tiêu nhạy cảm (các khoản vay,
nợ phải thu, lãi, lỗ ) Đối với các khoản mục có biến động lớn hơn mức trọng yếu chi tiết, KTV thựchiện việc tìm hiểu và phỏng vấn các nhân viên của khách hàng để đánh giá tính hợp lý của biếnđộng Nếu có biến động mà KTV chưa thể giải thích được, có thể coi là một rủi ro trọng yếu cầnquan tâm khi thực hiện kiểm toán chi tiết
Trang 15- Các hệ số thanh toán: Là các hệ số đó lường khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp
và so sánh với chính hệ số đó năm trước Việc phân tích hệ số thanh toán thông thường chỉ giớihạn trong việc xem xét trường hợp có biến động lớn trong khả năng thanh toán hoặc đánh giákhả năng thanh toán ngắn hạn và kiểm tra khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp
- Hệ số đo lường hiệu quả hoạt động: Là các hệ số đo lường hiệu quả của vốn lưu động của
công ty Việc phân tích hiệu quả hoạt động chỉ giới hạn trong việc xem xét trường hợp có biếnđộng lớn trong việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
- Hệ số đo lường khả năng sinh lời: Là các hệ số đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp
và so sánh với chính hệ số đó năm trước Việc phân tích hệ số sinh lời thông thường chỉ giới hạntrong việc xem xét trường hợp có biến động lớn trong khả năng sinh lời của doanh nghiệp hoặcđánh giá khả năng sinh lời gắn với kiểm tra khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp
Hệ số nợ: Là các hệ số đó lường khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp và so sánh với
chính hệ số đó năm trước Việc phân tích hệ số thanh toán thông thường chỉ giới hạn trong việcxem xét trường hợp có biến động lớn trong khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp hoặckiểm tra khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp
(3) Phân tích các số dư lớn, nhỏ và bất thường:
Đối với từng loại hình doanh nghiệp, KTV phải quan tâm đến các chỉ tiêu riêng biệt, nếu có số dư cógiá trị lớn hoặc nhỏ bất thường so với năm trước hoặc theo thông lệ, hoặc số dư bất thường (lầnđầu xuất hiện tại DN…) thì cần giải trình rõ lý do Ví dụ, số dư quỹ tiền mặt lớn (tồn quỹ 10 tỷ đồngtrong khi mức chi hàng ngày bằng tiền mặt bình quân là 300 triệu ), ví dụ doanh nghiệp sản xuất
mà hàng tồn kho rất ít trong điều kiện thị trường đang khan hiếm thì cũng là bất thường
Liên kết với giấy tờ làm việc khác
Lấy thông tin trong Mẫu A710 về mức trọng yếu chi tiết để đối chiếu với các chỉ tiêu của BCTC sẽgiúp cho KTV xác định được rủi ro có sai sót trọng yếu
Trưởng nhóm kiểm toán cần trao đổi với Chủ nhiệm kiểm toán về các rủi ro phát hiện trong quá trìnhphân tích sơ bộ Các rủi ro này được trình bày tại mẫu này và tổng hợp về Mẫu A910 – Tổng hợp kếhoạch kiểm toán
1.8 Mẫu A610: Đánh giá chung về Hệ thống KSNB của đơn vị
Chuẩn mực và người thực hiện
Chuẩn mực kiểm toán “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vịđược kiểm toán và môi trường của đơn vị” (VSA 315) yêu cầu KTV cần tìm hiểu hệ thống KSNB vềmặt thiết kế và triển khai nhằm xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán.Việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB trong giai đoạn lập kế hoạch này được thực hiện gồm 02phần: Phần 1 - Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp (Mẫu A610); Phần 2 - Tìm hiểu hệthống KSNB về các chu trình kinh doanh chính (Các mẫu từ A410-A450)
Mục tiêu của mẫu này ở giai đoạn đánh giá hệ thống KSNB trong giai đoạn lập kế hoạch là hiểu biết
hệ thống KSNB gồm 03 thành phần: (1) Môi trường kiểm soát, (2) Quy trình đánh giá rủi ro và (3)Giám sát các hoạt động kiểm soát Quá trình này làm cơ sở cho KTV thực hiện đánh giá hệ thốngKSNB ở các chu trình kinh doanh chính và xác định các rủi ro trọng yếu nếu có ở cấp độ doanhnghiệp
Người thực hiện các mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt là chủ nhiệm kiểmtoán
Trang 16Thời điểm thực hiện
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thuận lợi nhất là thực hiện vào thời điểm thực hiện soát xétBCTC giữa kỳ, hoặc kiểm toán sơ bộ
Cách thực hiện
KTV thực hiện bằng cách phỏng vấn, quan sát và kiểm tra thực tế các phần của 03 thành phần nàycủa hệ thống kiểm soát và trả lời các câu hỏi của bảng bên trái Trong trường hợp tài liệu phức tạp
và nhiều thì KTV có thể viết ngắn gọn và tham chiếu ra các giấy tờ làm việc chi tiết kèm theo
Để làm phần kết luận, khi KTV xác định được rủi ro trọng yếu, thực hiện 03 bước sau:
Bước 1: Liệt kê các rủi ro trọng yếu vào bảng này.
Bước 2: Tìm kiếm các yếu tố làm giảm rủi ro Ví dụ: Rủi ro một người đảm nhiệm vị trí thủ quỹ
và kế toán tiền mặt có thể bị giảm xuống bởi việc hầu hết các giao dịch chủ yếu của doanh nghiệp là thực hiện qua ngân hàng.
Bước 3: Nếu các yếu tố làm giảm rủi ro đến mức chấp nhận được, KTV chỉ cần ghi “không cần
thêm các thủ tục kiểm toán khác” Nếu rủi ro còn lại vẫn cao, KTV phải thiết kế các thủ tục kiểm toán cơ bản khác cho rủi ro này.
Trường hợp KTV không xác định được rủi ro nào ở giai đoạn này, thì sau khi hoàn thành việc ghichép, thì kết luận “không có rủi ro trọng yếu về hệ thống kiểm soát ở cấp độ doanh nghiệp được xácđịnh”
Liên kết với giấy tờ làm việc khác
Sau khi hoàn thành Mẫu này, kết quả của Mẫu này sẽ được tổng hợp về Mẫu A910 để tổng hợp kếhoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán
1.9 Mẫu A620: Trao đổi với BGĐ và các cá nhân có liên quan về gian lận
Chuẩn mực và người thực hiện
Chuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toánBCTC” (VSA 240) (đoạn 17-24), yêu cầu KTV phỏng vấn các thành viên trong BGĐ và Ban Quản trịdoanh nghiệp về gian lận như rủi ro về BCTC bị sai sót trọng yếu do gian lận hay nhầm lẫn; quy trìnhđánh giá gian lận và ứng xử, thông tin của BGĐ, Ban Quản trị và nhân viên về quy trình trên, cácứng xử kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp
KTV cũng được yêu cầu phỏng vấn BGĐ và những người khác trong doanh nghiệp nếu phù hợp đểxác định xem họ có biết về vụ gian lận cụ thể nào của doanh nghiệp không
Người thực hiện các mẫu này phải là chủ nhiệm kiểm toán hoặc Thành viên BGĐ phụ trách cuộckiểm toán
Thời điểm thực hiện
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thuận lợi nhất là khi thực hiện soát xét BCTC giữa kỳ hoặckiểm toán sơ bộ Nếu không thực hiện được vào thời điểm trên thì cần thực hiện ngay từ khi bắt đầucuộc kiểm toán
Cách thực hiện
Chủ nhiệm kiểm toán hoặc Thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán căn cứ vào hướng dẫn chi tiếtcủa Chuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toánBCTC” (VSA 240), Mẫu 620 và mô hình tam giác rủi ro (động cơ/ áp lực; cơ hội và thái độ) để tựđánh giá và phỏng vấn BGĐ và các cá nhân khác trong doanh nghiệp như Kế toán trưởng, các nhânviên kế toán, lãnh đạo các phòng, ban, bộ phận liên quan và cá nhân khác…để xác định xem có tồntại các yếu tố gian lận không? Lưu ý có 02 loại gian lận dưới góc độ kiểm toán: (1) Lập BCTC gianlận; (2) Biển thủ tài sản
Trang 17KTV cần ghi lại cụ thể họ tên, chức vụ người đã trao đổi, thời điểm và nội dung trao đổi, phỏng vấn.Trong khi trao đổi không phải làm tuần tự từng nội dung của bảng này mà sử dụng các kỹ năng mềm(kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn, đặt câu hỏi; kỹ năng ứng xử…), các yếu tố để cấu thành gian lận đểphỏng vấn.
Nếu xác định được rủi ro do gian lận, KTV phải ghi chép lại và tổng hợp vào kế hoạch kiểm toán.Trao đổi với Thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán để đưa ra các xử lý phù hợp
Trường hợp không xác định được rủi ro do gian lận thì KTV cũng cần ghi lại là “không xác định đượcrủi ro trọng yếu do gian lận”
Liên kết với giấy tờ làm việc khác
Các rủi ro do gian lận phát hiện được cần được tổng hợp tại Mẫu A910 – Tổng hợp kế hoạch kiểmtoán
1.10.Mẫu A630: Trao đổi với Bộ phận Kiểm toán nội bộ/Ban Kiểm soát về gian lận
Chuẩn mực và người thực hiện
Chuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toánBCTC” (VSA 240) (đoạn A18) yêu cầu KTV phải trao đổi với Bộ phận Kiểm toán nội bộ/ Ban Kiểmsoát về các thủ tục mà Bộ phận Kiểm toán nội bộ/ Ban Kiểm soát đã thực hiện trong năm nhằm pháthiện gian lận và phản ứng, biện pháp xử lý của Ban Giám đốc đối với các phát hiện đó (nếu có).Người thực hiện các mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán hoặc chủ nhiệm kiểm toán
Thời điểm thực hiện
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, trong hoặc sau cuộc họp với Bộ phận Kiểm toán nội bộ/ BanKiểm soát của đơn vị
Cách thực hiện
KTV cần ghi lại cụ thể họ tên, chức vụ người đã trao đổi, thời gian, địa điểm và nội dung trao đổi,phỏng vấn
Các nội dung trao đổi/ phỏng vấn được đề xuất bao gồm nhưng không giới hạn ở các vấn đề sau:
Đánh giá của Bộ phận Kiểm toán nội bộ/ Ban Kiểm soát về rủi ro tiềm tàng/ rủi ro kiểm soát/các khoản mục dễ sai sót trên BCTC của đơn vị;
Các thủ tục mà Bộ phận Kiểm toán nội bộ/ Ban Kiểm soát đã thực hiện trong năm nhằm pháthiện gian lận;
Các phát hiện của Bộ phận Kiểm toán nội bộ/ Ban Kiểm soát trong năm (nếu có);
Phản ứng và biện pháp xử lý của Ban Giám đốc đối với các phát hiện đó (nếu có);
……
KTV phải rất linh hoạt trong khi trao đổi để có thể thu thập được nhiều nhất các thông tin cần thiết.Kết thúc cuộc trao đổi/phỏng vấn, KTV phải đưa ra kết luận/ nhận định về khả năng xảy ra rủi ro vàthủ tục kiểm toán cần lưu ý
Liên kết với giấy tờ làm việc khác
Các rủi ro do gian lận phát hiện được cần được tổng hợp tại Mẫu A910 – Tổng hợp kế hoạch kiểmtoán
1.11.Mẫu A710: Xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực hiện)
Chuẩn mực và người thực hiện
Trang 18Chuẩn mực kiểm toán “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán” (VSA 320) yêucầu KTV phải xác định mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán.
Người thực hiện mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt là chủ nhiệm kiểm toán
Thời điểm thực hiện
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán (cột kế hoạch) và giai đoạn tổng hợp- lập báo cáo (cột thựctế)
Cách thực hiện
Khi thực hiện mẫu này KTV phải thực hiện các bước công việc sau:
Bước 1: Xác định tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu từ các tiêu chí đã được
gợi ý trong Mẫu A710, và giải thích lý do lựa chọn tiêu chí này vào trong ô tương ứng.Các tiêu chí phù hợp thông thường được lựa chọn có thể là:
- Lợi nhuận trước thuế;
- Các yếu tố của BCTC (ví dụ: tài sản, các khoản nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí)
và các thước đo hoạt động theo các quy định chung về lập và trình bày BCTC (ví dụ:tình hình tài chính, kết quả hoạt động, dòng tiền);
- Các khoản mục trên BCTC mà người sử dụng có xu hướng quan tâm;
- Đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm ngành nghề của đơn vị được kiểm toán;
- Cơ cấu vốn chủ sở hữu của đơn vị được kiểm toán và cách thức đơn vị huy độngvốn;
- Khả năng thay đổi tương đối của tiêu chí đã được xác định: Thông thường KTV nênlựa chọn những tiêu chí mang tính tương đối ổn định qua các năm
Bước 2: Lấy Giá trị tiêu chí được lựa chọn ghi vào ô tương ứng.
Giá trị tiêu chí thường dựa trên số liệu trước kiểm toán phù hợp với kỳ/năm mà công tykiểm toán phải đưa ra ý kiến kiểm toán hoặc soát xét Trong trường hợp kiểm toán giữa
kỳ để phục vụ cho kiểm toán cuối năm, KTV có thể sử dụng số liệu ước tính tốt nhất cho
cả năm dựa trên dự toán và số liệu thực tế đến giữa kỳ kiểm toán
Bước 3: Lựa chọn tỷ lệ tương ứng của biểu để xác định mức trọng yếu tổng thể
Các tỷ lệ đã ghi trong mẫu này là các tỷ lệ gợi ý mà thông lệ kiểm toán quốc tế tại ViệtNam thường áp dụng:
- 5% đến 10% lợi nhuận trước thuế,
Trang 19KTV phải sử dụng xét đoán chuyên môn khi xác định tỷ lệ % áp dụng cho tiêu chí đã lựachọn Tỷ lệ % và tiêu chí được lựa chọn thường có mối liên hệ với nhau, như tỷ lệ % áp dụngcho mức lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh liên tục thường cao hơn tỷ lệ % ápdụng cho doanh thu do số tuyệt đối của doanh thu và lợi nhuận trước thuế thường chênhlệch nhau đáng kể và KTV có xu hướng cân bằng mức trọng yếu cho từng bộ phận trênBCTC dù áp dụng bất kì tiêu chí nào.
Xác định tỷ lệ % cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến khối lượng công việc kiểm toán được thựchiện mà cụ thể số mẫu cần phải kiểm tra, phụ thuộc vào đánh giá về rủi ro có sai sót trọngyếu của KTV
Bước 4: Xác định mức trọng yếu tổng thể = Giá trị tiêu chí x Tỷ lệ %
Trong những trường hợp cụ thể của đơn vị được kiểm toán, nếu có một hoặc một số nhómcác giao dịch, số dư tài khoản hoặc thông tin thuyết minh (nếu xét riêng lẻ) có sai sót với mứcthấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC nhưng có thể ảnh hưởng (nếu xét tổng thể)đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC, thì KTV phải xác định mức trọng yếu hoặccác mức trọng yếu áp dụng cho từng nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyếtminh
Bước 5: Xác định mức trọng yếu thực hiện
Mức trọng yếu thực hiện (mức trọng yếu chi tiết) là một mức giá trị hoặc các mức giá trị doKTV xác định nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnhhưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mứctrọng yếu đối với tổng thể BCTC
Mức trọng yếu chi tiết thông thường nằm trong khoảng từ 50% - 75% so với mức trọng yếutổng thể đã xác định ở trên Việc chọn tỷ lệ nào áp dụng cho từng cuộc kiểm toán cụ thê là tùythuộc vào xét đoán chuyên môn của KTV và chính sách của từng công ty Tuy nhiên khi ápdụng ở cận trên và cận dưới cần giải thích lý do tại sao KTV lại chọn như vậy (Ví dụ: Nếudoanh thu là 7 tỷ đồng thì lấy mức trọng yếu là 3%; nếu 9 tỷ đồng lấy 2,5%; nếu 11 tỷ đồng lấy2,2%; nếu 13 tỷ đồng lấy 2,0% )
Mức trọng yếu thực hiện cũng áp dụng cho một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thuyếtminh để giảm thiểu khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng củacác sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếuđối với một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thuyết minh Mức trọng yếu thực hiện sẽquyết định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần phải thực hiện
Bước 6: Xác định Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua:
Mức tối đa là 4% của mức trọng yếu thực hiện Đây là mức quy định theo thông lệ kiểm toántốt nhất ở Việt Nam, các công ty có thể áp dụng hoặc đưa ra các mức khác theo chính sáchkhác của mình Đây sẽ là ngưỡng để tập hợp các chênh lệch do kiểm toán phát hiện, đượctập hợp vào Mẫu B360-Các bút toán điều chỉnh và phân loại lại (nếu khách hàng đồng ý điềuchỉnh) và Mẫu B370 – Các bút toán không điều chỉnh (nếu khách hàng không đồng ý điềuchỉnh) Các chênh lệch nhỏ hơn ngưỡng sai sót này không cần phải tập hợp lại
Bước 7: Lựa chọn mức trọng yếu áp dụng đối với cuộc kiểm toán, thông thường lấy số làm tròn.
Nếu có mức trọng yếu có biến động lớn so với năm trước (thấp hơn đáng kể), KTV cần cânnhắc xem mức trọng yếu năm nay có hợp lý không so với tình hình hoạt động kinh doanhnăm nay của doanh nghiệp
Xem xét mức trọng yếu của năm trước
Khi xác định mức trọng yếu của năm nay, KTV phải so sánh với mức trọng yếu của nămtrước Nếu có sự thay đổi đáng kể giữa các năm (quá thấp so với năm trước), KTV phải cânnhắc ảnh hưởng của sai sót đối với số dư đầu năm Ví dụ, khi doanh thu và lợi nhuận giảmđáng kể so với năm trước, mức trọng yếu được xác định ở mức độ cao (giá trị thấp) Rủi ro
có thể tồn tại ở số dư đầu năm khi cuộc kiểm toán năm trước được tiến hành với mức trọngyếu thấp hơn Để giảm rủi ro có sai sót trọng yếu có thể có trong số dư đầu năm, KTV phảitiến hành thêm các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng về các số dư tài sản và công
nợ đầu năm