1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường: Những vấn đề về thi hành pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

313 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Vấn Đề Về Thi Hành Pháp Luật, Tổ Chức Thi Hành Pháp Luật Trong Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Hiện Nay
Tác giả TS. Lê Đình Nghị, PGS.TS. Bùi Thị Đào, TS. Đoàn Thị Tố Uyên, PGS.TS. Đỗ Thị Phượng, TS. Mai Thanh Hiếu, TS. Phạm Thu Thủy, PGS.TS. Nguyễn Thị Nga, PGS.TS. Nguyễn Thị Lan, PGS.TS. Cao Thị Oanh, TS. Nguyễn Hải Ninh, TS. Trần Thị Liên, ThS. Phạm Thanh Nga, TS. Lưu Hoài Bao, TS. Trần Thị Liên
Người hướng dẫn TS. Lê Đình Nghị
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại kỷ yếu hội thảo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 313
Dung lượng 64,14 MB

Nội dung

Từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời 1945 đến nay, tư tưởng xây dựng một nhà nước dân chủ, của nhân dân, donhân dan và vì nhân dân; có nền lập hiến dân chủ, quan ly dat nước

Trang 1

BỘ TƯ PHÁPTRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

DIEN ĐÀN LUẬT HỌC VÀ PHÁT TRIEN (LSDF)

NĂM 2022

KY YÊU

HỘI THẢO TRỌNG DIEM

NHỮNG VAN DE VE THI HANH PHÁP LUẬT,

HA NOI, THANG 5 NAM 2022

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Chất lượng cao tạo nên giá trị bén vững

DIEN ĐÀN LUAT HỌC VÀ PHÁT TRIEN

Luật học vì sự phát triểnCHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO CAP TRƯỜNG TRONG DIEM

“Những van đề về thi hành pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật

trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay”

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2022

Thời gian Nội dung Thực hiện

8h00 - 8h15 | Đăng ký đại biéu Ban Tổ chức

8h15 - 8h20 | Giới thiệu đại biểu Ban Tổ chức

„ TS Lê Dinh Nghị 8h20 - 8h30 | Phát biêu khai mac Phó hiệu trưởng

Trường Đại học Luật Hà Nội

Cơ chê thực thi pháp luật và bảo đảm thượng tôn TS Doan Thi Tế Uvê

: Đoàn Thị Tô Uyên8h30 - 8h40 | pháp luật trong xây dựng Nhà nước pháp quyên xã ` " là ¬

ne a wun Truong Đại hoc Luật Hà Nội

hội chủ nghĩa Việt Nam

Sh40 - 8h50 Mối quan hệ giữa pháp luật và thi hành pháp luật | PGS.TS Bùi Thị Đào

trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Trường Đại học Luật Hà Nội

PGS.TS Đặng Minh Tuan9h00 - 9h10 Kiểm soát thi hành pháp luật trong Nhà nước pháp | Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội

quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ThS Hoàng Thị Ái Quỳnh

Trường Đại học Luật Huế

Lý luận về chủ thể thực hiện pháp luật và bảo đảm thực | PGS.TS Nguyễn Thị Lan

9h10 - 9h20 im FL ALA LAL CA ok ¬ ‘ : lay YÝX HERE

hiện pháp luật hôn nhân va gia đình có nhạy cam giới | Truong Dai hoc Luật Ha Nội 9h20 - 9h50 | Thao luận

9h50- 10h00 | Giải lao

10h00 - 10h10 Thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TS Mai Thanh Hiếu

Trường Dai học Luật Hà Nội

10h10 -10h20

Tổ chức thi hành pháp luật thi hành án hình sự đốivới người người bị kết án phạt tù trong Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

PGS.TS Đỗ Thị Phượng

Trường Dai học Luật Hà Nội

10h20 - 10h30 Thực thi pháp luật đất đai ở nước ta hiện nay

PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến

TS Phạm Thu Thủy Trường Đại học Luật Hà Nội 10h30 - 10h40 Thực trạng và giải pháp về tô chức và thi hành luật

kinh doanh bat động san

PGS.TS Nguyễn Thị Nga

Trường Đại học Luật Hà Nội 10h40 - 11h25 Thao luận

Trang 3

11

MUC LUC

Cơ chế thực thi pháp luật và bảo đảm thượng tôn pháp luật trong xây

dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TS Đoàn Thị Tố UyênMối quan hệ giữa pháp luật và thi hành pháp luật trong Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa

PGS.TS Bùi Thị Đào

Tổ chức thi hành pháp luật thi hành án hình sự đối với người bị kết án

phạt tù trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

PGS.TS Đỗ Thị PhượngThực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong Nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa Việt Nam

TS Mai Thanh HiếuThi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong

thương mại điện tử

TS Trân Thúy Hằng

Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam —

Một số vấn đề đặt ra

TS Lưu Hoài Bao

Lý luận về chủ thể thực hiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật

hôn nhân va gia đình có nhạy cảm giới

PGS.TS Nguyễn Thị Lan

Tổ chức thi hành pháp luật về tái hòa nhập cộng đồng đối với người

chấp hành xong án phạt tù

PGS.TS Cao Thị Oanh

Thực tiễn thi hành pháp luật về thực hành quyền công tố trong điều tra

vụ án hình sự và giải pháp nâng cao chất lượng

TS Nguyễn Hải NinhBảo đảm quyền con người của người bị buộc tội trong thi hành pháp luật

tố tụng hình sự của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TS Tran Thị LiênThực thi pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển khi tiến hành các

hoat động hàng hải ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

ThS Pham Thanh Nga

Trang 4

Tinh hình theo dõi, thi hành pháp luật của Singapore, Indonesia, Trung

Quốc và gợi mở cho Việt Nam trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ

thống pháp luật

1S Chu Mạnh Hùng

Thực tiễn thi hành các quy định kê biên và xử lý tài sản là quyền sử

dụng đất theo pháp luật thi hành án dân sự

ThS Phạm Ngọc Thúy

Thực thi pháp luật đất đai ở nước ta hiện nay

PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến

1S Phạm Thu Thủy

Thực hiện nguyên tắc công bằng trong thương mại điện tử: Thực trạng

và giải pháp

TS Phạm Hoàng Linh Dai Thị Thanh Giang

Thực trạng và giải pháp về tô chức va thi hành luật kinh doanh bat động sản

PGS.TS Nguyễn Thị NgaThiết chế giải quyết tranh chap bằng trọng tài trong xây dung Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TS Nguyễn Thu ThủyKiểm soát thi hành pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa Việt Nam

PGS.TS Đặng Minh TuanThS Hoàng Thị Ái Quỳnh

Bảo đảm hiệu quả của thi hành án dân sự

PGS.TS Trần Anh TuấnPhát huy vai trò của người bào chữa trong thi hành pháp luật tô tụng hình

sự trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

TS Nguyễn Thị MaiNhững giá trị lịch sử của pháp luật tô tụng đối với van đề hoàn thiện

lĩnh vực pháp luật này ở nước ta hiện nay

Trang 5

CƠ CHE THỰC THI PHÁP LUẬT VÀ BAO DAM THUONG TON PHÁP LUẬT

TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYEN

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TS Doan Thị Tố Uyên”Tóm tắt: Thi hành pháp luật nghiêm chỉnh, công bằng, không thiên vị, bảo đảmthượng tôn pháp luật là yêu cau sống còn của Nhà nước pháp quyên Trong thời gianvừa qua, công tác thi hành pháp luật đã được các cấp ủy đảng, chính quyển quan tâmthực hiện và đạt được những thành quả bước đâu Đề triển khai, bài viết tập trung bànluận về thành công và hạn chế của công tác thực thi pháp luật và bảo đảm thượng tônpháp luật trong thời gian qua đặt trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội

chủ nghĩa (XHCN) của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, chỉ ra nguyên nhân của

thành công và hạn chế làm cơ sở dé xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công tácthực thi pháp luật và bảo đảm thượng tôn pháp luật đáp ứng yêu câu xây dựng Nhà nướcpháp quyền XHCN theo quan điểm, định hướng trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốclân thứ XIII đã dé ra

Từ khoá: Thực thi pháp luật; Thượng tôn pháp luật; Nhà nước pháp quyên Việt Nam

1 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với đặc trưng bảo đảm

thượng tôn pháp luật

Tư tưởng về nhà nước pháp quyền ra đời và phát triển rất sớm ở các nước phươngTây từ thời cô dai, bắt đầu từ những tư tưởng thống trị của pháp luật trong đời sống nhànước và xã hội chống lại sự chuyên quyền, độc đoán của cá nhân người cầm quyền!.Đến thời kỳ Phục hưng và Khai sáng châu Âu (thế kỷ XVII - XIX), tư tưởng về nhànước pháp quyền mới được hình thành rõ nét, phát triển mạnh mẽ và trở thành một họcthuyết chính trị pháp ly? Học thuyết nhà nước pháp quyền tiếp tục được các nhà tutưởng chính trị và pháp lý tư bản phát triển, bổ sung thêm nhiều đặc điểm mới, tiến bộ

và phù hợp với xã hội đương đại, đã trở thành tiêu chuẩn quốc tế trong hệ thống pháp

* Khoa Pháp luật hành chính — nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội

: Plato (427 - 327 trước công nguyên) đã cho rằng, “O đâu luật pháp dưới trướng nhà cầm quyền thì sự sụp đồ của

quốc gia không xa; nhưng ở đâu mà luật pháp đứng trên chính guợnn thì tình hình có nhiều hứa hẹn và dân chúng

vui hướng tron vẹn những ân sủng của thượng dé ban cho quốc gia” Aristotle (384 - 322 trước công nguyên) thì

cho rằng “Luật pháp nên cai trị” Hàn Phi (khoảng 280 - 233 trước công nguyên) đã đề xuất tư tưởng pháp trị, theo

đó cần thực hiện việc “trị nước bằng luật pháp” (di pháp trị quốc), chủ trương “luật pháp không phân biệt sang hèn” (pháp bat a quý), “hình phạt không kiêng dé bậc đại thần, tưởng thưởng không bỏ sót kẻ thất phu” (hình quá bất tị đại thần, thưởng thiện bất di tứ phu).

?NNPQ theo quan niệm của các nhà tư tưởng Phục Hưng và Khai Sáng, đặc biệt là Montesquieu (1698 - 1755),

là sự phân chia và chế ước quyền lực nhà nước thành các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp (tam quyền phân lập) rạch ròi, sao cho pháp luật được dé cao và thực thi hiệu qua, các quyền và tự do cơ bản của công dân được

Trang 6

luật quốc tế hiện đại, đặc biệt liên quan đến các chế độ bảo vệ và thúc đây quyền conngười trên phạm vi toàn cau?.

Lý tưởng của Nhà nước pháp quyền là thực hiện dân chủ, bảo đảm tự do, bìnhđăng và tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền co bản của công dân Với

lý tưởng tốt đẹp như vậy, Nhà nước pháp quyền là một trật tự xã hội, trong đó Nhà nướcthực thi quyền lực của mình dựa trên nền tảng pháp luật, lấy pháp luật làm tối thượng;pháp luật được xây dựng trên cơ sở dân chủ, thé hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dânphù hợp với quy luật khách quan Nhà nước phải khép mình dưới pháp luật, chịu sự kiểmsoát, sự chế ngự của pháp luật mà thực chất là chịu sự kiểm soát của Nhân dân

Thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền trên thé giới đã đúc kết thành hệ thốngcác giá trị phố biến của Nhà nước pháp quyền như sau: (i) Nhà nước pháp quyên dựatrên nền tang của chủ nghĩa hợp hiến; (ii) Pháp luật giữ vai trò chi phối và có hiệu lựcpháp lý tối thượng trong xã hội; Nhà nước cũng phải chịu sự ràng buộc của pháp luật;(iii) Bảo đảm nguyên tắc phân quyền và yêu cầu về sự độc lập của Tư pháp; (iv) Phápluật phải được áp dụng công băng, nhất quán, phải bảo đảm tính công khai, sự minhbạch, dé tiếp cận, áp dung kip thời ; (v) Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền

công danTM,

Ngoài các giá trị phô biến mang tính nhân loại, Nhà nước pháp quyền còn bao hàmcác giá tri, các đặc thù được quy định bởi các điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hộicủa mỗi quốc gia, dân tộc Do vậy, không thể có một mô hình nhà nước pháp quyền

thông nhat cho mọi quôc gia, dân tộc Môi quôc gia, dân tộc, tuỳ thuộc vào các đặc điêm

3 Tiêu biểu như John Locke (1632 - 1704), J.J.Rut-x6 (1712 - 1778), I.Kant (1724 - 1804), Héghen (1770 - 1831), Tômát Jepphecxon (1743 - 1826), Tômát Pên (1737 - 1809), Jon A dam (1735 - 1826) Ba nguyên tắc cơ bản và

trở thành phổ biến trong truyền thống nhà nước pháp quyên của Anh - Mỹ và thé giới ngày nay được Albert Venn Dicey (1835 - 1922), luật gia và nhà tư tưởng nỗi tiếng người Anh đưa ra, đó là: (1) Không ai có thể bị trừng phạt hoặc phải chịu đựng một hình phạt trừ khi có hành vi trái pháp luật được chứng mình tại tòa; (2) Không ai đứng

trên pháp luật và mọi người đều bình đẳng trước pháp luật bắt kế địa vị xã hội, kinh tế hay chính trị của họ; (3)

Nguyên tắc pháp quyên bao gồm những kết quả của các quyết định tư pháp xác định các quyền của cá nhân (S Palekar, Comparative Politics and Government, PHI Learning 2009, tr 64-65) Theo quan niệm của các học giả

Đức vào thế kỷ XVIII - XIX thì nhà nước pháp quyền (Rechtsstaat) là một nhà nước trong đó các quy phạm pháp

luật được sắp xếp có trật tự sao cho quyền lực phải chịu sự giới hạn, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước phải

được xác định một cách rõ ràng; quyên lực của nhà nước bị hạn chế dé bảo vệ công dân khỏi việc thực thi quyên

lực một cách tùy tiện Theo đó, môi quy phạm có được hiệu lực từ sự tuân thủ các quy phạm cao hơn Sự tôn tại

một trật tự có thứ bậc các quy phạm tạo nên một trong những đảm bảo quan trọng bậc nhất của nhà nước pháp quyền Trong khuôn mẫu đó, thâm quyền của các cơ quan nhà nước phải được xác định một cách rõ ràng và các quy phạm mà những cơ quan này tạo ra chỉ có hiệu lực với điều kiện tuân thủ toàn bộ các quy phạm có hiệu lực

cao hơn Cao nhất của hệ thống các quy phạm pháp luật là hiến pháp Trong một nhà nước pháp quyên, quyên lực

của nhà nước bị hạn chế để bảo vệ công dân khỏi việc thực thi quyên lực một cách tùy tiện, công dân được hưởng

các quyền tự do dân sự một cách hợp pháp và họ có thé sử dụng hệ thống tòa án dé bao vệ các quyền ấy Một đất nước không thể là một nền dân chủ tự do nếu trước hết không phải là một nhà nước pháp quyền (TS Hoàng Văn Nghĩa, “Mot số vấn dé lý luận về nhà nước pháp quyên và giá trị tham khảo đối với Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị số 2/2014).

Xem Báo cáo tóm tắt Đề tài “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam giai đoạn

2011-2020” Hà Nội, năm 2011 do PGS.TS Nguyễn Như Phát làm Chủ nhiệm đề tài.

Trang 7

lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội, trình độ phát triển mà lựa chọn cho mình một mô hìnhnhà nước pháp quyền phù hợp.

Ở nước ta, ngay từ những năm 20 của thế kỷ trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập

”Š với yêu câu ban hành Hiên pháp và các đạo luật

vân đề “phải có thân linh pháp quyên

(dé thay thé cho việc ban hành các sắc lệnh) Từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng

hòa ra đời (1945) đến nay, tư tưởng xây dựng một nhà nước dân chủ, của nhân dân, donhân dan và vì nhân dân; có nền lập hiến dân chủ, quan ly dat nước băng pháp luật là tưtưởng nhất quán, được hình thành và phát triển ngày một hoàn thiện qua các thời kỳ.Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về lý luận và đánh giá thực tiễn sâu sắc, tại Đại hộiĐại biểu Đảng toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VIII (năm 1994), Đảng ta đã chính thức sửdụng khái niệm “Nhà nước pháp quyền” và khăng định chủ trương xây dựng Nhà nước

ta thành Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dan.Chủ trương đó đánh dấu sự đổi mới mang tính đột phá trong tư duy và nhận thức về mô

hình tổ chức, hoạt động của Nhà nước theo nguyên tắc pháp quyền, khắc phục quan niệm

đơn giản, ấu trĩ khi đồng nhất Nhà nước pháp quyền với Nhà nước tư san Sau Đại hộiĐại biểu Đảng toàn quốc lan thứ IX, Hiến pháp năm 1992 (sửa đôi, bổ sung năm 2001)

đã khang định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân ” (Điều 2) Các Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ X, XI, XII cũng như Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội (bố sung, phát triển năm 2011) đã khang định Nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân là một trong tám đặc trưng của xã

hội xã hội chủ nghĩa Trong Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII nêu rõ địnhhướng về xây dựng Nhà nước đó là: “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân

phục vụ và vì sự phát triển của đất nước Tăng cường công khai, mình bạch, trách nhiệmgiải trình, kiểm soát quyên lực gắn với siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động củaNhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng,chống tham những, lang phi, quan liêu, tội phạm và tệ nạn xã hội” So với Đại hội XI,Báo cáo chính trị xác định rõ hơn nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của

đối mới hệ thống chính trị Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước

Xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyên hạn của các cơ quan nhà

5 Trong bản “Việt Nam yêu cầu ca” (năm 1922), yêu cầu thứ bay là:

“Bay xin hiến pháp ban hành,

Trang 8

nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở các nguyêntắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch,phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyên lực nhà nước Xây dựng hệ thống phápluật đồng bộ, thống nhất, hiện đại, khả thi, công khai, minh bạch, én định, lay quyén valợi ich hop pháp của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc day đối mới sáng tạo,bao đảm yêu cau phát triển nhanh, bền vững Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khang địnhxây dựng Nhà nước pháp quyền theo mô hình mà Dang ta đã lựa chọn, vừa hội tụ các giátrị chung của nhân loại, vừa khang định những giá trị đặc thù do điều kiện chính trị, kinh

tế, xã hội của đất nước ta quy định dé từ đó Nha nước pháp quyền XHCN Việt Nam cómột số đặc trưng sau:

Một là, Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền lực nhànước thuộc về Nhân dân

Hai là, Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữacác cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

Ba là, Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh các mỗiquan hệ của đời sống xã hội

Bon là, Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nângcao trách nhiệm pháp lý của Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ đồng thời tăng

cường kỷ cương, kỷ luật.

Năm là, Nhà nước tôn trọng và thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế mà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập

Sáu là, Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa, sự giám sát của Nhân dân, của Mặt trận tô quốc Việt Nam vàcác tổ chức thành viên của Mặt tran”

Trong những đặc trưng trên đây, đặc trưng thứ ba, thứ tư của Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa Việt Nam đó là Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trongviệc điều chỉnh các mối quan hệ của đời sống xã hội; nâng cao trách nhiệm pháp lý củaNhà nước và công dân, thực hành dân chủ đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật đãchi phối trực tiếp và sâu sắc đến cơ chế thực thi pháp luật và bao đảm thượng tôn phápluật trên thực tế

2 Thực trạng thực thi pháp luật và bảo đảm thượng tôn pháp luật trong thời

gian qua

Thời gian qua, công tác thực thi pháp luật đã được các cấp ủy đảng, chính quyềnquan tâm thực hiện và đạt được những thành quả bước đầu Công tác phổ biến, giáo dục

q Xem Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung

Quốc, Nxb Chính trị quôc gia, Hà Nội, 2015, tr 28.

Trang 9

pháp luật có nhiều đổi mới, tiến bộ hơn, bước đầu áp dụng khoa học công nghệ vào côngtác truyền thông dé đưa pháp luật đi vào cuộc sống nhanh hơn, hiệu quả hơn, tiết kiệmhơn Vai trò của pháp luật và ý thức thượng tôn pháp luật trong tô chức, hoạt động củaNhà nước, trong quản lý xã hội ngày càng được đề cao Nhiều chủ trương của Đảng về

tổ chức thi hành pháp luật được thé chế trong Hiến pháp, pháp luật Công tác áp dụngpháp luật được thực hiện thống nhất từ trung ương đến địa phương, theo hướng bảo đảmtính dân chủ, công khai, minh bạch; hạn chế tình trạng oan sai, khiéu nai, khiéu kién.Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương tập trung hơn vào quan lý điều hành

vĩ mô và năng động giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng; cải cách hành chính tiếp tụcđược chú trọng và bước đầu đạt được kết quả tích cực Tình hình vi phạm pháp luật của

tổ chức, cá nhân cơ bản cũng đã được phát hiện và xử lý khá kịp thời, đúng người, đúngpháp luật góp phần quan trọng vào việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm cho các

quy định của pháp luật được đi vào thực tiễn cuộc sống Cuộc chiến chống tham nhũng

thu được nhiều thành tựu nỗi bật Việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét

xử các vụ án, xử lý các vụ việc về tham nhũng, kinh tế đồng bộ, hiệu quả, tạo bước độtphá trong phát hiện, xử lý nghiêm sai phạm, có sức cảnh báo, răn đe mạnh mẽ, siết chặt

ky luật, kỷ cương trong Dang và bộ máy nhà nước, khang định quyết tâm chống thamnhũng của Dang, Nhà nước, “không có vùng cam, không có ngoại lệ, bất kế người đó làai".Š Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã ngày càng phủ rộng, các đối tượng thuộccác tầng lớp nhân dân thuộc nhiều vùng miền khác nhau đều được phổ biến các văn bảnpháp luật phù hợp với đối tượng đó Theo số liệu tổng hợp, các Bộ, ngành, địa phương

đã tổ chức 1.088.795 cuộc tuyên truyền pháp luật trực tiếp cho trên 70,5 triệu lượt người;

phát miễn phí 50 triệu bản tài liệu tuyên truyền, phô biến giáo dục pháp luật.°

Mặc dù đạt được những kết quả trên đây, nhưng công tác thực thi pháp luật vẫncòn một số hạn chế, tồn tại, điển hình như:

- Công tác thực thi pháp luật tuy đã được quan tâm, nhưng vẫn chưa có cơ chế đủmạnh, đồng bộ dé thực hiện hiệu quả; chế tài pháp lý chưa thực sự nghiêm khắc; tinh

trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung không khả thi, chưa phù hop

thực tiễn gây bức xúc dư luận vẫn còn tồn tại ở một số bộ, ngành và địa phương Ý thứcchấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức và Nhân dân chưa cao

- Một số hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật còn phân tán, dan trải, nguồn lựchạn chế; nội dung và hình thức phố biến, giáo dục pháp luật chưa thật sát và phù hợpvới đôi tượng, nhu cau thực tiễn và địa bàn phố biến Nhận thức về công tác pho biến

8 Báo cáo tổng quan về công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật giai đoạn 2016 —

2020 tại Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật ngày

24/11/2020

Trang 10

giáo dục pháp luật chưa cao, van còn tư tưởng coi phố biến, giáo dục pháp luật là công

việc riêng của ngành Tư pháp.

- Việc triển khai hoạt động theo dõi thi hành pháp luật ở một số bộ, ngành, địa

phương còn mang tính hình thức, chưa thực sự phát huy hiệu quả của công tác này trong

việc nâng cao hiệu lực, hiệu qua thi hành pháp luật và hoàn thiện co chế, chính sách,pháp luật thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của bộ, ngành và địa phương Việc kiểm tra

công tac theo dõi thi hành pháp luật chưa được thực hiện thường xuyên, do đó chưa kip

thời phát hiện, chấn chỉnh và tháo gỡ những khó khăn, kịp thời động viên và khuyếnkhích, nhân rộng những điển hình góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong

lĩnh vực theo dõi thi hành pháp luật!?.

- Hoạt động tự kiểm tra văn bản chưa thực sự hiệu qua, ít phát hiện được các saisót; một số văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật đã được phát hiện, kết luận nhưngchưa được các bộ, ngành, địa phương xử lý kịp thời Việc khắc phục hậu quả do thựchiện văn bản trái pháp luật gặp nhiều khó khăn Chưa có giải pháp để đảm bảo sự đồng

bộ, gắn kết công tác kiểm tra văn bản với theo dõi thi hành pháp luật một cách hiệu quả

- Kỷ luật, kỷ cương nhiều nơi chưa nghiêm; việc phối hợp công tác giữa một số cơquan, đơn vị chưa chặt chẽ; còn tình trạng né tránh, đùn đây trách nhiệm; hiệu lực, hiệuquả quản lý, chỉ đạo điều hành trong một số lĩnh vực chưa cao; nhiều vụ việc khiếu nại,

tố cáo phức tạp, kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm; dư luận về tham nhũng, lãng

phí, lợi ích nhóm vẫn còn ở nhiều cơ quan, đơn vị; một bộ phận cán bộ ở các cấp, các

ngành chưa thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, làm giảm sút niềm tin của Nhân dân.!!Nguyên nhân của tồn tại hạn chế trên đây là do:

- Công tác theo dõi, quản lý, kiểm tra, giám sát việc tô chức thi hành pháp luật chưađược chú trọng, không có hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia cũng như các tiêu chuẩn, tiêuchí đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật làm công cụ quản lý nhà nước Chưa có ở tầm vănbản luật về thi hành pháp luật, nên chưa xử lý được đầy đủ cơ chế phối hợp liên ngành, vàxác định trách nhiệm pháp lý trực tiếp đối với các cơ quan ngoài hệ thống hành pháp

- Tư duy xây dựng pháp luật, gắn xây dựng với tổ chức thực thi pháp luật chưađược đôi mới triệt để, chưa phù hợp với từ bối cảnh mới Cơ chế bảo đảm sự kiểm tra,giám sát của người dân, xã hội đối với công tác tô chức thực thi pháp luật chưa phát huyđầy đủ hiệu quả trong thực tiễn Một số cơ quan chưa coi trọng đúng mức việc lấy ý

„ Tran Quốc Tuấn, “Công tác theo dõi thi hành pháp luật hiện nay, thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Nghề Luật

sô 3/2017

!! Ban cán sự dang Chính phủ, Báo cáo 1182-BC/BCSĐCP Tổng kết Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5

năm 2005 của Bộ Chính trị vê Chiên lược xây dựng và hoàn thiện hệ thông pháp luật Việt Nam đên năm 2010, định hướng đên năm 2020, ngày 13/11/2019.

Trang 11

kiến, tổng hợp, xử lý và giải trình đầy đủ ý kiến của Nhân dân, đối tượng chịu sự tácđộng trực tiếp của chính sách, văn bản hoặc chưa có phương pháp thực hiện phù hợp.

- Nhận thức của lãnh đạo một số cơ quan về vai trò, tầm quan trọng của công tácthực thi pháp luật còn hạn chế, dẫn đến việc thực hiện chưa đúng yêu cầu, chưa dànhnguồn lực thoả đáng cho công tác này

- Trách nhiệm của người đứng đầu của một số cơ quan, đơn vị chưa cao, chưa tậptrung chỉ đạo, ưu tiên các nguồn lực cho công tác thực thi pháp luật

- Cơ chế phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành pháp luật chưa thực

sự hiệu quả; thủ tục hành chính còn rườm tà, thiếu linh hoạt

- Các điều kiện bảo đảm cho công tác thực thi pháp luật vẫn còn hạn chế Côngchức làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế tại các bộ, ngành và địa phương thiếu

về số lượng, phần lớn kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu,tính chuyên nghiệp chưa cao Nguồn lực tài chính dành cho này cũng chưa đáp ứng yêucầu của thực tiễn

- Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, Nhân dân chưa cao; chưa tựgiác, trong khi cơ chế phát hiện vi phạm chưa hiệu quả; chế tài xử lý vi phạm chưa thực

sự nghiêm minh.

3 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật và bảo dam thượng

tôn pháp luật trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đề tô chức thực thi pháp luật và bảo đảm thượng tôn pháp luật trong quá trình xâydựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Bám sát các định hướng về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng,hoàn thiện hệ thống pháp luật trong các văn kiện của Đại hội Đại biểu toàn quốc củaĐảng khóa XIII, các Kết luận về tổng kết và thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TWngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống phápluật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TWngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Chỉthị số 32-CT/TW năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Dang trong công tác phốbiến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân;Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 30/3/2009 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư; Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư

về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp

và các Nghị quyết chuyên đề như: Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 vềtiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh gọn, hoạt độnghiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 về định hướng hoàn

Trang 12

đến năm 2030;

-Tiếp tục triển khai mạnh mẽ Luật phố biến, giáo dục pháp luật một cách thiết

thực, hiệu quả Từng bước chuyên dan cách thức phô biến, giáo dục pháp luật từ môhình Nhà nước chịu trách nhiệm chính trong việc đưa pháp luật đến với người dânsang mô hình người dân tự tìm hiểu pháp luật là chính; những người thuộc diện chínhsách sẽ nhận được sự trợ giúp pháp lý của nhà nước Phát huy các hình thức truyềnthông, tạo thuận lợi tối đa cho người dân tiếp cận pháp luật Nâng cao nhận thức củacác cấp, các ngành về quan điểm phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ chung của

cả hệ thống chính trị và của từng cơ quan

- Quy định cụ thể tiêu chí đánh giá hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật làm công cụ

phục vụ nhiệm vụ này; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, và xác định trách nhiệm

phối hợp của các cơ quan ngoài hệ thống hành pháp đề Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và của Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện tốtcông việc tô chức thi hành Hiến pháp và pháp luật theo tinh thần Hiến pháp năm 2013

- Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, tráchnhiệm cán bộ, công chức trong việc tổ chức thi hành các văn bản quy phạm pháp luật ở

cơ quan, ngành, địa phương mình và thực thi công vụ.

- Phát triển đồng bộ các dịch vụ pháp lý, tiếp tục đây mạnh xã hội hóa các dịch vụpháp lý Có chính sách cụ thé dé phát triển các tổ chức, dich vụ pháp lý có chất lượngnhằm đáp ứng nhu cầu hỗ trợ pháp lý của người dân, doanh nghiệp Phát triên mạnh mẽđội ngũ luật sư đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, giữ vững bản lĩnh chínhtrị và dao đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội trong bối cảnhphát triển kinh tế thị trường, mở rộng dân chủ, tăng tính pháp quyền và hội nhập Pháttriển đa dạng các hình thức hành nghề luật sư, xác định rõ hơn vai trò, trách nhiệm quản

lý của các Đoàn luật sư, Liên đoàn luật sư đối với thành viên của mình Tăng cườngmạng lưới trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo và đối tượngchính sách, mở rộng phạm vi bào chữa để đảm bảo các phiên toà có sự tham gia củangười bào chữa ngày càng nhiều, mở rộng phạm vi các đối tượng được trợ giúp pháp lý

miễn phí (như các đối tượng dễ bị tôn thương trong xã hội, các đối tượng bị xâm hại

tình dục, bạo lực gia đình ) Tiếp tục đây mạnh việc xã hội hoá một số hoạt động bổtrợ tư pháp (công chứng, bán đấu giá tài sản ) nhằm mang lại các dịch vụ tốt nhất cho

người dân.

- Đảm bảo tính khả thi của văn bản, bảo đảm được tính liên kết giữa xây dựng với

tổ chức thi hành pháp luật Khi xem xét ban hành văn bản phải gắn với việc xem xét cácđiều kiện bao đảm tổ chức thi hành; chú trọng việc tổng kết thực tiễn thi hành và đánh giátác động kinh tế - xã hội trước khi ban hành văn bản

Trang 13

- Kiện toàn và đôi mới về tô chức, bộ máy, biên chế người làm công tác pháp chế

và theo dõi thi hành pháp luật theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng được yêu

cầu hội nhập quốc tế

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành Luật về tổ chức thi hành pháp luật dé thực hiệnmột cách thống nhất công tác tô chức thi hành pháp luật, công tác theo dõi thi hành phápluật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của những hoạt động này Khẩn chương xây dựng hệ

tiêu chí cho việc xem xét, đánh giá tình hình thị hành pháp luật, làm cơ sở cho bộ, ngành

địa phương đánh giá; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành và xác định trách nhiệm phối

hợp của các cơ quan này.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thi hành pháp luật, tăng

cường phát hiện và xử ly nghiêm minh, kip thời các hành vi vi phạm pháp luật Tăng

cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sat của các cơ quan dân cử và của các tổ chức

chính trị - xã hội, các tô chức xã hội, các cơ quan báo chí, truyền thông và của nhân dân;

bảo đảm sự kiểm tra, giám sát của người dân, xã hội đối với công tác tổ chức thực thipháp luật trong thực tiễn Coi trọng đúng mức việc lay ý kiến, tong hợp, xử lý và giảitrình đầy đủ ý kiến của Nhân dân, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách,

văn bản với phương pháp thực hiện phù hợp Tăng cường năng lực phản ứng chính sách

trong quá trình thi hành pháp luật, đặc biệt là việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghịcủa người dân và doanh nghiệp về tình hình thi hành pháp luậtU? Day mạnh ứng dụngcông nghệ thông tin vào các hoạt động tổ chức thi hành pháp luật đảm bảo tính kết nói,liên thông, công khai, minh bạch và hiệu quả của hệ thống các cơ quan hành chính nhànước trong việc tô chức thi hành pháp luật./

(12) Thiết lập các hình thức da dạng, linh hoạt trong tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp trong thực thi

pháp luật, trong đó chú trọng việc ghi nhận, xử lý công khai, công bằng, nhanh chóng, khách quan, đúng thâm

quyên; chủ động tổ chức đối thoại với doanh nghiệp ve các quy định của pháp luật về đầu tư kinh doanh dé có

Trang 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Báo cáo tong quan về công fác xây dựng, hoàn thiện hệ thong pháp luật và thihành pháp luật giai đoạn 2016 — 2020 tại Hội nghị của Chính phủ về công tác xây

dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật ngày 24/11/2020.

2 Báo cáo “tổng kết một số vấn đê lý luận — thực tiễn quan 20 năm đổi mới

1986-2006, Tr 137.Xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kinh nghiệm

Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015, tr 28.

3 Báo cáo tóm tắt Dé tài “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyềnViệt Nam giai đoạn 2011-2020” Hà Nội, năm 2011 do PGS.TS Nguyễn Nhu Phát làmChủ nhiệm đề tài

4 Ban cán sự đảng Chính phủ, Báo cáo 1182-BC/BCSĐCP Tổng kết Nghị quyết

số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng vàhoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020,

ngày 13/11/2019.

5 Báo cáo tong quan về công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thông pháp luật và thihành pháp luật giai đoạn 2016 — 2020 tại Hội nghị của Chính phủ về công tác xây

dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật ngày 24/11/2020.

6 Bộ Tư Pháp, Báo cáo số 1 /BC-BTP về tổng kết công tác tư pháp 2019 va

phương phướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác 2020.

7 Xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kinh nghiệm ViệtNam, kinh nghiệm Trung Quốc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015, tr 28

8 Trần Quốc Tuấn, “Công tác theo dõi thi hành pháp luật hiện nay, thực trạng và

giải pháp”, Tap chí Nghề luật, số 3/2017

9 S Palekar, Comparative Politics and Government, PHI Learning, 2009, tr 64-65.

Trang 15

MOI QUAN HỆ GIỮA PHAP LUẬT VA THI HANH PHAP LUATTRONG NHA NUOC PHAP QUYEN XA HOI CHU NGHIA

PGS.TS Bùi Thi Đào ”Tóm tắt: Pháp luật và thi hành pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ: pháp luật cóchat lượng cao thì thi hành pháp luật dé dàng, hiệu quả; thi hành pháp luật tốt sẽ phát

huy giá trị thực sự của pháp luật lam cho pháp luật được coi trọng hơn Cả pháp luật

và thi hành pháp luật déu chịu sự chỉ phối của ý thức pháp luật và tác động trở lại đến

ý thức pháp luật Cùng với việc dùng các cách thức trực tiếp nâng cao chất lượng vanbản pháp luật, bảo dam thi hành pháp luật thì cân coi trọng xây dựng ý thức pháp luậtđúng đắn cho toàn xã hội

Từ khoá: Pháp luật, thi hành pháp luật, nhà nước pháp quyên, ý thức pháp luật

1 Sơ lược về nhà nước pháp quyền, pháp luật và thi hành pháp luật

Nhà nước pháp quyền nói chung và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nóiriêng không phải là kiểu nhà nước mà là phương thức tổ chức quyền lực nhà nước.Khái niệm nhà nước pháp quyền được nhắc đến nhiều trong khoa học pháp lí trongnhững năm gần đây Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu thì nhà nước pháp quyền với

tư cách là phương thức tổ chức quyền lực nhà nước đã xuất hiện cùng với các họcthuyết chính trị- pháp lí, các trào lưu tư tưởng chính trị từ rất sớm' và đến nay đượcthể hiện trong 95/125 Hiến pháp của các nước trên thế giới” Mặc dù vậy, mô hình nhànước pháp quyền ở các quốc gia khác nhau không hoàn toàn giống nhau Bên cạnhnhững đặc trưng thống nhất thì nhà nước pháp quyền ở mỗi quốc gia có thể có nhữngđặc thù phù hợp với những điều kiện chính trị, xã hội, các giá trị truyền thống của mỗinước.Những đặc trưng co bản của nha nước pháp quyền duocTéng thư ký Liên hợpquốc Kofi Annan nêu rõ như sau: “Nhà „ước pháp quyên là quan điểm cốt lỗi trong sứ

mệnh của Liên hợp quốc Đó là quan điểm về một cách tổ chức quản trị, theo đó mọi

người, mọi định chế, tổ chức - công cũng như tư, trong đó có Nhà nước - phải phụctùng pháp luật Đến lượt nó, pháp luật can được công bó công khai, được thực thi mộtcách bình dang đối với mọi người, được áp dụng bởi Toà án độc lập, pháp luật dophải phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và các quy chuẩn quyển con người Nhà nướcpháp quyên cũng đông thời đòi hỏi bảo đảm thực thi các nguyên tắc ưu tiên về quyền,bình dang và trách nhiệm trước pháp luật, các nguyên tắc về phân quyên, về sự tham

* Khoa Pháp luật hành chính - nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội

'GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội, 2020, tr 211

? GS.TSKH Đào Trí Úc, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam- những giá trị, đặc trưng phô biến và

Trang 16

gia của người dan va sự minh bạch trong hoạch định chính sách va trong các thủ tục

3 Ề : SA ` : ; ki gs

¬-”, Như vậy, dù quan niệm và vận dụng có sự khác nhau nhât định giữa các pháp lí

quốc gia nhưng một trong những điểm chung thống nhất đó là nhà nước pháp quyền là

nhà nước thượng tôn pháp luật.

Pháp luật thường được hiểu một cách trực tiếp là hệ thong cac qui tắc XỬ sự cótính bắt buộc chung, do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thé hiện ý chí của nhà nước

và được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục

đích, định hướng của nhà nước”.

Với tính cách là các qui tắc xử sự, pháp luật phải được hiện thực hóa thông quahành vi của các cá nhân, tổ chức trên thực tế Trong khoa học pháp lí và trong phápluật hiện nay có khá nhiều thuật ngữ chỉ hành vi cá nhân, tổ chức hiện thực hóa các quitắc xử sự trong pháp luật vào đời sống Các thuật ngữ này được sử dụng một cáchkhông thống nhất

Theo Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, việc hiện thực hóa cácqui phạm pháp luật thông qua hành vi của các cá nhân, tổ chức được gọi là thực hiệnpháp luật Có 4 hình thức thực hiện pháp luật gồm: tuân theo pháp luật (tuân thủ phápluật); thi hành pháp luật (chấp hành pháp luật); sử dụng pháp luật (vận dụng phápluật); áp dụng pháp luật” Theo cách hiểu này thi hành pháp luật có nghĩa rất hẹp, chỉ

là thực hiện các hành vi pháp luật bắt buộc mà thôi

Theo các qui định của pháp luật nói chung, theo Hiến pháp nói riêng, thuật ngữthi hành được sử dụng theo nghĩa rộng hơn Chăng hạn, khoản 4 Điều 74 Hiến pháp

2013 qui định Ủy ban thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn “Đình chỉ việc thihành văn ban của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toa an nhân dân tối cao, Việnkiểm sát nhân dân toi cao trái với Hién pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trìnhQuốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kì họp gan nhất” Với qui định này thi

“đình chỉ thi hành văn bản” phải bao gồm cả đình chỉ việc thực hiện hành vi văn bản

đó cho phép, hành vi văn bản đó bắt buộc, hành vi văn bản đó cắm và hành vi dùngcác qui phạm trong văn ban đó dé giải quyết công việc cụ thé thuộc thẩm quyền của

các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước Nói cách khác, thi hành pháp luật ở đây

đồng nghĩa với thực hiện pháp luật trong Giáo trình nói trên, tức là bao hàm cả 4 hình

thức thực hiện pháp luật.

Ngoài ra, trong văn bản pháp luật và sách báo pháp lí còn có thuật ngữ tổ chứcthi hành pháp luật Thuật ngữ này được sử dụng rất phô biến nhưng về cơ bản chưa có

3 Dẫn theo GS.TSKH Đào Trí Úc, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam- những giá tri, đặc trưng

pho biến và tinh đặc thù, Tap chí Nghiên cứu Lập pháp số 02+03 (450+451), tháng 02/2022

* Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, tr.212

2 Trường Dai học Luật Ha Nội, Giáo trình Li luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, tr.404,405

Trang 17

định nghĩa hay giải thích một cách chính thức hay có sức thuyết phục Nếu theo cácqui định của pháp luật, chang hạn khoản 1 Điều 96 Hiến pháp 2013 qui định Chínhphủ có nhiệm vụ, quyền han “7ổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốchội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủtịch nước ” thì tổ chức thi hành pháp luật là việc chủ thé có thâm quyền bằng nhữngcách thức nhất định, thông qua những hoạt động nhất định để tất cả các cá nhân, tổchức là đối tượng tác động của pháp luật phải thực hiện và có thé thực hiện pháp luậtday đủ, thuận tiện Nghị định 34/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định154/2020/NĐ-CP) qui định chỉ tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hànhvăn bản qui phạm pháp luật không đưa ra định nghĩa tổ chức thi hành pháp luật nhưngchỉ ra hoạt động tô chức thi hành pháp luật gồm 10 nhóm hoạt động cụ thé® cting

không ngoài mục dich dé pháp luật được thực hiện trên thực tế

Dưới góc nhìn khoa học, sau khi phân tích các qui định của pháp luật và luận giải

hai cau phần của cụm từ tô chức thi hành pháp luật (gồm #6 chức và thi hành pháp luật),

TS Nguyễn Văn Cương đã đưa ra định nghĩa “Tổ chức thi hành pháp luật là những hoạtđộng do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện để tạo điều kiện, tạo tiền đề và bảođảm việc hiện thực hóa các yêu cau của pháp luật (đưa pháp luật vào cuộc sống) ””

Như vậy, một mặt có thể coi thi hành pháp luật và tô chức thi hành pháp luật là

hai hoạt động khác nhau (thi hành pháp luật là thực hiện qui định của pháp luật, tổchức thi hành pháp luật chủ yếu là tạo điều kiện bảo đảm cho các chủ thé khác thi hànhpháp luật), mặt khác có thé coi tô chức thi hành pháp luật cũng thuộc phạm vi thi hành

pháp luật vì đó là việc các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước thực hiện nhiệm vụ,

quyền hạn của mình Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi không đi sâu luận giải cáckhái niệm này mà tạm thời quan niệm thi hành pháp luật là việc các cơ quan, tô chức,

cá nhân thực hiện qui định của pháp luật.

“Nghị định 34/2016/NĐ-CP: Điều 183 Trách nhiệm tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật phải được tổ chức thi hành kịp thời, hiệu quả Đối với luật, pháp lệnh, nội dung tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật tập trung vào các vấn đề sau:

Xây dựng kế hoạch tô chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật;

Tổ chức thực hiện chính sách, biện pháp trong văn bản quy phạm pháp luật;

Phổ biến văn bản quy phạm pháp luật;

Ban hành văn bản quy định chỉ tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật (nếu có);

Tập huấn văn bản quy phạm pháp luật;

Tổ chức tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, đỗ chức;

Bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí, tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực để triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật;

8 Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật;

9 Sơ kết, tổng kết việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật;

10 Báo cáo việc tổ chức triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật và kiến nghị, xử lý vướng mắc trong

việc tô chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.

Ane ONS

Trang 18

2 Sự gắn bó mật thiết giữa pháp luật và thi hành pháp luật

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin, sự ra đời của pháp luật được coi làmột tất yêu khách quan khi xã hội loài người phát triển đến một mức độ nhất định màcác mối quan hệ xã hội trở nên đa dạng, phức tạp đến mức các qui tắc xã hội kháckhông điều chỉnh hết, không điều chỉnh được hoặc điều chỉnh không hiệu quả Phápluật có nhiều vai trò khác nhau, Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luậtchia vai trò của pháp luật thành 4 nhóm, gồm: Thứ nhất: vai trò của pháp luật đối với

xã hội; thứ hai, vai trò của pháp luật đối với lực lượng cầm quyền; thứ ba, vai trò của

pháp luật đối với nhà nước; thứ tư, vai trò của pháp luật đối với các công cụ điều chỉnhkhácŠ Nói một cách đơn giản, trong hệ thống các công cụ điều chỉnh xã hội, pháp luật

có vai trò quyết định trong việc xây dựng một trật tự xã hội bảo đảm sự cân băng, hài

hòa nhất định giữa các giai cấp, các tầng lớp, các nhóm xã hội và các cá nhân Phápluật tạo khuôn khổ pháp lí cho các hoạt động kinh tế, thúc day và bảo đảm kinh tế pháttriển Pháp luật bảo vệ các giá tri văn hóa, tinh thần, tạo điều kiện cho các giá trị đó lantỏa, thâm thấu vào tư tưởng, hành vi của con người ở mọi lĩnh vực hoạt động dé xã hộiphát triển bền vững Pháp luật ghi nhận, bảo đảm, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đángcủa con người theo cả nghĩa con người tự nhiên và con người xã hội Trong điều kiện

xã hội hiện nay, thực sự không thé hình dung xã hội sẽ ton tại, phát triển như thế nàonếu không có pháp luật.Lẽ hiển nhiên là tat cả những mục đích của pháp luậtchỉ có théđạt được, những giá trị của pháp luật chỉ có thể có ý nghĩa thực tếkhi và chỉ khi phápluật được thi hành Vậy nên, nhà nước không chỉ xây dựng pháp luật mà còn phải bằng

mọi cách bảo đảm pháp luật được thi hành và thi hành một cách đầy đủ, đúng đắn, kịp

thời Đồng thời, các cơ quan, tô chức, cá nhân trong xã hội đều có trách nhiệm thihành pháp luật “Theo chủ nghĩa Weber, luật tốt + thực thi tốt = thúc day phát triểntot”.’Phap luật tốt là tiền đề cho thi hành pháp luật tốt Thi hành pháp luật tốt sẽ khangđịnh vai trò của pháp luật đối với đời sống dẫn đến coi trọng pháp luật và sẽ coi trọngviệc xây dựng pháp luật có chất lượng cao Vậy nên, nói đến nhà nước nói chung, nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng thi không thé chỉ nói đến pháp luật màkhông nói đến thi hành pháp luật và ngược lại.Sự gắn bó mật thiết giữa pháp luật vàthi hành pháp luật thé hiện cô dong trong nhận định “Cơ sở cơ bản nhất của hành vituân thủ pháp luật là sự hài hòa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội Vì vậy, khi nói vềnhu câu tăng cường hành vi tuân thủ pháp luật, phải thấy được nhu cau tạo ra những

x oe JS 2 """.ẽ.

bao đảm về mọi mặt cho sự hài hòa đó ```.

8 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Li luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, tr.268-281

°GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên,Tiếp tục đối mới tư duy pháp lý phục vụ sự nghiệp phát triển dat nước, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội, 2020, tr.181

!° PGS.TS Đào Trí Úc chủ biên, Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, Xí nghiệp in 15, Hà Nội, 1995, tr.53

Trang 19

Không chỉ có sự liên quan như vậy, pháp luật và thi hành pháp luật cùng có một

nhân tô chung quan trọng là con người Pháp luật do con người làm ra và do con ngườithi hành “Con người là trung tâm, vừa là điển xuất phát, vừa là mục tiêu của mọipháp luật”'' Con người làm ra pháp luật như thế nào, thi hành pháp luật ra sao lạichịu ảnh hưởng sâu sắc của ý thức pháp luật Vì vậy, ở một khía cạnh nào đó, ý thứcpháp luật chính là yếu tố có tính quyết định đến pháp luật và thi hành pháp luật

3 Ảnh hưởng của pháp luật đến thi hành pháp luật trong nhà nước pháp quyền

Từ vai trò của pháp luật và sự cần thiết phải thi hành pháp luật như đã nói ở trên,thi hành pháp luật được ghi nhận là một nghĩa vụ của mọi cá nhân, tô chức trong xãhội Là nghĩa vụ tức là mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội đều bắt buộc phải thi hànhpháp luật nhưng việc các cá nhân, tổ chức có thi hành pháp luật không, thi hành nhưthế nào, giá trị xã hội của việc thi hành đó ra sao lại tùy thuộc nhiều yêu tố, trong đó

có sự phụ thuộc không nhỏ vào chính bản thân pháp luật.

Thứ nhất, pháp luật ảnh hướng trực tiếp đến thi hành pháp luật

Có thé nói chất lượng của pháp luật có ý nghĩa quyết định đến việc thi hành phápluật Dé pháp luật được thi hành một cách chính xác, thuận tiện, đầu tiên các qui địnhcủa pháp luật phải đảm bảo tính hợp pháp, thống nhất Các qui phạm pháp luật nếu cómâu thuẫn, chồng chéo, không thống nhất thì ngay cả trường hợp các cá nhân, tô chứchết sức tự giác, tích cực thì việc thi hành pháp luật cũng gặp nhiều khó khăn Thậm chíkhi thực hiện pháp luật có thể dẫn đến những kết quả không như nhà nước mong muốnhoặc không thống nhất

Mức độ ảnh hưởng của pháp luật đến thi hành pháp luật thé hiện rõ rệt ở mức độ

hợp lí trong các qui định của pháp luật.

Xét về phía xã hội:

Một là, sự hợp lí trong phần qui định của qui phạm, tức là phần pháp luật chophép cá nhân, tổ chức được làm gì, bắt buộc cá nhân, tổ chức phải làm gì, làm như thếnào hay cắm họ không được làm gì Phần qui định hợp lí là những hành vi được phép,bắt buộc, cắm đoán phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa cụ thê của đất nước,của địa phương, của đối tượng tác động của qui định Các qui định đó cũng phải đảmbảo lợi ích của đối tượng tác động, đảm bảo sự hài hòa nhất định giữa các loại lợi ích

khác nhau trong xã hội, giữa lợi ích của cá nhân này với cá nhân khác, giữa cá nhânvoi cộng đồng Thêm nữa, đó cũng là những qui định mà khi thực hiện sẽ mang lại

những tác động tích cực cho đời sống xã hội nói chung Có như vậy, qui định mớiđược đối tượng tác động đón nhận, tự giác thi hành và thi hành một cách dễ dàng.Ngược lại, khi qui định không hợp lí thì dù mục đích là tốt thì qui định cũng khó có

Trang 20

thé được thi hành Chang han, Thông tư 04/2016/TT-BTNMT ban hành Qui chuẩn kĩthuật quốc gia về môi trường đối với nước thải chăn nuôi Theo Qui chuẩn này thì các

trang trại nuôi heo qui mô từ 1000 con trở lên phải đảm bảo nước thải chăn nuôi đáp

ứng qui chuẩn loại A tức là con người có thé sử dụng cho sinh hoạt được Tiêu chuannày được cho là cao hơn Thái lan 10 lần, cao hơn Malaysia 12 lần Qui định này đãlàm khó cho nông dân và Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng cho rằng các quốc gia đềudùng nước thải từ chăn nuôi để tưới cây nhưng Việt Nam làm như thế này là một sựlãng phí quá lớn ”

Hai là, sự hợp lí trong phần chế tài của qui phạm Chế tài là phần thể hiện hậuquả bất lợi mà nhà nước buộc cá nhân, tổ chức phải gánh chịu khi ở trong điều kiện,hoàn cảnh pháp luật dự liệu nhưng không thực hiện đúng phần qui định của qui phạm.Các biện pháp chế tài trong phần giả định của qui phạm khi được áp dụng bao giờcũng hướng tới hai mục đích đồng thời là trừng trị người vi phạm vi đã thực hiện hành

vi nguy hiểm cho xã hội và giáo dục cho ban thân người đó và những người khác détránh thực hiện vi phạm pháp luật sau đó Chế tài hợp lí phải là chế tài đảm bảo đượchai mục đích này Muốn vậy, chế tài phải tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm

của hành vi vi phạm đã thực hiện và phù hợp với đối tượng áp dụng, điều kiện, hoàn

cảnh áp dụng Nếu chế tài hợp lí thì khi áp dụng chế tài, cơ quan nhà nước có thâmquyền áp dụng sẽ áp dụng dễ dàng, cá nhân, tổ chức bị áp dụng cũng dễ chấp hànhbiện pháp chế tài bị áp dụng và hơn cả là bản thân người bị áp dụng và xã hội thấy sựđúng đắn, công minh của pháp luật nên sẽ tôn trọng pháp luật Ngược lại, nếu chế tàikhông hợp lí thì có thể người bị áp dụng khó chấp hành hoặc không chấp hành, xã hội

có thể có phản ứng tiêu cực Trong trường hợp họ vẫn chấp hành thì “đó chỉ đơn thuần

là sự phục tùng chứ không phải là sự đông thuận ”' và đương nhiên sự “tự giác” này

sẽ không được lâu bền Chang hạn, ngày 23/10/2017 Chủ tịch Uy ban nhân dân thànhphố Cần Thơ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Cà Rê90.000.000 đồng về hành vi mua bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép đôi ngoại

tệ và tịch thu gần 2.300.000 đồng đã đổi được căn cứ vào điểm a khoản 3 và điểm akhoản 8 Điều 24 Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực tiền tệ và ngân hang" Trong vu viéc nay, Chu tich Uy ban nhan dan xw li vu viéchoàn toàn đúng pháp luật nhưng dư luận xã hội đã rat băn khoăn về mức xử phat đượcqui định Quyết định này sau đó đã được thu hồi, Ngân hàng nhà nước cho biết sẽ đề

Ngoc Minh, Nước thải chăn nuôi phải đạt chuẩn “người cũng uống

được”,https://danviet.vn/nuoc-thai-chan-nuoi-phai-dat-chuan-nguoi-cung-uong-duoc-7777595530.htm

'3GS.TSKH Đào Trí Uc, Nha nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam- những giá tri, đặc trưng phổ biến va tính đặc thù, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 02+03 (450+451), tháng 02/2022

'* Điểm a khoản 3 Điều 24 Nghị định 96/2014/NĐ-CP: phạt 80.000.000 đồng- 100.000.000 đồng đối với hành vi

mua bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép đổi ngoại tệ; điểm a khoản 8 Điều 24 Nghị định này áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu 36 ngoai té, đồng Việt Nam đối với hành vi vi phạm

Trang 21

xuất sửa qui định trên theo hướng phân định mức phạt theo số lượng ngoại tệ đượcmua bán và điều này đã thé hiện trong Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hang’.

Xét về phía nhà nước:

Toàn bộ bộ máy nhà nước được tô chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật Vìvậy, hiển nhiên là, các qui định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhànước ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu tổ chức của từng cơ quan trong bộ máy nhà nước,đến hoạt động của từng cơ quan nói riêng, đến sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữacác cơ quan trong từng hệ thống cơ quan và trong toàn bộ bộ máy nhà nước nói chung

Tổ chức bộ máy nhà nước hợp lí, tinh gọn hay không, sự vận hành của các cơ quan cóhài hòa, thống nhất hay không phụ thuộc vào các qui định của pháp luật về vấn đề này.Đến lượt mình, các cơ quan nhà nước lại ban hành pháp luật, thi hành pháp luật và tôchức thi hành pháp luật Vòng xoáy tác động này cứ liên tục cho thấy nếu pháp luật về

tổ chức bộ máy nhà nước hợp lí thì bộ máy nhà nước được tổ chức hợp lí sẽ vận hànhtrơn tru, thuận lợi; pháp luật về hoạt động của bộ máy nhà nước hợp lí thì các cơ quannhà nước hoạt động nhịp nhàng, hiệu qua, bảo đảm thi hành pháp luật và tô chức thihành pháp luật nghiêm túc, đầy đủ Đặc biệt nếu có các qui định thật sựhợp pháp, hợp

lí về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong trường hợp các cơ quan không thựchiện hoặc thực hiện không đúng qui định về thầm quyền xây dựng, thi hành, tô chứcthi hành pháp luậtthì sẽ có ảnh hưởng to lớn trở lại đối với chính các hoạt động đó.Thứ hai, pháp luật ảnh hưởng gián tiếp đến thi hành pháp luật

Đối tượng tác động của pháp luật bao gồm các cơ quan nhà nước, tô chức, cá nhân

nhưng suy cho cùng thì việc thi hành pháp luật bao giờ cũng thông qua hành vi của

những con người cụ thé Mỗi người đều có nhận thức, có quan điểm, quan niệm riêng

nên có khuynh hướng lựa chọn thực hiện những hành vi phù hợp với nhận thức, quan

điểm, quan niệm của mình Trong thi hành pháp luật cũng vậy, việc con người thi hànhpháp luật hay không, thi hành như thé nào phụ thuộc rất nhiều vào ý thức pháp luật Ythức pháp luật bao gồm tư tưởng pháp luật và tâm lí pháp luật, trong đó tâm lí pháp luậtthé hiện ở khía cạnh cảm xúc, niềm tin, thái độ đối với pháp luật nên có thé thé hiện catheo chiều hướng tích cực và tiêu cực Khi con người có tâm lí pháp luật tích cực thì họ

sẽ chủ động, tự giác thi hành pháp luật và biểu thị sự đồng tình, ủng hộ hành vi thi hànhpháp luật của các chủ thê khác cũng như phê phán, lên án các hành vi vi phạm pháp luật.Một cá nhân có tâm lí pháp luật tích cực không chỉ là tiền đề để cá nhân đó thi hànhpháp luật tốt mà còn lan tỏa tinh thần tôn trọng pháp luật đến các chủ thé khác Ngược

'S Anh Minh, Bỏ qui định đổi một USD ở tiệm vàng phạt 100 triệu đồng,

https://vnexpress.net/bo-quy-dinh-doi-

Trang 22

mot-usd-o-tiem-vang-phat-100-trieu-dong-lại, khi con người có tâm lí pháp luật tiêu cực thì họ sẽ lan tránh pháp luật, chống đốipháp luật, thậm chí không ngại vi phạm pháp luật trong những trường hợp nhất định Họcũng thiếu tinh thần đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thê khác.Như vậy, không chỉ bản thân họ có khuynh hướng thiếu tôn trọng pháp luật mà còn cóthể ảnh hưởng tiêu cực đến ý thức pháp luật của những người khác Ý thức pháp luậtđược hình thành trên nền tảng và chịu sự ảnh hưởng cua rất nhiều yếu tố như kinh tế,văn hóa, xã hội và quan trọng nhất là pháp luật Một hệ thống pháp luật thực sự tốt chính

là chuẩn mực của hành vi, là phương tiện thực hiện và là thước đo giá trị của công bằng

xã hội, là phương tiện tốt nhất và thuận tiện nhất dé người dân thực hiện, bảo vệ quyền,

lợi ích chính đáng của mình Khi đó, pháp luật là yếu tố tiền đề có tính quyết định đếnviệc hình thành ý thức pháp luật đúng đắn Lẽ đương nhiên, khi mọi người có ý thứcpháp luật tốt thì họ sẽ nghiêm túc thi hành pháp luật

4 Ảnh hưởng của thi hành pháp luật đến pháp luật trong nhà nước pháp quyềnPháp luật với nghĩa là hệ thống các qui tắc xử sự chung mới chỉ là qui định trêngiấy Dù pháp luật có những vai trò to lớn, có nhiều giá trị hay ho thì cũng chỉ là líthuyết nếu pháp luật không được thi hành trên thực tế Thi hành pháp luật thé hiện đờisông thực của pháp luật, là pháp luật trong hành động Pháp luật trong đời sống thực(thi hành pháp luật) ảnh hưởng trở lại đối với pháp luật trên giấy theo nhiều cách thức,

mức độ khác nhau.

Thứ nhất, thi hành pháp luật là quá trình kiểm nghiệm giá trị của pháp luậttrên thực tế Khi ban hành văn bản pháp luật, nói chung nhà nước đã cố gắng đưa ranhững qui định được coi là tốt nhất nhưng cái được coi là tốt nhất đó cũng chỉ là sựnhìn nhận của nhà nước mà sự nhìn nhận này bị chi phối bới nhiều yếu tố và khôngbao giờ là hoàn toàn phù hợp với thực tế Vì vậy, thông qua việc thi hành pháp luật,những qui định không phù hợp với thực tế dẫn đến khó thực hiện, thực hiện khôngmang lại kết quả mong muốn, thậm chí có tác động tiêu cực ngoài dự kiến mới dầndần bộc lộ Khi đó cần sửa đổi, bố sung, bãi bỏ, thay thé các qui định không phù hợpvới thực tế

Thứ hai, thi hành pháp luật là cơ hội dé phát hiện những thiếu sót, chongchéo, mâu thuẫn trong các qui định của pháp luật Các qui định của pháp luật vềcùng một vấn đề hoặc về những vấn đề liên quan đến nhau có thể nằm trong các vănbản do các cơ quan khác nhau ban hành ở những thời điểm khác nhau nên hoàn toàn

có thé có những mâu thuẫn, chồng chéo Đời sống xã hội lại vô cùng da dang và luônthay đôi nên các qui định có thé không bao phủ hết các tình huống xảy ra trên thực tế.Việc kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa pháp luật có thé phát hiện ra van dé này nhưng cáchoạt động đó thường không được tiến hành thường xuyên và không phải lúc nào cũngthực hiện đối với toàn bộ hệ thống pháp luật Vậy nên thi hành pháp luật với tính cách

Trang 23

là các hoạt động thường xuyên, liên tục sẽ có khả năng phát hiện rất hiệu quả các quiđịnh chồng chéo, mâu thuẫn, trái pháp luật hay sự thiếu vắng các qui định cầnthiết.Luật Tố tụng hành chính có qui định trong quá trình giải quyết vụ án hành chínhnếu phát hiện văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án hànhchính có dấu hiện trái pháp luật thì có quyền kiến nghị cơ quan, cá nhân có thẩmquyền xem xét, sửa đôi, bổ sung hoặc bãi bỏ là một sự khẳng định thi hành pháp luật

là kênh chính thức phát hiện những qui định trái pháp luật Một trường hợp khá rõ nét

về sự thiếu qui định cần thiết đã được phát hiện thông qua thi hành pháp luật,đó là, khidịch COVID-19 bùng phát, một số người đã đăng các thông tin sai sự thật liên quanđến tình hình dịch bệnh trên facebook cá nhân Nhận thấy đây là hành vi nguy hiểmcho xã hội vì gây hoang mang trong dân chúng rất cần phải xử lí nhưng Nghị định174/2013/NĐ-CP qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễnthông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện chỉ có 1 điều là Điều 63 qui định viphạm về thông tin trên mạng nhưng đó là vi phạm qui định về giấy phép thiết lập trangthông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội.Điều 64 Nghị định này có qui định một sốhành vi vi phạm như cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước,cung cấp nội dung thông tin sai sự thật nhưng đây lại là hành vi vi phạm qui định vềtrang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp chứ không phải là mạng xãhội Như vậy, Nghị định này chưa qui định về hành vi đăng tin sai sự thật trên mạng xã

hội Sau đó, ngày 03/02/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2020/NĐ-CP qui

định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến

điện, công nghệ thông tin va giao dịch điện tử qui định hành vi nay tại điểm a khoản 1Điều 101: “Vi phạm các qui định về trách nhiệm sử dung dich vụ mạng xã hội: Phattiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đông đối với hành vi lợi dung mang xã hội đểthực hiện một trong các hành vi sau: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin

sai sự thật, xuyên tac, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tô chức, danh dự, nhân

phẩm của cá nhân ”

5 Một số kiến nghị

Trong khoa học pháp lí đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về pháp luật, về thihành pháp luật và đưa ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng pháp luật và bảo đảm thihành pháp luật Bài viết này quan tâm đến việc nâng cao chất lượng pháp luật và bảođảm thi hành pháp luật đặt trong mối quan hệ giữa pháp luật và thi hành pháp luật.Như đã đề cập ở trên, cả pháp luật và thi hành pháp luật đều chịu ảnh hưởng sâusắc bởi ý thức pháp luật, ý thức pháp luật lại chịu ảnh hưởng bởi pháp luật và thi hànhpháp luật Mối quan hệ giữa pháp luật, thi hành pháp luật, ý thức pháp luật thé hiện

Trang 24

trong sơ đồ 1 Vậy nên, để đồng thời nâng cao chất lượng pháp luật và bảo đảm thihành pháp luật thì điều cần thiết chính là xây dựng ý thức pháp luật tốt.

Sơ đồ 1 Mối quan hệ giữa pháp luật, thi hành pháp luật, ý thức pháp luật

Pháp luật €—————> Thi hành pháp luật

Thứ nhất, cần có quan niệm đúng đắn về pháp luật và vai trò của pháp luật Ýthức pháp luật tốt đầu tiên phải thể hiện trong quan niệm đúng đắn về pháp luật và vaitrò của pháp luật đối với đời sống Về phía nhà nước, khi nói pháp luật do nhà nước banhành, thể hiện ý chí của nhà nước đường như đã vô tình coi pháp luật là của nhà nước,

vì nhà nước nên tư duy xây dựng pháp luật vẫn còn coi nhẹ nhu cầu và điều kiện thực tếcủa sự cần thiết phải có qui định và khả năng thực hiện các qui định Những năm gầnđây, có nhiều văn bản hoặc qui định trong văn bản pháp luật được mệnh danh là nhữngqui định “trên trời” không chỉ khó thực hiện mà có trường hợp gây tôn hại cho xã hộimột cách không cần thiết Có những qui định dù không gây bức xúc cho xã hội một cách

rõ rệt, thậm chí có ý kiến đồng tình nhưng vẫn thể hiện tư duy xây dựng pháp luật thiếu

cơ sở lí luận vững chắc Chắng hạn, Luật Xử lí vi phạm hành chính đưa ra nguyên tắc

xử phạt “Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chứcbằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân”"” Về mặt lí luận, mức phạt tiền phụ thuộcvào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi Nếu cùng một hành vi vi phạm thì không

có lí do gì có thé coi tổ chức thực hiện thì nguy hiểm cho xã hội gấp đôi so với cá nhânthực hiện Cũng trong xử phạt vi phạm hành chính, mức tiền phạt đối với các hành vi viphạm hành chính liên tục tăng không phải do tiền trượt giá mà chủ yếu là tư duy phạtnặng để thay đổi nhận thức Tư duy này thể hiện rất rõ trong trường hợp Nghị định100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộmới có hiệu lực thi hành chưa đầy 2 năm, đến năm 2021 đã đặt van dé sửa đổi theohướng tăng mức xử phạt nhiều hành vi lên 4-5 lần Ÿ Hoặc hành vi của thuyền viên,người lái vi phạm nồng độ cồn qui định trong Nghị định 132/2015/NĐ-CP qui định xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa thì chỉ sau 6 năm

mức phat cao nhất của khung tiền phạt đối với hành vi này đã tăng hơn 30 lần taiNghi'“ Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012, sửa đồi, b6 sung năm 2020

'S Lê Phạm, Cần tăng gấp 5 lần tiền xử phat giao thông,

https://vnexpress.net/can-tang-gap-5-lan-tien-xu-phat-giao-thong-4361970.html

Trang 25

định 139/2021/NĐ-CP” Những qui định như thé này có được thực hiện trên thực tếcũng chỉ do người dân không thê không thực hiện, do sợ mà thực hiện chứ không phải

sự tôn trọng pháp luật theo đúng nghĩa Về lâu dài, người dân sẽ chán ghét pháp luật vàtim cách dé lần trốn, chống đối chứ không tự giác thi hành pháp luật Điều nay rất cầnđược lưu ý vì Việt Nam với điều kiện lịch sử đặc thù đã tạo ra truyền thống đặc thù “Đó

là truyền thống coi tục là luật, coi luật pháp của nhà nước là cái đối lập với mình, tìmmọi cách lan tránh hoặc chống doi lại””0 Nêu người dân không thay được giá trị vượt

trội, đích thực của pháp luật thì thói quen coi pháp luật là cái đối lập với mình lại dễ

dàng quay trở lại.Vậy nên cần có quan niệm đúng đắn về pháp luật, vai trò của pháp luật

dé khi xây dựng pháp luật phải hướng đến “Mic độ bên vững, tính bao dung- lan tỏa,pháp luật trở thành những chuẩn mực được người dân tự nguyện, hiển nhiên chấp hành

là các mục tiêu can đạt toi”

Thứ hai, dé cao trách nhiệm của các co quan, cán bộ, công chức tham gia xâydựng pháp luật Y thức pháp luật cũng thể hiện trong trách nhiệm của các cơ quan,cán bộ, công chức đối với chất lượng văn bản pháp luật được ban hành Điều 7 LuậtBan hành văn ban qui phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, b6 sung năm 2020) có quiđịnh các cơ quan trình, soạn thảo, thâm định, thâm tra, ban hành văn bản chịu tráchnhiệm về kết quả công việc của mình, về chất lượng dự thảo, chất lượng văn bản đượcban hành, đồng thời qui định cơ quan, người có thâm quyền chịu trách nhiệm về việc

ban hành văn bản qui phạm pháp luật trái pháp luật Mặc dù có các qui định như vậy

nhưng thực tế có nhiều văn bản ban hành trái pháp luật, không hợp lí nhưng gần nhưkhông có cơ quan, cá nhân nào chịu trách nhiệm về điều đó Thực tế này cũng sẽ làmcho ý thức về trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân tham gia quá trình xây dựng phápluật không đủ cao dé họ luôn cô gắng tạo ra các qui định pháp luật tốt nhất có thé Hơnnữa, khi pháp luật ban hành không đảm bảo chất lượng thì tất yếu sẽ phải thay thế, bãi

bỏ, sửa đôi, bố sung và điều đó lại dẫn đến một hệ lụy khác là ảnh hưởng xấu đến ýthức pháp luật của người dân “Pháp luật ban ra phải được cân nhắc kĩ, không đượcnay sửa, mai đổi Trong trường hop này dân không biết xử trí ra sao, dit thưởng có lớndân cũng không ham, phạt có nặng dân cũng không so”

'' Khoản 1 Điều 17 Nghị định 132/2015/NĐ-CP: Phat tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi

khi đang làm việc trên phương tiện mà có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25

miligam/01 lít khí thở

Điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định 139/2021/NĐ-CP: Phat tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành

vi của thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn

vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/01 lít khí thở

?9 PGS.TS Đào Trí Úc chủ biên, Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, Xí nghiệp in 15, Hà Nội, 1995, tr.119

”GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, Nxb

Trang 26

Thứ ba, bảo đảm áp dụng pháp luật chính xác, nghiêm mình Áp dụng phápluật là hình thức thực hiện pháp luật chỉ của các chủ thể sử dụng quyền lực nhà nước.Đây đơn thuần chỉ là việc cơ quan, cán bộ, công chức cụ thể được sử dụng quyền lựcnhà nước do nhân dân trao cho (một cách trực tiếp hoặc gián tiếp), thay mặt nhân dângiải quyết vụ việc, tình huống nảy sinh trong thực tế, hoàn toàn không phải là đặcquyền dé các cơ quan, cán bộ, công chức đó được phán ai đúng, ai sai, ai được làm gì,

ai không được làm gì Yêu cầu không thé thiếu đối với người áp dụng pháp luật chính

là hiểu biết pháp luật và công bằng, khách quan khi áp dụng pháp luật Áp dụng phápluật cũng chính là hình thức thi hành pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến

ý thức pháp luật của nhân dân “7hông thường người dân hiểu về pháp luật, xây dựngthái độ của mình đối với pháp luật ít khi trực tiếp qua chính văn bản pháp luật màthông qua sự nhìn nhận, đánh giá về hoạt động của cơ quan áp dụng pháp luật”.Thông qua áp dụng pháp luật, người dân thấy được tính chính xác, sự hữu ích củapháp luật, thấy được sự khách quan, công băng của nhà nước thì tự nhiên ý thức pháp

luật của người dânđược nâng lên Trong trường hợp thông qua áp dụng pháp luật

người dân không thay pháp luật là phương tiện hữu hiệu dé bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi

ích chính đáng cho các, cá nhân, người áp dụng không công minh, áp dụng không chính xác thì ý thức pháp luật của họ tự nhiên sẽ suy giảm.

Tom lại, pháp luật trên giây (các qui định do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận),

pháp luật qua hành động (thi hành pháp luật) và pháp luật trong ý niệm (trong ý thức

pháp luật) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau nhưng khôngphải khi nào cũng trùng nhau Để bảo đảm pháp luật thực sự phát huy giá trị điềuchỉnh tích cực đối với đời sống xã hội thì đồng thời phải nâng cao chất lượng văn banpháp luật, bảo đảm thi hành pháp luật trên thực tế và luôn luôn chú trọng xây dựng ý

thức pháp luật cho cả cán bộ, công chức nhà nước và nhân dân./.

3 PGS.TS Đào Trí Úc chủ biên, Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, Xí nghiệp in 15, Hà Nội, 1995,

t.12

Trang 27

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 TS Nguyễn Văn Cương, Một số van đề lí luận về tô chức thi hành pháp luật,

https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2605

2 Anh Minh, Bỏ qui định đổi một USD ở tiệm vàng phat 100 triệu đồng,

https://vnexpress.net/bo-quy-dinh-doi-mot-usd-o-tiem-vang-phat- 100-trieu-dong-4014 976.html#:~:text=C%C3%A 1ch%20%C4%9 1 %C3%A2y%20M%E 1 %BB%99t%20n

%C4%83M%2C%20C%C5%A Ing, th%C3%A2n%20cho%20t%E1%BB%ID%20100

%20USD

3 Ngọc Minh, Nước thai chăn nuôi phải đạt chuẩn “người cũng uống được”,

https://danviet.vn/nuoc-thai-chan-nuoi-phai-dat-chuan-nguoi-cung-uong-duoc-77775 95530.htm

4 Lê Pham, Cần tăng gấp 5 lần tiền xử phat giao thông, https://vnexpress.net/

can-tang-gap-5-lan-tien-xu-phat-giao-thong-4361970.html

5 Trường Dai học Luật Ha Nội, Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp

luật, Nxb Tư pháp

6 GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý phục vụ

sự nghiệp phát trién đất nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2020, tr 211

7 GS.TSKH Đào Trí Uc, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt những giá trị, đặc trưng phô biến va tính đặc thù, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số

lĩnh vực đường thủy nội địa

12 Nghị định 34/2016/NĐ-CP qui định chỉ tiết và biện pháp thi hành Luật Xử lí

Trang 28

TO CHỨC THI HANH PHÁP LUẬT THI HANH ÁN HÌNH SU

DOI VOI NGUOI BI KET AN PHAT TU TRONG NHA NUOC PHAP QUYEN

XA HOI CHU NGHIA VIET NAM HIEN NAY

PGS.TS Đỗ Thị Phượng"Tóm tắt: TỔ chức thi hành pháp luật thi hành án hình sự đối với người bị kết ánphạt tù trong nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa (XHCN) là việc các cơ quan cóthẩm quyên quản lý và thi hành phải có trách nhiệm tuân thủ pháp luật khi thi hành và

tổ chức thi hành bản án phạt tù có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhằm đảm bảo tinhhiệu quả, công minh, đúng pháp luật, bảo vệ quyén con người của người bị kết án phạt

tù Trên thực tế, việc tổ chức thi hành Luật thi hành án hình sự năm 2019 về đối vớingười bị kết án phạt tù còn gặp nhiễu vướng mắc, bất cập, do đó, tác giả đã có nhữngphân tích và đánh giá về thực trạng đó nhằm đưa ra những kiến nghị nhằm nâng caochất lượng trong tổ chức thì hành pháp luật thi hành án hình sự đối với người bị kết

án phạt tù tại các trại giam trên cả nước hiện nay.

Từ khóa: Tổ chức thi hành, Luật thi hành án hình sự năm 2019, người bị két ánphat tù, cơ quan quản lý và thi hành án phạt tù, nhà nước pháp quyền XHCN

1 Khái niệm, đặc điểm của tổ chức thi hành pháp luật thi hành án hình sựđối với người bị kết án phạt tù trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaTheo lý luận chung về nhà nước và pháp luật, thi hành pháp luật là một hình thứcthực hiện pháp luật, trong đó các chủ thê thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng

các hoạt động tích cực “Thi hành pháp luật” chính là hành vi (các hoạt động) của các

chủ thể trong xã hội nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống, biến các yêu câu của phápluật trở thành hành vi thực tế của các chủ thể trong xã hội”

“Tổ chức ” theo Từ điển tiếng Việt có nghĩa là “sắp xép, bồ trí cho thành mộtchỉnh thé, có một cấu tạo, một cau trúc và những chức năng chung nhất định” hoặc

“sắp xếp, bó trí cho thành có trật tự, có nên nếp ”” Như vậy có thê thay “tổ chức thihành pháp luật” chính là sắp xếp công việc thi hành pháp luật theo một trật tự nhất

định hoặc làm cho việc thi hành pháp luật trở nên nên nếp Về ban chất, “tô chức thi

hành pháp luật” chính là một chỉnh thé các hành vi công quyên do cơ quan hành chínhnhà nước thực hiện nhằm bảo đảm cho các yêu cẩu của pháp luật được hiện thực hóa

” Khoa Pháp luật hình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội

' TS Lê Thành Long (chủ biên), Mộ số vấn dé pháp lý và thực tiễn về theo doi thi hành pháp luật (Hà Nội:

NXB Tu pháp, 2011) tr 40.

? <http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/T%E1%BB%95_ch%E1%BB%A9c>

Trang 29

một cách day đủ và tron ven’ Mục đích của tổ chức thi hành pháp luật, có thé thayrang bao dam cho cac yéu cau cua pháp luật được hiện thực hóa, hay nói cach khác,bảo đảm cho các nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật đặt ra cho các cơ quan, tổ chức, cánhân được tuân thủ đầy đủ, bảo đảm cho các quyền mà pháp luật ghi nhận được tổchức, cá nhân hưởng dụng là mục đích quan trọng hang đầu của tô chức thi hành pháp

luật.

Trong Nha nước pháp quyền XHCN Việt Nam, quyền lực nhà nước là thốngnhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thựchiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Các hoạt động lập pháp, hành pháp, tưpháp nói chung và các hoạt động tổ chức, thi hành án hình phạt tù nói riêng phải tuânthủ triệt để hiến pháp, pháp luật, bao đảm quyền con người, quyên và lợi ích hợp phápcủa công dân, của người bị kết án phạt tù Các bản án, quyết định hình sự có hiệu lựcpháp luật của tòa án đều phải được thực thi nghiêm chỉnh, có hiệu quả để vừa bảo đảm

tính đúng đắn, công bằng, nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm cho xã hội trật tự, kỷ

cương; vừa bao đảm quyên, lợi ích chính đáng của các chủ thé trong công tác thi hành

án Tĩnh nhà nước pháp quyên của hoạt động thì hành án hình sự được thể hiện cụ thể

ở việc phải có một hệ thống đây đủ các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt độngthi hành án, các chủ thể trong công tác thi hành án (cơ quan quan ly thi hành án, cơquan thì hành án, cơ quan thực hiện một số nhiệm vụ thi hành án, người bị kết án )phải tuân thủ hiến pháp, pháp luật trong hoạt động thi hành án, đông thời công tácnày phải được kiểm tra, giám sát dé dam bảo thực thi nghiêm chỉnh, hiệu quả các bản

án, quyết định của tòa án, nhằm hướng tới mục đích vì con người, vừa góp phần giáoduc, cải tạo, cảm hóa người chấp hành án, dong thời góp phan ran de, giáo duc,phòng ngừa xã hộ Đối với tô chức thi hành án phạt tù, các hoạt động của các chủ thể

là cơ quan quản lý thi hành án, cơ quan thi hành án càng phải tuân thủ hiến pháp, phápluật bởi các hoạt động này thé hiện rõ tính quyền lực của nhà nước và bản án phạt tùcủa Tòa án có được thực hiện nghiêm minh, có hiệu quả hay không trên thực tế phụthuộc vào các cơ quan có thâm quyền này Như vậy, trong Nhà nước pháp quyềnXHCN, các hoạt động tổ chức thi hành án phạt tù phải thể hiện tinh thần “thong tonpháp luật”, vừa bảo đảm các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phảiđược thi hành kip thời, nghiêm minh, đồng thời phải bảo đảm tính nhân đạo, nhân văn

Nguyễn Văn Cương (2021), Một số vấn đề lý luận về tổ chức thi hành pháp luật,

https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2605, truy cập ngày 11/03/2022?

* Trần Vi Dân (2022), Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hình sự, đáp ứng yêu câu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, http://hdll.vn/vi/nghien-cuu -trao-doi/doi-moi-nang-cao-

Trang 30

hieu-qua-cong-tac-thi-hanh-an-hinh-su-dap-ung-yeu-cau-xay-dung-hoan-thien-nha-nuoc-phap-quyen-xhecn-viet-XHCN trong việc giáo dục, cảm hóa người bị kết án phạt tù để giúp họ trở thànhnhững công dân có ích cho xã hội sau khi chấp hành xong bản án.

Luật Thi hành án hình sự năm 2019 được ban hành trong quá trình hiện thực hoa

mục tiêu “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật dong bộ, thống nhất, khả thi,công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhândân, do nhân dân và vì nhân dan ” với quan điềm chỉ đạo “Thể chế hoá kịp thời, day

du, ding đắn đường lối của Đảng, cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp về xây dựngNhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vìnhân dân; bảo đảm quyén con người, quyên tự do, dân chủ của công dan” mà Nghịquyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về việc chiến lược xâydựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm

2020 (Nghị quyết số 48-NQ/TW) đặt ra Thi hành án hình sự nói chung và thi hành ánphạt tù nói riêng thé hiện rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cánhân trong việc tô chức thi hành bản án phạt tù của Tòa án đã có hiệu lực pháp lực.Như vậy, tô chức thi hành pháp luật thi hành án hình sự là việc thực hiện các tráchnhiệm mà pháp luật thi hành án hình sự đã qui định cho người bị kết án phạt tù và các

cơ quan có thâm quyền nhằm làm cho bản án và các quyết định có hiệu lực của Tòa ánđược thực hiện trên thực tế Trong phạm vi bai viết này chúng tôi cũng chỉ đề cập đếncác hoạt động tô chức thi hành luật thi hành án hình sự năm 2019 đối với người bị kết

án phạt tu tại các trại giam trên cả nước hiện nay.

Như vậy, 76 chức thi hành pháp luật thi hành án hình sự đối với người bị kết ánphat tù trong nhà nước pháp quyền XHCN là việc các cơ quan có thẩm quyền quản lý

và thi hành phải có trách nhiệm tuân thủ pháp luật khi thi hành và tổ chức thi hànhban án phạt tù có hiệu lực pháp luật cua Tòa an nhằm bảo đảm bản án phạt tù đượcdua ra thi hành trên thực tế được công minh, đúng pháp luật và hiệu quả

Đặc điểm của tô chức thi hành pháp luật thi hành án hình sự đối với người bị kết

án phạt tù đó là:

Chủ thé của tổ chức thi hành án phạt tù bao gồm các cơ quan thi hành án và các

cơ quan quản lý thi hành án phạt tù và các cơ quan kiểm tra, giám sát việc thi hành và

tổ chức thi hành án phạt tù

Nội dung của tô chức thi hành hình phạt tù bao gồm các hoạt động của cơ quan

quản lý thi hành án hình sự, co quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án

hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thâm quyền Các hoạt động

đó bao gồm: hoạt động giam giữ, cải tao, giáo dục phạm nhân, phổ biến các qui định

của pháp luật thi hành án hình sự, hoạt động theo dõi, kiểm tra, giám sát việc tô chức

Trang 31

thi hành pháp luật thi hành án phạt tù Bên cạnh đó trong quá trình tô chức thi hành

án phạt tù phải theo dõi việc thi hành án của người chấp hành hình phạt tù và các cơquan thi hành án dé kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của việc thi hành

dé kiến nghị với các cơ quan có thâm quyền sửa đổi, bổ sung các qui định của phápluật Mặt khác dé tô chức thi hành án phạt tù có hiệu quả thì cần chú trọng đến việcxây dựng lực lượng quản lý và cơ sở giam giữ đảm bảo chất lượng

Từ những đặc điểm, chủ thể và nội dung của tổ chức thi hành pháp luật thi hành

án hình sự đối với người bị kết án phạt tù như trên, chúng tôi tập trung vào đánh giáthực trạng tổ chức thi hành pháp luật thi hành án hình sự đối với người bị kết án phạt

tù đang bị giam giữ tại các trại giam theo Luật THAHS năm 2019 và có những kiếnnghị dé hoàn thiện những vướng mắc, bat cập này

2 Thực trạng hoạt động tổ chức thi hành pháp luật thi hành án hình sự đốivới người bị kết án phạt tù

2.1 Thực trạng hoạt động của các cơ quan thi hành an hình sự

Thứ nhất, về thực hiện chế độ giam giữ trong các trại giam

Điều 30 Luật THAHS năm 2019 đã có qui định cụ thể về chế độ giam giữ đối vớiphạm nhân và các qui định khác về chế độ học tập, học nghề (Điều 31), chế độ laođộng, tổ chức lao động cho phạm nhân, sử dụng kết quả lao động của phạm nhân(Điều 32, 33) nham đảm bảo việc giam giữ va thực hiện các chế độ trên cho phạmnhân phải theo đúng qui định của pháp luật Các phạm nhân khi chấp hành án tại cáctrại giam cũng có nghĩa vụ phải chấp hành các qui định của Luật THAHS năm 2019 vềgiam giữ, lao động, học tập, vừa là thực hiện các quyền của mình được pháp luật chophép, vừa là thực hiện các nghĩa vụ về chấp hành bản án có hiệu lực của Tòa án Theobáo cáo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, tính đến ngày 30/9/2020, Việt Nam có 150.387người bị kết án tù (trong đó có 150.036 người thuộc trách nhiệm thi hành án của BộCông an, 351 người thuộc trách nhiệm thi hành án của Bộ Quốc phòng), tăng 5.887người so với năm 2019 Trong đó số những người bị kết án tù có 132.601 phạm nhân(nam: 117.670; nữ: 14.931) đang phải chấp hành án tại các trại giam, tăng 5.185 phạmnhân so với năm 2019

Nhìn chung việc chấp hành án phạt tù được thực hiện theo đúng quy định, bảođảm an toàn, không dé tình trạng tồn đọng nhiều người bị phat tù ở các trại tạm giam,mặc dù phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội phòng, chống dịch bệnh Covid-

19 tại tât cả các trại giam trên cả nước, phạm nhân đên trại giam châp hành án đêu

Ÿ Hồ Hương (2021), Kết quả thi hành án phạt tù trong công tác thi hành án hình sự

https://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx? UrlListProcess=/content/tintuc/Li

Trang 32

được phân loại và quản lý giam giữ theo đúng quy định của Luật thi hành án hình sự

năm 2019 Những phạm nhân là nữ, phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân làngười nước ngoài, phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, phạm nhân có con dưới

36 tháng tuổi ở cùng mẹ được tô chức giam giữ riêng ở các phân trại Số phạm nhânloại đặc biệt nguy hiểm, thường xuyên vi phạm nội quy đều lập hồ sơ đưa vào giamriêng để quản lý nghiêm ngặt, chặt chẽ Để bảo đảm an ninh, an toàn các cơ sở giam

giữ trong mọi tình huống, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh xử ly các hành vi

phạm pháp luật của phạm nhân, Bộ Công an đã chỉ đạo các trại giam, trại tạm giam,

nhà tạm giữ tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, thực hiện đúng chế độ giam giữ cácloại đối tượng theo quy định Tăng cường công tác nắm tình hình, kiểm tra, lục soátđịnh kỳ, đột xuất nơi giam giữ và thực hiện nghiêm các quy định về tuần tra, canh gác,dẫn giải phạm nhân Trang bị, lắp đặt bố sung các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ,kiểm soát an ninh, chế áp thông tin di động, máy soi hàng quà cho các trại giam Năm

2020, an ninh, an toàn các cơ sở giam giữ được bao dam, không xảy ra vụ, việc phạm

nhân chống đối tập thé, gây rồi, tan công cán bộ, khống chế phạm nhân khác đòi yêusách” năm 2020 các trại giam thuộc Bộ Công an đã quyết định khen thưởng 20.905lượt phạm nhân; đồng thời xử lý nghiêm các phạm nhân có hành vi vi phạm Nội quy

cơ sở giam giữ, đã kỷ luật: 2.856 lượt phạm nhân, chiếm tỷ lệ 2,16% so với tổng số

phạm nhân hiện đang quản lý, giảm 575 lượt phạm nhân (16,76%) so với năm 2019.

Kết quả xếp loại chấp hành án phạt tù của phạm nhân năm 2020 ở các trại giam thuộc

Bộ Công an: có 19.858 phạm nhân xếp loại tốt chiếm 15% (tăng 2,39%); 96.544 phạmnhân xếp loại khá chiếm 72,92% (tăng 10,63%); 13.539 phạm nhân xếp loại trung bìnhchiếm 10,22% (tăng 8,78%); 2.449 phạm nhân xếp loại kém chiếm 1,86% (giảm14,31%)”

Tuy nhiên, chế độ giam giữ phạm nhân hiện nay vẫn còn nhiều bất cập Một bấtcập lớn nhất đó là tình trạng giam giữ quá tải phạm nhân ở các trại giam hiện nay Quiđịnh về qui mô giam giữ phạm nhân, Liên Hợp quốc đã đề cập đến trong “Các qui tắctiêu chuẩn tối thiêu về đối xử với tù nhân” như sau: “Số ti nhân trong các nhà tù kinkhông được nhiễu đến mức làm cản trở việc cá nhân hóa sự đối xử với tù nhân Một sốquốc gia đã tính toán là số tù nhân trong những nhà tù như vậy không vượt quá 500người Mặt khác, cũng không nên duy trì những nhà tù quá nhỏ đến mức không được

° Hồ Hương (2021), Kết quả thi hành án phạt tù trong công tác thi hành án hình sự

https://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/content/tintuc/Li

sts/News&ItemID=52971, Truy cập ngày 05/04/2022.

7 Hồ Hương (2021), Kết quả thi hành án phạt tù trong công tác thi hành án hình sự

https://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx? UrlListProcess=/content/tintuc/Li

sts/News&ItemID=52971, Truy cập ngày 05/04/2022.

Trang 33

cung cấp đủ cơ sở vật chất” (điềm c và điểm d Qui chế 63)” Như vậy, với các số liệuthong kê trên cho thấy, các trại giam của Việt Nam hiện nay đang vượt quá số lượngphạm nhân bị giam giữ, vi phạm qui định của Luật THAHS năm 2019 Vấn đề này dẫnđến tinh trạng quá tải tram trọng trong các trại giam của Việt Nam hiện nay “Có traigiam có số lượng phạm nhân vượt gấp 02 lan quy mô giam giữ, diện tích chỗ nam củaphạm nhân bình quân chỉ đạt 1,8m2/1 phạm nhân.”” Hiện nay còn một số trại giam ởViệt Nam vẫn phải sử dụng nhà cấp 4 để cho phạm nhân ở, nhiều công trình phục vụgiam giữ phạm nhân như nhà bếp, nhà ăn, phòng học tập, thư viện, bệnh xá chưa đượcđầu tư xây dựng cơ bản, phương tiện kỹ thuật phục vụ quản lý, giam giữ, phòng,chống cháy nỗ, chống bạo loạn chưa được trang bị đầy đủ Các hạng mục công trình

chính như nhà giam, nhà ở, nhà ăn, vệ sinh ngoài trời, nhà bệnh xá, nhà học tập trung,

nhà kỷ luật còn thiếu so với quy mô giam giữ Nhiều công trình phụ trợ phục vụ choviệc thực hiện chế độ, chính sách giáo dục, cải tạo phạm nhân chưa được đầu tư xâydựng hoặc đầu tư đồng bộ như nhà giam riêng, phòng học xóa mù chữ, sân đường nộibộ'” Sự quá tải về nơi ở như vậy dẫn đến van đề vệ sinh, môi trường sống, phòng bệnhtruyền nhiễm không thực sự được đảm bảo Đồng thời cũng nảy sinh các vấn đề phứctạp về an toàn, trật tự trại giam, gây khó khăn cho công tác tổ chức quản lý, giáo dục, cải

tạo phạm nhân.

Thứ hai, về các hoạt động thực hiện chế độ giáo duc, cải tạo, lao động của phạm nhânKhoản 2 Điều 31 Luật THAHS năm 2019 qui định: “Căn cứ yêu cẩu quản lÿ,giáo dục cải tạo phạm nhân và thời hạn chấp hành án, trại giam, trại tạm giam tổchức dạy học cho phạm nhân; căn cứ điều kiện thực tế, cơ quan thì hành án hình sựCông an cấp huyện tổ chức đạy học cho phạm nhân ” Trên thực tế, tại tất cả các cơ sởgiam giữ phạm nhân, về cơ bản đã thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về dạyvăn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, phé biến thông tin thời sự, chính sáchcho phạm nhân; thường xuyên phát động các phong trào thi đua, tổ chức các hoạt độngvăn hóa, văn nghệ, thể dục, thé thao, vui chơi, giải trí cho phạm nhân

Chỉ tính riêng các trại giam thuộc Bộ Công an, đã tổ chức 3.097 lớp giáo dục

pháp luật, nội quy cơ sở giam giữ cho 900.560 lượt phạm nhân; 83 lớp dạy văn hóa

xóa mù chữ cho 2.101 lượt phạm nhân (đã cấp chứng chỉ 612 phạm nhân); 1.118 lớpgiáo dục công dân cho 29.111 phạm nhân mới đến chấp hành án, 694 lớp cho 66.026lượt phạm nhân đang chấp hành án và 668 lớp cho 27.847 lượt phạm nhân sắp chấphành xong án phạt tù, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng; 439 lớp truyền thông phòng,

5 Liên Hợp Quốc (1955) Các qui tắc tiêu chuẩn toi thiểu về đối xử với tù nhân.

” Bộ Công an (2018, 2020) Báo cáo Tông kết công tác trại giam, cơ sở giáo duc bắt buộc, trường giáo dưỡng

BO Công an (2018) Báo cáo Tong két công tác trại giam, cơ sở giáo duc bat buộc, trường giáo dưỡng

Trang 34

chống tác hại của ma túy và phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS cho 142.488 lượtphạm nhân Các trại giam, trại tạm giam đã phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Dulịch, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Liên hiệp thanh niên các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương tô chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thé dục, thé thao cho phamnhân; triển khai chương trình giáo dục phạm nhân nữ, giáo dục phạm nhân là ngườidưới 18 tuổi và trong độ tuổi thanh niên '"

Tuy nhiên, thực tế tại các trại giam cho thấy, việc học tập của phạm nhân, đặc

biệt là phạm nhân dưới 18 tuổi chưa được nâng cao về chất lượng Trong Luật Thịhành án hình sự năm 2019 mới chỉ quy định về bắt buộc giáo dục tiểu học và phé cậpgiáo dục trung học cơ sở, học nghề đối với người chưa thành niên Việc người dưới 18tuổi tham gia học trung học phổ thông tại các cơ sở giáo dục ngoài trại giam chưađược tính đến'” Trên thực tế, số lượng phạm nhân từ 16-18 tuổi là độ tuôi đang họcphổ thông trung học có nhu cầu tiếp tục hoàn thành chương trình trung học phô thôngcòn dang dở trước khi vào trại giam để không bị gián đoạn việc học tập và phục vụ

cho việc học nghé, học đại hoc sau khi được tai hòa nhập cộng đồng là rất lớn Bên

cạnh đó, công tác giáo dục phạm nhân mới chủ yếu chỉ thực hiện được ở việc phổ

biến quy ché, giáo dục chung, chưa thực hiện được việc giáo dục riêng, giáo duc cá

biệt; việc tổ chức dạy nghề đề tái hoà nhập cộng đồng, xoá mù chữ cho phạm nhân cònhạn chế, có trại chưa tổ chức thực hiện (vi phạm Luật THAHS; TT liên tịch số02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGD&ĐT ngày 06/2/2012 và Hướng dẫn số9191/C81-C84 ngày 21/10/2011 của Tổng cục VII-BCA) °

Về thực hiện chế độ lao động đối với phạm nhân: Có thê thấy, theo qui định củaLuật THAHS năm 2019 thì lao động của người bị kết án phạt tù và đang chấp hành ánkhông mang tính khổ sai, ép buộc Phạm nhân được bố trí chế độ lao động phù hợp với

độ tuổi, giới tính, sức khỏe và khả năng lao động, yêu cầu quan lý giáo duc và hòa

nhập cộng đồng Bên cạnh đó, họ cũng được bảo đảm các điều kiện làm việc như sự an

toàn, công bằng trong công việc Tuy nhiên, do kinh phí hạn chế, thiếu giáo viên dạynghề có trình độ và tình hình kinh tế suy giảm, nhiều doanh nghiệp tạm dừng liên kếtlao động với các trại giam nên công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề cho phạm nhângặp nhiều khó khăn

2.2 Thực trạng hoạt động của cơ quan tô chức thi hành án hình sự

° Hồ Hương (2021), Kết quả thi hành án phạt tù trong công tác thi hành án hình sự

https://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx? UrlListProcess=/content/tintuc/Li sts/News&ItemID=52971, Truy cập ngày 05/04/2022.

'? Trần Thi Thu Hiền: Những qui định mới đối với phạm nhân dưới 18 tuổi trong Luật thi hành án hình sự năm

2019 và một số kiến nghị, Tạp chí Luật học số 11 (246), tháng 11/2020, tr.39.

8 Trần Quốc Tỏ (2017), Mộ: số bat cập về quản lý giam giữ tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ và giải pháp

khắc phục, _ nha-tam-giu-va-giai-phap-khac-phuc.html, truy cập ngày 06/04/2022.

Trang 35

http://congan.travinh.gov.vn/ch26/242-Mot-so-bat-cap-ve-quan-ly-giam-giu-tai-cac-trai-tam-giam-Một là, về hoạt động phổ biến các qui định của pháp luật thi hành án hình sự vàcác văn bản pháp luật khác liên quan đến người chấp hành hình phạt tù

Các trại giam, trại tạm giam trong quân đội đã xây dựng kế hoạch số 40/THAHSngày 25/10/2019 về tổ chức giáo dục pháp luật, giáo dục công dân cho phạm nhânnăm 2020 và biên soạn 08 bài giáo dục pháp luật, giáo dục công dân (02 bài/quý) đểcác trại tổ chức cho phạm nhân học tập, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, đạo đứccông dân cho phạm nhân Chỉ đạo các trại phải tô chức cho 100% phạm nhân được học

tập chính trị, pháp luật Thông qua học tập chính trị, pháp luật phạm nhân đã có

chuyền biến tích cực, ăn năn, hối cải về hành vi phạm tội đã gây ra, tin tưởng vào sựquản lý, giáo dục của trại và chính sách khoan hong nhân dao của Nha nước, từ đó antâm phần đấu cải tạo tiễn bộ Ty lệ phạm nhân xếp loại cải tạo tốt đạt trên 38%; khátrên 54,7%; số phạm nhân vi phạm nội quy trại giam xếp loại cải tạo trung bình vàkém 7,3%” Các trại giam đã phối hợp Sở Tư pháp, Hội Luật gia tổ chức các hoạtđộng tuyên truyền, phô biến, tư vấn, giáo dục pháp luật cho phạm nhân Các hoạtđộng phối hợp đã đáp ứng được một phần nhu cầu tỉnh thần, văn hoá, thông tin cho

phạm nhân, có tác dụng tích cực trong giáo dục cải tạo phạm nhân Bên cạnh đó, các

trại giam đã tổ chức Hội nghị gia đình phạm nhân nhằm tăng cường sự phối hợp vớithân nhân phạm nhân theo quy định của Luật Thi hành án hình sự dé động viên, giáodục, giúp phạm nhân yên tâm học tập, cải tạo tiến bộ Tuy nhiên, hệ thong các văn bảnpháp luật và các quy phạm pháp luật quy định về những van dé có liên quan đến việcquản lý giam giữ và giáo duc, cải tạo phạm nhân nhiều điểm bị chong chéo, không cònphù hợp với thực tiễn hoặc tuy có phù hợp nhưng tính thực tiễn không cao, nhất là vềnhững van dé có liên quan đến chế độ, chính sách và quy định quản lý”

Hai là, về hoạt động kiểm sát, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi hành pháp luậtthi hành án phạt tù và việc thi hành án của người chấp hành hình phạt tù và các cơ

quan thi hành án

Viện kiểm sát tổ chức kiểm sát định kỳ và đột xuất việc tuân theo pháp luật trongviệc thi hành án hình sự của Công an các cấp Công tác kiểm sát do Viện kiểm sát tiếnhành đã phát hiện, đề nghị và xử lý được nhiều trường hợp vi phạm, bảo đảm quyềncon người của người bị kết án phạt tù như bảo đảm cho người bị kết án phạt tù đượchoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù khi có đủ điều kiện; phát hiện và xử lý các

'* Hồ Hương (2021), Kết quả thi hành án phạt tù trong công tác thi hành án hình sự

https://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx? UrlListProcess=/content/tintuc/Li

sts/News&ItemID=52971, Truy cập ngày 05/04/2022.

* Trần Quốc Tỏ (2017), Mét số bắt cập về quản lý giam giữ tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ và giải pháp

khắc phục, _

Trang 36

http://congan.travinh.gov.vn/ch26/242-Mot-so-bat-cap-ve-quan-ly-giam-giu-tai-cac-trai-tam-giam-trường hợp chấp hành án phạt tù không có căn cứ, vi phạm quyền tự do; đề nghị miễnchấp hành hình phạt

Qua các đợt thanh tra, kiểm tra đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêmcác nhiều trường hợp vi phạm tiêu chuẩn ăn, mặc, ở, nhận quà, chữa bệnh, giảm án, sửdụng kết qua lao động của phạm nhân; Kiến nghị các cấp có thâm quyền sửa đổi, bổsung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự nhằm từngbước hoàn thiện hệ thống chế độ, chính sách, pháp luật về thi hành án hình sự; Việctiếp nhận, phân loại, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo đúng thâm quyên, trình

tự, thủ tục, thời gian quy định trong Luật khiếu nại, tố cáo và Luật thi hành án hình sự

Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị có đơn thư khiếu nại, tố cáo nếu sau khi xác minhviệc khiếu nại, t6 cáo là đúng thì phải tổ chức kiểm điểm và xử lý kỷ luật nghiêm túctheo đúng quy định” Công tác thanh tra chuyên ngành tập trung vào từng nội dungtrong quá trình thi hành án phạt tù, đặc biệt tại các trại giam sẽ giải quyết được nhữngvan dé: thứ nhất, bảo đảm các chủ thé tham gia vào quá trình thực thi tuân thủ các quyđịnh của pháp luật và văn bản hướng dẫn; thứ hai, phát hiện kịp thời các vi phạm dé

xử lý nhanh chóng; thứ ba, đưa ra được giải pháp phù hợp để bảo đảm hạn chế vi

phạm!

Thông qua hoạt động giám sát bằng các hình thức luật định, Uỷ ban tư pháp củaquốc hội đã đưa ra được những đánh giá khách quan đồng thời có những kiến nghị phùhợp dé bảo đảm hiệu lực thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà ánnhằm đảm bảo các cơ sở giam giữ không để xảy ra vụ việc phạm nhân gây rối; sốngười trốn thi hành án phạt tù, sé vu pham nhan trốn, số phạm nhân phạm tội mới

trong trại giam giảm; việc chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh cho phạm nhân đã được tăng

cường; chất lượng công tác giáo dục phạm nhân tiếp tục được nâng lên, việc dạy văn

hóa, dạy nghề cho phạm nhân tiếp tục được quan tâm, số phạm nhân được xếp loại cảitạo tốt, khá tăng so với cùng kỳ năm trước;

Ba là, về hoạt động xây dựng lực lượng quản lý và thi hành án phạt tù

Luật THAHS năm 2019 qui định rất cụ thé về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

của các cơ quan quản lý va thi hành án phạt tù Việt Nam đã chú trọng trong việc dao

tạo, xây dựng lực lượng quản lý và thi hành án phạt tùy, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất

= Nguyễn Hai Ninh, Bảo đảm quyền con người của người bị kết án phạt tù thông qua công tác kiểm sát, thanh tra, giám sát thông qua công tác thi hành án phạt tù, chuyên đề của đề tài: Báo đảm quyển con người của người

bị kết án phạt tù, Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Đỗ Thị Phượng, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2018,

tr.207.

' Nguyễn Hải Ninh, Bảo đảm quyền con người của người bị kết án phạt tù thông qua công tác kiểm sát, thanh

tra, giám sát thông qua công tác thi hành an phat tù, chuyên dé của đề tài: Báo đảm quyên con người của người

bị kết án phat tù, Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Đỗ Thi Phượng, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2018, tr.208.

Trang 37

cập Số lượng cán bộ quản giáo tại các trại giam trên cả nước còn thiếu dẫn đến tìnhtrạng một cán bộ phải chịu trách nhiệm quản lý nhiều phạm nhân Điều này làm ảnhhưởng đến chất lượng của công tác giáo dục, cải tạo và quản lý phạm nhân Số cán bộquản giáo biết ngoại ngữ cũng còn hạn chế dẫn đến khó khăn trong việc giao tiếp,giám sát, giáo dục phạm nhân là người nước ngoài, trong khi hiện nay số lượng phạm

nhân là người nước ngoài tại các trại giam ở Việt Nam ngày càng gia tăng Bên cạnh

đó, cơ chế xử lý vi phạm đối với cán bộ quản giáo trong khi làm nhiệm vụ chưa có dẫnđến việc xử lý trên thực tế còn tùy nghi và chưa thực sự bảo đảm tinh ran đe Đội ñgữcán bộ, chiến sỹ nhiều điểm thiếu và yếu, nhất là việc biên chế thiếu, trình độ chuyênmôn nghiệp vụ ít được nâng cao, phân công cán bộ trái ngành, trái nghề không pháthuy được hiệu quả như mong muốn không phải là ít; tình trạng như mắt vũ khí quândụng và công cụ hỗ trợ khi canh gác, giúp sức cho can phạm nhân mua bản, vậnchuyển và sử dụng vật cắm, vi phạm quy trình công tác trong thực thi công vụ vẫn diễn

ra Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác tuy đã đượcquan tâm dau tư nhưng chưa dong bộ và còn nhiêu điểm, nhiều hạng mục còn thiếu vàbắt cập; công tác y tế chưa được triển khai day ẩú'Ÿ Việc quản lý công tác thi hành án

là hết sức quan trọng nhưng pháp luật chưa có những quy định nhằm bảo đảm công tácnày được thực hiện một cách chặt chẽ trên thực tiễn, trong quá trình làm công tác kiểmtra, quản lý có nơi còn chưa thống nhất, sự phối hợp giữa các cơ quan có lúc có nơichưa thực sự hiệu quả Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với phạm nhân ở một

SỐ trại giam chưa thực sự chặt chẽ, vẫn còn trại giam có tình trạng phạm nhân sử dụngđiện thoại di động truy cập và truy cập được internet, thậm chí van còn tình trạng

phạm nhân sử dụng ma túy trong trại giam Bên cạnh đó chưa thực hiện đúng quy

định về mỗi đội phạm nhân phải có ít nhất 02 Cảnh sát bảo vệ, nhiều trại chỉ bó trí có

01 quản giáo (vi phạm Thông tư số 68/201 1/TT-BCA) ”

3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tổ chức thi hành án phạt tùđáp ứng yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay

3.1 Hoàn thiện Luật thi hành án hình sự năm 2019 và các văn bản pháp luật liên quan

Thứ nhất, Khoản 1 Điều 31 Luật THAHS năm 2019 qui định: “ Pham nhânđược bố trí 01 ngày trong tuần để học tập, học nghề, trừ ngày chủ nhật, lễ, tết theo

quy định của pháp luật” Như trên đã phân tích, một trong những trách nhiệm của các

*® Trần Quốc Tỏ (2017), Một số bắt cập về quản lý giam giữ tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ và giải pháp khắc phục, http://congan.travinh.gov.vn/ch26/242-Mot-so-bat-cap-ve-quan-ly-giam-giu-tai-cac-trai-tam-giam-

nha-tam-giu-va-giai-phap-khac-phuc.html, truy cập ngày 06/04/2022.

' Trần Quốc Tỏ (2017), Mộ số bắt cập về quản lý giam giữ tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ và giải pháp

khắc phục, _

Trang 38

http://congan.travinh.gov.vn/ch26/242-Mot-so-bat-cap-ve-quan-ly-giam-giu-tai-cac-trai-tam-giam-trại giam là cần phải đảm bảo các quyền của phạm nhân được thực hiện trên thực tếtrong đó có quyền được học tập, học nghề của phạm nhân Tuy nhiên, dé việc học tậpđược liền mạch, khối lượng kiến thức cung cấp vừa đủ, thời gian học tập hợp lý, đảmbảo việc hấp thụ kiến thức của học viên, chúng tôi kiến nghị nên điều chỉnh lại thờigian học tập Thời gian học tập một tuần 2 buổi là phù hợp với người bị kết án phạt tù.

Do đó, Điều 31 nên được sửa đổi như sau “J Thời gian học tập mỗi tuần 02 buổi,mỗi buổi 03 giờ và được nghỉ ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật ” Bêncạnh đó, các trại giam cũng cần nhanh chóng bô sung, cập nhật các chương trình, nộidung giáo dục, dạy nghề cho phù hợp với tình hình mới, điều kiện kinh tế mới của đấtnước; triển khai có hiệu quả chương trình tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp

hành xong án phạt tù.

Thứ hai, đối với việc tô chức học nghề cho phạm nhân, việc dạy nghề cho phạmnhân thường được tổ chức tại Trại giam, là những nơi cách xa khu dân cư, giao thông

đi lại khó khăn nên chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh,

cơ sở dạy nghề tham gia vào công tác này Trong khi đó, việc số trại giam liên kết vớicác doanh nghiệp có trụ sở trên địa bàn của trại để dạy nghề cho phạm nhân là rất thiếtthực Điều này không những tạo cơ hội cho phạm nhân được lao động tại doanhnghiệp đó khi mãn hạn tù và còn khiến cho việc dạy nghề đáp ứng đúng nhu cầu của

xã hội Các phạm nhân khi mãn hạn tù có tay nghề và kiếm được những đồng tiềnlương thiện do chính bàn tay, khối óc của mình làm ra sẽ hạn chế tối đa nguy cơ quaylại con đường phạm tội cũ Đồng thời khi có việc làm ổn định, việc tái hòa nhập cộngđồng của họ cũng trở nên dé dang hơn Do đó theo ý kiến chúng tôi Khoản 3 Điều 31Luật THAHS năm 2019 nên bé sung quy định cho phép các trại giam được phối hợpvới các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở dạy nghề để phạm nhân cóthể lao động, học nghề ngay tại cơ sở đó dưới sự giám sát của cán bộ trại giam.Thứ ba, Nhà nước cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thi hành một sốquyền cụ thé của phạm nhân dé bảo đảm thuận lợi cho công tác tổ chức thi hành ánphạt tù như: cách thức, thủ tục và quyền lợi cụ thể khi tham gia bảo hiểm xã hội tựnguyện hay việc tham gia ký kết các hợp đồng dân sự trong quá trình đang bị giamgiữ, hay người đại diện của phạm nhân trong qui định tại Điều 27 là ai? có đồng nhất

với tư cách người đại diện theo pháp luật hay không? Ví dụ: hiện nay pháp luật qui

định “người đại diện theo pháp luật” chỉ trong một số trường hợp như sau: Đối vớicon chưa thành niên (dưới 18 tuổi) thì cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật; Đốivới người được giám hộ thì người giám hộ là người đại diện theo pháp luật; Đối vớingười bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người được Toà án chỉ định là người đạidiện theo pháp luật; Đối với hộ gia đình thì chủ hộ là người đại diện theo pháp luật.Như vậy nếu phạm nhân không thuộc những đối tượng trên thì có được quyền có

Trang 39

người đại diện theo pháp luật để thực hiện giao kết hợp đồng dân sự hay không? Điềunày cho thay cần có những hướng dan cụ thé để việc áp dụng pháp luật được thuận lợi

và rõ ràng hơn.

3.2 Các kiến nghị khác nhằm nâng cao chất lượng tổ chức thi hành án hình

sự đối với người bị kết án phạt tù

Thứ nhất, về cơ câu tô chức của cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan quản lý thi

hành án phạt tù Đây là hai cơ quan có trách nhiệm bảo đảm thực thi và quản lý công

tác thi hành án, việc hoàn thiện bộ máy quản lý của hai cơ quan này sẽ góp phần nângcao hiệu quả công tác thi hành án, bảo đảm quyền con người của người bị kết án phạt

tù Dé thống nhất về mặt tô chức phải sớm xây dựng được bộ máy quản lý và tô chứcTHAHS theo hướng chuyên trách, thống nhất về một đầu mối dé xây dựng được chiếnlược quy hoạch, dao tạo, sử dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụtheo hướng chuyên nghiệp hóa, có chế độ, chính sách hợp lý cho cán bộ công tác trong

cơ quan quan ly và thi hành án phạt tù”” Dé công tác t6 chức và quản lý các cơ quanthi hành án phạt tù có chất lượng đòi hỏi phải bảo đảm nhiệm vụ quyền han của các cơquan là phải độc lập, rõ ràng, tránh chồng chéo hoặc có nội dung bị bỏ ngỏ, không có

cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý Do đó, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựngđược bộ mày và tổ chức THAHS chuyên trách

Thứ hai, về nguồn nhân lực trong công tác thi hành án phạt tù Cán bộ làm côngtác thi hành án phạt tù, nhất là những người trực tiếp quản lý, tiếp xúc với phạm nhânhàng ngày đòi hỏi phải có chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp dé tránh xảy ra saiphạm trong công tác thi hành án Muốn vậy, cần tăng cường công tác giáo dục chínhtrị tư tưởng; công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phápluật cho cán bộ chiến sỹ quản giáo Bên cạnh đó cần bổ sung nguồn biên chế cán bộ,chiến sỹ cho các trại giam, đảm bảo đủ số lượng phục vụ yêu cầu công tác Các cán

bộ, chiến sy cũng cần được phân công đúng chuyên ngành được đảo tạo

Thứ ba, cần tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có thâm quyền

và các cơ quan ngoài ngành trong quản lý giam giữ và giáo dục, cải tạo phạm nhân.

Các cơ quan quản lý thi hành án cần có những đánh giá và b6 sung các quy chế phốihợp đã ban hành sao cho sát thực, hiệu quả; nội dung của quy chế theo hướng: Phốihợp trao đổi thông tin; kiểm tra, giám sát các nội dung theo quy định của pháp luật;trách nhiệm của mỗi bên khi không thực hiện đúng các quy định pháp luật, cũng như

các nội quy, quy chê đã cam kết Bên cạnh đó cũng cân tăng cường công tác kiêm sát,

? Nguyễn Văn Nam (2011), THAPT có thời hạn và những giải pháp nâng cao hiệu quả, Tạp chi Dân chủ và

Trang 40

thanh tra, giám sát các hoạt động thi hành án phạt tù được đảm bảo theo đúng các qui định của pháp luật.

Thứ tư, các trại giam can nhanh chóng thực hiện qui định về tha tù trước thời hạn

có diéu kiện dé giảm số lượng phạm nhân nói chung và phạm nhân nữ nói riêng dang bịgiam giữ quá tải trong các trại giam Bên cạnh đó, Việt Nam can nghiên cứu, tập trungnguon lực dé nâng cấp, sửa chữa các trại giam và nghiên cứu chuyển đổi một số trại

giam thành trại giam riêng giành cho phạm nhân nữ.

Hiện nay việc thực hiện qui định về tha tù trước thời hạn có điều kiện mới đượcthực hiện ở một số trại giam trên cả nước Số lượng người được tha tù trước thời hạncòn khá ít so với điều kiện được thi hành Vì vậy, các trại giam trên cả nước cần đâymạnh hoạt động tha tù trước thời hạn có điều kiện hơn nữa Muốn vậy, Việt Nam cầnnhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc trong công tác tha tù trước thời hạn có điều kiện

để đảm bảo thuận lợi hơn cho hoạt động này Các cơ quan có thẩm quyền cần cónhững hướng dẫn cụ thể về qui định tha tù trước thời hạn có điều kiện trong Bộ luậthình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và Luật thi hành án hình sự để việc thực hiện biệnpháp này được nhanh chóng và hiệu quả Bộ Công an cũng cần có hướng dẫn cụ thểnhư thế nào là người được tha tù trước thời hạn có điều kiện “bdo đảm không ảnhhưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội” và giao cụ thê cho cấp xã, phường xácminh nội dung này Bên cạnh đó, các trại giam cũng cần phối hợp với các địa phương

dé có những biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo hiệu quả việc tái hòa nhập cộng đồngđối với người tha tù trước thời hạn có điều kiện Chỉ khi có các hướng dẫn cụ thể,tháo gỡ những vướng mắc trong các điều kiện, nội dung áp dụng thì việc thực hiệnbiện pháp này mới có thé nhanh chóng và hiệu quả trên thực tế và từ đó mới có thégiảm tải được số lượng phạm nhân nói chung và phạm nhân nữ nói riêng trong các trại

giam hiện nay.

Từ thực trạng và những hạn chế đã nêu ở trên có thể nhận thấy điều kiện cơ sởvật chất ở các trại giam vẫn chưa đáp ứng được hết đòi hỏi của thực tiễn, nhiều trạigiam không đáp ứng được yêu cầu về diện tích sinh hoạt cho phạm nhân Do đó, việc

bổ sung, hoàn thiện cơ sở vật chất cho các trại giam là một trong những đòi hỏi cấpbách Nhà nước cần có sự dau tư hợp lý dé bảo đảm các trại giam được trang bị đầy đủ

đầy đủ các điều kiện phục vụ sinh hoạt cũng như lao động, học tập, học nghề Đối với

các phân trại giam giữ đối tượng đặc biệt như người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai cần

có sự ưu tiên về cơ sở vật chất để họ có điều kiện sinh hoạt, cải tạo tốt Các trại giamcũng cần chú trọng việc cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây mới thêm các xưởng học nghề,thực hành nghề dé bảo đảm người bị kết án sau khi chấp hành án xong có thé tự kiếm

việc làm, có cơ hội hoàn lương, phòng ngừa tái phạm.

Ngày đăng: 25/11/2024, 20:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN