Thấy được sự hủy diệt do một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra đối với toànthể nhân loại và sự cần thiết tất yếu có thể tập trung mọi cố gắng để ngăn ngừahiểm họa của một cuộc chiế
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA VĂN HÓA VÀ DU LỊCH
Người hướng dẫn: PGS TS Hoàng Quốc
Người thực hiện: Dương Phương Trinh
Mã số sinh viên: 3121540150
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC.
I MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
II NỘI DUNG 4
1 Khái quát Liên hợp quốc và Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân 71/258 của Liên hợp quốc 4
1.1 Liên hợp quốc 4
1.2 Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) 71/258 của Liên hợp quốc 5
2 Sơ lược và nội dung của Hiệp định cấm vũ khí nhân 5
2.1 Sơ lược về Hiệp ước 5
2.2 Nội dung Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân 6
3 Mục đích, giá trị và ý nghĩa của Hiệp ước 8
3.1 Mục đích của Hiệp ước 8
3.2 Giá trị của Hiệp định 8
3.3 Ý nghĩa của Hiệp ước 9
3.4 Hướng giải quyết đối với các nước không chịu ký Hiệp ước 10
3.5 Tiểu kết 10
III KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
PHỤ LỤC 15
Trang 3I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Vũ khí hạt nhân (tên tiếng anh là Nuclear Weapon) là loại vũ khí hủy diện hàng loạt
mà năng lượng của nó do các phản ứng nhiệt hạch hoặc phân hạch gây ra Vũ khíhạt nhân là loại vũ khí có sức công phá lớn hơn bất kỳ loại vũ khí quy ước nào.Việc xuất hiện vũ khí hạt nhân đã là một điều khủng khiếp đối với toàn thể nhânloại Vậy mà chỉ sau cuộc chiến tranh Thế giới kết thúc chưa bao lâu, nhân loại lạiphải đối diện với một thực tế là sự tồn tại của những kho vũ khí chất đầy những loại
vũ khí còn khủng khiếp và tinh vi hơn hai quả bom nguyên tử được thả xuốngHiroshima và Nagasaki Sự hình thành của trật tự thế giới mới, từ hai cực chuyểnsang đa cực khiến các cực đều muốn sở hữu vũ khí hạt nhân như một “con át chủbài” quyết định vị trí của mình trong quan hệ quốc tế Vì thế số lượng các quốc gia
sở hữu vũ khí hạt nhân không chỉ dừng ở Mỹ và Nga mà còn lan rộng ra toàn thếgiới Cho đến nay, vũ khí hạt nhân đã xuất hiện ở hầu hết các châu lục trên toàn thếgiới (ngoại trừ châu Mỹ Latinh)
Thấy được sự hủy diệt do một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra đối với toànthể nhân loại và sự cần thiết tất yếu có thể tập trung mọi cố gắng để ngăn ngừahiểm họa của một cuộc chiến tranh như vậy và tiến hành mọi biện pháp để bảo vệ
an ninh cho nhân loại thì Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân đã được thông qua Vớinhững nguyên nhân trên nên tôi đã chọn đề tài này nhằm giới thiệu, phân tích mụcđích, giá trị và ý nghĩa của Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân có vai trò như thế nàotrong việc bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay Và đồng thời tôi muốn truyền tải vớicộng đồng thế giới về sự nguy hiểm của vũ khí hạt nhân và cùng nhau nâng caohiểu biết về vấn đề tồn tại của vũ khí hạt nhân đang đe dọa đến hòa bình thế giớinhư thế nào
2 Lịch sử nghiên cứu.
Trang 4Phải thừa nhận rằng các vấn đề liên quan đến vũ khí hạt nhân luôn là đề tài gây ra
sự tranh cãi trên thế giới Ngay cả khi Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân ra đời từ tổchức Liên Hợp Quốc cũng không thể xoa dịu tình hình phát triển vũ khí các nướctrên thế giới, thậm chí chính sự ra đời của Hiệp ước này lại càng làm cho tình hìnhcác nước sở hữu vũ khí hạt nhân ngày càng trở nên căng thẳng Đề tài này hiện naychưa được nghiên cứu phổ biến bởi Hiệp ước này ngày nay vẫn còn gây ra một sốtranh cãi ở một số nước không đồng tình với hiệp định này nên hiện nay Hiệp ướcnày vẫn chưa được hoàn chỉnh khiến cho việc tìm kiếm tài liệu nghiên cứu khókhăn Nhưng cũng có một số bài luận, bài báo đề cập đến vấn đề này:
Bài viết trên các website:
CTV Lê Ngọc/VOV.VN, “Công ước Cấm Vũ khí Hạt nhân và những
chông gai hiển hiện”, bài viết này đã tổng hợp các phong trào chống và
giải trừ vũ khí hạt nhân đã đạt được bước tiến quan trọng khi lực lượngyêu chuộng hòa bình đã chuẩn thuận để đưa Hiệp ước cấm vũ khí hạtnhân vào thực tiễn tuy phía trước vẫn còn không ít chông gai
Lê Thành Lâm, “Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT)”, bài
viết nghiên cứu về lí do ra đời, quá trình ký kết hiệp ước và nội dung củahiệp ước Đây là Hiệp ước đặt nền tảng cho Hiệp ước cấm vũ khí hạtnhân sau này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng là: Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân, các nước tham gia ký kết Hiệp ước vànhững hiệp ước được ra đời trước đó có liên quan và là nền tảng cho Hiệp ước cấm
vũ khí hạt nhân sau này
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: Giới thiệu, phân tích mục đích, giá trị và ý nghĩa của Hiệpước Cấm vũ khí hạt nhân số 71/258 của Liên hợp quốc
Trang 5 Phạm vi không gian: 193 thành viên Liên Hợp Quốc tham gia hội nghị, 69 nước
đã không bỏ phiếu, gồm tất cả các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và tất cả cácthành viên NATO (trừ Hà Lan)
4 Phương pháp nghiên cứu.
Bài tiểu luận sử dụng các bài viết khoa học, các trang báo chính thống và tư liệuchính thức của Liên hợp quốc để làm tài liệu nghiên cứu Kết hợp với thu thập tàiliệu để lấy thông tin là phương pháp phân tích, tổng hợp các sự kiện diễn ra liênquan đến Hiệp ước cho đến nay
Trang 6II NỘI DUNG.
1 Khái quát Liên hợp quốc và Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân 71/258 của Liên hợp quốc.
1.1 Liên hợp quốc.
Liên Hiệp Quốc được thành lập trên cơ sở của tổ chức tiền thân là Hội QuốcLiên Tên gọi “Liên Hiệp Quốc” (United Nations) được Tổng thống MỹFranklin Roosevelt sáng tạo ra và được chính thức lựa chọn vào ngày01/01/1942 khi 26 quốc gia thông qua Hiến chương Đại Tây Dương, cam kếtthúc đẩy những nỗ lực chiến tranh chống lại chủ nghĩa phát xít Vào năm
1944, đại diện của các cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh và Trung Quốc gặp tạiDumbarton Oaks (Mỹ) để soạn thảo những bản kiến nghị cho sự ra đời của
tổ chức mới này Vào năm 1945, 51 quốc gia nhóm họp tại Hội nghị LiênHiệp Quốc ở San Francisco để đàm phán về những quy định của Hiếnchương Liên Hiệp Quốc Ngày 24 tháng 10 năm 1945, Liên Hiệp Quốcchính thức được thành lập, với trụ sở chính đóng ở thành phố New York.Hiện nay, Liên Hiệp Quốc có 192 thành viên, bao gồm phần lớn các quốc giađược thế giới công nhận Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc từ ngày20/9/1977
Liên Hiệp Quốc có ba mục tiêu chính: gìn giữ hòa bình thế giới, thúc đẩynhững mối quan hệ thân thiết giữa các quốc gia, hợp tác quốc tế để giảiquyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa và con người song songvới việc thúc đẩy tôn trọng nhân quyền và quyền tự do thiết yếu Liên HiệpQuốc có sáu cơ quan chính, bao gồm: Đại Hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hộiđồng Kinh tế và Xã hội, Ban Thư kí, Tòa án Quốc tế vì Công lý và Hội đồngQuản thác
Trang 7Ngoài ra, Liên Hiệp Quốc còn có những tổ chức chuyên trách khác, tiêu biểunhư Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ Chức Y tếThế giới (WHO), Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), Tổ chức Văn hóa,Khoa học và Giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO), Quỹ Nhi đồng LiênHiệp Quốc (UNICEF), Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn (UNHCR),Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), hay Chương trình Môitrường Liên Hiệp Quốc (UNEP)… Nhân vật đại diện tiêu biểu nhất của LiênHiệp Quốc là Tổng Thư ký, vị trí hiện đang được đảm nhiệm bởi ông BanKi-moon người Hàn Quốc.
1.2 Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) 71/258 của Liên hợp quốc.
Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân là một hiệp ước quốc tế ràng buộc pháp lýcấm vũ khí hạt nhân, hướng đến loại trừ chúng hoàn toàn Theo những người
đề xướng, hiệp ước này được đưa ra nhằm củng cố Điều VI của Hiệp ướckhông phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), đòi hỏi những nỗ lực thiện chí đểđàm phán các biện pháp hữu hiệu để giải trừ vũ khí hạt nhân Những ngườihoài nghi đã lập luận rằng Hiệp ước này sẽ gây phương hại cho NPT Nóchứa đựng "những điều cấm đối với việc phát triển, thử nghiệm, sản xuất,tàng trữ, chuyển giao, sử dụng và đe doạ sử dụng vũ khí hạt nhân" Trongcác cuộc đàm phán, việc ngăn cấm vũ khí hạt nhân đã được bổ sung vàoĐiều 1, cũng như hỗ trợ tài chính và các hoạt động khác cho các hoạt động
bị cấm
2 Sơ lược và nội dung của Hiệp định cấm vũ khí nhân.
2.1 Sơ lược về Hiệp ước.
Ngày 07 tháng 07 năm 2017 Hội nghị Liên hợp quốc đàm phán một văn kiện ràngbuộc pháp lý về cấm vũ khí hạt nhân đã thông qua dự thảo Hiệp ước về Cấm vũ khíhạt nhân 122 quốc gia đồng ý (trong đó có Việt Nam), 01 quốc gia phản đối (HàLan) và 01 quốc gia bỏ phiếu trắng (Singapore) Các quốc gia không tham gia bỏ
Trang 8phiếu gồm: các nước có vũ khí hạt nhân (Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Anh, Nga, Ấn Độ,Pakistan) Israel bị nghi ngờ sở hữu vũ khí hạt nhân cũng không tham gia bỏ phiếu.Hầu hết tất cả các nước ở châu Âu (trừ Ireland, Cyrus, Áo, Vatican, Liechtenstein,Malta, Moldova, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ) Trong ASEAN, ngoại trừ Singapore bỏphiếu trắng, 09 nước còn lại bỏ phiếu thuận.
Như được nêu trong Điều 15 của Văn bản Hiệp ước, TPNW sẽ có hiệu lực sau 90ngày kể từ ngày lưu chiểu văn kiện phê chuẩn thứ 50 TPNW đã đạt được cột mốcquan trọng này vào ngày 24/10/2020 với việc Cộng hòa Honduras phê chuẩn hiệpước Do đó, hiệp ước có hiệu lực vào ngày 22/01/2021 và vũ khí hạt nhân được xếpvào hàng ngũ vũ khí hóa học và sinh học với tư cách là WMD bị cấm theo luật quốc
tế Những người ủng hộ hiệp ước đã coi đây là một cột mốc quan trọng hướng tớiviệc loại bỏ vũ khí hạt nhân Tuy nhiên, những người phản đối hiệp ước vẫn chorằng TPNW gây chia rẽ, có thể làm suy yếu NPT và có nguy cơ tiếp tục gây chia rẽtrong các diễn đàn quốc tế không phổ biến và giải trừ quân bị có thể cản trở tiếntrình tiếp theo
2.2 Nội dung Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân.
Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (The Treaty on the Prohibition of Nuclear Weapons)– TPNW, bao gồm một loạt các lệnh cấm tham gia vào bất kỳ hoạt động vũ khí hạtnhân nào Chúng bao gồm các cam kết không phát triển, thử nghiệm, sản xuất, mualại, sở hữu, dự trữ, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân Hiệp ước cũngnghiêm cấm việc triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ quốc gia và cung cấp hỗtrợ cho bất kỳ Quốc gia nào tiến hành các hoạt động bị cấm Các quốc gia thànhviên sẽ có nghĩa vụ ngăn chặn và đàn áp bất kỳ hoạt động nào bị cấm theo TPNWđược thực hiện bởi những người hoặc trên lãnh thổ thuộc quyền tài phán hoặc sựkiểm soát của quốc gia đó Hiệp ước cũng bắt buộc các Quốc gia thành viên cungcấp và hỗ trợ đầy đủ cho các cá nhân bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng hoặc thửnghiệm vũ khí hạt nhân Cụ thể có ba điều cơ bản trong Hiệp ước sau:
Trang 9 Điều 1: Yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên “không bao giờ trong bất kỳ hoàncảnh nào” phát triển, thử nghiệm, sản xuất, chế tạo, mua, sở hữu, tàng trừ,chuyển giao, nhận chuyển giao, nhận kiểm soát, sử dụng, đe doạ sử dụng vũ khíhạt nhân và các thiết bị nổ hạt nhân khác Điều 1 cũng cấm việc hỗ trợ, khuyếnkhích hay dụ dỗ tham gia, tìm kiếm hay nhận hỗ trợ để tham gia vào các hoạtđộng bị cấm, cũng như cấm việc cho phép đặt, lắp đặt hay triển khai vũ khí hạtnhân hay các thiết bị nổ hạt nhân khác trên lãnh thổ hay bất kỳ đâu thuộc thẩmquyền hay sự kiểm soát của quốc gia thành viên Tuy nhiên Điều 1 không cấmviệc quá cảnh vũ khí hạt nhân.
Điều 2: Quy định mỗi quốc gia phải đệ trình một tuyên bố cho Tổng thư ký Liênhợp quốc, trong đó nêu rõ liệu quốc gia đó có đã từng sở hữu, kiểm soát vũ khíhạt nhân hay đã huỷ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình hay không, liệuquốc gia đó có hiện đang sở hữu hay kiểm soát vũ khí hạt nhân, và liệu quốc gia
đó có cho phép quốc gia khác triển khai hay kiểm soát vũ khí hạt nhân trên lãnhthổ của mình hay không
Điều 3: Về “Hướng đến loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân” đặt ra các nghĩa vụ
cụ thể cho các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân Điều này yêu cầu các quốc giađang sở hữu hay kiểm soát vũ khí hạt nhân phải ngay lập tức đặt các vũ khí nàykhỏi trạng thái hoạt động, phá huỷ càng sớm càng tốt Các quốc gia, mà saungày 07/07/2017đã sở hữu hay kiểm soát vũ khí hạt nhân và đã loại bỏ chươngtrì vũ khí hạt nhân của mình, bao gồm việc loại bỏ hay chuyển đổi không thểđảo ngược tất cả các cơ sở liên quan đến vũ khí hạt nhân trước ngày có hiệu lựccủa Hiệp ước ngày, sẽ hợp tác với tổ chức quốc tế có thẩm quyền được thành lậptheo khoản 6 của Điều này để xác nhận việc loại bỏ trên Tất cả các quốc giatrên phải ký kết thoả thuận bảo đảm với Cơ quan Năng lương Nguyên tử Quốc
tế (IAEA) để có sự bảo đảm đầy đủ rằng các nguyên liệu hạt nhân không được
sử dụng cho mục đích phi hoà bình và không có nguyên liệu hạt nhân khôngđược khai báo ở quốc gia đó Đối với những quốc gia cho phép quốc gia kháctriển khai hay kiểm soát vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình phải bảo đảm
Trang 10việc tháo dỡ nhanh chóng các vũ khí này Điều 3 này không chỉ áp đặt nghĩa vụliên các quốc gia đang có vũ khí hạt nhân mà cả các quốc gia đã từng có loại vũkhí này hay đã từng có chương trình phát triển vũ khí hạt nhân Các quốc gianày có thể đã từ bỏ hay đã có tuyên bố từ bỏ vũ khí hạt nhân và các chươngtrình vũ khí hạt nhân của mình trong quá khứ nhưng Hiệp ước vẫn mong muốn
có sự bảo đảm xác thực về sự từ bỏ này bởi đây là những nước đã từng năm giữhay có khả năng nắm giữ công nghệ liên quan đến vũ khí hạt nhân
3.Mục đích, giá trị và ý nghĩa của Hiệp ước.
3.1 Mục đích của Hiệp ước.
Vũ khí hạt nhân, không giống như vũ khí hoá học, vũ khí sinh học, mìn chống người vàbom, đạn chùm, vẫn chưa bị cấm một cách toàn diện và toàn cầu Hiệp ước khôngphổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) năm 1968 chỉ bao gồm cấm một phần, và các hiệpđịnh khu vực cấm vũ khí hạt nhân chỉ ở một số khu vực địa lý nhất định TPNW,theo những người đề xướng nó, sẽ tạo thành một "cam kết chính trị rõ ràng" để đạtđược và duy trì một thế giới không vũ khí hạt nhân Hiệp ước này được đưa ranhằm củng cố Điều VI của NPT, đòi hỏi những nỗ lực thiện chí để đàm phán cácbiện pháp hữu hiệu nhằm giải trừ vũ khí hạt nhân Tuy nhiên, không giống như một
"quy ước vũ khí hạt nhân" toàn diện, nó sẽ không bao gồm tất cả các biện pháppháp lý và kỹ thuật cần thiết để đạt được mục đích loại bỏ Ngày 24/10/2020,Honduras trở thành quốc gia thứ 50 phê chuẩn, và sau 90 ngày, vào 22/1/2021,TPNW chính thức có hiệu lực Đây là một bước tiến mới mà những người sống sótsau các vụ ném bom nguyên tử và các nhà hoạt động chống hạt nhân rất mong đợi.Hội nghị đầu tiên của các quốc gia thành viên sẽ được tổ chức trong 12 tháng tới,
có thể là ở Áo Hiện có 86 quốc gia ký kết và 51 quốc gia thành viên; Việt Nam đãphê chuẩn Hiệp ước ngày 17/5/2018
3.2 Giá trị của Hiệp định
Trang 11Hiệp ước là công cụ đầu tiên của luật pháp quốc tế giúp giảm thiểu hậu quả nhânđạo thảm khốc của việc sử dụng và thử nghiệm vũ khí hạt nhân, đặc biệt là bằngcách yêu cầu các quốc gia giúp đỡ các nạn nhân của việc thử nghiệm và sử dụng hạtnhân và dọn sạch các khu vực bị ô nhiễm Nó chính thức hóa thành luật, các quốcgia và xã hội dân sự đều hiểu rõ quốc tế rằng bất kỳ việc sử dụng vũ khí hạt nhânnào, bất kể lý do của nó là gì đều không thể chấp nhận được Bằng cách nghiêmcấm rõ ràng và dứt khoát việc sử dụng vũ khí hạt nhân , TPNW gửi đi một tín hiệumạnh mẽ rằng việc sử dụng như vậy không chỉ là không thể chấp nhận từ góc độđạo đức và nhân đạo mà còn là bất hợp pháp theo luật nhân đạo quốc tế (IHL)
3.3 Ý nghĩa của Hiệp ước.
Quốc tế đã từ chối mạnh mẽ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân Điều cấm kỵ này đãkhiến vũ khí hạt nhân bị coi là phương tiện chiến tranh không thể chấp nhận được,theo quan điểm đạo đức, nhân đạo và giờ đây cũng là quan điểm pháp lý Một phần
vì lý do này, vũ khí hạt nhân đã không được sử dụng kể từ vụ ném bom nguyên tửxuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945 Nhưng chừng nào vũ khí hạt nhân còntồn tại, thì vẫn có nguy cơ chúng có thể được sử dụng một lần nữa, do vô tình, tínhtoán sai lầm hoặc có ý định Và ngày nay, chúng ta thấy rằng nguy cơ sử dụng vũkhí hạt nhân ngày càng lớn Với tỷ lệ thảm họa nhân đạo chưa từng có mà bất kỳviệc sử dụng vũ khí hạt nhân nào cũng có khả năng gây ra, một cuộc tấn công hạtnhân sẽ vấp phải sự lên án và kinh hoàng trên toàn thế giới Hậu quả tàn khốc vàkhông thể quản lý của chúng là lý do quan trọng khiến vũ khí hạt nhân không được
sử dụng trong 75 năm Và cũng chính hậu quả ấy mà Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhânmang ý nghĩa nhân đạo rất lớn đối với những nạn nhân đã và đang hứng chịu từnhững tác hại của vũ khí hạt nhân nguy hiểm ấy, nhưng nó sẽ càng ý nghĩa hơn nếuHiệp ước được ký và được sự chấp nhận của những nước hiện đang phản đối Đặcbiệt hơn, ta có thể thấy là vào ngày 6/10/2017, giải Nobel Hòa bình 2017 được traotặng cho - Chiến dịch quốc tế bãi bỏ vũ khí hạt nhân (The International Campaign
to Abolish Nuclear Weapons - ICAN) vì những nỗ lực của liên minh này trong việc