1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn học kinh tế Đối ngoại Đặc Điểm và tình hình kinh tế thế giới

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Điểm và Tình Hình Kinh Tế Thế Giới
Tác giả Huỳnh Quốc Anh Vũ, Đinh Văn Vũ, Nguyễn Đình Trọng Nhân, Nguyễn Xuân Yến, Nguyễn Hoàng Phúc, Hồ Ngọc Thúy Hòa, Trịnh Chí Nhân, Phan Hoàng Hoài An
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Đối Ngoại
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 430,29 KB

Nội dung

Hiện tại, nền kinh tế Mỹ đối mặt với nhiều thách thức như lạm phát gia tăng và chuỗi cung ứng bị gián đoạn, nhưng vẫn có tiềm năng phát triển nhờ vào sự đổi mới công nghệ và thị trường t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

MÔN HỌC: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH

KINH TẾ THẾ GIỚI NHÓM: RAVENCLAW DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VÀ TỶ LỆ ĐÓNG GÓP

Trang 2

Mục lục

1 Nền kinh tế Hoa Kì 3

1.1 Tình hình tăng trưởng GDP 3

1.2 Vai trò của nền kinh tế Hoa Kỳ đối với kinh tế thế giới hiện nay 4

1.2.1 Nền kinh tế lớn nhất thế giới 4

1.2.2 Đô la Mỹ - đồng tiền dự trữ chính của thế giới 5

1.2.3 Nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới 5

1.2.4 Các quyết định kinh tế của Mỹ và ảnh hưởng đến thế giới 5

1.2.5 Dẫn đầu về nhiều lĩnh vực công nghệ và đổi mới 6

1.3 Các vấn đề bất ổn/thách thức ở thời điểm hiện tại 6

1.3.1 Lạm phát 6

1.3.2 Tình hình chính trị và xã hội 6

1.3.3 Khủng hoảng nhà ở 7

1.3.4 Về chính sách đối ngoại 7

1.3.5 Nợ công tăng mạnh 7

2 Liên minh Châu Âu (EU) 7

2.1 Tình hình tăng trưởng GDP (từ năm 2000 trở về sau) 7

2.2 Vai trò đối với kinh tế thế giới 8

3 Đặc điểm nền kinh tế nhật bản 9

3.1 Tình hình tăng trưởng GDP (từ năm 2000 trở về sau) 9

3.2 Vai trò đối với kinh tế thế giới 10

3.3 Các vấn đề bất ổn/thách thức ở thời điểm hiện tại 11

4 Nền kinh tế trung quốc 11

4.1 Tình hình tăng trưởng GDP từ năm 2000 trở về sau 11

4.2 Vai trò đối với nền kinh tế thế giới 13

4.3 Thách thức, bất ổn 14

5 Tài liệu tham khảo 15

Trang 3

1 Nền kinh tế Hoa Kì

1.1 Tình hình tăng trưởng GDP

Tăng trưởng kinh tế Mỹ giai đoạn 2000 - 2023 (Đơn vị: %)

ổn định (đều lớn hơn 1%), với các mốc cao nhất vào năm 2004 (khoảng 4%) Giai đoạn này thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng dot-com và sự gia tăng đầu tư cùng tiêu dùng

mạnh, đặc biệt là vào năm 2009, khi đạt mức âm (khoảng -2%) Sự sụp đổ của thị trường bất động sản và khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Mỹ, dẫn đến suy thoái kinh tế nghiêm trọng

từ năm 2010, nhưng vẫn ở mức khiêm tốn, dao động từ 1% đến 3% Mặc dù có sự phục hồi, tỷ lệ tăng trưởng không đạt được mức cao như trước khủng hoảng, cho thấy sự thận trọng trong đầu tư và tiêu dùng

Trang 4

 Đại dịch COVID-19 (2020): Đại dịch COVID-19 đã gây ra những gián đoạn lớn trong hoạt động kinh tế, dẫn đến sự giảm sút trong tiêu dùng và đầu tư Năm 2020 ghi nhận một

sự sụt giảm mạnh mẽ trong tăng trưởng kinh tế, với tỷ lệ âm lớn (khoảng -3%)

 Phục hồi sau đại dịch (2021 - 2023): Biểu đồ cho thấy sự biến động rõ rệt trong tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Mỹ, với những giai đoạn tăng trưởng mạnh và những giai đoạn suy thoái Trong giai đoạn này, vào năm 2022, Mỹ có tình trạng lạm phát gia tăng cao nhất trong thập kỷ vừa qua, dẫn đến Cục dự trữ liên bang đã quyết định tăng lãi suất làm ảnh hưởng đến lãi suất và nhiều yếu tố khác có thể làm ảnh hưởng khiến cho tình hình tăng trưởng của Mỹ thời điểm này có chút chững lại Song, xu hướng tổng thể cho thấy mặc

dù có những khó khăn, nền kinh tế Mỹ vẫn có khả năng phục hồi và phát triển trong dài hạn

sự gia tăng GDP từ khoảng 10 nghìn tỷ USD lên hơn 26 nghìn tỷ USD, mặc dù có nhiều biến động Nền kinh tế đã trải qua cú sốc lớn như khủng hoảng tài chính toàn cầu năm

2008 và đại dịch COVID-19 năm 2020, dẫn đến suy thoái tạm thời với tỷ lệ tăng trưởng

âm Tuy nhiên, sau mỗi cuộc khủng hoảng, nền kinh tế nhanh chóng phục hồi, đặc biệt trong giai đoạn 2010 - 2019, khi tăng trưởng ổn định mặc dù ở mức thấp hơn trước khủng hoảng Các chính sách kinh tế, bao gồm chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang và các biện pháp kích thích tài khóa, đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng Hiện tại, nền kinh tế Mỹ đối mặt với nhiều thách thức như lạm phát gia tăng và chuỗi cung ứng bị gián đoạn, nhưng vẫn có tiềm năng phát triển nhờ vào sự đổi mới công nghệ và thị trường tiêu dùng lớn Việc quản lý các yếu tố rủi ro sẽ là rất quan trọng để duy trì tăng trưởng bền vững trong tương lai

1.2 Vai trò của nền kinh tế Hoa Kỳ đối với kinh tế thế giới hiện nay

1.2.1 Nền kinh tế lớn nhất thế giới

Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất, chiếm khoảng 25% GDP toàn cầu Sức mạnh kinh tế của Mỹ ảnh hưởng lớn đến các xu hướng kinh tế toàn cầu Do đó sức mạnh kinh tế của Mỹ ảnh hưởng lớn đến các xu hướng kinh tế toàn cầu Kinh tế Mỹ rất đa dạng, bao gồm các lĩnh vực như dịch

Trang 5

vụ (chiếm khoảng 80% GDP), sản xuất, nông nghiệp và công nghệ Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ, đặc biệt là Silicon Valley, đã thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng Mỹ là điểm đến hàng đầu cho đầu tư nước ngoài, với các công ty nước ngoài đầu tư vào nhiều lĩnh vực như công nghệ, bất động sản và tài chính Điều này không chỉ tạo ra việc làm mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế

1.2.2 Đô la Mỹ - đồng tiền dự trữ chính của thế giới

Đô la Mỹ là đồng tiền dự trữ chính của thế giới, được sử dụng trong hầu hết các giao dịch quốc tế Điều này giúp Mỹ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các công ty Mỹ trên thị trường toàn cầu khi mà Mỹ có thể lợi dụng đồng Đô la Mỹ để có thể ảnh hưởng các lĩnh vực kinh tế và tài chính

Ví dụ, sự biến động của đô la có thể gây ra khủng hoảng tài chính tại các quốc gia đang phát triển, nơi mà nợ nước ngoài thường được tính bằng đô la Hiện nay đồng Đô la Mỹ đang chiếm khoảng 45% các khoản yêu cầu ngân hàng xuyên biên giới, cho thấy nó đóng vai trò trung tâm trong hệ thống tài chính toàn cầu

1.2.3 Nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới

Tính đến năm 2023, tổng giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Hoa Kỳ ước tính khoảng 9.5 nghìn tỷ USD Các công ty Mỹ có mặt tại hơn 100 quốc gia, với các khoản đầu tư chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như công nghệ, tài chính, sản xuất và dịch vụ Theo báo cáo của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, các công ty Mỹ đã tạo ra khoảng 5 triệu việc làm tại các quốc gia khác nhờ vào đầu tư nước ngoài Những việc làm này không chỉ bao gồm các vị trí cao cấp mà còn tạo ra cơ hội cho lao động địa phương Đầu tư của Mỹ đã giúp thúc đẩy phát triển kinh tế tại nhiều thị trường mới nổi Ví dụ, các công ty công nghệ như Google và Facebook đã đầu tư vào các nền tảng khởi nghiệp tại Ấn Độ và Đông Nam Á, góp phần vào sự phát triển của hệ sinh thái công nghệ tại đây Ngoài ra, Các công ty Mỹ thường áp dụng chiến lược đầu tư dài hạn, không chỉ nhằm tăng lợi nhuận mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội tại các quốc gia nơi họ đầu tư

1.2.4 Các quyết định kinh tế của Mỹ và ảnh hưởng đến thế giới

Các quyết định kinh tế của Hoa Kỳ, bao gồm chính sách thương mại và tiền tệ, có tác động sâu rộng đến nền kinh tế toàn cầu Chẳng hạn, khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) quyết định tăng

Trang 6

lãi suất, điều này không chỉ ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trong nước mà còn làm tăng giá trị đồng đô la, dẫn đến sự giảm sút trong xuất khẩu của Mỹ và tác động tiêu cực đến các nền kinh tế phụ thuộc vào hàng hóa Mỹ Bên cạnh đó, chính sách thương mại của Mỹ, đặc biệt là các biện pháp thuế quan, như trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, đã dẫn đến hàng tỷ USD thiệt hại cho cả hai nền kinh tế và làm giảm đầu tư toàn cầu

1.2.5 Dẫn đầu về nhiều lĩnh vực công nghệ và đổi mới

Mỹ dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực công nghệ và đổi mới, ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển công nghệ toàn cầu Như các công ty như Google, Apple và Microsoft đã cách mạng hóa công nghệ thông tin Thung lũng Silicon là biểu tượng cho tinh thần khởi nghiệp, sản sinh ra nhiều mô hình kinh doanh mới trong fintech và edtech Bên cạnh đó, Mỹ cũng chia sẻ công nghệ và kiến thức với các quốc gia khác,nâng cao năng lực công nghệ toàn cầu Nhờ vậy, sự phát triển công nghệ ở Mỹ không chỉ mang lại lợi ích cho nền kinh tế trong nước mà còn thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo trên toàn thế giới

1.3 Các vấn đề bất ổn/thách thức ở thời điểm hiện tại

1.3.1 Lạm phát

Kể từ tháng 7/2023, FED đã duy trì mức lãi suất cao Tuy nhiên, lạm phát vẫn tiếp tục ở mức quanh 3%, vượt quá mục tiêu 2% mà FED đề ra Lạm phát đang ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh

tế khi chi phí sinh hoạt tăng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe Theo một nghiên cứu, khoảng 41% người lớn ở Mỹ đang gặp khó khăn với chi phí chăm sóc sức khỏe, điều này đã trở thành một trong những vấn đề hàng đầu mà người dân lo ngại

1.3.2 Tình hình chính trị và xã hội

Mỹ hiện đang đối mặt với nhiều vấn đề bất ổn và thách thức trong năm 2024, đặc biệt là trong bối cảnh bầu cử tổng thống sắp tới Một trong những vấn đề nổi bật là sự chia rẽ chính trị sâu sắc giữa 2 đảng là Dân Chủ và Cộng Hòa, điều này không chỉ ảnh hưởng đến các quyết định chính sách mà còn làm gia tăng căng thẳng xã hội Các cuộc tranh luận về quyền phá thai, quyền LGBTQ+, nhập cư và các vấn đề liên quan đến sắc tộc đang trở thành tâm điểm của các cuộc thảo luận chính trị, dẫn đến sự phân cực trong xã hội

Trang 7

1.3.3 Khủng hoảng nhà ở

Khủng hoảng nhà ở cũng là một vấn đề nghiêm trọng, tình trạng bất bình đẳng về nhà ở đang gia tăng với nhiều người không thể tiếp cận được nhà ở an toàn và giá cả phải chăng Dữ liệu từ 1 cuộc khảo sát 2019 cho thấy 37,1 triệu hộ gia đình (cả người thuê nhà và người sở hữu nhà) được xác định là “ gánh nặng chi phí ”, nghĩa là họ đã chi hơn 30% thu nhập của mình cho chi phí nhà

ở Trong số này, 17,6 triệu hộ gia đình được coi là gánh nặng chi phí nặng nề, phải phân bổ hơn 50% thu nhập của họ cho nhà ở Những người phân bổ 30% thu nhập trở lên của họ cho chi phí nhà ở có nguồn lực hàng tháng tối thiểu cho các nhu cầu thiết yếu khác như thực phẩm, quần áo, tiện ích và chăm sóc sức khỏe

1.3.4 Về chính sách đối ngoại

Những vấn đề lớn nhất là chính sách đối ngoại liên quan đến Israel và Gaza cũng như là Nga- Ukraina, những nơi mà tình hình xung đột đang diễn ra căng thẳng và ảnh hưởng đến mối quan

hệ của Mỹ và các nước trong những cuộc xung đột Ngoài ra, chính quyền Biden cũng đang phải đối mặt với những thách thức từ Trung Quốc, đặc biệt là trong các lĩnh vực thương mại và an ninh Sự cạnh tranh giữa hai cường quốc này không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ song phương mà còn tác động đến ổn định toàn cầu Mỹ cần phải tìm cách cân bằng giữa việc duy trì lợi ích quốc gia và hợp tác với các đồng minh trong khu vực, đặc biệt là ASEAN, để giải quyết các vấn đề chung như an ninh và phát triển kinh tế

1.3.5 Nợ công tăng mạnh

Văn phòng Ngân sách Quốc hội (một cơ quan phi đảng phái thuộc Quốc hội Mỹ) đưa ra thâm hụt ngân sách của Chính phủ Mỹ lên tới 26,2 nghìn tỷ USD, tương đương 97,3% GDP năm 2023

Nợ công chồng chất của Mỹ có nguyên nhân từ cả hai đảng, chi tiêu liên bang đã tăng mạnh dưới

cả thời Tổng thống Joe Biden (một người Dân chủ) và người tiền nhiệm của ông Biden là Donald Trump (một thành viên Đảng Cộng hoà) Chương trình cắt giảm thuế hồi năm 2017 của ông Trump dự kiến hết hạn vào năm tới, đã khiến nợ liên bang tăng thêm gần 2 nghìn tỷ USD

2 Liên minh Châu Âu (EU)

2.1 Tình hình tăng trưởng GDP (từ năm 2000 trở về sau)

Trang 8

Liên minh Châu Âu (EU), với quy mô kinh tế lớn và ảnh hưởng toàn cầu, luôn là tâm điểm chú ý của các nhà kinh tế và nhà đầu tư Tốc độ tăng trưởng của EU trong những năm qua

đã trải qua nhiều biến động, chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, từ các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến các chính sách nội bộ và tình hình địa chính trị

(trung bình khoảng 2-3% mỗi năm), nhờ vào sự mở rộng của EU với việc kết nạp thêm nhiều quốc gia Đông Âu, hội nhập sâu rộng và các chính sách kinh tế tích cực

do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế Nhiều quốc gia thành viên gặp khó khăn, đặc biệt là Hy Lạp, Tây Ban Nha và Ireland Năm 2009, GDP của EU giảm khoảng 4,5%

tốc độ tăng trưởng dần dần cải thiện (tăng trưởng GDP trung bình khoảng 1,5-2,5% mỗi năm) Tuy nhiên, sự phục hồi không đồng đều giữa các quốc gia thành viên. 

đại dịch (GDP của EU giảm khoảng 6,2% trong năm 2020), nhưng các biện pháp kích thích kinh tế được thực hiện đã giúp hồi phục nhanh chóng vào năm 2021 (tăng trưởng GDP đạt khoảng 5-6% trong năm 2021)

thách thức như lạm phát, cuộc khủng hoảng năng lượng và bất ổn kinh tế toàn cầu Tăng trưởng GDP có xu hướng chậm lại nhưng vẫn có những dấu hiệu phục hồi

2.2 Vai trò đối với kinh tế thế giới

rất nghiêm ngặt Các quy định của EU về môi trường, an toàn thực phẩm, và quyền lao động được coi là một tiêu chuẩn quốc tế mà nhiều nước và doanh nghiệp phải tuân thủ nếu muốn tham gia vào thị trường EU

ngoài (FDI) đến từ các công ty và tổ chức tài chính châu Âu vào các nền kinh tế đang phát triển và phát triển

và khu vực kinh tế khác, như WTO, OECD và các hiệp định thương mại khu vực khác

Trang 9

Vai trò của EU trong các tổ chức này giúp thúc đẩy thương mại tự do, phát triển bền vững và tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu công bằng hơn

 Ổn định kinh tế và chính trị toàn cầu: là một trong những khối kinh tế lớn và ổn định nhất thế giới, các chính sách tài chính và chính trị của EU có tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu

biện pháp về biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng sạch và giảm thiểu ô nhiễm

2.3 Các vấn đề bất ổn/thách thức ở thời điểm hiện tại

nguồn từ những khác biệt trong quan điểm của chính quyền hai nước suốt hơn 2 năm qua

kể từ khi cuộc xung đột Ukraine bùng phát

về khả năng các quốc gia khác rời khỏi EU, theo sau Brexit

các biện pháp hỗ trợ của khối dành cho Ukraine bị coi là ảnh hưởng tới lợi ích của người dân, dẫn tới bùng phát làn sóng biểu tình của nông dân

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng tình trạng già hóa dân số khiến nhiều nước đứng trước cảnh thiếu hụt lao động trầm trọng, trong đó có nhân lực chăm sóc người cao tuổi

đình và doanh nghiệp, làm gia tăng lạm phát và chậm lại tăng trưởng kinh tế

cấp bách hơn sau đại dịch Covid-19 cũng như bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay trên thế giới, đồng thời do cuộc xung đột Nga – Ukraine đã tạo cơ hội cho các băng nhóm tội phạm biến châu Âu thành “tụ điểm buôn người”

3 Đặc điểm nền kinh tế nhật bản

3.1 Tình hình tăng trưởng GDP (từ năm 2000 trở về sau)

trưởng GDP thực tế hằng năm của Nhật Bản từ năm 2000 đến năm 2022 chỉ đạt 0,7% Do

đó, trong 20 năm qua, GDP thực tế của Nhật Bản chỉ tăng khoảng 10%

Trang 10

 Kể từ đầu những năm 2000, kinh tế Nhật Bản trải qua nhiều biến động với tốc độ tăng trưởng trung bình thấp so với các nước phát triển khác Từ 2000 đến 2007, GDP chủ yếu duy trì dưới 2%, đạt 2,19% vào năm 2004 và 2,25% năm 2005, nhưng giảm xuống 1,7% năm 2007, cho thấy nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức

giảm -1,2% và tiếp tục xuống -5,4% năm 2009 Sau đó, Nhật Bản phục hồi với tăng trưởng 4,2% vào năm 2010 nhưng không bền vững

do các vấn đề dân số già và lực lượng lao động suy giảm Năm 2011, GDP đạt 6.200 tỷ USD nhưng chỉ tăng 0,6% do thiên tai

2,6%, dù Nhật Bản nỗ lực cải cách kinh tế bằng nhiều chính sách khác nhau Đến năm

2020, đại dịch COVID-19 khiến GDP giảm -4,5%, nhưng hồi phục ở mức 2,56% vào năm 2021

thách thức như dân số già Năm 2021, GDP Nhật Bản chiếm 4,5% nền kinh tế toàn cầu, giảm so với 7% năm 2000 Từ 2021-2023, tăng trưởng duy trì ở mức thấp, chỉ khoảng 1% năm 2022, và dự kiến đạt 2,3% năm 2024

3.2 Vai trò đối với kinh tế thế giới

 Nhật Bản giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới, mặc dù đã trải qua nhiều thách thức trong những năm gần đây Sau nhiều thập kỷ phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế Nhật Bản hiện đang đứng thứ tư toàn cầu về GDP, sau Mỹ, Trung Quốc và Đức Vào năm 2022, GDP của Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 4,2% tổng GDP toàn cầu, mức thấp nhất

từ thập niên 1980, cho thấy sự suy giảm tầm ảnh hưởng so với các quốc gia khác

ô tô và thiết bị điện tử Các công ty lớn như Toyota và Sony không chỉ có ảnh hưởng mạnh mẽ ở Nhật Bản mà còn trên thị trường quốc tế Tuy nhiên, sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các nước như Trung Quốc đã làm giảm bớt vị thế kinh tế của Nhật Bản

đóng góp vào việc phát triển các giải pháp bền vững, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu Nước này hiện đang tích cực hợp tác với các quốc gia khác để thúc

Ngày đăng: 25/11/2024, 10:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w