1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI TẬP CHUYÊN CẦN MÔN HỌC CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM

13 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phản ứng của Việt Nam và Campuchia trước phát ngôn “Việt Nam xâm lược Campuchia” của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long
Tác giả Diêm Tuệ Anh
Người hướng dẫn Vũ Đoàn Kết
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Chính sách đối ngoại Việt Nam
Thể loại Bài tập chuyên cần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

BÀI 1: PHẢN ỨNG CỦA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA TRƯỚC PHÁTNGÔN “VIỆT NAM XÂM LƯỢC CAMPUCHIA” CỦA THỦ TƯỚNG SINGAPORE LÝ HIỂN LONG Ngày 31/5/2019, trên trang Facebook cá nhân, ông Thủ tướng Sin

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

BÀI TẬP CHUYÊN CẦN MÔN HỌC: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM

Hà Nội - 2022

Trang 2

MỤC LỤC BÀI 1: PHẢN ỨNG CỦA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA TRƯỚC PHÁT NGÔN “VIỆT

NAM XÂM LƯỢC CAMPUCHIA” CỦA THỦ TƯỚNG SINGAPORE LÝ HIỂN

LONG 3

BÀI 2: SỰ PHẢN ĐỐI VÀ ĐỊNH KIẾN CỦA NGƯỜI DÂN CAMPUCHIA VỚI VIỆT

NAM SAU CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TÂY NĂM 1978 6

BÀI 3: NGOẠI GIAO “CÂY TRE VIỆT NAM” 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

2

Trang 3

BÀI 1: PHẢN ỨNG CỦA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA TRƯỚC PHÁT

NGÔN “VIỆT NAM XÂM LƯỢC CAMPUCHIA” CỦA THỦ TƯỚNG

SINGAPORE LÝ HIỂN LONG

Ngày 31/5/2019, trên trang Facebook cá nhân, ông Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong bài viết thể hiện sự chia buồn của mình trước sự ra đi của Cựu Thủ tướng Thái Lan -

Prem Tinsulanonda đã viết: “Sự lãnh đạo của ông đã đem lại lợi ích cho khu vực ASEAN

(lúc đó chỉ có 05 nước) đã cùng nhau chống lại Việt Nam xâm lược Campuchia và chính phủ

Campuchia thay thế Khmer Đỏ Thái Lan ở tiền tuyến, đối mặt với các lực lượng Việt Nam

vượt biên giới từ Campuchia Tướng Prem đã kiên quyết không chấp nhận sự vi phạm này và

bắt tay với các đối tác ASEAN để phản đối sự chiếm đóng của Việt Nam ra các diễn đàn quốc

tế” (kèm theo bài viết là hình ảnh ông Prem ngồi với cha mình - Cố Thủ tướng Lý Quang

Diệu)

Quan điểm Việt Nam “xâm lược Campuchia” còn được ông Lý Hiển Long nhắc đến trong

cả bài phát biểu tại đối thoại Shangri-La cùng ngày 31/5 ở Singapore, nơi có sự hiện diện của

rất nhiều quan chức hàng đầu các nước trong khu vực

Phát biểu của ông Thủ tướng Singapore đã bị cả hai chính quyền Việt Nam và Campuchia

phản đối mạnh mẽ ngay sau đó

1 Phản ứng từ phía Campuchia:

- Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia - ông Tea Banh trong cuộc họp báo ngày 03/6/2019

nói rằng “không thể chấp nhận” phát biểu của ông Lý và khẳng định “Chúng tôi đã nói rõ

rằng đội quân tình nguyện Việt Nam đã đến để giải phóng nhân dân chúng tôi” Tướng

Campuchia còn yêu cầu Thủ tướng Singapore phải “đính chính” phát biểu “không đúng sự

thật chút nào” của ông

- Thủ tướng Campuchia - ông Hun Sen đã chỉ trích gay gắt trên trang Facebook cá nhân vào

ngày 07/6/2019: “Phát ngôn của ông Lý cho thấy quan điểm ủng hộ lúc đó của Singapore

đối với chế độ diệt chủng và mong muốn nó quay trở lại Campuchia như thế nào Các phát

ngôn của ông Lý còn là sự xúc phạm đến sự hy sinh của bộ đội tình nguyện Việt Nam,

những người đã giúp giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Tuyên bố của ông

còn nói với thế giới và nhân dân Singapore rằng các lãnh đạo Singapore đã nhúng tay vào

việc thảm sát người Campuchia Điều cuối cùng, tôi hỏi liệu ông, Lý Hiển Long, có còn

xem các phiên tòa xét xử lãnh đạo Khmer Đỏ là hợp pháp hay không?”

Trang 4

- Đại biểu Quốc hội Campuchia, ông Hun Many cho biết ông rất “bất ngờ” trước phát ngôn

của Thủ tướng Singapore Nghị sĩ Hun Many nhấn mạnh, các tội ác chống lại loài người,

đặc biệt là tội diệt chủng do chế độ diệt chủng Pol Pot-Khmer Đỏ gây ra không thể bị lãng

quên hoặc xem nhẹ Gần 3 triệu người vô tội đã chết dưới bàn tay Khmer Đỏ trong 3 năm,

8 tháng, 20 ngày do thế giới khi đó nhắm mắt làm ngơ với Campuchia “Trong khi các bên

chơi trò chính trị, người dân Campuchia lại đang cầu cứu giúp đỡ Chúng tôi muốn được

cứu thoát khỏi họa diệt chủng Khmer Đỏ, không quan trọng sự giúp đỡ đó đến từ ai và từ

đâu”, ông Hun Many nói “Sự giải cứu đó đã đến từ Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) với

sự trợ giúp của đất nước Việt Nam láng giềng của chúng tôi”, ông Hun Many nhấn mạnh

thêm

2 Phản ứng từ phía Việt Nam

- Ngày 4/6/2019, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho hay Việt Nam lấy

làm tiếc khi đã có một số nội dung phát biểu phản ánh không khách quan thực tế lịch sử,

gây tác động không tốt đến dư luận Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao đổi với Bộ Ngoại

giao Singapore về vấn đề này Người phát ngôn khẳng định đóng góp và hy sinh của Việt

Nam trong việc cùng nhân dân Campuchia chấm dứt tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ là sự

thật đã được thừa nhận rộng rãi Ngày 16/11/2018, Toà án đặc biệt của Campuchia

(ECCC) đã ra phán quyết về tội ác diệt chủng chống nhân loại của Khmer Đỏ, trả lại công

bằng cho các nạn nhân, được Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế hoan nghênh Bà

Hằng cho hay là thành viên tích cực và có trách nhiệm của ASEAN, Việt Nam đã và sẽ

tiếp tục cùng các thành viên khác nỗ lực vì mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vững

mạnh, thống nhất, đoàn kết và có vai trò trung tâm tại khu vực

- Ngày 5/6/2019, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM), Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư

Việt Nam nói “Chắc chắn không có chuyện Việt Nam xâm lược Campuchia Hai dân tộc

Việt Nam - Campuchia tồn tại bên nhau bao nhiêu năm, việc nói Việt Nam xâm lược là

hoàn toàn sai” Ngoài ra trước những ý kiến rằng Việt Nam nên có những động thái mạnh

mẽ hơn, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng Thủ tướng Singapore nói điều này trên

facebook cá nhân ông, không nằm trong một văn bản chính thức nào của nhà nước

Singapore, do đó, việc Việt Nam đã lên tiếng là phản ứng hợp lý “Chừng nào phát biểu

đó là quan điểm chính thức, thể hiện trong văn kiện chính thức thì lúc đó sẽ là vấn đề

khác”

4

Trang 5

- Trong cuộc điện đàm vào ngày 7/6/2019 với Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian

Balakrishman liên quan đến phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Phó thủ

tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh (nay là Phó thủ tướng Phạm Bình Minh)

nhấn mạnh phát biểu trên đã gây phản ứng tiêu cực, đặc biệt trong bối

cảnh nhân dân Campuchia vừa kỷ niệm trọng thể 40 năm thoát khỏi nạn

diệt chủng Pol Pot và Tòa án đặc biệt tại Campuchia đã có phán quyết về

tội ác diệt chủng chống nhân loại của Khmer Đỏ, trả lại công bằng cho

các nạn nhân và gia đình của họ, được Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc

tế hoan nghênh Phó thủ tướng khẳng định tính chính nghĩa và những

đóng góp, hi sinh to lớn của quân tình nguyện Việt Nam mà nhân dân

Campuchia coi là "đội quân nhà Phật", đã giúp đất nước Campuchia thoát

khỏi nạn diệt chủng, góp phần vào hòa bình, ổn định và phát triển của

khu vực Ngoài ra Phó thủ tướng Phạm Bình Minh còn đề nghị Singapore

có điều chỉnh phù hợp

Trang 6

BÀI 2: SỰ PHẢN ĐỐI VÀ ĐỊNH KIẾN CỦA NGƯỜI DÂN CAMPUCHIA

VỚI VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TÂY NĂM 1978

Ngày 24/6/1967, Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Trải

qua nhiều thăng trầm lịch sử và những biến cố của thời đại, mối quan hệ hữu nghị, truyền

thống của hai dân tộc láng giềng được thử thách, tôi luyện và ngày càng khăng khít, bền chặt

dưới sự chung tay vun đắp của Chính phủ và nhân dân hai nước, đạt nhiều thành tựu nổi bật

trên các lĩnh vực Tuy nhiên, rất nhiều thế lực ở trong nước Campuchia lẫn ngoài nước luôn

tạo hiềm khích, kích động, chia rẽ dân tộc Việt Nam-Campuchia bằng những luận điệu xuyên

tạc để định hướng dư luận Campuchia Chính điều này đã tạo lên những định kiến của nhiều

người Campuchia với Việt Nam

1 Sự chống phá của các thế lực thù địch đã xuyên tạc, chia rẽ quan hệ Việt Nam –

Campuchia:

Với mưu đồ kích động, gây mâu thuẫn, chia rẽ Việt Nam với các quốc gia láng giềng, các

thế lực thù địch, chống đối vẫn liên tục tung ra những thông tin, luận điệu xuyên tạc mối quan

hệ giữa Việt Nam - Campuchia và kích động tư tưởng mâu thuẫn, thù địch, hẹp hòi dân tộc

Trước hết, các đối tượng xuyên tạc lịch sử, nhất là cuộc chiến chống Khmer Đỏ và bảo vệ

biên giới Tây Nam Việt Nam (1975-1979) để quy chụp cho rằng “Việt Nam xâm lược, xâm

lấn Campuchia”

- Tại Cam-pu-chia từng diễn ra nhiều cuộc biểu tình tự phát, xuyên tạc và ngang ngược đòi

“cắt quan hệ với Việt Nam” Họ cũng không ngần ngại xuyên tạc, phỉ báng cả xương máu

của những người Việt Nam đã hy sinh vì tình cảm quốc tế trong sáng, giúp Cam-pu-chia

thoát khỏi thảm họa diệt chủng

- Đầu năm 2016, nghị sĩ Um Sam An thuộc đảng CNRP đã có nhiều bài viết và bình luận

xuyên tạc, vu cáo Chính phủ sử dụng bản đồ giả về biên giới với Việt Nam

- Xam Rên-xi, lãnh đạo đảng Cứu nguy Dân tộc Cam-pu-chia (CNRP bị tòa án Phnôm

Pênh tuyên 5 năm tù vào năm 2016 do dùng mạng xã hội đăng tải nội dung xuyên tạc

6

Trang 7

quan hệ hai nước Ông từng đưa ra thông tin xuyên tạc hết sức nguy hiểm rằng hai nước

đã "nhất trí xóa bỏ biên giới chung" khi diễn giải hiệp ước mà hai nước ký vào năm 1979

Năm 2013, tại cuộc bầu cử Quốc hội lần thứ 5, đảng Nhân dân Cam-pu-chia (CPP) giành

được chiến thắng với 68 ghế, ông Xam Rên-xi đã có những phát ngôn lạc lõng, vô căn cứ,

gây tổn hại quan hệ hữu nghị hai nước khi trả lời phỏng vấn đài BBC, vu cáo: “Hà Nội

từng lấn chiếm đất đai Cam-pu-chia và… chiếm các đảo của Trung Quốc.”

- Hiện nay, lợi dụng công tác phân giới cắm mốc trên đất liền giữa 2 nước chưa hoàn tất,

một số kẻ đã tung tin còn vu cáo “Hà Nội lấn chiếm đất đai Campuchia”

- Thậm chí một số kẻ còn vẽ ra các “thuyết âm mưu”, cho rằng Việt Nam và Campuchia là

mối quan hệ “đồng sàng dị mộng”, đang chơi “trò chơi chính trị”, chỉ “bằng mặt” nhưng

không “bằng lòng”…

- Không dừng lại ở đó, nhiều ý kiến phản động ở Campuchia một mực cho rằng bất cứ nơi

nào trên đất Việt Nam có cây thốt nốt, nơi đó là đất Campuchia và ngang nhiên khẳng

định đảo Phú Quốc phải thuộc về Campuchia chứ không phải Việt Nam Từ lâu nhiều

người Campuchia cho rằng vùng đất này là Cămpuchia Krom và người Khơ-me sinh sống

ở đây là Khơ-me Krom Tuy nhiên, vùng đất Nam Bộ là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng

của Việt Nam từ lâu đời, đã hội nhập vào cộng đồng dân cư và văn hoá Việt Nam, từng

thuộc về vương quốc Chân Lạp chứ không liên quan đến người Khơ-me ở Campuchia

Các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề lịch sử này để bóp méo sự thật, đưa ra các thông

tin sai lạc, xuyên tạc về vùng đất và con người Nam Bộ với các ý đồ khác nhau, như cho

rằng người Việt đã từng bước xâm chiếm vùng đất Nam Bộ của người Khơ me

- Năm 2019, Thủ tướng Lý Hiển Long đã viết trên trang cá nhân cho rằng “Việt Nam xâm

lược Campuchia” và “đe dọa hòa bình Đông Nam Á” Tuyên bố này khiến cho phía

Campuchia phải lên tiếng cải chính ngay rằng Việt Nam không hề xâm lược hay chiếm

đóng Campuchia

2 SỰ PHẢN ĐỐI VÀ ĐỊNH KIẾN CỦA NGƯỜI DÂN CAMPUCHIA VỚI VIỆT

NAM

- Tháng 07/2014, tờ Phnom Penh Post đăng tải bài viết “Trong số 20 người bạn của tôi, có

tới 17 người ghét Việt Nam” Bài viết này nhanh chóng gây rúng động dư luận Campuchia

và cả Việt Nam nữa Bài viết này cho rằng những người Việt Nam sinh sống tại

Campuchia nhằm xâm lược Campuchia giống như quân đội Việt Nam đã đến đây vào năm

1979, nhằm đánh đuổi Khmer Đỏ và ở lại tận mười năm Và dĩ nhiên, bài viết này, cũng

Trang 8

như trong cuốn sách “When Broken Glass Floats”, đều có những ám chỉ rõ ràng rằng:

“Việt Nam xâm lược Campuchia”

- Tờ Phnom Penh Post viết thêm rằng vào thời vua Minh Mạng, Việt Nam từng xâm lược

Campuchia, chiếm Phnom Penh, mãi đến khi Pháp xâm lược Việt Nam, Campuchia mới

giành lại được quyền tự quyết của họ

- Người Campuchia vẫn ghi nhận rằng người Việt đã có những đóng góp to lớn vào việc

giúp người Campuchia độc lập từ người Pháp Nhưng cũng chỉ trích rằng Việt Nam đã

“lợi dụng” đất đai của người Campuchia vào công cuộc chống Mỹ tại miền Nam Việt

Nam

- Họ cũng biết ơn người Việt Nam vì đã cứu họ khỏi Khmer Đỏ, nhưng cũng ghét ra mặt

khi ở lại tận chục năm sau Nhưng đến tận thời gian gần đây, hành động đánh Khmer Đỏ,

cứu nguy cho người dân Campuchia dần dần bị một bộ phận người dân Campuchia, đặc

biệt là giới trẻ Campuchia “tẩy trắng” Cũng chính tờ Phnom Penh Post, cho rằng “Việt

Nam không xứng đáng được hoan nghênh”, và rất nhiều người Campuchia, cho rằng

Khmer Đỏ chỉ là “công cụ tuyên truyền nhằm hợp pháp hóa việc xâm lược Campuchia

của Việt Nam”

- Tại Campuchia từng có một chính đảng chống Việt Nam ra mặt, đó là Đảng Cứu quốc

Campuchia Luận điệu của Đảng này nhắm vào việc chống đối Việt Nam, kích động lòng

yêu nước cực đoan, kêu gọi tẩy chay các doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia, bài

người Campuchia gốc Việt, kiện Việt Nam nhằm đòi lại chủ quyền của Phú Quốc, quần

đảo Nam Du và các tỉnh Tây Nam Bộ, đòi xét xử Việt Nam vì Việt Nam đã xâm lược

Campuchia tiêu diệt Khmer Đỏ

- Năm 2014, cộng đồng Khmer Krom tiến hành biểu tình tại Phnom Penh nhằm mục đích

kêu gọi chính phủ Campuchia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, tẩy chay hàng hóa

Việt Nam và kiện Việt Nam ra tòa, đòi lại các vùng đất thuộc chủ quyền của người Khmer

Krom, vẽ lại bản đồ phân định biên giới giữa Việt Nam và Campuchia

- Cũng vào những năm 2012 - 2014, khu vực biên giới phía Tây Nam Tổ Quốc bị nhiều

người Campuchia kéo đến kích động, phá rối Mục đích của nhóm người này là đòi lại

vùng đồng bằng sông Cửu Long

- Phát biểu của Thủ tướng Lý Hiển Long: “Việt Nam xâm lược Campuchia” được những

người Campuchia mang tâm tưởng chống đối Việt Nam tôn vinh, coi là “lí lẽ của sự thực”

- Cuối năm 2019 và đầu năm 2020, trên ứng dụng Tiktok xuất hiện trào lưu cà khịa, nếu

muốn nói là sỉ nhục Việt Nam của một bộ phận giới trẻ Campuchia Nói cà khịa và một bộ

8

Trang 9

phận là còn nhẹ, vì những clip đó thể hiện nội dung bài Việt Nam, hạ nhục Việt Nam và

chúng thu hút hàng triệu lượt xem, thậm chí còn được đề xuất lên xu hướng của Tiktok

Có thể thấy một sự thật đáng buồn rằng, có một tâm lý chống Việt Nam vẫn luôn âm ỉ

trong xã hội Campuchia, mặc cho những gì mà người Việt Nam làm vì người dân Campuchia

Thậm chí, nhiều người Việt đã bỏ cả mạng sống, chịu bao nhiêu khổ cực, bao nhiêu chỉ trích

của cộng đồng quốc tế

3 Kết luận:

Trân trọng, gìn giữ, phát triển tình hữu nghị là nguyện vọng chung của đông đảo nhân dân

hai nước Nhưng cũng phải thừa nhận một thực tế là những âm mưu chống phá, chia rẽ tình

đoàn kết giữa hai dân tộc là hết sức nguy hiểm; từng để lại những khó khăn, hậu quả trong

lịch sử cũng như có nhiều diễn biến phức tạp trong một số vụ việc kích động, phá hoại, ẩn

chứa những mưu đồ đen tối từng bị Nhà nước Cam-pu-chia lên án và xử lý thời gian qua Để

đẩy lùi những âm mưu ấy, cùng với việc tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, hữu nghị

quý báu, phải luôn giữ được nhất quán trong đường lối đối ngoại, hợp tác, cảnh giác, tỉnh táo

trước mọi thủ đoạn chia rẽ, tăng cường hơn nữa sự hiểu biết, tin cậy giữa chính quyền và nhân

dân hai nước Đặc biệt, phải làm tốt hơn nữa việc tuyên truyền, giáo dục, giúp thế hệ trẻ hiểu

sâu sắc thực tiễn lịch sử và thực chất quan hệ hai nước để không ngừng chung tay vun đắp

tình hữu nghị, không để những "lỗ hổng" hiểu biết cho kẻ xấu kích động, xuyên tạc

Sự thực là Việt Nam đã dẹp yên Khmer Đỏ, chấm dứt nạn diệt chủng mặc cho đã bị gần

như tất cả các quốc gia trên thế giới quay lưng Là việc hai nước đã, đang và sẽ đứng chung

trong cái tên "Đông Dương" Và quan trọng hết, sự thực là mỗi người Việt hay người

Campuchia, phải học cách chung sống hòa bình, vượt lên trên định kiến và gạt bỏ hiềm khích

dân tộc

Trang 10

BÀI 3: NGOẠI GIAO “CÂY TRE VIỆT NAM”

Ngày 14/12/2021, Hội nghị Đối ngoại toàn quốc diễn ra tại Hội trường

Diên Hồng Chủ trì là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Trong bài phát biểu

kéo dài hơn 60 phút tại Hội nghị, Tổng Bí thư khái quát và nhận định:

“Chúng ta đã xây dựng nên trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc

và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh Đây là trường phái riêng” Tổng Bí thư

đã ví ngoại giao Việt Nam là “ngoại giao cây tre”: “Thân gầy guộc, lá mong

manh/Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi” Hình tượng đẹp của cây tre luôn

gắn bó với con người, làng quê cũng như gắn chặt với truyền thống dân

tộc, đặc biệt là bản sắc nền ngoại giao Việt Nam, nền ngoại giao Hồ Chí

Minh

1 “Ngoại giao cây tre” là gì?

Tổng Bí thư đã phân tích “ngoại giao cây tre”: “Cây tre Việt Nam gốc

vững chắc, cành uyển chuyển, mềm dẻo nhưng rất kiên cường Không có

cơn gió nào quật ngã được” Hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trên cơ sở

tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất

đặc sắc và độc đáo mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” “Ngoại giao cây tre” nội hàm mà

Tổng Bí thư muốn truyền đạt tới các nhà ngoại giao, những người làm công tác đối ngoại tuy

bằng lời văn dân dã nhưng dễ hiểu

Nội hàm của trường phái “Ngoại giao cây tre” Việt Nam

1) Mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt Đó là cả quá trình xuyên suốt của

nền ngoại giao có truyền thống rất lâu đời của Việt Nam Hiện nay, ngoại giao không chỉ ngăn

ngừa chiến tranh, xung đột, mà còn góp phần bảo vệ Tổ quốc từ xa, từ sớm, phát hiện sớm

10

Ngày đăng: 08/04/2024, 00:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thiện Minh (2019). Campuchia phản ứng gay gắt với phát biểu của Thủ tướng Singapore. [online] Báo Công an Nhân dân điện tử. Available at:https://cand.com.vn/The-gioi-24h/Campuchia-phan-ung-gay-gat-voi-phat-bieu-cua-Thu-tuong-Singapore-i523842/ [Truy cập 29/12/2022] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Campuchia phản ứng gay gắt với phát biểu của Thủ tướng Singapore. [online]
Tác giả: Thiện Minh
Năm: 2019
2. Quỳnh Trung. (2019). Ngoại trưởng Singapore: Phát biểu của Thủ tướng Lý không có ý xúc phạm Việt Nam và Campuchia [online] Báo Tuổi trẻ. Available at:https://tuoitre.vn/ngoai-truong-singapore-phat-bieu-cua-thu-tuong-ly-khong-co-y-xuc-pham-viet-nam-va-campuchia-2019060715035464.htm [Truy cập 29/12/2022] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngoại trưởng Singapore: Phát biểu của Thủ tướng Lý không cóý xúc phạm Việt Nam và Campuchia
Tác giả: Quỳnh Trung
Năm: 2019
3. Hoàng Kiều. (2021). Các đại sứ nói gì về trường phái ngoại giao "cây tre Việt Nam"?[online] VOV. https://vov.vn/chinh-tri/cac-dai-su-noi-gi-ve-truong-phai-ngoai-giao-cay-tre-viet-nam-post912047.vov[Truy cập 29/12/2022] Sách, tạp chí
Tiêu đề: cây tre Việt Nam
Tác giả: Hoàng Kiều
Năm: 2021
4. Thái Văn Long (2022). Nét đặc sắc của ‘Ngoại giao cây tre’ Việt Nam. [online] Cổng thông tin Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Available at:https://hcma.vn/tintuc/Pages/chi-tiet.aspx?ItemId=32166&CateID=0 [Truy cập 29/12/2022] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nét đặc sắc của ‘Ngoại giao cây tre’ Việt Nam
Tác giả: Thái Văn Long
Năm: 2022
5. Phan Xuân Dũng và Tô Minh Sơn (2022). Điều gì phía sau diễn ngôn ‘ngoại giao cây tre’ của Việt Nam? [online] Nghiên cứu quốc tế. Available at Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều gì phía sau diễn ngôn ‘ngoại giao câytre’ của Việt Nam
Tác giả: Phan Xuân Dũng và Tô Minh Sơn
Năm: 2022

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w