1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng

223 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Tỉnh Lâm Đồng
Tác giả Nguyễn Thái Dung
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Hồng Nga
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 223
Dung lượng 92,84 MB

Nội dung

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thé của các cơ quan nhà nước có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện diém DLNN dan đến có rất nhiều điểm DLNN tự phát, h

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINH

TRUONG DAI HOC KINH TẾ - LUAT

NGUYEN THAI DUNG

TP HO CHÍ MINH NAM 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINH

TRUONG DAI HOC KINH TẾ - LUẬT

NGUYEN THÁI DUNG

PHAT TRIEN DU LICH NONG NGHIEP TINH LAM DONG

Chuyén nganh: Kinh té hoc

Mã số chuyên ngành: 62310101

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC

PGS.TS NGUYÊN HỎNG NGA

Phản biện độc lập 1: GS.TS Hà Nam Khánh Giao

Phản biện độc lập 2: PGS.TS Nguyễn Tấn Vinh

TP Hồ Chí Minh năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan Luận án “Phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng” là công

trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn

Hồng Nga Tất cả các số liệu được sử dụng trong luận án do tôi thực hiện thống kê,khảo sát, phân tích dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp đáng tin cậy Kết qua

nghiên cứu của luận án là khách quan, trung thực và chưa được công bồ ở bat kỳ công

trình nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Thái Dung

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài -2 2-2222 +22Et223122112711271271211221 21121111 ee 1

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiÊn CỨU -. << 3118911891183 1911 93119 11 9x vn 3

3 Đối tượng nghiên cứu 2 2© 2+EE+EE£EEE2EEEEE12E127171121171121111711211 1121 xe 4

4 Phạm vi nghién CỨU - - 6 G111 HT TH TH HT HH Hệ 5

5 Những điểm mới của luận án 2- 2 22©+++E+++Ex+£EE+2EE2EEEEErExerkeerkeerkrres 5

6 Kết cấu của luận án -¿- tt +ESEtSkSEEEESESEEEESEEEEEESEEEESEEEEEESEEEEEEEEEEESEEEEELrkrrrsree 5

CHƯƠNG I TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝ LUẬN

VỀ PHÁT TRIEN DU LICH NONG NGHIỆP 2¿255+++22xvvsrvrvrree 71.1 Các nghiên cứu liên quan đến du lịch nông nghiệp -2- 2z: 7

1.1.1 Các nghiên cứu nước nIBOÀI - - óc 2c 133111321113 113911181111 11 1 re 7 1.1.2 Các nghiên cứu trong NUGC - + 2c 31119 3E ESEEsrresrrerrsere 16

1.1.3 Những khoảng trống cho nghiên cứu - 2-2 2 s+s++£+z£+2£zzzzsz 20

1.1.4 Các đóng góp từ nghiên cứu tổng quan - 2-2222 s+zxz+xszzx+zez 20

1.2 Cơ sở lý luận ch TH HH HH HH HH HH HH HH 21

1.2.1 Một số khái niệm liên QUAD 0 211.2.2 Mối liên hệ giữa du lịch và nông nghiệp 2-2 2 2222 s+£zzsz 231.2.3 Đặc điểm của du lịch nông nghiỆp - 2-2 2 2+5++£++£z£zEzrszes 241.2.4 Cơ sở lý thuyết liên quan đến nghiên cứu -¿ 2 + sz+ss=++zsz 24

1.2.4.1 Cung và cầu du lịch nông nghiệp 2-2 5222+£++zxzz+zcxeee 24

1.2.4.2 Lý thuyết tối đa hóa lợi ích - 2: ©¿+s+x+2x++£xtrxzxxerxerxerrrerxee 291.2.4.3 Lý thuyết về hiệu quả kinh doanh dựa trên tài nguyên 331.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu - 35

1.3.1 Đề xuất giả thuyết và mô hình lượng hóa các yếu tô ảnh hưởng đến quyếtđịnh tham gia DLNN của hộ nông dân tỉnh Lâm Đồng - 35

Trang 5

1.3.2 Đề xuất giả thuyết và mô hình lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến thunhập hộ nông dân kinh doanh DLNN tỉnh Lâm Đồng 2-2-2 252 391.3.3 Đề xuất giả thuyết và mô hình lượng hóa các yêu tô ảnh hưởng đến quyếtđịnh lựa chọn điểm đến DLNN của khách du lịch tại tinh Lam Đồng 431.4 Đề xuất khung phân tích cho phát triên DLNN . -5: 41Tóm tắt chương L -:- + 2 E+SE9SE9EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEE121121121121121121111 12111 1X 0 51CHUONG 2 PHƯƠNG PHAP VA DU LIEU NGHIÊN CỨU 52

2.1 Quy trình nghiÊn CỨU -G G1 1911219911191 ng HH ky 52 2.2 Phương pháp nghiên CỨU - 6 11191 91 91 1 vn ng cư 54

2.2.1 Phuong pháp nghiên cứu định tinh oe ee eeeseeeeceeeeeeneeeeneeseeneenees 54 2.2.2 Phuong pháp nghiên cứu định lượng - - 5 5+ £++£+e+sesexs 56

2.2.2.1 Về phía cung du lịch nông nghiỆp 2- 2-2 2 s2 ++££2£z+£zzzz +2 56

2.2.2.2 Về phía cầu du lịch nông nghiệp 2-22 2£ 2+££+£++£+zEz+zxzrxez 582.3 Nguồn số liệu được sử dụng trong luận án -2- 2+ s++zx++zxzzz+z 59

2.3.1 Chon địa bàn nghién CỨU ó- <6 111991 939 1 511 11 9v ng ry 59

2.3.2 Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu -. - 2:52 +52 592.4 Kết quả phỏng van chuyên gia và mô hình hiệu chỉnh 2-5-5: 62

2.4.1 Về phía cung du lịch nông nghiỆp - 2-2 2 22 2 £+£++£z£z£zzxe+i 62

2.4.2 Về phía cầu du lịch nông nghiỆp - 2 2-2222 ££x£+£++£x+zxzzzszrxeee 64Tóm tắt chương 2 - 2c 5% SE9SE9EE9EE9EEEEE9EE9E19E19111111121171111111111111 111 1XL0 67CHUONG 3 THUC TRANG PHAT TRIEN DU LICH NONG NGHIEP TINHLAM DONG c0 68

3.1 Tổng quan về tinh Lâm Đồng cceccecscsssessesssessesssessessecssessessecssessessesssessesseesseeaes 68

3.2 Thực trạng phát trién du lịch tỉnh Lâm Đồng 2-2 +22 69

3.2.1 Số lượt khách du lịch, doanh thu du lịch và hệ thống lưu trú tỉnh Lâm Đồng

¬ 69

3.2.2 VE xã hội -++cthr TH ngư 72

3.2.3 Về công tác quản lý nhà nước 2-2 z+++£E++EE+EEtzE+Exerxerrkrrkeee 74

3.2.4 Về tài nguyên môi trường, 2-2 ¿+++++++Ex+2Ext2ExtEExerxrerkeerkesree 713.3 Tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng - 77

Trang 6

3.3.1 Tài nguyên du lich tinh Lâm Đồng . 2-2 2 22 2+£++£z+++2 773.3.2 Cơ sở hạ tầng DLNN :- 52-5222 2E E2 12E122121121121121111 112111 80

3.3.3 Môi trường pháp ÌÚ - - + 1+ 1k9 21 1n TH ng nh S1

3.4 Tình hình phát triển du lịch nông nghiệp tinh Lâm Đồng . 84

3.4.1 Tình hình phát triển các sản pham du lịch nông nghiệp đặc thù 843.4.2 Hoạt động xúc tiễn và quảng bá du lịch nông nghiệp - - 913.4.3 Quản ly nhà nước về du lich nông nghiệp - 2-2 2 22522522 +2 933.4.4 Liên kết trong hoạt động DLNN -2- 2-52 2+5++E2E2EzEzrrrerreee 963.4.5 Lợi ích của việc phát triển DLNN - ¿2+ x£+£++£x+zxzrxerxeee 973.4.6 Sức chứa của diém đến du lịch nông nghiệp 2- 2-55: 983.5 Đánh giá sự phát triển du lịch nông nghiệp tinh Lâm Đồng - 99

3.5.1 Những thành cÔng - - c1 121199112 111911 1n ng ng 99

3.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân 2- 2 22 +2+++EE££E++£x+rxezrezrxeee 99

0:00 CN 101CHƯƠNG 4 PHAN TÍCH CÁC YEU TO ANH HUONG DEN CUNG, CÂU DULICH NONG NGHIEP 0 ssssssssssssssssescessseecesssesessnsecessneesssneeessnneeessneeesaneeesnneessen 1024.1 Kết quả phân tích hồi quy các yếu tô ảnh hưởng đến cung DLNN tinh Lam Đồng

— 102

4.1.1 Thống kê mô tả đối tượng khảo sát -2- 2 5+ z2+2£xczzzzzxecsez 1024.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia DLNN của hộ nông dântỉnh Lâm Đồằng, ¿- ¿+ +E£SE£EE#EE#EEEEEEEEEEEEEEEE171111111111111 111 xe 1044.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân kinh doanh DLNN

ĂM 109

4.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung du lịch nông nghiệp của hộ nông dân tỉnhLâm Đồ ằng -©tSE9SSEEEEE 1E 19E1071111111111111111111 11111111111 c0 1144.2 Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến cau du lịch nông nghiệp 115

4.2.1 Thống kê mô tả đối tượng khảo sát -2- 2 2 s+2 ++£+£s+zzce2 115

4.2.2 Kết quả kiểm định chất lượng thang do bằng hệ số Cronbach’s Alpha 116

4.2.3 Kết quả hồi quy các yếu tô ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đếnDLNN của khách du lịch tinh Lâm Đồng -. 2-5522 x£2zzz£xcs+2 119

Trang 7

4.3 Thảo luận kết quả của các mơ hình cung và cầu du lịch nơng nghiệp 123Tĩm tắt chương 4 + ¿+ E£SE£SE£EEEEEEEEEEEEEEEEEE71217111111121711111 1.1 re 133CHƯƠNG 5 GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM PHÁT TRIÊN DU LỊCH NƠNG

NGHIỆP TINH LAM ĐƠNG 2-22 22‡EE‡EESEE221211211211211 21.21 crk 134

5.1 Định hướng phát triển du lịch nơng nghiệp tinh Lâm Đồng 1345.2 Cơ sở gợi ý chính sách nhằm thúc day phát trién DLNN -. - 1355.3 Gợi ý chính sách nhằm phát triển DLNN tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới 136

5.3.1 Gợi ý chính sách về phía cung DLNN - 2-2 s+ce+cz+cszcszes 1365.3.2 Gợi ý chính sách về phía cầu DLNN -¿c5¿csz+cx++cse2 1445.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo -¿- 22 +¿2+2z++£x++zx++zxezrsz 148

5.4.1 Hạn chế của nghiên cứu 2-2 ©5£22+£+x+£+++EE£EE£E+tExerxezrxerxersee 1485.4.2 Gợi ý hướng nghiên cứu tiẾp theO 2 + ¿+ +©E+£x+£E£Eezxerxerxered 148

Tĩm tắt chương Š -2- 2© 2+Ss‡EE9EE12E1EE1121157171121111111211112111111 11111 crk 149

KẾT LUẬN -:-©2¿- 2522 2EEEEE2212712112717121171211 1111.211 1111 11 11111 150DANH MỤC CÁC CONG TRÌNH NGHIÊN CỨU - ¿2 +£25z+z+>++ iDANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO -2¿- 2 2£ ©+£2£+++£E+E+tzxzxezrxeree ii

PHU LUC -aaa Ta áäAäAäAäAäãäãa II XXI

Trang 8

NNƯDCNC_ : Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

PSM : Propensity Score Matching (Phương pháp so sánh điểm xu hướng)

SN : Số năm tham gia vào nông nghiệp

TH : Mở lớp tập huấn kiến thức về du lịch

TNH : Thu nhập của hộ nông dân kinh doanh DLNN

TU : Tuổi

UBND : Ủy ban Nhân dân

UNWTO : World Tourism Organization (Tổ chức Du lịch Thế giới)

VHTT-DL : Sở Văn hóa Thể thao Du lịch

VV : Hỗ trợ vay vốn

Trang 9

DANH MUC BANGBảng 1.1: Các biến độc lap trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng quyết định tham gia

DLNN cia ho nong dan 0n 36

Bang 1.2: Các biến độc lập trong mô hình các yếu tô ảnh hưởng đến thu nhập hộnông dân kinh doanh DLNN tỉnh Lâm Đồng -2- 2 2 2 22££+£z+£z+£zz++2 39

Bang 1.3 Tổng hợp các yếu tô ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến DLNN

CUA khach 03010110 000272757 =4 44

Bảng 1.4: Khung phân tích thực trang phát triển DLNN : :-5¿ 50Bang 3.1: Số lượt khách đến Lam Đồng giai đoạn 2015 — 2023 -. -: 69Bảng 3.2 Doanh thu du lịch lữ hành theo giá hiện hành tỉnh Lâm Đồng từ 2015 đến

"5Ö 0ẼẼẺẼẺẺ8 70

Bang 3.3: Hệ thống lưu trú tại Lâm Đồng từ 2015 đến 2023 - 71Bang 3.4 Sản phẩm DLNN tại thành phố Da Lat 2 2: ©5252 525z25s225e2 87Bảng 3.5 San phâm DLNN tại huyện Đức Trong cescecssesscesseseesessessestesseseessesesees 88Bang 3.6 Sản phâm DLNN tại huyện Lâm Hà 2-2 252 222222222 88Bang 3.7 Sản phẩm DLNN tại huyện Lạc Dương 2- 52522 s25zzsscse2 89Bảng 3.8 Sản phẩm DLNN tai huyện Don Duong cssscsssssssssssesssessessseesseesseesses 90Bang 3.9 Sản phẩm DLNN tai thành phố Bảo Lộc -.2 22-5¿25¿225z255+2 90Bảng 3.10 Lợi ích của việc phát triển DLNN -. 2-©2¿©5+2c++2cxzcxccse2 98Bang 3.11: Sức chứa các điểm DLNN tỉnh Lâm Đồng - 5-52 525522 99

Bảng 4.1: Mẫu nghiên cứu theo địa bàn khảo sát 2- 2552 ++52>s+ss55+2 102

Bảng 4.2: Một số đặc điểm của hộ điều tra -.:-¿©22©2++2c++vcvxrervrrrres 103Bảng 4.3 Kết quả hồi quy mô hình 1 các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham giaDLNN của hộ nông dân tinh Lâm Đồng 2- 2-2 2 S2 £2E£2E£+EE+E+zE+zEzEszrs 104

Bang 4.4 Ước lượng xác suất tham gia DLNN của hộ nông dân 107

Bang 4.5 Kết quả kiểm định t đối với mẫu độc lập — kiểm định sự khác biệt giữa hai

nhóm hộ có tham gia và không tham gia DLNN - «5< +< << 109

Bảng 4.6 Kết quả hồi quy khoảng mô hình 2 dự đoán kết quả kinh doanh của các hộ

kinh doanh DLNN - G6 1 1H HT TH ng TH nh Hệ 110

Bang 4.7 Các hoạt động và dịch vụ DLNN tỉnh Lâm Đồng - 112

Trang 10

Bang 4.8 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến cung DLNN tinh Lâm Đồng 115Bang 4.9 Thông tin về mẫu nghiên cứu - 2-2 2s ++££+££+Ez+E++E++Ezzzszzszrx 116Bảng 4.10 Tông hợp các thang đo - -:- +5 SE+SE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrkrrkrree 116Bang 4.11 Tổng hợp thang đo mới -2- 2© ¿2 2£ E£2E++E+£EE£2EE+EEerkezrxrrxerre 117Bảng 4.12 Kết quả hồi quy mô hình 3 các yếu tô ảnh hưởng đến quyết định lựa chọnđiểm đến DLNN của khách du lịch tỉnh Lâm Đồng -2- 2 2 22 25225s 120Bảng 4.13: Mức độ tác động của biến độc lẬP - SG St Hy Hye 122

Trang 11

DANH MUC HINH VE, SO DO

Hinh 1.1 Vi tri DLNN trong hé thong du lich hiện đại - 555 2<<<++<<<+ 22Hình 1.2: Sơ đồ tương quan giữa nông nghiệp và DLNN -. - 55+ 23

Hình 1.3 Mô hình phát triển du lịch nông nghiỆp 2-2 2 2 2 22522522 +£‡ 25

Hình 1.4 Các yếu tố quan trọng dé phát triển du lịch nông nghiệp 26

Hình 1.5: Khung phân tích phát trién DLNN 2 2 2 s+s++££+£+z£+zzzzxze2 49

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu của luận ấn - 55+ **++++seseeexeeereeess 53

Hình 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia DLNN của hộ nông dân

Trang 12

MỞ DẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, có vai trò quan trọng góp phan phát triển

nên kinh tế Việt Nam nói chung, Lâm Đồng nói riêng, cụ thể: Theo Cục Du lịch Quốc

gia Việt Nam (2020) cho thấy năm 2019, đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP củaViệt Nam là 9,2%, tông thu từ khách du lịch đạt 755 nghìn ty đồng (tương đương

32,8 tỷ USD), đóng góp của ngành du lịch vào GDP của Việt Nam đã đạt được những

hiệu quả đáng kê, tuy nhiên năm 2020 do tình hình dich Covid 19 diễn biến phức tạplàm cho ngành du lịch Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, đóng góp của du lịch vàoGDP là 3,58%, năm 2021 giảm xuống chỉ còn 1,97%, sau khi mở cửa du lịch quốc tế

từ ngày 15/3/2022, ngành Du lịch Việt Nam đã đạt được những tín hiệu phục hồi tíchcực, năm 2022 ngành du lịch vượt 23% so với kế hoạch Theo Tỉnh ủy Lâm Đồng(2022a, 2022b) cũng chỉ rõ “Giai đoạn 2016 - 2020, tông thu từ khách du lịch là

52.164 tỷ đồng, chiếm 2% doanh thu từ hoạt động du lịch của cả nước”, tỷ trọng

ngành du lịch - dịch vụ trong GRDP toàn tỉnh Lâm Đồng đến cuối năm 2020 đạt

40,5%, năm 2021 đạt 38,8%, năm 2023 đạt 38,42%, những con số này cho thấy ngành

du lịch là một trong những ngành chủ lực của tỉnh Lâm Đồng Nhận thức được vai

trò quan trọng của ngành du lịch, Bộ Chính trị (2017) đã đặt mục tiêu để ngành Dulịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đây phát triển kinh

tế - xã hội, Bộ Chính trị (2022) đã đưa ra nhiệm vụ cho tiêu vùng Nam Tây Nguyên(trong đó có tỉnh Lâm Đồng) cần tập trung phát triển dịch vụ, du lịch chất lượng cao,nông nghiệp công nghệ cao Mặt khác, Lâm Đồng được thiên nhiêu ưu đãi, có nhiềuthuận lợi để ngành nông nghiệp phát triển, đặc biệt là NNƯDCNC và ngành nôngnghiệp của tỉnh đang đóng góp rất lớn cho GDP của tỉnh (trên 50%) với các sản phẩmnhư Tra, Cà phê, Rau, Hoa, Bò sữa Tổng diện tích gieo trồng nông nghiệp năm 2022của Lâm Đồng đạt 400.867 ha, diện tích NNƯDCNC đạt 65.308 ha, lũy kế đến hếtnăm 2022 toàn tỉnh có 07 vùng được công nhận sản xuất NNUDCNC với tổng diện

tích 1.195 ha Cùng với mục tiêu chung của khu vực, tan dụng lợi thế về tài nguyên

nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã hình thành sản phẩm DLNN mang nét đặc trưng của

địa phương.

Trang 13

Về ngành du lịch, giai đoạn năm 2016 đến 2019 lượt khách du lịch đến thànhphố Đà Lạt - Lâm Đồng mỗi năm tăng 8,9% nhưng năm 2020 do ảnh hưởng của dịchCovid-19 nên giai đoạn năm 2020 đến năm 2021 khách du lịch đến Lâm Đồng giảm

mạnh, đặc biệt là khách quốc tế, tong khách du lịch năm 2021 đạt 2.191 ngàn lượt

khách, giảm 48,1% so với cùng kỳ năm 2020 (Tỉnh ủy Lâm Đồng, 2022a) Nhìnchung, ngành du lịch của tỉnh Lâm Đồng đã đạt được các con số khá ấn tượng nhưng

khi dịch Covid-19 xảy ra thì ngành du lịch của tỉnh vẫn bị ảnh hưởng nặng nề, dé

giảm thiểu tác động của yếu tố rủi ro tương tự thì việc da dang hóa sản phẩm du lịch

là cần thiết

Lâm Đồng chính thức quan tâm mô hình DLNN vào năm 2015, là địa phương

di đầu tại Việt Nam về việc thí điểm mô hình DLNN, DLNN của tỉnh đã dé lại ấn

tượng tích cực đối với khách du lịch, toàn tỉnh có 33 điểm DLNN đạt chuẩn và được

công nhận Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thé của các

cơ quan nhà nước có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện diém DLNN dan đến

có rất nhiều điểm DLNN tự phát, hoạt động nhỏ lẻ của hộ nông dân, các hộ nông dânkinh doanh DLNN còn thụ động trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh,khai thác, mở rộng thị trường và chưa có sự đầu tư đúng mức cho phát trién DLNN,

kỹ năng giao tiếp, chuyên môn nghiệp vụ về du lịch của người dân tham gia du lịch

nông nghiệp còn hạn chế, vì vậy lượng khách tăng trưởng qua các năm nhưng tỷ lệkhách sử dụng sản phẩm DLNN, khách quốc tế còn thấp, nguồn lực đầu tư cho DLNNchưa mạnh, nhiều dự án đầu tư cho DLNN đạt hiệu quả chưa cao, sản phẩm DLNNcòn ít, trùng lắp, thiếu sự mới lạ, hap dẫn khách du lịch (UBND tinh Lâm Đồng, 2015;Tỉnh ủy Lâm Đồng, 2020a; Tỉnh ủy Lâm Đồng, 2022a) Tỉnh Lâm Đồng đặc biệtquan tâm đến vai trò của nông dân và các doanh nghiệp du lich, tinh cho thấy dé pháttriển DLNN thành công thì cần có sự đóng góp của người dân, hộ nông dân trongviệc hình thành và xây dung các sản phâm DLNN (Tinh ủy Lâm Đồng, 2022a) Tuynhiên, hiện nay ngành DLNN vẫn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư, đặc biệt chưa

thu hút được nhiều hộ nông dân địa phương tham gia vào DLNN (Tỉnh ủy Lâm Đồng,

2020b) Bên cạnh đó, nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao, đòi hỏi phải có nhiềusản phẩm du lịch mới dé đáp ứng nhu cầu của du khách, DLNN là xu hướng phát

Trang 14

triển tất yếu của ngành du lịch Lâm Đồng, góp phan đa dạng hóa thu nhập cho hộnông dân, tạo ra sản phâm du lịch hấp dẫn thỏa mãn nhu cầu của du khách, góp phầnphát triển DLNN.

Đối với các nghiên cứu trước cũng đã nhấn mạnh đề phát triển DLNN, đặcbiệt là ở các nước đang phát triển thì cần phải nghiên cứu hành vi của cả bên cungDLNN và cầu DLNN (Vazin & Zamani Alavijeh, 2023), vai trò của hộ nông dân

trong phát triển DLNN ngay càng được chú ý, đặc biệt là sự tích cực, chủ động của

người dân trong việc tham gia DLNN cùng với hiệu quả khi hộ tham gia kinh doanh

DLNN (Pratt at al., 2022; Bhatta at al., 2019; Brandano at al., 2018) Mặt khác, Huber

at al (2020), Juschten & Hössinger (2021), Ganzon & Fillone (2013) cho thấy cầnphân tích cầu DLNN, việc tìm hiểu nhu cầu của khách du lịch giúp cho hộ nông dânkinh doanh DLNN và các cá nhân, tổ chức liên quan có hoạt động DLNN hiệu qua

hơn.

Với tình hình thực tế và bối cảnh nghiên cứu nêu trên, để góp phần nâng caohiệu quả, phát triển du lịch nói chung, DLNN nói riêng thì nghiên cứu đề tài Pháttriển du lịch nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng là thực sự cần thiết, từ đó làm cơ sở choviệc xây dựng các giải pháp nhằm góp phan phát triển DLNN

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của luận án là phân tích chung thực tiễn của DLNN kết

hợp với xác định và lượng hóa các yếu tô anh hưởng đến cung DLNN, các yếu tố anhhưởng đến cầu DLNN nhăm đề xuất các giải pháp góp phần phát triển DLNN tỉnhLâm Đồng trong thời gian tới

Mục tiêu cụ thế:

Thứ nhất, dựa trên cơ sở lý thuyết, tổng quan nghiên cứu dé xây dựng các môhình lý thuyết bên phía cung DLNN (quyết định tham gia DLNN, hiệu quả kinh doanh(thu nhập) của hộ nông dân kinh doanh DLNN) và phía bên cầu DLNN (lua chonđiểm đến DLNN của du khách)

Thứ hai, lượng hóa, kiểm định và xác định các mô hình phía bên cung DLNN:

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào DLNN, các yếu tố ảnh hưởng đếnthu nhập của hộ nông dân tham gia kinh doanh DLNN; Lượng hóa, kiểm định và xác

Trang 15

định các mô hình phía bên cầu DLNN: các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọnđiểm đến DLNN của khách du lịch.

Thứ ba, phân tích chung thực trạng phát triển du lịch, DLNN tại tỉnh LâmĐồng, qua đó đánh giá thành tựu và hạn chế, từ đó góp phan làm cơ sở đề xuất cácgiải pháp nhằm phát triển DLNN

Thứ tw, trên cơ sở phân tích lý luận, thực trang chung về phát triển DLNN vathực tiễn cung và cầu DLNN, luận án đề xuất các giải pháp nhằm thúc đây phát triển

DLNN 6 tinh Lâm Đồng.

Câu hỏi nghiên cứu

Luận án tập trung giải quyết các câu hỏi sau:

Thứ nhất, dựa trên tông quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết thì các yếu tố nào

phía bên cung DLNN và các yếu tố nào phía bên cầu DLNN ảnh hưởng đến phát triển

DLNN?

Thứ hai, mức độ tác động của các yếu tố phía bên cung DLNN và mức độ tác

động của các yếu tố phía bên cầu DLNN tại tỉnh Lâm Đồng như thế nào?

Thứ ba, thực trạng chung về tình hình phát triển du lịch, DLNN ở tỉnh LâmĐồng từ 2015 đến năm 2023 như thế nào?

Thứ tw, cần có những giải pháp gì nhằm thúc đây phát triển DLNN ở tỉnh LâmĐồng trong thời gian tới?

3 Đối tượng nghiên cứu

Hiện nay, khái niệm DLNN vẫn còn khá mới mẻ, phát triển DLNN tỉnh LâmĐồng vẫn chưa thu hút được hộ nông dân tham gia, chưa có chiến lược phát triển dàihạn nên có nhiều hộ nông dân tham gia hoạt động DLNN tự phát, quy mô nhỏ Mặtkhác, Bhatta at al (2019) đã cho thay dé DLNN được phát trién tốt hơn tại các nướcđang phát triển (những nước có mô hình DLNN còn khá mới mẻ, phát triển muộnhơn so với các nước phát triển) thì sự sẵn sàng tham gia DLNN của hộ nông dân làyếu tố đầu tiên góp phan, tạo nền tảng cho phát triển DLNN Bên cạnh đó, nhu cầu

về du lịch đòi hỏi ngày càng cao, nhất là các sản phâm du lịch mới như DLNN nên

việc đáp ứng nhu cầu của du khách là điều cần thiết trong phát triển DLNN Do đó,đối tượng nghiên cứu là cung và cầu DLNN để tìm ra các yếu tố thúc day phát triển

Trang 16

DLNN tại tinh Lâm Đồng, đối tượng khảo sát là hộ nông dân và khách du lịch tại

Về phía cầu, luận án sử dụng biến phụ thuộc là quyết định lựa chọn diém đến DLNNcủa khách du lịch dé tìm hiểu sở thích của khách du lịch đối với DLNN 7# hai, luận

án đánh giá thực trạng phát triển du lịch, DLNN tỉnh Lâm Đồng nói chung để thấy

được bức tranh tong thé về phát triển DLNN tỉnh Lâm Đồng

Pham vi vê không gian: Nghiên cứu thực hiện trên địa ban tỉnh Lâm Đồng vớisáu điểm: Đức Trọng, Lâm Hà, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, Đơn Dương, Lạc Dương.Đây là những khu vực có tiềm năng phát triển NNUDCNC, là những khu vực namtrong kế hoạch phát triển du lịch, DLNN của tỉnh Lam Đồng

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển du lịch, DLNN

ở tỉnh Lâm Đồng dựa vào tài liệu qua các năm từ năm 2015 đến năm 2023 qua số liệuthứ cấp, đồng thời đánh giá thực trạng qua số liệu sơ cấp được thực hiện tháng 7, 8,

9 năm 2019 và tháng 6, 7 năm 2023.

5 Những điểm mới của luận án

So với các công trình nghiên cứu trước đây về DLNN tại Việt Nam nói chung,

Lâm Đồng nói riêng, luận án đã phân tích phát triển DLNN ở cả phía cung và cầuDLNN ở tỉnh Lâm Đồng, đây là điểm khác biệt và không trùng lắp với các nghiên

cứu trước.

6 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo, kết cấu của luận

án bao gồm năm chương, cụ thể như sau:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển du

Trang 17

lịch nông nghiệp.

Chương 2 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu.

Chương 3 Thực trạng phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng

Chương 4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung, cầu du lịch nông nghiệp

Chương 5 Gợi ý chính sách nhằm phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh Lâm

Đồng.

Trang 18

CHƯƠNG 1 TÔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

LUAN VE PHAT TRIEN DU LICH NÓNG NGHIEP

1.1 Các nghiên cứu liên quan đến du lịch nông nghiệp

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Thứ nhất, nghiên cứu phát triển DLNN dưới góc độ phân tích cung du lịch

nông nghiệp.

Matyakubov at al (2022) cho thấy một trong những rào cản đối với cungDLNN là năng lực của hộ nông dân và sự thiếu sự sẵn lòng của họ, hộ nông dân coiDLNN là một loại hình du lịch phức tạp hơn vì nông dân không có đủ kiến thức về

những việc cần làm và cách phát triển du lịch nông nghiệp tai trang trại của họ Détham gia cung ứng DLNN, nông dân cần có những khả năng và kỹ năng cần thiết,

một số trong đó bao gồm các yếu tố thương mại và nguồn lực cơ cấu Kizos &Iosifides (2007), Sharpley (2002) đã chứng minh dé phát triển DLNN thi cần phântích phía cung nhằm nhận diện được yếu tố tạo động lực cho cung DLNN Sharpley(2002), Evans & Ilbery (1992) cũng nghiên cứu cung DLNN và cho thấy yếu té thu

nhập, tài chính có vai trò lớn trong việc duy trì các dịch vụ, hoạt động DLNN, quy

mô hoạt động, thu nhập của hộ nông dân và đáp ứng nhu cầu DLNN và góp phầnphát triển DLNN Trong khi đó Lundmark & Miiller (2010), Phelan & Sharpley(2012) lại cho thay dé phát triển cung DLNN cần có sự tham gia của hộ nông dân dé

cung cấp các sản phâm DLNN, các yếu tố liên quan đến kỹ năng, trình độ, kiến thức

sẽ ảnh hưởng đến quyết định tham gia DLNN, ảnh hưởng đến kha năng tổn tại và

cũng đồng quan điểm với các nghiên cứu trên là nhu cầu DLNN sẽ thu hút, tạo độnglực để hộ nông dân tham gia DLNN

Trong một nghiên cứu về DLNN tại Đức, Oppermann (1995) đã phát hiện rađộng cơ của hộ nông dân kinh doanh DLNN, động cơ tác động đến hoạt động DLNNcủa du khách và sự tồn tại của DLNN góp phan thúc day cung DLNN, nghiên cứucho thấy hơn 80% các hộ nông dân kinh doanh DLNN là nhỏ lẻ, chưa đạt chuẩn sovới quy định pháp lý, hầu hết nông dân đều gặp khó khăn đối với chi phi đầu tư, nhận

thức về cách quản lý còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, kiến thức về du lịch Mặt khác

DLNN được xem như giải pháp tạo ra thu nhập cho hộ, tạo công ăn việc làm cho các

Trang 19

thành viên trong gia đình, góp phần phát triển du lịch, tuy nhiên sự đóng góp này chỉchiếm ty lệ nhỏ, chưa xứng với tiềm năng Khi so sánh phản héi của nông dân kinhdoanh DLNN và du khách về động cơ du lịch của du khách thì đều cho thấy yếu tố

tài nguyên du lịch, các hoạt động tham quan có tác động đáng ké, những điểm DLNN

đạt được sự thành công là những điểm có sự tương tác tốt với du khách, họ hiểu nhucầu của du khách và có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu của du khách, còn những

điểm DLNN bị ngừng hoạt động là những điểm không thấy hết được động cơ của du

khách nên chưa có sự điều chỉnh phù hợp

Trong nghiên cứu của Barbieri (2013) tại Hoa ky đã cho thấy các nhóm yếu tốkinh tế ở cấp vi mô (hộ gia đình) như yếu tố thu nhập, nhóm yếu tố xã hội như laođộng, nhóm yếu tố văn hóa xã hội như tạo việc làm cho phụ nữ và các thành viêntrong gia đình, số năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nhóm yếu tố về môi

trường như cải thiện môi trường sống cho động vật hoang đã, quản lý chất thải cho

điểm DLNN có tác động đáng ké đến cung DLNN, đồng quan điểm với quan điểm

này có nhóm tác giả Tew & Barbieri (2012), McGehee (2007), Ollenburg & Buckley (2007), Veeck at al (2006), Fleischer & Tchetchik (2005) và Carlsen at al (2001).

Trong khi đó Choo & Jamal (2009) và Barbieri & Mshenga (2008) lại cho thấy việcbảo vệ tài nguyên nông nghiệp, di sản địa phương và kiến thức nông nghiệp của hộ

nông dân ảnh hưởng đến cung DLNN

Thúc đây cung DLNN đạt hiệu quả liên quan chặt chẽ đến lợi ích của các hộnông dân khi tham gia DLNN, Barbieri & Tew (2016) đã chứng minh lợi ích kinh tếảnh hưởng đến cung DLNN của các hộ nông dân ở Missouri, kết quả cho thấy DLNN

có tác động tích cực đến lợi nhuận của nông dân, phần lớn các nông dân sau khi tham

gia DLNN đều có lợi nhuận tăng gấp hai hoặc nhiều hơn, điều này đóng góp lớn chothúc đây cung DLNN, góp phan phát triển DLNN 6 Missouri Kết quả cũng cho thayyếu tố diện tích, hoạt động phi nông nghiệp của nông dân, số lượng du khách, yếu tốtài nguyên nông nghiệp, yêu tố quản lý tác động đến cung DLNN, yếu tố khoảng cáchkhông tác động đến hoạt động DLNN Nghiên cứu cũng chỉ rõ nông dân cần đầu tưnhiều về yêu tố lao động, thời gian dé hoạt động DLNN phát triển tốt hơn, đặc biệt lànhững người mới tham gia DLNN, việc hộ nông dân nhận thức được các chiến lược

Trang 20

tiếp thị đa dạng cũng tác động tích cực đến cung DLNN Tuy nhiên, kết quả củanghiên cứu cho rằng phần lớn nông dân không bán hàng trực tiếp được từ hoạt độngDLNN, trong khi các hộ nông dân đều tin tưởng răng việc bán hàng trực tiếp có giatăng và lợi nhuận cũng tăng khi có hoạt động DLNN, điều này cho thấy cần có mộtnghiên cứu khác trong tương lai phân tích lợi ích kinh tế của DLNN.

Bagi & Reeder (2012) cũng đồng quan điểm với Barbieri & Tew (2016) vàcho thấy vai trò lợi ích của hộ nông dân khi tham gia hoạt động du lịch sẽ ảnh hưởngđến cung DLNN, dựa trên lợi ích tối đa nghiên cứu đã phân tích sự lựa chọn của nôngdân giữa hoạt động nông nghiệp truyền thống và hoạt động nông nghiệp có kết hợp

du lịch, nghiên cứu chỉ rõ quyết định có tham gia hay không vào DLNN của nôngdân bị tác động bởi diện tích đất sở hữu (không phải đất thuê) và DLNN giúp cho

nông dân kiếm thêm thu nhập từ diện tích đất này Một điểm DLNN có nhiều hình

thức cho du khách tham gia trải nghiệm như đi bộ tham quan, được săn bắn, câu cáhoặc các hoạt động giải trí khác tại điểm du lịch, những hoạt động này sẽ thu hút dukhách, tạo cơ hội tăng doanh thu cho nông dân, việc bảo tồn tài nguyên đất, danh lamthắng cảnh của vùng nông nghiệp, động vật hoang dã cũng góp phần giúp cung DLNNphát triển Sự quyết định của nông dân cũng bị ảnh hưởng đáng ké từ yếu tố đặc điểm

của chủ hộ (độ tuôi, trình độ học vấn, khả năng tiếp cận Internet của chủ hộ, chủ hộ

có sử dụng tư vấn quản lý hay không), vị trí khu vực mà điểm DLNN đang tọa lạc

Nghiên cứu này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà quản lý du lịch, cácchuyên gia khuyến nông và những cá nhân khác ở địa phương nhăm thúc day pháttrién DLNN Mặt khác nông dân có thé sử dụng kết quả nghiên cứu nay dé đánh giá

điểm mạnh, điểm yếu của họ dé đưa ra kế hoạch hoạt động DLNN cho phù hợp,

nghiên cứu cũng nhắn mạnh rằng những khu vực mà nông dân có nhiều khả năngtham gia DLNN nhất không nhất thiết phải là những nơi có DLNN tạo ra thu nhậpnhiều nhất, nó cho thấy có sự khác biệt đáng ké về thu nhập trên mỗi điểm DLNN(như loại hình DLNN, các hoạt động tại điểm DLNN), điều này mở ra hướng nghiên

cứu mới đề phân tích các yếu tố đóng góp cho việc tham gia của người dân sẽ mang

lại lợi ích công cộng lớn nhất như (lợi ích về môi trường, lợi ích về sức khỏe)

Nhóm tác giả Anthony at al (2017) đã sử dụng thuyết hữu dụng (lý thuyết về

Trang 21

lợi ích) để phân tích mức thỏa dụng tối đa mà hộ nông dân mong đợi có được từ việc

tham gia DLNN dé quyết định có tham gia hay không, kết quả cho thấy biến tác động

lớn nhất đến quyết định tham gia DLNN là trình độ học van, tiếp đó là yếu tố chủng

tộc, yếu tố khoảng cách, thu nhập hộ gia đình trước thuế, kết quả này tương đồng với

các nghiên cứu trước như Bagi và Reeder (2012) và cung cấp thông tin hữu ích chocác chuyên gia khuyến nông, các nhà hoạch định chính sách cho các chương trìnhđào tạo, hỗ trợ kỹ thuật cho hộ nông dân, nhất là những người nông dân có trình độhọc van hạn chế, họ gặp khó khăn khi tham gia DLNN Tại một vùng Tây Bắc nước

Y, Broccardo at al (2017) đã phân tích các yêu tô thành công trong việc cung ứngDLNN6 Piedmont và kết qua chứng minh yếu tô lao động (bao gồm cả số lượng vachất lượng) là chìa khóa giúp cho cung DLNN phát triển thành công, một yếu tố quan

trọng khác có tác động đến cung DLNN là yếu tổ tài chính thé hiện qua các khoảnđầu tư của nông dân, yếu tố nhận thức của nông dân về phân khúc khách hàng của

họ.

Cũng tiếp cận ở khía cạnh lợi ích kinh tế, một số tác giả cho thấy hộ nông dântham gia DLNN có vai trò quan trong dé phát triển DLNN, trong đó yếu té thu nhập,quy mô diện tích, các hoạt động sản xuất nông nghiệp tác động đến cung DLNN

(Barbieri & Mahoney, 2009; Nickerson at al., 2001) Mặt khác, Barbieri & Tew

(2010) cũng khang định thêm dé cung DLNN that sự hiệu quả thi ngoài yếu tổ thunhập, quy mô diện tích của hộ kinh doanh DLNN có tác động không nhỏ thì một sốyếu tố khác cũng có tác động đáng ké như yếu tố kỹ năng quản lý, quảng cáo, xúctiến DLNN Đồng quan điểm, nhóm tác giả Chang at al (2019), Sharpley (2007),Veeck at al (2006), Reeder & Brown (2005), Che at al (2005) cho thay viéc tang thunhập của các hộ nông dân kinh doanh DLNN sẽ góp phan day nền kinh tế phát triểnthông qua việc tăng thuế, tạo việc làm, thu nhập cho cư dân địa phương và từ đó tạođộng lực cho hộ nông dân quyết định tham gia du lịch

Ở khía cạnh lợi ích xã hội, Ollenburg & Buckley (2007), Veeck at al (2006),

Fleischer & Tchetchik (2005) va Carlsen at al (2001) nhấn mạnh nhóm yếu tố tạo

việc làm cho các thành viên trong gia đình, bảo vệ tài nguyên nông nghiệp sẽ thúc

đây cung DLNN

Trang 22

Ở khía cạnh lợi ích môi trường, nhóm tác gia Lee (2013), Choo & Jamal(2009), Carlsen at al (2001) va Lane (1994) chỉ rõ dé cung DLNN dat hiéu qua canquan tâm đến việc bảo tồn môi trường sống tự nhiên, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

và dé làm được điều này thì yếu tổ trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng của hộ

nông dân về nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn và cũng chứng minh sự tham giaDLNN đối với hộ nông dân ảnh hưởng đến cung DLNN

Mặt khác tại Michigan, Veeck at al (2016) cho thấy yếu t6 thu nhập của các

hộ nông dân tham gia DLNN liên quan chặt chẽ đến cung DLNN, các hộ tham gia

DLNN đã có sự đổi mới, đã vượt ra ngoài các hoạt động truyền thống (hoạt động trải

nghiệm hái trái cây tại vườn, đi xe ngựa, tham quan vườn bách thú) và ngày càng có

sự thay đôi liên quan đến đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, hoạt động và tiếp thị, các

nguồn thu nhập mới từ các lớp học về sản xuất bia, rượu táo, mật ong, kéo sợi, làm

nước hoa, câu cá, các lớp giáo dục Nghiên cứu đã cho thấy yếu tố doanh thu từ việc

bán thực phẩm, hàng lưu niệm, đặc sản địa phương cho khách du lịch, sản phẩm

DLNN hap dẫn, da dạng, quy mô diện tích góp phan làm tăng doanh thu cho hộ giađình Nghiên cứu này cũng chỉ rõ tầm quan trọng của DLNN đối với các vùng nôngthôn ở Michigan và trên toàn quốc, doanh thu hàng năm thu được từ hoạt động DLNN

là hơn 430 triệu đô la, cung cấp việc làm cho hơn 4.000 nhân viên toàn thời gian và

28.000 nhân viên bán thời gian Đồng thời cũng cho thấy mối lo ngại về sự phân chia

ngày càng tăng giữa các nhà khai thác DLNN lớn và nhỏ, điều này mở ra một hướngnghiên cứu mới trong tương lai dé tìm ra giải pháp rút ngắn khoảng cách này Cùng

hướng phân tích của Veeck at al (2016) ở khía cạnh cung DLNN thì Tew (2010) đã

cho thấy yếu tố liên quan đến chủ hộ nông dân như tuổi, kinh nghiệm về nông nghiệp,

kiến thức, kỹ năng về quảng cáo, tiếp thị sẽ ảnh hưởng lớn đến các quyết định của hộkinh doanh DLNN, ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ Ngoài ra, nhóm yếu tố đặc điểm

hộ nông dân như diện tích, các loại hoạt động dịch vụ DLNN, lao động cũng có ảnh

hưởng Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố tài nguyên nông nghiệp, kinh

nghiệm của chủ hộ và các chính sách marketing, quản lý sẽ mang lại nhiều lợi ích

cho các hộ kinh doanh DLNN, cộng đồng dân cư địa phương Xét từ góc độ kinh tế,việc đa dạng hóa hoạt động nông nghiệp giúp kinh tế ôn định hơn và hộ nông dân sẽ

Trang 23

có thu nhập cao hơn, nếu nền kinh tế suy thoái thì các hoạt động DLNN là giải phápthay thế hoặc bồ sung thu nhập cho hộ gia đình, điều này có vai trò quan trọng trongbối cảnh ngành nông nghiệp có nhiều thay đổi, chi phí yêu tố đầu vào tăng Khi

DLNN phat triển sẽ tạo ra thu nhập, việc làm cho các hộ nông dân khi tham gia vào

hoạt động du lịch, các lợi ích khác như việc duy trì lối sống nông thôn, tạo cơ hộiviệc làm cho thanh niên tại các vùng nông thôn Cộng đồng địa phương cũng đượchưởng lợi từ việc nâng cao nhận thức và bảo tồn văn hóa địa phương, đặc biệt là ởkhía cạnh sản xuất và chuẩn bị thực phẩm của du lịch trong môi trường nông nghiệp.Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa phân tích được tác động kinh tế của DLNN đối vớinông dân như lợi ích tiếp thị của nó nên cần có các nghiên cứu khác trong tương lai

dé đánh giá tác động của DLNN đối với thị phần về mặt số lượng khách hàng, nhận

thức về sản phẩm nông nghiệp và bán các sản phẩm khác nông nghiệp đến du khách

Theo Nickerson at al (2001) thì cũng DLNN không chỉ liên quan chặt chẽ với

yếu t6 thu nhập mà còn liên quan đến yếu tố khác như theo đuổi một thách thức mới,

sở thích mới Nhóm tác gia Barbieri (2009), Ollenburg & Buckley (2007) cho thấynhóm yếu tố xã hội như giáo dục về nông nghiệp, theo đổi lối sống ở nông thôn tácđộng đến DLNN Hay mong muốn dành thời gian cho gia đình sẽ thúc đây hộ nông

dân tham gia DLNN (McGehee, 2007).

Thứ hai, nghiên cứu phát triển DLNN dưới góc độ phân tích cau du lịch

nông nghiệp.

Theo nội dung trên là phần tổng quan về phía cung DLNN, ở khía cạnh kháccho thấy nhu cầu của khách du lịch cũng tác động đến phát trién DLNN, một số tác

giả như Getz & Brown (2006) đã chỉ rõ vai trò của cầu DLNN đối với phát triển

DLNN trong phân tích nhu cầu của người tiêu dùng khi quyết định lựa chọn điểm đến

du lịch rượu vang Nghiên cứu cho thấy tác động lớn nhất đến nhu cầu của du khách

là sản phẩm rượu vang cốt lõi, tiếp theo đó là sự thân thiện của nhà máy rượu với dukhách, đội ngũ nhân viên có hiểu biết, lễ hội rượu và yếu tố sự quen thuộc nhà máy

rượu vang Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng làm sáng tỏ định nghĩa về du lịch

rượu vang từ góc độ trải nghiệm của người tiêu dùng và việc nghiên cứu này là cầnthiết dé phát triển ngành du lịch rượu vang Tuy nhiên, phương pháp chon mẫu của

Trang 24

nghiên cứu là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện đối với khách du lịch lànhững người đã từng uống rượu vang, phương pháp này chưa xem xét nhu cầu dulịch rượu vang đối với những du khách không uống rượu vang, nên cần có một nghiên

cứu tông thé trong tương lai về cả hai nhóm du khách tiềm năng này Đồng quan

điểm, Ammirato at al (2020) nói rõ sự hiểu biết về động cơ và sở thích của khách dulịch rat cần thiết cho phân tích cầu DLNN dé từ đó các điểm DLNN đưa ra các thôngtin quảng bá nhằm đáp ứng mong đợi của họ về những trải nghiệm DLNN

Trong khi đó, Huber at al (2020) đã chứng minh các yếu tố tác động nhiềunhất đến nhu cầu của du khách là yếu tố khả năng tiếp cận với thiên nhiên, khả năngmua thực phẩm trong vùng, kết quả cho thấy hai nhóm khách hàng tiềm năng vàkhách hàng tại diém DLNN chỉ khác nhau đáng kê với hai đặc điểm là hành vi tiêudùng và sự thoải mái khi trải nghiệm tại điểm DLNN, còn các yếu tố khác như ưu đãi

về âm thực, cuộc sống nông thôn ít tác động hơn đối với khách hàng của điểm DLNN

Việc thu thập dữ liệu tại các hội chợ thương mại và các doanh nghiệp DLNN đã loại

trừ một số khách hàng tiềm năng từ các vùng khác, đất nước khác nên trong tương laicần có một cuộc khảo sát rộng hơn để phân tích nhu cầu cho tất cả khách DLNN tiềm

năng.

Đề tạo được thu hút, hap dẫn khách du lich và tạo điều kiện chuyên đổi phương

thức kinh doanh của hộ nông dân thì cần hiểu rõ hơn về các yếu tô thúc đây quyếtđịnh lựa chọn điểm đến của khách du lịch và Juschten & Hössinger (2021) cho thấy(1) lựa chọn điểm đến và phương thức vận chuyền là các quyết định đan xen, (2)

khách du lịch sử dụng ô tô và phương tiện giao thông công cộng cảm nhận khác nhau

về thời gian và khoảng cách di chuyền, (3) sự hiện diện của trang web chất lượng cao

là yếu tố thu hút điểm đến mạnh nhất, (4) khả năng đi bộ tạo điều kiện cho cả điểmđến và phương tiện giao thông công cộng, và (5) tính di chuyển hàng ngày và khách

du lịch được kết nối thông qua phương thức di chuyên cơ bản tại địa phương Mặc dùnghiên cứu này đã cung cấp thông tin hữu ích giữa phương thức vận tải và quyết định

lựa chọn điểm đến DLNN của du khách nhưng kết quả của nó trái ngược với các

nghiên cứu trước đây về phương thức du lịch nên cần có nghiên cứu sâu hơn về lýthuyết và thực nghiệm đề tìm hiểu mối quan hệ giữa chúng Ganzon & Fillone (2013),

Trang 25

Maille & Mendelsohn (1993) cho thấy yếu tố mục đích chuyên đi, ngân sách ăn uống

so với ngân sách đi du lịch, nguồn thông tin điểm đến, giới tính, tần suất đi nghỉ trongnăm, tỷ lệ giữa ngân sách và thu nhập trong năm có ảnh hưởng đến quyết định dukhách chọn gói DLNN trong chuyến du lịch của họ

Tại khu vực Trung Dai Tay Dương, Hoa Ky, Govindasamy & Kelley (2014)

đã sử dung thuyết lợi ích ngẫu nhiên dé phân tích kha năng người tiêu dùng DLNNdựa trên các đặc điểm hành vi và nhân khẩu hoc của người tham gia và đã chứngminh những người tham gia hoạt động DLNN nghĩ rằng sự đa dạng về nông sản, giá

cả ở chợ trực tiếp tốt hơn ở siêu thị, ngoài ra yếu tố nhân khâu học tác động đáng kểđến hành vi tiêu dùng của họ, những người trên 50 tuổi, làm nghề tự do có khả năngtham gia nhiều hơn, kết quả nghiên da khang định răng việc thu hút người tiêu dùng

có vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch rượu vang Tuy nhiên, tác giả nàychưa phân tích yếu tố liên quan đến các chương trình khuyến mãi, quảng cáo hoặc

các chương trình tiếp thị tại điểm DLNN ảnh hưởng như thé nào đến hành vi củakhách du lịch Tenie & Fintineru (2020) cho thấy kết quả tương tự đó là yếu tổ sảnphẩm nông nghiệp, diện tích đồng cỏ, ao hồ, môi trường tự nhiên tác động lớn đếncầu DLNN, ngoài ra còn có yếu tố cơ sở hạ tang tác động đến cầu DLNN của khách

du lịch Mặc dù Tenie & Fintineru (2020) đã phân tích khá nhiều yếu tố nhưng nhóm

tác giả này cũng chưa phân tích yếu tố quảng bá, thông tin điểm đến tác động đến cầu

DLNN Như vậy, cần có nhiều nghiên cứu hơn về yếu tố quảng bá, xúc tiến, các nềntảng xã hội, Internet tác động như thế nào đến cầu DLNN

Thứ ba, nghiên cứu phát triển DLNN dưới góc độ phân tích cung — cầu du

tích cả cung và cầu giúp hộ nông dân kinh doanh DLNN tăng khả năng nắm bắt và

đáp ứng nhu cầu của du khách Vazin & Zamani Alavijeh (2023) cho thấy dé pháttriển DLNN dựa trên cơ cấu cung cầu thì cần phải làm rõ sở thích của khách du lịch

Trang 26

cũng như xu hướng, khả năng của cộng đồng địa phương tham gia phát trién DLNN

Vì vậy việc phân tích sở thích của khách du lịch, sở thích và khả năng của người nông

dân đối với các hoạt động DLNN là thật sự cần thiết Kết quả cho thấy không có sự

phù hợp giữa nhu cầu (sở thích của khách du lịch) và cung (sở thích và khả năng của

người nông dân) đối với các hoạt động DLNN tại khu vực nghiên cứu, kết quả cũngchỉ rõ các sản phẩm và dich vụ giải trí nông nghiệp là một trong những yếu tố quan

trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến DLNN của du khách, về phía

những người nông dân thì yếu tố nhận thức ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và

xu hướng tham gia DLNN của nông dân Đồng quan điểm, Brandano at al (2018) đãchứng minh yếu tố thực pham, văn hóa, yếu tô truyền thống và chân thực hay yếu tôcảnh quan là những yếu tô quyết định sự lựa chọn tham gia DLNN giữa các điểmDLNN của du khách, một đóng góp nữa của nghiên cứu này là việc xác định các yếu

tố môi trường bên ngoài là yếu tố quyết định sự hấp dẫn đối với một điểm DLNN Ở

góc độ tiếp thị, việc kết nối cung cầu là điều cần thiết để xác định chiến lược pháttriển sản phẩm DLNN, điểm DLNN có khả năng làm hài lòng khách hàng thực tế vàtiềm năng, từ đó đề xuất các giải pháp cho các loại hình DLNN khác nhau dé thu hútkhách du lịch Lago (2017) cũng đã xem xét cả cung và cầu DLNN và chứng minh

rằng yếu tố an ninh, dịch vụ, cơ sở hạ tầng hỗ trợ tại điểm DLNN ảnh hưởng đáng kêđến động lực của khách du lịch ghé thăm điểm đến Còn đối với hộ nông dân kinh

doanh DLNN, việc đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch dựa trên yếu tố cơ sở hạtầng, trình độ học vấn của chủ hộ, đây là các yếu tố quan trọng đối với nguồn cungDLNN, kết quả đã chứng minh rằng DLNN tạo ra tinh thế đôi bên cùng có lợi cho cả

ngành nông nghiệp và du lịch, cả khách du lịch và hộ nông dân cũng nhận được lợi

ích từ DLNN Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa xét đến sự hỗ trợ của chính phủtrong phân tích và đây cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai

Mặt khác, Reiser (2009) đã nhân mạnh lợi ích của DLNN đối với phía cungDLNN và khách du lịch khi họ lựa chọn điểm đến DLNN, việc phát triển DLNN tạo

ra doanh thu cho các hộ nông dân và họ sẽ sử dụng thu nhập đó dé đầu tư phát triển

các sản phâm DLNN, hoàn thiện cơ sở hạ tang điểm đến DLNN nhằm thỏa mãn nhucầu ngày càng cao của khách du lịch Nghiên cứu về phát trên DLNN tại các nước

Trang 27

đang phát triển thì Bhatta & Ohe (2020) cũng có quan điểm tương tự và chỉ rõ để pháttriển DLNN phải dựa trên sự sẵn lòng tham gia DLNN của nông dân cũng như sựquan tâm của khách du lịch đối với các điểm đến DLNN, về phía cung thì yếu tốchính thúc đây hộ nông dân tham gia DLNN là nhóm yếu tố liên quan đến kinh tế vàcác thuộc tính của họ, về phía cầu DLNN bị ảnh hưởng bởi loại khách du lịch, kỳ

vọng của khách du lịch, khả năng chi tiêu và thời gian rảnh rỗi Còn Fleischer at al.

(2018), Arroyo at al (2013) đã chứng minh rằng sự phát triển DLNN ở các vùng, địa

phương khác nhau sẽ có sự khác biệt, nguyên nhân do khác biệt về khả năng chuyênchở, kết nối giữa các điểm DLNN, các loại điểm tham quan và do sự hỗ trợ của chínhphủ, nhà nước cho khu vực đó Vì vậy việc phân tích cung — cầu DLNN tai mỗi vùngkhác nhau là cần thiết dé phân tích cụ thé các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLNNtại vùng đó và đây cũng là khoảng trống cho các nghiên cứu trong tương lai

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, DLNN đã xuất hiện va phát triển ở một số khu vực như Cần Thơ,Bến Tre, Hội An, Quảng Ninh, Quảng Nam và có nhiều tác giả quan tâm và nghiêncứu về DLNN, cụ thể:

Thứ nhất, nghiên cứu phát triển DLNN dưới góc độ phân tích cung du lịch

nông nghiệp

Dinh Phi Hỗ & cộng sự (2022) cũng phân tích phát triên DLNNở phía cung,nghiên cứu đã nói rõ việc phát triển DLNN ở Việt Nam trong thời gian qua vẫn chưatương xứng với tiềm năng sẵn có và vấn đề cốt lõi cho phát triển DLNN phải thúcđây phía cung DLNN, cụ thê là huy động nông dân tham gia vào hoạt động DLNN,vấn đề này đặt ra những thách thức đối với các nhà nghiên cứu và những nhà chínhsách kinh tế đối với DLNN ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thay dé thúc dayphía cung DLNN thì cần quan tâm đến những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thamgia DLNN của hộ nông dân gồm chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương; thamgia các hiệp hội nông dân, đoàn thể, câu lạc bộ khuyến nông; cảm nhận lợi ích đemlại; mô hình sản xuất đa dạng; tiếp cận Internet; trình độ học vấn; tham gia các hiệphội du lịch, tổ chức du lịch; khoảng cách từ nhà đến trung tâm thương mại gan nhất;thu nhập nông hộ; độ tuổi chủ hộ Tuy nhiên nghiên cứu chỉ khảo sát từ 4 tỉnh ở

Trang 28

ĐBSCL, điều này hạn chế tính khái quát của nghiên cứu nên mở ra hướng nghiên cứumới trong tương lai, nên cần khảo sát nhiều tỉnh và nhiều vùng khác nhau ở Việt Nam

và so sánh đề nâng cao tính khái quát của DLNN

Sự tham gia của hộ nông dân có mối liên hệ chặt chẽ với cung DLNN, nhóm

tác giả Phước Minh Hiệp & cộng sự (2018) cũng có quan điểm tương tự và chứngminh được điều này tại thị tran Lạc Dương, Lâm Đồng Nhiên cứu cho thấy yếu tố

lợi ích mà hộ nông dân nhận được ảnh hưởng đến hành vi tham gia DLNN của hộ

nông dân, ngoài ra yếu tô diện tích, trình độ học van cũng có ảnh hưởng, kết quả củanghiên cứu có ý nghĩa lớn đối với hộ nông dân và các thành phần liên quan trong môhình DLNN tỉnh Lâm Đồng, tuy nhiên nghiên cứu chỉ phân tích ở một khu vực ở Lâm

Đồng, dé đánh giá được toàn diện thì cần có nghiên cứu khác cho các khu vực khác

nhau của tinh Lâm Đồng, nhất là những vùng đang có nhiều điểm DLNN hoạt động.Trong khi đó, Đỗ Thị Ngân Thanh (2019) chỉ ra rằng bản sắc văn hóa tác động đến

sự phát triển phía cung DLNN của người K’Ho Cil tai thị tran Lạc Dương, huyện LạcDương, tỉnh Lam Đồng, nghiên cứu này mới chỉ nghiên cứu ở một địa phương nhỏcủa Lâm Đồng, chưa khái quát hết về DLNN tỉnh Lâm Đồng nên cần có nghiên cứukhác trong tương lai nghiên cứu các khu vực có tiềm năng DLNN của tỉnh Lâm Đồng

Nguyễn Quang Thi & cộng sự (2020) đã chứng minh dé phát trién DLNN thì không

thé không nhắc tới yếu tô thu hút đầu tư, nhận thức và sự đồng thuận của người dânđịa phương đối với DLNN Trong khi đó, Ngô Thị Phương Lan & cộng sự (2021)cho thấy đối với doanh nghiệp và cộng đồng địa phương tham gia hoạt động DLNNthì các yếu tố về tổ chức, chính sách, sản phẩm, dịch vụ, năng lực có vai trò quantrọng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh DLNN của họ, nghiên cứu cũng chỉ rõ tiềmnăng dé phát triển loại hình DLNN ở vùng ĐBSCL và phát triển DLNN góp phannâng cao thu nhập và phát triển kinh tế, xã hội địa phương

Cần Thơ cũng là nơi có DLNN phát triển của Việt Nam, tuy nhiên nó mớimang dáng dấp của DLNN, phát triển với quy mô nhỏ, người dân chưa đầu tư nhiều

cho sản phẩm DLNN, thiếu sự gắn kết giữa các hộ nông dân, với các doanh nghiệp,

cơ quan nhà nước liên quan, nhận thức của người dân đối với các lợi ích từ DLNNcòn hạn chế, cơ sở hạ tầng tại điểm DLNN chưa đáp ứng nhu cầu của du khách (Đào

Trang 29

Ngọc Cảnh, 2020) Mai Đình Lợi (2020) cho thấy ngoài việc tạo ra các sản phẩmDLNN hấp dẫn thì các hoạt động, dich vụ DLNN da dạng ảnh hưởng đến việc thuhút khách du lịch ở Quang Nam, nghiên cứu cũng cho thấy việc phát triển DLNN ở

Quảng Nam còn gặp nhiều hạn chế như công tác quy hoạch, nhận thức của người

dân, hạn chế sản phâm DLNN, hạn chế về CSHT và sự kết nối với các công ty du

lịch của hộ nông dân Nhóm tác giả Phạm Xuân Hậu (2017), Nguyễn Thị Sơn &

Nguyễn Phú Thắng (2014), Đoàn Thị Mỹ Hạnh & Bùi Thị Quỳnh Ngọc (2012) cũng

đồng quan điểm và nhắn mạnh thêm việc cung cấp sản phâm DLNN độc đáo sẽ gópphần tạo được hình ảnh tốt cho điểm đến DLNN, từ đó thu hút nhiều khách du lịchtiềm năng lựa chọn điểm đến của họ Mặt khác yếu tố vị trí địa lý, quản lý của nhànước và các chính sách ảnh hưởng đến phát trién DLNN Còn Nguyễn Thế Hải &

cộng sự (2023) cho thấy yếu tố công nghệ thông tin tại các điểm DLNN có vai tròquan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các mô hình DLNN, các điểm DLNN áp

dụng tốt yếu tố này sẽ góp phần cung cấp thông tin, thu hút khách du lịch nhiều hơn

Thứ hai, nghiên cứu phát triển DLNN dưới góc độ phân tích cầu du lịch

nông nghiệp

Trần Thị Thùy Trang & cộng sự (2023) đã nhân mạnh có 5 yếu tố ảnh hưởngđến quyết định chọn tham gia mô hình DLNN của du khách tại thành phố Đà Lạt,tỉnh Lâm Đồng như sau: (1) Dịch vụ trải nghiệm cho khách; (2) Chất lượng phục vụ;

(3) Khu vực trưng bày sản phẩm; (4) Dịch vụ âm thực và (5) Quy mô không gian khu

nông nghiệp, cũng từ kết qua này cho thấy sản phẩm tại điểm đến là yếu tố mà khách

du lịch quan tâm nhất, bên cạnh đó là yếu tố chất lượng nguồn nhân lực tại điểm đến.Tại tinh Thái Nguyên, Hai at al (2022) đã cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyếtđịnh lựa chọn của du khách, ảnh hưởng lớn nhất là động cơ du lịch, tiếp đó là hìnhảnh điềm đến, thông tin điểm đến, sơ sở hạ tang điểm đến, nghiên cứu cũng chỉ rõ détạo hình ảnh tốt, thu hút khách du lịch thì cần quan tâm đến phát triển nông nghiệp

hữu cơ, giữ gìn môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, tạo ra những trải nghiệm

độc đáo cho du khách Tương tự, Nguyễn Thành Long & cộng sự (2022) đã chỉ rõ

cầu DLNN ảnh hưởng đến phát trién DLNN, nghiên cứu chỉ rõ có 9 yếu tổ ảnh hưởngđến quyết lực chọn tham gia du lịch của du khách, cụ thé: (1) Di sản văn hóa và sinh

Trang 30

kế là yếu tố tác động nhiều nhất; (2) kế đó là yếu tố thực phẩm và đồ uống: (3) chỗ ở

và các tiện nghỉ; (4) sự hiểu khách; (5) tài nguyên thiên nhiên và môi trường; (6) quản

lý và vận hành; (7) an toàn và an ninh; (8) chương trình và tiếp thị; (9) các chương

trình tạ điểm đến Kết quả của hai nhóm nghiên cứu này là thông tin hữu ích đối với

người trực tiếp kinh doanh du lịch và các nhà hoạch định chính sách tại tỉnh Bến Tre.Tuy nhiên, các mô hình kinh doanh này còn hạn chế cả về số lượng và quy mô nên

chưa mang tính đại điện cho Việt Nam Vì vậy, cần có nghiên cứu tại các địa phương

khác dé có cái nhìn bao quát hơn về DLNN

Thứ ba, nghiên cứu phát trién DLNN dưới góc độ phân tích cung — cau dulịch nông nghiệp có nhóm tác giả Nguyễn Hoàng Hiếu & Ha Thi Như Hang (2020)

đã xem xét cả hộ nông dân và khách du lịch cho phát triển DLNN tại Gia Lai, kết quả

cho thấy việc mạnh dạn đầu tư, các hoạt động DLNN sẽ góp phần thỏa mãn các nhucầu khác nhau của khách du lịch và ảnh hưởng đến phát triển DLNN Mặt khác dé

phát triển DLNN cần có sự kết nối của các thành phần khác nhau như hộ nông dân,

doanh nghiệp lữ hành, cơ quan quản lý nhà nước, dân cư địa phương.

Thứ tư, nghiên cứu khác liên quan đến DLNN ở tỉnh Lâm ĐồngNgoài một số tác giả đã dé cập ở trên, tại tỉnh Lam Đồng có nghiên cứu ở góc

độ cung DLNN như Phước Minh Hiệp & cộng sự (2018), Đỗ Thi Ngân Thanh (2019);

nghiên cứu cầu DLNN có nhóm tác giả Trần Thị Thùy Trang & cộng sự (2023), một

số khác nghiên cứu về tiềm năng DLNN của tỉnh Lâm Đồng như nghiên cứu củaNguyễn Duy Mậu (2016a, 2016b) đã góp phan làm sáng tỏ thêm tiềm năng cho việcphát triển DLNN của Lâm Đồng và cho thấy sản phim DLNN của tinh còn đơn điệu,

thiếu sự đa dạng, còn trùng lắp nhiều, chưa thu hút được các nhà đầu tư vào DLNN

Tương tự, Phạm S (2018) cho thay tỉnh hình phát triển DLNN của tỉnh Lam Đồngqua một số thông tin như tiềm năng, cơ sở khoa học cho phát triển DLNN, nghiêncứu chỉ rõ việc phát triển DLNN sẽ tạo ra nhiều lợi ích cho địa phương như đa dạnghóa thu nhập cho hộ nông dân, góp phan xuất khẩu tại chỗ, tiêu thụ nông sản cho địa

phương Mặc dù DLNN có nhiều tiềm năng dé phát triển nhưng tinh Lâm Đồng còn

gap nhiều khó khăn trong việc tham gia, liên kết giữa các thành phan trong chuỗicung ứng du lịch, chưa tận dụng được hiệu quả tài nguyên nông nghiệp, tiềm năng du

Trang 31

lịch của tỉnh.

1.1.3 Những khoảng trống cho nghiên cứu

Qua phần tổng quan nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và trong nước cho

thấy đa số các nghiên cứu phân tích phát triển DLNN tập trung phân tích ở phía cung

với đối tượng nghiên cứu là hộ nông dân, phía cầu DLNN thì ít hơn với đối tượngnghiên cứu là khách DLNN, có rất ít nghiên cứu tập trung phân tích cả cung và cầuDLNN Điều này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Baipai at al (2021), nhómtác giả cho thấy với 63% nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận và phía cung,20% các nghiên cứu tập trung vào phía cầu, 17% nghiên cứu còn lại sử dụng cả cáchtiếp cận cung và cầu, như vậy tiếp cận nghiên cứu phát triển DLNN ở góc độ cung,cầu DLNN đang là khoảng trống cho các nghiên cứu ở các vùng, địa phương khácnhau Tương tự, chưa có nghiên cứu nào sử dụng lý thuyết hiệu quả dựa trên tài

nguyên, lý thuyết tối đa hóa lợi ích dé phân tích phát trién DLNN ở cả hai khía cạnh

cung và cầu DLNN tại tỉnh Lâm Đồng, đây cũng chính là điểm mới của đề tài so vớicác nghiên cứu trước về đối tượng và mục tiêu nghiên cứu, là cơ sở dé chọn van đềnghiên cứu “Phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng” làm đề tài cho luận ántiến sĩ

1.1.4 Các đóng góp từ nghiên cứu tổng quan

Từ tổng quan nghiên cứu cho thấy các nghiên cứu trước đã có nhiều phương

pháp tiếp cận khác nhau dé nghiên cứu cho phát triển DLNN, các nghiên cứu trước

đa số nghiên cứu phát triển DLNN ở khía cạnh cung DLNN (nghiên cứu sự tham giacủa người dân vào DLNN), có một số Ít nghiên cứu ở khía cạnh cầu DLNN (nghiên

cứu sự lựa chọn điểm đến của khách DLNN ), các nghiên cứu đã làm rõ cơ sở lý luận,

phương pháp phân tích về các yếu tố cung và cầu DLNN ảnh hưởng đến phát triển

Trang 32

dựa trên tài nguyên để phân tích cho hiệu quả hoạt động DLNN Nhìn chung, cácnghiên cứu đều chỉ rõ muốn phát trién DLNN thi cần có sự hoàn thiện phát triển cả

cung du lịch (đặc biệt là sự tham gia của hộ nông dân và sự hiệu quả kinh doanh của

họ khi đã tham gia) và cầu du lịch (sự lựa chọn điểm đến DLNN của du khách) Do

đó, luận án sẽ kế thừa hai lý thuyết này dé phân tích cho cung và cầu DLNN

Thứ hai, luận án kế thừa các chỉ tiêu, phân tích phát triển DLNN dựa vào van

đề lợi ích mà hộ nông dân, khách du lịch nhận được, từ đó thúc đầy phát triển DLNN

thông qua quyết định tham gia DLNN của hộ nông dân, hiệu suất sử dụng tài nguyênthể hiện qua thu nhập của hộ nông dân, sức chứa của điểm đến Luận án kế thừa vàphát triển các nhóm yếu tố điển hình như: Đặc điềm chủ hộ, đặc điểm của hộ nôngdân, vén xã hội, các chính sách hỗ trợ của nhà nước, chính quyền địa phương dé phân

tích cho nội dung phát triển DLNN tỉnh Lâm Đồng

Cuối cùng, các nghiên cứu trước đã sử dung các yếu tố động cơ du lịch, tài

nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, quảng bá và xúc tiến du lịch, an toàn và an ninh, sựchuyên nghiệp của chủ hộ/nhân viên tại các điểm DLNN để phân tích cho nhu cầu

DLNN.

Về phương pháp nghiên cứuLuận án kế thừa phương pháp Binary Logistic để phân tích cho các yếu tô ảnhhưởng đến quyết định tham gia DLNN của hộ nông dân, kế thừa phương pháp ướclượng hồi quy khoảng dé phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến hiệu suất thu nhập của

hộ nông dân kinh doanh DLNN, kế thừa phương pháp phân tích nhân tổ khám phá,hồi quy dé phân tích cho quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Một số khái niệm liên quan

Theo Mieczkowski (1995) đã chỉ rõ DLNN là một hình thức của du lịch thay

thế trong hệ thống du lịch (Karampela & Kizos, 2018) Sự kết hợp giữa tiền thân

“Agri” và danh từ “Tourism” dẫn đến sự hình thành từ mới có nghĩa là hoạt động du

lịch của con người nhằm mục đích làm quen với hoạt động nông nghiệp và giải trí

trong môi trường nông nghiệp (xem thêm phụ lục 7) Thuật ngữ DLNN (Agritourism)

được hiểu khác nhau bởi khách du lịch và các nhà cung cấp dịch vụ DLNN, ở Ý là

Trang 33

“Agri-tourismo (DLNN), ở Mỹ là “Homestead” (du lich trang trai), ở Nhật là

“Green-tourism” (du lịch xanh), ở Lâm Đồng cũng có nhiều tên gọi khác nhau cho DLNN

như: “Du lịch nông nghiệp”, “Du lịch canh nông” Các định nghĩa về DLNN đượcthé hiện rất nhiều trong các nghiên cứu trong nước và nước ngoài nhưng chưa có địnhnghĩa nhất quán về DLNN (Arroyo at al., 2013), hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng

DLNN phải được thực hiện tại khu vực hoạt động nông nghiệp (Carpio at al., 2008).

nhiên, nông nghiệp, lối sống/văn hóa nông thôn, câu cá và tham quan” Theo Tew

(2010) định nghĩa “Du lịch nông nghiệp là một thuật ngữ dùng đề chỉ hoạt động tham

quan các quá trình sản xuất nông nghiệp, kinh doanh nông nghiệp với mục đích nhận

thức, sở thích, giáo dục hoặc nghỉ dưỡng, bao hàm trong đó cả tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn” Arroyo at al (2013) định nghĩa

DLNN là “Các hoạt động liên quan đến canh tác được thực hiện tại các cơ sở nông

nghiệp cho mục đích giải trí hoặc giáo dục” “Du lịch nông nghiệp là hoạt động của

các doanh nghiệp nông nghiệp và của cộng đồng nhằm giới thiệu với du khách về quátrình sản xuất và các di sản nông nghiệp của vùng nông thôn” (Preece, 2015) Theo

Ohe (2020) định nghĩa DLNN là một hoạt động nội địa hóa tính đa chức năng của

Trang 34

nông nghiệp thành một trang trại kinh doanh Tính đa chức năng nay là một tập hợp

các yêu tố bên ngoài như cảnh quan thiên nhiên, duy trì và phát huy đa dạng sinh học,văn hóa nông thôn, thực hiện chức năng giáo dục của nông nghiệp, cuộc sống nôngthôn và môi trường, DLNN là một hình thức phát triển du lịch bền vững Một số tácgiả khác như (Barbieri & Mshenga, 2008; McGehe, 2007) cho rang DLNN bao gồmnhiều hoạt động như các hoạt động tham gia trực tiếp vào các hoạt động nông nghiệp(ví dụ: thu hoạch dâu, vắt sữa bò), thưởng thức gián tiếp các hoạt động tại điểm DLNN

(ví dụ như thưởng thức bữa ăn tại chỗ, chợ nông dân).

UBND tỉnh Lâm Đồng (2021a) đã định nghĩa “DLNN là loại hình du lịch phục

vụ du khách dựa trên nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp theo phương thứcsản xuất tiên tiến, hiện đại (giá trị cốt lõi) với mục tiêu giải trí, giáo dục và nâng cao

tri thức Khách tham gia du lịch canh nông sẽ được tham quan, trải nghiệm, tìm hiểuquy trình canh tác cây trồng, chăm sóc vật nuôi và thu hoạch, mua, chế biến các sản

phẩm nông nghiệp”

1.2.2 Mối liên hệ giữa du lịch và nông nghiệp

Môi trường sinh thái nông thôn

Nông nghiệp tạo điều kiện dé hình thành các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của

du khách, bảo đảm cho du lịch phát triển Ngược lại, du lịch lại góp phần quảng bá

và tiêu thụ sản phâm nông nghiệp, nâng cao giá trị nông phâm, tạo việc làm và tăng

Trang 35

thu nhập cho nông dân, góp phần phát triển nông thôn (xem thêm phụ lục 10), đượcthé hiện ở hình 1.2

1.2.3 Đặc điểm của du lịch nông nghiệp

Theo Sznajder at al (2009), DLNN có những đặc điểm sau: 7hứ nhất, kha

năng đáp ứng nhu cầu của con người với sự tham gia thực tế trong quá trình sản xuấtlương thực, trong cuộc sống của một gia đình và trong một cộng đồng nông thôn, du

khách có cơ hội không chỉ tham gia sản xuất và chế biến thực phẩm mà còn tham gia

vào cuộc sống của một gia đình nông dân Thi hai, khả năng đáp ứng nhu cầu nhậnthức của con người trong sản xuất nông nghiệp, DLNN cho du khách cơ hội dé tìmhiểu về cuộc sống của người dân nông thôn, văn hóa và phong tục của họ Thứ ba,khả năng đáp ứng nhu cầu cảm xúc, sự sẵn lòng tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi, thực

vật và sản phâm động vật; các sản phâm chế biến, nhu cầu trải nghiệm vùng nông

thôn bình dị kết hợp với bầu không khí trong lành, sự tĩnh lặng, âm thanh của vùng

nông thôn.

1.2.4 Cơ sở lý thuyết liên quan đến nghiên cứu

1.2.4.1 Cung và cầu du lịch nông nghiệp

Phát triển DLNN là thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch và những điểm đếndựa trên việc khai thác tài nguyên sản xuất nông nghiệp mà vẫn đảm bảo và cải thiệnnguôn lực cho tương lai Phát triển DLNN dẫn tới một phương thức quản lý tat cả cácnguồn lực nhằm đem lại lợi ích kinh tế, xã hội cho địa phương làm du lịch và bản

thân người nông dân tham gia DLNN.

Kinh tế học là khoa học về sự lựa chọn của con người và hệ quả của sự lựa

chọn đó trong mối tương quan với người khác Theo Sharpley (2014) thì việc phát

triển du lịch thành công phụ thuộc vào sự can băng mối quan hệ giữa khách du lịch

và chủ nhà/hộ nông dân Trong đó, Samuelson (1938), Ben-Akiva & Lerman (1985), Fernandez-Cornejo (1996), Bagi & Reeder (2012), Santeramo & Barbieri (2016),

Demuynck & Hjertstrand (2019) đã chỉ rõ các mô hình lựa chọn trong lý thuyết người

tiêu dùng thuộc kinh tế vi mô đã được chứng minh là có hiệu quả khi phân tích phát

triển du lịch ở góc độ cung và cầu DLNN Dé phát triển DLNN cần tìm hiểu động cơ,hiệu quả và khả năng cung ứng DLNN (ở các nước đang phát triển thì người có tiềm

Trang 36

năng cung ứng nhiều nhất là nông dân), tìm hiểu sở thích của khách du lịch đối với

DLNN, từ đó xem xét giữa kha năng cung ứng DLNN và sở thích của khách du lịch

có phù hợp không (Samuelson, 1938; Sharpley, 2014; Santeramo & Barbieri, 2016;

Bhatta & Ohe, 2020; Vazin & Zamani Alavijeh, (2023) Cu thể, Vazin & Zamani

Alavijeh (2023) cho thay dé phân tích phát trién DLNN cần phân tích thái độ và mongđợi của hai nhóm đối tượng chính là khách du lịch là nông dân địa phương, hay giữa

hộ nông dân và khách du lịch có mối quan hệ trực tiếp nên sự tham gia của hộ nông

dân là yếu t6 quan trọng nhất tạo nên sự thành công trong phát trién DLNN, chỉ tiết

ở hình 1.3:

Phát triển du lịch nông nghiệp

Sở thích của nông dân Sở thích của khách du lịch

Kinh nghiệm nông nghiệp - — Kinh nghiệm nông nghiệp

Dịch vụ lưu trú và ăn uống - _ Dịch vụ lưu trú và ăn uống

tại điểm nông nghiệp tại điểm nông nghiệp

Giáo dục nông nghiệp Giáo dục nông nghiệp

dịch vụ giải trí nông dịch vụ giải trí nông

nghiệp nghiệp

Mua bán nông sản Mua bán nông sản

Năng lực của nông

- Su hài lòng của khách du lịch

Hình 1.3 Mô hình phát triển du lịch nông nghiệp

(Nguon: Vazin & Zamani Alavijeh, 2023)

Hình 1.4 Cho thấy quan điểm từ phía cung về phát triển DLNN bao gồm cáckhía cạnh thúc đây nông dân hình thành DLNN như các yếu tổ kinh tế hoặc thuộc

tính của họ, khả năng đầu tư của nông dân, cũng như những trở ngại và rủi ro liênquan đến phát trién DLNN Nhu cầu về DLNN rất da dạng, nó dựa trên loại khách du

Trang 37

lịch, mong đợi của họ, khả năng chỉ tiêu và thời gian sẵn có, mối quan tâm của khách

du lịch, đặc điểm của khách du lịch ảnh hưởng đến việc lựa chọn một loại hình DLNN

cụ thé Một số yếu tố khác có thé được đánh giá từ cả góc độ cung và cầu như việc

tiếp cận các điểm nông nghiệp của hộ nông dân, các hoạt động nhằm tăng doanh thu

bán hàng, hoạt động DLNN va các yếu tố môi trường có thê ảnh hưởng đến cả nhàcung cấp và khách du lịch

người nông dân) :

- Năng lực đầu tư _— - Có sẵn co sở vat

Hình 1.4 Các yếu tố quan trọng để phát triển du lịch nông nghiệp

(Nguon: Bhatta & Ohe, 2020)Cung DLNN tập trung vào việc tìm hiéu các yếu tố ảnh hưởng đến việc cungcấp trải nghiệm và dịch vụ DLNN do hộ nông dân và doanh nghiệp nông thôn cung

cấp cho khách du lịch, lý thuyết này bao gồm nhiều yếu tố khác nhau liên quan đến

sản xuất, quản lý và tiếp thị các hoạt động DLNN Hộ nông dân tham gia DLNN nhưmột chiến lược để đa dạng hóa thu nhập và tăng thêm giá trị cho sản phẩm nôngnghiệp của họ, lý thuyết cung DLNN xem xét các cách thức mà hộ nông dân có thé

tận dụng các nguôn lực và tài sản hiện có của họ đê tạo ra những trải nghiệm độc đáo

Trang 38

và hấp dẫn cho khách du lịch

Hộ nông dân tham gia du lịch nông nghiệp đề cập đến các hộ gia đình hoặc cá

nhân làm nông dân, chủ trang trại, hoặc những người tham gia vào các hoạt động sản

xuất nông nghiệp khác, mở cửa cho du khách đến thăm và trải nghiệm cuộc sống

nông thôn và các hoạt động nông nghiệp của họ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cung DLNN bao gồm:

Tài nguyên nông nghiệp: Sự sẵn có và da dang của các nguồn tài nguyên nôngnghiệp ở điểm đến đóng một vai trò quan trọng, các điểm đến có nhiều hoạt động vàsản phẩm nông nghiệp (ví dụ: vườn dâu, vườn cà phê, vườn chè, trang trại bò sữa,khu vực nông nghiệp công nghệ cao) có nhiều khả năng thu hút khách du lịch tìmkiếm những trải nghiệm khác nhau

Quy mô và loại hoạt động nông nghiệp: Quy mô và loại hoạt động nông nghiệp

ảnh hưởng đến nguồn cung cho DLNN, các hộ nông dân có quy mô diện tích lớn sẽ

có nhiều nguồn lực và khả năng hơn dé phục vụ khách du lịch nông nghiệp

Cơ sở hạ tang và khả năng tiếp cận: Cơ sở hạ tầng tốt, bao gồm đường xáđược bảo trì tốt, các phương án vận chuyên và chỗ ở, giúp khách du lịch tiếp cận cácđiểm du lịch nông nghiệp dễ dàng hơn Khả năng tiếp cận, khoảng cách từ điểm dulịch nông nghiệp đến các khu vực trung tâm/đường giao thông chính thuận tiện dẫn

đến sự gia tăng nguồn cung cho các hoạt động DLNN

và các hoạt động giá trị gia tăng giúp tăng cường cung cấp các sản phẩm và dịch vụ

du lịch nông nghiệp chất lượng

Tiếp thị và quảng cáo: Các nỗ lực tiếp thị và quảng bá hiệu quả của các tô

chức, doanh nghiệp du lịch, hộ nông dân kinh doanh DLNN giúp nâng cao nhận thức

Trang 39

và tạo ra những trải nghiệm DLNN tổng hợp thu hút khách du lịch Xây dựng mạnglưới và các mối quan hệ đối tác mạnh mẽ góp phan nâng cao nguồn cung tông thé cácdịch vụ du lịch nông nghiệp tại một điểm đến.

Cau DLNN tập trung vào việc tìm hiểu các yếu tô ảnh hưởng đến nhu cầu củakhách du lịch về trải nghiệm va dịch vụ DLNN do nông dân và doanh nghiệp nông

thôn cung cấp, nó khám phá động cơ, sở thích và hành vi của khách du lịch trong việctìm kiếm các hoạt động DLNN, các yếu tố ảnh hưởng đến cầu DLNN bao gồm:

Hanh vi và sở thích của khách du lịch: Hiểu được hành vi, sở thích và động cơcủa khách du lich là điều cần thiết dé đáp ứng nhu cầu về du lịch nông nghiệp, cácyếu tố như mong muốn trải nghiệm độc đáo, kết nối với thiên nhiên, cơ hội học tập

và trải nghiệm 4m thực ảnh hưởng đến sở thích của khách du lịch đối với các dịch vụ

DLNN.

Các dịch vụ nông nghiệp: Sự đa dạng và độc đão của các hoạt động nông

nghiệp và các sản phẩm được cung cấp tại điểm đến DLNN đóng một vai trò quantrọng, khách du lịch có thé quan tâm đến thăm vườn dâu tây, vườn cây ăn quả, trangtrai bò sữa, vườn rau hữu cơ hoặc các điểm DLNN đặc trưng khác

Tiếp thị và xúc tiến: Các chiến lược tiếp thị và xúc tiễn hiệu quả là rất quan

trọng dé tạo ra nhận thức và tạo ra nhu cầu về DLNN, các chiến dịch tiếp thị có mụctiêu rõ ràng với sự hiện diện kỹ thuật số, sự tham gia của phương tiện truyền thông

xã hội và sự hợp tác với các công ty du lịch góp phần tạo ra nhu cầu của khách dulịch tiềm năng

Du lịch văn hóa và di sản: Nhu cầu trải nghiệm DLNN thường xen kẽ với du

lich văn hóa và di sản, nên việc bảo tồn và phát huy văn hóa, truyền thống và di sảnđịa phương có thê thu hút khách du lịch tìm kiếm những trải nghiệm đáng nhớ và

Trang 40

thúc đây hơn nữa nhu cầu về DLNN

Khoảng cách gan và khả năng tiếp cận: Vị trí và khả năng tiếp cận của điểmđến DLNN nam trong những cân nhắc đối với khách du lịch, những nơi dé dàng tiếp

cận và kết nối thuận tiện bằng các phương tiện giao thông có nhiều khả năng được

chọn.

An toàn và An ninh: Khách du lịch ưu tiên an toàn và an ninh khi lựa chọn

điểm đến, danh tiếng về sự an toàn có tác động tích cực đến việc ra quyết định lựa

chọn điểm đến DLNN của du khách

Chi phí và giá cả: Chi phí của trải nghiệm DLNN và giá cả các sản phâm, dịch

vụ liên quan là yếu tố tác động đến khách du lịch

Nhìn chung, lý thuyết phát triển DLNN thừa nhận sự tác động qua lại giữa các

yếu tố cung và cau, phát triển DLNN thành công đòi hỏi phải điều chỉnh việc cungcấp các sản phẩm và dịch vụ DLNN chất lượng với nhu cầu về những trải nghiệm

độc đáo và đích thực.

1.2.4.2 Lý thuyết tối đa hóa lợi ích

Lý thuyết tối đa hóa lợi ích là lý thuyết nền tảng trong kinh tế học nhằm giảithích cách các cá nhân đưa ra quyết định nhằm tối đa hóa phúc lợi hoặc sự hài lòngcủa họ, thường được gọi là lợi ích, nó dựa trên giả định rằng các cá nhân là những tácnhân có lý trí nhằm đạt được mức hữu dụng cao nhất trong điều kiện hạn chế của họ.Nguồn gốc của lý thuyết tối đa hóa lợi ích có thé bắt nguồn từ các nhà kinh tế học cổđiển như Bentham (1824/1987) và Adam Smith (1937) Bentham đưa ra khái niệmtiện ích là thước đo niềm vui hoặc hạnh phúc bắt nguồn từ việc tiêu dùng hàng hóa

và dịch vụ Adam Smith trong tác phẩm nỗi tiếng “Sự giàu có của các quốc gia” đãthảo luận về khái niệm ban tay vô hình và cách các cá nhân theo đuổi lợi ích cá nhân

có thê vô tình thúc đây lợi ích xã hội Lý thuyết về lợi ích cho thấy, đối với nguồn lựckhan hiếm con người phải dua ra quyết định lựa chọn của minh dé tối đa hóa lợi ích

và các nhà kinh tế học thường giả định con người là duy lý, người duy lý là người

hành động một cách tốt nhất dé họ có thé đạt được mục tiêu (Mankiw, 2020), những

người duy lý là những người thường đưa ra quyết định bằng cách so sánh lợi ích cậnbiên và chi phí cận biên, một người quyết định hợp lý thực hiện hành động khi và chỉ

Ngày đăng: 24/11/2024, 15:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w