Nội dung trong đơn thể hiện việc chị H phản ánh bị Công ty Cổ phần xây dựng Công nghiệp Megacon đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và đề nghị Liên đoàn Lao động huyện Đ
Trang 1TÌNH HÌNH TRANH CHẤP
LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM LIÊN HỆ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
MEGACON
Nhóm 6
Trang 32018 - 2023
Thực tế tranh chấp lao động tại công ty Megacon năm 2022
Trang 4Năm 2021, các tòa án đã thụ lý 3.142 vụ việc về tranh chấp lao động;
đã giải quyết, xét xử được 2.152 vụ việc, đạt tỷ lệ 68,5%
1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TRANH CHẤP LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 - 2023
Năm 2020, các tòa án đã thụ lý 4.067 vụ việc về tranh chấp lao động;
đã giải quyết 3.789 vụ việc, đạt tỷ lệ 93,2%.
Trong đó chủ yếu là tranh chấp về:
Xử lý kỷ luật, sa thải, đơn phương chấm dứt HĐLĐ Quyền, lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương
BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
796 vụ
521 vụ
859 vụ
Trang 51 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TRANH CHẤP LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 - 2023
Trong năm 2022, cả nước xảy ra 157 cuộc ngừng việc tập thể xuất
phát từ quan hệ lao động, tăng 50 cuộc tương ứng 46.7% so với cùng
kỳ năm 2021.
Số lao động bị ảnh hưởng phần lớn ở các doanh nghiệp FDI (75%), tập
trung ở 3 ngành dệt may, da giày và chế biến gỗ; chủ yếu ở các tỉnh, thành
phố có khu công nghiệp lớn.
Trang 6Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết tình hình
quan hệ lao động năm 2023 cơ bản duy trì ổn định Tính
đến tháng 12/2023, cả nước xảy ra hơn 20 cuộc đình công.
1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TRANH CHẤP LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 - 2023
Trong dịp Tết Nguyên đán 2023 (tính từ ngày
1.12.2022 đến hết ngày 29.1.2023), cả nước xảy ra 18
cuộc tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, nguyên
nhân chủ yếu do doanh nghiệp chậm trả lương, thái độ
của quản lý, chất lượng bữa ăn ca,
Trang 7Giai đoạn 2018 - 2023, Công đoàn Việt Nam đã:
Ký mới 15.832 bản thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp,
111.336 người lao động được thụ hưởng.
Hoạt động tư vấn pháp luật được đẩy mạnh, với 33.267 vụ tư
vấn cho 1.135.199 lượt đoàn viên, người lao động; tham gia tố
tụng giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án cho 12.369
người, giúp người lao động nhận lại hoặc bồi thường hơn 64 tỷ
đồng.
Góp phần giảm 55,3% số cuộc ngừng việc tập thể so với giai
đoạn 2013-2018.
Quan tâm công tác an toàn, vệ sinh lao động, coi trọng công
tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách,
pháp luật liên quan đến NLĐ.
1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TRANH CHẤP LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 - 2023
Trang 82 THỰC TRẠNG TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
TẠI CÔNG TY MEGACON
Trang 10SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY
MEGACON luôn cố gắng tạo ra giá trị bền vững cho mọi công trình, đem lại lợi ích lớn nhất cho khách hàng, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, góp phần đem lại hạnh phúc cho người lao động, cộng đồng và xã hội.
Trang 12DIỄN BIẾN VỤ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
Ngày 14/7/2022, Giám đốc Công ty Megacon là ông Nguyễn Văn Thao bất ngờ yêu cầu chị H - Trưởng
phòng Hành chính nhân sự của Công ty nghỉ việc, dù HĐLĐ vẫn còn thời hạn và chị luôn tuân thủ đúng quy
định về lao động, luôn hoàn thành công việc Tính đến thời điểm đó lương tháng 6 và những ngày đi làm
trong tháng 7/2022 của chị H vẫn chưa được Công ty Megacon thanh toán.
Dù chưa nhận quyết định chấm dứt HĐLĐ chính thức từ Công ty nhưng nhận thấy dấu hiệu bị xâm phạm quyền lợi,
chị H làm văn bản đề nghị Giám đốc Công ty Megacon bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng trái Pháp
Luật; đồng thời yêu cầu chi trả lương những ngày đi làm thực tế chưa thanh toán.
Vị Giám đốc dù không đồng ý nhưng vẫn yêu cầu chị H bàn giao công việc, sau đó chặn Zalo, vô hiệu hóa tài khoản email được Công ty cấp trước đó và xóa chị H khỏi các nhóm tương tác công việc Tiếp đến, chiều 16/7/2022, đại diện Công ty Megacon gửi quyết định điều chuyển nhân sự qua email cá nhân của chị H., nội dung cho biết sẽ điều chuyển chị H tới làm việc tại một công trình xây dựng ở tỉnh Thái Nguyên, thời gian từ 18/7/2022
đến khi có quyết định thay thế.
Ngày 26/7/2022, Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng nhận được Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lao động
của chị H Nội dung trong đơn thể hiện việc chị H phản ánh bị Công ty Cổ phần xây dựng Công nghiệp Megacon đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và đề nghị Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng giải quyết, đòi quyền lợi giúp chị H và đề nghị công ty:
1, Trả lương những ngày đã làm việc cho Công ty tính đến hiện tại (từ 1/6/2022 đến 31/7/2022)
2, Nhận trở lại làm việc theo Hợp đồng và thỏa thuận Trong trường hợp không đồng ý tiếp nhận trở lại làm việc phải bồi thường theo đúng quy định của pháp luật
Ngày 1/8/2022, Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng đã tổ chức buổi làm việc với chị H để làm rõ các nội dung
có liên quan
Trang 13MẤU CHỐT LÀ Ở QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU CHUYỂN NHÂN
SỰ VÀ MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
NGUYÊN NHÂN GÂY RA TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
Quyết định điều chuyển nhân sự số 457/QĐ-GĐ của Giám đốc Công ty
Megacon, điều chuyển chị H - Trưởng phòng Hành chính nhân sự đến nhậncông tác tại công trình nhà xưởng Trung tâm công nghiệp GNP Yên Bình II tạiKCN Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên, trong khi lương và các khoản phụ cấp khácvẫn do Phòng Kế toán Công ty trả theo HĐLĐ đã ký
Trong hợp đồng lao động (HĐLĐ) của chị H với Công ty, điều 3.1.5, điểm b, ghi
rõ khoản chi phí công trường là 0 đồng/tháng, đồng nghĩa với việc chị H.
không phải đi công trường, bởi trong HĐLĐ không thể hiện chị ấy được khoảnchi phí công trường
Quyết định điều chuyển nhân sự của Công ty Megacon với chị H, không thể
hiện công việc phải làm và thời gian điều chuyển là bao lâu
Công ty Megacon đã vi phạm quy định của Bộ Luật lao động về việc chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động được quy định tại Điều 29 Bộ
luật lao động 2019.
Trang 14NGUYÊN NHÂN GÂY RA TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
Ngày 14/7/2022, Giám đốc Công ty Megacon là ông Nguyễn Văn Thao bất ngờ yêu cầu chị H Trưởng phòng Hành chính nhân sự của Công ty nghỉ việc, dù HĐLĐ vẫn còn thời hạn và chị luôntuân thủ đúng quy định về lao động, luôn hoàn thành công việc Đồng thời, lương tháng 6 và nhữngngày đi làm trong tháng 7/2022 của chị H vẫn chưa được Công ty Megacon thanh toán, dù trongHĐLĐ giữa chị H và Công ty Megacon ghi rõ: Người lao động được thanh toán tiền lương vào ngày
-25 hằng tháng
Chị H làm văn bản đề nghị Giám đốc Công ty Megacon bồi thường, chi trả lương những ngày thực
tế đi làm Vị Giám đốc dù không đồng ý nhưng vẫn yêu cầu chị H bàn giao công việc, sau đó chặnZalo, vô hiệu hóa tài khoản email được Công ty cấp trước đó và xóa chị H khỏi các nhóm tương táccông việc
Công ty Megacon vi phạm quy định của Bộ Luật lao động việc người sử dụng lao động đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại điều 36 Bộ Luật lao động 2019.
Công ty Megacon đã vi phạm quy định của Bộ luật Lao động 2019 về kỳ hạn trả lương, được quy
định tại Điều 97 Bộ luật Lao động.
Trang 15ẢNH HƯỞNG CỦA VỤ TRANH
CHẤP LAO ĐỘNG
Đối với người lao động
Tâm lý bất ổn
Mất niềm tin vào công ty
Ảnh hưởng đến việc chi tiêu, sinh hoạt
hàng ngày và các mối quan hệ xã hội
Đối với công ty
Giảm năng suất lao động, hiệu quả làmviệc, ảnh hưởng đến hoạt động kinhdoanh của công ty
Giảm sút uy tín trên thị trường
Tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc.Ảnh hưởng đến môi trường làm việc
Trang 16GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
Vi phạm trong quyết định điều chuyển nhân sự số 457/QĐ-GĐ của Giám đốc Công ty Megacon:
Khoản 2 điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động quy định:
1 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tạm thời
chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo cho người lao độngtrước 03 ngày làm việc hoặc không thông báo hoặc thông báo không rõ thời hạn làm tạm thời hoặc bố trícông việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động
2 Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành
c) Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do; thời hạn hoặckhông có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật
Như vậy, công ty Megacon sẽ chịu mức phạt từ 8.000.000 đồng đến 20.000.000 cho vi phạm điều chuyển nhân
sự không đúng quy định của pháp luật Đồng thời, bố trí chị H làm đúng công việc theo hợp đồng lao động như
đã thỏa thuận
Trang 17Vi phạm trong việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Điều 41, Bộ luật lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của NSDLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
1 Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và
phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp
thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.
Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả
một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
2 Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm
dứt hợp đồng lao động.
3 Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì
ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo
quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
Công ty Megacon phải nhận chị H trở lại làm việc hoặc bồi thường cho chị nếu chị không muốn quay lại làm việc Công ty phải thanh toán tiền lương cho những ngày chị H không được làm việc và ít nhất 2 tháng tiền
lương theo hợp đồng lao động
Trang 18Vi phạm trong việc không thanh toán lương đầy đủ và đúng hạn
Theo khoản 4 Điều 97, Bộ luật Lao động 2019 quy định:
4 Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục
nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15
ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
- Quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP của quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực lao động, Bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền nếu có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Công ty Megacon buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại Nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt, Tiền lãi tính theo mức lãi suất của ngân hàng mà công ty mở tài khoản
trả lương cho nhân viên.
Trang 19GIẢI QUYẾT
Nếu chị H yêu cầu, công ty phải nhận lại chị làm việc Nộp phạt theo quy định của pháp luật
Theo Bộ luật lao động 2019, Nghị định 12/2022/NĐ-CP, Công ty Megacon cần:
Trang 20GIẢI QUYẾT
TRANH
CHẤP LAO
ĐỘNG
Tranh chấp của chị H là tranh chấp lao động cá nhân liên
quan đến một người lao động cụ thể (chị H.) và người sử dụnglao động (Công ty Megacon) Như vậy, để giải quyết trườnghợp của chị H có thể:
Cơ chế giải quyết 2 bên: Khi cả hai bên (chị H và Công ty
Megacon) có thể thương lượng và đạt thỏa thuận trực tiếpvới nhau mà không cần sự tham gia của cơ quan trunggian
Cơ chế giải quyết 3 bên: Khi thương lượng không thành
hoặc không đạt được thỏa thuận, cần có sự can thiệp củabên thứ ba là cơ quan hòa giải hoặc tòa án để giải quyếttranh chấp
Trường hợp công ty không tuân thủ hoặc không có động thái khắc phục, chị H có thể yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành cưỡng chế thi hành hoặc tiếp tục khởi kiện tại tòa
án để bảo vệ quyền lợi của mình.
Trang 21YOU