ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT --- Môn học KINH TẾ VĨ MÔ 2 Đề tài tiểu luận TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH LÃI SUẤT CỦA FED TRONG NĂM 2023 ĐẾN TÌNH HÌ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
-
Môn học KINH TẾ VĨ MÔ 2
Đề tài tiểu luận
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH LÃI SUẤT CỦA FED TRONG NĂM 2023 ĐẾN TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ
VIỆT NAM VÀ DỰ BÁO TRONG NĂM 2024
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Đỗ Phú Trần Tình
Mã lớp học phần: 232KT9001 Nhóm thực hiện: Nhóm 5 Sinh viên thực hiện:
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN 1 – GIỚI THIỆU 4
1.1 Tổng quan về Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) 4
1.1.1 Khái quát về FED 4
1.1.2 Vai trò của FED 4
1.1.3 Các chức năng của FED 4
1.1.4 Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ của FED 4
1.2 Sức ảnh hưởng từ việc điều chỉnh lãi suất của FED 5
PHẦN 2 – ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH LÃI SUẤT FED TRONG NĂM 2023 ĐẾN KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM 7
2.1 Các đợt điều chỉnh lãi suất của FED 7
2.1.1 Nguyên tắc điều chỉnh lãi suất của FED 7
2.1.2 Các giai đoạn điều chỉnh lãi suất 7
Giai đoạn trong năm 2022 7
Giai đoạn trong năm 2023 8
2.2 Ảnh hưởng của điều chỉnh lãi suất FED đến kinh tế vĩ mô Việt Nam 2023 9
2.2.1 Các tác động chính 9
2.2.2 Đánh giá mức độ ảnh hưởng 12
2.3 Hành động của Việt Nam trước sự điều chỉnh lãi suất của FED năm 2023 13
2.3.1 Thực hiện hiệu quả chính sách tài khóa 13
2.3.2 Thực thi chính sách tiền tệ khác biệt 13
2.3.3 Thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công 13
2.3.4 Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp ổn định, phát triển 14
PHẦN 3 – DỰ BÁO TÁC ĐỘNG TRONG NĂM 2024 15
3.1 Dự báo lãi suất của FED trong năm 2024 15
3.2 Dự báo tác động của lãi suất FED lên Việt Nam năm 2024 17
3.3 Một số khuyến nghị đối với Việt Nam 18
Trang 3KẾT LUẬN 20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
NHTW là trung tâm của nền kinh tế, nơi tập trung các quyền lực và trách nhiệm quan trọng để duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính Một nền kinh tế “khỏe mạnh” khi NHTW thực hiện hiệu quả vai trò của mình trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ Ngược lại, những trục trặc, thiếu sót trong hoạt động quản lý của NHTW sẽ dẫn đến sự suy thoái của nền kinh tế quốc gia Cục dự trữ Liên Bang – FED (viết tắt của Federal Reserve System)
là hệ thống NHTW của Hoa Kỳ Thành lập vào năm 1913, FED được coi là cột mốc quan trọng trong lịch sử hệ thống ngân hàng nước Mỹ Nhiệm vụ chính của FED là duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế Mỹ thông qua việc thi hành chính sách tiền tệ Với vị thế dẫn đầu của nền kinh tế Hoa Kỳ và sức mạnh của đồng Đô la Mỹ, các động thái thay đổi chính sách tiền tệ từ FED dù lớn hay nhỏ sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế thế giới
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng gia tăng, việc điều chỉnh lãi suất của FED đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc định hình kinh tế toàn cầu Trong năm 2023, nhằm điều hòa hoạt động nền kinh tế Mỹ, FED đã có những thay đổi trong chính sách tiền tệ, cụ thể là điều chỉnh lãi suất Tuy nhiên, tác động của những biến động lãi suất này không chỉ giới hạn trong ranh giới nước Mỹ mà còn lan rộng sang các nền kinh tế khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam Trên thực tế, Việt Nam đã và đang trải qua quá trình hội nhập kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây và cũng gặt hái nhiều thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế Mặt khác, nền kinh tế của chúng ta vẫn phải dè chừng với nhiều yếu tố không chắc chắn và biến động trên thị trường quốc tế Do đó, tác động từ việc điều chỉnh lãi suất của FED trở thành một yếu tố quan trọng mà Việt Nam cần đánh giá và dự báo Để bảo vệ nền kinh tế nội địa, Chính phủ sẽ đưa ra những chính sách ứng phó trước sự thay đổi khó lường trong chính sách tiền tệ của FED
Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng em sẽ trình bày rõ hơn các tác động của việc điều chỉnh lãi suất của FED trong năm 2023 đến tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam và
dự báo trong năm 2024 Việc nắm bắt được những xu hướng biến đổi trong nền kinh tế giúp chúng ta đưa ra các quyết định chính sách và chiến lược phù hợp để đảm bảo sự ổn
Trang 6định và phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai Bài tiểu luận gồm các nội dung chính sau đây:
Trang 7PHẦN 1 – GIỚI THIỆU 1.1 Tổng quan về Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED)
1.1.1 Khái quát về FED
FED là viết tắt của Cục Dự trữ Liên bang hay còn được biết đến là NHTW của Hoa
Kỳ được thành lập và hoạt động từ năm 1913 đến nay Tổ chức tài chính này có quyền lực nhất thế giới, là nơi duy nhất được in tiền Đô la Mỹ, đồng thời đưa ra các chính sách tiền
tệ không chỉ ảnh hưởng đến Mỹ mà còn rất nhiều các quốc gia khác
1.1.2 Vai trò của FED
FED, với tư cách là NHTW của Hoa Kỳ, hoạt động hoàn toàn độc lập với chính sách của Chính phủ Mỹ Do đó, vai trò của FED vô cùng quan trọng trong việc xây dựng
và điều chỉnh chính sách tiền tệ, với mục đích bảo đảm tính ổn định cho hệ thống tài chính liên bang và hỗ trợ sự phát triển bền vững của nền kinh tế Mỹ
1.1.3 Các chức năng của FED
FED thực hiện 5 chức năng chính:
• Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia nhằm thúc đẩy việc làm tối đa và đảm bảo lãi suất luôn duy trì ở mức vừa phải trong thời gian dài
• Duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính để giảm thiểu và hạn chế rủi ro hệ thống, bất ổn tài chính làm ảnh hưởng đến nền kinh tế
• Giám sát và điều tiết hoạt động của các tổ chức tài chính riêng lẻ nhằm đảm bảo sự
ổn định, an toàn thanh khoản cho toàn bộ hệ thống tài chính và bảo vệ quyền lợi tín dụng của người tiêu dùng
• Cung cấp những dịch vụ tài chính cho các tổ chức, chính phủ Hoa Kỳ và tổ chức nước ngoài FED cũng đóng vai trò then chốt trong việc vận hành hệ thống chi trả quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch và thanh toán bằng đô la Mỹ
• Nghiên cứu nền kinh tế và phát hành các ấn phẩm nhằm mục đích cung cấp kiến thức và những tin tức mới nhất trong lĩnh vực tài chính
1.1.4 Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ của FED
FED sử dụng ba công cụ để vận hành chính sách tiền tệ: nghiệp vụ thị trường mở;
tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất chiết khấu
Trang 8• Nghiệp vụ thị trường mở: là việc mua hay bán chứng khoán kho bạc Hoa Kỳ trên
thị trường thứ cấp Khi FED mua trái phiếu Chính phủ, cung tiền tăng lên, làm giảm lãi suất xuống, thúc đẩy hoạt động vay mượn và tiêu dùng Khi FED quyết định bán trái phiếu Chính phủ, làm giảm cung tiền, dẫn đến tăng lãi suất và việc vay mượn ngân hàng không còn dễ dàng Cách thức này được áp dụng khi nền kinh tế tăng
trưởng nóng
• Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: có thể thay đổi theo yêu cầu của FED Tổ chức sẽ quy định
mức phần trăm tiền gửi của khách hàng mà các NHTM phải gửi tại tổ chức Khi tỷ
lệ dự trữ bắt buộc tăng lên, cung tiền giảm, đồng nghĩa với việc các NHTM cho vay
ít hơn Ngược lại, hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm tăng số nhân tiền, từ đó tăng
cung tiền
• Lãi suất chiết khấu: liên quan đến hoạt động cho vay của FED với các NHTM
Khi lãi suất chiết khấu giảm, ngân hàng có khả năng vay mượn nhiều hơn, làm tăng cung tiền trong nền kinh tế Ngược lại, lãi suất chiết khấu tăng sẽ hạn chế hoạt động
vay tiền của NHTM, lượng cung tiền giảm
1.2 Sức ảnh hưởng từ việc điều chỉnh lãi suất của FED
Mỹ là nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới Do đó, đồng USD trở thành phương tiện thanh toán phổ biến trong các giao dịch quốc tế Vì vậy, mọi thay đổi dù là nhỏ nhất của giá trị USD cũng tạo ảnh hưởng tới nền kinh tế, tài chính của nhiều quốc gia trên thế giới Việc FED điều chỉnh lãi suất có thể mang lại những ảnh hưởng như sau:
Thứ nhất, mang lại tác động tích cực cho nền kinh tế trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tài chính
Trong bối cảnh lạm phát cao, việc tăng lãi suất của FED sẽ làm cho việc vay tiền trở nên đắt đỏ hơn, từ đó giảm nhu cầu tiêu dùng và giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế Đồng thời, góp phần làm ổn định giá cả hàng hóa, dịch vụ, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế trong dài hạn Bên cạnh đó, lãi suất cao sẽ giảm bớt rủi ro trong thị trường tài chính bằng cách hạn chế đầu tư vào các tài sản rủi ro cao Việc này giúp ổn định thị trường và tránh bong bóng tài sản
Trang 9Thứ hai, giá trị đồng USD biến động ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động tín dụng, thị trường hàng hóa và cơ hội đầu tư quốc tế
Giá trị USD sẽ áp đảo sức mạnh đồng tiền của nhiều quốc gia khác khi FED thực hiện tăng lãi suất, lúc này xuất hiện tình trạng dịch chuyển vốn đầu tư gián tiếp Cụ thể, nhà đầu tư sẽ có xu hướng rút vốn từ các thị trường mới nổi để tập trung đầu tư vào các thị trường hấp dẫn như Mỹ và khu vực phát triển khác nhằm trú ẩn rủi ro và hưởng lãi suất cao hơn trước Khi dòng tiền có xu hướng dịch chuyển như vậy, NHTW các nước buộc lòng phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ Điều này khiến cho chi phí vay nợ của doanh nghiệp và cá nhân tăng lên, các hoạt động thương mại tăng chậm lại khiến cho quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu suy giảm Bên cạnh đó, chính sách tăng lãi suất cũng gây bất lợi lên các quốc gia nhập khẩu
Thứ ba, các thị trường mới nổi “điêu đứng” bởi khoản nợ bằng đồng USD
Hành vi tăng lãi suất của FED khiến các khoản nợ trả bằng USD của các quốc gia bên ngoài nước Mỹ tăng cao Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết nhiều quốc gia ở châu Á
có thể lún sâu vào nợ nần vì những khoản nợ phải trả bằng USD Sri Lanka hiện không thể thanh toán nợ nước ngoài và đối mặt với khủng hoảng kinh tế Hay gần đây, tình hình đồng nội tệ giảm giá mạnh so với USD ở Pakistan đã dấy lên nỗi lo cho các nhà đầu tư
Thứ tư, hoạt động chi tiêu của hộ gia đình bị ảnh hưởng dẫn đến nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân sự
Việc nâng lãi suất FED sẽ hạn chế khả năng xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển Vì người tiêu dùng nội địa sẽ có xu hướng giảm chi cho các mặt hàng nhập khẩu Những quyết định đó làm giảm cầu hàng hóa, kéo nền kinh tế đi xuống Những doanh nghiệp xuất khẩu trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng
nề từ FED sẽ gặp khó khăn để xoay sở với tình hình kinh doanh và có thể dẫn đến quyết định cắt giảm nhân sự Thực tế, các tập đoàn công nghệ lớn tại Mỹ như Meta, Intel, Google,… cũng gặp khó khăn tương tự và phải cắt giảm một số vị trí nhất định trong thời gian gần đây
Trang 10PHẦN 2 – ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH LÃI SUẤT FED
TRONG NĂM 2023 ĐẾN KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM 2.1 Các đợt điều chỉnh lãi suất của FED
2.1.1 Nguyên tắc điều chỉnh lãi suất của FED
FED thực hiện các biện pháp điều chỉnh tăng giảm lãi suất Liên bang nhằm hướng tới mục tiêu xử lý những bất ổn xảy ra trong nền kinh tế Mục tiêu mà Quốc hội giao phó cho FED bao gồm duy trì sự ổn định giá cả và thúc đẩy tối đa hóa việc làm Các hình thức điều chỉnh lãi suất gồm:
• Tăng lãi suất: Khi nền kinh tế có các dấu hiệu cho thấy rằng có sự tăng trưởng quá nóng hoặc lạm phát đang ở tình trạng quá cao
• Giảm lãi suất: Khi nền kinh tế có dấu hiệu suy yếu, tỷ lệ thất nghiệp cao
Ngoài ra, các quyết định điều chỉnh lãi suất của FED còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác của nền kinh tế, chẳng hạn như nợ công, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), hoặc các sự kiện lớn mang tính toàn cầu như khủng hoảng tài chính, đại dịch Covid-19,
2.1.2 Các giai đoạn điều chỉnh lãi suất
• Giai đoạn trong năm 2022
Bảng 1 Các đợt thay đổi lãi suất của FED trong năm 2022
Ngày họp FOMC Tốc độ thay đổi (bps) Lãi suất liên bang
Trang 11cộng 7 lần liên tiếp Lý giải nguyên nhân cho sự điều chỉnh lãi suất ở giai đoạn này vẫn là
để kiểm soát lạm phát, với trọng tâm là duy trì tỷ giá mà không gây ra suy thoái kinh tế Các đợt tăng lãi suất trong chính sách tiền tệ của FED đã kéo theo hành động tương tự ở các NHTW trên thế giới, cụ thể, có khoảng ít nhất 300 đợt tăng lãi suất trên phạm vi toàn cầu, gấp 3 lần so với năm 2021 (khoảng 113 lượt tăng lãi suất) (Bank, 2024)
• Giai đoạn trong năm 2023
Bảng 2 Các đợt thay đổi lãi suất của FED trong năm 2023
Ngày họp FOMC Tốc độ thay đổi (bps) Lãi suất liên bang
Trang 12nguy cơ suy thoái kinh tế Những điều này đã khiến FED phải tạm dừng đợt tăng lại suất
và giữ nguyên mức 5% – 5,25% trong vòng 1 tháng
Phiên họp vào 26/7/2023, FED tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm, đưa lãi suất cơ bản lên 5,25% – 5,50% Sau 1 tháng giữ nguyên mức lãi suất ở 5% đến 5,25%, FED tiếp
tục nâng cao mức lãi suất lên 5,25% – 5,50% Giải thích cho hành động trên, có thể kể đến những nguyên nhân sau Thứ nhất, lạm phát tại Mỹ vẫn đang ở mức cao, mặc dù đã có dấu hiệu giảm nhẹ Trong tháng 6/2023, lạm phát CPI của Mỹ ở mức 9,1%, cao hơn mức dự báo của thị trường FED lo ngại rằng lạm phát cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế
và cần phải hành động để kiềm chế nó Thứ hai, những dấu hiệu tích cực về thị trường lao động đang hồi phục như tỷ lệ thất nghiệp thấp cùng với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Mỹ vẫn cao, đã cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn có thể chịu được áp lực thì việc tăng lãi suất của FED
Giữ nguyên mức lãi suất 5,25% đến 5,5% vào các phiên họp vào 20/9, 1/11 và 13/12 Kể từ đợt tăng lãi suất vào phiên họp ngày 26/7/2023, FED đã giữ nguyên lãi suất
3 đợt liên tiếp sau đó Nguyên nhân cho sự giữ ổn định lãi suất 3 lần liên tiếp này đó là do tình hình giảm phát có dấu hiệu tích cực, thị trường đang có sự tăng trưởng trở lại Theo nhận định của các quan chức FED, lạm phát lõi (loại trừ giá thực phẩm và năng lượng) sẽ giảm xuống 3,2% vào năm 2023 và 2,4% vào năm 2024, sau đó xuống 2,2% vào năm 2025 Cuối cùng, nó sẽ quay trở lại mục tiêu 2% vào năm 2026 Cộng thêm đó là tính hiệu từ thị trường lao động đang cân bằng trở lại, sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ Chính vì vậy mà các đợt gia tăng lãi suất là không cần thiết (Hayes, 2024)
2.2 Ảnh hưởng của điều chỉnh lãi suất FED đến kinh tế vĩ mô Việt Nam 2023 2.2.1 Các tác động chính
• Làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế
Kể từ tháng 3/2022 đến tháng 7/2023, nền kinh tế toàn cầu đã chứng kiến 11 lần nâng lãi suất của FED Bên cạnh sự điều chỉnh của FED, các NHTW khác trên thế giới cũng có hành động tương tự, đặc biệt phải kể đến động thái nâng lãi suất tham chiếu của ECB Đứng trước hành động bảo vệ giá trị đồng tiền của các quốc gia, xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2023 đối mặt với nhiều thách thức Trong số đó, nổi bật là tình hình suy
Trang 13giảm rõ rệt trong việc tiêu thụ hàng hóa tại Mỹ và một số thị trường khác Biến động lãi suất đã khiến người tiêu dùng Mỹ hạn chế chi tiêu, đồng thời còn có những vấn đề khác như đứt gãy chuỗi cung ứng và tăng giá hàng hóa Tất cả những yếu tố này đã đóng góp vào việc giảm mạnh lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, với tỷ lệ giảm lên đến 11,8% (Nhân, 2023) Dữ liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy mức suy giảm trong kim ngạch xuất nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam Những ngành xuất khẩu chính như công nghiệp chế biến, nông lâm, thủy sản cũng đối mặt với những trở ngại tương tự
• Gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu
Việc FED duy trì lãi suất ở mức cao trong khi chính sách tiền tệ của Việt Nam năm
2023 đang ưu tiên “cứu” các doanh nghiệp đã dẫn đến giá trị đồng USD tăng cao so với VND Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu, chi phí nhập khẩu nguyên liệu tăng do tỷ giá tăng, đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, năng lượng,
là những doanh nghiệp điển hình cho khó khăn khi tỷ giá tăng Trong 6 tháng đầu năm
2023, lượng nhập khẩu giảm 18,2% so với cùng kỳ năm trước đó (Hoa, 2023) Số liệu trên chứng tỏ sản xuất trong nước bị hạn chế bởi thiếu nguyên vật liệu để sản xuất
• Dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán giảm
Dưới tác động của lãi suất từ FED, thị trường chứng khoán Việt Nam đã bắt đầu cho thấy những dấu hiệu chững lại trong dòng vốn ngoại Thống kê cho thấy các quỹ ETF (viết tắt của Exchange Traded Fund – là một loại quỹ đầu tư được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán) liên quan đến dòng vốn xuyên biên giới không thể huy động được nhà đầu tư mới và thậm chí bị rút đi Từ tháng 5/2023, quỹ VanEck Vietnam ETFF ghi nhận mức rút ròng 350,4 tỷ đồng (theo số liệu của FiinTrade) Quỹ Xtrackers FTSE Vietnam Swap ETF chỉ có thêm 2,5 tỷ đồng ròng, trong khi quỹ iShares MSCI Frontier and Select
EM ETF bị rút ròng 489,2 tỷ đồng Bên cạnh đó, các quỹ đại diện cho dòng vốn châu Á cũng có xu hướng chảy ngược tương tự (Hà, 2023)
• Lạm phát tăng cao
Trong năm 2023, Việt Nam thực hiện bốn lần cắt giảm mức lãi suất điều hành, với mức giảm dao động từ 0,5% đến 1% Mặc dù chính sách giảm lãi suất này nhằm phục hồi