- Với sự tạo điều kiện của Nhà trường cùng với sự đồng ý của CÔNG TY TNHH MÁY MÓC THIẾT BỊ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ THUẬN PHÁT, em có cơ hội được thực tập tại Công ty, được áp dụng những
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY THUẬN PHÁT
Tổng quan lịch sử hình thành, phát triển và lĩnh vực hoạt động
Hình 1: Các sản phẩm nổi bật của doanh nghiệp 1.1.1 Tổng quan lịch sử hình thành, phát triển
- Tiền thân là xưởng cơ khí được thành lập năm 2007 sau nhiều năm hoạt động với đội ngũ kỹ sư, các chuyên gia tài năng cùng đội ngũ thợ kỹ thuật lành nghề có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, gia công, chế tạo, chúng tôi tin tưởng sẽ mang đến cho quý khách hàng sự hài lòng tối đa về sản phẩm của mình
- Đội ngũ nhân viên với trình độ chuyên môn cao và sự tâm huyết với nghề, luôn nỗ lực học tập, tìm tòi sáng tạo để mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm – dịch vụ có chất lượng tốt nhất, luôn nâng cao tay nghề để đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng, góp phần phát triển bền vững Công ty
- Chúng tôi hiểu rõ được vị trí và giá trị công việc của mình phải làm gì để hoàn thành tốt mọi dự án, làm sao đạt chất lượng, đúng tiến độ Do đó, đối với mỗi công trình, mỗi sản phẩm THUẬN PHÁT luôn chú ý đến từng chi tiết nhỏ để đảm bảo mỗi dự án , sản phẩm đến khách hàng đều được đảm bảo chất lượng một cách trọn vẹn nhất
- Gia công cơ khí chính xác
- Thiết kế, chế tạo, gia công chi tiết máy
- Thiết kế chế tạo máy (máy đóng gói, máy nghiền, máy trộn, máy ly tâm, máy thanh trùng , máy tiệt trùng … )
- Thiết kế chế tạo máy theo yêu cầu
- Gia công, lắp đặt dây chuyền thiết bị phụ trợ cho các nhà máy chế biến thực phẩm.
TẦM NHÌN – SỨ MỆNH – GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Hình 2: Hình ảnh giới thiệu lĩnh vực hoạt động mạnh của doanh nghiệp
- Từng bước trở thành đơn vị uy tín – chất lượng về thiết kế, chế tạo, vững mạnh về tổ chức và lớn mạnh về thương hiệu
- Chúng tôi mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, góp phần mang lại sự thành công cho doanh nghiệp và cá nhân Định hướng, đào tạo và tạo môi trường làm việc thân thiện cho nhân viên
- Sản phẩm: bền đẹp, tiến độ nhanh chóng
- Dịch vụ tư vấn, thiết kế chuyên nghiệp
- Đội ngũ nhân viên đoàn kết và thân thiện
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Những kiến thức và kỹ năng phục vụ trong quá trình thực tập
- Điện tự động hóa là một ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, dùng các thiết bị điện tử và máy tính để vận hành các thiết bị điện và các quá trình sản xuất Điện này có thể ứng dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau và có vai trò quan trọng trong việc tăng hiệu quả, tiết kiệm chi phí, cải thiện chất lượng, và an toàn lao động
- Thiết bị điện tự động là các thiết bị được sử dụng để điều khiển tự động cho động cơ, những dây chuyền, máy móc sản xuất từ đó giúp nâng cao hiệu suất làm việc Thiết bị điện này có nhiều loại khác nhau, phụ thuộc vào chức năng và ứng dụng của chúng
Có nhiều loại thiết bị theo mô hình điện tự động khác nhau được sử dụng trong các ứng dụng khác nhau Một số loại phổ biến là:
- Cảm biến là thiết bị dùng để phát hiện và chuyển đổi các thông số vật lý thành các tín hiệu điện tử Cảm biến có nhiều loại khác nhau, dựa trên nguyên lý hoạt động, tính chất của tín hiệu, yếu tố môi trường, được sử dụng để giám sát cũng như điều khiển các quá trình sản xuất, vận hành của các thiết bị điện
- Thiết bị đóng cắt thường được biết đến là cầu dao tự động aptomat có vai trò kích hoạt hoặc ngắt một mạch điện khi có sự thay đổi của một tín hiệu điều khiển Chức năng chính của chúng là điều khiển, chuyển đổi và bảo vệ thiết bị điện cũng như mạch điện luôn an toàn, tránh được những sự cố có thể xảy ra
- Rơ le là thiết bị điện từ dùng để kích hoạt hoặc ngắt một mạch điện khi có sự thay đổi của một tín hiệu điều khiển Rơ le hoạt động dựa trên nguyên lý về số lượng tiếp điểm và công suất, được sử dụng để khuếch đại tín hiệu, chuyển mạch, bảo vệ các thiết bị điện
- Biến tần dùng để điều chỉnh tốc độ và hướng quay của động cơ điện xoay chiều Chúng được sử dụng để tiết kiệm năng lượng, tăng hiệu quả và linh hoạt của các hệ thống điều khiển động cơ
- Động cơ Servo là thiết bị theo mô hình điện tự động hoá dùng để chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ theo một góc xoay nhất định Sản phẩm thường được sử dụng để thực hiện các chuyển động chính xác, nhanh chóng, ổn định trong các hệ thống tự động hóa
- Bộ lập trình PLC được dùng để lập trình, thực hiện các nhiệm vụ điều khiển cụ thể trong các dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị khác Chúng giúp tăng tính linh hoạt, đáng tin cậy và an toàn của các hệ thống tự động hóa
- Màn hình HMI giúp hiển thị, nhập liệu cho các hệ thống tự động hóa, được sử dụng để người dùng giám sát, điều khiển, tương tác với các hệ thống tự động hóa
- Khởi động từ trong điện tự động hóa hỗ trợ người dùng khởi động, ngắt một mạch điện có động cơ điện xoay chiều, sử dụng để bảo vệ động cơ điện khỏi quá tải, ngắn mạch và sự khởi động đột ngột
- Bộ nguồn là thiết bị dùng để cung cấp điện áp, dòng điện cho các thiết bị điện tử trong các hệ thống tự động hóa, giúp ổn định, bảo vệ, chuyển đổi năng lượng điện cho các thiết bị điện tử
2.1.2 Thiết kế bản vẽ mạch điện bằng phần mềm CADe-SIMU
- Phần mềm vẽ điện Cade simu là một phần mềm vẽ mạch và mô phỏng mạch điên miễn phí và được sử dụng để thiết kế, biên soạn và thiết lập các mô hình điện và mô hình hệ thống Nó cung cấp các tính năng và công cụ hỗ trợ thiết kế như các thanh công cụ và điều khiển, các thiết lập điện công suất, điều khiển động cơ và điều khiển bộ điều khiển Nó còn có các tính năng về phân tích và tính toán như: Tính toán động cơ, điện công suất và tính toán tín hiệu điện Ngoài ra, phần mềm còn cung cấp các tính năng chuyên nghiệp hơn như thiết kế mô hình, soạn thảo và thiết lập giao diện người dung và tạo ra các tài liệu vẽ điện
- Những tính năng cơ bản của phần mềm Cade Simu
• Phần mềm cung cấp các chức năng tiện lợi khi vẽ sơ đồ mạch điện công nghiệp
• Hỗ trợ đầy đủ các thiết bị công nghiệp như: CB, Relay, MCCB, Wire, Contactor, Aptomat…
• Phần mềm rất hữu ích với các bạn sinh viên đang học hoặc mới ra trường Phù hợp mô phỏng mạch điện công nghiệp khi chưa có điều kiện mua thiết bị thật
• Là phần mềm gọn nhẹ, có thể chạy trực tiếp mà không cần cài đặt
• Phần mềm là đã được việt hóa nên rất dễ sử dụng
• Phần mềm cho ta sơ đồ điều khiển trong công nghiệp khá dễ dàng Giúp kỹ sư vẽ mạch nhanh chóng và đồng thời có thể mô phỏng
2.1.3 Thiết kế lắp ráp tủ điện
- Tủ điện Công nghiệp là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công trình công nghiệp hay dân dụng nào, từ nhà máy điện đến các trạm biến áp, hệ thống truyền tải phân phối đến các hộ tiêu thụ điện Đảm bảo cách ly những thiết bị mang điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành
- Tủ điện công nghiệp có hệ thống kết nối và các cấu trúc mạch điều khiển phức tạp Việc thiết kế, lắp đặt tủ đạt tiêu chuẩn chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định vào sự an toàn cho con người, ổn định của hệ thống điện, dây chuyền máy móc
- Thiết kế bản vẽ và lựa chọn các thiết bị hợp lý:
CÔNG VIỆC THỰC TẬP
Mô tả công việc
3.1.1 Mô tả công việc được phân công phụ trách từ doanh nghiệp
- Các công việc cụ thể trong quá trình thực tập:
• Tìm hiểu công việc, lĩnh vực hoạt động, các máy móc và tài liệu kỹ thuật của công ty
• Nhận phân công công việc và bắt đầu tìm hiểu
• Nhận phân công công việc hỗ trợ các kỹ sư thiết kế của công ty phụ trách đảm nhiệm dự án “Ba con cò” (Dây chuyền gắp bao hàng tự động)
• Thiết kế mạch điện kỹ thuật và vẽ mô phỏng trên phần mềm CADe-simu cho dây chuyền gắp bao hàng tự động
• Sửa đổi và hoàn thiện bản vẽ điện
• Thiết kế sắp xếp và vẽ tủ điện điều khiển dây chuyền gắp bao hàng tự động
• Lắp ráp và đi dây đấu nối các thiết bị trong tủ điện
• Chọn vật tư cho dự án Dây chuyền gắp bao hàng tự động
• Viết hồ sơ điện cho dự án Dây chuyền gắp bao hàng tự động
3.1.2 Tìm hiểu các máy móc, tài liệu kỹ thuật và làm quen với môi trường làm việc
Hình 3: Phân xưởng sản xuất máy móc của doanh nghiệp
- Các máy đang trong quá trình sản xuất:
Hình 4: Nồi hấp tiệt trùng anova
Hình 5: Máy cán bột mì tự động
Hình 6: Máy chiết rót rượu tự động tốc độ cao
3.1.3 Tổng quan dự án “Ba con cò”
- Các hình layout khái quát về dự án
Hình 7: Bản vẽ kích thước mặt bằng layout
Hình 8: Bản vẽ vị trí bố trí các thiết bị
Hình 9: Bản vẽ kích thước toạ độ vị trí
Hình 10: Bản vẽ kích thước băng tải
Hình 11: Bản vẽ mặt bằng vị trí làm việc của Robot 200F
THIẾT KẾ VÀ VẼ MẠCH ĐIỆN
Bản vẽ mạch động lực
Hình 12: Bản vẽ mạch động lực phần đầu
Hình 13: Bản vẽ mạch động lực phần sau
Bản vẽ mạch hệ thống điều khiển
Hình 14: Bản vẽ mạch hệ thống điều khiển
Bản vẽ lưu đồ hoạt động
Hình 15: Bản vẽ lưu đồ hoạt động
Bản vẽ điện hoàn chỉnh
❖ Các bản vẽ của em đã được giám đốc anh Thế xem và chấp thuận, sau đó em cùng anh Thắng kỹ sư phụ trách dự án dựng lên bản vẽ đấu dây thực tế hoàn chỉnh và tiến hành đấu dây
Hình 16: Bản vẽ mạch động lực
Hình 17: Bản vẽ mạch điều khiển
Hình 18: Bản vẽ relay contactor
Hình 20: Bản vẽ nút on off
THI CÔNG MÔ HÌNH
Thi công dây chuyền gắp bao hàng tự động
- Các kỹ sư cơ khí sẽ thiết kế phần cơ và vẽ mô phỏng thông qua phần mềm soliworks và xuất bản vẽ kích thước cụ thể từng chi tiết từng bộ phận rồi giao cho bộ phận thi công cơ khí
- Kĩ sư cơ khí sẽ lên danh sách toàn bộ vật tư và giao cho bộ phần mua bán vật tư xử lý
- Sau đây là danh sách vật tư cần chuẩn bị cho thi công dự án:
Hình 21: Danh sách vật tư trang 1
Hình 22: Danh sách vật tư trang 2
Hình 23: Danh sách vật tư trang 3
Hình 24: Danh sách vật tư trang 4
Hình 25: Danh sách vật tư trang 5
Hình 26: Danh sách vật tư trang 6
Hình 27: Danh sách vật tư trang 7
Hình 28: Nhập vật tư về xưởng thi công
Hình 29: Gia công chân máy
Hình 30: Gia công băng tải
❖ Lắp ráp và đấu dây tủ điện chính điều khiển vận hành dây chuyền gắp bao hàng
Hình 31: Tủ điện vận hành dây chuyền
❖ Lắp ráp và đấu dây tủ điện điều khiển cánh tay robot gắp bao hàng
Hình 32: Quá trình lắp ráp và đấu dây cùng kĩ sư tự động
Hình 33: Quá trình đi dây tủ điện điều khiển cánh tay robot
5.1.3 Cánh tay robot gắp bao hàng
Hình 34: Cánh tay robot gắp bao hàng
Hình 35: Kích thước của cánh tay robot
- Thông số kỹ thuật cơ bản:
• Khả năng chịu tải đầu cánh tay: 210kg
• Sai số lặp lại: ±0.03mm
• Trọng lượng cơ học: 1240kg
Hình 36: Thông số kỹ thuật của cánh tay robot