1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Các tội: tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép theo pháp luật hình sự Việt Nam

305 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Tội: Tổ Chức, Môi Giới Cho Người Khác Xuất Cảnh, Nhập Cảnh Hoặc Ở Lại Việt Nam Trái Phép; Tổ Chức, Môi Giới Cho Người Khác Trốn Đi Nước Ngoài Hoặc Ở Lại Nước Ngoài Trái Phép Theo Pháp Luật Hình Sự Việt Nam
Tác giả TS. Mai Thi Thanh Nhung, TS. Lê Đăng Doanh, ThS. Lê Thị Diễm Hằng, ThS. Nguyễn Thành Long
Người hướng dẫn TS. Mai Thi Thanh Nhung
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 305
Dung lượng 49,93 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Việc nghiên cứu các tội: tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh,nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tô chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

CAC TOI: TO CHỨC, MOI GIỚI CHO NGƯỜI KHÁC XUẤT CANH,

NHAP CANH HOAC O LAI VIET NAM TRAI PHEP; TO CHUC, MOIGIỚI CHO NGƯỜI KHAC TRON ĐI NƯỚC NGOÀI HOẶC O LAI

NƯỚC NGOÀI TRÁI PHÉP THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

MÃ SO: DTCB.21/22-DHLHN

Chủ nhiệm dé tài: TS Mai Thi Thanh NhungThư ký đề tài: ThS Lê Thị Diễm Hằng

HÀ NOI - 2023

Trang 2

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA DE TÀI

STT HỌ VÀ TÊN DON VỊ CÔNG | TU CACH THAM

TAC GIA

1 TS Mai Thi Thanh Truong Dai hoc Chu nhiém

Nhung Luật Hà Nội

2 TS Lê Đăng Doanh Trường Đại học Thành viên chính

Trang 3

DANH MỤC TU VIET TAT

1 BLHS Bộ luật Hình sự

2 CTTP Cau thành tội phạm

3 Nxb Nhà xuât bản

4 TNHS Trách nhiệm hình sự

Trang 4

DANH MỤC PHỤ LỤC

I Giới thiệu khung pháp lý quốc tế liên quan đến các tội: tổ chức, môigiới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tôchức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái

phép.

IL Giới thiệu kinh nghiệm lập pháp hình sự của một số quốc gia về hànhvi: tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại quốc gia đótrái phép; t6 chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước

ngoài trái phép.

Bảng 1 Số vụ án và số bị cáo nói chung phạm các tdi: tô chức, môi giớicho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tổ chức,môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép trênđịa bàn toàn quốc từ năm 2018 đến năm 2022

Biểu đồ 1 Số vụ án và số bị cáo phạm các tội: tổ chức, môi giới chongười khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tô chức, môigiới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép trên địabàn toàn quốc từ năm 2018 đến năm 2022

Bảng 2 Số vụ án và số bị cáo theo cơ cấu các tội: tổ chức, môi giới chongười khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tô chức, môigiới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, trên địabàn toàn quốc từ năm 2018 đến năm 2022

Bang 3 So sánh số vụ án và số bị cáo theo cơ cấu các tội: t6 chức, môigiới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tôchức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài tráiphép với các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính trên địa bàn toàn quốc từnăm 2018 đến năm 2022

Bảng 4 So sánh số vụ án và số bị cáo theo cơ cấu các tội: tổ chức, môigiới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tô

chức, môi giới cho người khác trôn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái

Trang 5

phép với các tội phạm nói chung trên địa bàn toàn quốc từ năm 2018 đến năm

2022.

Bảng 5 Thống kê cơ cấu hình phạt và trường hợp cho hưởng án treo đốivới các tội: tô chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lạiViệt Nam trái phép; tô chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ởlại nước ngoài trái phép trên địa bàn toàn quốc từ năm 2018 đến năm 2022

Trang 6

ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép s s + k3 vessereeeeeerse 19

1.2 Đặc điểm của các tội: tô chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhậpcảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi

nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép - s5 ++sxxs+seeseeeseeess oo

1.3 Sự cần thiết của việc quy định các tội: tổ chức, môi giới cho người khácxuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tổ chức, môi giới chongười khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép - 321.4 Tiêu chí tội phạm hóa các hành vi: tổ chức, môi giới cho người khác xuấtcảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tổ chức, môi giới cho ngườikhác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép vào pháp luật hình sự

Wile IN 21 teste sates anteriores meee eae 36

Kết luận Chương L -¿- 2-52 S9 SE EEEEEEEEEXEE11101121111111111111111 11 11 xe 39Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁCTOI TÔ CHỨC, MOI GIỚI CHO NGƯỜI KHÁC XUẤT CANH, NHẬPCẢNH HOẶC Ở LẠI VIỆT NAM TRÁI PHÉP; TÔ CHỨC, MÔI GIỚI CHO

Trang 7

NGƯỜI KHAC TRON ĐI NƯỚC NGOÀI HOẶC Ở LAI NƯỚC NGOÀITRALI PHIÉP 2-22 S2SE9SEE9EEE9E112712112112711271121171111121121171111 11.1 ve 412.1 Lịch sử lập pháp về các tội phạm nêu trên qua các thời kỳ 4I2.2 Dau hiệu pháp lý định tội của các tội: tổ chức, môi giới cho người khácxuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tô chức, môi giới chongười khác trốn di nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép theo quy định

của Bộ luật Hình sự năm 20 1Š <2 55 22221111111 1£2331 11111153111 crrrez 49

2.3 Hình phạt đối với các tội: tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh,nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tổ chức, môi giới cho người kháctrốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép theo quy định Bộ luật Hình

SU NAM 2015 17 56

2.4 Phan biệt dấu hiệu cấu thành tội phạm giữa các tội: tổ chức, môi giới chongười khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tổ chức, môigiới cho người khác trén di nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép vớinhau và với một số tội khác ¿-¿- + 2+ +SE+E+EEEE+EEEEEESEEEEEEEEEEEeEvEErEererxsed 58Kết luận Chương 2 -¿- 2 2 £+E2+ESEE2EEEEEEEEEEEE1E21111211111111211211 1.11 11x 61Chương 3:THỰC TIEN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT HÌNH SỰNAM 2015 TRONG XÉT XỬ CÁC TOI: TO CHỨC, MOI GIỚI CHO NGƯỜIKHÁC XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH HOẶC Ở LẠI VIỆT NAM TRÁI PHÉP;

TÔ CHỨC, MÔI GIỚI CHO NGƯỜI KHÁC TRÓN ĐI NƯỚC NGOÀI HOẶC

Ở LAI NƯỚC NGOÀI TRÁI PHÉP - ¿2 t+E+EE+E£EE+EE+EEEESEEEEeEEeErkrrszxee 633.1 Khái quát tình hình xét xử các tội: tổ chức, môi giới cho người khác xuấtcảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tổ chức, môi giới cho người

khác trôn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép từ năm 2018 đên năm

3.2 Thực tiễn định tội danh các tội: tổ chức, môi giới cho người khác xuấtcảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tô chức, môi giới cho người

khác tron đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép - - 66

Trang 8

3.3 Thực tiễn quyết định hình phạt các tội: t6 chức, môi giới cho người khácxuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tổ chức, môi giới chongười khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép T33.4 Nguyên nhân của các hạn chế trong thực tiễn định tội danh và quyết địnhhình phạt các tội: tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc

ở lại Việt Nam trái phép; tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài

hoặc ở lại rước hgoài trái PHEP rassecsnnccenersncsenesnnsninesaraentesnnosanennenentans gi

3: ăn 1s Vẽ 98Chương 4: MỘT SỐ KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUATHINH SỰ VIỆT NAM VE CAC TOI: TÔ CHỨC, MOI GIGI CHO NGƯỜIKHAC XUẤT CANH, NHAP CANH HOẶC O LAI VIỆT NAM TRÁI PHÉP;

TO CHỨC, MOI GIỚI CHO NGƯỜI KHAC TRON ĐI NƯỚC NGOÀI HOẶC

Ở LAI NƯỚC NGOÀI TRÁI PHÉP - 2: s+Ss+E+EE+E+EE+EE+EEEE+EEEEeEEzEerxersrsee 994.1 Tiép tục hoàn thiện quy định cua Bộ luật Hình su - 1004.2 Tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn áp dụng Phi TM oeareee 107Kết luận chương 4 -¿- 2-52 2+ 2ESEESEEEEEEEEEE1E1111121111111211211 21.11.1111 tr crk 110

a 111DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO j ccccsscsssesssesssessessseessesssesseessessseesseess 113

PHU LUC weescscscssssssssssesssesssesssessessscssessssssesssessssssssssscssecssessesssecssesssessessseesseeseeess 120

PHAN THU HAI: CÁC CHUYEN ĐẺ - 2-22 52+Ex+2Evxevrxevrxer 151Chuyén dé 1: NHUNG VAN DE LY LUAN VE CAC TOI: TO CHUC, MOIGIOI CHO NGUOI KHAC XUAT CANH, NHAP CANH HOAC O LAI VIETNAM TRÁI PHÉP; TO CHỨC, MOI GIỚI CHO NGƯỜI KHAC TRON DINƯỚC NGOÀI HOẶC Ở LAI NƯỚC NGOÀI TRÁI PHÉP 152Chuyên đề 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VẺ CÁCTỘI: TÔ CHỨC, MÔI GIỚI CHO NGƯỜI KHÁC XUẤT CẢNH, NHẬPCẢNH HOẶC GO LAI VIỆT NAM TRÁI PHÉP; TO CHỨC, MOI GIỚI CHONGƯỜI KHÁC TRON ĐI NƯỚC NGOÀI HOẶC Ở LAI NƯỚC NGOÀITRÁI PHÉP -2- 2© ®+SS2+EE£SEEEEEEEEEEEE2E1711711271211711711211211211 21.0 196

Trang 9

Chuyên đề 3: THỰC TIEN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT HÌNH SỰNĂM 2015 TRONG XÉT XỬ CÁC TỘI: TÔ CHỨC, MÔI GIỚI CHO NGƯỜIKHÁC XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH HOẶC Ở LẠI VIỆT NAM TRÁI PHÉP;

TÔ CHỨC, MÔI GIỚI CHO NGƯỜI KHÁC TRÓN ĐI NƯỚC NGOÀI HOẶC

GO LAI NƯỚC NGOÀI TRAI PHÉP 2-2 + EE‡EE£EEEEEEEEEEEEEEeExerxererrx 337DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN DEN DE TÀI

1 Bài viết “Một số hạn chế trong thực tiễn áp dụng quy định Bộ luật hình sựnăm 2015 khi định tội danh tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh,nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép”, Tạp chí Nghề luật, Học viện Tưpháp, số tháng 05/2023, tr.57 — 61

Trang 10

PHAN THỨ NHAT:

BAO CAO TONG HOP KET QUA NGHIEN CUU DE TAI

TS Mai Thi Thanh NhungTrường Dai hoc Luật Ha Nội

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việc nghiên cứu các tội: tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh,nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tô chức, môi giới cho người khác trốn

đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép theo pháp luật hình sự Việt Nam

đến từ các lý do cơ bản có tính cấp thiết sau đây:

Thứ nhất, tình hình tội phạm: tổ chức, môi giới cho người khác xuấtcảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tổ chức, môi giới cho người kháctrốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép trong những năm gần đây códiễn biến điển hình là gia tăng về số vụ, số người phạm tội

Với sự nhận thức của người dân về quy định pháp luật đối với hoạt độngxuất nhập cảnh còn hạn chế, khó khăn trong tìm kiếm việc làm, mức thu nhập từlao động còn thấp, mong muốn thay đổi cuộc sống nhờ kết hôn với người nướcngoài các đối tượng tìm đến người tô chức, môi giới (hoặc các đối tượng tổchức, môi giới lợi dụng những nhận thức trên của người khác rồi hứa hẹn mộttương lai tốt đẹp tại nước ngoài) để được đưa (hoặc đưa) xuất cảnh trái phép,trốn đi hoặc ở lại nước trái phép Bên cạnh đó, số người nước ngoài đến cư trú,hoạt động tại Việt Nam trong những năm gần đây cũng có nhiều biến động donhiều dự án trọng điểm có yếu tô nước ngoài sắp được triển khai; sự phát triển

của các ngành du lịch, dịch vụ, học tập cũng thu hút không ít sự quan tâm của nguoi nước ngoài.

Trong những năm xảy ra dịch bệnh Covid — 19, tình hình dịch bệnh kéo

dài dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng cũng là nguyên nhân làm gia tănghành vi vượt biên trái phép đề tìm kiếm cơ hội việc làm Một số khác, trong lúctình hình dịch bệnh tại Việt Nam được kiểm soát tốt, đã nhập cảnh hoặc ở lạiViệt Nam trái phép dé tìm kiếm cơ hội tránh dịch bệnh, được chăm sóc sức khỏetốt hơn

Báo cáo tổng kết năm 2021 của ngành Kiểm sát nhân dân ghi nhận: số vụkhởi tố tội phạm xâm phạm trật tự xã hội có xu hướng tăng (cụ thể tăng so vớinăm 2020 là 481 vụ chiếm 1.9%); trong đó, có bao gồm những vu án khởi tố về

2

Trang 12

tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Namtrái phép gây bức xúc dư luận xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến

phức tạp trong nước.

Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao từ năm 2018 đến năm

2022, hệ thống Tòa án các cấp đã xét xử 855 vụ án hình sự với 2008 bị cáo vềcác tội: tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại ViệtNam trái phép; tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại

nước ngoài trái phép Trung bình hang năm có 171 vụ án va 401.6 bi cáo bi xét

xử về các tội này, xu hướng chung tăng dần về số vụ vào số người đặc biệt từnăm 2018 đến năm 2021

Thứ hai, các vẫn đề lý luận, quy định và áp dụng các quy định của BLHSViệt Nam vào xét xử các tội: t6 chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhậpcảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; t6 chức, môi giới cho người khác trốn dinước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép đang cho thấy sự phức tạp cũng như

những bất cap, hạn chế nhất định, chăng hạn: xuất phát từ tính chất đa ngành,

liên ngành của các tội được nghiên cứu nên các vấn dé về lý luận đối với nhữngtội này cũng đa dạng, nhiều quan điểm, xong những luồng quan điểm nỗi bật lại

có sự khác biệt không nhỏ dẫn đến tính thống nhất chưa cao; từ tiền đề lý luận

đó, việc quy định các dấu hiệu pháp lý của tội phạm cũng còn những hạn chế(như việc mô tả các dau hiệu pháp lý chưa được rõ ràng, kỹ thuật lập pháp chưathực sự đồng bộ); kéo theo đó là những hạn chế trong quá trình áp dụng quy

định BLHS vào việc định tội danh và quyết định hình phạt (như còn có trường

hợp xác định chưa đúng tội danh; xác định thiếu, nhằm lẫn dấu hiệu định khunghình phạt, tình tiết giảm nhẹ TNHS, tình tiết tăng nặng TNHS; cách thức ápdụng quy định về quyết định hình phạt trong một số trường hợp đặc biệt khôngthống nhất ) Vì vậy, can có những nghiên cứu đưa ra được giải pháp tháo gỡcho những van đề nêu trên

Thứ ba, về chính sách nói chung, chính sách pháp luật nói riêng của Nhanước đã thể hiện quan điểm giữ gìn, nâng cao trật tự xã hội, kiểm soát tội phạm,

cụ thé:

Trang 13

- Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã khangđịnh “Tap trung kiểm soát dai dịch COVID-19”; “thực hiện tốt chính sách xãhội, bảo dam an ninh xã hội, an ninh con người” là một số trong những nhiệm

vụ trong tâm của nhiệm kỳ Đại hội này.

- Kết luận số 13-KL/TW, ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về việc tiếptục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW, ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị khoá X

về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạmtrong tình hình mới tại mục 2.1 tiếp tục khang định: “Xác định công tác phòng,chống tội phạm là nhiệm vụ quan trọng, cáp bách, thường xuyên và lâu dài,

phải thực hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi địa bàn, lĩnh vực, có trọng tam, trong

điểm ”: “Tích cực tan cong, tran áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổchức, xuyên quốc gia; tội phạm lợi dụng thiên tai, dịch bệnh

Thứ tư, khái quát tình hình nghiên cứu đề tài (sẽ được nêu tại mục 2 phầnthứ nhất dưới đây) cũng đã phần nào cho thấy rằng: những công trình nghiêncứu các tội: tô chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lạiViệt Nam trái phép; tổ chức, môi giới cho người khác trốn di nước ngoài hoặc ởlại nước ngoài trái phép theo pháp luật hình sự Việt Nam chưa thực sự đầy đủ

Sự ra đời một công trình nghiên cứu có tinh tổng hợp và toàn diện là cần thiếtcho sự phát triển nội dung này trong khoa học luật hình sự

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Tình hình nghién cứu trong nước

Những công trình nghiên cứu trực tiếp về các tội: t6 chức, môi giới chongười khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tô chức, môigiới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép theopháp luật hình sự Việt Nam có thé chia thành ba nhóm cơ bản:

*Nhóm công trình thứ nhất là sách

Trước hết, hệ thong Giáo trình Luật hình sự (phần các tội phạm) của các

cơ sở đào tạo là tài liệu cơ bản nghiên cứu về các tội này Dién hình là: TrườngĐại học Luật Hà Nội (2021), GS.TS Nguyễn Ngoc Hòa (chủ biên), Gido trinhLuật Hình sự Việt Nam Phan các tội phạm, Quyển 2, Nxb Công an nhân dân;

Trang 14

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2016), PGS TS Phạm Mạnh Hùng (biênsoạn), Giáo frình Luật Hình sự Việt Nam (Phân các tội phạm) Tập 2, Nxb Đạihọc Quốc gia; Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), TS TranThị Quang Vinh (chủ biên) (2016), Giáo frình Luật Hình sự Việt Nam Quyển 2.Phan các tội phạm, Nxb Hồng Đức Điểm chung nỗi bật của những công trìnhnày là việc tập trung phân tích một cách cơ bản dấu hiệu pháp lý và hình phạt,

có thể kết hợp cả một số lý thuyết khoa học Luật hình sự về một số nhóm tội

phạm cụ thé, trong đó có các tội: tô chức, môi giới cho người khác xuất cảnh,nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tô chức, môi giới cho người khác trốn

đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

Tiếp đến, hệ thống sách chuyên khảo Bình luận khoa học BLHS cũng làmột nguồn tài liệu khoa hoc mang tinh tong thé nghiên cứu về tội phạm và hìnhphạt theo quy định của BLHS nói chung và các tội: tổ chức, môi giới cho ngườikhác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tô chức, môi giới chongười khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép theo pháp luậthình sự Việt Nam nói riêng, có thé ké đến như: Dinh Văn Qué (2005), Binh luậnkhoa học Bộ luật hình sự: Phan các tội phạm: Tập 8, Các tội xâm phạm trật tựquản lý hành chính Các tội phạm về môi trường, Nxb Thành phố Hồ Chí

Minh; PGS.TS Cao Thị Oanh — TS Lê Đăng Doanh (chủ biên) (2017), Hệ

thống pháp luật Hình sự Việt Nam - Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm

2015 (sửa đổi, bồ sung năm 2017), Nxb Hồng Đức; GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa

(chủ biên) (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi,

bồ sung năm 2017 Phan các tội phạm, Quyển 2, Nxb Tư pháp; TS Nguyễn

Duc Mai (chủ biên) (2018), Binh luận khoa học Bộ luật Hình sự (hiện hành)

(Sửa đổi, bổ sung năm 2017), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật; PGS.TS TrầnVăn Luyện và tập thể tác giả (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm

2015 (sửa đổi, bồ sung năm 2017) - Phần các tội phạm, Nxb Công an nhân dân;

PGS TS Phạm Mạnh Hùng (2019), Binh luận khoa học Bộ luật Hình sự năm

2015, được sửa đổi, bồ sung năm 2017 Phần các lội phạm, Nxb Lao động Tôn tại một sự tương đồng lớn giữa hệ thống sách Bình luận khoa học BLHS

Trang 15

với hệ thong Giáo trình Luật hình sự (phần các tội phạm) đó là việc tập trungphân tích các dau hiệu của CTTP Trong đó, hệ thống sách Bình luận khoa họcBLHS khi nghiên cứu về các tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh,nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tô chức, môi giới cho người khác trốn

di nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép sẽ tập trung vào phân tích các dauhiệu của CTTP gắn liền với Luật hình sự thực định, một số công trình có đưa ra

sự phân biệt rất ngắn gọn giữa các tội danh Điểm đặc biệt về việc phân tíchCTTP các tội: tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lạiViệt Nam trái phép; tổ chức, môi giới cho người khác trốn di nước ngoài hoặc ởlại nước ngoài trái phép trong hệ thống các công trình này (cũng như hệ thốngcác giáo trình kế trên) đó là có sự lồng ghép các quan điểm lý luận Bởi lẽ, quy

định của BLHS nói riêng, pháp luật hình sự nói chung hiện nay quy định khá

chung chung về các dấu hiệu của CTTP các tội này, sự mô tả hành vi kháchquan là điểm thiếu vắng trong quy định pháp luật hiện hành Từ đó dẫn đến việccác công trình này, cũng như nhiều công trình nghiên cứu cấp độ khác khi phântích luật thực định đối với các tội này đều có sự lồng ghép lý luận, dẫn chiếucách giải nghĩa thuật ngữ từ pháp luật chuyên ngành rồi đưa ra các quan điểm(có thể khác nhau) về cùng một dau hiệu CTTP Bên cạnh đó, nỗi trội trong sỐ

hệ thống Bình luận khoa học BLHS là công trình của tác giả Dinh Văn Qué vớiviệc bình luận chuyên sâu khi đưa ra các ví dụ mang tính thực tế, song phiên bảngần nhất của công trình (có đề cập các tội nói trên) lại gắn với quy định của

BLHS năm 1999, do đó, tính cập nhật ở công trình này chưa đáp ứng được ở

thời điểm hiện nay

Với tư cách là các tội danh thuộc Chương các tội xâm phạm trật tự quản

lý hành chính nhà nước trong BLHS, việc khảo sát không thé không điểm quanhững công trình nghiên cứu tổng thé các tội phạm thuộc chương này Hiện nay,

những công trình nghiên cứu các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính dưới

hình thức sách chuyên khảo, tham khảo rất ít, tiêu biểu là cuốn “Trach nhiệmhình sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính (theo Bộ luật Hình

sự năm 2015 sửa đổi bố sung năm 2017)” của tác giả Nguyễn Kim Chi và ĐỗĐức Hồng Hà xuất bản năm 2018 (Nxb CAND) Nội dung của công trình đã thé

6

Trang 16

hiện được những van đề lí luận về TNHS đối với các tội xâm phạm trật tự quản

lí hành chính; phân tích khái quát quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng các

quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về TNHS đối với các tộixâm phạm trật tự quản lí hành chính; từ đó, đưa ra yêu cầu và giải pháp hoànthiện pháp luật về van dé này Tuy nhiên, ngoài nội dung về lý luận được trìnhbày khái quát cho cả nhóm, số liệu về các vụ án và người phạm tội từ năm 2008

- 2017 được nghiên cứu, những van đề khác hầu như không khai thác trực tiếp

*Nhóm công trình thứ hai là các dé tài nghiên cứu khoa học các cấp, luận

án, luận văn:

Có thé nói, các van đề về tội phạm và hình phạt (phan chung hay phần các

tội phạm) được giới học giả nghiên cứu pháp lý, các nhà lập pháp và các nhà

hoạt động thực tiễn đặt mỗi quan tâm không nhỏ Song, mức độ quan tâm nàykhông đồng đều giữa các vấn đề cụ thê trong Luật hình sự Các dé tài khoa học,luận án, luận văn về các tội: tô chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhậpcảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi

nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép theo pháp luật hình sự Việt Nam

năm trong số hạn chế về nội dung và số lượng nghiên cứu Điển hình trong sốcác công trình thuộc nhóm này là Luận văn thạc sỹ “Tội t6 chức, môi giới chongười khác tron đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép trong Bộ luật

Hình sự 2015” của học viên Hoàng Long bảo vệ thành công năm 2019 tại

Trường Đại học Luật Hà Nội Luận văn đã phân tích được về cơ bản các quyđịnh của pháp luật hình sự Việt Nam và phác họa được phần nào thực tiễn apdụng quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội tổ chức, môi giới cho ngườikhác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép cũng như đề xuất một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật vềtội phạm này Tuy vậy, khía cạnh lý luận về tội phạm này chưa được đề cậpđáng kể Gắn với thời điểm hiện nay, thực trạng của các tội phạm liên quan đếnxuất cảnh, nhập cảnh trái phép nói chung có những diễn biến mới mẻ và kháphức tạp so với thời điểm từ năm 2019 trở về trước, khi dịch Covid-19 bùngphát trên toàn thế giới Sự tác động không nhỏ của đại dịch lên hoạt động đi lạicủa người dân cũng như quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của cơ quan hữu quan là

7

Trang 17

không thể phủ nhận Những anh hưởng đó cũng kéo theo sự gia tăng về số lượng

và biến đổi về những biểu hiện cụ thé của các dau hiệu CTTP, cần thiết phải có

sự nghiên cứu bé sung Mặt khác, kết quả nghiên cứu trên cũng mới chi tậptrung nghiên cứu một phan trong số các tội mà dé tài nghiên cứu hướng tới, do

đó, đối tượng nghiên cứu của dé tài có thé khang định là rộng hơn đối tượng

nghiên cứu của luận văn.

*Nhóm công trình thứ ba là các bài tạp chí, tham luận hội thảo, bài viết

đăng tải trên các website

Một thực trạng tương tự như hai nhóm công trình đã khảo sát trên, sốlượng công trình trong nhóm thứ ba này còn khiêm tốn Liên quan trực tiếp đếncác tội thuộc đề tài nghiên cứu có một số bài viết của các tác gia sau:

- Tác giả Lê Van Dai có bài viết với tựa đề “Bàn vẻ xử lý hành vi tổ chứccho người khác trốn di nước ngoài và xuất cảnh trái phép” trên Tạp chí Kiểmsát số 18/2019 Bài viết luận bàn về việc về xử lí hành vi tổ chức cho người kháctrốn đi nước ngoài và xuất cảnh trái phép, thông qua những vụ án cụ thể với cácquan điểm khác nhau, tác giả đề xuất nhập tội tô chức, môi giới cho người kháctrốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép với tội tổ chức, môi giới chongười khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép thành một tội

- Bài viết “Tội Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnhhoặc ở lại Việt Nam trai phép — Mot số vuong mắc trong thực tiên” của tác giả

Lê Quy Nhân trên website của Tạp chí Tòa án nhân dân' cũng là một nghiên cứunổi bật trong nhóm công trình này Nghiên cứu được đặt trong bối cảnh dịchbệnh Covid-19 diễn ra phức tạp kéo theo sự gia tăng của tội phạm nêu trên Bêncạnh việc phân tích các dấu hiệu CTTP của tội phạm này, tác giả đã đưa ranhững vụ việc thực tế cùng những quan điểm định tội danh khác nhau (bao gồm

cả quan điểm cá nhân tác giả) liên quan chủ yếu đến việc xác định các dạnghành vi khách quan, địa điểm phạm tội

- Nhóm tác giả Nguyễn Thị Ngọc Linh — Nguyễn Khắc Đạt cũng thể hiện

môi quan tâm đên vân đê “Hoàn thiện quy định Tội tô chức, môi giới cho người

! Xem: _

https://tapchitoaan.vn/bai-viet/trao-doi-y-kien/toi-to-chuc-moi-gioi-cho-nguoi-khac-xuat-canh-nhap-canh-hoac-o-lai-viet-nam-trai-phep-mot-so-vuong-mac-trong-thuc-tien

8

Trang 18

khác xuất cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép” thông qua bài viết cùng tên trênwebsite của Tạp chí Tòa án nhân dân” Nhóm tác giả mở đầu bài viết băng việcphân tích quy định của BLHS năm 2015 về các dấu hiệu CTTP, trên cơ sở đó,đánh giá thực trạng quy định tại Điều 348 BLHS và chỉ ra một số hạn chế nhưchưa quy định chủ thé của tội phạm là pháp nhân thương mại; chưa quy địnhtình tiết định khung tăng nặng gây thương tích cho người khác và quy định hìnhphạt chưa tương xứng với trường hợp tái phạm nguy hiểm, hình phạt b6 sung làphạt tiền quy định còn tương đối thấp Với những phân tích như vậy, nhóm tácgiả cũng đề xuất một số giải pháp khắc phục các hạn chế trong thực trạng quy

định nói trên.

- Tác giả Phan Ngọc Sơn cũng có bài viết với nhan đề “Tội tổ chức, môigiới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép - một

số hạn chế, vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện” trên Tạp chí Tòa án nhân dân

số 22/2022 Cùng chung định hướng triển khai như bài viết của nhóm tác giảNguyễn Thi Ngọc Linh — Nguyễn Khắc Đạt, nhưng nội dung phân tích các dauhiệu cho thấy quan điểm khác biệt và một số kiến nghị hoàn thiện theo đó cũngkhông hoàn toàn giống nhau (chang hạn kiến nghị về tình tiết phạm tội có tínhchất chuyên nghiệp, kiến nghị về việc phân hóa lại khung hình phạt tại khoản 2,

3 Điều 348 BLHS)

*Ngoài những công trình nghiên cứu trực tiếp về các tội: tổ chức, môigiới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tôchức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái

phép, những công trình khác thuộc lĩnh vực pháp luật hành chính, pháp luật

quốc tế về van đề xuất cảnh, nhập cảnh cũng là một nguồn tài liệu có thé thamkhảo nhằm đối chiếu, rà soát tính đồng bộ trong việc thiết lập hệ thống các biệnpháp xử lý vi phạm về xuất cảnh, nhập cảnh trái phép nói chung (trong đó, cóbiện pháp xử lý hình sự); các biện pháp khác phối hợp với biện pháp hình sựtrong việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xử lý những tội này Những

? Xem:

https://tapchitoaan.vn/hoan-thien-quy-dinh-toi-to-chuc-moi-gioi-cho-nguoi-khac-xuat-canh-hoac-o-lai-viet-nam-trai-phep6240.html

9

Trang 19

công trình đó có thé kế đến như: Đề tài nghiên cứu cấp Trường Đại học Luật HàNội “Pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập cảnh, cu trú, đi lại của ngườinước ngoài tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” tác giả Nguyễn Hồng Bắc

chủ nhiệm nghiệm thu năm 2019; Luận văn thạc sỹ “Xử phat vi phạm hành

chính đối với người nước ngoài trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh ở Việt Nam” của

học viên Nguyễn Thu Thảo bảo vệ thành công năm 2011 tại Trường Đại học

Luật Hà Nội; Luận văn thạc sỹ “Quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh trênđịa bàn tỉnh Lào Cai — Thực trạng và giải pháp” của học viên Lê Hồng Quangbảo vệ thành công năm 2019 tại Trường Đại học Luật Hà Nội; Bài viết của tácgiả Cao Vũ Minh, Nguyễn Nhật Khanh với tựa đề “Hoàn thiện pháp luật xửphat vi phạm hành chính về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và di lại củangười nước ngoài tại Việt Nam” trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 9/2018; bàiviết “Tác động của hoạt động xuất nhập cảnh, cư trú, lao động của người nướcngoài đối với chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội của Việt Nam” của tácgiả Trần Thăng Long trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 4/2019; bài viết của tácgiả Lê Anh với nhan đề “Hoàn thiện khung pháp luật về phòng, chong đưangười đi di cư trái phép”; bài viết “Đẩy nhanh tiễn độ nghiên cứu gia nhậpNghị định thư về chống đưa người di cư trái phép” của tác giả Lê Anh trênwebsite của Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam”; sách “Giới hiệu quyđịnh pháp luật về quyên tự do di lại, cư trú” — Vụ Phô biến, giáo dục pháp luật —

Bộ Tư pháp”,

2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Các công trình ngoài nước không nghiên cứu trực tiếp về các tội: t6 chức,môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tổchức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái

phép theo pháp luật hình sự Việt Nam Nội dung được khai thác chủ đạo trong

các công trình này và có giá trị tham khảo cho đề tài tập trung ở một số điểm, ví

Trang 20

số khái niệm liên quan trong pháp luật quốc tế như “đưa người di cư trái phép”);quy chế pháp lý quốc tế hay quy định pháp luật của một số quốc gia về các tộitương ứng; những ảnh hưởng và xu hướng phát triển của làn sóng phạm tội nàytrên thế giới mà có thé dự báo một số vấn đề tương ứng của Việt Nam Các côngtrình điển hình có thé kế đến như:

- Bali Process Policy Guide on Criminalizing Migrant Smuggling (2014):

Đây là tài liệu hướng dẫn giới thiệu cho các nhà hoạch định chính sách và các

cán bộ thực thi về việc thực hiện các trách nhiệm pháp lý quốc tế trong việc hình

sự hóa nạn đưa người di cư trái phép ở cấp độ quốc gia với các nội dung: giớithiệu về đưa người di cư trái phép và khuôn khổ Luật pháp quốc tế áp dụng, cácnghĩa vụ bé sung quan trọng được thiết lập bởi Công ước về tội phạm có tô chứccùng một sé gợi ý việc xây dung pháp luật hiệu qua

- Gabriel J Chin (2011), J/legal entry as crime, deportation as punishment: immigration status and the criminal process, UCLA Law Review

by the Regents of the University of California, Vol.58, No.6/2011: Bai viét phanánh tinh trạng nhập cu hiện được xem xét ở nhiều lĩnh vực pháp lý ở hầu hếtmọi giai đoạn cua tiễn trình tố tụng hình sự tai Hoa Ky: buộc tội, nhận tội, xét

xử, tuyên án và thời gian phục vụ thông qua việc trả tự do sớm để trục xuất.Trước những luồng quan điểm về tội phạm hóa hay phi tội phạm hóa việc nhập

cư bất hợp pháp, tác giả đã đưa ra nhận định ủng hộ cho quan điểm xây dựngmột CTTP đối với những hành vi này thay vi loại chúng khỏi hệ thống xử lýhình sự Một số vấn đề khác có liên quan cũng được chỉ ra như tình trạng nhập

cư ảnh hưởng đến quá trình thực hiện tội phạm như thế nào, các vấn đề về hìnhphạt trục xuất đối với người nhập cư trái pháp luật

- Mary L.Dohrmann (2015), Hemming in Harboring: The Limits of Liability under 8 U.S.C Sec 1324 and State Harboring Statutes, Columbia Law

Review, Vol 115, Issue 5 (June 2015): Điểm sáng liên quan đến van dé tộiphạm được quy định tại Điều 1324 đó là làm rõ các quan niệm về hành vi "chứachấp" và giới hạn định nghĩa khái niệm này áp dung dé xử lý hình sự theo pháp

luật Hoa Kỳ.

11

Trang 21

XR EXER (2009), 1/8334 8)HBiISXfEVJfXf017/,

ARASH, TS 18 šR 4# 56 HA: Bài viết nghiên cứu về các biện pháp

đối phó của pháp luật hình sự đối với việc nhập cư bất hợp pháp của TrungQuốc Trong đó, tác giả có trình bày các quan điểm về nhập cư, định nghĩa

“nhập cư”, phân biệt “nhập cư bất hợp pháp” với “nhập cảnh bất hợp pháp” Bàiviết cũng đã khái quát được quy định của pháp luật hình sự Trung Quốc (tại thờiđiểm năm 2009) về các tội phạm này (bao gồm ở đó cả quy định trừng trị cáchành vi tô chức và giúp sức cho người khác vượt biên trái phép) cùng với nhữngnội dung rà soát thực trạng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nhóm hành vi

nhập cư trái phép

- Bài viết “Actual problems of human trafficking and illegal migration in

the Russian Federation” của tác giả cac tac gia Sergey V Ryazantsev, Irina S.

Karabulatova, Roman V Mashin, Elena E Pismennaya, Svetlana Yu.

Sivoplyasova trên Mediterranean Journal of Social Sciences đã chi ra một số van

dé về thực trạng buôn bán người va di cư trái phép ở Liên Bang Nga

2.3 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu

Các công trình đã khảo sát không liệt kê được toàn bộ nghiên cứu về cáctội: tô chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Namtrái phép; tổ chức, môi giới cho người khác trốn di nước ngoài hoặc ở lại nướcngoài trái phép Tuy nhiên, kết quả khảo sát đã phần nào phản ánh được trạng

thái và quy mô của các nghiên cứu, đặc biệt là những công trình trong nước.

Đánh giá những công trình nghiên cứu về các tội: tổ chức, môi giới cho ngườikhác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tô chức, môi giới chongười khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép có thé khái quát

như sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đã cho thấy sự đa chiều trong quanđiểm về các vấn đề lý luận, quy định cũng như thực trạng áp dụng quy địnhpháp luật hình sự về các tội: tô chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhậpcảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi

12

Trang 22

nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép Điều đó cũng phản ánh rằng tính rõràng trong quy định BLHS hiện hành và tính thống nhất trong nhận thức của các

nhà nghiên cứu, nhà áp dụng pháp luật còn chưa đạt được mức độ cao.

Thứ hai, các công trình nghiên cứu phần lớn lựa chọn hướng tiếp cậntruyền thống là tiếp cận luật học thực định nhưng hầu hết là các công trìnhnghiên cứu cấp độ đơn giản chưa bao quát được tat cả các van đề cần nghiêncứu; nôi bật trong đó có luận văn thạc sĩ “Tội t6 chức, môi giới cho người kháctron di nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép trong Bộ luật hình sự 2015”của tác giả Hoàng Long với phạm vi nghiên cứu tương đối nhiều khía cạnhnhưng những kết quả nghiên cứu chưa nhiều nội dung sâu sắc, phần nghiên cứuthực tiễn rất ít các vụ án thực tế dé minh chứng cho các điểm hạn chế

Thứ ba, những công trình nghiên cứu về lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnhhoặc ở lại Việt Nam trái phép; trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài tráiphép có ở các cấp độ, các chuyên ngành khác nhau chuyên ngành luật hình sự,chuyên ngành luật quốc tế, chuyên ngành luật hành chính Tuy nhiên, các côngtrình nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự, cụ thể về hành vi tổ chức, môi giớicho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tô chức,môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phépchiếm tỷ lệ thấp trong số đó Trường hợp các nghiên cứu chuyên ngành khác có

dé cập đến góc độ pháp luật hình sự thì nội dung trình bày chưa thực sự có hệthống và chiều sâu

Thứ tư, về nội dung kết quả nghiên cứu của các công trình, tuy khác nhau

về cấp độ và cách tiếp cận, song đã cung cấp chất liệu cơ bản cho việc nghiêncứu chuyên sâu trong lĩnh vực hình sự Tuy nhiên, tồn tại thực tế đó là nhiều nội

dung còn manh mún, thiếu hệ thống, thiếu tính toàn diện của vấn đề; các kiến

nghị hoàn thiện pháp luật hình sự tuy đã được nêu lên nhưng còn có những kiếnnghị chưa thực sự thuyết phục và đầy đủ

3 Mục đích, mục tiêu của đề tài

3.1 Mục đích của đề tài

13

Trang 23

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra những giải pháp cơ bản bảođảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về các tội: tổ chức, môi giới cho ngườikhác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tô chức, môi giới chongười khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (mà cụ thé nhất làcác giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về các tội này) Đồng thờicũng nhằm tạo ra một công trình có giá trị về mặt khoa học cho việc nghiên cứu,

giảng dạy.

3.2 Mục tiêu của đề tài

- Làm rõ được những vấn đề lý luận cơ bản về các tội: tô chức, môi giớicho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tô chức,môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép;

- Làm rõ cũng như đánh giá được được quy định của pháp luật hình sự

Việt Nam (trọng tâm là quy định của BLHS năm 2015, sửa đổi b6 sung năm2017) về các tội: tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ởlại Việt Nam trái phép; tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài

hoặc ở lại nước ngoài trái phép;

- Chỉ ra, đánh giá được những van đề nồi bật trong thực tiễn định tội danh

và quyết định hình phạt đối với các tội: tổ chức, môi giới cho người khác xuấtcảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tổ chức, môi giới cho người kháctrốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép theo quy định BLHS năm2015; tìm ra những vướng mắc trong thực tiễn khi áp dụng các quy định nàycũng như nguyên nhân của những vướng mắc đó

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu của dé tài

Hệ thống các quan điểm khoa học, các quy định của pháp luật, hoạt động

áp dụng pháp luật hình sự thông qua kết quả xét xử các vụ án hình sự trên thực

tế về các tội: t6 chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lạiViệt Nam trái phép; tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở

lại nước ngoài trái phép.

4.2 Phạm vi nghiên cứu của dé tài

14

Trang 24

- Về nội dung nghiên cứu:

+ Đối với nghiên cứu lý luận: đề tài không giới hạn về nội dung nhưng sẽtập trung vào những quan điểm khoa học, học thuyết, chính sách pháp luật hình

sự ở Việt Nam hoặc phù hợp với Việt Nam.

+ Đối với nghiên cứu quy định của pháp luật hình sự: đề tài giới hạn

phạm vi nghiên cứu chủ đạo là pháp luật hình sự Việt Nam, song, bên cạnh đó

cũng có sự liên hệ với luật pháp quốc tế và một số quốc gia trên thế giới

+ Đối với nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong xét xử: đềtài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong hoạt động định tội danh và quyết định

hình phạt của Tòa án thông qua các bản án đã được xét xử.

- Về thời gian và địa bàn nghiên cứu:

+ Đối với các quy định của pháp luật hình sự, thời gian nghiên cứu bámsát tiến trình lập pháp hình sự Việt Nam (tập trung phân tích quy định của BLHSnăm 2015, sửa đối, bồ sung năm 2017);

+ Đối với vấn đề thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong định tội danh

và quyết định hình phạt các tội này: nghiên cứu các bản án hình sự (được thu

thập ngẫu nhiên) đã xét xử trên địa bàn cả nước trong 05 năm trở lại đây (từ năm

2018 đến năm 2022)

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề tài

5.1 Cách tiếp cận của dé tài

Đề tài lựa chọn hướng tiếp cận có yếu tố liên ngành, trong đó, hướng tiếpcận luật học thực định là hướng tiếp cận chủ đạo, bên cạnh đó, dự kiến có thêmmột số hướng tiếp cận khác mang tinh chất bé trợ như tiếp cận xã hội học pháp

luật, chính sách học pháp luật, luật học so sánh.

5.1 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Đề tài dự kiến sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu được kết hợp vớinhau như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp diễndịch, phương pháp quy mạp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh,phương pháp lịch sử Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng phùhợp cho từng chuyên đề trong đề tài, cụ thê:

15

Trang 25

- Chuyên dé 1: Sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp diễn dịch,phương pháp tông hợp, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp so sánh dé làm

rõ các vấn đề lý luận về các tội: tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh,nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tô chức, môi giới cho người khác trốn

đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

- Chuyên đề 2: Sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích,phương pháp diễn dịch phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp dé làm rõcác quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội: tổ chức, môi giới chongười khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tô chức, môigiới cho người khác trỗn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

- Chuyên đề 3: Sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp nghiêncứu điển hình, phương pháp phân tích, phương pháp tông hợp để nghiên cứuthực tiễn áp dụng quy định của BLHS năm 2015 trong xét xử các tội: tổ chức,môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép;

tổ chức, môi giới cho người khác trén di nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài

trai phép.

6 Những đóng góp của đề tài

Đề tài là công trình nghiên cứu về các tội: tổ chức, môi giới cho ngườikhác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tổ chức, môi giới chongười khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trai phép một cách tươngđối toàn diện, khoa học và có tính chuyên sâu

Trên cơ sở kế thừa tri thức đã có, dé tài đã thiết lập được hệ thống lý luận vàquy định của pháp luật Việt Nam về các tội các tội: tổ chức, môi giới cho ngườikhác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tổ chức, môi giới chongười khác trồn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép; luận giải một cáchkhoa học sự phát triển quy định đó; đánh giá trong tương quan so sánh với một sốchuẩn mực quốc tế cũng như pháp luật một số quốc gia nhằm đúc rút được những

giá trị tham khảo cho Việt Nam.

Đề tài cũng góp phần khắc họa bức tranh tổng thé về các van đề thực tiễn

trong quá trình áp dụng quy định BLHS Việt Nam hiện hành trong định tội danh

16

Trang 26

và quyết định hình phạt về các tội: t6 chức, môi giới cho người khác xuất cảnh,nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tô chức, môi giới cho người khác trốn

đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

Như mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài đề xuất một số kiến nghị một cách có

cơ sở khoa học và mang tính khả thi cao các giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự

Việt Nam về các tội: tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnhhoặc ở lại Việt Nam trái phép; tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nướcngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, thông qua đó, góp phần bảo đảm áp dụngđúng các quy định của pháp luật hình sự về các tội này

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của dé tài góp phan chia sẻ và củng cô thêm một sốquan điểm về lý luận, những đánh giá có tính cập nhật về pháp luật thực định vàthực trạng áp dụng BLHS hiện hành trong định tội danh và quyết định hình phạt(có thành tựu và cả những hạn chế) đối với các tội: tổ chức, môi giới cho ngườikhác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tô chức, môi giới chongười khác tron di nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

Với tư cách công trình nghiên cứu mang tính hệ thống và tương đốitoàn diện về các tội: tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnhhoặc ở lại Việt Nam trái phép; tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nướcngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép theo pháp luật hình sự Việt Nam, đề tài

có thể cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về tội này cho hoạt động hoàn thiệnpháp luật hình sự khi các cơ quan lập pháp, các tổ chức xã hội và công dântham gia vào việc đóng góp ý kiến nhằm tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy

định trong BLHS.

Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ công tác đào

tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực luật hình sự tại các cơ sở đảo tạo luật.

8 Cơ cầu của đề tài

Ngoài hệ 03 chuyên dé, báo cáo tóm tắt, kết quả nghiên cứu của đề tàiđược thể hiện một cách tập trung nhất trong báo cáo tổng hợp với cơ câu gồm:

17

Trang 27

phần mở đầu, nội dung và kết luận; trong đó, phần nội dung được chia thành các

chương đó là:

Chương 1: Những van đề lý luận về các tội: tổ chức, môi giới cho ngườikhác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tô chức, môi giới chongười khác tron di nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội: tô chức,môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tôchức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái

phép.

Chương 3: Thực tiễn áp dụng quy định Bộ luật hình sự năm 2015 trongxét xử các tội: tô chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lạiViệt Nam trái phép; tô chức, môi giới cho người khác trồn đi nước ngoài hoặc ở

lại nước ngoài trái phép.

Chương 4: Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hình sự ViệtNam về các tội: t6 chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ởlại Việt Nam trái phép; tô chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài

hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

18

Trang 28

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE CAC TOI: TO CHỨC, MOI GIỚICHO NGƯỜI KHÁC XUAT CANH, NHAP CANH HOẶC O LAI VIETNAM TRAI PHEP; TO CHUC, MOI GIOI CHO NGUOI KHAC TRON

ĐI NƯỚC NGOÀI HOẶC O LAI NƯỚC NGOÀI TRÁI PHÉP

1.1 Khái niệm các tội: tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh,nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tổ chức, môi giới cho người kháctron đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

Khái niệm các tội: t6 chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnhhoặc ở lại Việt Nam trái phép; tô chức, môi giới cho người khác trén đi nướcngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép là một khái niệm phức tạp (bởi: sự kết hợpnhiều tội trong một nhóm để nghiên cứu) và có tính liên ngành (vừa có yếu tốcủa lĩnh vực hình sự, vừa có những vấn đề liên quan trong lĩnh vực quản lý hànhchính) Chính vì vậy, để làm rõ được khái niệm này, cần cụ thé hóa các kháiniệm thành tổ và kết hợp lại để ra được một định nghĩa chung cho các tội này.Thứ nhất, các khái niệm xuất cảnh, nhập cảnh, ở lại

*Ở phương điện ngôn ngữ, các khái niệm nói trên có thể hiểu như sau:

- Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do giáo sư Hoàng Phêchủ biên: Nhập cảnh được hiểu là “qua biên giới vào lãnh thổ một nước khác”:xuất cảnh được hiểu là “qua biên giới ra khỏi một nước”

- Theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý — Bộ Tư pháp: Nhậpcảnh “/d việc người, phương tiện di chuyển qua biên giới để vào lãnh thé củamột nước Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyên cho phép nhập cảnhvào Việt Nam phải qua những cửa khẩu chỉ định ””: còn xuất cảnh là “ra khỏi

~ Ẩ T7+A z 2 x x x +A ae 7 lộ x „s30

lãnh thô Việt Nam, qua các cửa khâu quốc tê, qua biên giới dé ra nước ngoài”.

* GS Hoàng Phê (Chủ biên) (2017), Tir điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr.903.

7@S Hoàng Phê (Chủ biên) (2017), Tir điên Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Hong Đức, Ha Nội, tr.1469.

Š Viên Khoa học Pháp ly — Bộ Tư pháp (2006), Tir điển Luật học, Nxb Từ điển bách khoa và Nxb Tư pháp,

tr.590.

? Viện Khoa học Pháp lý — Bộ Tư pháp (2006), Tir điển Luật học, Nxb Từ điển bách khoa và Nxb Tư pháp,

tr.872.

19

Trang 29

Tuy cùng giải thích từ ngữ “xuất cảnh”, “nhập cảnh” nhưng các từ điểnkhác nhau cũng đã thể hiện nghĩa rộng hẹp khác nhau: có quan điểm cho rằngphải “qua các cửa khẩu quốc té” và có quan điềm rộng hơn lại cho rằng chỉ cần

“qua biên giới” mà không mô tả phải qua cửa khâu quốc tế

- “Ở” được hiểu là “sống đời sống riêng thường ngày tại một nơi, một chỗnào”'” Theo cách định nghĩa nay phát triển lên, hành vi “ở lai” có thể hiểu làviệc từ một nơi, một chỗ đã đến một nơi, một chỗ khác, sinh sống thường ngày

tại đó.

Bước đầu đánh giá về mặt ngôn ngữ các khái niệm liên quan nói trên cóđiểm chung là đều chỉ hành vi của chủ thé đến, đi hoặc ở lại tại một địa điểmnào đó mà có yêu tô qua một nơi, chỗ nhất định (trong phạm vi nghiên cứu ở

đây chính là “qua biên giới Việt Nam”).

*Ở phương điện pháp lý:

Hiện nay, có 02 văn bản đang có hiệu lực thi hành điều chỉnh hành vi xuất

cảnh và nhập cảnh tại Việt Nam, cụ thể là Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công

dân Việt Nam năm 2019 và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú củangười nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sửa đổi, b6 sung năm 2019) Theo

đó, đối chiếu khái niệm của 02 văn bản pháp luật này, khái niệm nhập cảnh đượchiểu là “việc công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài từ nước ngoài vào lãnhthổ Việt Nam qua cửa khẩu Việt Nam”'': còn xuất cảnh “là việc công dân ViệtNam hoặc người nước ngoài ra khỏi lãnh thô Việt Nam qua cửa khẩu ViệtNam”'” Như vậy, đặc điểm chung của xuất cảnh hay nhập cảnh chính là việc rahay vào lãnh thé một quốc gia qua cửa khẩu quốc gia đó Định nghĩa về xuấtcảnh, nhập cảnh này rất tương đồng với một cách tiếp cận từ phương tiện ngôn

ngữ đã trình bày ở trên.

'* GS Hoàng Phê (Chủ biên) (2017), Tir điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr.758.

!! Xem: khoản 1 Điêu 2 Luật Xuât cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 và khoản 4 Điêu 3 Luật

Nhập cảnh, xuât cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sửa đôi, bô sung năm 2019).

'' Xem: khoản 2 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 và khoản 6 Điều 3 Luật

Nhập cảnh, xuât cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sửa đôi, bô sung năm 2019).

20

Trang 30

Khái niệm “ở lại” tuy không được giải thích trong các văn bản luật

chuyên ngành nhưng một số văn bản pháp luật chuyên ngành lại định nghĩa vềmột số khái niệm có nội hàm khá giống với “ở lại”, ví dụ khái niệm cư trú Theokhoản 2 Điều 2 Luật Cư trú 2020, cư trú là việc công dân sinh sống tại một địađiểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơikhông có đơn vị hành chính cấp xã Cư trú là khái niệm chung mà tập hợp trong

đó có những khái niệm nhỏ hơn như thường trú, tạm trú Thông qua giải thích

khái niệm nơi thường trú, nơi tạm trú trong Điều 2 Luật Cư trú 2020, có thể hiểurằng: Thường trú là việc một người sinh sống thường xuyên, ôn định, không cóthời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú; tạm trú là việc mộtngười sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và

đã được đăng ký tạm trú Như vậy, về bản chất, thường trú hay tạm trú (cư trúnói chung) là việc một người sinh sống thường xuyên ở một nơi nào đó và có

đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật.

Trong quy định pháp luật chuyên ngành còn có một khải niệm “lưu trú”

dùng dé chỉ việc một người “ở lai một địa điểm không phải nơi thường trú hoặcnơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày” (trong Điều 2 Luật Cư trú 2020).Luu trú khác biệt han so với cư trú ở đặc điểm sinh sống có tính thường xuyên ở

một nơi nào đó.

Như vậy, khái nệm pháp lý cư trú có sự tương đồng với khái niệm “ở lại”bằng việc chỉ một người sinh sống thường ngày tại một địa điểm nào đó trongmột khoảng thời dài hoặc không thời hạn Tuy vậy, cũng cần nhận thấy rằng các

khái niệm này không hoàn toàn trùng nhau, ví dụ: một người từ khi sinh ra và

lớn lên ở tại một nơi trong suốt nhiều năm và không có việc thay déi nơi thườngtrú thì việc họ ở cố định một nơi trong trường hợp này nhóm nghiên cứu chorằng phù hợp với khái niệm “ở” chứ không hắn là “ở lại” Bởi lẽ, nhóm nghiêncứu cho rằng “ở lại” không chỉ là việc một ai sinh sông tại một noi nao đó trongmột khoảng thời gian dài hoặc ngắn mà chữ “lại” trong từ “ở lại” còn mang mộtnghĩa “đã đến”, sinh sống thường ngày tại nơi đã đến đó

21

Trang 31

Thứ hai, các khái niệm xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái pháp, tron

di, 6 lai trai phép

Các khái niệm xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép, tron đi (ban chat

đã là hành vi trái phép), ở lại trái phép đều là những khái niệm chỉ hành vi tráipháp luật Tuy nhiên, không phải pháp luật nào cũng định nghĩa (mô tả các dauhiệu cụ thể) những hành vi này Pháp luật Việt Nam hiện hành cũng năm trong

trường hợp không định nghĩa các hành vi này.

Tuy nhiên, từ quan điểm trên phương diện ngôn ngữ cũng như về phápluật chuyên ngành có liên quan về những từ ngữ thành tố tạo nên khái niệm vềcác hành vi trái pháp luật nêu trên (cụ thể là xuất cảnh, nhập cảnh, ở lại), có thểphát triển các khái niệm cần làm rõ đó như sau:

- Đối với hai khái niệm xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép, hiện nayvẫn có nhiều quan điểm khác nhau Trước hết, hiện nay có nhiều quan điểm chorang, “xuất cảnh trái phép là việc ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu củaViệt Nam trái phép” hoặc “đưa người khác ra khỏi Việt Nam qua các cửa khẩucủa Việt Nam trái với quy định”'” Nhập cảnh trái phép “là việc vào lãnh thổViệt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam trái phép”'* Theo nhóm nghiên cứu, quanđiểm này có thé được xây dựng dựa trên cơ sở căn cứ một số định nghĩa về mặtngôn ngữ, đặc biệt là quan điểm được thê hiện trong pháp luật chuyên ngành vềgiải thích xuất cảnh, nhập cảnh, để từ đó, giải thích cho khái niệm xuất cảnh tráiphép, nhập cảnh trái phép theo hướng yêu cầu phải có dấu hiệu “qua cửa khâu”(nói cách khác, có tính trái phép nhưng vẫn phải qua cửa khâu)

Tuy vậy, cũng có quan điểm khác cho rằng xuất cảnh trái phép, hay nhậpcảnh trái phép là việc ra hay vào lãnh thé Việt Nam mà không được phép của cơquan có thâm quyền Quan điểm này không giới hạn cụ thé rằng: việc “khôngđược phép của cơ quan có thâm quyền” (nói cách khác chính là tính “trái phápluật” của hành vi xuất cảnh, nhập cảnh) chỉ đặt trong những trường hợp “quacửa khẩu” thì mới gọi là xuất cảnh trái phép hay nhập cảnh trái phép Nhóm

3 GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên) (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Phan các tội phạm) — Quyền 2, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.590.

'*'TS Phạm Mạnh Hùng (2019), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đối, bố sung năm 2017

— Phan các tội phạm, Nxb Lao động, Hà Nội, tr 921.

22.

Trang 32

nghiên cứu đồng tình hơn với quan điểm này bởi lẽ để hành vi xuất cảnh hoặcnhập cảnh được xác định là hợp pháp thì bắt buộc phải qua cửa khâu theo quyđịnh pháp luật Tuy nhiên, nếu một hành vi xuất cảnh, nhập cảnh bị coi là tráipháp luật thì không nhất thiết phải có dấu hiệu “qua cửa khâu”, ví dụ: có trườnghợp ra/vào lãnh thô một quốc gia không thực hiện hoặc thực hiện gian dối cácthủ tục theo quy định của pháp qua cửa khâu; nhưng cũng có trường hợp hành vi

ra, vào lãnh thô một quốc gia không qua cửa khâu mà qua đường tiểu ngạch,đường mòn, lối mở bất hợp pháp Những trường hợp này cũng có thể đượcxác định là xuất cảnh trái phép hoặc nhập cảnh trái phép

- Đối với khái niệm trốn đi: Về phương diện ngôn ngữ, “trốn”

hành vi bỏ đi, tránh đi nơi khác một cách bí mật dé khỏi bị giữ lại, khỏi bị bắt”

được hiêu là

Theo cách hiểu này, nhóm nghiên cứu cho rằng, hành vi “tron đi” có thể hiểu là

bỏ đi khỏi một nơi nào đó đến một nơi khác một cách bí mật nhằm tránh sự pháthiện, bắt giữ Như vậy, ban chất khái niệm trốn đi đã mang tính trái pháp luật;khác với xuất cảnh, nhập cảnh hay ở lại ở điểm có trường hợp hợp pháp và có

trường hợp trái pháp luật.

Gắn với các tội đang được nghiên cứu, khái niệm trén đi được dé cập vàgiải thích trong dé tài này cụ thé là khái niệm “trốn đi nước ngoài” Theo đó,việc bỏ đi khỏi một nơi nào đó chính là bỏ đi khỏi một quốc gia đến một quốc

gia khác.

Đối chiếu với khái niệm xuất cảnh trái phép, theo nhóm nghiên cứu, tron

đi nước ngoài có thể xem là một trường hợp đặc biệt của xuất cảnh trái phép, cócác dấu hiệu chung như những trường hợp xuất cảnh trái phép khác đó là: rakhỏi lãnh thổ quốc gia một cách trái pháp luật Điểm đặc biệt hơn các trườnghợp xuất cảnh trái phép khác đó chính là mục đích của hành vi này hướng tới, cụthê là: nhằm tránh sự phát hiện, bắt giữ Trong khi đó, việc xuất cảnh trái phépcòn có thê xuất hiện rất nhiều mục đích khác nhau như gặp gỡ đối tác công việc

rồi trở vê, thăm thân, du lịch, tìm kiêm đôi tượng kêt hôn, nhận con nuôi

'S Xem: GS Hoàng Phê (Chủ biên) (2017), Tir điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Hồng Đức, tr.1042.

23

Trang 33

Trong mối quan hệ giữa xuất cảnh trái phép và trốn đi nước ngoài tráiphép cũng còn những quan điểm khác so với quan điểm nhóm nghiên cứu đưa ra

ở trên, ví dụ như: xuất phát từ quan điểm cho răng xuất cảnh trái phép là việc rakhỏi lãnh thổ quốc gia trái phép “qua cửa khẩu”; những trường hợp ra khỏi lãnhthổ quốc gia trái phép nhưng “không qua cửa khẩu” chính là trỗn đi nước ngoài

Và như vậy, dấu hiệu qua cửa khâu hay không là tiêu chí phân biệt xuất cảnh

trái phép và trôn đi nước ngoài theo quan điêm này Việc đông tình vê quan

2

art?

điểm cho rằng xuất cảnh trái phép không cần phải “qua cửa khẩu” cùng với nhậnđịnh về sự đối chiếu với giải thích về khái niệm trốn đi nước ngoài mà nhómnghiên cứu đã đề cập ở trên, nhóm nghiên cứu tiếp tục cho rằng cách phân địnhnày chưa thực sự hợp lý Nếu để xây dựng một quy định tách bạch hai dấu hiệuxuất cảnh trái phép với trốn di nước ngoài thành hai CTTP độc lập thì cũngkhông nên dùng tiêu chí “qua cửa khẩu” dé phân biệt mà cần dựa vào đặc trưngriêng của trén đi nước ngoài chính là mục đích mà hành vi hướng tới (dé tránhviệc phát hiện, bắt giữ)

- Đối với khái niệm “ở lại trái phép” (cụ thé là ở lại một quốc gia tráiphép, quốc gia đó có thé là Việt Nam hoặc một quốc gia khác): có thể hiểu đây

là việc một người từ một quốc gia đã đến, sinh sống thường ngày tại một quốcgia khác trái quy định pháp luật (của quốc gia sở tại hoặc quốc gia mà họ mangquốc tịch)

Van đề đặt ra là tính trái phép của việc “ở lại” có thê hiểu dưới các góc độrộng hẹp khác nhau Có quan điểm thứ nhất cho rằng: việc ở lại một quốc gianào đó bị coi là trái phép chỉ phụ thuộc vào việc họ đã sinh sống và lưu lại quốcgia đó trái với quy định pháp luật mà không phụ thuộc vào việc họ đã đến quốcgia đó hợp pháp hay không Tuy nhiên cũng có quan điểm thứ hai cho rằng: đểcoi là “ở lại trái phép”, trước hết phải việc đã đến quốc gia sở tại phải hợp pháp,tính chất trái pháp luật của hành vi ở lại nằm ở việc sinh sống thường ngày tạiquốc gia đó một cách bất hợp pháp Với logic của quan điểm thứ hai, các nhàkhoa học theo quan điểm này cũng dùng chính đặc điểm này dé phân biệt “ở lại

Việt Nam trái phép” với “nhập cảnh trái phép”.

24

Trang 34

Thứ ba, các khai niệm tô chức, môi giới

- “Tô chức” được hiệu là “làm những gì can thiét dé tiên hành một hoạt

9916

động nào đó nhằm có được hiệu quả tot nhất"'° Đặt khái niệm nay vào hành vi

phạm tội, tổ chức có thé được hiểu là hành vi “chủ mưu, cẩm đâu, chỉ huy,

Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, khái niệm “tổ chức” được sử dụngtrên tên tội cũng như mô tả trong các CTTP cơ bản không nên đồng nhất vớikhái niệm người tô chức trong đồng phạm; bởi như vậy sẽ giới hạn hành vi củatội phạm; không phản ánh hết tính chất nguy hiểm của hành vi cũng như bảnchất của khái niệm tô chức mà nhóm nghiên cứu đã nêu Do đó, nhóm nghiêncứu nhất trí với quan điểm “tổ chức” là một chuỗi hành vi cần thiết như vanđộng, rủ rê, lôi kéo ; chuẩn bị phương tiện, tiền bạc, giấy tờ, đưa dẫn, chuyên

người có nhu cau với người có kha năng tô chức

'Ó GS, Hoàng Phê (Chủ biên) (2017), Ti điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr.1276.

! Phạm Hiền Mai (2021), Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong Bộ luật Hình sự năm 2015, Luận văn thạc si,

Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.7.

lŠ TS, Lê Đăng Doanh, PGS.TS Cao Thị Oanh (Chủ biên) (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm

2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr.747,748 hoặc ThS Đỗ Văn Nghiêm, Binh luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và trích dẫn các văn bản hướng dẫn áp

đụng, Nxb Khoa học xã hội, tr.924, 925.

'° Xem khoản 2 Điều 17 BLHS năm 2015.

? Trường Dai học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam — Phần các tội phạm (quyển 2), Nxb.

Công an nhân dân, Hà Nội, tr.239, 240, 241.

21 GS Hoàng Phê (Chủ biên) (2017), Tur điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr.639.

?? Xem: TS Lê Đăng Doanh, PGS.TS Cao Thị Oanh (Chủ biên) (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bồ sung năm 2017), Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr.747,748 hoặc ThS Đỗ Văn Nghiêm (2021), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và trích dẫn các văn bản hướng dẫn áp dụng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.924, 925; Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phân các tội phạm (quyển 2), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.240, 241, 242.

25

Trang 35

Như vậy, ở một phương điện nhất định, “tổ chức” hay “môi giới” đều làviệc tạo điều kiện cần thiết hoặc dẫn dắt, làm trung gian cho các bên thực hiệnmột hành vi nào đó (trong nghiên cứu này các hành vi đó chính là: xuất cảnh tráiphép, nhập cảnh trái phép, ở lại Việt Nam trái phép, trốn đi nước ngoài hoặc ở

lại nước ngoài trái phép).

Giữa hành vi “tổ chức” với “môi giới”, đánh giá một cách tương đốikhách quan, hành vi tổ chức có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn hành vi môigiới; bởi lẽ, một bên là chuỗi hành vi cần thiết để làm một việc gì đó với mộtbên là hành vi tạo điều kiện làm cầu nối cho các bên

Các hành vi tổ chức, môi giới khi được thúc đây thực hiện với nhữngđộng cơ, và hướng tới những mục đích khác nhau cũng có thể có tính nguy hiểm

xã hội khác nhau Ví dụ: hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài nếuđược thúc đây thực hiện bởi mục đích chống chính quyền nhân dân sẽ có tínhchất nguy hiểm cho xã hội khác với trường hợp không có mục đích này; haytrường hợp môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép có động cơ vụ lợi cũng

sẽ có tính chất nguy hiểm khác với trường hợp có động cơ cá nhân (chắng hạn

bạn bè giúp đỡ nhau vô tư ) Đánh giá sự khác biệt này có ý nghĩa trong việc phân định trường hợp có tội hay chỉ là vi phạm hành chính cũng như có ý nghĩa

trong việc phân tách các tội danh và xếp đặt vào các chương khác nhau

Thông thường, quan điểm lập pháp của nhiều quốc gia sẽ phân tách các

tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính với các tội phạm xâm phạm an ninh

quốc gia, do tính chất nguy hiểm của các tội xâm phạm an ninh quốc gia caohơn Chính vì vậy, một lẽ thường thấy các hành vi tô chức, môi giới cho mộthành vi có mục đích chống chính quyền nhân dân sẽ được xếp vào chương cáctội xâm phạm an ninh quốc gia Bên cạnh đó, một thông lệ thường thấy nữa đólà: với tính nguy hiểm cho xã hội khác nhau giữa trường hợp hành vi có động cơ

vụ lợi với trường hợp hành vi động cơ khác, thi ở trường hợp hành vi có động cơ

vụ lợi, tính nguy hiểm cao hon, có thé xử ly hình sự; dưới mức đó, những hành

vi tổ chức, môi giới không có động cơ vụ lợi (ví dụ chỉ vì động cơ cá nhânkhác) thì có thé xử phạt vi phạm hành chính

26

Trang 36

Thứ tư, khái niệm các tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh,nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tổ chức, môi giới cho người kháctron đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

Bàn về khái niệm các tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh,nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tô chức, môi giới cho người khác trốn

đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép cần xuất phát từ khái niệm tội

phạm nói chung.

Trong khoa học luật hình sự cũng như pháp luật hình sự nhiều quốc gia,định nghĩa về tội phạm có thể khác nhau nhưng tựu chung lại có ba cách địnhnghĩa cơ bản là định nghĩa về hình thức, định nghĩa kết hợp nội dung, và địnhnghĩa phức hợp.” Ở Việt Nam, khoa học luật hình sự, về cơ bản, theo hướngđịnh nghĩa phức hợp về tội phạm, tức là cách định nghĩa có sự kết hợp dấu hiệunội dung và hình thức đồng thời bổ sung thêm các dấu hiệu khác (như lỗi, chủthể của tội phạm, tính phải chịu hình phạt), có thé kế đến một số định nghĩa vềtội phạm như sau: “76i phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy

định trong luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện và

phải chịu hình phạt” hay “7ôi phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được

quy định trong pháp luật hình sự, do cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự

và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi”, hay “T6iphạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phảichịu hình phạt”, hay “Tôi phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy địnhtrong Bộ luật Hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự và du tuổi chịutrách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại đáp ứng điều kiện thực hiện

một cách có lôi cô ý hoặc vô ý xâm phạm đên các quan hệ xã hội được Bộ luật

3 Xem: PGS.TS Trần Văn Độ (2020), Đổi mới nhận thức một số van đề lý luận về tội phạm và cấu thành tội phạm, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 10/2020, tr.4.

Sở Trường Dai học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phan chung, Nxb Công an nhân dân,

Trang 37

hình sự bảo vệ” Tuy có sự khác nhau nhất định nhưng các định nghĩa trên vềtội phạm đã thê hiện được đầy đủ dấu hiệu (đặc điểm) của tội phạm và có sựthống nhất cao độ các dấu hiệu: tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội vàđược quy định trong pháp luật hình sự (cụ thé là BLHS) Các dấu hiệu chưa cótính thống nhất cao là: tội phạm do người có năng lực TNHS (hay có thé baogồm cả pháp nhân thương mại) thực hiện; tội phạm phải được thực hiện mộtcách có lỗi và tội phạm có tính phải chịu hình phạt.

Nhóm nghiên cứu cho răng quan điểm nhận định rằng định nghĩa cô đọng,đầy đủ và chặt chẽ nhất về khái niệm tội phạm là định nghĩa kết hợp được hiệuquả nhất hai dấu hiệu cơ bản (dấu hiệu về nội dung và dấu hiệu về hình thức)của tội phạm.”” Dấu hiệu về nội dung — tính nguy hiểm cho xã hội: thể hiện hành

vi đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội mà luật hình

sự bảo vệ ở góc độ khách quan và toàn diện hơn, hành vi đó còn được hiểu làhành vi có lỗi của người thực hiện hành vi nếu xét ở góc độ chủ quan Dấu hiệu

về hình thức — tính được quy định trong luật hình sự (hay tính trái pháp luật hìnhsự) giúp xác định cụ thể nơi chứa đựng các quy định về tội phạm; một trongnhững căn cứ phân biệt tội phạm với những hành vi có tính nguy hiểm cho xã

hội nhưng không bị coi là tội phạm.

Các dau hiệu về chủ thể như cá nhân (đòi hỏi dấu hiệu năng lực TNHS va

độ tuổi chịu TNHS) hay pháp nhân thương mại không phản ánh trực tiếp bảnchat của tội phạm, vì vậy, chỉ nên coi đó là các dau hiệu về điều kiện chịu TNHScủa thủ thé Mỗi chủ thé sẽ có điều kiện chịu TNHS riêng theo chính sách hình

sự thể hiện qua các quy định của pháp luật hình sw.”

Từ đó, tội phạm nói một cách chung nhất là “hanh vi nguy hiểm cho xã

3930

hội, được quy định trong pháp luật hình sw’*° Kết hợp định nghĩa tội phạm nói

trên với đặc trưng của hành vi tô chức, môi giới cho người khác xuât cảnh, nhập

?TPGS.TS Trịnh Tiến Việt (2019), Trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự, Nxb Chính trị quốc gia

Trang 38

cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tô chức, môi giới cho người khác trốn đinước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép có thé đưa ra định nghĩa về các tội

này như sau:

Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại ViệtNam trái phép /à hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luậthình sự, bao gôm một chuỗi các hành vi cần thiết hoặc dan dat, làm trung giancho người khác ra khỏi lãnh thé Việt Nam, từ nước ngoài vào lãnh tho Việt Namhoặc sinh sống tại Việt Nam trái pháp luật, được thúc đẩy thực hiện bởi động cơ

vu loi.

Tội tô chức, môi giới cho người khác trén đi nước ngoài hoặc ở lại nướcngoài trái phép là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luậthình sự, bao gốm một chuỗi các hành vi cân thiết hoặc dẫn dắt, làm trung giancho người khác rời di ra khỏi Việt Nam đến một quốc gia khác trái pháp luậtnhằm tránh bị phát hiện hoặc bị bắt giữ hoặc đã rời khỏi Việt Nam đến sinhsống tại một quốc gia khác trái pháp luật

1.2 Đặc điểm của các tội: tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh,nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tổ chức, môi giới cho người kháctrốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

Thứ nhất, đây là các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm trật tựquản lý hành chính trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú

Tính nguy hiểm cho xã hội được thể hiện ở việc hành vi này xâm hại trựctiếp đến sự 6n định trong hoạt động quản ly của Nhà nước trong các hoạt động

quản lý ra — vào của các cá nhân là người Việt Nam, người nước ngoài, người

không quốc tịch Bên cạnh đó, chính những nạn nhân của tội phạm này cũng bịđặt vào các tình trạng vô nhân đạo và tính mạng bị đe dọa” Mặt khác, nhữngtác động gián tiếp của các tội này gây ra cũng không hề nhỏ Đó là thông quacác hành vi này mà số người nhập cảnh, ở lại bất hợp pháp vào một quốc giatăng lên, từ đó, có thể tạo ra những tác động tiêu cực đến: nền kinh tế (tạo nên

3! Xem: Ủy ban Soạn thao hướng dẫn chính sách Tiến trình Bali (2014), Hướng dẫn chính sách về hình sự hóa

Đưa người di cư trái phép, tr.2.

29

Trang 39

sự cạnh tranh với thường trú nhân hợp pháp và công dân quốc gia sở tại trong cơhội việc làm, cũng như khó có thể thu được thuế từ những hoạt động kinh tếchui của họ ), sức khỏe cộng đồng (điều kiện để vào lãnh thô của nhiều quốcgia đòi hỏi phải trải qua kiểm tra y tế và tiêm chủng dé đảm bảo sức khỏe cộngđồng, tránh lây lan dịch bệnh; nhiều trường hợp nhập cảnh hay ở lại bất hợppháp đồng thời cũng trốn tránh luôn việc kiểm tra y tế và tiêm chủng, gây ranhững khó khăn lớn cho việc kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh), an toàn côngcộng (kiểm soát được việc nhập cảnh, ở lại hợp pháp là một kênh dé sang lọccác tội phạm xuyên quốc gia, và mỗi nguy cơ này có thể gia tăng khi các cánhân nhập cảnh trái phép trot lọt)

Thứ hai, các hành vi này đều có tính chất xuyên biên giới

Nghĩa là các hành vi này đều được thực hiện khi người Việt Nam, hoặcngười nước ngoài, hoặc người không quốc tịch ra — vào lãnh thé Việt Nam từhoặc đến một quốc gia khác Hành vi này có thể qua cửa khâu nhưng hoàn toàncũng có thé qua các đường tiêu ngạch, đường mòn, lỗi mở

Thứ: ba, về hành vi khách quan của cả hai tội phạm này là hành vi tô chức

hoặc hành vi môi giới, trong đó:

Bên cạnh đó, hành vi tổ chức có nhiều cấp độ từ đơn giản đến phức tạp:

có những vụ án chỉ cần là người được thuê đưa đón người từ biên giới đi sâu vàonội địa mà biết là vào Việt Nam bat hợp pháp; nhưng cũng có trường hợp phức

tạp theo hướng hình thành cả một đường dây chuyên đưa người đi trái phép (có

thành lập công ty núp bóng đưới vỏ bọc công ty du lịch hoặc công ty xuất khâu

lao động ).

3 Xem: Lopez, Victor D (2009), Ilegal Immigration: Economic, Social and Ethical Implications, North East

Journal of Legal Studies, Vol 22, pp 45-66.

30

Trang 40

- Hành vỉ môi giới:

Bản chất của hành vi môi giới chỉ cần là hành vi làm trung gian Tình chấttrung gian phải được hiểu một cách tách bạch với những hành vi ngoài việc làm

cầu nói Nếu người phạm tội được ủy quyền, được làm đại diện, quyết định luôn

ý chí của một trong các bên thì có thể phải xem là hành vi tổ chức Đây cũngchính là căn cứ dé phân biệt hành vi môi giới và hành vi t6 chức Ví dụ: nếungười phạm tội chỉ giới thiệu chỗ thuê nhà đề ở lại Việt Nam trái phép cho bêncần tìm chỗ ở vì họ đặt vẫn đề nhờ tìm, sau đó, các bên tự làm việc là hành vimôi giới; còn nếu nhờ tìm nhà để thuê cho mục đích ở lại Việt Nam trái phépnhưng sau khi tìm được thì người được nhờ lại tiếp tục đứng tên hộ đề thuê luôncho người ở lại trái phép đến ở là hành vi tổ chức

Thứ tw, thủ đoạn và các phương tiện phạm tội:

Hai trong số các thủ đoạn điển hình đó là: tạo lập giấy tờ tùy thân giả đểnhập cảnh bất hợp pháp, xin thị thực, xin lưu trú, xin các giấy tờ đi lại khác;hoặc những cách thức bí mật đưa người xuất cảnh, nhập cảnh trái phép vào ViệtNam hay trỗn đi nước ngoài bằng việc giấu người vào xe 6 tô, xe tải, xe khách,thậm chí là tàu thuyền; cũng có thể dắt bộ hay đưa lên xe máy chở đi qua cáccon đường không không phải cửa khẩu nhăm trốn tránh sự kiểm soát của lựclượng chức năng Với việc giấu người vào trong những phương tiện giao thôngnhư vậy, có thể gây ra những rủi ro đến tính mạng, sức khỏe của con người

Thứ năm, các hình thức thực hiện tội phạm:

Với đặc trưng về hành vi khách quan là hành vi tổ chức, môi giới nênviệc tội phạm dưới dạng đồng phạm khá pho biến, có những trường hợp đồng

phạm giản đơn nhưng cũng có những trường hợp phức tạp, thậm chí hình thành

mạng lưới toàn cầu rộng lớn với các thành viên có trụ sở tại một sỐ quốc gia détao điều kiện cho việc thực hiện tội phạm Mặc dù vậy, song không phải mọitrường hợp phạm tội đều thực hiện dưới hình thức đồng phạm Theo những phântích ở phần khái niệm, hành vi phạm tội có thể thực hiện cả đưới hình thức phạm

tội đơn lẻ.

Thứ sáu, về mục đích phạm tội:

31

Ngày đăng: 23/11/2024, 18:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN