Trước sự phát triển không ngừng của đời sống sản xuất; tốc độ gia tăng dân số, đô thị hóa mạnh mẽ; và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng và thị trường quốc
Trang 1TRÊN PHẠM VI TOÀN QUỐC
(Kèm theo Tờ trình số /TTr-BNN ngày tháng năm 2012
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Trang 2Hà Nội, ngày tháng năm 2012
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CHUỖI CUNG CẤP THỰC PHẨM AN TOÀN TRÊN PHẠM VI TOÀN QUỐC
–––––––––––––––––––––
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Cơ sở và sự cần thiết xây dựng đề án
1.1 Tình hình chung về sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản trong thời gian qua
Ở Việt Nam, sản xuất thực phẩm nông lâm thủy sản là một lĩnh vực hết sức quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam Hiện nay, dân số nông thôn chiếm đến 60,7% dân số quốc gia, ngành nông lâm thủy sản giải quyết công
ăn việc làm cho 56,8% người trong độ tuổi lao động và đóng góp đến 20,9% GDP quốc gia, thu lại lợi nhuận thông qua kim ngạch xuất khẩu và phát triển nền sản xuất hàng hóa bền vững Vì vậy, bất kỳ tác động nào của việc sản xuất nông nghiệp và nông thôn đều gây ra những ảnh hưởng lớn lao và lâu dài đến toàn bộ nền kinh tế
Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam đã phát triển toàn diện và đạt được nhiều thành tựu quan trọng cả về năng suất và sản lượng Nhiều loại nông sản, thủy sản cũng đã phát triển nhanh và trở thành những mặt hàng xuất khẩu như: thủy sản, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, cao
su, rau quả Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn thứ nhất thế giới và hiện giờ cà phê là mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, thủy sản Việt Nam cũng đã có mặt ở trên 110 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
Sản xuất nông nghiệp tăng mạnh cung cấp nguồn hàng nhiều và đều đặn cho thị trường trong nước và giúp cho người tiêu dùng trong nước có thể tiếp cận thực phẩm đa dạng, nhiều và rẻ Thành công vượt bậc trong ngành nông nghiệp không chỉ giúp Việt Nam tăng GDP trên 8% mà còn giúp giảm đói nghèo
Việc gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển thị trường sản phẩm mới như cà phê, hạt điều, rau, chè, trái cây nhiệt đới và sản phẩm thịt lợn Những mặt hàng này được sản xuất ở Việt Nam rẻ hơn nhiều so với những nước láng giềng ASEAN Nhưng, giá
Trang 3thành vận chuyển tương đối cao và chi phí xử lý sau thu hoạch đã làm tăng
giá thành sản phẩm, làm giảm tính cạnh tranh của nhiều mặt hàng nông sản
của Việt Nam trong thị trường khu vực
Số liệu thống kê về tình hình sản xuất và xuất khẩu nông lâm thủy sản
5 năm qua (2007 - 2011)
Sản xuất (ngàn tấn)
Kinh ngạch
XK (triệu USD)
Sản xuất (ngàn tấn)
Kinh ngạch
XK (triệu USD)
Sản xuất (ngàn tấn)
Kinh ngạch
XK (triệu USD)
Sản xuất (ngàn tấn)
Kinh ngạch
XK (triệu USD)
Sản xuất (ngàn tấn)
Kinh ngạch
XK (triệu USD)
1.2 Hiện trạng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản;
An toàn thực phẩm là một vấn đề hết sức quan trọng trong đồi sống xã hội và là một trong những vấn đề mà Đảng, Nhà nước Việt Nam từ lâu đã đặc
biệt quan tâm và coi đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế-xã hội, an
toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường đồng thời ảnh hưởng lớn
đến tiến trình hội nhập của Việt Nam Do vậy, Đảng và Nhà nước ta thường
xuyên chỉ đạo và đưa ra các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực,
hiệu quả trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe nhân
dân Việc sản xuất sản phẩm nông lâm thủy sản không đảm bảo an toàn là đi
song hành với việc sản xuất không bền vững và phát triển
Trong những năm gần đây, bên cạnh việc phát triển và thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa nông lâm thủy sản như đã nêu ở trên thì cũng đã phát hiện
những vụ việc về thực phẩm không đảm bảo an toàn, ảnh hưởng đến sức
khỏe người tiêu dùng; việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa
chất trong sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản là một trong những nguyên
nhân dẫn đến bệnh ung thư, suy thận … thậm chí dẫn đến tử vong Sản xuất
và sử dụng thực phẩm không an toàn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, khả
năng lao động, chất lượng cuộc sống của con người hàng ngày và lâu dài
Không đảm bảo an toàn thực phẩm còn làm giảm khả năng tiếp cận thị
Formatted: Font: 10 pt Formatted: Font: 10 pt, Vietnamese
Trang 4Nhiều thị trường xuất khẩu lớn đã bị bỏ lỡ và rủi ro cao trong việc nắm giữ thị trường nội địa trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt
Trước sự phát triển không ngừng của đời sống sản xuất; tốc độ gia tăng dân số, đô thị hóa mạnh mẽ; và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng và thị trường quốc tế thì vấn đề quản lý, kiểm soát
và đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như an toàn thực phẩm nông sản càng được đặt ra hết sức cấp bách, đòi hỏi phải có chiến lược đồng bộ, mang tính định hướng chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát hữu hiệu hoạt động sản xuất nông sản thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế ngành nông nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp
Số liệu kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản sản xuất kinh doanh trong nước được các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn thực hiện năm 2011 cho thấy:
* Kết quả kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện sản xuất an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản trong thời gian qua theo Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT cho thấy, tỷ lệ cơ sở xếp loại C (không đạt) cao, chiếm trung bình trên 50 % số cơ sở sản xuất, kinh doanh được kiểm tra
* Kết quả phân tích một số chỉ tiêu về an toàn thực phẩm:
- Tỷ lệ mẫu rau quả chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép là 4,43% (năm 2010 là 8,6%);
- Tỷ lệ mẫu thủy sản nhiễm hooc môn vượt quá giới hạn cho phép là 1,38 % (năm 2010 là 4,3%);
- Tỷ lệ mẫu thịt nhiễm hóa chất cấm, kháng sinh, hooc môn vượt quá giới hạn cho phép là 0,36% (năm 2010 là 1,19%)
Qua số liệu thống kê nêu trên cho thấy, tình hình an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản từng bước đã được cải thiện, tuy nhiên, tỷ lệ mẫu vi phạm một số mặt hàng còn tương đối cao, chưa đáp ứng yêu cầu của người tiêu dung và thị trường Một trong những nguyên nhân tồn tại như nêu trên đó là việc kiểm soát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản chưa thật sự theo chuỗi giá trị sản phẩm, chưa thiết lập được nhiều các mô hình liên kết sản xuất từ trạng trại đến sản xuất sản phẩm cuỗi cùng và áp dụng các nguyên tắc kiểm soát nguy cơ về an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm
1.3 Hiện trạng về chuỗi sản xuất nông lâm thủy sản ở Việt Nam
Khái niệm về quản lý và kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi đã được Việt Nam tiếp cận và triển khai thí điểm ở một số địa phương với 1 số nhóm ngành hàng chủ lực và trọng điểm Tuy nhiên, quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ, quy mô nhỏ cho nên chưa tác
Trang 5động nhiều đến cộng đồng Từ đó, không có được những kết quả mang tính đột phá, nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng và doanh nghiệp đối với chuỗi thực phẩm an toàn còn nhiều hạn chế
Một trong những mô hình thí điểm triển khai có thể nêu đó là:
* Mô hình quản lý, kiểm soát ATTP theo chuỗi cung cấp thực phẩm với 4 ngành hàng (rau, trái cây, thịt lợn, thịt gà) của Dự án Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (FAPQDC) do Chính phủ Canada tài trợ
Dự án triển khai trong thời gian 5 năm, từ 2008 - 2013 Triển khai các mô hình thí điểm tại 3 miền Bắc (3 tỉnh), miền Trung (1 tỉnh) và miền Nam (4 tỉnh)
Một số kết quả đạt được thông qua triển khai mô hình thí điểm kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi:
- Cơ bản hoàn thiện bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật áp dụng quy phạm thực hành sản xuất tốt trong sản xuất kinh doanh 04 nhóm ngành hàng;
- Đã có 3 mô hình thí điểm ngành hàng rau tại HCM và Lâm Đồng, 1
mô hình trái cây tại Tiền Giang đã được chứng nhận VietGAP Trong năm
2012, 100% mô hình thí điểm rau, trái cây sẽ được chứng nhận VietGAP, ít nhất 80% của tổng số 11 trại chăn nuôi lợn và 15 trại chăn nuôi gà sẽ được chứng nhận VietGAHP/ SOPs, 3 cơ sở giết mổ heo và 3 cơ sở giết mổ gà sẽ được chứng nhận GMPs hoặc đảm bảo điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Bước đầu đã tạo được mối liên kết giữa người sản xuất, kinh doanh
và tiêu thụ sản phẩm (mô hình thí điểm đối với sản phẩm rau tại Lâm Đồng
và TP Hồ Chí Minh);
- Các cơ sở, hợp tác xã, các bên tham gia mô hình thí điểm đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cơ sở với sự phân công trách nhiệm rõ ràng tao điều kiện thuận lợi trong triển khai các hoạt động tập huấn, hướng dẫn áp dụng GPPs, kiểm tra giám sát, lấy mẫu kiểm nghiệm;
- Hình thành cơ cấu tổ chức (Tổ công tác) có sự tham gia của các bên
từ tỉnh (Sở NN và PTNT), huyện (Trạm Thú y, Phòng NN ) đến cơ sở tham gia mô hình đảm bảo tính chất bền vững để triển khai thực hiện các hoạt động của mô hình thí điểm
- Kết quả phân tích mẫu một số chỉ tiêu về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm tại mô hình thí điểm đạt yêu cầu theo quy định
Mặc dù đã đạt được một số kết quả như đã nêu ở trên, tuy nhiên việc triển khai kiểm soát theo chuỗi mới đang ở giai đoạn tiếp cận, cần phải tiến hành thử nghiệm nhiều hơn về quy mô và phạm vi thì việc triển khai nhân rộng mới có những kết quả tốt Trong quá trình thí điểm triển khai mô hình cũng gặp một số khó khăn, cụ thể:
- Việc áp dụng các tài liệu kỹ thuật GPPs trong sản xuất vẫn gặp một
số khó khăn, đặc biệt là vấn đề ghi chép, cần có thêm thời gian áp dụng để thay đổi thói quen và hành vi
Trang 6- Liên kết chuỗi giữa các cơ sở áp dụng GPPs trong toàn bộ chuỗi giá trị ngành hàng cần được cũng cố, xây dựng nhằm đảm bảo các bên tham gia
mô hình đều có lợi, sản xuất có lãi, duy trì và mở rộng sản suất, kinh doanh
- Các hoạt động kiểm soát an toàn thực phẩm chuỗi sản xuất sản phẩm cần được phổ biến và triển khai kiểm soát dựa trên nguyên tắc phân tích nguy
mô hình đó là xây dựng được một phương pháp triển khai hoạt động tổ chức sản xuất với mục tiêu là đảm bảo chất lượng sản phẩm đến với người tiêu dùng Những vấn đề chủ yếu của nội dung quản lý sản xuất bao gồm: Quản lý lãnh thổ, quản lý quy trình sản xuất bắt buộc trong sản xuất và chế biến, quản
lý thương mại sản phẩm
- Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá basa tại Đồng bằng Sông Cửu Long (mô hình của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn - Đồng Tháp, mô hình của Công ty Cổ phẩn thủy sản An Giang …) Việc triển khai các mô hình chủ yếu thông qua việc thực hiện các cam kết về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cam kết tuân thủ các quy định về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm
Đánh giá chung về một số bất cập, tồn tại về tổ chức sản xuất kinh doanh gắn với quản lý ATTP trong toàn bộ quá trình (theo chuỗi) triển khai trong thời gian qua đó là:
- Sản xuất các sản phẩm nông sản (rau quả, thịt lợn, thịt gà) còn manh mún nhỏ lẻ, trình độ hạn chế nên rất khó áp dụng các quy định của thực hành nông nghiệp tốt, khoa học công nghệ tiên tiến, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến dẫn đến năng suất và chất lượng không được như mong muốn, đó là những khó khăn mà người nông dân không dễ vượt qua
Trang 7- Chưa hình thành nhiều các liên kết ổn định giữa người sản xuất và người tiêu thụ, liên kết tổ hợp tác xã;
- Chưa có sự tham gia giám sát của cộng đồng trong toàn bộ chuỗi sản xuất;
- Chưa tuyên truyền và vận động mạnh mẽ về lợi ích của việc kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi và trách nhiệm của các bên có liên quan (chất lượng cuộc sống, giải quyết công ăn việc làm, lợi nhuận đem lại);
- Thiếu cơ chế chính sách tạo động lực cho phát triển sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn, chất lượng cao (tạo phân khúc thị trường, phá triển hệ thống phân phối nông lâm thủy sản…)
- Các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn dẫn đến đầu ra cho sản phẩm an toàn còn ít, từ
đó tác động đến tâm lý và các quyết định của người sản xuất dẫn đến việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về sản xuất sản phẩm an toàn còn nhiều hạn chế Hiện tại, việc quản lý trồng, chăm sóc và chất lượng của các sản phẩm nông thủy sản an toàn còn bị buông lỏng, không kiểm soát; chưa có một quy trình thống nhất và cơ chế khuyến khích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn, nên đã không thu hút được các doanh nghiệp và người nông dân cùng nhiệt tình tham gia hưởng ứng sản xuất sản phẩm nông thủy sản an toàn
- Đầu tư hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông thủy sản
an toàn còn hạn chế; một số tỉnh, thành phố có đề án, dự án nhưng đến nay chưa được UBND phê duyệt Một số tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai chưa quyết liệt; mối quan hệ giữa các ngành nông nghiệp- thương mại – y tế chưa chặt chẽ, thường xuyên để hỗ trợ người làm tốt, phát hiện xử lý tổ chức, cá nhân làm chưa tốt Đối với việc kiểm tra giám sát: chưa phân định rõ trách nhiệm kiểm tra giám sát, thiếu cả nhân lực, vật lực và chưa được thực hiện thường xuyên trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm nông thủy sản an toàn
- Phân công kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước được phân công cho nhiều đơn vị tham gia (cắt khúc)
Bên cạnh đó, những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý an toàn thực phẩm thời gian qua làm giảm sút lòng tin người tiêu dùng Các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách để khuyến khích phát triển chuỗi thực phẩm an toàn còn thiếu và chưa đồng bộ; nhất là chưa có cơ quan thống nhất trong cả nước về quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm
Trước tình hình thực tế nêu trên, thực trạng đáng báo động này đặt ra yêu cầu cấp thiết cần xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn nhằm giám sát, quản
lý chất lượng, có thể dễ dàng truy xuất tận gốc sản phẩm, tạo niềm tin với người tiêu dùng, góp phần xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam Tuy
Trang 8nhiên, việc triển khai cần được thử nghiệm, sau đó tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình trên diện rộng
1.4 Kinh nghiệm của quốc tế về tổ chức sản xuất kinh doanh gắn với quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi
Kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị nhiều nước đã được triển khai ở nhiều nước có nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến như Nhật Bản,
Úc, New Zealand, , Canada, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan … Nghiên cứu mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi của Nhật Bản cho thấy:
Quản lý an toàn thực phẩm được chia thành 04 giai đoạn đánh dấu về
sự tiến bộ triển khai an toàn thực phẩm (trước chiến tranh thế giới thứ 2; giai đoạn 1945 - 1984; giai đoạn 1984 - 2002 và giai đoạn từ 2003 đến nay) Giai đoạn 1984 - 2002 là giai đoạn đánh dấu cột mốc cho sự tiếp cận mạnh mẽ trong việc triển khai an toàn thực phẩm theo chuỗi và đến giai đoạn từ 2003 đến nay được xác định là đã cơ bản thực hiện kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi đối với hầu hết các loại sản phẩm thực phẩm sản xuất và đưa ra tiêu thụ ở Nhật Bản và xuất khẩu
Việc kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi ở Nhật Bản được hình xuất phát từ đề xuất thiết lập chuỗi các nhà sản xuất kinh doanh theo nhóm ngành hàng của các hội nghề nghiệp Tất cả các nhà sản xuất kinh doanh tham gia chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn phải đăng ký là hội viên của hội nghề nghiệp và họ phải tuân thủ đầy đủ các quy định của hiệp hội, chính sách, pháp luật của nhà nước
Các nhà sản xuất kinh doanh tham gia chuỗi sản xuất sản phẩm an toàn phải hội tụ đủ các yêu cầu về điều kiện cần thiết như: quy mô sản xuất, sản lượng tiêu thụ, các yếu tố cơ bản về đảm bảo an toàn thực phẩm được đánh giá công nhận, cam kết tự nguyện tham gia Bên cạnh sự kiểm soát của hiệp hội, các hội viên tự giám sát lẫn nhau trong việc chấp hành các quy định đã cam kết, đặc biệt là các nội dung về an toàn thực phẩm để giữ uy tín của hiệp hội và toàn bộ chuỗi sản xuất sản phẩm Hiệp hội cũng giữ vai trò là đầu mối kết nối chuỗi liên kêt dọc thông qua các hiệp hội với nhau như tổ chức các cuộc gặp, hội nghị giữa các nhà sản xuất chế biến với các đơn vị cung ứng, thu mua tiêu thụ sản phẩm
Để quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi hiệu quả cần có cơ chế chính sách về quy hoạch sản xuất tập trung Để tham gia sản xuất hàng hóa đưa ra tiêu thụ trên thị trường, nhà sản xuất/ hợp tác xã sản xuất cần có đăng ký và hội tụ đủ các yêu cầu tối thiếu về quy mô sản xuất Việc sản xuất tập trung/ quy mô sản xuất tối thiếu mới đưa vào chương trình giám sát, đảm bảo hiệu quả chi phí trong việc tổ chức quản lý và kiểm soát Yêu cầu này cũng giúp cho các nhà sản xuất cần phải liên kết với nhau để sản xuất hoặc tham gia các
tổ hợp sản xuất
Trang 9Để quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi, vai trò quản lý và kiểm soát của cơ quan nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng đặc biệt là thống nhất trong quản lý và kiểm soát và trú trọng vào một số vấn đề đó là:
- Quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro và truy nguyên nguồn gốc như là một điều kiện tiên quyết để kiểm soát thành công về vấn đề an toàn thực phẩm Nhật Bản tổ chức thực hiện kiểm soát an toàn thực phẩm trên cơ sở đánh giá rủi ro đối với từng chuỗi sản phẩm, tức là đối với mỗi chuỗi sản xuất nhóm ngành hàng cụ thể đều nhận diện ra hết tất cả các nguy cơ/ mối nguy về an toàn thực phẩm có thể hiện diện và đưa ra những biện pháp/ giải pháp kiểm soát phù hợp, đủ để kiểm soát
- Việc phân công cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm cũng quy về đầu mối và phân công rõ ràng giữa các cơ quan Hiện tại, việc phân công quản lý ở cấp trung ương được giao cho Bộ Y tế, Lao động và phúc lợi và Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản với những phạm vi quản lý phân công rõ ràng và có những cơ chế phối hợp để triển khai
- Năm 2003, Nhật Bản đã thành lập Ủy ban an toàn thực phẩm, trong
đó thực hiện chức năng chính đó là tổ chức đánh giá rủi ro theo yêu cầu của các Bộ quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm Các đánh giá rủi ro là căn cứ để cơ quan quản lý quyết định ban hành các quy định áp dụng
- Kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm cũng được thiết lập theo chuỗi
Cơ quan quản lý theo phân công sẽ dựa trên nguy cơ về an toàn thực phẩm đã được xác định trong chuỗi và dòng chảy của sản phẩm từ công đoạn sản xuất đến tiêu thụ trên thị trường để xác định các điểm kiểm soát phù hợp nhằm phát hiện các vấn đề về an toàn thực phẩm, đồng thời có biện pháp ngăn chặn sản phẩm không đảm bảo yêu cầu được lưu thông trên thị trường, đến tay người tiêu dùng
Các tổ chức, hiệp hội tham gia tích cực vào kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi ở Nhật Bản đó là: Hiệp hội an toàn thực phẩm, Ủy ban an toàn thực phẩm, Ủy ban người tiêu dùng, Hiệp hội sản xuất các ngành hàng thực phẩm Các tổ chức, hiệp hội này phối hợp rất mật thiết với các cơ quan chức năng quản lý nhà nước để thực thi tốt việc kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi thông qua các liên kết dọc và liên kết ngang
Việc triển khai quản lý an toàn thực phẩm theo mô hình chuỗi được triển khai theo từng bước: đánh giá lựa chọn vùng, ngành hàng và làm thí điểm; quá trình triển khai được thủ nghiệm và điều chỉnh nhiều lần; sau đó có tổng kết đánh giá, đặc biệt là đưa ra những kết quả đạt được như: thẩm tra, phân tích các yếu tố về an toàn thực phẩm theo yêu cầu, đem lại lợi ích chung cho cộng đồng, lợi ích của các nhà sản xuất, kinh doanh; những nhà sản xuất kinh doanh tham gia chuỗi cũng nhận được những chính sách của chính phủ nhà nước ở trung ương và địa phương (chính sách về thuế, chính sách về
Trang 10hình Nhiều mô hình triển khai hiệu quả chỉ cần thông tin các địa phương khác đến nghiên cứu, học tập kinh nghiệm
Việc triển khai mô hình quản lý theo chuỗi của Indonesia, Malaysia cũng có nhiều nét tương tự như Nhật Bản, đặc biệt là về phương pháp và cách thức tổ chức triển khai
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý an toàn thực phẩm của Nhật Bản
và một số nước như đã nêu trên, việc áp dụng những kinh nghiệm vào thực tế Việt Nam là khả thi trong giai đoạn tới nhằm có những cải thiện rõ rệt về an toàn thực phẩm, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam bền vững và phát triển
1.5 Tính cấp thiết xây dựng và phát triển các mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn
Kinh nghiệm của các nước cho thấy, việc xây dựng và phát triển các
mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn là giải pháp yêu cầu tất cả các nhà sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, tuân thủ quy định về hội nhập quốc tế, gia tăng xuất khẩu, an sinh xã hội, cơ
sở để thực hiện hiệu lực, hiệu quả, luật pháp về ATTP, đồng thời nâng cao vai trò trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng Việc triển khai mô hình kiểm soát theo chuỗi là chia sẻ rủi ro và trách nhiệm cho người dân, doanh nghiệp trong sản xuất thực phẩm, cùng nhau thúc đẩy sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm;
Một trong những nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm được quy định
Luật an toàn thực phẩm (Điều 3) đó là "quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm" Để tuân thủ nguyên tắc này
cần phải kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi sản xuất Do đó, việc xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất theo chuỗi sẽ giúp cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả kiểm soát an toàn thực phẩm theo quy định trong Luật An toàn thực phẩm
Xây dựng và phát triển các chuỗi thực phẩm an toàn "từ trang trại đến bàn ăn" là một giải pháp có tính đột phá và bền vững để quản lý tốt chất lượng, an toàn thực phẩm, đồng thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Tuy nhiên, để triển khai rộng rãi các mô hình quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi, trước hết cần triển khai xây dựng thí điểm/ thử nghiệm, sau đó đánh giá hiệu quả, tác động đến vấn đề kinh tê và xã hội rồi mới phát triển đồng bộ trên phạm vi cả nước Việc xây dựng và phát triển chuỗi an toàn thực phẩm với lộ trình phù hợp trên một hệ thống quản lý đủ mạnh, có hiệu lực, sẽ tạo sự tác động rõ rệt và toàn diện tới việc cải thiện an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe của chính mình và cho cả cộng đồng
Trang 11- Nghị quyết số 34/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khóa XII
về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, ATTP;
- Chỉ thị số 08-CT/TW của Ban Bí thư ngày 21 tháng 10 năm 2011 về
"Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới"
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12; Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa; Luật Tiêu chuẩn và Qui chuẩn kỹ thuật và các Nghị định hướng dẫn thi hành;
- Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Quyết định số 20/QĐ- TTg ngày 4/1/2012 của Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030;
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật An toàn thực phẩm;
- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
- Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 30/5/2011 phê duyệt đề án “Tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và muối giai đoạn 2011-2015”
- Các cam k t h i nh p qu c t v TBT/SPS trong l nh v c nông nghi p, phát tri n nông thôn v ATTP
3 Phạm vi của đề án:
Việc triển khai đề án là triển khai một phần nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030 Do đó, để đảm bảo hiệu quả của việc triển khai và kết nối các việc triển khai, thời gian thực hiện đề án trong giai đoạn 2012-2020 để đồng bộ và thống nhất