DANH MỤC BẢNG BIỂUBảng 1: Tỷ lệ giới tính của đối tượng nghiên cứu Bảng 2: Nội dung kiến thức kỹ năng Viết trong giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành Kỹthuật viễn thông Bảng 3: Ý nghĩa than
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
Sinh viên thực hiện
1 Seng Visak Lớp: Kỹ thuật viễn thông 2 K59 Khoa: Điện Điện Tử
1 Ret Kanha Lớp: Kỹ thuật viễn thông 2 K59 Khoa: Điện Điện Tử
1 Cao Thị Uyên Lớp: Kỹ thuật viễn thông 2 K59 Khoa: Điện Điện Tử
Người hướng dẫn: Thạc sĩ Vũ Thị Minh Phương
HÀ NỘI, 2022
Trang 2/ TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
Sinh viên thực hiện
1 Seng Visak Lớp: Kỹ thuật viễn thông 2 K59 Khoa: Điện Điện Tử
1 Ret Kanha Lớp: Kỹ thuật viễn thông 2 K59 Khoa: Điện Điện Tử
1 Cao Thị Uyên Lớp: Kỹ thuật viễn thông 2 K59 Khoa: Điện Điện Tử
Người hướng dẫn: Thạc sĩ Vũ Thị Minh Phương
HÀ NỘI, 202
/
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tỷ lệ giới tính của đối tượng nghiên cứu
Bảng 2: Nội dung kiến thức kỹ năng Viết trong giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành Kỹthuật viễn thông
Bảng 3: Ý nghĩa thang đo
Bảng 4: Thực trạng học ngữ pháp của sinh viên
Bảng 5: Thực trạng chính tả của sinh viên trong thực hành viết
Bảng 6: Thực trạng sử dụng dấu câu của sinh viên trong thực hành viết
Bảng 7: Thực trạng sử dụng từ vựng của sinh viên trong thực hành viết
Bảng 8: Các thao tác sinh viên thực hiện trước khi làm bài viết
Bảng 9: Nguồn tham khảo thông tin cho bài viết
Bảng 10: Các thao tác trong quá trình làm bài viết của sinh viên
Bảng 11: Các thao tác của sinh viên sau khi hoàn thành bài viết
Bảng 12: Các cách thức sửa lỗi sai bài viết của sinh viên
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tiếng Anh đang trở thành ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.Tiếng Anh là ngôn ngữ của kinh doanh, thương mại, khoa học, hàng không, máy tính,ngoại giao và du lịch trên toàn thế giới Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc dạy
và học tiếng Anh chuyên ngành nhằm trang bị cho sinh viên năng lực ngoại ngữ tronglĩnh vực chuyên môn của mình là vô cùng cần thiết Môn học Tiếng Anh cho ngành Kỹthuật Viễn thông được ra đời từ mục tiêu này Đây là một môn học bắt buộc của sinh viênkhoa Kỹ thuật Điện – Điện Tử, Trường Đại học Giao Thông Vận Tải Đề cương môn họchướng đến cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm, tập trung vào việc phát triển nănglực giao tiếp trong bối cảnh cụ thể của ngành Kỹ thuật Viễn Thông Chương trình nàykhác với các chương trình học tiếng Anh cơ sở khác (như A1, A2, B1) vì nó (i) được thiết
kế riêng để đáp ứng nhu cầu cụ thể của người học, (ii) bao gồm nội dung kiến thứcchuyên ngành Kỹ thuật Viễn thông
Trong quá trình học ngôn ngữ, chúng tôi thấy rằng viết là một kỹ năng khó nhưng
là kỹ năng vô cùng cần thiết Hyland (2003) tin rằng kết quả của việc phát triển ngôn ngữđược thể hiện ở sự cải thiện kỹ năng viết Kỹ năng viết tiếng Anh là một kỹ năng phức tạpkhông chỉ cần thời gian và thực hành mà còn là sự tương tác của nhiều kỹ năng và kiếnthức khác nhau Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người học thường đối mặtvới nhiều khó khăn trong việc nâng cao kỹ năng viết tiếng Anh Do đó, mục tiêu củanghiên cứu là tìm ra các cách thức giúp sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật Viễn thôngnâng cao kỹ năng viết tiếng Anh, với các mục tiêu cụ thể: (i) nghiên cứu các khó khăn màsinh viên đang gặp phải trong quá trình thực hành kỹ năng viết, (ii) nghiên cứu các giảipháp nhằm giúp sinh viên cải thiện kỹ năng viết trong tương lai
2 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện để trả lời các câu hỏi sau:
- Sinh viên học tiếng Anh chuyên ngành ngành Kỹ thuật Viễn thông đang gặp những khó khăn gì trong thực hành kỹ năng viết?
- Các giải pháp nào có thể giúp cải thiện kỹ năng viết tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật Viễn thông?
3 Bối cảnh nghiên cứu
Trang 6Nghiên cứu này được thực hiện trong bối cảnh học tiếng Anh cho các lớp học Kỹthuật Viễn thông tại trường Đại học Giao thông Vận tải Để đủ điều kiện học môn họcnày, sinh viên phải đủ đạt trình độ ít nhất là A2 Môn học bao gồm 3 tín chỉ, trang bị chongười học năng lực ngoại ngữ trong bối cảnh cụ thể của ngành Kỹ thuật Viễn thông Đặcbiệt, giáo trình được phát triển theo định hướng giao tiếp, nhằm giúp sinh viên khoa Điện– Điện tử làm quen với các tình huống giao tiếp chuyên môn trong tương lai Ngoài việcđược cung cấp kiến thức ngữ pháp, từ vựng, người học cũng được tăng cường cả bốn kỹnăng ngôn ngữ : Đọc, Nghe, Viết và Nói nhằm giúp sinh viên có khả năng hiểu các tàiliệu về chuyên môn bằng tiếng Anh, tham gia vào các cuộc thảo kuận kinh doanh hoặctrình bày các chủ đề cụ thể bằng tiếng Anh
4 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 185 sinh viên trong độ tuổi từ 19 đến 22 tuổi,thuộc khoá K59, khoa Điện – Điện tử, trường Đại học Giao thông vận tải đang theo họcmôn Tiếng Anh chuyên ngành Chúng tôi áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đểmẫu đảm bảo tính đại diện
Tỷ lệ giới tính của mẫu điều tra được phân bổ như sau:
95.70%
4.30%
Nam Nữ
Bảng 1: Tỷ lệ giới tính của đối tượng nghiên cứu
5 Phương pháp thu thập dữ liệu
Chúng tôi đã sử dụng phương pháp định lượng để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu
Cụ thể, trong thời gian từ 1 tháng 12 đến 15 tháng 12 năm 2021, chúng tôi đã thu thập dữliệu từ bảng câu hỏi khảo sát Phương pháp sử dụng bảng hỏi để thu thập dữ liệu địnhlượng giúp thu thập nhanh chóng số liệu để có được những thông tin cơ bản, tổng quát vềđối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ mục đích thống kê, phân tích Thông tin thu được sẽcho chúng ta cơ sở để đo lường nhằm đạt được thông tin về tổng thể, đem đến những hiểu
Trang 7biết chung về toàn bộ nghiên cứu Phương pháp này rất hiệu quả để thu thập dữ liệu trêndiện rộng, với các nghiên cứu có số mẫu lớn
Chúng tôi đã sử dụng ứng dụng “Google biểu mẫu” để thiết kế một bảng hỏi baogồm 45 câu hỏi Chúng tôi gửi bảng hỏi này đến 185 sinh viên đồng ý tham gia khảo sátnhằm thu thập dữ liệu về những khó khăn mà họ đang gặp phải trong khi thực hành kỹnăng viết Cấu trúc bảng câu hỏi được chia thành 3 phần, đó là: (i) thông tin chung: 5 câuhỏi, (ii) thực trạng thực hành kỹ năng viết của sinh viên – 39 câu hỏi, (iii) đóng góp giảipháp – 1 câu hỏi
6 Đạo đức nghiên cứu
Các vấn đề đạo đức được xem xét ở tất cả các giai đoạn của nghiên cứu này.Trước khi tham gia nghiên cứu, tất cả sinh viên đã được cung cấp đủ thông tin về
những lợi ích sẽ nhận được và tự nguyện tham gia Một bản Thông Tin Chung cho Những Người Tham Gia Nghiên Cứu đã được gửi cho sinh viên, trong đó, họ được
thống báo đầy đủ về người nghiên cứu, mục đích và quy trình nghiên cứu, tính bảomật và bất kỳ rủi ro nào có thể gặp phải trong quá trình nghiên cứu Ngoài ra, dữ liệuđược bảo mật nghiêm ngặt trong máy tính cá nhân của người nghiên cứu với mậtkhẩu Tên của những người tham gia là bí danh trong bài báo cáo này hoặc bất kỳ ấnphẩm nào trong tương lai Ngoài ra, sinh viên được thông báo rằng sự tham gia của họ
là hoàn toàn tự nguyện và họ có thể rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào mà không cótác động nào đến điểm số của họ
- Chương II: Phân tích thực trạng thực hành kỹ năng viết tiếng Anh của sinh viênchuyên ngành Kỹ thuật viễn thông
- Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng viết cho sinh viên
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lý thuyết về kỹ năng Viết
Trang 8Kỹ năng viết phức tạp và liên quan đến nhiều vấn đề hơn là viết câu Để có thể viếtmột văn bản, người học phải có khả năng viết một chuỗi các câu liên kết với nhau về mặtngữ pháp và logic, không những đúng về hình thức, phù hợp về văn phong mà còn phảithống nhất về chủ đề.
Viết là một quá trình khó khăn ngay cả trong ngôn ngữ mẹ đẻ Viết bằng tiếngnước ngoài thậm chí còn phức tạp hơn Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều sinh viên mớibắt đầu học ngoại ngữ tiếng Anh, có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều từ ngôn ngữ đầu tiêncủa họ (Cedar, 2004; Chen & Huang, 2003; Collins, 2002) Viết bằng ngoại ngữ thường
là thách thức lớn nhất đối với người học ở tất cả các giai đoạn, đặc biệt là với những hìnhthức văn bản dài Bởi lẽ trong hoạt động này, bài viết thường được mở rộng và do đó nóđòi hỏi cao hơn so với viết một đoạn văn ngắn
Mỗi cá nhân lại có cách tiếp cận kỹ năng viết khác nhau Tuy nhiên, để kỹ năngviết được hiệu quả, Hyland (2003) gợi ý rằng có 5 cách tiếp cận chính trong quá trình dạy
và học kỹ năng viết ngoại ngữ như sau:
Tập trung vào cấu trúc ngôn ngữ
Cách tiếp cận này tập trung vào cấu trúc từ vựng và ngữ pháp Nó bao gồm bốnquá trình: làm quen, viết có kiểm soát, viết có hướng dẫn và viết tự do Mục đích chínhcủa lý thuyết này là xây dựng vốn từ vựng, độ chính xác trong bài viết của người học
Tập trung vào chức năng văn bản
Cách tiếp cận này nhằm mục đích sử dụng các dạng ngôn ngữ cụ thể thực hiện cácchức năng giao tiếp nhất định làm tài liệu giảng dạy Học sinh sẽ được dạy cách tạo câuchủ đề, câu hỗ trợ, chuyển tiếp và phát triển các loại đoạn văn khác nhau
Tập trung vào cách diễn đạt
Cách tiếp cận này nhằm khuyến khích người học thể hiện ý tưởng của mình thôngqua bài viết Nó cho phép họ suy nghĩ sáng tạo và thể hiện bản thân
Tập trung vào quá trình viết
Người học là đối tượng tiếp nhận kiến thức và chủ động thực hành kỹ năng viết,sáng tạo văn bản Vai trò của giáo viên là hướng dẫn về mặt lý thuyết, kiến thức cơ bản
Nó giúp người học phát triển kỹ năng của họ lập dàn ý, xác định các chủ điểm trong bàiviết và giải quyết được yêu cầu của đề bài
Tập trung vào thể loại bài viết
Trang 9Theo lý thuyết, viết là một công cụ để giao tiếp Người học được dạy cách viết đểđạt được một số mục đích cụ thể Một số ví dụ thể loại văn bản thường gặp trong thực tế:viết email, viết bài mô tả, báo cáo và tường thuật.
1.2 Quá trình thực hành bài viết
Theo Nunan (2003), viết là sự kết hợp giữa quá trình và sản phẩm Quá trình đềcập đến các thao tác thu thập ý tưởng hoặc các bước chúng ta thực hiện khi tạo ra một vănbản Trong khi sản phẩm được biết đến là văn bản cuối cùng Quá trình này bao gồm bagiai đoạn: lập dàn bài, viết và chỉnh sửa văn bản
Giai đoạn lập dàn bài / Trước khi viết
Giai đoạn lập dàn bài là giai đoạn đầu tiên Người viết có thể bắt đầu viết bằngcách suy nghĩ về chủ đề của bài viết Sau đó người viết chuyển sang giai đoạn viết vàchỉnh sửa
Lập dàn bài liên quan đến hai hoạt động: thu thập các ý tưởng và tổ chức ý Cónhiều kỹ thuật được sử dụng để thu thập ý tưởng mà người viết có về chủ đề, chẳng hạnnhư động não (brainstorming), liệt kê (listing), viết tự do (free writing), phân cụm(clustering) và sử dụng câu hỏi (using questions) Người viết cũng có thể thu thập thôngtin bằng cách sử dụng các nguồn bên ngoài, chẳng hạn như đọc sách báo, Internet, nóichuyện với bạn bè và thậm chí áp dụng kinh nghiệm cá nhân của họ để đưa vào bài viết
Sau khi thu thập ý tưởng, lập dàn ý là bước cần thiết để giúp việc viết bài trở nên
dễ dàng hơn Dàn ý giúp người viết hình dung rõ ràng hơn về chủ đề bài viết bằng cáchtrình bày luận điểm của bài, các câu chủ đề của mỗi đoạn thân bài và các chi tiết chung vàchi tiết cụ thể Dưới đây là một ví dụ về dàn ý:
II Câu mở đoạn 2: _
A.Ý lớn số 1: _
Trang 10i Giải thích 1: _
ii Giải thích 2: _ B.Ý lớn số 2 :
i Giải thích 1: ii.Giải thích 2: _Kết luận:
Giai đoạn viết nháp
Viết nháp là bước đầu tiên mà người viết cố gắng làm rõ ý tưởng của họ về chủ đềcủa bài viết Bản nháp không bao giờ hoàn hảo, và nó không phải là phiên bản cuối cùngcủa văn bản Một bản nháp nên được viết nhanh chóng bằng cách sử dụng dàn ý như mộtchỉ dẫn viết Sau khi người viết viết xong bản nháp, họ nên đặt bản nháp sang một bêntrong một khoảng thời gian có thể là một giờ, một ngày hoặc một tuần Điều này sẽ giúpngười viết thấy rõ hơn vấn đề viết của mình khi họ quay lại với bản nháp đó Điều này sẽmang lại tầm nhìn mới cho người viết khi họ quay trở lại việc viết lách
Giai đoạn chỉnh sửa văn bản
Chỉnh sửa là quá trình xem lại bài viết Nó bao gồm nhiều thứ hơn là sửa lỗi chính
tả, dấu câu hoặc các chi tiết mang tính máy móc khác Điều quan trọng hơn là người viếtphải xem xét lại nội dung bài viết, cách tổ chức đã hợp lý hay chưa và văn phong đã phùhợp hay chưa Những điều này có thể khiến người viết suy nghĩ lại, viết lại hoặc thay đổibản thảo đầu tiên của bài viết
Bài viết nháp có thể phải sửa đổi nhiều lần Mỗi khi người viết sửa lại bài viết củamình, họ sẽ thấy những vấn đề mới cần giải quyết Sau đó, người viết chỉnh sửa bài viếtcủa họ, bao gồm việc sửa chữa những lỗi liên quan đến các vấn đề về dấu câu, chính tả,viết hoa và từ ngữ Người viết có thể sử dụng các chiến lược chỉnh sửa sau đây
Chữa chéo với bạn học
Tất cả các văn bản đều có thể được hưởng lợi từ phản hồi chữa lỗi Việc trao đổibài viết để chữa chéo là một cách thức mang lại nhiều hiệu quả Những người chữa lỗikhông nên chỉ đơn giản là xem qua bài viết và chỉ cố gắng tìm ra những lỗi sai chính tả vàngữ pháp Họ nên đọc kỹ và tìm ra những lỗi về cấu trúc, bố cục bài viết và các vấn đềkhác mà người viết có thể bỏ qua
Trang 11Sau khi nhận phản hồi, người viết phải xem xét chúng một cách nghiêm túc và cốgắng điều chỉnh càng nhiều càng tốt Người viết phải nhận thức được các loại lỗi sai củachính mình vì mỗi người viết có thể không gặp phải những lỗi giống nhau.
Các chiến lược khác trong giai đoạn chỉnh sửa bài viết
Lannon (2004) đã đề xuất ba tiêu chí riêng biệt của quá trình sửa đổi: (1) kiểm tranội dung, bố cục và tính mạch lạc; (2) kiểm tra ngữ pháp và văn phong; và (3) kiểm trachính tả, dấu câu và viết hoa
1.3 Các nghiên cứu liên quan
Đã có một số nghiên cứu trước đây tiết lộ tìm hiểu về các vấn đề người học haygặp phải trong quá trình thực hành viết tiếng Anh
Nghiên cứu của Oranoot K (2009) chỉ ra rằng hầu hết sinh viên cho rằng viết là
kỹ năng khó học nhất Họ khẳng định nội dung là yếu tố quan trọng nhất để có một bàiviết hay và vấn đề nghiêm trọng nhất mà họ gặp phải chính là ngữ pháp Nghiên cứucũng cho thấy rằng các sinh viên thường áp dụng kiến thức họ đã học được trong khóahọc, đặc biệt là việc tổ chức bài viết vào quá trình viết Hơn nữa, hầu hết sinh viên đềuđồng ý rằng họ thường sử dụng ngôn ngữ thiếu trang trọng trong bài viết của mình Tuynhiên, hầu hết sinh viên đều đồng ý rằng thực hành viết thường xuyên thực sự giúp họ cảithiện kỹ năng viết của mình
Xiaoyu He (2016) tiến hành một nghiên cứu hành động (action research) trongvòng 11 tuần trên 50 sinh viên tại một trường Cao đẳng không chuyên ngữ tại TrungQuốc Trước khi nghiên cứu diễn ra, sinh viên được làm bài kiểm tra pre-test và khảo sátbằng bảng hỏi Khảo sát này cho thấy những sinh viên tham gia nghiên cứu đều gặpnhiều khó khăn trong kỹ năng viết, trong đó, viết câu sai ngữ pháp là vấn đề nghiêmtrọng hàng đầu Sau đó, một kế hoạch hành động 11 tuần, bao gồm 1 lần điều chỉnh kếhoạch đã được đưa ra dựa trên kết quả của các cuộc phỏng vấn Viết bài post-test và mộtcuộc phỏng vấn khác đã được thực hiện sau đó Từ việc thu thập và phân tích dữ liệucũng như phân tích các mẫu bài viết của sinh viên cho thấy độ chính xác trong kỹ năngviết tiếng Anh của sinh viên đã được cải thiện rất nhiều sau nghiên cứu này
Huang (2001) đã nghiên cứu bản chất và sự phân bố của các loại lỗi ngữ phápkhác nhau của 46 sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại một trường đại học Đài Loan.Tổng cộng có 1700 lỗi được tìm thấy và phân loại thành 13 loại lỗi Trong đó, 6 loại lỗi
Trang 12phổ biến hàng đầu là (1) Động từ, (2) Danh từ, (3) Chính tả, (4) Mạo từ, (5) Lựa chọn từ
và (6) Giới từ
Từ những nghiên cứu đi trước, nghiên cứu hiện tại của chúng tôi có mục tiêu tìm
ra những khó khăn trong quá trình thực hành viết của sinh viên chuyên ngành Kỹ thuậtViễn thông Từ đó, chúng tôi cố gắng đề xuất các chiến lược giảng dạy thích hợp để giáoviên có thể áp dụng một cách hiệu quả nhằm nâng cao trình độ viết của người học
1.4 Kỹ năng Viết trong chương trình giảng dạy môn Tiếng Anh chuyên ngành Kỹ Thuật viễn thông
Trong giáo trình môn học: “Tiếng Anh chuyên ngành Kỹ thuật Viễn thông”,chương trình giảng dạy kỹ năng viết được thiết kế như sau :
1 Xây dựng câu đơn Giúp sinh viên nắm
vững kiến thức ngữ pháp
về cấu trúc câu, các thành
tố của câu đơn
Ôn tập kiến thức về câu bị động, câu điều kiện, câu gián tiếp và các Thì trong tiếng Anh
Xây dựng các câu đơn
2 Xây dựng câu phức Giúp sinh viên nắm
vững kiến thức ngữ pháp
về cấu trúc câu phức,
Nắm được kiến thức ngữ pháp về mệnh đề quan hệ, đại từ quan hệ, các loại liên từ thể hiện đối lập, nhượng bộ,…
Xây dựng câu phức
Kết hợp các câu đơn để tạo thành câu phức tạp
Viết câu sử dụng mệnh
đề quan hệ
3 Viết đoạn văn Giúp sinh viên nắm
được thế nào là đoạn văn,các hình thức đoạn văn, cấu trúc đoạn văn và viết được một đoạn văn hoàn
Phân tích một đoạn văn
Viết một đoạn văn
Trang 134 Tìm hiểu thể loại
bài viết thư
Giúp sinh viên nắm được thể loại bài viết thư,cấu trúc của một văn bản thư tín thương mại
Giúp sinh viên làm quen với văn phong viết thư tín thương mại
So sánh và đối chiếu haihình thức văn bản thư tín: trang trọng và thân mật
5 Viết thư Giúp sinh viên luyện
tập viết văn bản thư tín thương mại hoàn chỉnh
Phân tích nội dung văn bản thư tín thương mại và viết thư hồi đáp
Bảng 2: Nội dung kiến thức kỹ năng Viết trong giáo trình Tiếng Anh chuyên
ngành Kỹ thuật viễn thông
Trang 14CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HÀNH KỸ NĂNG VIẾT CỦA SINH
VIÊN CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT VIỄN THÔNG
Trong quá trình thu thập dữ liệu, chúng tôi sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đolường mức độ đồng thuận của người tham gia khảo sát với các nội dung câu hỏi màchúng tôi đưa ra Trong đó, tuỳ vào nội dung câu hỏi mà ý nghĩa của các điểm trongthang đo có thể được hiểu như sau:
Ý nghĩa
Không baogiờ
Hiếm khi Thỉnh
thoảng
Thườngxuyên
Luôn luôn
Hoàn toànkhông đồngý
trọngBảng 3: Ý nghĩa thang đo
2.1 Ngữ pháp
Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu để làm rõ thựctrạng thực hành kỹ năng Viết của sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật viễn thông Cụ thể,khi hỏi về thực trạng học ngữ pháp của sinh viên, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Nội dung
Sốlượng
Tỷlệ%
Sốlượng
Tỷlệ%
Sốlượng
Tỷlệ%
Sốlượng
Tỷlệ%
Sốlượng
Tỷlệ%Tôi rất sợ
Trang 15Bảng 4: Thực trạng học ngữ pháp của sinh viên
Số liệu thu thập được từ khảo sát cho thấy, có 44% sinh viên tham gia khảo sátcho rằng đôi khi họ rất sợ học ngữ pháp tiếng Anh, con số này ở mức độ thường xuyên là37% Cùng với đó, có đến 89 trên tổng số 184 sinh viên tham gia, chiếm 48,4% sinh viênđồng ý rằng mình không hoàn toàn nắm vững ngữ pháp tiếng Anh nói chung Khi tìmhiểu sâu hơn chúng tôi thấy rằng có 40% sinh viên đồng ý với nhận định rằng họ khôngnắm vững các thì trong tiếng Anh và 37.5% sinh viên thường xuyên gặp vấn đề về cấutrúc câu Ngược lại, tỷ lệ sinh viên tự nhận mình nắm vững ngữ pháp chỉ chiếm 1.1%.Như vậy, từ việc khảo sát thực trạng học ngữ pháp của sinh viên cho thấy, đa số sinh viênđang có những hạn chế về mặt ngữ pháp tiếng Anh, cụ thể là về khía cạnh thì và cấu trúccâu Trong khi đó, tâm lý sợ học ngữ pháp vẫn đang tồn tại ở một bộ phận sinh viên Chỉ
có rất ít sinh viên tự tin với ngữ pháp tiếng Anh của mình
2.2 Chính tả
Trang 16Thực trạng mắc lỗi chính tả của sinh viên trong quá trình thực hành kỹ năng viếtcũng là một mảng nội dung đáng quan tâm Sau khi khảo sát chúng tôi thu được số liệunhư sau:
Nội dung
Sốlượng
Tỷlệ%
Sốlượng
Tỷlệ%
Sốlượng
Tỷlệ%
Sốlượng
Tỷlệ%
Sốlượng
Tỷlệ%Tôi thường
Bảng 5: Thực trạng chính tả của sinh viên trong thực hành viết
Kết quả điều tra cho thấy, có 36,2% sinh viên khẳng định rằng thỉnh thoảng vẫnmắc lỗi sai chính tả, tỉ lệ mắc lỗi chính tả thường xuyên là 37,6% Tuy nhiên, khi đượchỏi về thói quen tra từ điển khi không chắc chắn về những gì mình viết, có 74 trong tổng
số 184 sinh viên tham gia khảo sát cho rằng thỉnh thoảng họ mới sử dụng từ điển Sốlượng sinh viên thường xuyên sử dụng từ điển chiếm 26,6% Tỷ lệ sinh viên hoàn toàn tựtin về chính tả chỉ chiếm 3.8% Như vậy, từ kết quả khảo sát chúng ta thấy rằng phần lớnsinh viên vẫn chưa thực sự tự tin về chính tả khi thực hành kỹ năng viết, số sinh viênthường xuyên mắc lỗi chính tả vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo Trong khi đó, sinh viên vẫn chưaxây dựng được thói quen soát sử dụng từ điển để tra cứu khi cần thiết
2.3 Dấu câu
Trang 17Một khía cạnh quan trọng khác cần xem xét khi nghiên cứu thực trạng kỹ năngviết của sinh viên đó là kỹ năng sử dụng dấu câu khi viết Kết quả nghiên cứu chúng tôithu được như sau:
Nội dung
Sốlượng
Tỷlệ%
Sốlượng
Tỷlệ%
Sốlượng
Tỷlệ%
Sốlượng
Tỷlệ%
Sốlượng
Tỷlệ%Tầm quan
Bảng 6: Thực trạng sử dụng dấu câu của sinh viên trong thực hành viết
Bảng số liệu trên cho thấy, chỉ có 8.6% sinh viên được hỏi hoàn toàn đồng ý rằngdấu câu rất quan trọng khi viết, ngược lại, có 33% sinh viên cho rằng dấu câu hoàn toànkhông quan trọng Từ nhận thức kể trên, chỉ có 12,5% sinh viên luôn luôn lưu ý đến dấucâu khi viết, xấp xỉ 36% sinh viên hiếm khi để ý đến việc sử dụng dấu câu Kiến thức vềdấu câu, vị trí và cách sử dụng dấu câu là một phương diện quan trọng khi thực hành viết.Tuy nhiên, chỉ có 3,8% sinh viên thừa nhận hoàn toàn tự tin với mảng kiến thức này Nhưvậy, dấu câu có thể được xem là một lỗ hổng trong kiến thức về kỹ năng viết của sinhviên, từ nhận thức đến thực hành
2.4 Từ vựng
Trang 18Kết quả khảo sát về việc sử dụng từ vựng trong quá trình rèn luyện kỹ năng viếtcủa sinh viên được thể hiện trong bảng sau đây:
Nội dung
Sốlượng
Tỷlệ%
Sốlượng
Tỷlệ%
Sốlượng
Tỷlệ%
Sốlượng
Tỷlệ%
Sốlượng
Tỷlệ%Tôi thường
Bảng 7: Thực trạng sử dụng từ vựng của sinh viên trong thực hành viết
Số liệu thống kê cho thấy, có đến 41,8% sinh viên được hỏi đã hoàn toàn đồng ýrằng hay gặp tình trạng bí từ khi viết Tỷ lệ này ở mức độ thường xuyên là 35,9% Một tỷ
lệ rất nhỏ, chiếm 1,1% sinh viên hoàn toàn không gặp tình trạng thiếu vốn từ Tỷ lệ sinhviên thuờng xuyên bổ sung vốn từ vựng cũng đang ở mức thấp Có 6,5% sinh viên luônhọc thêm từ vựng, trong khi đó, 45,9% sinh viên ít khi tự trang bị vốn từ cho mình Khiđược hỏi về sự tiến bộ trong cách sử dụng từ, có 3,2% sinh viên hoàn toàn tự tin rằngmình dùng từ chính xác hơn trước đây Trong khi đó, 45,4% sinh viên cho rằng mìnhkhông có tiến bộ về mặt từ vựng, vốn từ và cách sử dụng từ
2.5 Trước khi làm bài viết
Sau khi khảo sát các yếu tố về năng lực ngôn ngữ đơn lẻ, chúng tôi tiếp tục đi sâutìm hiểu thực trạng kỹ năng viết của sinh viên với ba giai đoạn thực hành kỹ năng: trướckhi viết trong quá trình viết và sau khi viết Kết quả chúng tôi thu được như sau:
Nội dung
Sốlượng
Tỷlệ%
Sốlượng
Tỷlệ%
Sốlượng
Tỷlệ%
Sốlượng
Tỷlệ%
Sốlượng
Tỷlệ%