1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đồ Án tổ chức thi công công trình gồm 9 tầng, tổng chiều cao 33m so với cos ± 0 000

105 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đồ Án Tổ Chức Thi Công
Tác giả Lê Văn Hiếu
Người hướng dẫn Th.S. Lê Đình Vinh
Trường học Trường Đại Học Xây Dựng Miền Trung
Chuyên ngành Khoa Xây Dựng
Thể loại Đồ án
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 4,44 MB

Cấu trúc

  • I. PHÂN TÍCH CÔNG NGHỆ THI CÔNG CÔNG TRÌNH (12)
    • 1. Đặc điểm công trình (12)
    • 2. Thi công phần ngầm (12)
      • 2.1. Thi công ép cọc (12)
      • 2.2. Đào đất đài cọc, giằng móng (12)
      • 2.3. Sửa hố đào bằng thủ công (13)
      • 2.4. Phá bê tông đầu cọc (13)
      • 2.5. Bê tông lót đài cọc, giằng móng (13)
      • 2.6. Gia công lắp dựng cốt thép đài cọc, giằng móng (13)
      • 2.7. Gia công lắp dựng ván khuôn đài cọc, giằng móng (14)
      • 2.8. Đổ bê tông đài, giằng móng (14)
      • 2.9. Tháo ván khuôn đài móng, giằng móng (14)
      • 2.10. Lấp đất hố móng, tôn nền (14)
      • 2.11. Bê tông lót sàn tầng trệt (14)
      • 2.12. Gia công, lắp dựng cốt thép sàn tầng trệt (14)
      • 2.13. Đổ bê tông sàn tầng trệt (15)
    • 3. Thi công phần thô tầng điển hình (15)
      • 3.1. Gia công, lắp dựng ván khuôn cột vách tầng 3 (15)
      • 3.2. Gia công, lắp dựng cốt thép cột vách tầng 3 (15)
      • 3.3. Đổ bê tông cột, vách tầng 3 (15)
      • 3.4. Tháo dỡ ván khuôn cột tầng 3 (16)
      • 3.5. Gia công, lắp dựng ván khuôn dầm, sàn tầng 3 (16)
      • 3.6. Gia công, lắp dựng cốt thép dầm, sàn tầng 3 (16)
      • 3.7. Đổ bê tông dầm, sàn tầng 3 (16)
      • 3.8. Tháo dỡ ván khuôn dầm, sàn tầng 3 (17)
    • 4. Công tác hoàn thiện (17)
      • 4.1. Xây tường các tầng (17)
      • 4.2. Trát trong các tầng (17)
      • 4.3. Trát ngoài toàn bộ công trình (17)
      • 4.4. Lát nền các tầng (17)
      • 4.5. Công tác bả mastic (17)
      • 4.6. Công tác sơn nước (18)
  • II. LẬP BẢNG DANH MỤC CÁC CÔNG TÁC (18)
    • 1. Biểu danh mục các công tác phần ngầm đối với công trình có giằng móng chính là dầm tầng trệt (18)
    • 2. Biểu danh mục các công tác phần thô điển hình tẩng 3 (19)
    • 3. Biểu danh mục các công tác phần hoàn thiện tầng điển hình và hoàn thiện ngoài nhà (19)
  • III. TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG CÁC CÔNG TÁC TRONG BIỂU DANH MỤC (20)
    • 1. Căn cứ để tính khối lượng (20)
    • 2. Mục đích của việc tính khối lượng (20)
    • 3. Khối lượng các công tác trong biểu danh mục (20)
      • 3.1. Tính khối lượng cọc ép (20)
      • 3.2. Khối lượng phá bê tông đầu cọc (20)
      • 3.3. Khối lượng đào đất hố móng bằng máy (20)
      • 3.4. Khối lượng bê tông ,ván khuôn đài móng (25)
      • 3.5. Khối lượng giằng móng (25)
      • 3.6. Khối lượng bê tông lót đài cọc, giằng móng (25)
      • 3.7. Khối lượng bê tông, ván khuôn cột, vách tầng hầm (25)
      • 3.8. Khối lượng bê tông sàn tầng hầm (25)
      • 3.9. Khối lượng tầng điển hình (tầng 3) (25)
      • 3.10. Khối lượng thép trung bình cho 1m 3 bê tông (26)
      • 3.11. Xây tường (27)
      • 3.12. Diện tích trát ngoài (27)
      • 3.13. Diện tích trát trong nhà (27)
      • 3.14. Diện tích lát tầng điển hình (tầng 3) (27)
      • 3.15. Diện tích bả matic, sơn nước (27)
  • IV. Chọn biện pháp kỹ thuật các công tác (46)
    • 1. Thi công cọc (46)
    • 2. Thi công đào đất (46)
    • 3. Thi công ván khuôn (46)
    • 4. Thi công cốt thép (46)
    • 5. Thi công bê tông (46)
    • 6. Vận chuyển lên cao (46)
  • V. Tính toán nhân lực, máy thi công các công tác (46)
    • 1. Tra định mức (46)
      • 1.1. Tra định mức các công tác phần ngầm (46)
      • 1.2. Tra định mức các công phần thô tầng điển hình (52)
      • 1.3. Tra định mức các công tác phần hoàn thiện (54)
    • 2. Phân công các tổ thợ chuyên nghiệp (57)
      • 2.1. Công tác khoan cọc và phá bê tông đầu cọc (57)
      • 2.2. Công tác đào đất bằng máy và sửa hố đào bằng thủ công: nhà thầu đào đất bố trí thợ theo ca máy thực hiện các công việc sau (57)
      • 2.3. Công tác bê tông lót (58)
      • 2.4. Công tác cốt thép, nhà thầu xây lắp bố trí thợ thép chuyên nghiệp (T) thực hiện các công tác sau (58)
      • 2.5. Công tác bê tông, nhà cung cấp bê tông thương phẩm bố trí tổ thợ chuyên nghiệp theo máy thực hiện các công tác sau (58)
      • 2.6. Công tác ván khuôn, nhà thầu xây lắp bố trí thợ ván khuôn chuyên nghiệp (VK) thực hiện các công việc sau (58)
      • 2.7. Công tác xây, trát, ốp, lát, nhà thầu xây lắp bố trí thợ nề chuyên nghiệp (N) thực hiện (59)
      • 2.8. Công tác bả mastic, sơn nước, nhà thầu xây lắp bố trí thợ sơn chuyên nghiệp (S) thực hiện (59)
      • 2.9. Công tác lắp khung cửa nhôm, thép, vách kính, vách ngăn, lắp điện, nước, phòng cháy chữa cháy… (59)
  • VI. Tính toán tổ đội biên chế, thời gian thi công các công tác (59)
    • 1. Yêu cầu (59)
    • 2. Thời hạn thi công do chủ đầu tư ấn định (60)
      • 2.1. Tính toán biên chế các tổ đội thợ chuyên nghiệp (60)
      • 2.2. Tính toán thời gian thi công các công tác (62)
  • VII. Lập tiến độ xây lắp ban đầu (69)
    • 1. Lập tiến độ thi công xây lắp phần ngầm (69)
      • 1.1. Biểu tiến độ thi công xây lắp phần ngầm (Biểu 7.1) (69)
      • 1.2. Phân tích trình tự các công tác trong tiến độ thi công xây lắp phần ngầm (70)
    • 2. Lập tiến độ thi công phần thô tầng điển hình (72)
      • 2.1. Biểu tiến độ thi công phần thô tầng điển hình (biểu 7.2) (72)
      • 2.2. Phân tích trình tự các công tác trong tiến độ thi công xây lắp phần thô tầng điển hình (tầng 3) (73)
    • 3. Lập tiến độ thi công phần hoàn thiện (74)
      • 3.1. Biểu tiến độ thi công phần hoàn thiện (7.3) (74)
      • 3.2. Phân tích trình tự các công tác trong tiến độ thi công xây lắp phần hoàn thiện công trình (75)
    • 4. Nối kết tiến độ thi công xây lắp phần ngầm và thô tầng 1 (Biểu 7.2) (75)
    • 5. Nối kết tiến độ phần thô các tầng (Biểu 7.2) (76)
      • 5.1. Nối kết công tác ván khuôn, cốt thép các tầng điển hình (76)
      • 5.2. Tháo ván khuôn dầm, sàn 3 tầng áp mái (76)
    • 6. Lập tiến độ thi công xây lắp ban đầu (Biểu 7.6) (79)
  • VIII. Xác định các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật (82)
  • IX. So sánh chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã đề ra (82)
  • X. LẬP TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG (84)
    • 1. Mục đích thiết kế và phân loại tổng mặt bằng xây dựng (84)
      • 1.1. Mục đích thiết kế tổng mặt bằng xây dựng (84)
      • 1.2. Phân loại tổng mặt bằng xây dựng (84)
        • 1.2.1. Phân loại theo giai đoạn thi công (84)
        • 1.2.2. Phân loại theo thiết kế (84)
        • 1.2.3. Phân loại theo sự hoạt động (84)
        • 1.2.4. Phân loại theo đối tượng xây dựng (84)
      • 1.3. Phạm vi hướng dẫn của tài liệu (85)
    • 2. Thiết kế tổng mặt bằng cho công trình (85)
      • 2.1. Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng chung (85)
        • 2.1.1. Định vị các công trình xây dựng (85)
        • 2.1.2. Bố trí máy xây dựng (85)
        • 2.1.3. Quy hoạch mạng lưới giao thông trên công trường (85)
        • 2.1.4. Bố trí kho bãi (85)
        • 2.1.5. Bố trí xưởng gia công (86)
        • 2.1.6. Quy hoạch nhà tạm (86)
        • 2.1.7. Thiết kế hệ thống an toàn, bảo vệ, vệ sinh xây dựng và vệ sinh môi trường (86)
        • 2.1.8. Thiết kế mạng lưới cấp thoát nước (87)
        • 2.1.9. Thiết kế mạng lưới cấp điện (87)
        • 2.1.10. Thiết kế công trình tạm ngoài công trường (87)
      • 2.2. Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng riêng (88)
        • 2.2.1. Tóm tắt lý thuyết tính toán thiết kế kho bãi (88)
        • 2.2.2. Thiết kế kho chứa thép (88)
        • 2.2.3. Tóm tắt cách tính toán diện tích bãi chứa ván khuôn (90)
        • 2.2.4. Tính toán diện tích bãi chứa ván khuôn (91)
        • 2.2.5. Diện tích bãi chứa cột chống (92)
        • 2.2.6. Diện tích bãi chứa thanh giằng (92)
        • 2.2.7. Diện tích bãi chứa đà giáo (92)
        • 2.2.8. Bố trí bãi chứa giàn giáo khung chữ H bao quanh công trình (93)
        • 2.2.9. Tính toán diện tích kho chứa xi măng (93)
        • 2.2.10. Diện tích bãi chứa cát và đá (94)
        • 2.2.11. Diện tích bãi chứa gạch (95)
        • 2.2.12. Thiết kế các xưởng gia công (95)
        • 2.2.13. Nhà làm việc ban chỉ huy (95)
        • 2.2.14. Trạm Y tế (96)
        • 2.2.15. Nhà để xe (96)
        • 2.2.16. Nhà bảo vệ , nhân viên phục vụ (97)
        • 2.2.17. Nhà vệ sinh (97)
        • 2.2.18. Thiết kế hệ thống cấp nước (97)
        • 2.2.19. Thiết kế hệ thống điện (99)
        • 2.2.20. Thiết kế hệ thống an toàn bảo vệ, vệ sinh xây dựng, vệ sinh môi trường (100)
      • 2.3. Chọn cần trục tháp cho công trình và máy vận thăng (102)
        • 2.3.1. Máy vận thăng Hòa Phát (102)
        • 2.3.2. Chọn cần trục tháp (104)

Nội dung

Lập kế hoạch tiến độ thi công phần xây lắp thực hiện theo 10 bước 1.1 Thuyết minh 1.1.1 Tính toán khối lượng các công tác theo biểu danh mục được giao; 1.1.2 Tính toán biên chế các tổ độ

PHÂN TÍCH CÔNG NGHỆ THI CÔNG CÔNG TRÌNH

Đặc điểm công trình

Công trình gồm 9 tầng, tổng chiều cao 33m so với cos ± 0.000 Diện tích 39.6×31.2m.

Sử dụng công nghệ thi công bê tông toàn khối đổ tại chỗ, cấp độ bền B25, bê tông thương phẩm bên ngoài công trường và vận chuyển lên cao bằng máy bơm bê tông hoặc cần trục và thùng chuyên dụng đổ bê tông. a, Về nền móng

Móng cọc ép bê tông cốt thép có kích thước cọc (0,3x0,3) m 2 b, Về kết cấu chịu lực chính

Khung bê tông (thông thường) cốt thép toàn khối chịu lực, có thể kết hợp với vách cứng, lõi thang máy. c, Về kết cấu bao che, hoàn thiện

Sử dụng tường gạch làm kết cấu bao che: trát, ốp, lát, bả mattit, sơn nước, lắp kính, làm trần, lắp dựng cửa để trang trí công trình.

Thi công phần ngầm

Thường sử dụng móng cọc ép bê tông cốt thép đúc sẵn có tiết diện vuông, tiết diện ống dự ứng lực Hiện nay phổ biến sử dụng phương pháp ép đỉnh để ép cọc bê tông cốt thép đúc sẵn Ngoài ra một số nhà thầu đã bắt đầu sử dụng máy ép hông ép cọc ống bê tông cốt thép dự ứng lực tiết diện hình ống Khi sử dụng máy ép đỉnh thường bố trí 02 giàn chất đối trọng để giảm bớt thời gian trung chuyển đối trọng.

Trường hợp nền có khả năng chịu lực tốt, vùng áp lực gió không lớn có thể sử dụng móng bè, móng băng giao nhau trên nền thiên nhiên hoặc có gia cố nền bằng hệ cọc cát, giếng cát + đệm cát, bấc thấm + đệm cát…

2.2 Đào đất đài cọc, giằng móng:

Khi ép cọc thường hay sử dụng biện pháp ép âm (ép cọc thấp hơn cote mặt đất tự nhiên) Sau khi ép cọc đại trà toàn bộ công trình xong tiến hành đào đất đài cọc, giằng móng Sử dụng máy đào gầu nghịch để đào đất hố móng nếu chiều sâu hố đào lớn Sử dụng biện pháp thủ công trường hợp chiều sâu hố đào và khối lượng đất đào nhỏ Trường hợp chiều sâu chôn đài nhỏ (chiều sâu hố đào nhỏ hơn hoặc bằng 2.5m) có thể đào 1 đợt, đào từng hố độc lập hoặc phải đào rãnh, ao nếu các móng quá gần nhau Trường hợp chiều sâu hố đào lớn hơn 2.5m nếu đào từng hố công nhân lên xuống hố đào và việc vận chuyển vật liệu dụng cụ thiết bị thi công lên xuống hố móng khó khăn, nên thường phải chia đợt đào;đợt 1 đào ao đến cao trình đáy sàn tầng hầm hoặc đến cao trình đỉnh đài nếu công trình không có tầng hầm.

Khi đào máy chỉ đào đến cao trình cách đáy hố đào khoảng 200 thì dừng lại, vì tránh phá vỡ cấu trúc nền đất đáy hố móng làm giảm khả năng chịu lực đất nguyên thổ, đồng thời bảo vệ nền đất nguyên thổ không bị phá hoại do thời tiết mưa gió trước khi thi công lớp bê tông lót… Sau khi đào sửa đáy hố móng bằng thủ công, cần phải đầm nén chặt đất nền trước khi thi công bê tông lót, do vậy phải chừa lại lớp đất phòng lún khi đầm nén Chú ý: nếu cho phép đào bằng máy đến cao trình lớp bê tông lót, thường máy đào có thể đào phạm vào lớp đất nguyên thổ, trước khi thi công phải san gạt và đầm nén cho đồng nhất nếu không ứng suất đáy móng không đều dẫn đến đáy móng lún không đều, và lớp bê tông lót bị nứt, nước ngầm xâm thực vào làm rỉ cốt thép.

Công trình có chiều sâu hố móng là 2,0m so với mặt đất tự nhiên (cot ±0.000) và hố móng nằm trong lớp đất sét Chia làm 2 đợt đào :

+ đợt 1 : đào ao toàn bộ mặt bằng công trình từ cao trình -1,0m (cot mặt đất tự nhiên) đến cao trình -3,0m Sử dụng máy đào gầu nghịch

+ đợt 2 : đào từng hố từ cao trình -3,0m đến cao trình -4,4m, chỉ đào ở những vị trí có đài móng Sử dụng máy đào gầu nhỏ vì có cọc trong đất

Sau khi đào sửa đáy hố móng thủ công, cần phải đầm nén chặt đất nền trước khi thi công bê tông lót

2.3 Sửa hố đào bằng thủ công:

Khi đào đất bằng máy hình dạng hố đào chưa chính xác nên cần phải dùng xẻng chỉnh sửa cho đáy hố đào bằng phẳng, sửa đáy hố đào cho đúng cao trình thiết kế, khoảng hở giữa kết cấu móng và chân mái dốc hố đào cách tối thiểu 500 thuận lợi cho việc thi công lắp dựng cốt thép và ván khuôn đài cọc, giằng móng.

2.4 Phá bê tông đầu cọc:

Sử dụng máy đập phá bê tông đầu cọc 0,6m để lộ phần thép chờ để neo vào đài móng.

2.5 Bê tông lót đài cọc, giằng móng:

Lắp dựng ván khuôn có hình dạng kích thước rộng hơn kích thước đài cọc, giằng móng mỗi bên 100, trộn bê tông, vận chuyển và đổ bê tông (vì nhà cao tầng lượng bê tông lót lớn nên sử dụng bê tông đá 1x2 thi công sẽ tiết kiệm thời gian và giảm công lao động hạ giá thành).

2.6 Gia công lắp dựng cốt thép đài cọc, giằng móng:

Gia công thép đài cọc và giằng móng ở xưởng (nắn thẳng, cắt uốn, đánh dấu, buộc thành bó), gia công lồng thép chờ đầu cọc, đổ bê tông liên kết lồng thép chờ vào đầu cọc, vận chuyển thép đã gia công đến vịt trí lắp dựng tạo thành khung thép đài cọc và giằng móng.

2.7 Gia công lắp dựng ván khuôn đài cọc, giằng móng:

Tập kết ván khuôn, đà giáo ở bãi chứa ván khuôn, đà giáo Gia công ván khuôn, đà giáo, vận chuyển các bộ phận ván khuôn, đà giáo ra vị trí để lắp tạo hình đài móng xung quanh khung cốt thép đài móng đã lắp trước đó Sử dụng ván khuôn thép (sườn thép + ván thép), cây chống bằng thép ống Cấu tạo khoảng cách giữa các sườn ngang sườn dọc khoảng 200÷500, khoảng cách giữa các cây chống từ 500÷1000; để đơn giản trong tính toán có thể bố trí hệ thống sườn ngang, sườn dọc, cây chống theo cấu tạo, chọn bố trí trước tiết diện ván khuôn, tiết diện đà ngang đà dọc, cây chống sau đó kiểm tra ván khuôn, đà ngang, đà dọc, cây chống theo TTGH1 và TTGH2

2.8 Đổ bê tông đài, giằng móng:

Sử dụng máy bơm bê tông dạng có cần di động để thuận lợi trong thi công (vì không tốn thời gian lắp, tháo ống) thực tế mỗi giờ bơm khoảng 20 ÷ 40m 3 Vì giằng móng kiêm dầm tầng hầm khi đổ bê tông đài cọc và giằng móng chỉ đổ bê tông đến cao trình đáy sàn tầng hầm thì dừng lại chừa mạch ngừng để sau này lắp đặt cốt thép sàn tầng hầm.

2.9 Tháo ván khuôn đài móng, giằng móng:

Ván khuôn đài móng, giằng móng thuộc loại ván khuôn thành không chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn (theo TCVN 4453-1995 bê tông đạt cường độ 50N/cm2) nên thường sau khi đổ bê tông 24h có thể tháo ván khuôn đài cọc và giằng móng.

2.10 Lấp đất hố móng, tôn nền :

Sử dụng máy đào gầu nghịch xúc đất bên ngoài đắp vào hố đào hoặc sử dụng máy ủi nhỏ để san lấp hố đào Một số trường hợp có thể sử dụng máy bơm cát đắp nền công trình Việc đắp nền công trình thường kéo dài khoảng 3÷10 ngày tùy theo quy mô công trình, lý do phải đắp từng lớp và đầm chặt, máy đào phải di chuyển xung quanh công trình trong điều kiện mặt bằng chật hẹp.

2.11 Bê tông lót sàn tầng trệt :

Sàn tầng hầm đặt trực tiếp lên nền đất, sau khi lấp đất đầm chặt đến cao trình đáy lớp bê tông lót (thường sử dụng bê tông đá 1x2 vì diện tích sàn trệt lớn và tạo điều kiện thuận lợi việc đổ, đầm chặt, san phẳng bề mặt).

2.12 Gia công, lắp dựng cốt thép sàn tầng trệt:

Gia công thép sàn ở xưởng, vận chuyển vào vị trí lắp đặt (luồn thép sàn vào thép giằng móng), bố trí các gối kê bằng thép và các viên kê bê tông đảm bảo khoảng cách giữa các lớp thép và lớp bê tông bảo vệ cốt thép; trước khi lắp cốt thép sàn trệt trải bạt nylon hoặc dán chống thấm trên mặt lớp bê tông lót.

2.13 Đổ bê tông sàn tầng trệt:

Trước khi đổ bê tông phải nghiệm thu ván khuôn, cốt thép đạt yêu cầu kỹ thuật thiết kế.

Bê tông sàn tầng hầm có đặc điểm diện tích lớn, chiều dày nhỏ nên sử dụng máy bơm bê tông và đội thợ chuyên nghiệp của đơn vị cung cấp bê tông để lắp ống, chuyển ống vòi bơm là phù hợp Sử dụng tổ thợ nề san bê tông, đầm bê tông, hoàn thiện bề mặt bê tông Tổ đội thợ bê tông khoảng 5-10 công nhân và huy động đội thợ nề của nhà thầu xây lắm để san phẳng, đầm và hoàn thiện bề mặt bê tông Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra niêm phong chì cần xả bê tông của xe vận chuyển bê tông, kiểm tra độ sụt bê tông, lấy mẫu bê tông (theo

TCVN 4453 bê tông dầm sàn cứ 20m 3 phải lấy một tổ mẫu).

Thi công phần thô tầng điển hình

3.1 Gia công, lắp dựng ván khuôn cột vách tầng 3:

Gia công ván khuôn cột, vách tầng 3: chuẩn bị cây chống, gông cột, đầu liên kết cây chống với sàn 4; vì cột có bề rộng tiết diện lớn hơn 500mm và vách bê tông cốt thép phải chuẩn bị các cây ty pad cánh chuồn chống phình ván khuôn cột, ống nhựa xuyên bê tông để lồng cây ty pad cánh chuồn Công tác ván khuôn cột, vách có thể tiến hành gia công trước, nhưng phải lắp dựng sau khi cốt thép cột, vách xong.

3.2 Gia công, lắp dựng cốt thép cột vách tầng 3:

Nắn thẳng, đo cắt uốn cốt thép cột, vách; vận chuyển cốt thép đã gia công đến vị trí lắp dựng cốt thép dọc, nối với thép chờ bằng mối nối buộc hoặc mối nối hàn, tính số lượng cốt thép đai đánh dấu và buộc cốt thép đai vào thép dọc tạo thành khung thép cột, vách Chú ý các viên kê đảm bảo lớp bê tông bảo vệ, các bộ phận chôn ngầm trong cột vách như ống thoát nước, ống dẫn điện…Công tác gia công, lắp dựng cốt thép cột, vách phải kết thúc sau thời điểm đổ bê tông sàn tầng h khoảng thời gian lắp dựng cốt thép (thời gian lắp dựng chiếm 1/3 tổng thời gian thời gian GCLD cốt thép cột, vách tầng 3) Lý do là có thời gian để bê tông sàn tầng hầm đủ độ cứng cho công nhân đi lại lấy dấu định vị tim trục cột, vách, và tiến hành lắp dựng cốt thép cột, vách.

3.3 Đổ bê tông cột, vách tầng 3:

Sau khi lắp dựng xong ván khuôn, cốt thép cột, vách tiến hành nghiệm thu ván khuôn, cốt thép cột, vách Tiến hành đổ bê tông cột, vách bằng máy bơm có vòi cao su mềm hoặc cần trục tháp cẩu thùng chứa có vòi mềm cao su + cửa xả Sử dụng đầm dùi để đầm bê tông, mỗi lớp đổ không quá bán kính hoạt động của đầm dùi (khoảng 0.7m) Thời gian đổ bê tông cột vách khoảng 3÷8h, sử dụng đội thợ bê tông chuyên nghiệp, thực tế cho thấy khoảng 10 công nhân cho tổ đội bê tông và tổ đội thợ nề của nhà thầu xây lắp Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra niêm phong chì cần xả bê tông của xe vận chuyển bê tông, kiểm tra độ sụt bê tông,lấy mẫu bê tông (theo TCVN 4453-1995 bê tông khung và kết cấu móng cứ 20m 3 phải lấy một tổ mẫu) Công tác đổ bê tông cột vách tầng 1 tiến hành sau khi nghiệm thu ván khuôn, cốt thép cột, vách đạt yêu cầu.

3.4 Tháo dỡ ván khuôn cột tầng 3:

Ván khuôn cột, vách là dạng ván khuôn thành không chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn Theo TCVN 4453-1995 bê tông đạt cường độ 50N/cm 2 có thể tháo ván khuôn (khoảng 24h sau khi đổ bê tông trong điều kiện thời tiết bình thường).

3.5 Gia công, lắp dựng ván khuôn dầm, sàn tầng 3:

Sau khi tháo ván khuôn cột, vách tầng 1, đội thợ ván khuôn tiếp tục gia công ván khuôn, đà giáo dầm, sàn tầng 1 Ván khuôn sàn bằng tấm ván khuôn phủ phim định hình, các tấm ván khuôn được đỡ bởi các thanh sườn dọc bằng thép hộp tiết diện 50×50×2, các thanh sườn dọc được đở bởi các thanh sườn ngang thép hộp tiết diện 50×100×2, các thanh sườn ngang được đỡ bởi các thanh cột chống có tai+giằng ngang Từ cao độ chuẩn gửi trên bề mặt bê tông cột dùng thước thép, dây nivo xác định cao trình đáy ván khuôn đáy dầm, lắp dựng cột chống đà đỡ ván khuôn đáy dầm Tiếp tục lắp ván khuôn thành dầm, xác định cao trình ván khuôn đáy sàn tầng 1, lắp dựng cây chống và sườn ngang, sườn dọc, lắp 2 thanh chuẩn ở 2 đầu ô sàn căng dây chuẩn lắp các thanh sườn còn lại.

3.6 Gia công, lắp dựng cốt thép dầm, sàn tầng 3:

Cốt thép được gia công thành từng thanh theo thiết kế, buộc thành bó đánh dấu, vận chuyển lên mặt ván khuôn sàn Dùng ghế giáo kê các thanh cốt thép dọc của dầm đã lồng đủ số lượng cốt thép đai, tiến hành buộc cốt thép đai vào cốt thép dọc Sau khi buộc xong cốt thép đai vào thép dọc của dầm, rút thanh ngang đỡ lồng thép dầm của ghế giáo, hạ từ từ cốt thép dầm xuống ván khuôn dầm, chú ý bố trí các viên kê bê tông ở ván khuôn đáy dầm đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép dầm Gia công các thanh thép sàn ở xưởng, vận chuyển lên mặt sàn đúng theo yêu cầu thiết kế và TCVN 4453-1995.

3.7 Đổ bê tông dầm, sàn tầng 3:

Trước khi đổ bê tông dầm, sàn tầng 3 tiến hành kiểm tra, nghiệm thu ván khuôn, đà giáo và hệ cột chống, cốt thép đúng theo yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn TCVN 4453-1995 Kiểm tra sự ổn định của hệ thống ván khuôn, đà giáo và hệ cột chống trước khi đổ bê tông Kiểm tra niêm phong chì cần xả bê tông của xe vận chuyển bê tông, kiểm tra độ sụt bê tông, lấy mẫu bê tông Tổ đội bê tông chuyên nghiệp khoảng 10 người, thực hiện các công việc điều khiển máy đúc mẫu, vận chuyển ống, di chuyển ống vòi cao su Tổ đội nề thực hiện các công tác cào san bê tông, đầm bê tông, hoàn thiện bề mặt bê tông Hướng đổ từ xa về gần vị trí máy bơm bê tông.

3.8 Tháo dỡ ván khuôn dầm, sàn tầng 3:

-Thời điểm tháo ván khuôn dầm, sàn tầng 3 phải thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện về cường độ bê tông đạt lớn hơn 90% R28 và theo quy định tháo ván khuôn của TCVN 4453-

1995, tải trọng tác động lên sàn bê tông không vượt quá tải trọng thiết kế Ta tiến hành thi công theo công nghệ 2.5 tầng vì vậy sau khi đổ bê tông cột tầng 6 ta tiến hành tháo ván khuôn dầm sàn tầng 3.

- Các công tác thi công cột, vách, dầm, sàn các tầng còn lại tương tự như tầng 3.

Công tác hoàn thiện

Công tác xây tường tiến hành sau khi tháo dỡ xong ván khuôn dầm, sàn mái tầng đó Sau khi tháo dỡ ván khuôn dầm, sàn tầng 4 thì có thể xây tường tầng 3 Có thể bố trí xây tường từ tầng 1 lên tầng mái Thực tế một số công trình lại bố trí xây tường tầng 1 một phần và bố trí xây tường từ tầng 2 lên tầng mái sau đó mới quay lại xây hoàn thiện xây tường tầng 1, lý do sử dụng tầng 1 để làm kho chứa xi măng, máy, thiết bị, dụng cụ thi công, bố trí nhà làm việc Ban chỉ huy…

Công tác trát trong các tầng tiến hành sau khi đã xây xong một số mảng tường trong tầng đó Trát trong các tầng gồm trát trần, cột và tường.

4.3 Trát ngoài toàn bộ công trình:

Tiến hành trát từ tầng trên xuống tầng dưới, để phần trát sau không ảnh hường đến phần trát trước Công tác trát ngoài có thể tiến hành song song với trát trong tầng mái.

Công tác lát nền các tầng có thể tiến hành lát 2 tầng liên tục với nhau Tuy nhiên để thuận lợi việc vận chuyển vật liệu lên cao, nên tiến hành lát tầng trên trước, tầng dưới sau Từ cote chuẩn gửi trên tường, xác định cao trình các mốc chuẩn vữa lót nền, gắn các mốc chuẩn trên sàn, khoảng cách giữa các mốc chuẩn khoảng 2m để có thể dùng thước tầm san vữa và kiểm tra bề mặt vữa Trộn vữa, vận chuyển rải vữa đều trên sàn, san vữa đúng cao trình các mốc chuẩn, sau khi vữa khô (khoảng 24h) tiến hành lát các viên gạch mốc, lát các hàng gạch chuẩn và căng dây lát các viên còn lại theo xu hướng từ xa về gần nơi cung cấp vật liệu.

Sau khi lớp trát đã đủ cường độ (thời gian khoảng 03 đến 07 ngày trong điều kiện thời tiết khô ráo) Trộn bột, trát bả bột vào bề mặt kết cấu đợi bề mặt lớp bả khô (tối thiểu 24h trong điều kiện thời tiết khô ráo) tiến hành chà giấy nhám làm phẳng bề mặt Công tác bả mastic trong các tầng có thể tiến hành song song với nhau Tuy nhiên, vì lớp trát phải khô cứng đủ cường độ thì mới bả mastic nên tầng nào trát trước sẽ tiến hành bả mastic trước.

Sau khi lớp bả mastic đã khô tiến hành sơn lót lên bề mặt lớp bả mastic Tiến hành sơn ngoài trước, sơn trong các tầng sau để đảm bảo nếu gặp trời mưa ẩm lớp sơn ngoài sẽ chống thấm cho tường và nhờ vậy lớp sơn trong không bị sủi do tường ẩm Công tác sơn trong các tầng có thể tiến hành song song với nhau, tuy nhiên, tầng nào bả mastic trước sẽ khô trước nên tiến hành sơn trước Công tác sơn lót có thể tiến hành trước công tác lát nhưng nước sơn phủ hoàn thiện phải tiến hành sau công tác lát để hạn chế tình trạng bề mặt lớp sơn mới sơn hoàn thiện bị bẩn do vữa bê tông khi lát.

LẬP BẢNG DANH MỤC CÁC CÔNG TÁC

Biểu danh mục các công tác phần ngầm đối với công trình có giằng móng chính là dầm tầng trệt

Bảng 1 Danh mục các công tác phần ngầm

STT TÊN CÔNG TÁC PHẦN NGẦM Đơn vị

4 Sửa hố móng bằng thủ công 100m 3

5 Bơm BT lót đài cọc m 3

6 GCLD CT đài cọc, cổ móng,vách thang máy T

9 GCLD VK cổ móng, vách thang máy 100m 2

10 Bơm BT cổ móng, vách thang máy m 3

11 Tháo dỡ VK cổ móng, vách thang máy 100m 2

13 Bơm BT lót đà kiềng m 3

15 Tháo dỡ VK đài cọc 100m 2

18 Tháo dỡ VK đà kiền 100m 2

19 Đắp đất tôn nền: Đầm đất: (K=0,95) 100m 3

20 Bơm BT lót sàn tầng trệt m 3

21 GCLD CT sàn tầng trệt T

22 Bơm BT sàn tầng trệt m 3

Biểu danh mục các công tác phần thô điển hình tẩng 3

Bảng 2 Danh mục các công tác phần thô tầng điển hình

STT Tên công tác tầng điển hình Đơn vị

2 GCLD VK cột, vách tầng 3 100m 2

3 Đổ bê tông cột, vách tầng 3 m 3

4 Tháo ván khuôn cột, vách 3 100m 2

5 GCLD CT dầm, sàn tầng 3 100m 2

6 GCLD VK dầm, sàn tầng 5 T

7 Đổ BT dầm, sàn tầng 3 m 3

8 Tháo VK dầm, sàn tầng 3 100m 2

Biểu danh mục các công tác phần hoàn thiện tầng điển hình và hoàn thiện ngoài nhà

Bảng 3 Danh mục các công tác phần hoàn thiện

STT Tên công tác phần hoàn thiện tầng điển hình Đơn vị

1 Xây tường tầng điển hình m 3

2 Trát tường trong tầng điển hình m 2

3 Lắp dựng cửa tầng điển hình m 2

4 Ốp tường vệ sinh tầng điển hình m 2

6 Bả mastit trong tầng điển hình m 2

7 Sơn nước trong tầng điển hình m 2

9 Bả mattit tường ngoài nhà m 2

11 Đóng trần thạch cao khung nổi m 2

TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG CÁC CÔNG TÁC TRONG BIỂU DANH MỤC

Căn cứ để tính khối lượng

-Hồ sơ bản vẽ thiết kế kiến trúc, thiết kế kết cấu.

Mục đích của việc tính khối lượng

-Tính khối lượng để phục vụ công tác lập tiến độ thi công nên cách tính toán có thể không giống như khi tính tiên lượng, dự toán mà có tính gần đúng theo nguyên tắc “đơn giản và thiên về an toàn”, “phù hợp với trình tự thi công”.

Khối lượng các công tác trong biểu danh mục

3.1 Tính khối lượng cọc ép:

-Cọc bê tông cốt thép, tiết diện cọc đường kính 0,3x0,3 (m); cọc dài L (m)(2 đoạn cọc 8m).

-Tổng chiều dài cọc cần ép: 350×16 = 5600 (m)

3.2 Khối lượng phá bê tông đầu cọc:

- Đoạn cọc nhô lên khỏi mặt bê tông lót là 0,65m (chừa lại 0,15m làm gối kê thép đài cọc, tạo lớp bảo vệ cốt thép đài cọc và đảm bảo liên kết ngàm của cọc vào đài cọc).

- Khối lượng bê tông cọc bị đập để liên kết vào đài cọc là:

3.3 Khối lượng đào đất hố móng bằng máy:

- Đào máy cách cao trình đáy móng 200mm, còn lại sửa thủ công. a Cách tính

- Khi chiều sâu hố đào lớn hơn 2m Công trình bố trí các đài móng gần nhau nên khi tính toán hố đào đợt 2 các móng giao nhau Vì vậy, tiến hành đào 2 đợt:

+ Đợt 1 : Đào ao toàn bộ mặt bằng công trình từ cao trình -0,500m (cote mặt đất tự nhiên) đến cao trình -1,400m Sử dụng máy đào gầu nghịch

+ Đợt 2 : Đào từng hố từ cao trình -1,400m đến cao trình -2,500m, chỉ đào ở những vị trí có đài móng Sử dụng máy đào gầu nhỏ vì có cọc trong đất

Chú ý: Khi thi công phải giám sát đào máy không được đào đến cao trình đáy hố móng mà cách đáy hố móng khoảng 200 tránh phá vỡ cấu trúc đất đáy hố móng, (nếu không giám sát đào máy có thể phạm vào lớp đất đáy hố móng và khi san lấp đầm không kỹ sẽ làm cho áp lực đất đáy móng tác dụng lên móng không đều) Phần đào sửa lớp đất có chiều dày 200 bằng thủ công Định mức đào đất bằng máy đã có tính nhân công để thực hiện việc sửa hố đào bằng thủ công Khi tính khối lượng thì tính toàn bộ khối lượng đào không tách riêng phần đào máy hay thủ công b Kích thước hố đào :

- Các đài cọc có cote đáy là -2,500m

- Cote nền tầng trệt là +0,000m;

- Cote đất tự nhiên là -0,500m

- Đất sét, tra bảng 8 TCVN 4447-1987 có độ dốc cho phép H/B =1/0,25

- Mép hố đào dưới cách mép đài cọc một khoảng 0,5m đợt 2 và 0,7m ở đợt 1 để thao tác trong quá trình thi công

- Đào đất bằng máy đến cote -2,400m đảm bảo cách đáy đài khoảng 200mm, sau đó sửa thủ công cho phẳng mặt đáy móng.Giằng đào từ cote -1,400m đến cote -1,700m sau đó sửa thủ công 0,2m. c Khối lượng đào đất :

Có các phương án đào đất sau :

+ Đào từng hố độc lập : Áp dụng khi kích thước hố đào nhỏ, hố đào riêng rẽ.

+ Đào thành rãnh : Áp dụng khi các hố đào nằm sát nhau theo một phương nào đó.

+ Đào toàn bộ mặt bằng công trình : Phương án này được áp dụng khi cáo hố đào nằm sát nhau, kích thước mặt bằng nhỏ.

Căn cứ vào mặt bằng công trình, đặc điểm các hố móng ta chọn phương án đào cho toàn bộ công trình Chiều sâu đất đào là 0,9m.

Tiến hành đào đất với mái dốc tự nhiên Theo điều kiện thi công, nền đất thuộc loại đất đắp cát, chiều sâu hố đào 0,9m Tra bảng ta có hệ số mái dốc i= 1:1

Tính khối lượng đào đất cho hố móng :

+ Chiều dài đáy hố móng a = 39,6+0,85×2+0,1×2+0,5×2+0,3×2+1,5×2F,1 (m)+ Chiều rộng đáy hố móng b = 21+0,85×2+0,1×2+0,5×2+0,3×2+1,5×2= 27,5 (m)+ Chiều dài hố móng c = 46,1+2×0,9 = 47,9 (m)

Vậy tổng thể tích đào đất bằng máy lần 1 :

Việc đào móng bằng máy lần 2 được thực hiện với từng móng độc lập:

- Tính thể tích đào đất móng :

Công thức tính thể tích đào đất cho móng :

+ : Thể tích phần cọc chiếm chỗ.

Vì có 28 móng nên Đào thủ công h=0,2(m) có a=3,1(m); b=3,1(m)

- Tính thể tích đào đất móng :

Công thức tính thể tích đào đất cho móng :

+ : Thể tích phần cọc chiếm chỗ.

Vì có 30 móng nên Đào thủ công h=0,2(m) có a=2,9(m); b=2,9(m)

- Tính thể tích đào đất móng :

Công thức tính thể tích đào đất cho móng :

+ : Thể tích phần cọc chiếm chỗ.

Vì có 2 móng nên Đào thủ công h=0,2(m) có a=6,9(m); b=6,6(m)

Khối lượng đào đất lần 2 là

Khối lượng đất cần đào của cả 2 lần:

Khối lượng đào giằng móng :

Tính bằng tổng chiều dài giằng nhân chiều sâu đào và nhân bề rộng rãnh đào d Cách tính:

-Khối lượng đất lấp hố móng bằng tổng khối lượng đất đào trừ cho phần bê tông bê tông lót, bê tông đài cọc, giằng móng,cổ móng chiếm chỗ.

- Khối lượng đất đắp đến cách cao trình đáy sàn tầng trệt khoảng 400mm thì dừng để chờ lớp bê tông lót sàn tầng trệt dày 100mm và bê tông sàn trệt dày 300mm. e Khối lượng đất lấp hố móng:

- Bằng khối lượng đất đào trừ đi khối lượng bê tông đài cọc, giằng móng, bê tông lót đài cọc, giằng móng.

- Khối lượng đất tơi xốp cần thiết để lắp hố móng theo bảng sau:

- Phải kể đến thể tích đất tơi xốp bị đầm chặt tùy theo hệ số đầm chặt theo thiết kế. Ở đây thiết kế yêu cầu đắp đất với độ đầm chặt K =0,95, tra bảng trang 26 Định mức

1776 có hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp là 1,13

3.4 Khối lượng bê tông ,ván khuôn đài móng

Căn cứ vào mặt bằng kết cấu móng và các mặt cắt chi tiết đài móng M1, M2, M3 lập bảng tính khối lượng bê tông , diện tích ván khuôn , cốt thép đài móng.

Căn cứ vào mặt bằng kết cấu móng và các mặt cắt chi tiết đài móng M1, M2, M3 lập bảng tính khối lượng bê tông, diện tích ván khuôn, cốt thép giằng móng.

- Căn cứ vào bản vẽ kết cấu móng có tiết diện giằng móng là 300×500; Vị trí giằng móng trên mặt các đài cọc; khối lượng bê tông giằng móng kiêm dầm tầng hầm chiều cao tiết diện dầm tầng hầm chỉ tính tới mặt trên sàn tầng hầm Đáy giằng có bê tông lót nên chỉ tính ván khuôn 2 bên thành giằng với chiều cao giằng móng.

- Lập bảng tính khối lượng các giằng móng (chiều dài giằng móng tính tới mép đài móng).

3.6 Khối lượng bê tông lót đài cọc, giằng móng:

Căn cứ vào số liệu khi tính toán khối lượng đài cọc, giằng móng xác định diện tích lớp bê tông lót mở rộng xung quanh 100 so với đáy đài cọc và giằng móng.

(Chính xác khi tính khối lượng bê tông lót đài móng phải trừ bớt phần chiếm chỗ của đầu cọc ngàm vào đài, nhưng để đơn giản và thiên về an toàn thì có thể bỏ qua)

3.7 Khối lượng bê tông, ván khuôn cột, vách tầng hầm

- Chiều cao bê tông cột, vách tính từ cao trình chân cột, vách lên tới đáy sàn tầng 1.

- Diện tích ván khuôn cột, vách bằng diện tích xung quanh tiết diện cột, vách.

- Chú ý khi thi công chỉ đổ bê tông cột tới đáy dầm nhưng khi tính khối lượng bê tông cột là tính tới đáy sàn Mặc dù chưa hoàn toàn phù hợp với thi công nhưng để đơn giản cho việc tính khối lượng nên đã tính khối lượng bê tông cột như trên.

3.8 Khối lượng bê tông sàn tầng hầm:

Khối lượng bê tông sàn tầng hầm bằng diện tích phủ bì của sàn tầng hầm trừ đi diện tích bê tông đài móng và giằng móng nhân với chiều cao sàn tầng hầm.

3.9 Khối lượng tầng điển hình (tầng 3) a Khối lượng ván khuôn, bê tông cột tầng 3

- Chiều cao bê tông cột, vách tính từ cao trình chân cột, vách lên tới đáy sàn tầng 1.

- Diện tích ván khuôn cột, vách bằng diện tích xung quanh tiết diện cột, vách.

Chọn biện pháp kỹ thuật các công tác

Thi công cọc

Sử dụng 2 máy thi công cọc ép tiết diện đường kính 0,3×0,3(m) và chiều dài 16(m).

Thi công đào đất

Sử dụng máy đào gầu nghịch để đào đất, xe tải vận chuyển đất ra bãi chứa xung quanh công trường, đào và sửa hố đài cọc, giằng móng bằng thủ công.

Sử dụng máy đào gầu nghịch, máy đầm cóc để đắp đất

Thi công ván khuôn

Sử dụng ván khuôn thép định hình thép và ván ép phủ phim, gia công ở xưởng trong công trường vận chuyển lên cao bằng cần trục tháp.

Thi công cốt thép

Sử dụng máy nắn thẳng, cắt, uốn cốt thép, gia công ở xưởng trong công trường vận chuyển lên cao bằng cần trục tháp.

Thi công bê tông

Sử dụng máy trộn bê tông kiểu rơi tự do, dung tích 250l để trộn vữa xây, trát, ốp, lát công trình.

Bê tông cột, vách, dầm, sàn sử dụng bê tông thương phẩm, dùng bơm bê tông để vận chuyển lên cao.

Vận chuyển lên cao

Sử dụng vận thăng lồng đưa công nhân lên cao làm việc ở các tầng, máy vận thăng vận chuyển cát đá, gạch phục vụ công tác xây trất, ốp lát, cần trục tháp vận chuyển ván khuôn, cốt thép các thiết bị khác lên cao.

Tính toán nhân lực, máy thi công các công tác

Tra định mức

1.1 Tra định mức các công tác phần ngầm

Từ khối lượng các công tác và định mức tính ra số công và ca máy cần thiết để thực hiện công tác

- Trong định mức đào đất bằng máy có kể đến công “hoàn thiện hố móng theo đúng yêu cầu kỹ thuật” đây chính là công sửa hố móng bằng thủ công trong bảng danh mục các công tác.

- Định mức đổ bê tông mức hao phí nhân công là tính cho cả nhân công ở trạm trộn, đội vận chuyển bê tông, đội bơm bê tông, công tác lấy mẫu thí nghiệm, thử độ sụt, công tác san bê tông, đổ đầm, hoàn thiện bề mặt, thu dọn sau khi đổ bê tông, bảo dưỡng bê tông. Tuy nhiên khi điều tiến độ thường chỉ chú ý nhiều đến thời gian đổ bê tông còn thời gian chuẩn bị trước khi đổ và thời gian thu dọn bảo dưỡng sau khi đổ bê tông ngầm hiểu là có nhưng không thể hiện trên tiến độ Vậy nên công tác bê tông tra định mức chủ yếu là phục vụ công tác tính dự toán, còn thời gian đổ bê tông bố trí trên tiến độ thường khoảng

01 đến 03 ngày Những công trình có mặt bằng lớn phức tạp có thể phân đoạn để đổ bê tông lúc này thời gian đổ bê tông có thể kéo dài hơn 03 ngày. ph n ng mầ ầ

TT Mã hi uệ Công tác ph n ầ

Ng mầ Đ n vơ ị Kh iố lượng Đ nh m cị ứ T ng côngổ Ghi chú

1 ca máy ép 282,9 ca máy ép Đ nh m c theo thông t 12/2021.ị ứ ư 5,05

1 ca c n ầ tr cụ 282,9 ca c n tr cầ ụ

2 AB.25422 Đào đ t đào ao ấ đ t 1 b ng máyợ ằ 100m 3 12,016 0,23 ca 2,8 ca Chi u r ng h móng >20m; đ t c p ề ộ ố ấ ấ

II, g u đào ≤1,25mầ 3 ;ch l y ph n ca ỉ ấ ầ máy vì ch a s a th côngư ử ủ

3 AB.25112 Đào đ t h móngấ ố đ t 2 b ng máyợ ằ 100m 3 9,789

2 ca 3,6 ca Chi u r ng h móng ≤6m; đ t c p II, ề ộ ố ấ ấ g u đào ≤0,8mầ 3 ; trong đ nh m c đào ị ứ máy bao g m c công s a h móng ồ ả ử ố b ng th côngằ ủ

S a h móng ử ố b ng th côngằ ủ 3,8 công 37,2 công

2,02 công 29,3 công S d ng mã đ nh m c “phá bê tông ử ụ ị ứ c t thép b ng máy khoan” ố ằ Trong trường h p này không dùng máy hàn ợ đ c t thép.ể ắ

Máy khoan phá bê tông

1,05 ca máy khoan 15,2 ca máy khoan 0,23 ca máy hàn 3,3 ca máy hàn

5 AF.31120 Đ bê tông lót ổ đài c c, gi ng ọ ằ móng m 3 34,81

0,79 công 27,5 công (thường s d ng bê tông đá 1x2 )ử ụ 0,03

3 ca máy b mơ 1,1 ca máy b mơ Tra đ nh m c nh “đ bê tông móng”;ị ứ ư ổ 0,08

9 ca máy đ mầ 3,1 ca máy đ mầ

GCLD CT gi ng ằ móng t 0,30 15,3

8 AF.82521 GCLD ván khuôn đài c cọ 100m 2 3,128 26,7

3 công 83,6 công Ván khuôn thép, đ nh m c b sung ị ứ ổ thông t s 12/2021, ngày 31-8-2021ư ố c a BXD.ủ

9 AF.89431 GCLD VK giằng móng 100m 2 1,005 37,5 công 37,7 công Ván khuôn ván ép phủ phim, đà ngang, dọc bằng thép hộp, giáo công cụ +giáo ống, h≤28m

10 AF.31120 Bơm BT đài cọc m 3 274,274

0,79 công 216,7 công Đổ bê tông đài móng bằng máy bơm bê tông

0,033 ca máy b mơ 9,1 ca máy b mơ 0,089 ca máy đ mầ 24,4 ca máy đ mầ

11 AF.32310 Bơm BT giằng móng m 3 10,05

1,66 công 16,7 công Đổ bê tông giằng móng bằng máy bơm bê tông

0,033 ca máy b mơ 0,3 ca máy b mơ 0,18 ca máy đ mầ 1,8 ca máy đ mầ 12

GCLD Cốt thép cổ móng t 0,23 14,14 công 3,3 công Φ≤10; h

Ngày đăng: 23/11/2024, 06:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w