BÁO CÁO BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 5 Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị cô
Trang 1TRƯỜNG TIỂU HỌC …
BÁO CÁO BIỆN PHÁP
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 5
Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: …
, ngày tháng năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP 1
1 Tên báo cáo biện pháp: 1
2 Tác giả: 1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn biện pháp 1
2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 2
PHẦN NỘI DUNG 3
1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện 3
2 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện 10
PHẦN KẾT LUẬN 12
1 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện 12
1.1 Đối với giáo viên: 12
1.2 Đối với học sinh: 13
1.3 Hướng phát triển: 13
2 Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn 13
2.1 Đối với Phòng giáo dục: 13
2.2 Đối với nhà trường: 13
Trang 31
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP
1 Tên báo cáo biện pháp:
Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5
2 Tác giả:
- Họ và tên: …… Nam (nữ):
- Trình độ chuyên môn:
- Chức vụ, đơn vị công tác:
- Điện thoại: ……Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn biện pháp
Trong phân môn Tập đọc trong Tiếng Việt ở bậc Tiểu học hiện nay xác định mục tiêu đổi mới theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT là rèn cho học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy, tiến tới đọc hay (đọc diễn cảm) Thông qua đọc đúng, đọc trôi chảy mà học sinh còn biết cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ
Nó là chìa khoá đưa các em vào kho tàng văn hoá, khoa học, giúp các em nhận ra những tinh hoa của dân tộc đang được tàng trữ trong sách vở Mỗi bài tập đọc là một văn bản là một bức tranh thu nhỏ về hiện thực về cảnh đẹp đất nước, con người, xã hội Mặt khác, thể hiện được tâm hồn của tác giả không chỉ có nội dung hấp dẫn của bài văn bài thơ mà còn phụ thuộc vào người đọc tác phẩm đó Trước hết người đọc phải đọc đúng, đọc chính xác, đọc trôi chảy, tiến tới đọc diễn cảm, đọc theo vai thì mới diễn tả cảm xúc, tình cảm, thái độ của tác giả bộc lộ qua từng nhân vật trong tác phẩm
Bởi vậy nâng cao năng lực đọc cho học sinh nhất là đọc đúng, đọc diễn cảm
là hết sức cần thiết đối với giáo viên cuối bậc Tiểu học Qua nhiều năm được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5 và qua dự giờ trao đổi học tập lẫn nhau và được
dự thi hội giảng cấp trường, huyện, tôi nhận còn nhiều em đọc vẫn chưa lưu loát, chưa trôi chảy, ngắt nghỉ chưa đúng, nhấn giọng lên xuống tùy tiện, học sinh phát
Trang 42
âm chưa chính xác Từ việc đọc chưa tốt dẫn đến các em không hiểu được nội dung không hiểu được nghệ thuật, không hiểu được cái hay cái đẹp của tác phẩm Mặt khác, địa bàn của trường còn bị ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương, học sinh phần lớn còn đọc sai, phát âm nhầm lẫn b/v; d/đ; ch/tr ; s/x ; d /r/gi; dấu sắc với dấu ngã, Trong các giờ dạy tập đọc, việc rèn đọc cho học sinh còn hạn chế giáo viên chưa chú ý rèn đọc khi phát âm sai, khi ngắt nghỉ chưa đúng Trong việc rèn đọc diễn cảm mang tính chất hình thức, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh rèn đọc: đọc thành tiếng, đọc thầm Ngược lại, trong giờ tập đọc có giáo viên chỉ chú trọng đến việc tìm hiểu nội dung bài, số lượng học sinh được đọc trong lớp ít, chưa biết lên giọng, hạ giọng khi nào, nhấn giọng ở những từ ngữ nào Nhất là khi đọc lời các nhân vật chưa thể hiện được tính cách của các nhân vật, qua đó giờ dạy chưa đạt được mục tiêu của tiết học Trong những năm qua tôi đã đi sâu vào điều tra, nghiên cứu và đề ra những giải pháp, biện pháp hợp lý sát thực với yêu cầu của bộ môn cũng như đặc điểm tình hình học sinh của nhà trường Do vậy kỹ năng đọc của học sinh nói riêng và chất lượng dạy, học môn Tiếng Việt nói chung thu được kết quả tốt Từ những lý
do trên, tôi xin trình bày biện pháp: “Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm nâng cao
chất lượng phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 ’’
2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những biện pháp giúp học sinh lớp 5A trường Tiểu
học … về rèn kỹ năng đọc thông qua trực tiếp học các tiết tập đọc theo nội dung chương trình chuẩn kiến thức kĩ năng, phương pháp dạy mới
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 5 trường Tiểu học…
3 Mục đích nghiên cứu
- Đề tài nhằm tìm ra các giải pháp rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm nâng cao
chất lượng phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5
- Việc nghiên cứu năng lực đọc của học sinh để tìm ra nguyên nhân và giải pháp rèn kỹ năng đọc qua mỗi tiết tập đọc
Trang 53
PHẦN NỘI DUNG
1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
Đọc diễn cảm là việc đọc thể hiện kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng… để thể hiện đúng tư tưởng, tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời thể hiện được sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc qua bài đọc
Để đọc diễn cảm thì người đọc phải làm chủ được tốc độ đọc, chỗ ngắt giọng, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả, biết đọc đúng ngữ điệu khi gặp câu hỏi, câu cảm…
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt gợi mở
để học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc trong bài thơ, phù hợp tính cách nhân vật trong bài văn (Bước đầu biết làm chủ được giọng đọc đối với ngữ điệu, tốc độ, cao độ, trường độ, âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dung bài
Đọc diễn cảm phù hợp với sự cảm nhận riêng của từng cá nhân Giáo viên
có thể viết khổ thơ ra bảng, giấy gắn trên bảng để học sinh tìm ra cách đọc)
+ Ví dụ: Bài “Bầm ơi’’
Trang 64
Gọi 1 đến 2 em đọc cho học sinh nhận xét, giọng đọc bài thơ như thế nào? Bạn đọc đúng chưa? (Giọng trầm lắng thiết tha) Em đọc lại: Đọc hai câu mở đầu: Ai về thăm mẹ quê ta/ Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm.”
Hỏi: bạn đọc đúng chưa? Đọc với giọng thế nào? (với giọng nhẹ, trầm, nghỉ hơi dài khi kết thúc)
Nhấn giọng ở đoạn theo cách ngân dài hơi hơn ở những từ ngữ khẳng
định hoặc mang rõ sắc thái cảm xúc: “Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…”
Trong khi đọc tôi hướng dẫn đọc đúng đối với những câu văn sau dấu chấm lửng, ngắt nghỉ thế nào? Đối với các câu cảm, câu thán, câu hỏi trong bài cần đọc như thế nào mới đúng
Khi đọc trong các bài thơ, bài văn có các câu hỏi, câu kể, câu cảm giáo viên cần hướng dẫn các em đọc đúng giọng của từng loại câu đó thì mới bộc lộ được cảm xúc của từng nhân vật và của tác giả
+ Ví dụ: Bài Chú đi tuần
“Các cháu ơi ! ngủ có ngon không?
Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé!”
Trang 7RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 5
Trang 8Bố cục biện pháp
1 Lý do chọn biện pháp
2 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
3 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện
4 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá
trình áp dụng các biện pháp
5 Những kiến nghị, đề xuất
Trang 92 Nội dung các biện pháp
ngừng giọng, cường độ giọng… thể hiện đúng tư tưởng, tình cảm của tác giả.
mở để học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc trong bài thơ, phù hợp tính cách nhân vật trong bài văn.
tìm ra cách đọc.
Trang 102 Nội dung các biện pháp
Ví dụ: Bài “Bầm ơi’’
Học sinh đọc 2 câu thơ đầu với giọng trầm lắng thiết tha Nhấn giọng ở đoạn theo cách ngân dài hơi hơn ở những
từ ngữ khẳng định hoặc mang rõ sắc thái cảm xúc: “Chiều nay có đứa con
xa nhớ thầm…”
Trang 112 Nội dung các biện pháp
Ví dụ: Bài “Chú đi tuần”
Câu thơ:
“Các cháu ơi ! ngủ có ngon không?
Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé!”
Khi đọc trong câu thơ có các câu hỏi,
câu cảm giáo viên hướng dẫn học sinh
đọc đúng giọng của từng loại câu đó để
bộc lộ cảm xúc của từng nhân vật và của
tác giả.
Trang 122 Nội dung các biện pháp
Để đọc diễn cảm, học sinh cần hiểu được nội dung bài đọc, cảm xúc của tác giả và hiểu tính cách của nhân vật.
Giọng đọc thay đổi ở từng đoạn Đối với các loại câu khác nhau cần đọc với giọng khác nhau và cần thể hiện đọc giọng của từng nhân vật.
Học sinh cần hòa mình vào từng nhân vật để tìm được cách đọc, để
có thể đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh hay với giọng niềm nở hồ hởi
Trang 132 Nội dung các biện pháp
Ví dụ: Bài “Một chuyên gia máy xúc”
Có câu văn:
“ - Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi ?
- Chúng mình là đồng nghiệp đấy, đồng chí
Thuỷ ạ!”
đúng ngữ điệu khi đọc câu hỏi như nhấn
giọng từ để hỏi, cao giọng ở cuối câu.
Trang 144 Những bài học kinh nghiệm
Học sinh
cần chuẩn bị trước bài ở nhà, đọc bài trước và có ý thức tốt trong giờ học, chuẩn bị đồ dùng học tập
Hướng phát triển
Khắc phục những hạn chế
để tiết học hiệu quả Chia
sẻ cùng đồng nghiệp để tham khảo kinh nghiệm
dạy học
Giáo viên
Có giọng đọc chuẩn,
thường xuyên quan tâm đến
học sinh, hướng dẫn học
sinh tận tình và chuẩn bị bài
trước khi lên lớp