1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên Đề vận dụng phép biện chứng duy vật của triết học mác lênin với những nội dung cơ bản thực tiễn trong vật lý học

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận dụng phép biện chứng duy vật của triết học Mác-Lênin với những nội dung cơ bản thực tiễn trong vật lý học
Tác giả Nguyễn Phước Thịnh, Nguyễn Cát Chiêu Anh, Dương Thị Thùy Lanh, Nguyễn Thị Mỹ Ngà, Võ Minh Thùy, Lương Vũ Kim Ngân, Lê Thị Thanh Thảo, Nguyễn Thị Ngọc Ý
Người hướng dẫn Võ Phú Hữu
Trường học Trường Đại học Kỹ Thuật-Công Nghệ Cần Thơ
Chuyên ngành Triết Học Mác-Lênin
Thể loại Chuyên đề
Năm xuất bản 2021
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,94 MB

Nội dung

Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Ăngghen định nghĩa: Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến; khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC K THU T-CÔNG NGH Ỹ Ậ Ệ

1.Nguyễn Phước Thịnh 2100341

2.Nguy n Cát Chiêu Anh 2100228

3.Dương Thị Thùy Lanh 2100261 4.Nguy n Thễ ị M Ngà ỹ 2100289 5.Võ Minh Thùy 2101390

6.Lương Vũ Kim Ngân 2100221

7.Lê Th Thanh Thị ảo 2101326

8.Nguy n Thễ ị Ngọc Ý 2101425

Cần Thơ – 2021

Trang 2

L ời cảm ơ n Trong thời gian làm chuyên đề ốt, em đã nhận đượ t c nhi u s ề ự giúp đỡ, đóng góp

ý ki n và ch b o nhi t tình cế ỉ ả ệ ủa thầy cô, gia đình và bạn bè

Em xin g i l i cử ờ ảm ơn chân thành đến th y Võ Phú H u gi ng viên b môn ầ ữ ả ộ

tình hướng d n , ch b o em trong suẫ ỉ ả ốt quá trình làm chuyên đề

Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Trường Đại học

trình học tập

một cách t t nhố ất

Trang 3

ii

Nhậ n xét c a gi ng viên hướng dẫn ủ ả

Cần Thơ, ngày… tháng… năm… Giảng viên hướng d n ẫ

Trang 4

Nhậ n xét c a giáo viên ph n biện ủ ả

Cần Thơ, ngày… tháng … năm

Giáo viên ph n biả ện

Trang 5

iv

Mục L c ụ

I.CƠ SỞ LÝ THUY T Ế ……… 1

1.1 Phép bi n ch ng duy vệ ứ ật………1

1.1.1 Khái niệm, đặc trưng và vai trò của phép bi n ch ng duy vệ ứ ật ………… 1

1.1.2 Các nội dung cơ bản của phép bi n ch ng duy vệ ứ ật ……… 2

1.1.2.1 Hai nguyên lý cơ bản ……… 2

1.1.2.2 Ba quy luật cơ bản………3

1.1.2.3 Sáu c p phặ ạm trù……… 8

II.V N D NG PHÉP BI N CH NG DUY V T TRONNG V T LÝ HẬ Ụ Ệ Ứ Ậ Ậ ỌC 2.1 Góc nhìn tri t h c v khoa hế ọ ề ọc vật lý ……… …12

2.2 V n d ng tri t h c duy vậ ụ ế ọ ật biện ch ng vào v t lý h c và nh ng k t qu ứ ậ ọ ữ ế ả nghiên c u khoa hứ ọc ……….12

III KẾT LUẬN ……….13

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……….14

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Lịch sử Triết là là một phần không thể thiếu của môn Triết học Mác – Lênin, nằm trong chương trình đào tạo của các trường Cao Đẳng, Đai học giúp những sinh viên nắm được quá trình hình thành phân tích những khái niệm, nguyên lý, phạm trù, quy luật tư duy của nhân loại, qua đó nhận thức rõ sự ra đời và phát triển của Triết,

thời nằm ngoài dòng chảy của nhân loại

Marx đã kế thừa tư tưởng về phương pháp biện chứng của Georg Wilhelm Friedrich Hegel và lý luận chủ nghĩa duy vật của Ludwig Andreas von Feuerbach và

phương pháp duy vật biện chứng là cơ sở triết học cho hệ tư tưởng của họ Vậy quá trình phát triển của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng diễn ra như thế nào ? Điều

đó chúng tôi sẽ làm sáng tỏ thông qua nội dung của bài Tiểu Luận với chuyên đề “Vận dụng phép biện chứng duy vật của Triết học Mác – Lênin với những nội dung cơ bản thực tiễn trong vật lý học”

Với tinh thần và trách nhiệm em đã cố gắng tìm tòi và học hỏi từ rất nhiều cơ sở

tiếp xúc với Triết học, kiến thức còn hạn chế chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp các ý kiến của quý thầy cô bộ môn

ở những lần tiếp theo

Trang 7

1

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Phép biện chứng duy vật

Triết học được coi là khoa học của mọi khoa học Trong triết học, tư tưởng

và đời sống hiện nay Những tri thức của triết học đang là công cụ tư duy sắc bén và hiệu quả để con người nhận thức và tải tạo thế giới Một trong những nội dung triết học đó chính là phép biện chứng duy vật Sau đây là phần khái quát một số nội dung

về phép biện chứng duy vật để làm cơ sở cho các phần nghiên cứu tiếp theo

1.1.1 khái niệm, đặc trưng và vai trò của phép biện chứng duy vật

Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật, Ăngghen cho rằng: Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên

lý về mối liên hệ phổ biến, Ăngghen định nghĩa: Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến; khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển, Lênin định Nghĩa: Phép biện chứng là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng

Biện chứng được chia thành hai loại:

- Biện chứng khách quan là đặc tính vốn có của thế giới (gồm tự nhiên và xã

- Biện chứng chủ quan là đặc tính của tư duy con người Các khái niệm, phán đoán, tư tưởng trong đầu óc của con người, có liên hệ với nhau theo những quy luật nhất định

- Biện chứng chủ quan là phản ánh của biện chứng khách quan Tuy nhiên, không phải bất cứ tư duy của các cá nhân nào cũng phản ánh đúng biện chứng khách quan, đôi khi còn xuyên tạc, sai lệch biện chứng khách quan Vì thế, phép biện chứng duy vật là lý luận, là khoa học nghiên cứu cả biện chứng khách quan và biện chứng

Hai đặc trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật:

- Một là: phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học Đây là sự khác biệt về trình độ phát triển so với các tư tưởng biện chứng đã từng có trong lịch sử triết học

- Hai là: Trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan (duy vật biện chứng) và phương pháp luận (biện

Trang 8

chứng duy vật), do đó nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới

biện chứng duy vật giữ vai trò là một nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan

-luận chung nhất của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học

1.1.2 Các nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật

Nội dung của phép biện chứng duy vật gồm 2 nguyên lý, 6 cặp phạm trù và 3 quy luật cơ bản

1.1.2.1 Hai nguyên lý cơ bản

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Theo quan điểm biện chứng cho rằng, các sự vật, hiện tượng của thế giới tồn tại trong mối liên hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau, chứ không hề tách biệt nhau Quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới Dù chúng có đa dạng, phong phú bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất

Đó là nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Như vậy, chính tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở cho mọi liên hệ Nhờ sự thống nhất đó các đối tượng không thể tồn tại cô lập, mà luôn tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế giới

Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng mối liên hệ phổ biến có các tính chất: Tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng và phong phú

Các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hoá, quy định lẫn nhau giữa các

sự vật, hiện tượng Các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ biến nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng nguyên tắc toàn diện, phải tránh cách xem xét phiến diện

Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên

hệ gián tiếp Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật

Nguyên lý về sự phát triển

Trang 9

3

Theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định, phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật Phát triển không bao quát toàn bộ sự vận động nói chung Nó chỉ khái

mới ra đời thay thế cho sự vật cũ Sự phát triển chỉ là một trường hợp đặc biệt của sự vận động Trong quá trình phát triển của mình trong sự vật sẽ hình thành dần những quy định mới cao hơn về chất, sẽ làm thay đổi mối liên hệ, cơ cấu, phương thức tồn tại

và vận động, chức năng vốn có theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện hơn

Theo quan điểm của phép biện chứng duy vật, phát triển cũng có ba tính chất

cơ bản: Tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng và phong phú

Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng nguyên tắc phát triển

Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia quá trình phát triển của sự vật ấy thành những giai đoạn Trên cơ sở đó để tìm ra phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó, tùy theo sự phát triển đó có lợi hay có hại đối với đời sống của con người Nguyên tắc phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động thưc tiễn Tóm lại, muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu cần “phải xét sự vật trong

sự phát triển trong “sự tự vận động” ( ), trong sự biến đổi của nó”

1.1.2.2 Ba quy luật cơ bản

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy Theo quy luật này, phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển là: những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng có cơ sở tất yếu từ những sự thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng và ngược lại; những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng tại tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng trên các phương diện khác nhau Đó là mối liên

hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy

Khái niệm chất, lượng

Trang 10

Chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với sự vật hiện tượng Như vậy, tạo thành chất của sự vật, hiện tượng chính là các thuộc tính khách quan vốn

có của nó nhưng khái niệm chất không đồng nhất với khái niệm thuộc tính

Lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan của sự vật, hiện tượng về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng

Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và lượng trong quá trình nhận thức về sự vật, hiện tượng chỉ có ý nghĩa tương đối: có cái trong mối quan hệ này đóng vai trò là chất nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng

Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất là lượng Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn đến sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng Tuy nhiên, không phải sự thay đổi về lượng bất kì nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất Giới hạn

mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ

Sự vận động biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất Giới hạn đó chính là điểm nút Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu dẫn đến sự ra đời của chất mới Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng

Tóm lại, bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo

ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy

Ý nghĩa của phương pháp luận

Trang 11

5

Vì bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau, do đó, trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương diện chất và lượng, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật, hiện tượng

Vì những thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng có khả năng tất yếu chuyển hóa thành những thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng và ngược lại, do đó, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, tùy theo mục đích cụ thể, cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi về chất; đồng thời, có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng

Vì sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng với điều kiện lượng phải được tích lũy tới giới hạn điểm nút, do đó, trong công tác thực tiễn cần phải khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh; mặt khác, theo tính tất yếu quy luật thì khi lượng đã được tích lũy đến giới hạn điểm nút sẽ tất yếu có khả năng diễn ra bước nhảy về chất sự vật, hiện tượng Vì thế cũng cần phải khắc phục

tư tưởng bảo thủ hữu khuynh trong công tác thực tiễn Tả khuynh chính là hành động bất chấp quy luật, chủ quan chỉ chú trọng thực hiện những bước nhảy liên tục về chất Hữu khuynh là sự biểu hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ, mặc dù lượng đã tích lũy tới điểm nút và quan niệm phát triển chỉ đơn thuần là sự tiến hóa về lượng

Đặc biệt, trong đời sống xã hội, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người Do đó, cần phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách có hiệu quả nhất

Quy luật mâu thuẫn là một trong những quy luật cơ bản trong phép biện chứng duy vật và biện chứng duy vật lịch sử khằng định về: mọi sự vật hay hiện tượng ở trong tự nhiên đều có sự tồn tại và mâu thuẫn bên trong Quy luật mâu thuẫn còn được gọi là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Các khái niệm về mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng, thống nhất, đấu tranh: + Mặt đối lập: mặt đối lập là những mặt mà có những thuộc tính, đặc điểm, những tính quy định mà có khuynh hướng biến đổi trái ngược, tồn tại theo khách quan

Trang 12

+ Mâu thuẫn biện chứng: Mâu thuẫn biện chứng là là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

+Sự thống nhất của các mặt đối lập: là sự nương tựa với nhau, tồn tại nhưng không tách rời với nhau của các mạt đối lập, tự tồn tại đó phải lấy sự tồn tại của mặt khác để làm tiền đề

+Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lợi với nhau theo xu hướng là bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó

Nội dung của quy luật mâu thuẫn

Mọi sự vật hoặc hiện tượng đều chứa đụng những khuynh hướng, mặt đối lập,

từ đó tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân chúng Sự thống nhất và đấu tranh từ các mặt đối lập tạo ra xung lực nội của sự vận động, phát triển, và dẫn tới mất đi cái cũ thay thế bưởi cái mới

Phân loại mâu thuẫn

+ Nếu dựa vào quan hệ của sự vật được xem xét, mâu thuẫn sẽ được phân loại thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài

+ Dựa vào ý nghĩa sự tồn tại, phát triển toàn bộ sự vật thì mâu thuẫn được chia làm mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản

+ Dựa vào vai trò mâu thuẫn của sự tồn tại, phát triển sự vật ở 1 giai đoạn nhất định thì mâu thuẫn phân loại là mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn thứ yếu

+ Dựa vào tính chất của quan hệ lợi ích, mâu thuẫn chia làm mâu thuẫn đối

+ Sự thống nhất, đấu tranh các mặt đối lập chính là hai xu hướng tác động khác nhau mặt đối lập

Trong đó, hai xu hướng này tạo ra loại mâu thuẫn đặc biệt, từ đó mâu thuẫn biện chứng bao gồm sự thống nhất và sự đấu tranh của mặt đối lập Trong quá trình phát triền và vận động thì sự thống nhất, đấu tranh của mặt đối lập không tách rời nhau + Đấu tranh của mặt đối lập được quy định tất yếu về sự thay đổi các mặt đang tác động, làm mâu thuẫn phát triển

Ngày đăng: 21/11/2024, 18:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN