1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Cho Sinh Viên Ở Tỉnh Quảng Nam Hiện Nay

126 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở tỉnh Quảng Nam hiện nay
Tác giả Đặng Vân Anh
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Tuyết Ba
Trường học Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 8,81 MB

Nội dung

như nó cẩn phải có, 'Hiện nay, hầu hết sinh viên vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp của cha ông, ta như yêu nước, đoàn kết, tôn sư trọng đạo, hiếu học, kính thảy, yêu bạn, lối sống giản dị

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

DANG VÂN ANH

GIÁO DỤC GIA TRI DAO DUC TRUYEN THONG CHO SINH VIEN O TINH QUANG NAM HIEN NAY

2017 | PDF | 126 Pages buihuuhanh@gmail.com

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NANG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

DANG VÂN ANH

GIÁO DỤC GIÁ TRI DAO DUC TRUYEN THONG CHO SINH VIEN O TINH QUANG NAM HIEN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Mã số: 60 22 03 01

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THỊ TUYẾT BA

Da Nẵng - Năm 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cửu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Đặng Vân Anh

Trang 4

MUC LUC

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài "== ` |

4 Cơ sở lý luận vả phương pháp nghiên cứn 2-22-2228

4

4

5 Bố cục của đề tài

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁO DỤC GIÁ

1.1 ĐẠO ĐỨC VA GIA TRI DAO DUC TRUYEN THONG 8

1.1.2.Gia trị đạo đức truyền thống `

1.2 VAN DE GIAO DUC DAO DUC TRUYEN THONG HIEN NAY 25

1.2.2 Vai trò của giáo dục đạo đức truyền thỗng hiện nay 26 KẾT LUẬN CHUONG Í:cccczbzcegnisGaacictaiBaiiA000i gaanddGAnag .29 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VA NHUNG VAN DE DAT RA TRONG GIAO DUC GIA TRI DAO DUC TRUYEN THONG CHO SINH VIEN

2.1 CAC NHAN TO ANH HƯỚNG TỚI GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC

CHO SINH VIÊN Ở TĨNH QUẢNG NAM HIỆN NAY sed

2.1.2 Điều kiện kinh tế — mi _—_ẦDDỒ

2.1.3 Ảnh hưởng của môi trường văn hóa — xã hội 34

Trang 5

2.2 THYC TRANG GIAO DUC GIA TRI BAO DUC TRUYEN THONG

2.2.1 Những mặt tích cực trong giáo dục giá

¡ đạo đức truyền thông

cho sinh viên ở tỉnh Quảng Nam hiện nay —- 237

2.2.2 Những hạn chế trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho

sinh viên ở tỉnh Quảng Nam và nguyên nhân của nó 49 2.3 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC

TRUYEN THONG CHO SINH VIEN G TINH QUANG NAM HIEN NAY 57

2.3.1 Những bắt cập trong giáo dục đạo đức ở trường học và bản thân

2.3.2 Tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa đến các giá trị đạo đức truyền thông = 62

3.1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức 67 3.1.2 Quan điểm của Đảng về phát triển con người toàn diện T0

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YÊU NHẢM NÂNG CAO HIỆU QUÁ GIAO DUC GIA TRI DAO DUC TRUYEN THÔNG CHO SINH VIÊN Ở

3.2.1 Giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của quê hương

3.2.2 Đôi mới nội dung và hình thức giáo dục đạo đức 77

Trang 6

3.2.3 Phát huy vai trò của gia đình với tư cách là môi trường giáo dục

3.2.4 Coi công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên là nhiệm vụ thường

3.2.5 Xây dựng môi trường xã hội lảnh mạnh cho sinh viên 87

PHU LUC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO DE TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

Trang 7

DANH MUC CAC BANG

Trang 8

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong đường lối cách mạng Việt Nam, Đảng ta khẳng định: con người

vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đây phát triển kinh tế - xã hội Đảng chủ

trương lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát

triển nhanh và bền vững Quan điểm nảy đã đặt ra cho quá trình phát triển

nguồn nhân lực ở nước ta nhiều nhiệm vụ to lớn, đặc biệt lả việc chăm lo giáo dục thế hệ trẻ, trong đó giáo dục đạo đức đóng vai trỏ quan trọng Thông qua

giáo dục, con người sẽ học cách điều chỉnh hành vi, hoàn thiện dần nhân cách Đặc biệt, đạo đức truyền thông có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thể hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước

“Trong lịch sử phát triển của dân tộc, những giá trị đạo đức truyền thống,

đã làm nên cốt cách, tinh than va sức mạnh Việt Nam Những giá trị đạo đức truyền thống tuy mang tính ồn định, bền vững nhưng không phải là nhất thành, bat biển mà luôn vận động, biến đổi cùng với sự vận động, biến đổi của lịch sử Khi lịch sử bước sang một thời kỳ mới thì những giá trị đạo đức truyền thống cũ lại được thẩm định, chất lọc và đổi mới cho phù hợp Đồng thời, những giá trị mới dần được hình thành làm cho hệ thống giá trị truyền thống của dân tộc ngày cảng phong phú

Hiện nay, những tác động đa chiều của nền kinh tế thị trường đòi hỏi

chúng ta một mặt, phải quan tâm tới phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra cuộc sống đầy đủ cho nhãn dân, mặt khác duy trì và phát huy giá trị đạo đức truyền

thống, đặc biệt cho thế hệ trẻ Trong xu thé phat triển và hội nhập quốc tế, thanh niên, sinh viên đang đứng trước những thời cơ, thuận lợi nhưng cũng phải sẵn sàng đối mặt với những thách thức, khó khăn Việc tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thể giới và mở rộng giao lưu hội

Trang 9

nhập quốc tế đã giúp thanh niên, sinh viên có nhận thức, tư duy phát triển, thị

hiếu thâm mỹ nâng lên Tuy nhiên, quá trình giao lưu hội nhập củng với vi

xây dựng nền kinh tế thị trường cũng là mảnh đất màu mỡ náy sinh lối sống ích kỷ, vụ lợi, những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội đã và đang từng ngày, từng giờ tác động đến đời sống tỉnh thần phá vỡ nhiều nét đẹp của văn hóa truyền thống Mặt trái của cơ chế thị trường đã tạo ra một bộ phận không, nhỏ lớp người trong xã hội nói chung, một bộ phận thanh niên, sinh viên nói

riêng có lối sống chạy theo đồng tiền, buông thả, quay lưng với văn hóa, với

truyền thống dân tộc

Trước những thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội, thang giá trị đạo đức của con người cũng có nhiều biển đổi theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực Bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình của một số môn

học, hình thức dạy và học cũng từng bước được cải tiến, hình thức dao tao

ngây một đa dạng và phong phú hơn thì việc nâng cao công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lỗi sống cần được quan tâm một cách đúng mức như nó cẩn phải có,

'Hiện nay, hầu hết sinh viên vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp của cha ông,

ta như yêu nước, đoàn kết, tôn sư trọng đạo, hiếu học, kính thảy, yêu bạn, lối

sống giản dị, chăm chỉ.Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên

chỉ quan tâm đến bản thân và nhu câu trước mắt, sống thực dụng, kém ý chí

vươn lên, học đòi lối sống xa hoa, hướng thụ, thiếu trung thực trong học tập,

tha hóa nhân cách, sa vào tệ nạn xã hội.Thực tế này đòi hỏi cần phải tăng cường giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên, tạo môi trường và khích lệ sinh viên tham gia xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, phỏng

chống các tệ nạn, định hướng để sinh viên phấn đầu rèn luyện theo chuẩn mực đạo đức xã hội

Trang 10

“Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề "Giáo đực giá trị đạo đức

truyền thắng cho sinh viên ở tính Quảng am hiện nay” làm luận văn Thạc

sĩ Với mục đích nghiên cứu một cách tổng thể và để xuất những giải pháp cơ

bản nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Quảng Nam trong bồi cảnh hiện nay

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu vả làm sáng tỏ những quan niệm vẻ đạo đức trong lịch sử triết học và phân tích thực trạng giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên các trường Dai hoc va Cao ding ở Quảng Nam hiện nay, đẻ tài xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống

cho sinh viên Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, nghiên cứu vân đề lý luận chung về đạo đức và giảo dục đạo đức

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng nhận thức và công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên ở Quảng Nam

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị

đạo đức truyền thống cho sinh viên Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

~ Đối tượng nghiên cứu: Lý luận chung vẻ đạo đức và giáo dục giá trị đạo đức truyền thông cho sinh viên Quảng Nam

~ Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên

ở Quảng Nam từ nay đến năm 2020 (dự kiển khảo sát sinh viên từ 3 trường Đại

học Quảng Nam, Trường Cao đăng Kinh tế - kỹ thuật Quảng Nam và Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam)

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

~ Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử,

tư tướng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vẻ văn hóa,

Trang 11

6 Téng quan tài liệu nghiên cứu

Đạo đức và giáo dục dao đức là vẫn để từ lâu luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và của toàn xã hội Đã có

“Giá trị tỉnh thần truyền thông của đân tộc Liệt Nam "của Trần Văn Giàu (chủ biên), (1980), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Tác giả đã phân tích

các giá trị tinh thần truyền thông Việt Nam, đặc biệt là chủ nghĩa yêu nước,

cái làm nên cốt cách, tỉnh thần Việt Nam

Tác giả Phạm Minh Hạc (1996), với công trình "Phát tviển giáo dục,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Đã làm rõ vai trỏ quan trọng của giáo dục — đảo tạo trong việc

phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế - xã h

phát triển con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây

dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam để

phục vụ hiệu quả việc phát triển con người

“Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá" của

Trang 12

Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), (2002), Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội Các tác giả đã làm rõ nhiều vấn đề về giá trị truyền thống

dân tộc và những vấn đề đặt ra trong xu thể toàn cầu hóa; việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

“Xây dựng đạo đức mới trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội

chú nghĩa” của TS Trịnh Duy Huy (2009), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

Tác giả đã phân tích tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức, nêu lên

được thực trạng của đạo đức xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường ở nước ta Qua đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp mang tỉnh định hướng đối với việc xây đựng đạo đức mới trong điều kiện hiện nay

t Nam hiện nay "của TS Lê Thị Tuyết Ba (2010), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Tác giả

đã phân tích rõ quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về ý thức đạo đức và

trường ở nước ta

“May vin dé vé đạo đức học Mácxít và xảy dựng đạo đức trong điều kiện kinh tễ thị trường ở Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Nguyễn Thê Kiệt

(2012), Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội Tác giả đã khẳng định vai

trò to lớn của đạo đức mới trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội; làm rõ sự biển đổi thang giá trị đạo đức dưới tác động của kinh tế thị trường ở Việt

Nam, sự cần thiết phải có những giải pháp mang tính định hướng nhằm xây dựng đạo đức mới gắn liền với việc đấu tranh chống lại sự thoái hóa biến chất

về đạo đức, lỗi sống hiện nay

Ngoài ra, còn có các công trình “7im hiểu giá trị văn hóa truyền thống

trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hỏa” của Nguyễn Trọng Chuẩn,

Trang 13

Phạm Văn Đức, Hồ Sỹ Qúy (Đồng chủ biên) (2001), Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội; Nguyễn Duy Quý (2006), “Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay, vấn

để và giải pháp ”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Văn Lý (2013),

“Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thông trong quá trình chuyển

sang nên kinh tế thị trưởng ở Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia — Sự thật,

Hà Nội đã đề cập đến vấn đề tiếp thu, kế thừa và phát triển các giá trị đạo

đức truyền thống trong điều kiện mới

Các để tài luận văn, luận án viết về đạo đức sinh viên như: Luận văn thạc

sĩ triết học của Vũ Thanh Hương (2004), “Đạo đức sinh viên trong điêu kiện

kinh tế thi trường hiện nay ở Liệt Nam- thực trạng và giải pháp(qua khảo sắt một số trường Đại học và Cao đẳng ở Hà Nội); Luận án tiễn sĩ của Võ Minh Tuần (2004), “Ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay”, Dai học Khoa học xã hội và nhân văn; Để tài cấp bộ của Huỳnh Văn Sơn (2009),

chọn các giá trị đạo đức và nhân văn trong định hướng lối sống của sinh

ve lựa

viên ", Luận án tiến sĩ của Phạm Huy Thành (2014), “Giáo đục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” Các đề tài trên đã

phân tích làm rõ thực trạng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống hiện nay Qua đó, đề xuất các quan điểm định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay

Bên cạnh đó, còn có các công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức

truyền thống cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay đăng trên các Tạp chí Triết học, Kỷ yếu hội thảo khoa học như: “Bảo vệ giá trị truyền thống dân tộc ” (1994) của Nguyễn Tài Thư, Tạp chí Triết học, số 6; Tạp chí triết học, số 5; Nguyễn Văn Huyện (1998), “Giá trị truyền thống, nhân lõi và sức sóng

bên trong của sự phát triển đât nước, dân tộc ", Tạp chí Triết học, s6 4; “Van

đề bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống trong nền kinh tế thị trường Liệt

Trang 14

Nam"(1999) cia TS Lé Thi Tuyết Ba, Tạp chí Triết học, số 1; “Thực trạng giáo dục giá trị truyền thống cho học sinh THPT qua hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp"(2003) của Đặng Thúy Anh, Tạp chí Trị

“Chuẩn mực đạo đức trong bôi cảnh của nên kinh tế thị trưởng ở nước ta hiện nay" của TS, Lê Thị Tuyết Ba (2003), Tạp chí Triết học, số 10; “Giá trị

đạo đức truyền thông - Động lực tỉnh thân cho phat trién kinh 1é” (2004) của

‘TS.Lé Thị Tuyết Ba, Ki yếu hội thảo Khoa học; “Giáo dực đạo đức cho sinh

2004) của

TS Trần Hồng Lưu, Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học; “Tác động toản cẩu hoá

viên - yêu tổ quan trọng tạo ra sự phát triển bền vững cho xã hội"

đến đạo đức sinh viên hiện nay "(2004) của Võ Minh Tuan; “Tie teéng dao

đức Hỗ Chí Minh và vấn đề giáo dục thanh niên hiện nay "của PGS.TS Lê Hữu Ái, TS Ngô Văn Hà, TS Lê Thị Tuyết Ba (2008); “Đạo đức sinh viên trong bối cảnh toàn câu hoá hiện nay” của Phạm Huy Thành (2010), Tap chi Giáo dục lý luận

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên, từ nhiều góc độ khác nhau, đã làm sáng tỏ tác động hai mặt của bối cảnh toàn cầu hoá va hội nhập kinh tế quốc tế tới sự biến đổi của đạo đức xã hội ở nước ta trong quá trình đối mới, đề ra một số phương hướng và giái pháp nâng cao giáo dục giá trị đạo đức trong bỗi cảnh mới Tuy nhiên, chưa có để tài nào đi sâu nghiên

cửu một cách hệ thống vẻ giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh

viên ở tỉnh Quảng Nam, đó là lý do tôi chọn đề tai “Giáo đực giá trị đạo

đức truyền thống cho sinh viên ở Quảng Nam hiện nay” làm luận văn tốt

nghiệp của minh

Trang 15

CHƯƠNG 1

LY LUAN CHUNG VE DAO DUC VA GIAO DUC GIA TRI

DAO DUC TRUYEN THONG

1.1 ĐẠO ĐỨC VÀ GIA TRI DAO DUC TRUYEN THON!

1.1.1 Quan niệm về đạo đức

Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh la mos (moris) - lề thói (moralis nghĩa là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa) Còn “luân lý” được xem như đồng, nghĩa với đạo đức cỏ gốc từ Hy Lạp là ethisos - lễ thói, tập tục Khi nói đến đạo đức là nói đến lề thói, tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong sự giao tiếp với nhau hằng ngày Gắn với sự ra đời của Triết học (philosophia) là sự hình thành Đạo đức học (tiếng Hy Lạp: erhiÄos, tiếng latin: ethicus hay ethica) véi tư cách là lý luận về đạo đức ra đời từ thời Hy Lạp cỗ đại, khoảng thé ky thir VIII (TrCN),

Với tư cách là một bộ phận của trĩ thức triết học, những tư tưởng đạo đức

đã xuất hiện từ thời cỗ đại ở Ấn Độ, Trung Hoa và đặc biệt là ở Hy Lạp Từ trước đến nay khi nghiên cứu về lĩnh vực đạo đức có nhiều cách tiếp cận đạo đức theo những khuynh hướng khác nhau

Ø phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cô đại xuất hiện sớm, được thể hiện trong quan niệm về đạo đức của họ Đạo đức là

một trong những phạm trủ quan trọng nhất của triết học Trung Quốc cỗ đại

*Đạo” có nghĩa là con đường, đường đi Về sau khái niệm này được vận dụng

trong triết học để chí con đường cúa tự nhiên, tính quy luật của tự nhiện “Đức” dùng để nói đến nhân đức, đức tính vả nhìn chung đức tính là biểu hiện của đạo,

là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý Có thể nói, đạo đức theo quan niệm của người Trung Hoa cô đại chính là những yêu cầu, nguyên tắc do cuộc sống đặt ra

mà mỗi người phải tuần theo

Trang 16

O phương Tây, vấn đề đạo đức từ lâu đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà

tư tưởng Cho đến nay, người ta vẫn coi Xôcrát là người đặt nền móng đầu tiên cho khoa học đạo đức Tuy nhiên, các nha triét học phương Tây khi nghiên cứu

về đạo đức lại cỏ cách tiếp cận khác nhau như: Aristốt và Platôn khi nghiên cứu

về đạo đức đã quy đạo đức của con người vào “ý niệm siêu cảm giác” hay “ý

niệm của điều thiện” Hêghen thì cho rằng đạo đức là biểu hiện của “ý niệm

tuyệt đối” hay quy đạo đức vào tỉnh yêu phổ biến như Phoiobäc Đuyrinh cho

rằng đạo đức là cái gỉ đỏ bắt biển, tồn tại vĩnh cứu

Các nhà triết học trước Mác kể cả triết học phương Đông và phương Tây khi bàn về đạo đức đã có những đóng góp nhất định, nhưng nhìn chung đều rơi vào quan điểm duy tâm Họ không nhin thấy đạo đức được hình thành từ trong lao động và là sản phẩm của hoạt động có ý thức của con người, của loài người Hạn chế lớn nhất của các nhà triết học trước Mác là không nhìn thấy được mồi quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, không thấy được cơ sở kinh tễ trong các quan hệ đạo đức xã hội

Khác với tắt cả các quan niệm trước đó, C Mác và Ph Ãngghen dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đã xây dựng một học thuyết đạo đức có tính cách mạng C.Mác và Ph.Ãngghen đã khẳng định, đạo đức

nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội, là kết quả của sự phát triển lịch sử

C Mác và Ph.Ãngghen đã chứng minh rằng: trước khi sáng lập các lý luận và

nguyên tắc, bao gồm cả triết học và lý luận học, con người đã hoạt động, tức là

sản xuất ra các tư liệu vật chất cần thiết cho đời sống Xuất phát từ vai trò của lao động đối với sự hinh thành, tồn tại và phát triển của con người C.Mác đi đến quan niệm về tính quy định của phương thức sản xuất đối với toàn bộ hoạt động của con người, của xã hội loài người Trong lời tựa viết cho tác phẩm “Gop phan phê phán khoa kinh tế chính trị”, C Mác viết: “Phương thức sản xuất đời sống

Trang 17

vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói

chung Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại tồn tại của họ quyết định ý thức của họ” [45, tr 15]

“Tính lịch sử của đạo đức thể hiện ở chỗ: trong các học thuyết về đạo đức,,

có học thuyết chỉ có giá trị thúc đấy tiến bộ xã hội ở một thời điểm nhất định nào đó, nhưng cũng có những học thuyết đạo đức có thể có giá trị lâu dài đối với sự phát triển xã hội

Trong xã hội có giai cấp, đạo đức mang tính giai cấp Mỗi giai cấp đều

có đạo đức riêng, phán ánh những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là những quan hệ kinh tế mà trong đó, người ta tiến

hành sản xuất vả trao đổi

Tuy nhiên, thông qua tính lịch sử và tính giai cấp của đạo đức, người ta

tìm thấy những giá trị đạo đức tương đối bền vững có tính phổ biển cho một

dân tộc, thậm chí cho cả nhân loại trong mọi thời kỳ lịch sử

Như vậy, các hiện tượng đạo đức ở các thời đại khác nhau có tính chất khác nhau, trong xã hội có giai cấp thì đạo đức có tính giai cấp Cho nên, không thể coi đạo đức là nhất thành, bắt

số nhả đạo đức trước kia đề ra Như vậy, sự phát sinh và phát triển của đạo

đức xét đến cùng là một quá trình do sự phát triển của phương thức sản xuất

quyết định

Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác ~ Lênin, đạo ức là một hình thái ý

thức xã hội, phán ánh tồn tại xã hội, phán ánh hiện thực đời sống xã hội

Ngày nay, đạo đức được hiểu là một trong những phương thức cơ bản

điều tiết chuẩn mực hoạt động của con người, là một hình thái ý thức xã hội,

là một dạng của quan hệ xã hội (quan hệ đạo đức) là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học

Đến nay, các nhà nghiên cứu đã có những quan niệm khác nhau về đạo

đức Trong Giáo trình đạo đức học Mác-Lênin của tập thê các nhà khoa học ở

Trang 18

"

Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng:

“Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những

nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh vả đánh

giá cách ửng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ

với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cả nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội” [26, tr.8],

“Theo định nghĩa nảy thi đạo đức có các đặc trưng sau:

Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành v¡ của con người Loài người đã sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi con người:

hong tục, tập quán, tôn giáo, pháp luật, đạo đức Đối với đạo đức, sự đánh giá hành vi con người theo khuôn khép chuẩn mực và qui tắc đạo đức biểu hiện thành những khái niệm về thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa Bat kỳ trong thời đại lich sử nào, người ta cũng đều được đánh giá như vậy Các khái niệm thiện ác, khuôn khép và qui tắc hành vi của con người thay đổi

từ thế kỷ này sang thể kỹ khác, từ dân tộc này sang dân tộc khác Và trong xã hội có giai cấp thì bao giờ cũng biểu hiện lợi ích của một giai cắp nhất định Những khuôn khép (chuẩn mực) và qui tắc đạo đức là yêu cầu của xã hội hoặc của một giai cấp nhất định đề ra cho hành vi mỗi cá nhân Những chuẩn

mực và quy tắc đạo đức nhất định được công luận của xã hội, hay một giai

cấp, dân tộc thừa nhận Do vậy, sự điều chỉnh đạo đức mang tính tự nguyện

và xét về bản chất, đạo đức là sự lựa chọn của con người

Đạo đức là một hệ thống các giá trị Sự hình thành phát triển và hoàn thiện hệ thống giá trị đạo đức không tách rời sự phát triển vả hoàn thiện của ý

thức đạo đức và sự điều chinh đạo đức Nếu hệ thống giá trị đạo đức phủ hợp với sự phát triển, tiến bộ thi hệ thống ấy có tính tích cực, mang tính nhân đạo Ngược lại, thì hệ thống ấy mang tính tiêu cực, phản động, phản nhân đạo

Như vậy, đạo đức lä một hình thái ý thức xã hội, một trong những giá trị

Trang 19

12

tinh thần mà xã hội loài người đã sáng tạo ra Đó là một hệ thống chuẩn mực,

quan niệm, giá trị và nguyên tắc được hình thành trong đời sống xã hội nhằm điều chinh hành vi của con người, qua đó điều chỉnh mối quan hệ giữa người nảy với người khác, giữa cá nhân với xã hội, được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, truyền thông, tập quán và sức mạnh của dư luận xã hội Đạo đức là một gid trị bền vững, là chuẩn mực cơ bản và là thành phần nên tảng của sự phát triển và hoàn thiện nhân cách Vai trỏ của đạo đức với sự phát triển nhân cách con người đã khách quan hóa tầm quan trọng của giáo dục đạo đức đối với sự

phát triển nhân cách của sinh viên

1.1.2 Giá trị đạo đức truyền thống

Giá trị theo nghĩa chung nhất, chúng ta có thể hiểu nó lả cái làm cho một khách thể nào đó có ích, có nghĩa, đáng quý đối với chủ thể, được mọi người thừa nhận Người ta có thể phân chia giá trị thành: giá trị vật chất, giá trị tỉnh

than, giá trị riêng, giá trị chung, giá trị xã hội

Giá trị đạo đức với tư cách là một yếu tổ cấu thành của hệ thông các giá trị tỉnh thần của đời sống xã hội xác định là những chuẩn mực xã hội, những khuôn mẫu lý tưởng, những quy tắc ứng xử nhằm điều chỉnh và chuẩn hóa hành vi của con người Là một trong những phương thức điều chỉnh hành vi con người trên cơ sở tự nguyện, tự giác Giá trị đạo đức gắn với nhu cầu điều

chỉnh quan hệ giữa cá nhân và xã hội theo hướng tạo nên sự thống nhất hải

hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội Theo giáo sư Huỳnh Khải Vinh:

*Giá trị đạo đức biểu hiện ở những chuẩn mực quy định mối quan hệ giữa người — người với tự nhiên và xã hội (gia đình cộng đồng ) trên tỉnh thần

yêu thương hay thủ hận, tôn trọng hay không tôn trọng, sự phát triển hay kim ham tai nang, tự do và hạnh phúc” [66, tr 60]

Ban than gia tri đạo đức xét theo chiều dài thời gian có thể phân thành giả trị truyền thống và giá trị hiện đại Mỗi dân tộc đều có truyền thống của

Trang 20

mình do lịch sử để lại Truyền thống là điều kiện để duy trì và phát triển cuộc sống của cộng đồng Nó là sản phẩm của quá trình phát triển của mỗi dân tộc.Từng dân tộc khác nhau có truyền thống khác nhau Truyền thống dân tộc

là những đức tính, thói quen, những phong tục tập quán được đông đảo thừa nhận đã trở nên dn định và ăn sâu vào tâm lý, tập quán xã hội từ thế hệ này nối tiếp thế hệ khác của dân tộc

Truyền thống vừa mang tinh cộng đồng vừa mang tính giai cấp Trong

xã hội có giai cấp, mỗi giai cấp đều góp phần minh tạo dựng truyền thống của dân tộc, quốc gia Trong truyền thông của mỗi dân tộc có những truyền thống

tốt và cũng có những truyền thống xấu mà tiêu chuẩn đánh giá là nó có đóng góp vào sự tiến bộ xã hội, có phủ hợp với quy luật khách quan hay không

Nói cách khác, giá trị truyền thống là những truyền thống nảo đó đã có sự

đánh giá, đã được thẩm định nghiêm ngặt của thời gian, đã có sự chọn lọc, sự phân định và sự khẳng định ý nghĩa tích cực của chúng đối với công đồng trong những giai đoạn nhất định

Giá trị đạo đức truyền thống là toàn bộ những tư tưởng, tình cảm, những

chuẩn mực, quy tắc, phong tục, tập quản đạo đức được truyền từ đời này sang đời khác và được mọi người hay một cộng đồng người nhất định tự nguyện noi theo

Giá trị đạo đức truyền thống là một thành tố cấu thành của hệ giá trị tỉnh

thần của dân tộc Việt Nam, nó lả nhân lõi, là sức sống bên trong của dân tộc Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là sự kết tỉnh toản bộ tỉnh hoa của dân

tộc được xác định là những chuẩn mực, những khuôn mẫu lý tưởng, những

quy tắc giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên

Nói đến các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta lả nói đến đặc thủ của đạo đức Việt Nam với những phâm chất đạo đức tốt đẹp đã hình thành và

báo lưu cho đến thời điểm hiện tại Đó là các giá trị nhân văn mang tính cộng đồng, tính ôn định tương đối, được lưu truyền từ thế hệ nay sang thé hệ khác,

Trang 21

14

thể hiện trong các chuẩn mực mang tính phổ biến có tác dụng điều chỉnh hành

vi giữa cá nhân và cá nhã

thế giới và khu vực, đặc

truyền thống của dân tộc ta có những nét chung với nhiều dân tộc khác vi các

giữa cá nhân và xã hội Xét trong tương quan với

độ nảy hay mức độ khác nhất là với các nước gần nhau đã ảnh hưởng đến

nhau khá rõ rệt Giả trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta là do cộng đồng

người Việt Nam tạo dựng trong lịch sử phát triển lâu dài trên đất nước Việt

Nam với tất cả các điều kiện lịch sử đặc thủ tạo nên bản sắc độc đáo của nó Trong suốt lịch sử phát triển của dân tộc, giá trị truyền thống đã có những lần đối mặt với thách thức của những hệ giá trị khác Trong thời kỳ Bắc thuộc, phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách áp đặt hệ giá trị nhằm đồng hoá văn hoá, nô dịch nhân dân ta Khi thực dân Pháp, để quốc Mỹ xâm lược nước ta, hệ giá trị truyền thống lại bị thách thức bởi hệ giá trị của nên văn mình kỹ thuật phương Tây Do yêu cầu đấu tranh giành lại và bảo vệ độc lập dân tộc, các giá trị truyền thống đã có sự biến đối sâu sắc Tuy vậy, vẫn có những giá trị tiếp tục được thừa nhận và phát huy, kết hợp với những

giá trị mới phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội Thực tiễn lịch sử cho thấy dân tộc nào dung hỏa được các giá trị truyền thống và các giá trị hiện đại, hay nói cách khác, tìm được phương thức biểu hiện mới của giá trị truyền thống

trong thời hiện đại thì sẽ phát triển Các giá trị truyền thống phải biến đổi phù hợp với tỉnh thần thời đại Trong quá trình biến đổi đó, các giá trị đạo đức truyền thống được chất lọc, được kết hợp với các giá trị hiện đại tạo nên một

hệ giá trị mới mang tỉnh thần thời đại nhưng lại có những đặc điểm riêng của

dân tộc Từ khi lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, thực hiện sự nghiệp

Trang 22

xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đáng chủ trương xây dựng nền văn hoá dân tộc,

đại chúng, hiện đại, tiên tiến đậm đả bản sắc dân tộc

Việc xác định các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam đã được nhiều người, nhất là các nhả khoa học quan tâm Giáo sư Trần Văn Giàu nhắn mạnh bảy nội dung: “yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người,

vì nghĩa” [25, tr.94]

Trong công trình Đạo đức mới củaGiáo sư Vũ Khiêu chủ biên thi cho ring:

“Trong những truyền thống quý báu của dân tộc nổi bật lên nhất

là truyền thống đạo đức và khẳng định truyền thông đạo đức cao dep của dân tộc ta gồm: lòng yêu nước, truyền thông đoàn kết, lao động, cần củ, sáng tạo; tỉnh than nhân đạo, lòng yêu thương quý trong con

người, trong đó yêu nước là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị

đạo đức của dân tộc” [34, tr.74-86]

Các giá trị đạo đức tinh thân truyền thống cúa dân tộc cũng đã được đẻ

cập đến trong một số văn kiện của Đảng và Nhà nước Nghị quyết 9 của Bộ Chính trị “VÊ một số định hưởng lớn trong công tác tư tưởng” khẳng định:

"Những giá trị văn hóa tỉnh thần bền vững của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý "thương người như thể thương thân", đức tính cần củ vượt khó, sáng tạo trong lao động Đó là nền

tảng và sức mạnh tỉnh thân to lớn để nhân dân ta xây dựng một xã hội phát

triển tiến bộ công bằng, nhân ái [19, tr.19] Nghị quyết Hội nghị lần thứ V

Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII “FẺ xây dựng và phát triển nên

văn hỏa Việt Nam tiên tiễn, đậm đà bản sắc dân tộc” khẳng định:

Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bên vững, những tỉnh hoa

cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đầu tranh dựng nước và giữ nước Đó là yêu nước nồng

nan, y chí tự cường dân tộc, tỉnh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn

Trang 23

16

kết cả nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tỉnh, đạo lý, đức tỉnh cần cù sáng tạo trong lao động; sự tỉnh tế trong ứng xử, tỉnh giản dị trong đời sống [ 18, tr.56]

Tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XI, Đảng ta ra Nghị quyết số 33-

NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu

cẩu phát triển bền vững đất nước Trong Nghị quyết, khi đề ra những nhiệm

vụ “xây dựng con người phát triển toàn diện”, Đảng ta khẳng định “trọng tâm

là bồi dưỡng tỉnh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lỗi sống và

Ba là, một số phẩm chất đạo đức như tỉnh than đoàn kết, lòng nhân ái,

đức tính cần củ, tỉnh thần lạc quan cũng thường được để cập và coi đó là những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc ta

Dựa vào tiêu chí xác định giá trị, giá trị đạo đức và từ quan điểm của Đảng ta cũng như của các nhà khoa học có thể khẳng định, các giá trị đạo đức

truyền thống cơ bản của dân tộc ta bao gồm: chủ nghĩa yêu nước; tỉnh thần đoàn kết và ý thức công động sâu sắc; lòng thương người sâu sắc; đức tính cần kiệm; lòng dũng cảm, tỉnh thần bắt khuất, tính khiêm tốn, giản dị, trung

thực, thủy chung, lạc quan, tỉnh thần hiểu học

Các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc hình thành gắn với điều kiện

Trang 24

17

lịch sử cụ thê của Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử Đó lä kết quả và

động lực to lớn của quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước

Đồng thời là kết quả của quá trình tiếp thu sáng tạo tỉnh hoa cúa nhiều trào lưu tư tưởng, văn hóa lớn của thế giới để bồi đắp thêm cho những giá trị đạo

đức ~ văn hóa vốn có của mình

“Trong hệ thống giá trị đạo đức truyền thống dân tộc chủ nghĩa yêu nước

là “tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giá trị giá trị" [25, tr.94], là đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, chuẩn mực đạo đức đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống

Chủ nghĩa yêu nước là tình yêu đỗi với đất nước, lòng trung thành với

Tổ quốc biểu hiện ở khát vọng và hảnh động tích cực đẻ phục vụ lợi ích của

'Tổ quốc và nhân dân Tình yêu là tình cảm phổ biến của nhân dân các dân tộc trên thể giới V.I Lênin đã từng khẳng định: “chủ nghĩa yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất đã được củng cố qua hàng năm, hàng nghìn năm tổn tại của các tổ quốc biệt lập” [38, tr.226] Song sự hình thành sớm hay muộn, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện của nó tùy thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc

'Yêu nước là tỉnh cảm thiêng liêng của nhân dân ta từ xưa đến nay Lòng yêu nước có nguồn gốc sâu xa từ ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình

trên hết, lả chăm lo xây dựng quê hương, đất nước, sẵn sảng chồng đô hộ và xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thô quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn

hóa dân tộc

Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự

nhiên, mã nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun dúc từ chính lịch sử đau thương mà hảo hùng của dân tộc Việt Nam Lịch sử mấy nghìn năm của dân

tộc Việt Nan la lich sử đấu tranh giảnh lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thủ

Trang 25

18

xâm lược Chính vì vậy, tỉnh thần yêu nước đã ngắm sâu vào tỉnh cảm, vào tư

tướng của mỗi người dân Việt Nam qua tắt cả các thời đại, làm nên một sức

mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thủ nảy đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chỉ Minh tông kết:

"Dân ta có một lòng nỗng nàn yêu nước Đó là một truyền thông, quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lãng thì

tinh thần ấy lại sôi nỗi Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ,

to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhắn chìm tắt cả

lũ bán nước và lũ cướp nước” [5, tr.171]

Lịch sử là một minh chứng hùng hỗn nhất cho những khẳng định trên

Từ thể kỷ thứ III trCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên cúa bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành Từ năm 179 trCN đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng công

1117 nam) Day là thời kỳ đẩy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với

chiến thắng Bạch Đăng oanh liệt Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến

thắng vang đội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tổng, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên - Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại

quân Thanh Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, lòng yêu

nước ở mỗi người dân Việt Nam đã được thể hiện ở tính thần dám xả thân vì nước, sẵn sảng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của

bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tô quốc

Hình thành từ sớm, lại được thử thách, khäng định qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, được bổ sung, phát triển qua từng thời kỷ, theo yêu cầu phát

Trang 26

19

triển của đân tộc và thời đại, tỉnh than yêu nước đó trở thành chủ nghĩa yêu

nước, trở thảnh một trong những giá trị truyền thống cao quý nhất, bền vững

nhất của dân tộc ta Yêu nước đã thực sự trở thành một thứ vũ khi tỉnh thần Chủ tịch Hỗ Chí Minh từng nói:

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hỏm Bồn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng

bảy Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo,

làm cho tỉnh thẫn yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến” [ S1, tr.38-39]

và “chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lich sie Việt

bản chất Việt Nam biểu độ đây đủ

và tập trung nhất, hơn bắt cứ chỗ nào khác Yêu nước trờ thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam ”[25, tr.100-101] Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam được hình thành, thứ thách và khẳng định qua bao thăng trằm của lịch sử, nó đã được bỗ sung và phát triển

Nam từ cổ đại đến hiện dai O day

qua từng thời kỳ là một trong những giá trị truyền thống cao quý vả bẻn ving

nhất của dân tộc ta

Truyên thông yêu nước của dân tộc ta bao giở cũng gắn bỏ chặt chẽ với lòng thương yêu, quỷ trọng con người nhất là người lao động Điều dễ nhận thấy về biểu hiện lòng nhân ái của dân tộc ta được bắt nguồn từ một chữ

“tinh” - Trong gia đình đó là tình cảm đối với đắng sinh thành “ Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, tình anh em “như thể tay chân”, tỉnh nghĩa vợ chỗng “đầu gối, tay ấp”; rông hơn là tình làng

Trang 27

20

xóm láng giềng và bao trùm hơn cả là tình yêu thương đồng loại “Nhiễu điều phú lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” Lòng yêu thương và sống có nghĩa tình còn được biểu hiện trong sự tương trợ, giúp đỡ

nhau; sự khoan dung, vị tha dành cho cả những người đã từng lầm đường lạc

lối bi

lay công chuộc tội Không chỉ biểu hiện trong đời sống hàng ngày, tỉnh yêu thương, sự khoan dung, độ lượng với con người của dân tộc Việt

Nam còn được nâng lên thành những chuẩn tắc trong các bộ luật của Nhà

nước; đồng thời là cơ sở của tỉnh thần yêu chuộng hoà bình và tình hữu nghị

với các dân tộc trên thế giới Trong lịch sử, nhân dân ta luôn đề cao và coi trọng việc giữ tình hoà hiểu với các nước, tận dụng mọi cơ hội có thể để giải quyết hoà bình các xung đột, cho đủ nguyên nhân từ phia kẻ thủ

Lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam được kết tỉnh rõ nét trong tư tưởng

Hồ Chỉ Minh, Người là hiện thân của lòng nhân ái Tình yêu thương con

người của Hồ Chí Minh là một tình cảm rộng lớn, trước hết lả dành cho người

cling khé, cho nhân dân bị áp bức, bóc lột Tình yêu thương đó đã thôi thúc và trở thành một bam muốn tột bậc ở Người là làm cho nước nhà hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành Người đã hi sinh tất cả vi độc lập của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân

Tình yêu thương con người của Hồ Chí Minh còn được thể hiện trong mối

quan hệ với bạn bẻ, đồng chí, với tất cả mọi người Lòng yêu thương con người của Hồ Chí Minh là vô hạn không chỉ đối với nhân dân Việt Nam mà còn đối với nhân dân lao động trên thể giới

Ngày nay, truyền thống nhân nghĩa đó không bị mai một hay mất đi, ngược lại tiếp tục được khẳng định và củng cố khi Đảng, Nhà nước vả nhân dân ta thực hiện đường lối nhất quán “Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.

Trang 28

21

Lấy tỉnh thương yêu làm cơ sở cho cách ứng xử ở đời là triết lý sống của

người Việt Nam

Tình thần đoàn kết

từ trong chiều sâu văn hóa dân tộc, lả nhân tố tỉnh thần hợp thành động lực

thức cộng động sâu sắc, là một giả trị được tạo nên

thúc đây quả trình phát triển của lịch sử dân tộc

`Ý thức đầu tiên về sự có kết cộng đồng của người Việt Nam đã được dân

gian thần thánh hóa bằng thiên truyền thuyết đẹp với hình ảnh “bọc trăm trứng" để lý giải cùng chung nguồn cội con cháu Rồng Tiên - Truyền thuyết

Lạc Long Quân và Âu Cơ Trải qua thực tiễn trong cuộc sống lao động cũng

như chiến đầu, tỉnh thần đoàn kết dân tộc bền chặt cảng được đề cao và đã trở

thành một triết lý nhân sinh sâu sắc

Tỉnh thần đoàn kết bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước và là biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước Nhờ đoàn kết cha ông ta đã tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả công đồng dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đoàn kết là điều

kiện tắt yếu để bảo tồn dân tộc, nhất là khi đất nước có giặc ngoại xâm Doan kết đã giúp cho nhân dân ta vượt qua những thứ thách khắc nghiệt của thiên

nhiên, phát triển sản xuất để phục vụ cuốc

sắc rằng “đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”; “một cây lảm chẳng nên non, ba

cây chụm lại thành hòn núi cao” Tĩnh thần đoàn kết toàn dân là nguồn sức

ng Cha ông ta đã nhận thức sâu

mạnh to lớn để nhân dân ta đánh thẳng mọi kẻ thù xâm lược

Ý thức công đồng, tỉnh thân đoàn kết của nhân dân ta là một điểm tựa tỉnh thần vững chắc, một động lực mạnh mẽ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Chủ tịch

Hồ Chí Minh khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công,

thành công, đại thành công”[55, tr.607]

“Trong 87 năm qua kế từ khi có Đảng lãnh đạo, thực tiễn cách mạng Việt

Nam thêm một lần nữa đã thể hiện sức sống kỳ diệu và chứng minh chân lý đúng đắn về sức mạnh vĩ đại của tỉnh thần đại đoàn kết dân tộc Sức mạnh đó

Trang 29

chính là mạch nguồn thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng của Việt Nam Tình thần lao động cẳn cù, tiết kiệm là một giá trị đạo đức truyền thông của dân tộc ta, được hình thành do điều kiện sản xuất và đấu tranh xã hội trong lịch sử dân tộc Cần cù lả biểu hiện thái độ của con người trong hoạt động sáng tạo ra của cải vật chất, tình thần và các mặt hoạt động khác của con người Nó là kết quả và điều kiện không thể thiếu được trong quá trình tồn tại

và phát triển của xã hội loài người Đối với mỗi người Việt Nam, cần củ, siêng năng, sáng tạo, tiết kiệm trong lao động lả điều phải làm vì có như vậy

mới có của cải vật chất

Trong lịch sử, nhân dân ta đã tận dụng nhi

sản xuất và sinh sống Chính hoàn cảnh sản xuất và đấu tranh xã hội qua bao

u t6 tự nhiên thuận lợi dé

đời đã hình thành trong con người Việt Nam đức tính cẵn cù, tiết kiệm Trong điều kiện thiên nhiên Việt Nam vừa hảo phóng vừa rất khắc nghiệt, lao động của con người chủ yếu dựa vào cơ bắp, nếu không cẳn củ, tiết kiệm thì khó có thể tổn tại, lại cảng không thể nói đến sự phát triển Sự hình thành một nền văn minh nông nghiệp trên đắt nước ta chính là kết quả của cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt của nhân dân ta nhằm khắc phục mặt trái của thiên nhiên để sản xuất của cải vật chất, bảo đảm sự sống của mình

Củng với thiên nhiên khắc nghiệt, các cuộc chiến tranh xâm lược và sự

thống trị của các thể lực bên ngoài đã làm cho nền kinh tế và đời sống của nhân dân ta bị kéo lùi mà thời gian tính bằng thể kỷ so với sự phát triển bình

thường Trong lịch sử, các cuộc chiến tranh xâm lược của quân nhà Hán,

Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và các thế lực bành trướng khác đã gây ra vô số tồn thất về tính mạng vả tài sản của nhân dân ta Dù vậy, trong suốt hành trình lịch sử nhân dân ta vẫn kiên cường

bam đất, bám làng, nhờ đức tính cân củ và tiết kiệm mà nhân dân ta đã vượt

qua mọi khó khăn, trở ngại để từng bước tự khẳng định mình trên con đường

Trang 30

tiến hóa của dân tộc

Ý thức đề cao lao động chống thói lười biếng đã ăn sâu vảo tiềm thức của người Việt Nam Thấu hiểu gia tri của sự kết hợp sức lao động vả đất đai,

người Việt Nam chú trọng giáo dục, động viên giúp đỡ nhau trong sản xuất,

lâm cho “tất đất" trở thành “tắc vàng” Lao động cần cù là nguồn gốc của moi

Truyền thỗng hiếu học của người Việt Nam được hình thành từ nhiễu thé

hệ là một trong những giá trị truyền thống dân tộc, nó luôn được kế thừa phát huy Đảng ta luôn ý thức sâu sắc rằng “giáo dục là quốc sách hàng đầu” là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Hiểu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ

xưa tới nay Ngay từ rất sớm con người đã nhận thức được học hành không, chỉ là quyển lợi mả cỏn nghĩa vụ của mỗi cá nhân Người xưa từng nói:

“Ngọc bắt trác bất thành khí, nhân bắt học, bất trì đạo” (ngọc không mài dũa thì không thành đồ dùng được, người không học thì không biết đạo)

Lịch sử khoa bảng của dân tộc còn lưu danh những tắm gương sáng ngời

về ý chí và tỉnh thần ham học: Nguyễn Hiền mồ côi cha từ nhỏ, theo học nơi

cửa chủa, đã trở thành Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử nước ta khi

mới 13 tuôi Mac Dinh Chỉ vì nhà nghèo không thể đến lớp, chỉ đứng ngoài nghe thầy giảng, đêm đến phải học dưới anh sang cua con dom đóm trong vo

Trang 31

24

trứng, đã đỗ trạng nguyên vả trở thành Lưỡng quốc Trạng nguyên (Trung Hoa

và Đại ViệU Đỏ còn là những tắm gương hiếu học của các bậc hiển tài đáng

kinh: Nhà giáo Chu Văn An, Trạng trình Nguyễn Binh Khiêm, Lương Thể Vinh, nhà bác học Lê Quý Đôn

lên trở thành nhà giáo ưu tú - Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký Sự hiếu học, tỉnh

là tỉnh thần của nghị lực phi thường vươn

thần ham học hỏi của dân tộc Việt Nam còn được biểu hiện ở thái độ coi

trọng việc học và người có học, tôn trọng thầy cô, kính trọng họ như cha mẹ của mình “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “Khéng thay đố mày làm nên”

Củng với tiến trình lịch sử dân tộc, dòng chảy của truyền thống hiếu học

ấy với tỉnh thẫn “Học! Học nữa! Học mãi!” đã được các thể hệ người Việt

Nam hôm nay tiếp tục phát huy vả tỏa sáng Đó là những tắm gương vượt

khó, học giỏi trên khắp mọi miễn của đất nước; từ những nếp nhà trong gia đình tắt cả con cháu đều chăm học và thành đạt như giáo sư Đăng Thai Mai, giáo sư Đào Duy Anh, giáo sư, nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân đến những vận động viên khô luyện thành tài như kinh ngư Nguyễn Thị Ánh Viên, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, nữ tiến sĩ trẻ tuổi nhất Nguyễn Kiều Liên Họ đã thực

sự là niễm tự hào làm rạng danh đất Việt và tô thắm thêm tỉnh thần hiểu học của cha ông

"Tính trung thực là một trong những chuẩn mực đạo đức nằm trong bảng,

giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam Nhân dân ta có truyền thống trung thực và tổ tiên ta cũng rất coi trọng trung thực và xem nó là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cẳn phải có

Bên cạnh đó, dân tộc Việt Nam còn có nhiều giá trị đạo đức khác tạo nên

cốt cách, tâm hồn con người Việt Nam như: đức tính khiêm tốn, lòng thuỷ chung, khát vọng và yêu chuộng hỏa bình Những đức tỉnh nảy không tồn tại riêng lẻ mà liên quan đến nhau, đức tính này là điều kiện, là biểu hiện của đức

tinh kia

Trang 32

Nhu vay, gia tri đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam là một hệ giá trị đa dạng và phong phú Trong đó sợi chí xuyên suốt, xâu nối vả liên kết

các giá trị đó thành một chính thể đa diện là tỉnh thần dân tộc, là lòng yêu

nước hết sức đặc trưng của Việt Nam

1.2 VAN DE GIAO DUC ĐẠO DUC TRUYEN THONG HIEN NAY 1.2.1 Quan niệm về giáo dục đạo đức

Giáo dục là khái niệm cơ bản quan trong trong các khoa học nghiên cứu

về con người, là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát

triển tỉnh thần, thể chất của một đối tượng nào đó làm cho đối tượng đó dần

dân có được những phẩm chất, năng lực theo yêu cầu

Giáo dục đạo đức là một bộ phận của giáo dục, là quá trình chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chat dao dire nhân cách cho mỗi người, hình thành ở mỗi người thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật

Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng chính là phương thức chuyển hóa văn hóa đạo đức của xã hội thành văn hóa đạo đức của cá nhân

Đó là phương thức và quá trình chuyên hóa những quy tắc, những chuẩn mực, những quan điểm và lý tưởng đạo đức của xã hội thành những phẩm chất đạo

đức cá nhân, thành nhu cầu và tình cảm đạo đức, thành niềm tin và trí thức,

thành trách nhiệm và nghĩa vụ, thành ý chí và động cơ cả nhân, thành năng, lực sáng tạo và đánh giá đạo đức của mỗi ngườ

'Việt Nam là một đất nước có truyền thống giáo dục từ lâu đời.Việc coi trọng giáo dục là một trong những nhân tố góp phần tạo nên truyền thống tôn trọng đạo lý, tạo ra những nét đẹp trong quan hệ giữa người với người, đồng thời hình thành nên thuần phong mỹ tục của dân tộc

Ở nước ta, vấn đề giáo dục đạo đức hiện nay là vấn đẻ xây dựng thế giới

Trang 33

quan đạo đức học Mác-Lênin và tư tưởng Hỗ Chí Minh mà đối tượng chủ yếu

là thanh, thiếu niên, đặc biệt là sinh viên Bởi đó là lớp người đang phát triển

về mọi mặt, là người chủ tương lai của đất nước, kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đồng thời làm phong phú thêm nội dung đạo đức mới xã hội chú nghĩa trong giai đoạn phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạo hóa Hồ Chí Minh cho rằng quá trình giáo dục “rèn luyện bền bi hằng ngày” phái coi đây là công việc của tất cả mọi người và

diễn ra mọi lúc, mọi nơi Đây cũng là một công việc hết sức khó khăn, nó đòi hỏi một sự nỗ lực, sự tự kiểm chế và cả sự kiên trì Giáo dục đạo đức đòi hỏi phải được tiến hành đồng bộ ở cả ba môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó giáo dục gia đình và nhà trường chiếm vị trí đặc biệt quan trọng 1.2.2 Vai trò của dục đạo đức truyền thống hiện nay

Nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển nhanh của thế giới ngày nay đã và đang làm biến động nhiều giá trị tính thần nói chung, giá trị đạo đức nói riêng vốn được xem là truyền thống đạo đức của dân tộc và nhân loại Đối với nước ta, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc giữ gìn

và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới đã và đang đặt ra nhiều vấn để cần phải được giải quyết Không phải ngẫu nhiên mà một số người cho rằng, nễn đạo đức ở nước ta hiện nay

đang có nguy cơ “trượt đốc” Thực tế cho thấy rằng, trong đởi sống xã hội đã

có những biểu hiện coi nhẹ những giá trị truyền thống, chạy theo thị hiếu

không lành mạnh Trong bối

ảnh như vậy, việc đấy mạnh giáo dục đạo đức

đặc biệt là giáo dục đạo đức truyền thống cần phải được nhìn nhận nghiêm túc

và có sự quan tâm đặc biệt, bởi việc giáo dục đạo đức truyền thống có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của mỗi cá nhân mà còn đối với quá trình xây dựng và phát triển đất nước

Giáo dục đạo đức truyền thống sẽ góp phần chuyển các quan niệm dao

Trang 34

27

đức từ tự phat sang tự giác, từ bị động sang chủ động, không ngừng nâng cao trình độ nhận thức các giá trị đạo đức cho mỗi người từ trình độ nhận thức thông thường lên trình độ nhận thức khoa học Nhận thức thông thường được hình thành do ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hằng ngày, nó phản ánh những giá trị đạo đức gần gũi với cuộc sống đời thường Còn nhận thức khoa học phán ánh các giá trị đạo đưc một cách gián tiếp, khái quát, cả những giá trị đạo đức

hiện đại, cả những phẩm giá cúa con người được được kết tỉnh trong truyền

thống lâu dài của dân tộc Thông qua giáo dục đạo đức truyền thống giúp cho

quá trình nhận thức của chúng ta về các giá trị của dân tộc trở nên sâu sắc hơn

Giáo dục đạo đức không chỉ nâng cao trình độ nhận thức đạo đức, giữ gìn những giá trị, chuẩn mực đạo đức đã được các thế hệ trước tạo nên, nó còn góp phần tạo ra những giá trị đạo đức mới, xây dựng những quan điểm,

phẩm chất đạo đức mới, quan niệm sống tích cực cho mỗi đối tượng giáo dục Đồng thời, giáo dục đạo đức cũng góp phản tích cực vảo việc khắc phục

những quan điềm đạo đức lạc hậu, sự lệch chuẩn các giá trị nhân cách, chống

lại các hiện tượng phi đạo đức đang đầu độc bầu không khí xã hội, tạo ra cơ

chế phỏng ngừa các giá trị phản đạo đức, phản văn hoá trong mỗi nhân cách

Thông qua giáo dục đạo đức, các giá trị đạo đức truyền thống của dân

tộc được thế hệ trẻ tiếp nhận, kế thừa Trên cơ sở đó giúp họ nhận ra giá trị và

ý thức cuộc sông mang tính nhân văn, nhân ái sâu sắc góp phần to lớn vào

việc gìn giữ và phát triển các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong giai đoạn hiện nay

Giáo dục đạo đức truyền thống có vai trò quan trọng trong sự hình thành

nhân cách và phát triển nhân cách Sự hình thành và phát triển nhân cách là

do ảnh hưởng

ủa môi trường xã hội hiện tôn và tính tích cực của cá nhân tạo thành Nhân tố xã hội cơ bản có ảnh hướng lớn tới sự hình thành nhân cách là

Trang 35

tổn tại xã hội, hoàn cảnh sống mang tính lịch sử - cụ thể mà cá nhân đó sống Các giả trị đạo đức truyền thống điều chinh hành vi con người chủ yếu thông

qua dư luận xã hội Còn các cá nhân, khi tham gia vào các hoạt động xã hội, cũng có sự tự diéu chỉnh hành vĩ của mình phù hợp với các chuẩn mực xã hội, trong đó có các giá trị đạo đức truyền thông Sự điểu chỉnh hành vi của cá nhân phụ thuộc rất nhiều vào sự nhận thức đạo đức của cá nhân Dựa vào nhận thức của mình về các chuẩn mực, các cá nhân thực hiện hành vi của mình Nếu nhận thức của cá nhân đó phủ hợp với chuẩn mực xã hội thi hành

vi của họ phủ hợp với lợi ích xã hội, được dư luận xã hội đồng tỉnh, ủng hộ

Ngược lại, khi nhận thức cá nhân sai lệch với chuẩn mực xã hội sẽ tạo ra

những hành vi không phủ hợp với lợi ích xã hội Lúc đó các giá trị đạo đức

truyền thống sẽ góp phần điều chỉnh hành vi của cá nhân một cách đúng đắn

thông qua dư luận xã hội

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đẻ bồi dưỡng giáo dục

đạo đức mới đặc biệt là cho thế hệ trẻ, cho thanh niên, trong đó có sinh viên

Người dạy: “họ cần phải học tập, tu dưỡng và trau dồi đạo đức cách mạng.”

Tai Dai hoi Sinh viên Việt Nam lẫn thứ hai, Người nói

Thanh niên phải có “đức”, có “tải”, có “tải” mả không có “đức” ví

như một anh làm kinh tế tải chính rat giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chăng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn hại cho xã

hội nữa Nếu có “đức” mà không có “tải” ví như ông Bụt không làm

hại gì nhưng cũng không lợi gì cho loài người [54, tr.172]

Như

tới sự hình thành và phát triển nhân cách Chúng tạo ra “bản sắc” của mỗi

giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cỏ ảnh hưởng không nhỏ

người, mỗi cộng đồng người, mỗi vùng, miễn, mỗi quốc gia, dân tộc Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, sự hình thành nhân cách là một quá trình lâu dài, chứ không phải hình thành một lẫn là xong xuôi Nhân cách là một quá trình luôn đỏi hỏi sự trau dỗi thưởng xuyên

Trang 36

29

KET LUAN CHUONG 1

Dao dite 1a mét hình thái ý thức xã hội, một trong những giá trị tỉnh thần

mà xã hội loài người đã sáng tạo ra Đó là một hệ thống chuẩn mực, quan niệm, giá trị và nguyên tắc được hình thành trong đời sống xã hội nhằm điều

chính hành vi của con người, qua đó, điều chỉnh mỗi quan hệ giữa người này với người khác, giữa cá nhân với xã hội, được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, truyền thống, tập quán và sức mạnh của dư luận xã hội Bản chất của đạo đức

là quan hệ lợi ích, biểu hiện ở sự quan tâm, tự nguyện, tự giác của mỗi người đối với lợi ích của người khác và lợi ích xã hội, từ đó hình thành những phẩm chất, những đức tính của cá nhân thông qua việc thực hiện các hành vi phù hợp với chuẩn mực, nguyên tắc, giá trị và yêu cầu của xã hội

Giáo dục đạo đức là con đường, là cách thức cơ bản và chủ yếu để hình

thành những phẩm chất đạo đức cho sinh viên Giáo due dao đức góp phần chuyển những quan niệm đạo đức, những chuẩn mực và nguyên tắc dao dire

từ yêu cầu xã hội thành sự thôi thúc nội tâm của mỗi sinh viên, giúp họ nhận

thức một cách đẩy đủ, đúng đắn và chủ động nội dung, yêu cẳu, quy tắc đạo đức, qua đó góp phần điều chinh hành vi của sinh viên cho phù hợp với yêu

cầu của xã hội Giáo dục đạo đức là phương thức để xây dựng những quan điểm, phẩm chất đạo đức mới, quan niệm và lẽ sống tích cực cho sinh viên Qua đó, giúp họ nhận diện phê phán và đấu tranh loại bỏ những biểu hiện vi phạm đạo đức, những quan niệm đạo đức sai lầm, lạc hậu, lệch chuẩn hay

không còn phù hợp với điều kiện mới

Giáo dục đạo đức là truyền lại cho thế hệ sau những giá trị đạo đức

truyền thống Thông qua giáo dục đạo đức, hình thành những xúc cảm, tình cảm đạo đức như tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người, tôn trọng lao động Giáo dục đạo dức không chỉ hình thành những phẩm chất đạo

Trang 37

30

đức mà gắn liền với hình thành và phát triển tài năng Tài vả đức, phẩm chất

và năng lực là hai mặt không thể tách rời

Giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên trở thành nhiệm vụ quan

trọng và thường xuyên của nhả trường, của gia đình và của toàn xã hội; đặc

biệt là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và tác động của quá trình toàn câu hóa như hiện nay Điều đó, đòi hỏi sự vào cuộc của toàn xã hội và

của chính bản thân mỗi sinh viên.

Trang 38

31

CHƯƠNG 2

THUC TRANG VA NHUNG VAN DE DAT RA TRONG GIAO DUC GIA TRI DAO DUC TRUYEN THONG CHO SINH VIÊN Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY

2.1 CÁC NHÂN TÔ ẢNH HƯỚNG TỚI GIÁO DỤCGIÁ TRỊ ĐẠO DUC CHO SINH VIÊN Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Với diện tích tự nhiên của tỉnh là 10.438 kmỶ (năm 2014), Quảng Nam

là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miễn Trung Tỉnh Quảng Nam được tách ra từ tính Quảng Nam — Đà Nẵng từ năm 1997 Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển, phía

p tỉnh Kon Tum và nước cộng hoà Dân chủ Nhân đân Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi Quảng Nam có 16 huyện và 2 thành phố, trong đó có 9

Tây

huyện miền núi là Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà

My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước và Nông Sơn; 9 huyện, thành đồng,

bằng: thành phố Tam Kỳ, thành phô Hội An, huyện Điện Bản, Duy Xuyên,

Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh

Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bang va ven bi

có mối quan hệ bẻn chặt về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái đa dạng

bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn, Tam Kỳ

với các hệ sinh thái đổi núi, đồng bằng, ven biển Quảng Nam lả tỉnh

có cả miễn núi, trung du, đông bằng, đô thị, vùng cát ven biển vả hải đảo Quang Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mủa là mùa khô và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc Nhiệt

Trang 39

32

độ trung bình năm 20 ~ 21C, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm Lượng mưa trung bình 2.000 — 2.500 mm nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 - 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão nên các cơn bão đổ vào miễn Trung thường gây

ra lở đất, lũ quét ở các huyện Nam Tra My, Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang và ngập lụt ở các huyện đồng bằng Do địa hình đồi dốc

và lượng mưa lớn nên mạng lưới sông ngòi của tỉnh Quảng Nam khá dày đặc Chính những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên lại là cơ sở cho sự hình thành nền văn hóa vô cùng đặc sắc của người dân Quảng Nam, nó là bản sắc riêng là cái hỗn của con người xứ Quảng

2.1.2 Điều kiện kinh tế

Sau hai mươi năm tái lập tỉnh (1997- 2017) nền kinh tế đã có nhiều đổi thay, đạt nhiễu thành tựu nổi bật Quy mô kinh tế tăng trưởng nhanh, trong

đó, công nghiệp - dịch vụ có sự thay đổi mạnh trong cơ cấu kinh tế với giá trị

sản xuất công nghiệp tăng hơn nhiều lần so với năm đầu tái lập Từ một tỉnh phải nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương, đến nay Quảng Nam đã trở thành

một trong 16 địa phương có đóng góp cho ngân sách Trung ương

Quảng Nam hiện có 13 khu công nghiệp, đặc biệt khu kinh tế mở Chu Lai được thành lập từ năm 2003 (QÐ 108 của Thủ tưởng Chính phủ) và khu kinh tế Cửa khẩu Nam Giang vừa được thành lập năm 2006 (QÐ 211 của Thủ tướng Chính phủ)với hệ thống doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bản khoảng 22 Doanh nghiệp nhà nước 3.777 doanh nghiệp ngoài nhà nước, 60 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (2014) [62, tr.125] dang tạo động lực

để Quảng Nam tăng tốc và cất cánh

Hiện nay Quảng Nam tập trung cho hai vùng phát triển trọng điểm: Phía Bắc lẫy Hội An — Điện Bản làm trung tâm; phía Nam lấy Khu kinh tế mở Chu lai, thành phố Tam Kỷ làm trung tâm

Trang 40

33

Việc hình thành các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế mở Chu Lai

cùng với quá trình phát triển kinh tế nhằm đưa tỉnh trở thảnh tỉnh công nghiệp trước năm 2020 sẽ đẩy nhanh quá trình đô thị hóa

Ngành du lịch ở Quảng Nam đang phát triển cả về quy mô và chất lượng, đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, doanh thu du lịch tăng bình quân 24,6%/năm, tổng giá trị xuất khẩu hơn 2,8 tỷ USD, tăng bình quân trên 22%/năm [24, tr.27] Tuy nhiên do, hạn chế về cơ sở vật chất nên ngành du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Tỉnh Do đó đề phát huy các lợi

thế về du lịch, tỉnh cần có một chiến lược phát triển du lịch bền vững tập trung vào đa dạng sản phẩm du lịch, tăng cường mối liên kết giữa du lịch và

các ngành khác như thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, văn hóa và y tế; xác định

và tiếp cận những thị trường du lịch tiềm năng

Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2010-2020 Trong những năm qua, tỉnh đã tập

trung đầu tư phát triển ngành nông nghệp theo hướng gắn liền với du lịch và

dịch vụ Miễn núi được dầu tư hạ tằng và cải thiện đáng kể về kinh tế và giảm

nghèo nhất là đầu tư công nghiệp, du lịch, xuất khẩu trên địa bản tỉnh phát

triển nhanh cả về qui mô và tốc độ, đã thúc đây tăng trưởng và chuyên dịch rõ

nét cơ cầu kinh tế theo hướng công nghiệp hoả, hiện dai hoá

Đặc biệt là trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế

chính sách, tập trung thực hiện ba đột phá chiến lược như phát triển kết cấu hạ

tầng đồng bộ; cải thiện môi trường đầu tư và phát triển nguồn nhân lực Bình

quân chung của S năm 2011-2015 tốc độ tăng trưởng sản phẩm trên địa bản (GRDP) đạt mức 11,5% /năm GRDP bình quân đầu người đạt 41.4 triệu đồng, vượt 6.4 triệu đồng so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng

bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX đề ra Thu ngân sách trên địa bàn năm 2015

ước tính đạt 12.800 tỷ đồng [24, tr.26].

Ngày đăng: 20/11/2024, 21:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN