1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Xây Dựng Và Sử Dụng Hệ Thống Bài Tập Có Nội Dung Gắn Với Thực Tiễn Nhằm Phát Triển Năng Lực Vận Dụng Kiến Thức Hóa Học Vào Cuộc Sống Thông Qua Dạy Học Hóa Học Vô Cơ Lớp 11 Trung Học Phổ Thông

108 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề (Luận văn thạc sĩ) Xây Dựng Và Sử Dụng Hệ Thống Bài Tập Có Nội Dung Gắn Với Thực Tiễn Nhằm Phát Triển Năng Lực Vận Dụng Kiến Thức Hóa Học Vào Cuộc Sống Thông Qua Dạy Học Hóa Học Vô Cơ Lớp 11 Trung Học Phổ Thông
Tác giả Lê Minh Hải
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Phú Tuấn
Trường học Đại học Huế
Chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố An Giang
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 6,33 MB

Nội dung

Với những lý đo trên thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài "Xây dựng và sứ dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiền nhằm phát triển năng lực van dụng kiến thức hóa học vào cuộc

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LE MINH HAI

XAY DUNG VA SU DUNG

HỆ THONG BAI TAP CO NOI DUNG GAN VỚI THỰC TIỀN

NHAM PHAT TRIEN NANG LUC VAN DUNG

KIẾN THỨC HÓA HỌC VÀ0 CUỘC SONG THONG QUA DAY HỌC HÓA HỌC VÔ CŨ LÚP 11 TRUNG HOC PHO THONG

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học

Mã số: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THEO DINH HUONG UNG DUNG

Người hướng dẫn khoa học

TS NGUYEN PHU TUẦN

‘Thira Thién Hué, nim 2018

Trang 2

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên ciru cia rigng tôi, các số liệu và

kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép

sử dụng và chưa từng được công bố trong bắt ky một công trình nao khác

Họ tên tác giá

Lê Minh Hải

Trang 3

LOLCAM ON

Sau một thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi xin bảy tỏ sự

biết ơn chân thành và sâu sắc đến:

Các thầy cô giáo Khoa Hóa trường Đại học Sư phạm Huế là những thầy cô đã dao tao và hướng dẫn đẻ tôi có đủ khả năng thực hiện luận văn khoa học nảy

ết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Phú Tuấn —

Đặc biệt tôi xin bảy tỏ lòng

người hướng dẫn khoa học ~ đã luôn quan tâm, động viền, tận tỉnh giúp đỡ và chỉ dẫn tôi suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thảnh luận văn

Xin gởi lời cảm on đến các thầy cô giáo tổ Hóa học và các em học sinh

trường THPT Trần Văn Thành (Huyện Châu Phú - An Giang), THPT Châu Phú (Huyện Châu Phú - An Giang) đã tạo điểu kiện để tôi hoàn thành tốt dot thực nghiệm sư phạm

Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn chân thành và tình thân ái đến những người thân trong gia đình cùng bạn bẻ vả đồng nghiệp xa gần, những người đã cing

tôi trao đôi vả chia sẻ những khó khăn, kinh nghiệm trong suốt quá trình học

tập cũng như thời gian thực hiện luận văn này

An Giang - 06/ 2018

Tác giả

Lê Minh Hải

ii

Trang 4

6 Giả thuyết khoa học

7 Phương pháp và các phương tiện nghiên cứu

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN Và ữựG TIEN CUA ae Tai - 10

1.2 MUC TIEU VA XU HUGNG PHAT TRIEN GIAO DUC HIEN NAY 6

1.3.1 Khái niệm về năng lực 2c 1.3.2 Năng lực vận dụng kiến thức hỏa học vào cuộc sống cà cee IS

Trang 5

1.4.2 Vai trỏ, chức năng của BTHH

Chương 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ TỊ ONG BÀI TẬP HOÁ HỌC CÓ NỘI DUNG GẦN VỚI THỰC TIỀN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC VÔ CƠ

LỚP 11 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHÔ THÔNG 29

2.2 NGUYÊN TÁC VÀ QUY TRÌNH XAY DUNG HE THONG BAI TAP

2.2.1 Một số nguyên tắc khi xây dựng bải tập thực tiễn 30,

2.2.2 Quy trình xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn 32

2.3 HE THONG BAI TAP HOÁ HỌC VÔ CƠ 11 GAN VỚI THỰC: TIEN —-34

2.4.1 Sử dụng bai tập hóa học thực tiễn trong day học - - 81

2.4.2 Hướng dẫn học sinh giải bài tập hóa học thực tiễn 8

3.3 Kế hoạch thực nghiệm sư phạm = zs si secu

3.3.1 Lựa chọn địa bàn, đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm §8

3.3.2 Chuẩn bị cho thực nghiệm sư phạm —

3.3.3 Tiến hành thực nghiệm sư phạm 2222:2c.e2<ezee.ee-.B

3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm 7 sree 9D

3.4.2 Xứ lí thống kẻ kết quả thực nghiệm sư phạm %6

Trang 6

3.4.3 Đánh giá, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

PHAN III: KET LUAN VA KIEN NGHI

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIỆT TÁT

Trang 8

DANH MUC CAC BANG

Trang

Bảng 1 Kết quả học sinh đạt điểm x, của 2 bài kiểm tra của trường THPT

Tiên Văn ThàHrccc:2oss62292/00236:G6i 16 gggg sggacseco:ÙŨ

Bảng 2 Bảng phân phối tần s, tần suất vả tằn suất lũy tích bải kiểm tra 15 phút —

Hóa khối 11 của trường THPT Trần Văn Thành sit

Bang 3 Bang phin phdi tan s6, tẳn suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 45 phút

Höa- Khối 11 của trường THPT Trằn Văn Thành 9Ị Bang 4, Bảng phân loại kẾ quả họcập của học nh tường THPT Trần Văn Thành 9 Bang 5 Kết quả học sinh đạt điểm xi của 2 bài kiểm tra của trường THPT Châu Phú 93

Bang 6 Bảng phân phối tẳn số, tằn suất vả tẳn suất lũy tích bải kiểm tra 15 phút

90

Hóa - khôi 11 của trường THPT Châu Phú 94 Bảng 7 Bảng phân phối tằn số, tần suất và tần suất lũy tích bai kiém tra 45 phúc

Hóa khối 11 của trường THPT Châu Phú pene 95 Bảng 8 Bảng phân loại kết quá học tập của học sinh trường THPT Châu Phú 96

Bang 9 Tổng hợp các tham số đặc trưng .99)

Trang 9

ĐANH MỤC CAC HÌNH

Trang Hình 1 Đường lũy tích bài kiểm tra 15 phút - Khối 11 của trường THPT TVT 91 Hình 2 Đường lũy tích bài kiểm tra 45 phút - Khối 11 của trường THPT

Hình 3: Đồ thị phân loại kết quả học tập của học sinh khối 11 trường THPT

Trang 10

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Trong giai đoạn hiện nay, đề hội nhập với xu thế phát triển chung của thế giới, của thời đại, một yêu cầu cắp bách đang đặt ra với nền giáo dục nước ta là phải

liên tục đổi mới, hiện đại hóa nội dung và phương pháp dạy học Giáo dục phải tạo

ra những con người có đủ năng lực, đủ trình độ, tự tin, sáng tao trong công việc

Nhà tâm lý học người Nga M.A Đanhilốp nhận định: “Kiến thức sẽ được nắm vững thật sự nếu học sinh có thể vận dụng thành thạo chúng vào việc hoàn

thành những bài tập lý thuyết và thực hành"

nghiệm, một môn gân gũi với đời sống vả sản xuất Trong dạy học hỏa học ở trường

Hóa Học là một môn khoa học thực

phổ thông bài tập hóa học được xem vừa là mục tiêu vừa là nội dung và phương

pháp dạy học Bài tập hóa học, bài tập có nội dung gắn với thực tiễn nói riêng cung cấp cho học sinh không chỉ kiến thức mà cỏn cung cấp cho học sinh con đường để

đành lấy kiến thức Học sinh sẽ tìm thấy niềm vui sướng của sự phát hiện, vận dụng kiến thức đề giải quyết thành công nhiệm vụ của bài tập đặt ra, nhưng trong cấu trúc

chương trình hiện nay thiên nhiều về mặt lý thuyết, thời lượng dành cho thực hành thí nghiệm rất hạn ché, trang thiết bị cắp vẻ các trường rất hạn chế Những kiến thức

lý thuyết xa rời thực tiễn gây nhàm chán cho học sinh, thiếu lòng tin về khoa học, hơn nữa những vấn đề vẻ đặc thù của bộ môn rất trừu tượng, học sinh rất khó hình

dung được vấn đề nên việc tiếp thu kiến thức của các em gặp nhiễu khó khăn

Với những lý đo trên thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài "Xây dựng và sứ

dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiền nhằm phát triển năng lực van dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống thông qua dạy học hỏa vô cơ lớp 11 THPT”

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu xây dựng và sử dụng bải tập hóa học có nội dung gắn với thực

tiễn để:

~ Tạo nguôn tài liêu phong phú phục vụ cho công tác giảng dạy góp phản đôi

mới phương pháp dạy học

- Nâng cao khả năng tư duy của học sinh, rèn luyện năng lực phát hiện và

Trang 11

giải thích các kiến thức hóa học thông qua hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn

~ Tạo hứng thú trong việc lĩnh hội kiến thức, tạo lòng tin về khoa học cho

học sinh

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

~ Nghiên cứu cơ sở lý luận vả thực tiễn của đẻ tải nghiên cứu:

+ Lịch sử của vấn dé

+ Cơ sở lý luận của đề tài

+ Thực trạng dạy học vả vận dụng bải tập có nội dung gắn với thực tiễn

~ Sưu tầm và thiết kế hệ thống bải tập có nội dung gắn với thực tiễn phần hóa

võ cơ 11

~ Sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học

~ Thực nghiệm sư phạm đề đánh giá hiệu quả của dé tải

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

~ Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng và sử dụng hệ thống bải tập có nội

dung gắn với thực tiễn ở trường THPT

~ Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hoá học ở trường THPT

§ Phạm vi nghiên cứu

~ Nội dung: Phẫn hóa vô cơ II

- Địa điểm: một số trường phổ thông ở huyện Châu Phú - AG

~ Thời gian: tháng 08/2017 đến tháng 06/2018

thuyết khoa học

Nếu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn một

cách có hiệu quả thì sẽ tạo được lòng tin về khoa học ở các em học sinh, nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh đúng theo tỉnh thần đổi mới phương pháp day học cúa nghành

7 Phương pháp và các phương tiện nghiên cứu

1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận

~ Nghiên cứu cơ sở lí luận về xu hướng đổi mới phương pháp day học hoá học

~ Nghiên cứu chương trình hoá học vô cơ 11

Trang 12

~ Nghiên cứu cơ sở lí luận vẻ thực nghiệm hoá học

= Phin tích, tổng hợp, hệ thống hoá

2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

~ Phương pháp quan sit

~ Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng sử dụng câu hỏi và bải tập có nội

dung thực nghiệm hóa học trong DHHH, trong đó có việc kiểm tra ~ đánh giá kết quả học tập của học sinh

~ Phương pháp thực nghiệm sư phạm

~ Phương pháp hỏi ÿ kiến chuyên gia: Trao đổi kinh nghiệm với những giáo viên giảng dạy hóa học ở các trường THPT

3 Phương pháp toán học thống kê: Xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm thu

được bằng phân mềm SPSS rút ra kết luận

4 Phương tiện nghiên cứu: máy vi tính, tranh ảnh, các phần mềm hỗ trợ

8 Những đóng góp mới của đề tài

~ Xây dựng được hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn, tạo nguồn

tải liệu tham khảo cho GV và HS trong quá trình day ~ học môn Hóa Học

~ Để xuất các biện pháp sử dụng sử dụng bải tập trong dạy học nhằm tạo

được sự hứng thú cho HS trong việc lĩnh hội kiến thức bộ môn

~ Rèn luyện kỹ năng thực hành cho HS

~ Rẻn luyện năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

~ Góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong cho học sinh

- Đề xuất một số biện pháp sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học

9, Cấu trúc của luận văn

Ngoài phẩn mở đâu, kết luận, kiến nghị, tải liệu tham khảo, phụ lục, nội

dung chính của luận văn được trình bảy trong 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Hệ thống bải tập có nội dung gắn với thực tiễn trong dạy học hóa

học vô cơ 11 ở trường THPT

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 13

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỀN CỦA ĐÈ TÀI

1.1 TONG QUAN VE VAN DE NGHIEN CUU

Trong quá trình dạy vả học môn hóa học, nếu giáo viên chỉ ra được sự gần

gũi giữa môn học với thực tế cho học sinh thay thi các em sẽ yêu thích môn hóa học

hơn Bộ Sách giáo khoa mới hiện nay có rất nhiều các tư liệu kẻm theo các hình ảnh sống động phần nào đó đáp úng được yêu cầu đổi mới rong dạy học Tuy nhiên, do

nguyên nhân nên việc gắn bai hoe với các nội dung có liên quan đến thực tiễn

còn rất hạn chế Nhiễu bài hóa học còn xa rời thực tiễn cuộc sống, sản xuất,

quá chú trọng đến các tính toán phức tạp Dé phần nào đáp ứng nhu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáng đạy và học tập môn hóa học phố thông theo hướng gắn bó

với thực tiễn, đã có một số sách tham kháo được xuất bản như:

- Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Xuân Trọng (2002), Bài tập định tính và câu hỏi

thực tế hóa học 12, Tập 1, Nhà xuất bản giáo dục

~ Đặng Thị Oanh (Chú biên), Trin Trung Ninh, Đỗ Công Mỹ 2006), Câu hỏi

it ban giáo dục

~ Nguyễn Xuân Trưởng (2006), 385 câu hỏi va đáp về hóa học với đời sống,

Nha xuất bản giáodục

~ Trịnh Văn Biểu (2003), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng

day hoc hoá học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm, Luận án TS, ĐHSP Hà Nội

- Lê Văn Dũng (2001), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học

sinh THPT thông qua bài tập hóa học, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội

ý thuyết và bài tập thực tiễn trung học phổ thông, Tập 1, Nha x

~ Nguyễn Thị Đào (2007), Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện kĩ

năng thí nghiệm cho học sinh THCS theo hướng dạy học tích cực”, Luận văn thạc

sĩ, ĐHSP Hà Nội

~ Trần Quốc Đắc (1992), Hoàn thiện hệ thống thí nghiệm hoá học để nâng

cao chất lượng day học ở trường PTCS Việt Nam, Luan an TS , DHSP Ha Noi

- Nguyễn Chí Linh (2009), Sử dụng bài tập dé phát triển tư duy, rên trí thông minh cho học sinh trong dạy học hóa học ở trường THPT , Luận văn thạc

sĩ, ĐHSP Tp Hồ Chí Minh

Trang 14

~ Nguyễn Phú Tuấn (2000), Hoàn thiện kĩ thuật, phương pháp sử dụng thí

nghiệm hoá học và thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng đạy học bộ môn hoá

học ở các trường phô thông miễn núi, Luận án TS, ĐHSP Hà Nội

dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội

~ Ngô Thị Kim Tuyến (2004), Xây dựng hệ thống bải tập thực tiễn hóa học lớp

11 Trung học phô thông, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hả Nội

~ Trần Thị Phương Thao (2008), Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hóa học có nội dung gắn với thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Giáo dục

Với mong muốn đóng góp thêm nhiều bài tập gắn với thực tiễn nên trong

luận văn này chúng tôi sẽ tuyển chọn và xây dựng thêm một số bải tập dạng nảy,

đồng thời đưa các bài tập đó vào trong dạy học nhằm góp phẩn nâng cao chất lượng

dạy và học hóa học

1.2 MỤC TIÊU VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIEN GIÁO DỤC HIỆN NAY Ở

TRUONG THPT [3] [4] [5]

1.2.1 Mục tiêu giáo dục hiện nay

Theo Nghị quyết của Quắc hội khóa X, kì họp thứ 8 số 40/2000/QH10 ngày

009/12/2000 về đỗi mới chương trình giáo dục phổ thông, “Mục tiêu của việc đổi mới

Trang 15

chương trình gi

dục phổ thông lả xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, SGK phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thể hệ

trẻ, đáp ứng yêu cẩu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục

phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thể giới

Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu

cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong

Luật giáo dục; khắc phục những mặt còn hạn chế của chương trình SGK hiện

hành; tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng

kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khá năng tiếp thu của HS

Bảo đám sự thống nhất, kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục;

tăng cường tỉnh liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân để tạo

sự cân đổi về cơ cầu nguồn nhân lực; bảo đảm sự thông nhất về chuân kiến thức và

kỹ năng, có phương án vận dụng chương trình, SGK phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các địa bản khác nhau

Đồi mới nội dung chương trình SGK, phương pháp dạy và học phải được thực

hiện đông bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng GV và công tác quản lý gido duc.”

1.2.1.1 Mục tiêu tổng quát

*Giáo dục THPT nhằm giúp HS cũng cố và phát triển những kết quả của

giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học

chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” (Điều 23, mục 2, chương

1Í của Luật Giáo dục)

1.2.1.2 Mục tiêu cụ thể

Học xong THPT, học sinh cân đạt được yêu cầu chủ yếu sau:

~_ Hình thành và củng cổ các giá trị về tư tưởng, đạo dức, lỗi sống phủ hợp

với mục tiêu chung của giáo dục phổ thông, mục tiêu giáo dục của cấp học vả.

Trang 16

thích hợp với trình độ, lứa tuổi học sinh THPT Đó là tinh yêu gia đình, quê

hương, đất nước; ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá, truyền thống dân

tộc, tiếp thu tỉnh hoa văn hoá nhân loại; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc

gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc; có lỏng nhân ái, ứng xử

hợp đạo lý, có văn hoá; sống lảnh mạnh, tự tin, giản dị, tiết kiệm; hiểu biết, tôn trọng và chấp hành pháp luật; quan tâm đến những vấn đề cấp bách của đất nước,

của toàn cầu

~ Củng cố, phát triển những nội dung đã học ở THCS, gồm những kiến thức

cơ bản về Tiếng Việt, toán, lich sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết vé ky

thuật và hướng nghiệp, đảm bảo hoản thành nội dung học vấn phổ thông về tự

nhiên, xã hội và con người, gắn với cuộc sống cộng đồng và thực tiễn địa phương -Tiếp tục phát triển và nâng cao các kỹ năng học tập chung vả kỹ năng học tập bộ môn, đặc biệt là kỹ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống học

tập mới, vào thực tiễn sản xuất và đời sống; cũng cố thói quen và phương pháp tự

học, năng lực thu thập, xử lí và truyền đạt thông tin, khá năng phát hiện và giải

quyết vấn đề, độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong tư duy vả hảnh động; có hiểu biết

và kỹ năng cẩn thiết về kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp để có thé van dung trong cuộc sống lao động, trong việc lựa chọn hướng phát triển phù hợp với năng lực của bản thân

~ Hiểu biết và có thôi quen rèn luyện thân thê thường xuyên, đạt tiêu chuẩn

tèn luyện theo lửa tuổi; giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường; sử dụng thời gian hợp lý, biết cách làm việc và nghỉ ngơi khoa học

~ Hiểu biết và có khả năng cảm thụ, đánh giá cái đẹp trong cuộc sống, có nhu

cầu sáng tạo cái dep; song hoà hợp với thiên nhiên vả

1.2.2 Xu hướng phát triển giáo dục [9| [12| [19]

-Với mục tiêu đây nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đắt nud

phát triển nền

kinh tế thị trường cỏ định hưởng xã hội chú nghĩa, mở cửa hội nhập với các nước trong

khu vực và trên thể giới, đòi hỏi giáo dục phải tạo ra được những con người lao động

có tri thức, sáng tạo, thích ứng với mọi sự phát triển nhanh và đa dang của xã hội

Trang 17

~ Các PPDH truyền thống tuy đã khẳng định được những thành công nhất định, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế Phố biến vẫn là thuyết trình, thiên vẻ truyền

thụ kiến thức một chiều, áp đặt, không áp dụng được các yêu cẫu đã nêu Hơn thế

nữa, kiến thức cân trang bị cho HS tăng nhanh do thảnh tựu của cuộc cách mạng

khoa học công nghệ, trong khi đó thời lượng dạy học có giới hạn vả luôn có sức

ép giảm tải vi nhu cầu của cuộc sống hiện đại Do đó, chúng ta phải đổi mới

PPDH theo hướng dạy cách học, cách suy nghĩ, dạy phương pháp tư duy Cụ thể là + Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quá trình nhận thức, vận dụng

+ Tạo điều kiện cho HS tự lực phát hiện, tim hi

đặt và giải quyết vấn đề

+ Tăng cường trao đổi, thảo luận đối thoại dé tim chan li

+ Tạo điều kiện hoạt động hợp tác trong nhóm

+ Tạo điều kiện cho HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau

+ Tận dụng tri thức thực tế của học sinh để xây dựng kiến thức mới

- Hoa học là một môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với sự phát triển

của khoa học kĩ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cuộc sống Vì thé, DHHH hiện nay cũng có những đổi mới về phương pháp để phủ hợp với xu hướng chung của giáo duc Cu thể là:

+ Khai thác đặc thủ môn hoá học tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng,

phong phú, giúp HS chủ động tự chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng trong giờ học

+ Khai thác triệt dé các nội dung hoá học theo hướng liên hệ thực tế

+ Tăng cường sử dụng các loại bải tập có tác dụng phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học

+ Sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại và áp dụng các thành tựu của công nghệ thông tin trong DHHH

1.3 MOT SO VAN DE VE NANG LUC

1.3.1 Khái niệm về năng lực

Có nhiều nhả nghiên cứu đã đưa ra khái niệm năng lực dựa trên dấu hiệu

khác nhau

~ Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức tạp, lả điểm hội tụ của nhiều yếu tố

như trì thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sắn sảng hành động và trách nhiệm

Trang 18

~ Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ

và vận hành (kết nỗi) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ

hoặc giải quyết hiệu quá vấn đề đặt ra của cuộc sống

~ Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành , phát triển nhờ tổ chất sẵn

có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến

thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niễm tin, ý chỉ, thực

hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những

điều kiện cụ thé

Năng lực của hoc sinh là khả năng làm chú những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái d6, phủ hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp li

vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra

cho chính các em trong cuộc sống

Khi tống quan các nghiên cứu về năng lực, chúng tôi nhận thấy rằng, để hình thành và phát triển năng lực cho con người thì cần phải có điều kiện sau:

~ Điều kiện cần: Kiến thức + K năng + Phương pháp + Thái độ + Động cơ +

Thể lực, để đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, đảm báo cho

hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹp trong một điều kiện xác định

- Điều kiện đủ: Khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức

và hợp lí các yếu tố cần có đề hoàn thành một nhiệm vu dat ra, điều này làm nên sự

khác biệt của mỗi con người

Như vậy, muốn hình thành và phát triển năng lực cho HS thì cần phải làm rõ một số vấn để quan trọng như: Khi đề cập đến năng lực là phải nói đến khả năng

thực hiện, là phải biết làm, chứ không phải chí biết vả hiểu Những yếu tổ nào cấu thành năng lực? Những năng lực nào cần phát triển cho HS rong đổi mới chương

trình THPT? Muốn phát triển một năng lực cụ thể nào đó thì phải tác động vào yếu

tố nào trong cấu trúc cúa năng lực đỏ

1.3.2 Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

1.3.2.1 Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

Trong các năng lực chuyên biệt về Hóa học thì năng lực vận dụng kiến thức 'Hóa học vào cuộc sống là một trong những năng lực quan trọng cần được hình thành.

Trang 19

và phát triển trong dạy học Hóa học ở trường phô thông Từ khái niệm về năng lực, chúng tôi cho rằn;

chủ thế vận dụng tổng hợp những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ và hứng

* Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống la khả năng

thú dé giái quyết có hiệu quả các vấn đề của thực tiễn có liên quan đến Hóa học”

mức độ đơn giản có thể là vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng,

tỉnh huống mà HS gặp phải trong cuộc sống, mức độ cao hơn là giải quyết tình huồng đa dạng, phức tạp hoặc đề ra giải pháp khả thi, hiệu quả trong bối cảnh thực

1.3.2.2 Các phương pháp đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào

Đánh giá tổng kết: cung cấp thông tin về kết quả học tập của HS so với mục

tiêu giáo dục của mỗi giai đoạn, là cơ sở phân loại, lựa chon HS, và đưa ra

những nhận xét tông hợp vẻ toàn bộ quá trình học tập của HS

Đánh giá rên lớp học: là hình thức đảnh giả phổ biến hiện nay trong các trường học với mục tiêu chính là hiểu rõ hơn việc học tập của người học, giúp HS

nâng cao chất lượng học tập

Các hình thức này được cụ thể hóa bằng các công cụ đánh giá sau:

~ Đánh giá quan sát

- Đảnh giá qua các bài kiểm tra

~ Đánh giá qua hồ sơ

~ Đánh giá đồng đẳng

- Tự đánh giá

~ Đánh giá qua thực tiễn

1.4 BÀI TẬP HOÁ HỌC [13| [18] [12]

1.4.1 Khái niệm BTHI

Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông: “Bai tập là bài ra cho HS làm để tập

vận dụng những điều đã học”

16

Trang 20

BTHH là một vấn đề không lớn mà trong trường hợp tống quát được giải

quyết nhờ những suy luận logic, những phép toán và những thí nghiệm trên cơ

sớ các khái niệm, định luật, học thuyết và phương pháp hóa học

BTHH là phương tiện chính và hết sức quan trọng dùng để rèn luyện

khả năng vận dụng kiến thức cho HS Là nhiệm vụ học tập mà GV đặt ra cho

người học, buộc người học vận dụng các kiến thức, năng lực của mình dễ giải

quyết các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng một cách tích cực,

hứng thú và sáng tao

BTHH là một dạng

thời cả bài toán và câu hỏi thuộc về hóa học mả trong khi hoàn thành chúng, HS

làm gồm những bài toán, những câu hói hay đồng

nắm được một trì thức hay kĩ năng nhất định

BTHH gắn với thực tiễn (BTHH thực tiễn) là những bài tập có nội dung

hoá học (những điều kiện và yêu cầu) xuất phát tử thực tiễn Quan trọng nhất

là các bài tập vận dụng kiến thức vảo cuộc sống và sản xuất, góp phần giải quyết một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn

1.4.2 Vai trò, chức năng của BTHH

Trong dạy học hoá học, bản thân BTHH đã được coi là phương pháp dạy học có hiệu qua cao trong việc rèn luyện kỹ năng hoá học Nó giữ vai trò quan trọng trong mọi khâu, mọi loại bài day hoá học, là phương pháp quan trọng

nhất để nâng cao chất lượng dạy học hoá học

BTHH vừa là mục đích, vừa là nội dung của việc dạy và học hoá học

Bài tập cung cắp cho HS kiến thức, con đường giành lấy kiến thức và còn mang

lại niềm vui sướng của sự phát hiện, của sự tìm ra đáp số

BTHH có chức năng dạy học, chức năng giáo dục, chức năng kiểm tra, chức năng phát triển Những chức năng này đều hướng tới việc thực hiện các mục đích dạy học Tuy nhiên trong thực té các chức năng này không tách rời với nhau

Đối với HS, BTHH là phương pháp học tập tích cực, hiệu quả và không có

gì thay thế được, giúp HS nắm vững kiến thức hoá học, phát triển tư duy, hình

thành kĩ năng, vận dụng kiến thức hoá học vào thực tế đời sống, sản xuất và nghiên cứu khoa học, tử đó làm giảm nhẹ sự nặng nẻ căng thẳng cúa khối lượng

Trang 21

kiến thức lý thuyết và gây hứng thú say mê học tập cho HS

Đối với GV, BTHH là phương tiện, là nguồn kiến thức để hình thành khái niệm hoá học, tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong quá trình dạy học

vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn để của thực tế đặt ra

+ Sử dụng bài tập để tạo tình huống có vấn để kích thích hoạt động tư duy

tìm tỏi sáng tạo và rẻn luyện kỹ năng giải quyết vấn để học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn

Như vậy BTHH được coi như là một nhiệm vụ học tập cẩn giải quyết,

giúp HS tìm tỏi, nghiên cứu đi sâu vận dụng kiến thức hoá học một cách sáng

tạo tử đó giúp HS có năng lực phát hiện vấn đề - giải quyết vấn đề học tập hoặc thực tiễn đặt ra có liên quan đến hoá học, giúp HS biển những kiến thức đã tiếp thu được qua bài giảng thành kiến thức của chính mình

Kiến thức sẽ nhớ lâu khi được vận dụng thường xuyên như M.A Đanilôp nhận định: "

thành thạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lý thuyết và thực hành"

Thông qua giải BTHH, HS hiểu kĩ hơn các khái niệm, tính chất hoá học;

củng cố kiến thức một cách thường xuyên và hệ thống hoá kiến thức; mở rộng

sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú mả không làm nặng nề khối lượng

Trang 22

giải và cải tạo thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống

b) VỀ kĩ năng

Việc giải BTHH giúp HS:

-Rên luyện và phát triển cho HS năng lực nhân thức, năng lực phát hiện và

giải quyết vấn để liên quan đến thực tế cuộc sống

-Rên luyện và phát triển các kĩ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến

thức để giải quyết tình huồng có vấn để của thực tế một cách linh hoạt, sáng tạo

©) Về giáo dục tư tưởng

Việc giải BTHH có tác dụng

-Rèn luyện cho HS tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, chính xác, sáng tạo

trong học tập vả trong quá trình giải quyết các vấn đẻ thực tiễn

~Thông qua nội dung bài tập giúp HS thấy rõ lợi ích của việc học môn hoá

học tử đó tạo đông cơ học tập tích cực, kích thích trí tỏ mỏ, óc quan sát, sự ham

hiểu biết, làm tăng hứng thú học môn hoá học và từ đó có thể làm cho HS say

mê nghiên cứu khoa học và công nghệ giúp HS có những định hướng nghề

nghiệp tương lai Ngoài ra, vì các BTHH thực tiễn gắn liền với đời sống của

chỉnh bản thân HS, của gia đình, của địa phương vả với môi trưởng xung quanh nên cảng góp phần tăng động cơ học tập của HS; học tập để nâng cao chất lượng,

cuộc sống của bản thân và của cộng đồng Với những kết quả ban đầu của việc vân dụng kiến thức hoá học phổ thông để giải quyết các vấn đề thực tiễn HS

thêm tự tin vào bản thân mình để tiếp tục học hỏi, tiếp tuc phan đấu và phát triển đ) Giáo dục kĩ thuật tổng hợp

- Bộ môn hóa học có nhiệm vụ giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS, BTHH

tạo điều kiện tốt cho GV làm nhiệm vụ nảy

~ Những vấn để của kĩ thuật của nên sản xuất yêu cầu được biển thành nội dung của các BTHH, lôi cuốn HS suy nghĩ về các vấn để cúa kĩ thuật

~ BTHH còn cung cấp cho HS những số liệu lý thú của kĩ thuật, những số liệu mới về phát minh, về năng suất lao động, về sản lượng ngành sản xuất hỗn

hợp đạt được giúp HS hòa nhịp với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật thời đại

mình đang sống

19

Trang 23

1.4.3, Phan logi BTHH [13] [15] [18] [21]

1.4.3.1 Cơ sở phân loại BTHH

Quá trình dạy học hóa học gồm 3 công đoạn là dạy học bài mới, ôn tập, hệ

thống hoá kiến thức và luyện tập; kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học

a) Ở công đoạn dạy học bài mới ta nên phân loại BTHH theo nội dung để phục vụ cho việc day học vả cúng cố bài mới Tên của mỗi loại có thể như tên

các chương trong sách giáo khoa

Vi dụ ở lớp 10 THPT ta có:

~ Bài tập về cầu tạo nguyên tử

~Bải tập về bảng tuần hoản và định luật tuần hoàn

~Bài tập về liên kết hóa học

~ Bài tập về phản ứng hóa học nói chung va phan img oxi hoá - khử

-Bai tập về halogen

-Bai tập về oxi, ozon, lưu huỷnh

Mỗi loại ta cẩn có một hệ thống bài tập bảo đảm các yêu cầu sau:

Phú kín kiến thức của chương hay của một vấn đẻ

Muốn có một hệ thống bài tập như trên (ví dụ khoảng 20 bài) cần tuyển

chọn từ hàng 100 bải tập hiện có về loại đó

'b) Ở công đoạn ôn tập, hệ thống hoá kiến thức và kiểm tra - đánh giá do mang tính chất tổng hợp, có sự phối hợp giữa các chương ta nên phân loại dựa

trên các cơ sở sau:

~Dựa vào hình thức, BTHH có thể chia thành: Bài tập TNTL (tự trả lời)

bao gồm các dạng trả lời bằng một từ, bằng một câu ngắn, trả lời cả bài (theo cấu trúc hoặc tự do), giải bải tập; bài tập TNKQ bao gồm các dạng câu hỏi

có/không, đúng/sai, nhiều lựa chọn, phức hợp, ghép đôi

+ Bai tap TNTL la dang bai tập yêu cầu HS phải kết hợp cả kiến thức hoá

Trang 24

học, ngôn ngữ hoá học và công cụ toán học để trình bảy nội dung của bải toán hoá học

+ Bài tập TNKO là loại bài tập hay câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn và

yêu cầu HS suy nghĩ rỗi dùng 1 ký hiệu đơn giản đã quy ước đề trả lời

- Dựa vào tính chất hoạt động của HS khi giải bài tập có thể chia thành bài tập lí thuyết (khi giải không phải làm thí nghiệm) và bài tập thực nghiệm (khi giải phải làm thí nghiệm)

- Dựa vào chức năng của bài tập có thể cha thành bải tập đòi hỏi sự tái hiện

kiến thức (biết, hiểu, vận dụng), bài tập rèn tư duy độc lập, sáng tạo (phân tích,

tổng hợp, đánh giá)

~ Dựa vào tỉnh chất của bải tập có thể chia thành bài tập định tính và định lượng

~Dựa vào kiểu hay dạng bài tập có thể chia thành:

+ Bài tập xác định công thức phân tử của hợp chất

+ Bài tập xác định thành phân % của hỗn hợp

~ Dựa vào khôi lượng kiến thức có thê chia thành bài tập đơn giản hay phức

tạp (hoặc cơ bản hay tổng hợp)

~Dựa vào nội dung có thể chia thành: Bài tập có nội dung thuần tuý hoá

học, bài tập có nội dung gắn với thực tiền (bải tập thực tiễn)

“Trên thực tế dạy học, sự phân loại trên chí là tương đối Có những bài vừa

có nội dung thuộc bài tập định tính lại vừa có nội dung thuộc bải tập định

lượng; hoặc trong một bài có thể có phần TNKQ củng với giải thích, viết

Trang 25

trong thực tiễn; lựa chọn hoá chất cần dùng cho phù hợp với tinh hudng thue tién, nhận biết, tỉnh chế, để ra phương hướng để cải tạo thực tiễn

Vi du:

1) Vi sao ban đêm không nên để nhiễu cây xanh trong nha?

2) Nitơ phản ứng với nhiễu kim loại nhưng tại sao trong vó Trái Đất

không gặp một nitrua kim loai nao ca?

3) Một lượng nhỏ khí clo có thé làm nhiễm bẫn không khí trong phòng thí nghiệm, Hãy tìm cách để loại bỏ lượng khí clo đó

b) Bài tập định lượng

Bao gồm dạng bài tập vẻ tính lượng hoá chất cẳn dùng, pha chế dung

dịch

Ví dụ: Theo tính toán của các nhả khoa học, mỗi ngày cơ thể người cần

được cung cấp I,5.10' g nguyên tố iot Nếu nguồn cung cấp chí là KI thì khối lượng KI cần dùng cho một người trong một ngày là bao nhiều?

©) Bài tập tống hợp

Bao gồm cá kiến thức định tính lẫn định lượng

Ví dụ: Hàng năm thể giới tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn C2

a) Nếu lượng clo trên chỉ được điều chế từ NaCl thì cẩn ít nhất bao nhiêu

tấn NaCl

b) Biết I mỶ clo lỏng nặng 1400 kg, hãy tính thể tích clo lỏng tương ứng

với 45 triệu tắn nói trên

©) Thể tích clo lỏng nhỏ hơn bao nhiêu lần so với thể tích clo khí ở điều

kiện tiêu chuẩn với cũng một khối lượng

đ) Người ta thường kết hợp điều chế clo với điều chế xút Viết phương

trình hóa học xảy ra

1.4.3 3 Một số lĩnh vực thực tiễn được gắn với nội dung bài tập, có thể chia thành a) Bài tập về sản xuất hoá học

Ví dụ: Trước kia người ta sản xuất phenol từ clobenzen Hiện nay phương

pháp chủ yếu điều chế phenol trong công nghiệp là đi từ benzen qua

isopropylbenzen Viết phương trình phản ứng minh hoạ.

Trang 26

b) Bai

~ Giải quyết các tình huống có vấn để trong quá trình làm thực hành, thí

về các vấn đề trong đời sống, học tập và lao động sản xuất

nghiệm như: Sử dụng dụng cụ thí nghiệm, sử dụng hoá chất hợp lí, xứ lí tại

nạn xảy ra, phòng chống độc hại, ô nhiễm trong khi lam thí nghiệm

'VD¡: Khi làm thí nghiệm với photpho trắng, cần chú ý gì?

A Cằm P trắng bằng tay có đeo găng cao su

B Dùng cặp gấp nhanh mẫu P trắng ra khỏi lọ và ngâm ngay vào chậu

đựng đầy nước khi chưa dùng đến

.C Tránh cho P trắng tiếp xúc với nước

Ð Có thể để P trắng ngoài không khi

VD,: Brom lỏng rất dễ bay hơi, brom lỏng hay hơi đều rất độc Để hủy

hết lượng brom lỏng chẳng may bi lam dé nén ding một chất dễ kiếm nào sau

VD,: Các loại trứng gia cầm dù có dính bủn đất hoặc bi vay ban cing

không nên rửa sạch vì sẽ làm trứng dễ bị hỏng Dé bảo quản trứng lâu, không

bị hư, người ta đem nhúng trứng vào nước vôi trong Hãy giải thích tại sao? VDz:Ca rốt là loại củ có chứa đường và có hàm lượng vitamin A rất cao

Nhiều người thích ăn cả rốt sống và làm nộm cả rốt vì cho rằng sẽ hấp thụ hết

lượng tiền vitamin A trong đó Quan điểm đó có đúng không? Tại sao?

~ Sơ cứu tai nạn do hoá chất

VD: Brom lỏng là chất độc hại, khi dây vào da nó làm bỏng rất

Trang 27

.C Dung dịch giắm ăn

Ð Dụng dịch xút loãng

Em hãy giải thích tại sao lại làm như vậy?

~ Giải thích các hiện tượng, tỉnh huồng cõ vấn để nảy sinh trong đời sống, lao đông sản xuất

VD:Vi sao trộn phân đạm một lá (NH,);SO,, hai lá NH,NO, với vôi

phân dung dich KI trong 2 phút bằng dòng điện 2mA Sau đó cho 2 lit không khi

lội từ từ trong dung dịch điện phân trên cho đến khi iot hoàn toàn mất màu

“Thêm hồ tỉnh bột vào bình va tiếp tục điện phân trong 35 giây nữa với dòng điện

trên thì thấy dung dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh

Giải thích thí nghiệm trên và cho biết sự ô nhiễm không khí ở nhả máy

trên nằm dưới hoặc trên mức cho phép Tỉnh hảm lượng của H2S trong không khí theo thể tích

Mỗi lĩnh vực thực tiền trên lại bao gồm tắt cả các loại bải tập định tính,

định lượng, tổng hợp; bài tập lí thuyết, bài tập thực hành

1.4.3.4 Phân loại bài tập hóa học dựa vào mức độ nhận thức của HS

Căn cứ vào chất lượng của quá trình lĩnh hội vả kết quả hoc tap, GS

Nguyễn Ngọc Quang đã đưa ra 4 trình độ lĩnh hội (4 mức độ) như sau:

a) Mite 1: Chỉ

VD: Để trắng bên trong ruột phích, người ta dùng phản ứng của

êu cầu HHS tái hiện kiển thức đẻ trả lời câu hỏi lĩ thuyết

glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3

a)Viết phương trình hóa học cúa phản ứng xảy ra

b)Vi sao người ta không dùng fomalin dễ trắng ruột phích?

b) Mức 2: Yêu cẩu /IŠ vận dụng kiến thức để giải thích được các sự

kiện, hiện tượng của câu hỏi lí thuyết

VD: _ a)Trong khâu phân ăn, tỉnh bột có vai trò như thế nảo?

24

Trang 28

b)Vì sao xà phỏng bị giảm tác dụng giặt rửa trong nước cứng còn bột giặt

những tình huồng thực tiễn hoặc dé

'êu cầu HS vận dụng kiển thức, kĩ năng hoả học đề giải quyết

hoc nhỏ, đơn giản, đề ra kế hoạch hành động cụ thể,

Vi du: Diesel sinh học là một loại nhiên liệu có tinh chất tương đương

với nhiên liệu đầu điesel nhưng không phải sản xuất từ dâu mỏ mà từ dầu thực vật (cây cải dầu, cây đậu nành, cây hướng dương, dầu dừa, dầu hạt cau) hay

mỡ động vật (cá da trơn) Nhìn theo phương diện hod hoc thi diesel sinh học

là metyl este của những axit bẻo Để sản xuất điesel sinh học người ta pha

khoảng 10% metanol vào đầu thực vật (mỡ động vật) và dùng nhiễu chất xúc tác khác nhau (KOH, NaOH, ancolat) Phản ứng tiến hành ở áp suất thường, nhiệt

độ 60°C Hãy viết phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình sản xuất điesel sinh

học Phân tích ưu, nhược điểm của việc sản xuất loại nhiên liệu này

Từng mức độ trên có thể được chia làm nhiều mức độ nhỏ hơn nữa để

phủ hợp với trình độ của HS đồng thời cũng thể hiện sự phân hoá HS trong cùng

một bài, trong hệ thông BTHH thực tiễn

Trên đây là một số cách phân loại BTHH thực tiền Tuy nhiên, có nhiều

'BTHH thực tiễn lại là tổng hợp của rất nhiều loại bài

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BTHH GÁN VỚI THỰC TIỀN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT

Chúng tôi xin cung cấp một số tư liệu từ nhiều nguồn vả ở những thời

điểm khác nhau để chúng ta có một cái nhìn khách quan về thực trạng của việc

dạy và học ở một số trường THPT

Nguôn tư liệu thử nhất: Tháng 12/2000 Vụ Trung học phô thông tô chức

hôi nghị “Tập huấn phương pháp dạy học hóa học phổ thông” cho các Sở Giáo

25

Trang 29

dục & Đào tạo và đại diện GV dạy hỏa học toàn quốc Hội nghị là nơi trao đổi

cơ sở lí luận và kinh nghiệm thực tế để GV nâng cao chất lượng dạy học của

minh Ngoài những ưu điểm đã đạt được, Vụ Trung học phổ thông có nhắc nhở

một số tồn tại về phía thây cô lả:

Nhiều thầy cô côn lúng túng trong việc thực hiện đổi mới phương pháp

soạn giảng Giáo án còn soạn theo 5 bước rời rạc, chưa thể hiện được sự liên

quan thống nhất giữa các khâu trong tiễn trình bài dạy Trong các bài soạn chưa nêu rõ được yêu câu cần đạt được về mặt kiến thức, tư tưởng, kĩ năng, tư duy

Các kĩ năng lảm thí nghiệm, giải các bài toán, viết công thức, phương trình phản

ứng ít được chú ý rèn luyện cho HS Thầy cô chưa tích cực suy nghĩ tạo ra những cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng giảng dạy Nhiễu bài giảng còn có

tinh chat trừu tượng vì thiếu đỏ dùng dạy học

'Vụ trung học phô thông cũng có nhận xét về việc học của HS la:

Kiến thức của HS còn hời hợt, thiểu vững chắc, chưa liên hệ với thực tế sinh động của sản xuất và đời sống Nhiều HS chưa nắm chắc các khái niệm hóa

học cơ bản, chưa hiểu được các hiện tượng hóa học thông thường xảy ra trong

đời sống và sản xuất, HS chưa biết liên hệ với kiến thưc đã học để giải thích HS

tiếp thu kiến thức ở lớp còn thụ động, ít suy nghĩ về bài học, thuộc bài một cách máy móc, nên còn lúng túng khi phải độc lập vận dụng kiến thức của mình

Về nhà HS học bài còn năng vẻ học thuộc lỏng

Nguồn tư liệu thứ hai: Theo cô Trần Thị Phương Thảo “Xây dựng hệ thống bai tap TNKQ về hóa học có nội dung gắn với thực tiễn", Luận văn thạc sĩ

Giáo dục học, ĐHSP TP HCM

Trong giảng dạy hóa học ở phổ thông, chủ yếu tập trung vảo việc nắm

kiến thức hóa học mà hạn chế việc đánh giá kỹ năng tự học, kỹ năng lảm việc

Trang 30

Năm học 2006 - 2007 áp dụng sách giáo khoa lớp 10 mới, có đưa thêm các tư liệu về kiến thức thực tiễn nhưng là phẩn đọc thêm, không bắt buộc Nội

dung chương trình còn khá năng, cộng với đổi mới phương pháp dạy và học,

kiểm tra - đánh giá nên việc đưa thêm kiến thức hóa học gắn liên với cuộc

sống còn hạn chế Đối với lớp II, 12 vẫn học chương trình cũ nhưng bất đầu áp dụng trắc nghiệm trong dạy học, kiểm tra nên thầy trò hầu như tập trung vào trắc nghiệm, các phương pháp giải toán một cách nhanh nhất Trong quá

trình học, phân ứng dụng hầu như chỉ được GV nói đến một cách sơ sài hoặc

GV để cho HS tự soạn

Tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, tổ Hóa mỗi năm đều tổ chức cho HS đi tham quan các nhà máy sản xuất hoặc đi thực địa, lấy mẫu nghiên

cứu, tuy nhiên chỉ mới tổ chức được cho HS khối chuyên Hóa Đổi với HS

toàn trường thi thông qua câu lạc bộ hóa học để HS có điều kiện giao lưu, học tập Đối với nhiều trường phổ thông khác, việc tham quan học tập cũng được chi

ý nhưng do điểu kiện khách quan, đặc biệt là cơ sở vật chất nên việc tổ chức

cho HS các buổi tham quan ngoại khóa còn rất hạn chế

Qua diéu tra và tham khảo ý kiến đồng nghiệp vả học sinh Tôi có nhận xét

như sau

~ Da số các GV đều có sử dụng BTHH gắn với thực tiễn trong dạy học

Nhưng việc đưa dạng bải tập này vào trong dạy học chưa thường xuyên, tập

trung chủ yếu ở các hoạt động ngoại khóa

~ Dạng bài tập đưa vào chú yếu ở mức độ tái hiện kiến thức và vận dụng

kiến thức để giải thích được các sự kiện, hiện tượng của câu hỏi lí thuyết (mức

độ 1 và 2) Còn ở mức độ cao hơn thì ít sử dụng

~ Các thầy cô giáo có đưa ra những lí do vì sao ít hoặc không sử dụng

BTHH gắn với thực tiễn trong day học Đó là:

+Không có nhiễu tải liệu

+Mắt nhiễu thời gian tìm kiếm tài liệu

+Trong các kì kiêm tra, kì thi không yêu cầu có nhiễu câu hỏi có nội dung

gắn với thực tiễn

Trang 31

+ Một số lý do khác : Thời lượng tiết học ngắn, không cho phép đưa nhiều kiến thức bên ngoài vào bài dạy; Trình độ của HS còn hạn chế; Các đề thi tuyển sinh

có hỏi về vấn đề này nhưng quá ít, chương trình quá năng nễ, dạy không kịp chương

trình; Chỉ sử dụng khi nội dung bải học có liên quan; Mắt nhiễu thời gian, nếu HS

chi Lim dang bai tập này thi không còn nhiều thời gian cho các dạng khác

Nhận xét chung

~ GV ít liên hệ kiến thức hóa học với thực tế Do cách thí cử có ảnh

hưởng quan trọng tới cách dạy vì trong các kì kiểm tra, ki thi không yêu cầu có

nhiều câu hỏi có nội dung gắn với thực tiễn Do vậy, đa số GV chỉ đưa những

kiến thức hóa học thực tiễn vào các hoạt động ngoại khóa, còn những tiết học tuyên thụ kiến thức mới thì ít đưa vào hoặc tiết luyện tập, ôn tập, tông kết chuân

bị cho các kì kiểm tra thì GV chỉ tập trung các kĩ năng khác có nội dung thuần

túy hóa học để có thể đáp ứng được yêu cẩu của bài kiểm tra

~ Thời gian dành cho tiết học không nhiều do đó giáo viên không có cơ hội đưa những kiến thức thực tế vào bài học

~ Năng lực vận dụng kiến thức hoá học để giải thích những tình huống xảy

ra trong thực tế của HS còn hạn chế

~ Vến hiểu biết thực tế của HS về các hiện tượng có liên quan đến hóa

học trong đời sống hàng ngày còn it

TIEU KET CHUONG 1

“Trong chương này chúng tôi đã trình bảy những vấn để cơ bản vẻ cơ sở lí

luận của dé tài bao gồm:

~Tông quan vấn đề nghiên cứu

-Mục tiêu và xu hướng phát triển giáo dục hiện nay ở trường THPT

~Tiềm hiểu một số vấn dé về năng lực

-Bài tập hóa học gắn với thực tiễn

‘Tat ca vấn để nêu trên là cơ sở cho phép chúng tôi nêu lên một số vẫn để cân

được hiểu và làm theo quan điểm tiếp cận hệ thông bài tập có nội dung gắn với thực tiễn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

28

Trang 32

Chương 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THONG BAI TAP HOA HOC

CÓ NỘI DŨNG GẮN VỚI THỰC TIỀN TRONG DAY HOC

HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THONG

3.1 CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 11 THPT

STT "Tên chương Số tiết Mặc tiêu — yêu câu

Sự điện ti

-Năm được các khái niệm: sự điện li, chất điện l¡

man, chat điện lï yếu

-Cơ chế của quá trình điện li

|-Khai niệm axit ~ bazơ theo Areniut

-Sự điện li của nước, tích số ion của nước

-Đánh giá độ axit và độ kiểm của dung dịch dựa| lvào nông độ HỶ và pH của dung dich

|-Rén luyện kỹ năng thực hành

-Rẻn luyện kỹ năng viết phương trình ion val

[phương trình ion thu gọn của các phản ứng xãy|

ra trong dung dich

Nhém Nito -

Photpho "

-Tính chất hóa học cơ bản của nitơ, photpho

-Tinh chat vat lí, hóa học của một số hợp chất

INH, NO, NOs, HNOs, POs, HsPO,

|-Kỹ năng cân bằng phản ứng oxi hóa khử

-Vận dụng kiến thức để giái thích một số hiện

|tượng tự nhiên

|- Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập định tính,

|đình lượng liên quan đền kiến thức của chương

Trang 33

xác không tuỷ tiện thay đổi nhằm mục đích dễ tính toán được Ví dụ: Bễ mạ đồng —

xianua thường có nỗng độ CN” = 5 ~ 10 g/1 ( khoảng 0,19 ~ 0,39M), nước thai sau khi mạ có nồng độ CN” = 58 — 290 mg/l (khoảng 0.0022- 0,01 1M) Không vì số bé

khó tính mả ta có thể tuỷ tiện cho nồng độ ion xianua trong nước thải nên tới 0,2M

không chính xác khoa học Hoặc theo thông tin về hoá học thỉ hàm lượng flo có trong nước có ảnh

được Làm như thể lả phi thực tế

hưởng đến chất lượng, vẻ đẹp của hảm răng Nhưng hảm lượng đó là bao nhiêu? Có phải cảng nhiều thì cảng tốt không? Theo nghiên cứu cúa các nhà khoa học thì hàm

lượng flo trong nước tối ưu trong khoảng 1,5 mg/lít Nếu ít hơn thì phải cho thêm vào, nếu nhiều hơn thì phải khử bớt đi không sẽ làm hỏng men răng

Trong một số bài tập về sản xuất hoá học nên đưa vào các dây chuyển công

nghệ đang được sử dụng ở Việt Nam hoặc trên thể giới, không nên đưa các công nghệ đã quá cũ và lạc hậu hiện không dùng hoặc ít dùng

2.2.1.2 Bài tập thực tiễn phải gần gũi với kinh nghiệm của học sinh

Những vấn để thực tiễn có liên quan đến hoá học thì rất nhiêu, rất rộng Nếu

bài tập hoá học thực tiễn có nội dung về những vấn đẻ gần gũi với kinh nghiệm, với

đời sống và môi trường xung quanh học sinh thì sẽ tạo cho họ động cơ và hứng thú

mạnh mẽ khi giải Ví dụ: Đối với học sinh sống ở vùng nông thôn khi gặp bài tập có nội dung nói về cách bảo quản và sử dụng phân bón hoá học thì sẽ thấy quen thuộc

hơn vì các em đã và đang tham gia thực hiện công việc này, các em sẽ lam bai tip

30

Trang 34

với kinh nghiệm của bản thân hoặc tham khảo ý kiến của ông bà, bỗ mẹ và rất muốn

biết những kinh nghiệm đó có hoàn toàn đúng hay chưa đưới góc độ của khoa học hoá học,

VD: ?heo em, thời điểm nào là thích hợp nhất để bón đạm Ure cho lúa? Iĩ

sao? 1 Budi sáng sớm sương còn đọng trên lé hia

2 Budi trưa nẵng

3 Budi chiều tối mặt trời vừa lặn

Học sinh với kinh nghiệm có được trong quá trình tham gia sản xuất vả kiến

thức hoá học đã có sẽ lựa chọn phương án trả lời, giải thích sự lựa chọn của mình Học sinh sẽ cỏ sự háo hức chờ đợi thầy cô đưa ra đáp án đúng để khẳng định mình

“Trong bài tập nảy khi học sinh giải sẽ có một số khả năng xảy ra như sau:

~ Học sinh lựa chọn và giải thích đúng Đây sẽ là niễm vui rất lớn đối với học

sinh vì kinh nghiệm của mình rất đúng theo khoa học hoá học

~ Học sinh lựa chọn phương án đúng nhưng không giải thích được hoặc giải thích chưa đúng

~ Học sinh lựa chọn và giái thích chưa đúng

“Trong khả năng 2, 3 học sinh sẽ cảm thấy tiếc nuối vì mình đã gần tìm ra câu

trả lời từ đó có động lực để quan sát thực tiễn và vận dụng kiến thức hoá học một

cách linh hoạt hơn để giải thích thực tiễn hoặc thay đôi việc làm theo thói quen chưa

đúng khoa học của mình vì những kinh nghiệm đúng thường có gắn với sự chính xác khoa hoc

2.2.1.3 Dựa vào nội dung học tập

'Các bài tập thực tiễn cần có nội dung sát với chương trình mà học sinh được học Nếu bài tập thực tiễn có nội dung hoàn toàn mới về kiến thức hoá học thì sẽ

không tạo được động lực cho học sinh để giải bải tập đó

2.2.1.4 Phải đấm bảo logic sư phạm

Các tình huồng thực tiễn thường phức tạp hơn những kiến thức hoá học phổ

thông trong chương trình nên khi xây dựng bài tập thực tiễn cho học sinh phổ thông

cần phải có bước xử lỉ sư phạm để làm đơn giản tình huồng thực tiễn Các yêu cầu giải bài tập thực tiễn cũng phải phủ hợp với trình độ, khả nãng của học sinh

31

Trang 35

1.2.1.5 Bài tập thực tiễn phải có tính hệ thống, logic

Các bài tập thực tiễn trong chương trình cẩn phải sắp xếp theo chương, bài,

theo mức độ phát triển của học sinh Trong mỗi chương, bải nên có tắt cả các loại,

dạng bài tập thực tiễn

Trong quá trình dạy học, thông qua kiểm tra, đánh giá, cần phải xây dựng

những bãi tập thực tiễn ở mức độ vừa và cao hơn một chút so với mức độ nhận thức của học sinh để nâng dẫn trình độ, khả năng nhận thức của học sinh

Biển hoá nội dung bải tập thực tiễn theo tiếp cận modun Xây dựng một số

bài tập thực tiễn điển hình (xây dựng theo tiếp cận mođun) và từ đó có thể lắp rap

chúng vào các tình huồng thực tiễn cụ thể, nội dung bai học cụ thể, hoặc tháo gỡ bài toán phức tạp thành những bải toán đơn giản, tạo ra những bải tập mới

2.2.2 Quy trình xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn

2.2.2.1 Các bước thiết kế bải tập hoá học thực tiễn

Bước |:

~ Phân tích mục tiêu của chương, bài để định hướng cho việc thiết kế bài tập

- Nghiên cứu kĩ nội dung các tài liệu giáo khoa, tài liệu tham khảo về nội

dung hoá học vả các ứng dụng hoá học của các chất trong thực tiễn, tìm hiểu các

công nghệ, nhà máy sản xuất có liên quan đến nội dung hoá học của bài

~ Nghiên cứu đặc điểm, trình độ nhận thức của học sinh, kinh nghiệm sống

của học sinh để thiết kế bài tập thực tiễn cho phủ hợp, tạo hứng thú cho học sinh khi

giải các bài tập thực tiễn đó

Bước 2:

~ Thiết kế bài tập thực tiễn phủ hợp với những yêu cầu ở bước 1

~ Giải và kiếm tra lại bài tập thực tiễn

Dự kiến các cách giải của từng bài tập, dự kiến các cách giải của học sinh, dur kiến những sai lầm dễ mắc của học sinh trong quá trình giải vả đưa ra cách khắc phục

Bước 3: Dự kiến thời điểm và phương pháp sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất

Trang 36

~ Mục tiêu của bài: Các hợp chất của canxi không phải là mới đối với học sinh vì vậy mục tiêu của bài này là tìm hiểu các hợp chất nảy dưới ảnh sáng của lí

thuyết về cầu tạo chất, sự điện li, thuyết cân bằng hoá học, lí thuyết về phản ứng oxi

hoá - khử Từ đỏ phải vận dụng những kiến thức đã biết để giái thích những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, trong đời sống, cải tạo thiên nhiên, năng cao hiệu suất lao dong, bai trừ mê tín đị đoan, nâng cao chất lượng cuộc sống

~ Tham khảo tải liệu về các vấn để thực tiễn có liên quan đến các hợp chất

của canxi như: sản xuất vôi, sử dụng vôi trong nông nghiệp, xây dựng, công nghiệp;

tải liệu về natri hiđrocacbonat, đã vôi, thạch cao, thạch nhũ trong hang động

~ Các hợp chất của canxi rất quen thuộc đổi với học sinh Nhiều học sinh đã

từng tham gia sử dụng chúng trong nông nghiệp, xây dựng, thuốc uống, phụ gia thực phẩm Đối với học sinh vùng nông thôn sẽ rất quen thuộc đối với việc dùng

vôi cũng với các loại phân bón hoá học để bón ruộng

Bước 2: Thiết kế bài tập: xây dựng bài tập ở hai mức 3, 4

Eí dụ 1: Trong các hang động của núi đá vôi nhiễu chỗ nhũ đá tạo thành bức

rèm đã lộng lẫy nhiều chỗ lại tạo thành rừng măng đả, cỏ chỗ lại tạo thành các cây

cột đá vĩ đại (do nhũ đá và măng đá nỗi với nhau) trông rắt đẹp Bằng sự hiểu biết

của mình em hãy giải thích sự tạo thành nhũ đá, măng đá Viết phương trình phản

lửng xảy ra nếu có

Dự kiến cách giải: Trên đình các hang động, núi đá vôi có các kẽ nứt rất nhỏ khiến nước mưa thấm dần xuống kết hợp với đá vôi vả khí cacbonic trong không

khí tạo thành muối canxi hiđrocacbonat tan chảy xuống:

CáCO; + CO; + HạO ~> Ca(HCO,);

Một phần muối canxi hiểrocacbonat chuyển lại thành đá

tạo thành nhũ đá Một phần muối canxi hiđrocacbonat rơi xuống

thành đá vôi, qua nhiều ngày tạo thành mang da

Ca(HCOs)2 >» CaCO; 4+ COt + HOT

Dự kiến những sai lầm của hoc sinh

~ học sinh có thẻ khó hiểu khái niệm mãng đá nên cần có hình ảnh minh họa

33

Trang 37

~ học sinh viết được phương trình nhưng giải thích cĩ thể khơng mạch lạc

Giáo viên cần hướng dẫn các em cách trình bày ý nghĩ, lập luận của mình

một cách cĩ khoa học Bài tập này nên sử dụng để luyên tập hoặc giao bài về nhà

Vi du 2: Néu bị bĩng do vơi bột thì người ta sẽ chọn phương án nào sau đây

là tối tru để sơ cứu ? Giải thích li do chọn

1.Rửa sạch vơi bột bằng nước rồi rửa lại bằng dung dịch amoniclorua 10%

`Lau khơ sạch bột rằi rửa bằng dung dịch amoniclorua 10%

3.Chỉ rửa sạch vơi bột bằng nước rồi lau khơ

4.Lau khơ sạch bột rỗi rửa bằng nước xà phịng lộng

Dự kiến cách giải: Phương án số 2 là tối ưu.Vơi bột khi gặp nước sẽ phản ứng toả nhiệt làm cho bỏng cảng nặng hơn

CaO + HạO —> Ca(OH); + Q

Vi vậy cân phải lau khơ bột trước đã rồi dủng một dung dịch cĩ tính axit

trung hồ với Ca(OH);

Dự kiến sai lầm của học sinh:

~ Khơng nhớ vơi phản ứng với nước sẽ toa nhiệt

~ Khơng biết dung dịch amoniclorua cĩ tính axit yếu

- Khơng biết nước xả phịng cĩ tính kiểm

Việc lựa chọn nhiễu phương án khác nhau sẽ gây tranh cãi giữa tập thể học

sinh Khi đĩ, giáo viên cần phải phân tích đầu bài, sử dụng phương pháp đàm thoại

ơi mở để học sinh dẫn tìm ra lời giải

Để giảm thiểu sai lầm của học sinh khi giải bài tập, người giáo viên cần phải

khắc sâu kiến thức cho học sinh trong mỗi bài giảng vả khơng ngừng củng cổ lại, hệ

thống lại Bài tập nảy nên đưa vào giờ luyện tập hoặc giao về nhà đê học sinh cĩ

thời gian suy ngẫm và tranh luận với nhau là thích hợp hơn

2.3 HE THONG BAL TAP HOA HOC VO CO 11 GAN VOI THUC TIEN

3.3.1 Sự dign li

A-CAU HOE TY LUẬN

Câu 1: Nước nguyên chất khơng dẫn điện nhưng khi dây điện bị đứt rơi

xuống hỗ ao, rãnh nước, người cham vào nước lại bị giật Vì sao?

34

Trang 38

lước nguyên chất không dẫn điện vì nước là chất điện li rất kém

nên lượng ion không đáng kể nên nước nguyên chất xem như không dẫn điện Nhung nước dưới ao lại có hỏa tan nhiêu chất tan, đặc biệt là các muối nên chúng

điện lỉ tạo nhiều ion nên nước ao có khả năng dẫn điện

Câu 2: Am đun nước lâu ngày thường có một lớp cặn vôi dưới đáy Để khử cặn, bạn có thẻ dủng giấm pha vao nước trong ấm ngâm vải tiếng rồi súc sạch Em

hãy giải thích cách làm đó và viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có?

1

-Vi trong nước thường có chứa một lượng nhỏ muối Ca(HCO;); và

Mg(HCO;); nên khi đun nóng chúng sẽ bị phân hủy tạo kết tủa CaCO;|, MẹCO¡|

-Để làm sạch lớp cặn ta thường ngâm trong giảm ăn vì trong giấm có axit

axetic có khả năng hòa tan các kết tủa đó

2CH:COOH + CaCO] + (CH:COO);Ca + CO; + HạO

2CH;COOH + MgCO¿| — (CHCOO);Mg + CO; + H;O

Câu 3: Khi đồ dùng bằng đồng bị gỉ xanh, bạn có thể dùng khăn tâm giấm

để lau chủi Đồ dùng của bạn sẽ sáng đẹp như mới Hãy giải thích cách làm dé va viết các phương trình phản ứng xảy ra nếu có?

Trả lời: Lớp gỉ xanh của đồng thường có chứa các thành phần: CuO, Cu(OH);, CuCO; Dùng giấm để lau sẽ sạch vì trong giấm có chứa CH;COOH có

khả năng hòa tan các chất đó

2CH:COOH + CuO| + (CHsCOO)2Cu + H;O

2CH;COOH + CuCO;| — (CH;COO);Cu + CO; + H;O

ăn có chất chua đã nấu kĩ hoặc đề lâu trong đồ dùng bằng kim loại thì có ảnh hưởng

xấu tới sức khoẻ Giải thích vì sao?

Trang 39

dung cu bang kim loai lau ngay ching sé héa tan mét phan kim loại tạo thành ion kim loại gây ảnh hưởng đến sức khỏe

M + 2H” > M™ + Hy

Câu 5: Những hóa chất sau thường được dùng trong công việc nội trợ:

muối ăn, giấm, bột nỡ NH,HCO,, phèn chua K;SO,.AI,(SO,)›.24H,O, muối iot

(NaCl + KI) Hãy dùng phản ứng hóa học để phân biệt chúng Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng

m

Ba(OH)› + NHẠHCO, —› BaCO;| + NHỊ† + 2H;O

Ba + $0,* — BaSO/|

AI? + 30H — AI(OH);|

Câu 6: Rau qua khô được bảo quản bằng khí SO, thường chứa một lượng

nhỏ hợp chất có gốc SO,*_ Để xác định sự có mặt của ion SO;ˆ' trong hoa qua,

một học sinh ngâm một ít quả đậu trong nước Sau một thời gian lọc lấy dung dịch rồi cho tác dụng với dung dịch H;O, (chất oxi hóa), sau đỏ cho tác dụng

tiếp với dung dịch BaCl, Viết các phương trình ion rút gọn thể hiện các quá trình xây ra

Trang 40

H+ OH = H,O

Câu 9: Thanh phan dich vj da dày gdm 95% 1a nude, enzim và axiL

clohidric Sự có mặt của axit clohidric làm cho pH của địch vị trong khoảng từ 2 =

3 Khi độ axit trong dich vị da dây tăng thì dễ bị ợ chua, ợ hơi, ói mửa, buỗn nôn, loét dạ dày, tá trằng ĐỂ làm giảm bớt lượng axit dư trong dich vi da dày người ta

thường uống thuốc cú chứa NaHCO; Vỡ sao?

lam giảm bớt lượng Hˆ trong đạ dày ta thường uống thuốc có

b)Dung dich nào có thể là nước vôi trong?

©)Dung dich nào có thể là dung dịch muối ăn?

d)Dung dich nao có thé la giấm, nước cam ép?

e)Dung dịch nảo có thễ lả nước biển, biết nước biển làm quỷ tím chuyển

xanh?

T

a)Dich da day là dung dịch C vì pH= -lg0,032= 1,494

b)Nước vôi trong là dung dịch A vì cỏ môi trưởng bazơ mạnh

©)Dung dịch muỗi ăn là dung dich D vì có môi trường trung tính

4)Dung dịch giấm an là dung dịch B vì có môi trường axit

e)Dung dich nước biển là dung dich E vì làm quy tim hóa xanh nên chúng có môi trường bazơ

Câu 11: Phèn chua có công thức là K;SO,Al(SO,)24H;O Hãy giải

thich vì sao phèn có vị chua?

37

Ngày đăng: 20/11/2024, 19:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN