1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận phân tích tác Động của môi trường pháp luật, văn hóa tại việt nam Đối với hoạt Động kinh doanh công ty tnhh aeon

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tác động của môi trường pháp luật, văn hóa tại Việt Nam đối với hoạt động kinh doanh Công ty TNHH AEON
Tác giả Nhóm 03
Người hướng dẫn Lê Hoàng Quỳnh
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 3,84 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (4)
    • 1.1. MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT (4)
      • 1.1.1. Hệ thống pháp luật trên thế giới (4)
      • 1.1.2. Các vấn đề pháp lý liên quan đến kinh doanh quốc tế (5)
      • 1.1.3. Tác động của môi trường pháp luật đến kinh doanh quốc tế (5)
    • 1.2. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA (5)
      • 1.2.1. Khái niệm về văn hóa (5)
      • 1.2.2. Các yếu tố trong môi trường văn hóa (6)
      • 1.2.3. Tác động của môi trường văn hóa đến kinh doanh quốc tế (9)
    • 1.3. DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ (9)
  • CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT, VĂN HÓA TẠI VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÔNG TY THHH AEON (11)
    • 2.1. SƠ LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY TNHH AEON TẠI VIỆT NAM (11)
    • 2.2 TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT (12)
      • 2.2.1 Bối cảnh môi trường pháp luật tại Việt Nam (12)
      • 2.2.2. Tác động của môi trường pháp luật đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH AEON (13)
    • 2.3. TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA (14)
      • 2.3.1. Bối cảnh môi trường văn hóa tại VN (14)
      • 2.3.2. Tác động của môi trường văn hóa đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH AEON (19)
    • 2.4. ĐÁNH GIÁ MẶT THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN DO CÁC TÁC ĐỘNG GÂY RA (24)
      • 2.4.1. Thuận lợi (24)
      • 2.4.2. Thách thức (25)
  • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI CÁC TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT, VĂN HÓA TẠI VIỆT NAM CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY TNHH AEON (27)
    • 3.1. GIẢI PHÁP TẬN DỤNG TỐI ƯU MẶT THUẬN LỢI (27)
    • 3.2. GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI CÁC MẶT KHÓ KHĂN (30)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKhoa Kinh Tế BÀI THẢO LUẬN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT, VĂN HÓA TẠI VIỆT NAM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY TNHH AEON Giảng viên gi

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT

Hệ thống pháp lý: Hệ thống pháp lý của quốc gia là các nguyên tắc, các điều luật điều tiết hành vi và các quy trình giúp thi hành các điều luật qua đó xử lý các tranh chấp.

Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật riêng để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh quốc tế, bao gồm luật thương mại quốc tế (xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ…), luật đầu tư nước ngoài, luật thuế, luật ngân hàng…

=> Nắm chắc hệ thống luật pháp của từng quốc gia và các hiệp định giữa các nước mới cho phép doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn quốc gia, khu vực kinh doanh, hình thức kinh doanh, mặt hàng kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận, hạn chế rủi ro.

1.1.1 Hệ thống pháp luật trên thế giới a) Luật thông lệ

 Bắt đầu từ năm 1066, tòa án do vua lập ra

 Tòa án Hoàng đế có thẩm quyền kiểm tra chính nhà vua

 Ngày nay, nguyên tắc áp dụng cho tất cả mọi hành vi

 Cơ sở xét xử là các án lệ

 Hạn chế: tính cứng nhắc cao, kém linh hoạt b) Luật dân sự

 Khái niệm: Là hệ thống luật dựa trên những quy định, quy tắc bằng văn bản.

 Nguồn gốc: Luật 12 bảng của Cộng hòa La Mã ban hành thế kỷ V trước Công nguyên.

 Thế kỷ 16, 17, trung tâm luật học của châu Âu đã xây dựng nền luật pháp quốc gia dựa trên tinh thần luật La Mã cổ điển.

 Bộ Dân luật Pháp 1804, Bộ Dân luật Đức 1896. c) Luật Islam giáo (Luật Hồi giáo – Luật thần quyền)

 Hệ thống pháp luật Islam giáo được gọi là Shari’a.

 Nội dung lấy từ 4 nguồn: Kinh Quran, Sunnah, các bài viết của học giả Islam giáo, các điều được cộng đồng thừa nhận về mặt pháp lý.

 Hệ thống luật pháp bị ảnh hưởng rõ rệt của tôn giáo, nguyên tắc đạo lý, giá trị đạo đức

1.1.2 Các vấn đề pháp lý liên quan đến kinh doanh quốc tế

 Pháp luật quốc tế về hợp đồng thương mại

 Pháp luật về tiêu chuẩn hóa quốc tế: IEC, ISO, ITU

 Pháp luật về Quyền sở hữu trí tuệ:

 Pháp luật quản lý ngoại thương

 Pháp luật đầu tư quốc tế

1.1.3 Tác động của môi trường pháp luật đến kinh doanh quốc tế

MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA

1.2.1 Khái niệm về văn hóa

Theo UNESCO: ‘Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.

Theo giáo trình quản lý xã hội: Văn hóa là một thiết chế xã hội cơ bản, là một phức thể, tổng thể đặc trưng về diện mạo, tinh thần, vật chất, tri thức, tình cảm…khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng, gia đình, xóm làng, vùng miền, quốc gia, xã hội…Văn hóa có thể là hữu thể, có thể là vô hình “Văn hóa là một tổng thể phức hợp về những giá trị vật chất và tinh thần do con người kiến tạo nên và mang đặc thù riêng của mỗi một dân tộc

Bản chất của văn hóa:

+ Văn hóa mang tính nguyên tắc phải tuân theo

+ Văn hóa mang tính phổ biến trong xã hội

+ Văn hóa mang tính riêng biệt, duy nhất và độc đoán

+ Văn hóa mang tính lâu dài và vĩnh viễn

+ Văn hóa hết sức linh hoạt

1.2.2 Các yếu tố trong môi trường văn hóa a) Ngôn ngữ:

 Ngôn ngữ bằng lời nói và chữ viết

+ Đa dạng, trên toàn thế giới có 7,099 ngôn ngữ

+ Một quốc gia có thể có nhiều ngôn ngữ.

+ Ngôn ngữ chi phối cách suy nghĩ

+ Hệ thống sử dụng ngôn ngữ khác nhau sẽ có cách nghĩ khác nhau

+ Giao tiếp qua biểu cảm gương mặt, ánh mắt , cử chỉ b) Tôn giáo

Tôn giáo có thể được định nghĩa như một hệ thống các tín ngưỡng và nghi thức liên quan đến ý niệm thánh thần:

+ Tôn giáo cung cấp nền tảng tinh thần cho nền văn hóa Tôn giáo quy định cách cư xử, ăn mặc, thói quen làm việc.

+ Nghiên cứu thị trường phải đặc biệt quan tâm đến các hoạt động, nghi thức tôn giáo.

+ Tìm hiểu logic các quy luật tôn giáo là hết sức cần thiết DN KDQT thành công là những doanh nghiệp có thể thích nghi với các yêu cầu tôn giáo. c) Các giá trị và thái độ

 Giá trị (value) là những niềm tin và chuẩn mực chung cho một tập thể người được các thành viên chấp nhận.

 Thái độ (attitude) là sự đánh giá những giải pháp khác nhau dựa trên những giá trị này. d) Phong tục tập quán và chuẩn mực đạo đức

Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Dưới góc độ pháp lý, tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống, xã hội, trong sản xuất và trong sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng có tập quán đó làm theo như một quy ước chung của cộng đồng.

=>Phong tục tập quán là “những thói quen đã được mọi người tuân thủ tại một địa phương trong một hoàn cảnh bắt buộc phải chấp nhận lề thói ấy như một phần luật pháp của địa phương

Chuẩn mực đạo đức là các yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với các cá nhân, trong đó có sự xác định có thể là chính xác hoặc gần chính xác về phạm vi, giới hạn của những điều được và những điều không được phép làm.

Phong tục tập quán và chuẩn mực đạo đức là những luật lệ xã hội để kiểm soát hành động của người này với người kia

Phong tục tập quán diễn ra thông qua các hành động thông thường hàng ngày, ít mang tính đạo đức e) Văn hóa vật chất

Khái niệm: “Văn hóa vật chất là toàn bộ những giá trị vật chất do con người sáng tạo nên trong quá trình lịch sử để thỏa mãn chính nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người” Một nền văn hoá vật chất thường được coi là kết quả của công nghệ và được liên hệ trực tiếp tới việc xã hội đó tổ chức hoạt động kinh tế của mình như thế nào Văn hoá vật chất thể hiện qua đời sống vật chất của quốc gia đó f) Giáo dục

Trình độ giáo dục của một cộng đồng có thể được đánh giá qua: + Tỷ lệ người biết đọc, biết viết

+ Tỷ lệ người tốt nghiệp phổ thông, trung học hay đại học

=> Yếu tố quyết định sự phát triển văn hóa

=> Từ góc nhìn kinh doanh quốc tế, một khía cạnh quan trọng của giáo dục là vai trò trong việc xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia g) Thẩm mỹ

Văn hóa thẩm mỹ là thành tố đặc biệt của văn hóa tinh thần là một bộ phận hữu cơ của văn hóa hàm chứa một năng lực sáng tạo đặc biệt ở những giá trị thẩm mỹ trước những hiện tượng tự nhiên và xã hội những quy luật tồn tại và phát triển, là thước đo để đánh giá trình độ văn hóa của con người năng lực khám phá và sáng tạo nên nền văn hóa mỹ học.

Văn hóa thẩm mỹ là bộ phận kinh tế của văn hóa xã hội là lĩnh vực thể hiện rõ nét và đặc trưng nhất tính nhạy cảm và những năng lực sáng tạo của con người.

Vấn đề thẩm mỹ là quan trọng khi một hãng có ý định kinh doanh ở một nền văn hóa khác.

1.2.3 Tác động của môi trường văn hóa đến kinh doanh quốc tế

=> Một trong những hiểm họa lớn nhất đối với công ty khi lần đầu đặt chân ra thị trường nước ngoài là việc thiếu thông tin, hiểu biết về văn hóa

Có 5 yếu tố tác động chính đến môi trường văn hóa trong KDQT + Làm việc nhóm

+ Chế độ tuyển dụng nhân viên

+ Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ

Doanh nghiệp kinh doanh quốc tế là những tổ chức hoặc công ty mà hoạt động kinh doanh của họ không chỉ giới hạn trong một quốc gia mà có mặt và hoạt động trên nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới Đây là những doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và phức tạp, thường có mạng lưới sản xuất, cung ứng, và tiếp thị toàn cầu Dưới đây là một số đặc điểm tiêu biểu của DN KDQT:

+ Mạng lưới đa quốc gia: Các doanh nghiệp quốc tế thường có mặt tại nhiều quốc gia, thậm chí trên nhiều châu lục khác nhau Họ có thể có văn phòng, nhà máy sản xuất, cơ sở lưu trữ và điểm bán hàng trên toàn cầu.

+ Phân phối và cung ứng toàn cầu: Để đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế thường phải xây dựng các chuỗi cung ứng và phân phối hiệu quả Điều này có thể bao gồm việc hợp tác với các đối tác địa phương, vận chuyển hàng hóa qua biên giới, và quản lý kho hàng trên diện rộng.

+ Đa văn hóa và đa dạng: Do hoạt động trên nhiều quốc gia, các doanh nghiệp quốc tế thường phải đối mặt với nhiều văn hóa, ngôn ngữ, và quy định pháp lý khác nhau Điều này đòi hỏi họ phải có khả năng thích ứng và tôn trọng sự đa dạng trong cách tiếp cận thị trường và quản lý nhân sự.

+ Chuẩn hóa sản phẩm và dịch vụ: Để đảm bảo tính nhất quán và chất lượng trên toàn cầu, nhiều doanh nghiệp quốc tế thường thực hiện chuẩn hóa sản phẩm và dịch vụ của họ Điều này giúp họ tối ưu hóa quy trình sản xuất và tiết kiệm chi phí.

+ Quản lý rủi ro và tuân thủ pháp luật: Với hoạt động trên nhiều quốc gia, các doanh nghiệp quốc tế phải đối mặt với nhiều rủi ro liên quan đến thị trường, chính trị, tài chính và môi trường Do đó, quản lý rủi ro và tuân thủ pháp luật là một phần quan trọng trong hoạt động của họ.

+ Tính cạnh tranh cao: Với sự cạnh tranh từ cả các doanh nghiệp địa phương và quốc tế, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải liên tục cải thiện và đổi mới để giữ vững vị thế của mình trên thị trường toàn cầu.

TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT, VĂN HÓA TẠI VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÔNG TY THHH AEON

SƠ LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY TNHH AEON TẠI VIỆT NAM

AEON hiện là một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ lớn nhất trên thế giới với 179 liên doanh và ngoài nước Nhật Bản Được thành lập từ năm 1758, với lịch sử trải dài trên 250 năm, Tập đoàn AEON là một trong những nhà bán lẻ lâu đời nhất tại Nhật Bản.

Trong suốt quá trình hoạt động của mình, Tập đoàn AEON duy trì một cam kết không hề thay đổi đó là luôn đặt ra tiêu chí “Khách hàng là trên hết” Nguyên tắc cơ bản của Tập đoàn AEON chính là hướng tới một xã hội thịnh vượng, ổn định và hòa bình thông qua hoạt động bán lẻ Với trách nhiệm đó, Tập đoàn AEON đã có được lòng tin của khách hàng cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh không chỉ tại Nhật Bản mà còn tại các quốc gia khác trong khu vực Châu Á trong một khoảng thời gian dài.

AEON chính thức bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009 dưới hình thức Văn phòng Đại diện (01/12/2009 – 10/07/2012) Ngày 07/10/2011, được sự chấp thuận từ UBND Thành phố Hồ Chí Minh, AEON thành lập Công ty TNHH AEON Việt Nam kinh doanh chủ đạo 5 mảng sau:

+ Trung tâm bách hóa tổng hợp & siêu thị

+ Trang thương mại điện tử

+ Siêu thị vừa và nhỏ AEON MaxValue Đại gia bán lẻ Aeon từng có bước thăm dò thị trường Việt Nam năm 2011, thông qua hợp tác với Tập đoàn Trung Nguyên mở chuỗi cửa hàng tiện lợi Ministop tại Việt Nam Với chỉ xấp xỉ 20 cửa hàng được mở đến nay, có thể xem chuỗi Ministop là cuộc “hồn nhân chưa trọn vẹn” giữa Aeon và Trung Nguyên, so với hàng trăm cửa hàng tiện lợi của các chuỗi B's Mart, Family Mart, Shop & Go, Circle K, và mới nhất là Vinmart đang đua nhau mọc lên khắp cả nước.

Sau khi soi thật kỹ thị trường bán lẻ trong nước, đầu năm 2014 Tập đoàn Aeon Mới chính thức đặt chân vào thị trường Việt Nam, Trung tâm thương mại (TTTM) Aeon đầu tiên có vốn đầu tư hơn 100 triệu USD tại Khu Đô thị Celadon Tân Phú, TPHCM Với tham vọng lớn sẽ mở tới 20 TTTM tại các đô thị lớn trong cả nước vào năm 2020, thị trường bán lẻ phía Bắc cũng đã được Aeon đưa vào tầm ngắm với Dự án TTTM Aeon Mall Long Biên, TTTM này có diện tích khoảng100.000 m2, lớn hơn quy mô của 2 TTTM tại TP HCM và BìnhDương.

TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT

2.2.1 Bối cảnh môi trường pháp luật tại Việt Nam

Trong xu hướng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Quốc hội đã ban hành và tiếp tục hòan thiện các Bộ Luật như Luật thương mại, Luật doanh nghiệp,

Luật đầu tư, Luật thuế…để đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế ở Việt Nam Các quy định trong các Bộ

Luật mới có thể tăng cường chuẩn mực kinh doanh và quản lý, giúp AEON Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ Luật Thương mại có thể tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xuất nhập khẩu của aoen Việt

Nam, giảm rào cản và chi phí liên quan đến thương mại quốc tế Luật Thuế tạo ra cơ hội mới hoặc đặt ra thách thức, tùy thuộc vào cách chính phủ điều chỉnh thuế và cách aoen Việt Nam quản lý chiến lược tài chính Luật

Doanh nghiệp được cải thiện giúp AEON Việt Nam quản lý doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả hơn, đáp ứng nhanh chóng với yêu cầu thị trường và quy định pháp luật mới Việc có các quy định rõ ràng trong Luật Đầu tư có thể tăng cường sự tin tưởng từ phía nhà đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho aoen Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư.

Pháp luật liên quan mật thiết tới sự phát triển của ngành Pháp luật nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các nhà bán lẻ Rất nhiều các nhà bán lẻ trên thế giới đầu tư vào Việt Nam trong đó có AEON Hệ thống pháp luật nước ta ban hành nhiều luật về kinh doanhnhư luật thương mại, luật lao động, luật thuế nhập khẩu, xuất khẩu… đặc biệt nước ta có chính sách mở cửa đối với các nhà đầu tư bán lẻ nước ngoài vào thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó nhà nước có chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển hệ thống bán lẻ ở Việt Nam, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển: tích lũy vốn, tái đầu tư mở rộng sản xuất, giảm thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước Bên cạnh đó thúc đẩy phát triển kinh tế, Việt Nam còn thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, về đầu tư đối với các doanh nghiệp Tuy nhiên các chính sách về đất đai và hệ thống pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập chưa thực sự hw trợ cho các nhà bán lẻ.

2.2.2 Tác động của môi trường pháp luật đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH AEON

Từ những tác động của môi trường pháp luật Công ty

TNHH AEON Việt Nam đã tiến hành một số giải pháp để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh trong bối cảnh môi trường pháp luật ngày càng phức tạp:

- Tuân Thủ Pháp Luật Hiện Hành:

+ Đảm bảo rằng công ty luôn tuân thủ tất cả các quy định và luật lệ pháp luật liên quan đến ngành và lĩnh vực hoạt động của họ.

+ Thường xuyên cập nhật thông tin về các thay đổi trong luật lệ và quy định để đảm bảo sự tuân thủ liên tục.

- Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Pháp Luật:

+ Thiết lập và duy trì một hệ thống quản lý pháp luật hiệu quả để theo dõi và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý.

+ Đào tạo nhân viên về các vấn đề pháp lý quan trọng và thiết lập quy trình giải quyết khi có vấn đề pháp lý phức tạp.

- Duy Trì Một Nhóm Chuyên Gia Pháp Lý:

+ Thành lập và duy trì một nhóm chuyên gia pháp lý hoặc hợp tác với các chuyên gia pháp lý bên ngoài để đảm bảo có nguồn lực chuyên sâu về các vấn đề pháp lý phức tạp.

+ Sử dụng nhóm này để đưa ra đánh giá và tư vấn pháp lý chính xác.

Thúc Đẩy Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp (CSR):

+ Tăng cường trách nhiệm xã hội doanh nghiệp bằng cách thực hiện các hành động và chính sách tương thích với các quy định pháp luật và đồng thời đáp ứng các kỳ vọng của cộng đồng và xã hội.

+ Tham gia vào các dự án và hoạt động xã hội nhằm xây dựng hình ảnh tích cực và duy trì uy tín pháp lý.

- Đàm Phán và Thương Lượng Hiệu Quả:

+ Phát triển kỹ năng đàm phán và thương lượng để có thể giải quyết các vấn đề pháp lý một cách hiệu quả và tránh xung đột không cần thiết.

+ Thiết lập một quy trình chính xác để giải quyết mọi tranh chấp pháp lý một cách nhanh chóng và công bằng.

TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA

2.3.1 Bối cảnh môi trường văn hóa tại VN

Tự cung tự cấp là đặc trưng kinh tế căn bản của nền xã hội nông nghiệp đã qua mà cho đến nay vẫn còn để lại nhiều dư âm trong tư duy trao đổi, mua bán của người Việt Nam Thương mại làng xã nhỏ lẻ, manh mún đã để lại dấu ấn tương đối đậm nét trong tập quán mua bán của người Việt được thể hiện qua các đặc trưng về văn hóa mua bán sau: a) Hạn chế cả mua và bán

Mua và bán là những quan hệ chủ đạo trong hoạt động thương mại Mua để thoả mãn nhu cầu, đáp ứng đời sống hàng ngày còn bán nhằm mục đích sinh lợi Trong các làng xã truyền thống, cả hai yếu tố

“mua” và “bán” đều bị hạn chế.

Cho đến nay, người Việt Nam vẫn mang tâm lí tin tưởng những thứ của mình làm được – dấu ấn của lối sống tự sản tự tiêu Đến nhà nhau chơi, chủ nhà thường thể hiện sự hiếu khách bằng cách đãi cây nhà lá vưn, khách cũng đáp lại tấm lòng quý hoá kia khi mang biếu chục trứng gà ta, rau sạch, gạo sạch ở quê làm được Niềm tin duy tình là tem bảo hành cho những sản phẩm ấy Bó tăm, cái chổi, chiếc ghế con, đôi đũa,… bán sẵn vừa tiện, vừa đẹp nhưng nhiều người vẫn thích thú bỏ cả buổi ở nhà “tự chế”, với tâm lí bớt đng nào hay đng ấy mà lại yên tâm hơn với sản phầm tự làm, mặc dù, thời gian để làm những thứ đó, có thể đổi được một lượng giá trị lớn hơn nhiều lần. b) Thói quen nói thách, mặc cả trong mua bán

Nói thách và mặc cả là sản phẩm của nền thương mại làng xã – nơi mà giá trị hàng hoá là kết quả của sự thoả thuận trực tiếp giữa người bán và người mua Người bán nói thách bởi biết chắc sẽ có sự cò kè và việc đẩy giá ban đầu cao hơn so với giá trị thực của hàng hoá đã trở thành thói quen, thậm chí là quy tắc bán hàng ở chợ truyền thống Người mua, đôi khi trong thâm tâm nhận thấy giá đó là hợp lí, thậm chí đã rẻ hơn so với tưởng tượng nhưng vẫn phải mặc cả bởi sợ hớ, sợ thiệt hay đơn giản hơn là bởi quan niệm đã mua hàng thì phải trả giá Cuộc trả giá thường kéo dài khá lâu, có khi chỉ vì đắt rẻ vài nghìn, người ta không tiếc thời giờ đi lòng vòng từ đầu chợ đến cuối chợ để tìm cho được quán rẻ nhất Giả vờ bỏ đi trong khi thâm tâm đã vừa ý sản phẩm rồi chờ người bán gọi lại cũng là một cách “chơi trò” của khách để được mua với giá rẻ hơn Có trường hợp, sau khi mặc cả, người bán hàng đồng ý, người mua chẳng vui mừng vì thoả thuận thành công mà lại lấn cấn bởi lo chưa mặc cả hết giá nên người bán mới đồng ý nhanh đến vậy.

Trên bình diện lịch sử kinh tế, nói thách, mặc cả bắt nguồn từ sự thiếu tính hàng hoá trong các chợ làng truyền thống Người bán hàng không chuyên, chỉ vì có chục trứng gà, mấy lít rượu, chai tương của nhà làm ra không dùng tới mới đem ra chợ đổi lấy đồng quà tấm bánh Đôi khi, bản thân họ cũng không biết giá trị thực của thứ sản phẩm mình định bán Không hiếm trường hợp chính khách mới là người quyết định giá Ví dụ: “Cam bán thế nào chị ơi?” – “Thế cô trả bao nhiêu”

Những cuộc trả giá “ngược đời” như vậy rất phổ biến Giá cả không cố định, phụ thuộc vào kết quả thương lượng giữa người mua và người bán Chuyện mua đầu chợ bán cuối chợ, cùng một mặt hàng nhưng mỗi người mua một giá là điều hết sức quen thuộc trong văn hoá trao đổi đậm chất duy tình ở nông thôn Việt Nam.

Hiện tượng nói thách tới mức đội giá lên tri, nhất là đối với khách thập phương và người nước ngoài khiến cho việc đi chợ mua hàng trở thành một sự thách thức và người mua lúc nào cũng ở trong thế phòng thủ của kẻ sắp bị lừa gạt Khó khăn hơn khi mức độ nói thách không giống nhau ở các địa phương, các mặt hàng Thậm chí cùng một mặt hàng, một người bán nhưng mỗi người mua lại được

“thách” ở một mức giá riêng Ngược lại, cũng có không ít những khách hàng mặc cả bằng cách chê bai giá cả, dè bỉu sản phẩm ở ngay lần hỏi giá đầu tiên mặc dù bản thân họ cũng thấy giá ấy không hề quá ngưỡng. Đô thị hoá, toàn cầu hoá có mạnh mẽ đến đâu thì chợ Việt và văn hoá đi chợ của người Việt cũng vẫn giữ những đặc trưng nhất định của nó Siêu thị, máy bán hàng tự động, giá niêm yết ngày càng phổ biến song chúng vẫn không thể thay thế chợ truyền thống, nơi người ta đến không chỉ để mua mắm muối tương cà mà còn để trò chuyện, giao lưu và cả việc trổ tài mặc cả Nói thách vừa phải, mặc cả khéo léo để không gây tổn hại đến mối quan hệ giữa người bán và người mua, cũng không làm ảnh hướng đến diện mạo của chợ Việt truyền thống là điều cần hướng đến trong thời đại giao lưu văn hoá hiện nay. c) Tâm lí mua của người quen

Tư duy duy tình – đặc điểm nổi bật của văn hoá nông nghiệp đã để lại dấu ấn rõ nét trong tâm lí thương mại của người Việt, mà cụ thể là xu hướng phân biệt quen, lạ trong quan hệ mua bán.

Mua của người quen là sở thích, tâm lí phổ biến ở người Việt Nam Đó cũng là “bài học cơ bản” mà mẹ đẻ dạy cho cô con gái mới lớn Sau này, cô gái ấy đi lấy chồng, lập tức sẽ được mẹ chồng truyền lại cho một danh sách những người bán hàng quen thuộc của gia đình, từ hàng thịt, hàng rau cho đến hàng hoa, hàng vải Những ngày đầu lạ lẫm ở một miền đất mới, khi ra chợ, người ta thường làm quen với người bán, xác lập mối quan hệ tình cảm trước mối quan hệ giao thương Cách làm quen phổ biến là dẫn ra một nhân vật trung gian nào đó, hay tìm một điểm chung giữa hai người như đồng hương, đồng niên, đồng nghiệp,… Chỉ cần có thế, họ sẵn sàng gọi nhau là người quen, người nhà, người làng và bỗng dưng cảm thấy thoải mái, rộng rãi hơn khi trao đổi.

Mua của người quen giúp người mua yên tâm về giá cả, chất lượng hàng hoá, không lo bị thiếu cân bớt lạng lại có thể nợ tiền những lúc khó khăn hay trót vung tay quá trán mà tiêu hụt tiền chợ. Với những khách hàng quen thuộc, người bán còn tỏ ra gắn bó bằng cách nay thì để dành cho ít đồ tươi ngon, mai lại làm dấu báo hiệu hàng chất lượng kém Cứ thế, cái chợ của người Việt không còn đơn thuần là nơi trao đổi thương mại mà còn là một cộng đồng tình cảm khăng khít.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tâm lí mua hàng của người quen đi ngược lại quy luật thương mại, không đem đến lợi ích cho người tiêu dùng Yếu tố quyết định việc lựa chọn sản phẩm của người Việt không phải chỉ là chất lượng, mẫu mã, giá cả mà còn là tiêu chí tình cảm Có những người mua thấy rõ sản phẩm của người quen không tốt bằng hàng bên cạnh, giá cả có thể nhích hơn, song vì nể, vì ngại mà vẫn tặc lưỡi thuỷ chung Cũng không hiếm những khách trung thành tới mức thà rằng nhịn ăn, nhịn mua chứ không sang quán khác khi mà người quen đã hết hàng Từ đồng quà tấm bánh ở chợ quê cho đến những mặt hàng hiện đại, đắt tiền, có giá niêm yết như đồ điện tử, xe máy, ô tô, thậm chí là đất đai, nhà cửa thì một trong những tiêu chí mua hàng để người Việt lựa chọn vẫn là yếu tố “quen” (mà đôi lúc, sự quen biết phải qua những quan hệ trung gian nào đó). Trong những trường hợp ấy, sự “mua của người quen” chỉ đem lại lợi ích về mặt tâm lí để rồi khi không thoả mãn về sản phẩm, người ta lại thở than, nhiếc móc: “quen nó lèn cho đau”, “thân nó dần ra xương”,

Nếu như tính cộng đồng làng xã khiến tất cả người bán kẻ mua trong một phiên chợ quê trở thành người nhà để vừa bán vừa cho, vừa mua vừa chuyện, thì sự tự trị cố hữu ở nông thôn Việt Nam lại tạo ra một hàng rào phân biệt giữa người quen trong xóm ngoài làng với khách lạ thập phương tứ xứ Hiện tượng bắt nạt người lạ, chèn ép khách qua đường bằng cách nói thách quá cao, cân thiếu, ép mua, lừa lọc, xúc phạm khách hàng với tâm lí đắt rẻ cũng chỉ bán một lần là thói quen xấu nhưng rất phổ biến Nó chính là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thương mại và hình ảnh văn hoá của Việt Nam dưới con mắt người nước ngoài. d) Người bán ưu thế hơn người mua

Nguyên tắc khách hàng là thượng đế thật ra chỉ được du nhập vào Việt Nam không lâu, cùng với sự hình thành nền kinh tế thị trường và cho đến nay, nguyên tắc này chưa phải đã hoàn toàn phổ biến Một thời gian dài sống trong cơ chế tập trung bao cấp, hàng hoá thiếu thốn đã hình thành nên tâm lí coi trọng người bán hơn người mua Mặt khác, thói quen chèn ép người mua một phần còn bắt nguồn từ ý thức

“chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng” – một sản phẩm tâm lí của làng xã tự trị Hệ quả là, rất nhiều người mua hàng Việt Nam vẫn ngại ngùng khi bước vào một cửa hàng sang trọng, lo ngại “bị mắng” nếu chẳng may thử nhiều sản phẩm mà không ưng ý hoặc không đủ tiền.

ĐÁNH GIÁ MẶT THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN DO CÁC TÁC ĐỘNG GÂY RA

2.4.1 Thuận lợi a) Thuận lợi về pháp luật

Chính sách thu hút vốn đầu tư: Kể từ năm 1986 khi Việt Nam xóa bỏ nền kinh tế tự cung tự cấp, chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường - định hướng xã hội chủ nghĩa Từ đó, Luật đầu tư nước ngoài được ban hành tại Việt Nam (1987) đã thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư từ nước ngoài vào trong nước, mở ra cơ hội phát triển kinh tế cho đất nước nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh trên Thế giới Nhờ có vị trí đắc địa khi Việt Nam nằm tại “cửa ngõ Biển Đông” thuận tiện phát triển các ngành công nghiệp logistics, khai thác khí đốt, thủy sản, Ngoài ra, với tình hình chính trị ổn định cùng với sự dồi dào về nguồn nhân công giá rẻ, là những yếu tố thu hút các nguồn vốn FDI từ nước ngoài chảy vào trong nước.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư nước ngoài như: tinh gọn các thủ tục hành chính rườm rà, ưu đãi cho các ngành công nghiệp công nghệ cao, logistics, bán lẻ Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp được sửa đổi lại vào năm 2020 tạp nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thành lập, hoạt động và giải thể.

Như vậy, với các chính sách ưu đãi từ Chính phủ và các vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý được nước sở tại tạo điều kiện, từ đó AEON đã dễ dàng hơn trong quá trình xử lý thủ tục gia nhập và thực hiện hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện: Với hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, đặc biệt là luật sở hữu trí tuệ, luật bảo vệ nhà đầu tư, luật phá sản, cho thấy được sự bảo đảm của quốc gia bảo vệ doanh nghiệp về các sáng chế, phát minh, Đồng thời, tạo điều kiện cho các công ty, doanh nghiệp được hoàn thiện nhanh các thủ tục giải thể, tránh để tình trạng kéo dài gây nên những tổn thất không đáng có

Vì vậy, khi AEON gia nhập thị trường Việt Nam được luật pháp nước Việt Nam bảo vệ về tên riêng của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo quyền lợi bình đẳng của AEON khi hoạt động các trung tâm thương mại tại Việt Nam với các trung tâm thương mại khác trong nước b) Thuận lợi về văn hóa:

Văn hóa tiêu dùng: Người Việt Nam rất chú trọng đến chất lượng của sản phẩm như: nguồn gốc, xuất xứ, bản thành phần, Ngoài ra, người Việt thích khám phá và trải nghiệm những điều mới mẻ.

Với những đặc điểm về văn hóa tiêu dùng của người Việt như trên, cùng với những yếu tố của AEON có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng vốn đã khắt khe của người Việt Các trung tâm thương mại của AEON cung cấp các sản phẩm vô cùng đa dạng và phục vụ được nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội Việt Nam như: đồ gia dụng, cửa hàng thời trang, cửa hàng nội thất, khu vui chơi giải trí cho trẻ em, trung tâm thể thao,

Chính nhờ sự thông minh trong việc kinh doanh các cửa hàng bán lẻ gây hứng thú cho người tiêu dùng cùng với sự đa dạng về hình thức kinh doanh của AEON đánh trung vào văn hóa tiêu dùng đã nhận được sự ủng hộ của người dân Việt Nam.

Sự canh tranh gay gắt: Trong xu thế của toàn cầu hóa, việc vận chuyển và giao lưu hàng hóa, dịch vụ đã không còn là trở ngại đối với các công ty Việt Nam cũng đã và đang tham gia vào quá trình toàn cầu hóa cùng với thế giới Điển hình của sự hội nhập toàn cầu hóa là sự xuất hiện của các hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc và xuất xứ nước ngoài như: Netflix, Macbook, Iphone, Amazon, Và trong lĩnh vực bán lẻ cũng vậy, với sự xuất hiện các các chuỗi bán lẻ như: 7-ELeven,

Lotte, BigC, đã và đang tạo sức ép lớn đối với hoạt động bán lẻ của AEON Khi các chuỗi siêu thị này có sản phẩm đa dạng, chất lượng với giá cả hợp lý.

Hạ tầng giao thông: Hạ tầng giao thông tại Việt Nam còn hạn chế, có ít các tuyến đường cao tốc để rút gọn quãng đường di chuyển Và địa hình có nhiều đồi, núi làm ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hóa và thu hút khách hàng của AEON.

Thủ tục hành chính: Mặc dù đã được rút gon các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh thì tại Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều thủ tục rườm rà, nhiều giấy tờ và có liên đới tới nhiều bên.

GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI CÁC TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT, VĂN HÓA TẠI VIỆT NAM CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY TNHH AEON

GIẢI PHÁP TẬN DỤNG TỐI ƯU MẶT THUẬN LỢI

Để tận dụng tối ưu mặt thuận lợi của môi trường văn hoá và pháp luật Việt Nam đối với hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty TNHH Aeon, có một số giải pháp mà công ty có thể áp dụng: a Nghiên cứu và thích nghi với văn hoá và pháp luật địa phương:

Công ty cần hiểu rõ về văn hoá, phong tục, và quy định pháp luật của Việt Nam để điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình phù hợp:

Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về việc Aeon nghiên cứu và thích nghi với văn hoá và pháp luật địa phương tại Việt Nam:

- Nghiên cứu thị trường và khách hàng:

Aeon đã tiến hành các nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu, xu hướng mua sắm, và thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam. Điều này giúp họ điều chỉnh chiến lược sản phẩm, dịch vụ và marketing phù hợp với người tiêu dùng địa phương.

Ví dụ: Aeon đã phát triển dòng sản phẩm thực phẩm sạch, hữu cơ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe và an toàn thực phẩm.

- Thích nghi với văn hoá và phong tục địa phương:

Aeon đã điều chỉnh các chiến dịch quảng cáo, truyền thông và marketing để phù hợp với văn hoá và phong tục của người Việt Nam.

Họ sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh và thông điệp phù hợp với tình hình thị trường và văn hoá địa phương.

Ví dụ: Aeon đã tổ chức các chương trình khuyến mãi vào các dịp lễ lớn như Tết Nguyên Đán, Quốc Khánh để kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam trong những dịp đặc biệt.

- Tuân thủ pháp luật địa phương:

Aeon đã thực hiện các bước cần thiết để tuân thủ pháp luật kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm quản lý thuế, quy định về lao động, quản lý nhập khẩu và xuất khẩu, và các quy định khác liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Ví dụ: Aeon đã thực hiện đúng quy trình và thủ tục về vận chuyển hàng hóa, giữ gìn môi trường, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng theo yêu cầu của cơ quan chức năng tại Việt Nam.

- Hợp tác và tạo mối quan hệ địa phương:

Aeon đã hợp tác chặt chẽ với các đối tác địa phương, như nhà cung cấp, đối tác phân phối, và cộng đồng địa phương để xây dựng mối quan hệ đối tác bền vững và mang lại lợi ích chung.

Ví dụ: Aeon đã hợp tác với các nhà sản xuất, nông dân địa phương để phát triển các sản phẩm địa phương, tạo ra cơ hội kinh doanh cho địa phương và tăng cường uy tín của mình trên thị trường Việt Nam. b Xây dựng mối quan hệ tốt với cơ quan chức năng:

- Thành lập mối quan hệ tốt với các cơ quan chính phủ và tổ chức địa phương để có sự hỗ trợ và thông tin cần thiết

- Thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện, hoặc tài trợ các sự kiện văn hoá để tạo dựng mối quan hệ tích cực với cộng đồng địa phương

- Bên cạnh đó có thể tạo dựng hình ảnh tích cực trong cộng đồng và thực hiện các hoạt động xã hội có ý nghĩa để được ủng hộ từ cộng đồng và chính phủ địa phương như tổ chức các chương trình tình nguyện như dọn vệ sinh môi trường, hỗ trợ giáo dục, hoặc tài trợ cho các hoạt động văn hoá như lễ hội truyền thống, các dịp lễ đặc biệt của địa phương

- Tìm kiếm cơ hội hợp tác địa phương: Tìm kiếm cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp và tổ chức địa phương để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với thị trường địa phương và quốc tế Hợp tác với các đối tác địa phương có uy tín để mở rộng mạng lưới kinh doanh và tăng cường quyền lợi cạnh tranh Aeon có thể ký kết các hiệp định hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực cung ứng, phân phối để tận dụng mạng lưới địa phương. c Tối ưu hóa chiến lược marketing:

Phát triển chiến lược marketing phù hợp với người tiêu dùng và văn hoá Việt Nam để thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về cách Aeon tối ưu hóa chiến lược marketing tại Việt Nam:

- Chương trình khuyến mãi đặc biệt cho người tiêu dùng Việt Nam: Aeon thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như

“Ngày hội giảm giá lớn” vào dịp cuối năm hoặc các dịp lễ quốc gia. Đây là cách để thu hút khách hàng và tạo ra hiệu ứng tích cực trong cộng đồng người tiêu dùng Việt Nam.

- Phát triển sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam: Aeon đã điều chỉnh chiến lược sản phẩm để phù hợp với nhu cầu và thị trường Việt Nam Ví dụ, họ tập trung vào việc phát triển các sản phẩm thực phẩm sạch, hữu cơ để đáp ứng xu hướng sức khỏe và an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng tại Việt Nam.

- Chiến dịch quảng cáo địa phương hóa: Aeon đã tạo ra các chiến dịch quảng cáo được thiết kế đặc biệt cho khách hàng Việt Nam, sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh và thông điệp phù hợp với văn hoá và tập quán của người Việt Điều này giúp tăng cường sự gắn kết và nhận diện thương hiệu trong cộng đồng.

GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI CÁC MẶT KHÓ KHĂN

- Tháo gỡ bất cập pháp lý trong thực hiện dự án đầu tư.

- Nâng cao chất lượng cải cách danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa và triển khai hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính.

- Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho doanh nghiệp.

- Hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, sản xuất,kinh doanh gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh,hướng tới phát triển bền vững.

- Nâng cao chất lượng các dịch vụ phát triển kinh doanh.

Trong xu hướng toàn cầu hoá, một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường quốc tế phải đối mặt với vô số những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của mình Trong những yếu tố đó văn hoá, pháp luật là những vấn đề đáng quan tâm Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong kinh doanh quốc tế phụ thuộc phần lớn vào doanh nghiệp có am hiểu về văn hóa hay các chính sách, các luật lệ của nước sở tại hay không Cho dù doanh nghiệp đóng ở đâu cũng bị ảnh hưởng của nền văn hoá quốc gia và hệ thống luật pháp,các chính sách của chính phủ nước đó Vì vậy, ta có những giải pháp đối với chiến lược kinh doanh của AEON như sau:

+ Nâng cao chất lượng các sản phẩm từ thương hiệu Nhật Bản

+ Đưa ra các sản phẩm đa dạng với nguồn gốc rõ ràng, có kết hợp với yếu tố phổ biến văn hóa truyền thống

+ Đưa ra giá cả phù hợp mọi đối tượng khách hàng

+ Đẩy mạnh về ẩm thực

+ Đều đặn tổ chức các event ấn tượng để quảng bá

+ Thường xuyên đưa ra chương trình khuyến mãi, tích điểm hấp dẫn

+ Bố trí thanh toán nhanh chóng

+ Đầy đủ tiện ích chuẩn quốc tế

+ Mạnh tay loại bỏ các thương hiệu không được ưa chuộng.

Ngày đăng: 20/11/2024, 16:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w