TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIBỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI NHÓM: 5 LỚP H
GIỚI THIỆU
Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi đổi mới nền kinh tế nước ta đã đạt những thành tựu hết sức to lớn và đang từng bước hội nhập, thích nghi với nền kinh tế thế giới Cùng với sự phát triển về kinh tế thì các ngành nghề ở Việt Nam ngày càng phong phú và đa dạng hơn Điều này đã tạo điều kiện cho sinh viên có thể chọn cho mình một ngành nghề phù hợp để theo học Nhưng nó cũng đặt ra một thách thức không nhỏ đó là đứng trước nhiều ngành nghề như vậy học sinh phải loay hoay để lựa chọn cho mình một ngành nghề hợp lý Bởi việc chọn đúng ngành sẽ là cơ sở của động cơ học tập và sự phát trển nghề nghiệp bền vững trong tương lai Việc chọn sai ngành sẽ dẫn đến tình trạng chán nản trong học tập, bỏ học giữa chừng, ra trường không có việc làm, không đam mê nhiết huyết trong công việc…
Từ vấn đề nêu trên nhóm chúng tôi đã quyết định thực hiện nghiên cứu với đề tài: “ Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành học của sinh viên trường Đại học Thương Mại” Từ đó giúp cho các bạn học sinh Trung học lựa chọn được ngành phù hợp, giúp các cơ sở giáo dục đại học và các nhà hoạch định chính sách có thể xây dựng chương trình đạo tào, mở mã ngành, nhằm nâng cao số lượng, chất lượng tuyển sinh, từ đó đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Xác định các vấn đề cần nghiên cứu
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành học của sinh viên trường Đại học Thương Mại” Từ đó đề ra các giải pháp cho các bạn học sinh Trung học phổ thông, các cơ sở giáo dục đại học và các nhà hoạch định chính sách.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành học của sinh viên trường Đại học Thương Mại
- Đánh giá các tác động của những nhân tố này đến việc chọn ngành học của sinh viên Thương Mại
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu chung
- Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành học của sinh viên trường Đại học Thương Mại ?
1.2.4 Câu hỏi nghiên cứu cụ thể
- Cơ hội nghề nghiệp ảnh hưởng như thế nào?
- Cá nhân ảnh hưởng như thế nào đến việc đưa ra quyết định chọn ngành?
- Cá nhân người học ảnh hưởng như thế nào đến việc đưa ra quyết định chọn ngành học của sinh viên?
- Công tác tư vấn tuyển sinh ảnh hưởng như thế nào đến việc đưa ra quyết định chọn ngành học của sinh viên?
- Đặc điểm của trường học ảnh hưởng như thế nào đến việc đưa ra quyết định chọn ngành học của sinh viên?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành học của sinh viên.
- Khách thể: SV trường đại học Thương Mại
+ Nội dung: Trong nghiên cứu này nhóm chúng tôi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành học của sinh viên đại học Thương Mại + Không gian thị trường: Trường Đại học Thương Mại
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận và giả thiết nghiên cứu
- Quan điểm về chọn ngành
Theo Vu Anh Tung (2015) [1], chọn ngành học là một hành động đưa ra quyết định để theo học một ngành cụ thể cho nghề nghiệp mong đợi trong tương lai Theo Le Thi Thanh (2013), chọn ngành học là quyết định chọn một ngành nào đó mà các trường CĐ-ĐH đào tạo để đăng kí dự thi và theo học sau khi tốt nghiệp THPT.
Từ những quan niệm về việc chọn ngành, chúng tôi đưa ra khái niệm chọn ngành là “quá trình một cá nhân tìm hiểu về bản thân, về ngành và dựa trên một số yếu tố khác nhau để đưa ra quyết định về việc sẽ đăng kí và theo học chuyên ngành cụ thể đang được đào tạo ở một trường trung cấp, CĐ-ĐH sau khi tốt nghiệp THPT” (Dao et al., 2018, p.25).
Theo Pham Manh Ha (2011) [2], chọn ngành nghề là một chuỗi các hành động diễn ra đồng thời hoặc kế tiếp, gồm các quá trình như nhận thức về nghề với những nội dung và yêu cầu của nó, nhận thức về những năng lực, phẩm chất, tính cách, nhu cầu của bản thân, nhận thức nhu cầu thị trường lao động, đánh giá của xã hội đối với giá trị của nghề, qua đó tỏ thái độ và có hành động lựa chọn phù hợp.
Theo Nguyen Thi Lan Huong (2012) [3], quá trình chọn ngành học được hình thành qua 3 giai đoạn chính: Giai đoạn 1 là sự hình thành về những ước mơ nghề nghiệp, hình thành vào thời thơ ấu; Giai đoạn 2 là xác định nhu cầu và thiết lập sự lựa chọn; Giai đoạn 3 là quyết định ngành học cuối cùng và tham gia dự thi Cùng với quan niệm này, Le Thi Thanh (2013) [4] cũng cho rằng việc lựa chọn ngành nghề diễn ra trong một quá trình kéo dài từ khi bản thân cá thể hình thành ý nghĩ, sở thích về một ngành nghề nào đó trong tương lai mà mình sẽ làm Qua thời gian, bản thân cá thể đó có sự nhận thức rõ hơn về ngành nghề và với năng lực học tập cùng với những điều kiện khác (sức khỏe, tài chính gia đình…), cá thể đó sẽ dần định hướng lại để chọn lựa cho mình một ngành nghề phù hợp Theo Hunjra (2010), quyết định chọn ngành học của phần lớn sinh viên xuất phát từ sớm, khoảng 2 năm cuối trung học phổ thông (Bui, 2013) [5]
- Lý thuyết về hành vi dự định của Ajzen (1991) - Ajzen's Theory of
(Theory of reasoned action) mà Ajzen đã từng đưa ra trước đó, nhằm khắc phục những hạn chế của mô hình ban đầu trong việc giải quyết kiểm soát hành vi Lý thuyết này xác định ba tiền đề của ý định: thái độ đối với hành vi (attitude toward the behavior hay perceived attitude), các quy chuẩn chủ quan (subjective norm) và nhận thức kiểm soát hành vi (perceived behaviorial control) Thái độ đối với hành vi đề cập đến mức độ mà một người đánh giá về hành vi đang được nói đến là có lợi hay không có lợi “Các quy chuẩn chủ quan” đề cập đến nhận thức của cá nhân về các áp lực xã hội có ảnh hưởng đến việc thực hiện hoặc không thực hiện hành vi Thêm vào đó, Ajzen (1991) cũng cho rằng “thái độ đối với hành vi” và các “quy chuẩn chủ quan” phản ánh “nhận thức mong muốn” của việc thực hiện hành vi Còn “nhận thức kiểm soát hành vi” phản ánh nhận thức rằng hành vi này có thể kiểm soát được một cách cá nhân hay không. Nói cách khác, “nhận thức kiểm soát hành vi” đề cập đến nhận thức của cá nhân về sự dễ dàng hoặc khó khăn trong việc thực hiện hành vi Đây là yếu tố được Ajzen (1991) xem là quan trọng trong mô hình hành vi dự định, đồng thời cho thấy điểm khác biệt so với thuyết hành động hợp lý trước đó Mô hình của Ajzen
(1991) được sử dụng khá phổ biến trong nhiều nghiên cứu liên quan đến quyết định chọn ngành của sinh viên Trong nghiên cứu này, các yếu tố trong mô hình của Ajzen (1991) cũng được sử dụng để xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành học của sinh viên
- Các xu hướng ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành học
Các nghiên cứu về những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học đại học trong nước và quốc tế được tiến hành theo những xu hướng và phương pháp đa dạng Beggs, Bantham và Taylor trong một nghiên cứu tổng hợp về các yếu tố có ảnh hưởng đến lựa chọn chuyên ngành của sinh viên đã chỉ ra rằng, hầu hết các nghiên cứu trước đây tập trung vào hai nhóm đối tượng chính Thứ nhất là những nghiên cứu về các yếu tố cụ thể có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành Thứ hai là nhóm những nghiên cứu về mối quan hệ của một đặc điểm cá nhân (chẳng hạn như giới tính, dân tộc) với quyết định chọn ngành
Mặc dù có nhiều xu hướng và phương pháp nghiên cứu khác nhau về quyết định lựa chọn ngành học của SV song một số nhóm yếu tố được nhắc đến nhiều nhất trong các nghiên cứu trong nước và thế giới mà chúng tôi sẽ trình bày sau bao gồm: cơ hội nghề nghiệp, cá nhân ảnh hưởng, đặc điểm cá nhân, đặc điểm trường học, công tác tư vấn.
2.1.2 Một số mô hình đo lường quyết định chọn ngành học
- Nghiên cứu của Meitang, Weipan và Mark D.Newmeyer
MeiTang, WeiPan và Mark D Newmeyer vận dụng mô hình Lý thuyết phát triển xã hội nghề nghiệp (Hackett & Ctg, 1994) khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học Nghiên cứu này cho thấy các yếu tố như: kinh nghiệm học tập, khả năng tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, các lợi ích và kết quả mong đợi trong quá trình phát triển nghề nghiệp có ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành của học sinh trung học.
Hình 1: Mô hình nghiên cứu Meitang, Weipan và Mark D.Newmeyer
-Nghiên cứu của Bromley H Kniveton
Bromley H Kniveton trên cơ sở khảo sát 384 thanh thiếu niên (trong đó có 174 nam và 174 nữ) từ 14 đến 18 tuổi đã đã đưa ra kết luận: Cả nhà trường và gia đình đều có thể cung cấp những thông tin và hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên Giáo viên có thể xác định những năng khiếu và khả năng qua đó khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá, tham gia lao động hướng nghiệp hoặc tham quan những cơ sở sản xuất Phụ huynh học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp những hỗ trợ thích hợp nhất định cho sự lưa chọn nghề nghiệp, ngoài ra còn có sự tác động của anh chị em trong gia đình, bạn bè
Quyết định lựa chọn ngành
Các lợi ích thu được
Kết quả mong đợi trong quá trình phát triển
Khả năng tự đánh giá năng lực nghề nghiệp
Hình 2: Mô hình nghiên cứu của Bromley H Kniveton
-Nghiên cứu của Michael Borchert
Michael Borchert trên cơ sở khảo sát 325 học sinh trung học của trường Trung học Germantown, bang Wisconsin đã đưa ra nhận xét: trong ba nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành học là: Môi trường, cơ hội và đặc điểm cá nhân thì nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự chọn lựa nghề nghiệp của học sinh trung học.
Hình 3: Mô hình nghiên cứu của Michael Borchert
D.W.Chapman đã đề nghị một mô hình tổng quát của việc lựa chọn ngành học của các học sinh Dựa vào kết quả,thống kê mô tả, ông cho thấy có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn trường học của học sinh Thứ nhất là đặc điểm của gia đình và cá nhân học sinh Thứ hai là một số yếu tố bên ngoài ảnh hưởng cụ thể như các đặc điểm cố định của trường đại học và nỗ lực giao tiếp của trường đại học với các học sinh Bên cạnh đó, có rất nhiều nghiên cứu khác sử dụng kết quả nghiên cứu của D.W Chapman và phát triển trên những
Sự nỗ lực của nhà trường
Các yếu tố về cá nhân học sinh: gia đình, bạn bè
Quyết định lựa chọn ngành
Môi trường học tập Cơ hội việc làm Đặc điểm cá nhân học sinh Quyết định lựa chọn nghề mô hình khác để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường học của học sinh.
Hình 4: Mô hình nghiên cứu của D.W.Chapman
Các kết quả nghiên cứu trước đó
2.2.1 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhân Hòa, Đỗ Thị Hồng Liên và Nguyễn Thị Lan Anh (2016)
Nghiên cứu được thực hiện của sinh viên khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra các yếu tố liên quan đến đặc điểm nghề nghiệp trong tương lai và yếu tố sự phù hợp của chuyên ngành là quan trọng nhất ảnh hướng tới quyết định chọn ngành của sinh viên Đại học Quốc Tế.
2.2.2 Nghiên cứu của Trần Minh Hùng (2019)
Nghiên cứu chỉ ra rằng nhân tố tác động mạnh nhất đến quyết định chọn ngành của sv trường ĐH Tây đô là đặc điểm cá nhân, các phương tiện truyền thông, cơ hội nghề nghiệp và tư vấn, đặc điểm trường.
2.2.3 Nghiên cứu của Đào Thị Duy Duyên, Đinh Thảo Quyên và Nguyễn Thị Bích Hồng (2020)
Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi Trường ĐH Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh đã chỉ ra quá trình chọn ngành sư phạm của sinh viên năm nhất trải qua các giai đoạn khác nhau với mức độ định hướng chọn ngành khác nhau
Có một bộ phận sinh viên có định hướng chọn ngành sư phạm khi còn nhỏ hoặc ở các cấp học THCS, THPT còn lại hầu hết sinh viên chưa có định hướng chắc chắn chọn ngành sư phạm khi còn nhỏ và ở giai đoạn THCS, mà hầu hết đến giai đoạn THPT và giai đoạn làm hồ sơ xét tuyển ĐH thì mới có định hướng chắc chắn Những sinh viên có học lực càng cao thì càng có định hướng chắc chắn chọn ngành ở giai đoạn làm hồ sơ xét tuyển ĐH dù vẫn có một bộ phận nhỏ sinh viên có học lực cao nhưng chưa chắc chắn chọn ngành sư phạm ở giai đoạn này. Đặc điểm về gia đình và cá nhân học sinh
Các yếu tố từ phía trường học
Quyết định lựa chọn trường
2.2.4 Nghiên cứu của Ths Nguyễn Đình Uông (2013)
Nghiên cứu được thực hiện trong Trường Đại học Kinh tế Luật của sinh viên khoa Kinh tế đã chỉ ra có 2 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành của sinh viên gốm yếu tố cơ hội việc làm và cơ hội học tập.
2.2.5 Nghiên cứu của Lê Thái Phượng (2021)
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành du lịch của sinh việc đại học thuộc khu vực miền Trung Trong đó, sự phù hợp với đặc điểm cá nhân có tác động lớn nhất, sau đó lần lượt là: Cơ hội nghề nghiệp, danh tiếng của Trường, nhóm tham khảo, sự hấp dẫn từ chương trình học
2.2.6 Nghiên cứu của nhóm 27, GVHD: ThS Nguyễn Thị Bích Vân (2020)
Nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước: định tính và định lượng Kỹ thuật của nghiên cứu định tính được sử dụng để hoàn thành luận văn là dựa trên cơ sở lý thuyết và tham khảo các mô hình đã nghiên cứu trước đó để hình thành bảng câu hỏi; sau đó khám phá về các biến quan sát dùng để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của học sinh, sinh viên Dữ liệu cho nghiên cứu định lượng được thu thập thông qua bảng câu hỏi, mẫu được chọn khảo sát là 200 học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường THPT và Đạihọc trên địa bàn TP.HCM Mô hình này ước lượng có 26 biến quan sát, như vậy kích thước mỗi mẫu ước lượng tối thiểu là 130 Đề tài nghiên cứu này sẽ gửi khảo sát học sinh, sinh viên về lựa chọn ngành học với 200 bảng câu hỏi và dự kiến sẽ thu về ít nhất là 135 câu trả lời hợp lệ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các thang đo đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị cho phép, các giả thuyết đều được chấp nhận Cụ thể 5 yếu tố: đặc điểm cá nhân, giá trị nghề nghiệp, thông tin tham khảo, cơ hội trung tuyển ngành học và mức học phí của ngành học.
2.2.7 Tổng kết về các kết quả nghiên cứu trước đó
Từ các kết quả của 6 nghiên cứu trên, ta thấy các nhà nghiên cứu đều đưa ra rất nhiều yếu tố khác nhau để đánh giá ảnh hưởng của chúng đến ý định mua hàng của người tiêu dùng Các nghiên cứu đều sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng là chủ yếu và qua tham khảo thì chúng tôi tổng hợp được một vài yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành Đó là: cơ hội nghề nghiệp, cơ hội học tập cao, các cá nhân ảnh hưởng, đặc điểm cá nhân, công tác tư vấn tuyển sinh, đặc điểm trường đại học, đặc điểm ngành học, khả năng trúng tuyển và các phương tiện truyền thông Nhóm chúng tôi đã quyết định lựa chọn 5 yếu tố điển hình gồm: cơ hội nghề nghiệp, cá nhân ảnh hưởng, cá nhân người học, công tác tư vấn tuyển sinh và đặc điểm trường học.
Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
- Giả thuyết 1: Cơ hội nghề nghiệp ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên.
- Giả thuyết 2: Các cá nhân ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên
- Giả thuyết 3: Cá nhân người học ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên.
- Giả thuyết 4: Công tác tuyển sinh ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên
- Giả thuyết 5: Đặc điểm của trường học ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên
2.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 5: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Quyết định chọn ngành học của sinh viên Trường Đại học Thương mại
Công tác tuyển sinh Đặc điểm của trường học
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Sau khi xây dựng mô hình, bảng khảo sát được thiết kế với mục đích thu thập những ý kiến từ sinh viên Đại học Thương mại về các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn ngành học của họ Từ đó sẽ đưa ra được những thống kê nhằm phản ánh số lượng, đo lường và diễn giải mối quan hệ giữa các nhân tố thông qua các quy trình: xác định mô hình nghiên cứu, tạo bảng hỏi, thu thập và xử lý dữ liệu và những phát hiện trong nghiên cứu được trình bày theo ngôn ngữ thống kê Người nghiên cứu sẽ đứng bên ngoài hiện tượng nghiên cứu nên dữ liệu sẽ không bị lệch theo hướng chủ quan.
Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý số liệu
Nghiên cứu này vận dụng kết hợp hai nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp Để biết được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên, chúng tôi thu thập dữ liệu như sau:
- Đối với dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông tin thông qua bảng câu hỏi khảo sát google form đối với sinh viên ĐHTM về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành.
- Đối với dữ liệu thứ cấp: Thông qua các giáo trình, luận án, internet, Website trường đại học Thương Mại, các công trình nghiên cứu và luận văn tương tự, có liên quan.
Sau khi tiến hành tham khảo, tóm lược tài liệu trong và ngoài nước, chúng tôi đã đề xuất mô hình nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên Đại học Thương mại thông qua các yếu tố:
2) Các cá nhân ảnh hưởng
4) Công tác tư vấn tuyển sinh
5) Đặc điểm của trường đại học
Phần chính của bảng hỏi bao gồm 19 biến quan sát nhằm đánh giá chi tiết, cụ thể các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên Đại học Thương mại Cụ thể, các thang đo này được thể hiện trong Bảng 1 Các chỉ số này được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5, trong đó:
TT Biến quan sát Mã hóa
1 Môi trường làm việc năng động CHNN1
2 Làm việc cho công ty nước ngoài và thăng tiến cao trong công việc CHNN2
4 Theo lời khuyên của thầy cô giáo CNAH1
5 Định hướng của cha mẹ, anh chị trong gia đình CNAH2
6 Theo ý kiến của bạn bè CNAH3
7 Ngành học phù hợp với sở thích và tính cách cá nhân CNNH1
8 Ngành học phù hợp với năng lực học tập CNNH2
9 Ngành học phù hợp với tài chính gia đình CNNH3
Công tác tư vấn tuyển sinh
10 Sinh viên có cơ hội tham quan trực tiếp tại trường CTTV1
11 Hoạt động tư vấn tuyển sinh của trường qua phương tiện thông tin đại chúng, internet… CTTV2
12 Qua các sự kiện hoặc buổi họp giữa sinh viên và tư vấn tuyển sinh CTTV3
13 Sinh viên được hưởng chế độ học bổng, chính sách theo quy định DDTH1
14 Vị trí địa lý thuận tiện DDTH2
15 Có nhiều giáo viên giỏi, học vị cao DDTH3
16 Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, phục vụ giảng dạy tốt DDTH4
Quyết định chọn ngành học
17 Tôi hài lòng với quyết định chọn ngành học của mình QDCNH1
18 Tôi sẽ quyết tâm học thật tốt để tự tin khi đi làm QDCNH2
19 Tôi sẵn sàng giới thiệu ngành học này với những người quan tâm đến nó QDCNH3
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện theo thời gian tập trung học với đối sinh viên các ngành khác nhau tại Trường Đại học Thương mại, theo thống kê số sinh viên được khảo sát là 279 sinh viên Dữ liệu được thu thập thông qua việc sử dụng phiếu điều tra khảo sát online gửi đến sinh viên các ngành học của trường Đại học Thương mại. Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006) n=5*m, m là số lượng câu hỏi trong bài.
Trong đề tài có tất cả 19 biến nên số mẫu tối thiểu cần thiết là 19*5= 95 mẫu Nhưng tác giả sẽ chọn kích cỡ mẫu là n'9 mẫu để hạn chế sai sót và đạt được hiệu quả hơn trong quá trình phân tích dữ liệu Trong tổng số mẫu điều tra, số lượng sinh viên năm nhất là 26 sinh viên chiếm tỷ lệ 9,3%; số lượng sinh viên năm 2 là 195 sinh viên chiếm tỷ lệ 69,9%; số lượng sinh viên năm 3 là 38 sinh viên chiếm tỷ lệ 13,6%; số lượng sinh viên năm 4 là 20 sinh viên chiếm tỷ lệ 7,2%.
Nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành học của của sinh viên Trường Đại học Thương mại Quá trình phân tích được thực hiện theo các bước:
Bước 1: Kiểm định độ tin cậy của các tiêu chí thông qua hệ số tin cậy Crobach’s Alpha.
Bước 2: Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn ngành của sinh viên.
Bước 3: Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định chọn ngành học của của sinh viên Trường Đại học Thương mại.
Xử lý và phân tích dữ liệu
Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành của sinh viên Trường Đại học Thương Mại, nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS để hỗ trợ phân tích, kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu theo từng bước được trình bày như sau:
3.3.1 Phân tích thông kê mô tả
Kết quả thống kê với 279 phiếu khảo sát, đối tượng khảo sát là sinh viên trường đại học Thương Mại Trong đó, số sinh viên nữ là 163 người chiếm 58,4% còn số sinh viên nam là 116 người chiếm 41,6 % Thống kê cho thấy tỷ lệ nữ sinh chiếm nhiều hơn tỷ lệ nam sinh do Trường ĐHTM có số sinh viên nữ nhiều hơn sinh viên nam
Hình : Biểu đồ giới tính
Trong quá tình tiến hành khảo sát, nhóm chúng tôi thu thập được cấp bậc sinh viên theo từng năm như sau Sinh viên năm nhất có 26 phiếu trên tổng số 279 phiếu khảo sát chiếm 9,3% Số lượng sinh viên năm 2 gồm 195 phiếu chiếm 69,9% tổng số phiếu khảo sát Số lượng sinh viên năm 3 có 38 phiếu chiếm 13.6% trên tổng số phiếu khảo sát Sinh viên năm 4 tham gia khảo sát có 20 sinh viên, chiếm 7.2% trên tổng số phiếu Cho thấy rằng, số lượng sinh viên năm 2 tham gia kháo sát chiếm tỷ lệ cao nhất với 195 phiếu, sinh viên năm 4 ít nhất với
20 phiếu; lý do dẫn đến sự chênh lệch này là do đối tượng quen biết chủ yếu của nhóm chúng tôi là sinh viên năm 2.
Hình : Biểu đồ sinh viên năm
Kết quả điều tra cho thấy rằng, số lượng sinh viên tham gia khảo sát của trường Đại học Thương mại giữa các chuyên ngành có sự chênh lệch lớn Chủ yếu, sinh viên thuộc chuyên ngành Tài chính - ngân hàng , gồm 70 phiếu khảo sát, chiếm 25.1% tổng khảo sát Xếp sau đó là ngành Tài chính công gồm 39 phiếu khảo sát chiếm 14.% Đứng thứ ba là ngành Hệ thống thông tin quản lý, gồm 23 phiếu khảo sát chiếm 8.2% Song song với đó có chuyên ngành Quản trị nhân lực có số lượng sinh viên tham gia khảo sát rất ít với 1 sinh viên/1 chuyên ngành, chiếm 0,4% trong tổng khảo sát Lý do dẫn đến sự chênh lệch này là do nhóm nghiên cứu là sinh viên khoa tài chính ngân hàng quen biết nhiều các bạn, anh chị cùng khoa
Valid Hệ thống thông tin quản lý 23 8.2 8.2 8.2
Hệ thống thông tin kinh tế định hướng nghề nghiệp
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Bảng : Ngành đang theo học
3.3.1.4 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu
N Minimum Maximum Mean Std Deviation
Bảng : Bảng thông kê các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành của sinh
Nhìn vào bảng thống kê mô tả các nhân tố: Cơ hội nghề nghiệp, cá nhân ảnh hưởng, cá nhân người học, công tác tư vấn, đặc điểm trường học nhóm nghiên cứu thấy thang đo được sinh viên đánh giá tương đối tốt Trên thang đo Likert 5 mức độ, ta thấy giá trị trung bình của tất cả các biến >= 3.17, điều đó chứng tỏ các biến quan sát nêu trên nhìn chung ảnh hưởng khá lớn đến quyết định chọn ngành học của sinh viên ĐHTM.
- Nhân tố cơ hội nghề nghiệp
Giá trị trung bình (Mean) của các biến CHNN1, CHNN2, CHNN3 lần lượt là 3.64- 3.71- 3.86 chứng tỏ đáp viên đồng ý với quan điểm đó. Độ lệch chuẩn (Std Deviation) của CHNN1, CHNN2, CHNN3 đều dao động xung quanh giá trị 1 cho thấy đáp viên trả lời các con số đáp án không chênh lệch nhau nhiều.
- Nhân tố cá nhân ảnh hưởng
Giá trị trung bình (Mean) của các biến CNAH1, CNAH2, CNAH3 tương đối thấp nằm trong khoảng 3.17 - 3.46, điều này cho thấy nhân tố cá nhân ảnh hưởng có ảnh hưởng một phần nhỏ đến quyết định chọn ngành học của sinh viên ĐHTM. Độ lệch chuẩn (Std Deviation) của CNAH1, CNAH2, CNAH3 đều dao động xung quanh giá trị 1 cho thấy đáp viên trả lời các con số đáp án không chênh lệch nhau nhiều.
- Nhân tố cá nhân người học
Giá trị trung bình (Mean) của các biến CNNH1, CNNH2, CNNH3 lần lượt là 3.66- 3.73- 3.57, điều này cho thấy đáp viên đồng ý với quan điểm đó. Độ lệch chuẩn (Std Deviation) của CNAH1, CNAH2, CNAH3 đều dao động xung quanh giá trị 1 cho thấy đáp viên trả lời các con số đáp án không chênh lệch nhau nhiều.
- Nhân tố công tác tư vấn tuyển sinh
Giá trị trung bình (Mean) của các biến CTTV1, CTTV2, CTTV3 lần lượt là 3.44- 3.53- 3.35, điều này cho thấy công tác tư vấn tuyển sinh ảnh hưởng một phần nhỏ đến quyết định chọn ngành học của sinh viên Độ lệch chuẩn (Std Deviation) của CTTV1, CTTV2, CTTV3 đều dao động xung quanh giá trị 1 cho thấy đáp viên trả lời các con số đáp án không chênh lệch nhau nhiều.
- Nhân tố đặc điểm trường học
Giá trị trung bình (Mean) của các biến DDTH1, DDTH2, DDTH3, DDTH4 lần lượt là 3.71- 3.57- 3.71- 3.82, điều này cho thấy đáp viên đồng ý với quan điểm đó. Độ lệch chuẩn (Std Deviation) của DDTH1, DDTH2, DDTH3, DDTH4 đều dao động xung quanh giá trị 1 cho thấy đáp viên trả lời các con số đáp án không chênh lệch nhau nhiều.
- Nhân tố quyết định chọn ngành
Giá trị trung bình (Mean) của các biến QDCNH1, QDCNH2, QDCNH3 lần lượt là 3.74- 3.78- 3.67, điều này cho thấy đáp viên đều hài lòng với ngành học mình đã chọn. Độ lệch chuẩn (Std Deviation) của KNTT1, KNTT2, KNTT3, KNTT4 đều dao động xung quanh giá trị 1 cho thấy đáp viên trả lời các con số đáp án không chênh lệch nhau nhiều.
3.3.2 Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát Đây là bước phân tích cần thiết để loại bỏ biến xấu trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA Chỉ có những biến có hệ số tương quan biến – tổng phù hợp (Corrected Itrem – Total Correlation) > 0.3 và có hệ số Cronbach’s Alpha >0.6 mới được chấp nhận và thích hợp giữ lại và phân tích tiếp theo (Nunnally, 1978; Peterson 1994; Slater,1995) Sau khi thu thập phiếu khảo sát, nhóm chúng tôi tiến hành kiểm tra độ tin cậy bằng hệ Cronbach’s Alpha Kết quả như sau:
Crobach’s Alpha nếu loại biến
Cơ hội nghề nghiệp: Crobach’s Alpha=0.900
Cá nhân ảnh hưởng: Crobach’s Alpha=0.849
Cá nhân người học: Crobach’s Alpha=0.863
CNNH3 658 881 Đặc điểm trường học: Crobach’s Alpha=0.919
Công tác tư vấn tuyển sinh : Crobach’s Alpha=0.830
Quyết định chọn ngành học: Crobach’s Alpha=0.886
Bảng: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo
* Thang đo “Cơ hội nghề nghiệp”
Thang đo “Cơ hội nghề nghiệp” với 3 biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng từ 0.776 - 0.823 > 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha 0.909 > 0.6 nên 3 biến quan sát của thang đo này đều được giữ lại cho việc phân tích nhân tố khám phá EFA.
* Thang đo cá nhân ảnh hưởng
Thang đo “Cá nhân ảnh hưởng ” với 3 biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng từ 0.658 - 0.796 > 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha 0.849> 0.6 nên 3 biến quan sát của thang đo này đều được giữ lại cho việc phân tích nhân tố khám phá EFA
* Thang đo cá nhân người học
Thang đo “Cá nhân người học” với 3 biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng từ 0.694 - 0.734 >0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha 0.863 > 0.6 nên 3 biến quan sát của thang đo này đều được giữ lại cho việc phân tích nhân tố khám phá EFA
* Thang đo công tác tư vấn