1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tóm tắt luận văn quản lý nhà nước về môi trường trên Địa bàn thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Tác giả Hà Vũ
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Việt Hùng
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 332,67 KB

Nội dung

Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về bảo vệ môi trường ở cấp quốc gia và cấp tỉnh, đề tài quản lý môi trường tại thành phố Cẩm Phả vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.. Trên cơ sở ngh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

…………/…………

BỘ NỘI VỤ

……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Việt Hùng

Phản biện 1: TS Hoàng Thị Cường, Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: PGS.TS Trương Quốc Chính, Học viện Chính trị khu vực I

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia

Địa điểm: Phòng họp 6A, Nhà G - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia

Địa chỉ: 77 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

Thời gian: vào hồi 16 giờ 30 ngày 29 tháng 10 năm 2024

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban Quản lý đào tạo, Học viện Hành chính

Quốc gia

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn

Môi trường đóng vai trò cốt yếu trong sự sống và sự phát triển của con người và các loài sinh vật khác Không chỉ là nguồn cung cấp nguyên liệu và không gian cho các hoạt động sản xuất của con người, môi trường còn là nền tảng thiết yếu và yếu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nơi tiếp nhận và xử lý các chất thải từ hoạt động kinh tế

Với vai trò quan trọng là thế, nhưng vấn đề môi trường hiện đang là một trong những vấn đề nóng của con người, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên Nhiều địa phương của Việt Nam xếp thứ hạng cao trong xếp hạng về ô nhiễm của quốc gia Trong đó, Tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Cẩm Phả nói riêng với nền kinh tế chủ yếu dựa vào công nghiệp khai thác than và công nghiệp chế biến, đang đối mặt với nhiều thách thức môi trường nghiêm trọng Các hoạt động khai thác than và công nghiệp chế biến không chỉ gây cạn kiệt tài nguyên mà còn gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường đất, nước và không khí Việc xả thải không qua xử lý đã

và đang làm suy giảm chất lượng môi trường, làm tăng nguy cơ bệnh tật và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người dân

Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về bảo vệ môi trường ở cấp quốc gia và cấp tỉnh, đề tài quản lý môi trường tại thành phố Cẩm Phả vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ Thành phố Cẩm Phả, đô thị loại II thuộc tỉnh Quảng Ninh, hàng ngày đang đổ ra Vịnh Bái Tử Long một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý (ước tính 20.000 m3), rác thải (nhựa, túi ni-long…), từ đó trở thành một vấn nạn và thách thức đối với du lịch nghỉ dưỡng biển của Thành phố

Trang 4

Cẩm Phả Trong các nguyên nhân của tình trạng này, bên cạnh nguyên nhân khách quan xuất phát từ điều kiện tự nhiên, tài nguyên, khoáng sản thì nguyên nhân chủ quan chính là sự hạn chế, bất cập của quản lý nhà nước về môi trường tại địa bàn Đây chính là những thách thức, khó khăn lớn cho việc thực hiện chủ trương chuyển đổi xanh, phát triển các ngành công nghiệp không khói, trong đó có ngành du lịch hiện là thế mạnh của Quảng Ninh nói chung và của thành phố Cẩm Phả nói riêng

Vì vậy, học viên lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh” cung cấp các góc nhìn thực tiễn và học thuật trong quản lý nhà nước về môi trường Việc nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về môi trường sẽ giúp làm rõ các thách thức hiện tại và đề xuất các giải pháp phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương Từ đó góp phần hoàn thiện hệ thống pháp lý và cơ chế quản

lý Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập, học viên phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể

để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng, chính quyền địa phương trong việc bảo vệ môi trường, hướng tới một thành phố Cẩm Phả phát triển bền vững

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài

Hiện nay, trên thế giới có nhiều tác giả nghiên cứu về môi trường cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên các vùng đất ven biển Các đô thị ven biển điển hình được quan tâm trên thế giới như: Mumbai (Ấn Độ), Thượng Hải (Trung Quốc),… Các nghiên cứu này chỉ ra đây là vùng đất dễ tổn thương, cùng với các cải tạo, chỉnh trang các đô thị cũ theo hướng đô thị xanh (green cities), đô thị

Trang 5

sinh thái (eco cities) hay đô thị bền vững về mặt môi trường (environment-sustainable cities) Những nghiên cứu này ở các quốc gia châu Á là những bài học rất quý báu và là hình mẫu cho Việt Nam học tập

Ở Việt Nam, trong công tác quản lý nhà nước và nghiên cứu

lý luận, đã có nhiều hội thảo, công trình nghiên cứu về nội dung quản

lý nhà nước về môi trường Một số nghiên cứu đó là:

Đề tài “Khảo sát thực trạng Quản lý nhà nước về môi trường ở một số tỉnh Phía Nam” của TS Nguyễn Hữu Cát Luận án

tiến sĩ của tác giả Hà Văn Hòa - Học viện Hành chính Quốc Gia với

đề tài “Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Lệ Quyên - Đại học Đà Nẵng với đề tài “Quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” Luận án tiến sĩ của tác giả

Tạ Văn Việt - Học viện Hành chính Quốc Gia với đề tài “Quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam” Hội nghị Nâng cao năng lực Quản lý nhà nước về môi trường – Bộ Tài nguyên

và môi trường tổ chức nhằm tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường

Các tài liệu và hội nghị nêu trên đều tập trung vào việc nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phối hợp giữa các cấp chính quyền và cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường Họ cung cấp những cái nhìn sâu sắc về các chính sách, chiến lược và biện pháp cần thiết để đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, đáp ứng các thách thức hiện nay và hướng tới tương lai

Việc lựa chọn đề tài "Quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cẩm Phả" là cần thiết và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Trang 6

quan trọng Thành phố Cẩm Phả là một thành phố đang có nhiều đổi thay về tình hình kinh tế - xã hội, từng bước phát triển dựa vào các thế mạnh của địa phương Tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn

ra ngày càng mạnh mẽ, nhất là ở các vùng ven biển gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái và môi trường sống của cộng đồng dân cư Từ đó, công tác quản lý nhà nước về môi trường cũng nhận được sự quan tâm của các cấp chính và đang trở thành vấn đề trọng yếu ở mức độ khu vực - đòi hỏi trách nhiệm toàn đảng, toàn dân, toàn quân trong việc xây dựng đường lối, chủ trương, chiến lược và kế hoạch phát triển bền vững thành phố Cẩm Phả Công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cẩm Phả không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã nêu trên vì nó tập trung vào một khu vực địa lý cụ thể và có những vấn đề môi trường đặc thù Cụ thể, nghiên cứu này đặt trọng tâm vào việc đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý môi trường tại thành phố Cẩm Phả, một trong những trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh Quảng Ninh với nền kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác than và công nghiệp chế biến

Trong khi các nghiên cứu khác như của TS Nguyễn Hữu Cát tập trung vào quản lý môi trường tại các tỉnh phía Nam, hay của tác giả Hà Văn Hòa về bảo vệ môi trường biển ven bờ tại tỉnh Quảng Ninh, và của Nguyễn Lệ Quyên về quản lý môi trường tại thành phố

Đà Nẵng, thì nghiên cứu này lại có điểm nhấn riêng về tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, và suy giảm đa dạng sinh học do các hoạt động khai thác công nghiệp tại Cẩm Phả Những thách thức và biện pháp được đề xuất trong nghiên cứu này mang tính đặc thù và chi tiết cho bối cảnh môi trường của Cẩm Phả

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 7

3.1 Mục tiêu của luận văn

Mục tiêu của luận văn là phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Luận văn hướng đến làm rõ các vấn đề còn tồn đọng, hạn chế trong việc thực thi chính sách, pháp luật về quản lý nhà nước về môi trường, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý Trên cơ

sở đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp cụ thể, khả thi nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

3.2 Nhiệm vụ của luận văn

- Nghiên cứu cơ sở khoa học môi trường và quản lý nhà nước

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Đó là các hoạt động, chính sách, quy định và công cụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường được áp dụng trên địa bàn thành phố Cụ thể, luận văn tập trung vào việc nghiên cứu các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý môi trường; hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến bảo vệ môi trường; sự phối hợp giữa các cấp, ngành và

Trang 8

sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp vào công tác bảo vệ môi trường Đồng thời, luận văn cũng phân tích các yếu tố kinh tế, xã hội,

tự nhiên đặc thù của Cẩm Phả có ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về môi trường, nhằm làm rõ mối quan hệ giữa hoạt động quản

lý và thực trạng môi trường tại địa phương này

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận:

Sử dụng phương pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin và các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý nhà nước

về môi trường

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu, thông tin: từ nguồn tài liệu thứ cấp gồm: báo cáo, thống kê, bài báo khoa học, luận văn, luận án

và các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực QLNN về môi trường tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

- Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu: phục vụ cho việc minh chứng, minh họa cho các nội dung diễn giải phân tích, đánh giá

Trang 9

- Phương pháp điền dã, thực địa: thu thập ý kiến thông qua việc gửi bảng hỏi điều tra (google form) tới các chuyên viên, công chức địa chính – xây dựng trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Về ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hoá và làm

rõ những vấn đề lý luận về quản lý, quản lý nhà nước về môi trường; vai trò, đặc điểm của môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường; cũng như sự cần thiết và nội dung cơ bản quản lý nhà nước về môi trường trong phát triển kinh tế-xã hội

Về ý nghĩa thực tiễn:

- Tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước

về môi trường tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

- Nguyên nhân hạn chế, tồn tại của quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, từ đó đề xuất các chính sách, giải nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường tại địa phương

7 Cấu trúc của luận văn

Luận văn có kết cấu gồm 3 chương: không kể Mở đầu, Kết luận - Kiến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục

Chương 1 Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về môi trường Chương 2 Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Chương 3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh

Trang 10

Chương 1:

CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM

1.1 Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước

1.1.1 Khái niệm về quản lý

Quản lý có thể được hiểu là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu định trước

Quản lý là sự tác động lên một hệ thống nào đó với mục tiêu đưa hệ thống đó đến trạng thái cần đạt được Có thể khẳng định rằng quản lý là hoạt động tất yếu trong tổ chức Nếu không có hoạt động quản lý thì mọi hành động liên kết, phối hợp đều trở nên không có ý nghĩa Quản lý mang lại nhiều lợi ích không chỉ đối với tổ chức mà còn đối với bản thân các thành viên trong tổ chức đó

1.1.2 Quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội

1.1.3 Khái niệm môi trường

Môi trường có thể được định nghĩa như sau: “Môi trường là tập hợp (aggregation) các vật thể (things), hoàn cảnh (conditions) và

ảnh hưởng (influances) bao bọc quanh một đối tượng nào đó”

Theo Luật Bảo vệ môi trường: Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật

Trang 11

1.1.4 Khái niệm bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành

1.1.5 Khái niệm quản lý nhà nước về môi trường

Quản lý nhà nước về môi trường là quá trình mà Nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật và xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh

tế xã hội của quốc gia

Chủ thể quản lý nhà nước về môi trường bao gồm: Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp

Đối tượng của quản lý nhà nước về môi trường bao gồm: tài nguyên thiên nhiên; hoạt động sản xuất, kinh doanh; cơ sở hạ tầng đô thị; con người và cộng đồng

1.2 Chức năng, nhiệm vụ và nội dung quản lý nhà nước về môi trường

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của quản lý nhà nước về môi trường

Theo từng giai đoạn, chức năng quản lý nhà nước về môi trường có các chức năng chính sau:

- Chức năng hoạch định chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường

- Chức năng tổ chức nhằm hình thành các nhóm chuyên môn hóa, các thành phần cấu thành hệ thống môi trường

- Chức năng điều khiển nhằm phối hợp hoạt động giữa các nhóm

Trang 12

- Chức năng kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời những sai sót trong quá trình hoạt động

- Chức năng điều chỉnh nhằm sửa chữa, khắc phục các sai sót nảy sinh trong quá trình hoạt động

Nhiệm vụ của quản lý nhà nước về môi trường gồm:

- Chỉ đạo tổ chức bảo vệ môi trường trong đó nhà nước thực hiện bảo vệ tài nguyên và môi trường đặc biệt tài nguyên trước những hành vi có tính xâm hại đến tài sản chung của quốc gia

- Phân phối nguồn lợi chung trong đó nhà nước là người đại diện cho xã hội, người chủ của công sản giao nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường cho những người đủ điều kiện để họ khai thác, chế tác

- Tổ chức khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên

và môi trường quốc gia trong đó nhà nước tác động vào quá trình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên đúng mức, đúng lúc và phù hợp với mối quan hệ cung cầu

- Chỉ đạo tổ chức toàn dân bảo vệ môi trường

- Phối hợp hành động quốc gia với quốc tế

1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về môi trường

Các nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường như sau:

Thứ nhất, ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường

Thứ hai, xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường

Ngày đăng: 20/11/2024, 14:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w