Đây cũng là một vấn đề quan trọng, một chính sách được Đảng và Nhà nước quan tâm trong giai đoạn xây dựng chính sách gia đình văn hóa của nước ta hiện nay.. Lựa chọn đề tài: “Quan điểm c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA/ VIỆN MÔI TRƯỜNG, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐÔ THỊ
_ _
BÀI TẬP LỚN
MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về gia đình và sự vận dụng của Đảng trong quá trình xây dựng gia đình văn hóa nước ta hiện nay
Họ và tên: Trần Bảo Hưng
Mã SV: 11201696
Lớp: CNXHKH(221)_09
GV: Nguyễn Văn Thuân
Hà Nội - 2022
Trang 2MỤC LỤC
A, PHẦN MỞ ĐẦU 3
I, Lí do chọn đề tài 3
II, Tầm quan trọng của đề tài 3
III, Mục tiêu- Nhiệm vụ 3
B, PHẦN NỘI DUNG 4
I, Vấn đề lí luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về gia đình 4
1, Khái niệm về gia đình 4
2, Vị trí của gia đình 4
3, Chức năng cơ bản của gia đình 5
4, Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội 7
II, Sự vận dụng của Đảng và Nhà nước trong xây dựng chính sách gia đình văn hóa 10
1, Nội dung cơ bản trong quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng gia đình văn hóa 10
2, Tiêu chí đánh giá 11
3, Những thành tựu và hạn chế 13
4, Giải pháp – định hướng 14
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3Bài làm
A, PHẦN MỞ ĐẦU
I, Lí do chọn đề tài
Đây là một chủ đề tuyệt vời và thiết thực Việc chọn đề tài này đã giúp em hiểu hơn về gia đình và áp dụng giá trị thực tiễn của nó vào cuộc sống của mình
II, Tầm quan trọng của đề tài
Gia đình là một nội dung quan trọng trong nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học.
Những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin được hình thành và xây dựng dựa trên sự nghiên cứu và được rút ra từ thực tiễn đời sống hàng ngày Đây cũng là một vấn đề quan trọng, một chính sách được Đảng và Nhà nước quan tâm trong giai đoạn xây dựng chính sách gia đình văn hóa của nước ta hiện nay Lựa chọn đề tài:
“Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về gia đình và sự vận dụng của Đảng trong quá trình xây dựng gia đình văn hóa nước ta hiện nay” giúp ta hiểu và phân
tích rõ hơn những quan điểm này, có cái nhìn tổng quan về gia đình và từ đó liên
hệ đến việc vận dụng của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng chính sách gia đình văn hóa hiện nay ở nước ta
III, Mục tiêu- Nhiệm vụ
Nghiên cứu, Phân tích về quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về gia đình để
thấy được sự đúng đắn cũng như những giá trị của quan điểm này, đồng thời nghiên cứu và phân tích về sự vận dụng của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng chính sách về gia đình văn hóa cùng những giải pháp khắc phục hạn chế còn tồn tại
Trang 4B, PHẦN NỘI DUNG
I, Vấn đề lí luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về gia đình
1, Khái niệm về gia đình
Gia đình là một tập thể đặc biệt, có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội Mác và Ănghen nói về gia đình: “Quan hê [ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sư뀉: hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hê [ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”
Cơ sở hình thành gia đình là hai mối quan hê [ cơ bản, quan hê [ hôn nhân và quan
hê [ huyết thống Những mối quan hê [ này tồn tại trong sự gắn bó, liên kết, ràng buô [c
và phụ thuô [c lan nhau, bởi nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiê [m của mỗi người, được quy định bcng pháp lý hoặc đạo lý
Quan hê [ hôn nhân là cơ sở, nền tảng hình thành nên các mối quan hê [ khác trong gia đình, là cơ sở pháp lý cho sự tồn tại của mỗi gia đình Quan hê [ huyết thống là quan hê [ giữa những người cùng mô [t dòng máu, nảy sinh từ quan hê [ hôn nhân Đây
là mối quan hê [ tự nhiên, là yếu tố mạnh mẽ nhất gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau
Như vâ [y, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan
hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ các thành viên trong gia đình
2, Vị trí của gia đình
a, Gia đình là tế bào xã hội
Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội Để xã hội tồn tại và phát triển cần có gia đình tạo dựng nên con người bcng cách duy trì nòi giống Xã hội không thể tồn tại và phát triển nếu không có gia đình
Trang 5tái tạo ra con người; vì vậy, muốn có một xã hội lành mạnh thì phải quan tâm đến việc xây dựng gia đình tốt đẹp
Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình đối với xã hội phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội, đường lối, chính sách của từng giai cấp thống trị và bản thân mô hình, câu trúc, đặc trưng của từng hình thức gia đình trong lịch sư뀉 Vì vây, tác động của gia đình ở mỗi giai đoạn lịch sư뀉 là khác nhau
b, Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên
Gia đình là môi trường phát triển tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởng thành và phát triển Bình yên, hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng để giáo dục, phát triển nhân cách, thể lực, trí tuệ, trở thành ngừi công dân tốt trong xã hội
c, Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội
Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội của mỗi cá nhân, là môi trường đầu tiên giúp cá nhân học và thực hiện quan hệ xã hội Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viên của xã hội Ngoài
ra, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến mỗi cá nhân Nhiều thông tin, hiện tượng của xã hội thông qua gia đình mà tác động tích cực hay tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển về mặt đạo đức, lối sống, nhân cách,… của mỗi cá nhân đó
3, Chức năng cơ bản của gia đình
a, Chức năng tái sản xuất ra con người
Đây là chức năng đặc thù của gia đình và không một cộng đồng nào có thể thay thế được Chức năng này không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý tự nhiên của con người, đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình, dòng họ mà còn là điều kiện quan trọng trong việc đáp ứng sức lao động và duy trì sự trường tồn của xã hội
Trang 6Tuỳ từng nơi, tuỳ theo nhu cầu của xã hội mà chức năng này được thực hiện theo khuynh hướng hạn chế hoặc phát huy Trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động do gia đình cung cấp
b, Chức năng nuôi dưỡng giáo dục
Gia đình ngoài chức năng sinh sản ra con người còn có trách nhiệm nuôi dạy, giáo dục con cái trở thành người có ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội Chức năng này thể hiện tình cảm và trách nhiệm thiêng liêng, trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái, đồng thời là trách nhiệm của gia đình đối với xã hội Thực hiện được chức năng này, gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách, đạo đức và lối sống của mỗi con người Ngay từ khi sinh ra, mỗi con người đều chịu sự dạy dỗ trực tiếp từ cha mẹ và những người thân trong gia đình Vì vậy, gia đình là môi trường văn hóa, giáo dục Trong môi trường này, mỗi thành viên đều là những người sáng tạo ra những giá trị văn hóa, chủ thể giáo dục, đồng thời cũng là người thụ hưởng giá trị văn hóa và chịu sự giáo dục của các thành viên trong gia đình
Giáo dục của gia đình phải được gắn chặt với giáo dục của xã hội Con người sẽ khó hòa nhập với xã hội nếu giáo dục của gia đình không gắn với giáo dục của xã hộivà ngược lại, giáo dục của xã hô [i sẽ không đạt được hiê [u quả cao khi không kết hợp với giáo dục của gia đình
c, Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
Cũng như các đơn vị kinh tế khác, gia đình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra tư liệu sản xuất và tiêu dùng, nhưng đặc thù của gia đình mà các đơn vị kinh tế khác không thể có chính là gia đình là đơn vị duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất sức lao động cho xã hội
Bên cạnh đó, gia đình cũng là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội Cùng với sự phát triển của xã hội, trong các hình thức gia đình khác nhau và dù chỉ trong một
Trang 7hình thức gia đình nhưng tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của xã hội mà chức năng kinh tế của gia đình là khác nhau, về quy mô sản xuất, quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và cách thức tổ chức sản xuất và phân phối trong xã hội có sự khác nhau
Thực hiện chức năng này, gia đình đảm bảo nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầu
vâ [t chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình
d, Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
Đây là chức năng thường xuyên của gia đình, bao gồm đáp ứng nhu cầu tình cảm, văn hóa, tinh thần của các thành viên, bảo đảm cân bcng tâm lý, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và trẻ em Vì vậy, gia đình là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân, là nơi nương tựa về mặt tinh thần, vật chất của con người
Ngoài những chức năng trên, gia đình còn có chức năng văn hóa, chức năng chính trị,… Với chức năng văn hóa, gia đình là nơi lưu giữ truyền thống văn hóa của quốc gia, dân tộc, trong đó thể hiện phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng Gia đình không chỉ là kho chứa đựng, mà còn là nơi sáng tạo và thụ hưởng những giá trị văn hóa của xã hội Với chức năng chính trị, gia đình là tổ chức chính trị của xã hội, nơi thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của nhân dân, được tổ chức và được hưởng lợi từ hệ thống luật pháp, chính sách và quy định này
4, Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
a, Cơ sở kinh tế - xã hội
Cơ sở kinh tế - xã hội để xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trước hết là sự phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ tương ứng của lực lượng sản xuất là quan hệ sản xuất mới, tư bản xã hội chủ nghĩa Cốt lõi của quan
hệ sản xuất mới này là quan hệ xã hội chủ nghĩa sở hữu tư liệu sản xuất từng bước hình thành và củng cố, thay thế sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Tình trạng áp
Trang 8bức, bóc lột và bất bình đẳng trong xã hội và gia đình từng bước được xóa bỏ, tạo
cơ sở kinh tế để xây dựng các mối quan hệ bình đẳng trong gia đình và giải phóng phụ nữ trong xã hội
b, Cơ sở chính trị - xã hội
Cơ sở chính trị để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là việc xây dựng chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhà nước xã hội chủ nghĩa Trong đó, lần đầu tiên trong lịch sư뀉, nhân dân lao động được thực thi quyền lực của mình mà không cần phân biệt nam nữ Nhà nước còn
là công cụ xóa bỏ những luật lệ cũ kỹ, lạc hậu đè nặng lên vai phụ nữ, đồng thời thực hiện giải phóng phụ nữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình
c, Cơ sở văn hóa
Những giá trị văn hóa được xây dựng trên nền tảng hê [ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân từng bước hình thành và dần dần giữ vai trò chi phối nền tảng văn hóa, tinh thần của xã hô [i, đồng thời những yếu tố văn hóa, phong tục tâ [p quán, lối sống lạc hâ [u do xã hô [i cũ để lại từng bước bị loại bỏ Thiếu đi cơ sở văn hóa, hoặc
cơ sở văn hóa không đi liền với cơ sở kinh tế, chính trị, thì viê [c xây dựng gia đình
sẽ lê [ch lạc, không đạt hiê [u quả cao
d, Chế độ hôn nhân tiến bộ
Hôn nhân tự nguyện
Hôn nhân tự nguyện nhcm bảo đảm chon nam nữ quyền tự do lựa chọn kết hôn và không để cha mẹ ép buộc Tất nhiên, hôn nhân tự nguyện không phủ nhận việc cha mẹ quan tâm, hướng dan giúp đỡ con cái có cái nhìn đúng đắn, có trách nhiệm trong việc kết hôn
Hôn nhân tiến bô [ còn bao hàm cả quyền tự do ly hôn khi tình yêu giữa nam và nữ không còn nữa Ăngghen viết: “Nếu chỉ riêng hôn nhân dựa trên
cơ sở tình yêu mới hợp đạo đức thì cũng chỉ riêng hôn nhân trong đó tình
Trang 9yêu được duy trì, mới là hợp đạo đức mà thôi… và nếu tình yêu đã hoàn toàn phai nhạt hoặc bị mô [t tình yêu say đắm mới át đi, thì ly hôn sẽ là điều hay cho cả đôi bên cũng như cho xã hô [i” Tuy nhiên, hôn nhân tiến bô [ không khuyến khích viê [c ly hôn, vì ly hôn để lại hâ [u quả nhất định cho xã hô [i, cho
cả vợ, chông và đặc biê [t là con cái
Hôn nhân một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng
Thực hiện hôn nhân một vợ một chồng là điều kiện của hạnh phúc gia đình đồng thời phù hợp với quy luật tự nhiên, tâm lý, tình cảm, đạo đức của con người Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc thực hiện hôn nhân một vợ một chồng là thực hiện sự bình đẳng và tôn trọng lan nhau giữa nam
và nữ Vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong mọi vấn đề của đời sống gia đình Vợ và chồng được tự do lựa chọn những việc riêng
và chính đáng của mình như nghề nghiệp, công việc xã hội, học hành và một
số vấn đề khác, nhu cầu khác, … Đồng thời có sự thống nhất về cách giải quyết những vấn đề
Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý
Việc tiến hành các thủ tục pháp lí trong hôn nhân nhcm thể hiện sự tôn trọng trong tình yêu, trách nhiệm giữa vợ và chồng, trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình và xã hội và ngược lại, đồng thời cũng là biện pháp ngăn chặn những cá nhân lợi dụng quyền tự do kết hôn, tự do ly hôn để thảo mãn những nhu cầu không chính đáng, để bảo vê [ hạnh phúc của cá nhân và gia đình Thực hiê [n thủ tục pháp lý trong hôn nhân không ngăn cản quyền tự do kết hôn và tự do ly hôn chính đáng, mà ngược lại, là cơ sở để thực hiê [n những quyền đó mô [t cách đầy đủ nhất
Trang 10II, Sự vận dụng của Đảng và Nhà nước trong xây dựng chính sách gia đình văn hóa
1, Nội dung cơ bản trong quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng gia đình văn hóa
Thứ nhất, gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội Nó là nhân tố cơ bản quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Để gia đình Việt Nam phát huy hết vai trò của mình, Đảng và Nhà nước ta cam kết xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, là tế bào lành mạnh của xã hội Tất cả các chính sách về gia đình đều phục vụ mục tiêu này Thứ hai, xây dựng gia đình hạnh phúc là sự tổng hòa, đồng bộ của hệ thống các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực có liên quan; đặc biệt là các chính sách về kinh tế hộ gia đình, xóa đói giảm nghèo, y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình, giáo dục… nhưng trong đó các yếu tố nội sinh từ gia đình là phát huy giá trị các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giáo dục đạo đức, lối sống, đời sống gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình có vai trò quyết định đến xây dựng gia đình hạnh phúc
Thứ ba, gia đình có vai trò trọng yếu trong việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, trong đó hội tụ đầy đủ các yếu tố như sức khỏe, trí tuệ, năng lực, bản lĩnh chính trị, nhân cách, đạo đức Vừa tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới, vừa giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc và phải dựa trên sự gắn kết của ba mối quan hệ: gia đình - nhà trường - xã hội, đó là mấu chốt của việc xây dựng gia đình văn hóa
Thứ tư, gia đình là nơi các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được nuôi dưỡng, gìn giữ và phát huy thông qua giáo dục gia đình và sự truyền đạt tiếp nối giữa các thế hệ trong gia đình Các cấp, các ngành liên quan cần chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; cung cấp và hướng dan các kiến thức, kỹ năng xây dựng cuộc sống gia đình
Trang 11Và cuối cùng là, việc xây dựng gia đình hạnh phúc phải gắn với xây dựng từng gia đình và trong các phong trào khác ở khu dân cư, thôn, xóm, ấp, …
2, Tiêu chí đánh giá
Để gia đình Việt Nam phát huy hết vai trò của mình, Đảng đã ban hành các chính sách, văn bản dành riêng cho gia đình như Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; tập trung thực hiện mục tiêu xây dựng “gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững” đã được quy định tại Nghị định số 02/2013/NĐ-CP (Bộ VHTTDL, 2013)
a, Về tiêu chí “ít con”
Đây là tiêu chí tốt cho gia đình Việt Nam Các chính sách dân số kế hoạch hóa đã thành công trong việc giảm mức sinh trong những năm gần đây Tuy nhiên, việc phát triển chất lượng dân số cần tập trung vào hiện tượng gia tăng dân số không kiểm soát ở các vùng nghèo, nông thôn, miền núi (nơi có nhiều cặp vợ chồng không có khả năng nuôi dạy, giáo dục con cái) là phổ biến Trẻ em thất học, bị bỏ rơi, bị ngược đãi hoặc bị xã hội thiếu thốn, vi phạm luật không phải là hiếm ngày nay Nguồn nhân lực của Việt Nam thường có chất lượng thấp hơn so với các nước trong khu vực và so với mặt bcng chung của thị trường lao động quốc tế Chất lượng cuộc sống của các gia đình nghèo vì thế cũng thấp hơn và dễ bị suy giảm hơn
Vì vậy, cần thay đổi chính sách dân số theo hướng đảm bảo chất lượng dân số Nhà nước phải khuyến khích phát triển dân số trong các gia đình trí thức, gia đình
có điều kiện nuôi con và ngược lại, đẩy mạnh các chiến dịch tuyên truyền giảm sinh (bcng các biện pháp cụ thể) Ví dụ, đối với những gia đình không có đủ điều kiện kinh tế để không khiến người dân nghèo đói, chất lượng cuộc sống thấp và là gánh nặng cho xã hội thì đòi hỏi các cặp vợ chồng phải cam kết có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục con cái trước khi có con và kiên quyết không để các gia đình