1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận giữa kỳ kinh doanh quốc tế phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của facebook

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 591,55 KB

Nội dung

Lý do lựa chọn đề tài Trong những thập kỷ gần đây, với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh doanh quốc tế là một xu thế tất

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Hồng Hạnh

Hà Nội, tháng 03 năm 2024

Trang 2

Nhóm sinh viên thực hiện:

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ FACEBOOK 6

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 6

1.1.1 Lịch sử hình thành 6

1.1.2 Quá trình phát triển 6

1.2 Triết lý kinh doanh 7

1.2.1 Tầm nhìn 7

1.2.2 Sứ mệnh 7

1.2.3 Giá trị cốt lõi 8

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA FACEBOOK 10

2.1 Phân tích chiến lược quốc tế của Facebook 10

2.2 Chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu của Facebook 12

2.2.1 Phân tích mô hình 12

2.2.2 Những lý do để chọn chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu 14

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA FACEBOOK 17

3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 17

3.1.1 Thành công 17

3.1.2 Thất bại 18

3.2 Đánh giá hiệu quả chiến lược 18

3.2.1 Chiến lược quốc tế 18

3.2.2 Chiến lược tiêu chuẩn hóa 19

CHƯƠNG 4: SO SÁNH VỚI CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 20

4.1 Facebook và Tiktok 20

4.2 Facebook và Twitter 21

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong những thập kỷ gần đây, với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh doanh quốc tế là một xu thế tất yếu giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, khai thác cơ hội và gia tăng lợi nhuận Tuy nhiên, hoạt động này cũng mang lại rất nhiều rủi ro và thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh quốc tế đúng đắn và phù hợp

Vào năm 2004, Mark Zuckerberg đã cho ra mắt The Facebook – mạng xã hội được xây dựng nhằm mục đích kết nối các sinh viên Harvard với nhau Tuy nhiên, với

sự phát triển mạnh mẽ của Internet, nền tảng mạng xã hội này nhanh chóng được đưa ra toàn cầu, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chiến lược kinh doanh quốc tế phù hợp

để phát triển Với những chiến lược đúng đắn, doanh nghiệp đã thành công trong việc

mở rộng thị trường và giúp Facebook trở nên phổ biến trên phạm vi toàn cầu

Với mong muốn hiểu rõ về những yếu tố chiến lược làm nên thành công vang dội của Facebook và đưa ra những bài học kinh nghiệm, nhóm tác giả quyết định lựa chọn

đề tài :”Phân tích chiến lược Kinh doanh quốc tế của Facebook”

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là chiến lược Kinh doanh quốc tế của Facebook

Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các chiến lược Kinh doanh quốc tế của Facebook, thành công, thất bại và ưu điểm, nhược điểm của những chiến lược đó

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của bài tiểu luận là phân tích, đánh giá chiến lược Kinh doanh quốc tế của Facebook, từ đó đưa ra ưu và nhược điểm của chiến lược mà Facebook đã áp dụng

4 Bố cục bài tiểu luận

Bài tiểu luận được chia làm 4 chương, với kết cấu như sau:

Chương 1: Giới thiệu về Facebook

Chương 2: Phân tích chiến lược Kinh doanh quốc tế của Facebook

Chương 3: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh quốc tế của Facebook

Chương 4: So sánh với các đối thủ cạnh tranh

Trang 6

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ FACEBOOK

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

1.1.1 Lịch sử hình thành

Facebook là một trang mạng xã hội hàng đầu trên thế giới với số lượng người tải

và sử dụng đáng kể, được tạo ra với mục đích kết nối mọi người trên toàn cầu Khi sử dụng ứng dụng này, bạn có thể dễ dàng gặp gỡ hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn bạn

bè khắp nơi trên thế giới thông qua Internet

Facebook được sáng lập và phát triển bởi Mark Zuckerberg, một sinh viên ngành khoa học máy tính tại Đại học Harvard Trong năm thứ hai của mình (năm 2003), Mark Zuckerberg đã bắt đầu phát triển một trang web mang tên Facemash, một phiên bản sơ khai của Facebook Trang web này ghép cặp hai hình ảnh và yêu cầu người dùng bình chọn để xác định ai là người "hot" hơn

Để thu thập hình ảnh để so sánh, Mark Zuckerberg đã xâm nhập vào hệ thống mạng của Đại học Harvard và lấy hình ảnh của nhiều sinh viên Kết quả là Facemash thu hút hơn 450 lượt truy cập và 22.000 lượt xem hình ảnh chỉ trong 4 giờ hoạt động

Vào năm 2021, doanh nghiệp này chính thức đổi tên thành Meta, đưa Facebook trở thành công ty con Hiện nay, Meta được coi là một trong những công ty công nghệ Big Four cùng với Amazon, Apple và Google Meta là một trong những công ty có giá trị nhất thế giới

1.1.2 Quá trình phát triển

Vào năm 2004, Mark Zuckerberg cho ra đời website Thefacebook.com, tiền thân của ứng dụng Facebook hiện nay Vào năm 2005, ông quyết định chuyển tên miền Thefacebook.com thành Facebook.com Đồng thời, Facebook gây quỹ đầu tư được 13,7 triệu USD trong năm đó Năm 2006, tính năng News Feed được tung ra cho phép người dùng theo dõi hoạt động của nhau theo thời gian thực Từ năm 2006 đến năm 2008, ứng dụng đã được mở rộng vào lĩnh vực quảng cáo và cải thiện hồ sơ cá nhân của người dùng Đến năm 2010, Fanpage được Zuckerberg phát triển và trình làng Năm 2011, giao diện Dòng thời gian (Timeline) đã được giới thiệu

Năm 2012, Mark Zuckerberg quyết định mua lại Instagram và niêm yết công ty trên sàn chứng khoán Công ty phát hành cổ phiếu công chúng lần đầu (IPO) và huy động được 5 tỷ USD Năm 2013, chức năng tìm kiếm Graph Search (công cụ tìm kiếm ngữ nghĩa) đã được cải thiện và nâng cấp Năm 2014, Facebook tiến hành mua lại

Trang 7

Whatapps để cạnh tranh với các ứng dụng trò chuyện khác trên thị trường Đồng thời,

họ cũng mua lại Oculus, một thương hiệu chuyên sản xuất thiết bị thực tế ảo, để phát triển các trình mô phỏng 3D và VR

Năm 2015, chức năng shop Fanpage được thêm vào, và lượng người dùng hoạt động hàng ngày đạt 1 tỷ Đến năm 2016, ứng dụng Messenger và trang thương mại điện

tử ra mắt tại một số thị trường lớn Từ năm 2017 cho đến nay, Facebook tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Hình 1.1 Quá trình phát triển của Facebook

1.2 Triết lý kinh doanh

1.2.1 Tầm nhìn

Tầm nhìn của Facebook (bây giờ là Meta) là "Mang metaverse vào cuộc sống và giúp mọi người kết nối, tìm kiếm cộng đồng và phát triển doanh nghiệp." Điều này đánh dấu một sự thay đổi đáng kể so với tầm nhìn trước đó của công ty khi còn hoạt động dưới tên gọi Facebook, tập trung vào việc duy trì kết nối cá nhân và khám phá nội dung trên mạng xã hội Công ty đã công bố các điểm chính trong tầm nhìn mới của họ như sau:

+ Đưa metaverse vào cuộc sống hàng ngày của mọi người

+ Hỗ trợ mọi người trong việc kết nối và tìm kiếm cộng đồng trực tuyến

+ Tạo điều kiện cho mọi người phát triển doanh nghiệp và tạo ra các cơ hội mới trong không gian số

1.2.2 Sứ mệnh

Facebook đã thông báo về việc thay đổi sứ mệnh của mình từ "Tạo ra một thế giới mở và kết nối hơn" sang "Đưa mọi người đến gần nhau hơn" Mark Zuckerberg,

Trang 8

CEO của Facebook, đã công bố sự thay đổi này trong một cuộc họp với các cộng đồng trên nền tảng, đồng thời giới thiệu một công cụ quản lý mới Zuckerberg lý giải rằng sự thay đổi này nhằm mục đích trao quyền cho mọi người và giúp họ kết nối với nhau một cách sâu sắc hơn

Thay đổi sứ mệnh của Facebook là một bước quan trọng trong hành trình phát triển của nền tảng này Trước những tranh cãi xoay quanh việc Facebook có đóng góp vào việc lan truyền tin tức giả mạo trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Zuckerberg đã bắt đầu xây dựng nền tảng cho một cộng đồng lành mạnh hơn Chris Cox, Giám đốc sản phẩm của Facebook, nhấn mạnh rằng sứ mệnh mới là một "tinh lọc" có tính thiết thực

và gần gũi hơn

Facebook đang tìm cách tạo ra những kết nối có ý nghĩa hơn và giảm bớt sự xa cách trong cộng đồng Các công cụ giao tiếp và thuật toán của Facebook sẽ được cải thiện để tạo điều kiện cho mọi người gần nhau hơn mà không gặp trở ngại Điều này cũng đồng nghĩa với việc Facebook sẽ ưu tiên thực hiện sứ mệnh mới này hơn việc kinh doanh, bằng cách giới hạn một số người dùng quá khích hoặc tăng cường tính bảo mật cho người dùng

1.2.3 Giá trị cốt lõi

CEO của Facebook, Mark Zuckerberg, đã đưa ra năm giá trị cốt lõi cho Facebook trong một lá thư gửi đến các nhà đầu tư tiềm năng trong hồ sơ pháp lý của Facebook đệ trình phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO) Các giá trị này bao gồm:

Thứ nhất, tập trung vào ảnh hưởng: Để có ảnh hưởng lớn nhất, chúng ta cần tập trung vào giải quyết các vấn đề quan trọng nhất Chúng ta hy vọng mọi người tại Facebook sẽ tìm kiếm những vấn đề lớn nhất để giải quyết

Thứ hai là chuyển động nhanh: Chuyển động nhanh giúp chúng ta xây dựng nhiều thứ hơn và học hỏi nhanh hơn Tuy nhiên, nếu không giải quyết được bất kỳ việc gì, chúng ta không thể chuyển động nhanh

Thứ ba, giá trị cốt lõi táo bạo: Xây dựng những điều lớn lao đòi hỏi sự mạo hiểm Trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng, mạo hiểm là điều không thể tránh khỏi

Thứ tư là sự cởi mở: Một thế giới mở hơn có nghĩa là một thế giới tốt đẹp hơn,

vì nhiều người với nhiều thông tin hơn có thể ra các quyết định chắc chắn hơn và có ảnh hưởng lớn hơn Chúng ta làm việc chăm chỉ để mọi người ở Facebook tiếp cận nhiều thông tin nhất có thể

Trang 9

Cuối cùng, đó là xây dựng giá trị xã hội: Facebook không chỉ là một công ty, mà còn làm việc để xây dựng giá trị xã hội Chúng ta hy vọng mọi người ở Facebook hàng ngày tập trung vào việc xây dựng giá trị thực sự

Trang 10

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

QUỐC TẾ CỦA FACEBOOK

2.1 Phân tích chiến lược quốc tế của Facebook

Được thành lập vào tháng 2 năm 2004, Facebook ban đầu có tên là Facemash Đây là một phiên bản Hot or Not của trường đại học Harvard Đến tháng 6/2004, hơn 250.000 sinh viên từ 34 trường đã đăng ký Sau đó, Mark Zuckerberg thành lập “The Facebook” đặt tên miền thefacebook.com Định hướng của Facebook đó là mọi người

có thể tìm được nhau online Vào thời điểm đó, thị trường tiếp cận trang web là Mỹ

Vài tháng sau đó, TheFacebook bắt đầu xuất hiện quảng cáo, nhằm chi trả cho chi phí liên quan đến máy chủ, cơ sở dữ liệu của người dùng Vào năm 2007, Facebook

ra mắt ứng dụng di động của mình trên điện thoại di động Ứng dụng Facebook có sẵn trên các nền tảng di động như iOS và Android Cho đến đầu năm 2008 là thời điểm smartphone bắt đầu nở rộ, Facebook trở nên phổ biến hơn Năm 2009, Facebook chuyển trụ sở từ Palo Alto đến Stanford Research Park Việc chuyển trụ sở diễn ra khi Facebook chứng kiến sự phát triển ngoạn mục Vào năm 2010, Facebook có đến 1 tỷ lượt truy cập mỗi tháng Lúc này, Facebook đang dần chiếm được 1 vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế

Để nhanh chóng thâu tóm được thị trường toàn cầu, Facebook đã quyết định áp dụng hình thức mua lại rất nhiều công ty Trong đó, thương vụ mua lại lớn nhất của Facebook có thể kể đến WhatsApp Messenger, với giá 16 tỷ USD vào tháng 2/2014 Các thương vụ mua lại đáng chú ý khác bao gồm dịch vụ chia sẻ ảnh Instagram (được mua với giá 1 tỷ USD vào tháng 4/2012) và công ty thực tế ảo Oculus VR (được mua với giá 2 tỷ USD vào tháng 3/2014) Đây đều là những tên tuổi nổi lên trong cùng thời

kỳ với Facebook Vì thế, công ty quyết định loại bỏ tất cả “mối đe dọa” bằng việc mua lại các công ty này

Đồng thời, Facebook đã tập trung vào việc mở rộng thị trường toàn cầu, đặc biệt

là ở các khu vực đang phát triển như châu Á, châu Phi và khu vực Đông Nam Á Công

ty đã cung cấp các phiên bản của nền tảng mạng xã hội Facebook trên đa dạng thiết bị

và ứng dụng liên quan, tùy chỉnh để thay đổi ngôn ngữ, đồng thời sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để phân tích về người dùng, qua đó dễ dàng đáp ứng nhu cầu cụ thể của người dùng trong từng thị trường Năm 2014, tròn 10 năm Facebook ra đời, mạng xã hội có

Trang 11

đến 1,23 tỷ lượt truy cập mỗi tháng, một tỷ trong số đó đến từ thiết bị di động trên toàn thế giới

Tuy nhiên, ở một số quốc gia, Facebook phải đối mặt với những quy định pháp luật đặc thù, bao gồm cả về quyền riêng tư và tự do ngôn luận, bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, hợp tác với cơ quan chính phủ và tổ chức quản lý Với sự phát triển của mình, Facebook được quan tâm của các chính trị gia, đảng phái, và những người có ảnh hưởng trong chính trị Các nhà hoạt động chính trị thường sử dụng Facebook để kết nối với cử tri, chia sẻ thông điệp của họ và quảng bá các chiến dịch chính trị

Facebook không chỉ tập trung vào việc mở rộng nền tảng mạng xã hội cơ bản,

mà còn mở rộng vào các lĩnh vực khác như thanh toán di động (qua dịch vụ Facebook Pay), thương mại điện tử (qua Facebook Marketplace), giao tiếp (Messenger và WhatsApp), và thậm chí cả thực tế ảo (qua công ty con Oculus VR) trong những năm

2010 - 2020 Điều này giúp Facebook không chỉ là một mạng xã hội, mà còn là một hệ sinh thái kinh doanh toàn diện Facebook liên tục thay đổi giao diện sản phẩm để mang lại tính mới mẻ, dễ sử dụng, phù hợp cho mọi đối tượng ở mọi độ tuổi

Facebook tăng cường đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bao gồm mạng lưới internet và dịch vụ điện thoại di động Điều này giúp họ tiếp cận được người dùng

ở những vùng đất xa xôi và có hạ tầng kỹ thuật kém Dự án Internet.org (nay là Free Basics): Facebook đã khởi đầu dự án Internet.org vào năm 2013 với mục tiêu mang internet miễn phí đến những khu vực có hạ tầng kỹ thuật kém Dự án này cung cấp truy cập miễn phí đến một số dịch vụ cơ bản trên internet, bao gồm tin tức, sức khỏe, giáo dục và việc làm Song song đó, Facebook đã phát triển dự án Aquila, một dự án sử dụng máy bay không người lái (UAVs) để mang internet đến những vùng đất xa xôi và khó tiếp cận Máy bay Aquila được thiết kế để bay ở độ cao cao và phát sóng internet xuống mặt đất, cung cấp truy cập internet cho những khu vực không có cơ sở hạ tầng mạng Mục tiêu của Facebook là giúp hàng tỷ người dân trên thế giới tiếp cận được internet và những thông tin cần thiết Do đó Facebook đã hợp tác với các nhà mạng và nhà cung cấp dịch vụ di động trên khắp thế giới để mở rộng phạm vi dịch vụ của họ đến những vùng đất xa xôi Qua các thỏa thuận đối tác và chiến lược hợp tác, Facebook đã cung cấp truy cập internet và dịch vụ di động cho hàng triệu người dân ở những khu vực khó tiếp cận trước đây Theo Statista, Facebook là mạng xã hội trực tuyến nhiều người sử

Trang 12

dụng nhất thế giới, với khoảng 2,93 tỷ USD người dùng trên toàn cầu tính đến quý I năm 2022

Song song với thời điểm Facebook ra đời, đối thủ cạnh tranh mà Facebook phải đối mặt đó là mạng xã hội Yahoo! Tuy nhiên sau 1 thời gian phát triển thì Yahoo! gặp phải các vấn đề liên quan đến năng lực cốt lõi và cải tiến công nghệ, hậu quả là Yahoo! rơi vào tình trạng bán mình cho Verizon năm 2017 Hiện nay, đối thủ cạnh tranh chính với Facebook là mạng xã hội X (trước đây là Twitter)

2.2 Chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu của Facebook

2.2.1 Phân tích mô hình

2.2.1.1 Hoạt động chính

Facebook được coi là mạng xã hội lớn nhất toàn cầu Tính đến thời điểm hiện tại Facebook có khoảng 3 tỷ người dùng thường xuyên, chiếm khoảng ⅜ dân số trên thế giới Vì có lợi thế về quy mô nên Facebook là một nền tảng quảng cáo được nhiều doanh nghiệp sử dụng Theo số liệu thống kê, Facebook thu về khoảng 98,5% doanh thu từ quảng cáo trên chính nền tảng của mình và Instagram Hiện tại, có khoảng 8 triệu doanh nghiệp trên toàn cầu đang sử dụng nền tảng quảng cáo của Facebook Ngoài ra, Instagram cũng đóng góp vào doanh thu quảng cáo, trong khi WhatsApp vẫn chưa tận dụng quảng cáo nhiều Quảng cáo trong nguồn cấp tin tức và Câu chuyện trên Facebook

và Instagram là nguồn thu chính, với xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ hàng năm Theo phân tích của trang công nghệ SproutSocial, một doanh nghiệp đăng quảng cáo sẽ phải thanh toán cho Facebook 1,72 USD cho mỗi lần nhấp chuột của người dùng Mặc dù chi phí cho mỗi lần nhấp chuột có thể không cao, nhưng tổng số lần nhấp chuột có thể lên tới hàng tỷ, tạo ra doanh thu lớn Năm 2018, đã có 65 triệu trang kinh doanh đặt trên Facebook và đến năm 2019 tăng lên 90 triệu doanh nghiệp để phục vụ việc kinh doanh

Quảng cáo của Facebook dựa trên thuật toán trí tuệ nhân tạo AI để sàng lọc phân tích về người dùng Qua đó, ứng dụng này cung cấp những thông tin đó cho các doanh nghiệp, báo chí, truyền hình để những đơn vị đó đặt mua chỗ đăng quảng cáo trên facebook, Instagram, Messenger, WhatsApp Các quảng cáo thuộc dạng tinh chỉnh, hướng đến đúng đối tượng người dùng, không dàn trải, tăng mức độ hiệu quả cao

Bên cạnh đó, trên ứng dụng này dành chỗ cho các doanh nghiệp, công ty lập trang kinh doanh để quảng bá và bán sản phẩm Công ty sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp

Trang 13

công cụ Ad Manager để họ tự lập trang riêng của mình trên Facebook Đổi lại, doanh nghiệp này cần chấp nhận để facebook đăng quảng cáo trên trang của mình

Đáng chú ý, hiện nay, phần lớn doanh thu quảng cáo của Facebook hiện nay đến

từ ứng dụng di động, thay vì trang web như trước đây Tuy nhiên, các công cụ bảo mật mới được Facebook triển khai có thể hạn chế việc sử dụng dữ liệu cá nhân cho quảng cáo nhắm mục tiêu, điều này có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng doanh thu trong tương lai

Ngoài ra còn một số các hoạt động như: Thiết bị thực tế ảo Oculus và các ứng dụng liên quan, Thiết bị thông minh Facebook Portal (dành cho video call), Thanh toán

và tiền tệ kỹ thuật số, Thương mại trên Instagram v Facebook, Workplace by Facebook (dịch vụ dành cho doanh nghiệp)

2.2.1.2 Các hoạt động hỗ trợ

Về nguồn nhân lực, Facebook áp dụng phương pháp tiêu chuẩn cho nhân sự trên toàn cầu, từ các chính sách và thủ tục toàn cầu được áp dụng cho tất cả các nhân viên bất kể vị trí Các chính sách này bao gồm: hướng dẫn tuyển dụng, phát triển học tập, quản lý hiệu suất, Về văn hoá tổ chức đặc trưng bởi các giá trị như minh bạch, hợp tác và sáng tạo Văn hoá này có thể được thúc đẩy và củng cố thông qua các thực hành nhân sự tiêu chuẩn, chẳng hạn như các chương trình tham gia của nhân viên, chương trình phát triển sự nghiệp và cơ chế sản xuất

Facebook sử dụng cấu trúc tổ chức ma trận, cho phép họ phân chia công việc theo chức năng, địa lý và sản phẩm Điều này giúp Facebook duy trì sự linh hoạt và thích ứng với thị trường toàn cầu Ngoài trụ sở chính Menlo Park thì còn hơn có văn phòng tại hơn 60 quốc gia trên thế giới trải dài từ Châu Mỹ đến Châu Á Facebook có các đơn vị dựa trên sản phẩm, mỗi đơn vị chịu trách nhiệm cho một sản phẩm hoặc dịch

vụ cụ thể Điều này giúp doanh nghiệp duy trì sự nhất quán và tiêu chuẩn hóa trên toàn thế giới Hơn nữa, Facebook có các đơn vị dựa trên địa lý để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh tại các khu vực khác nhau trên thế giới Điều này giúp Facebook tiếp cận và phục vụ người dùng trên toàn cầu một cách hiệu quả

Đặc biệt, Facebook đã chuyển dữ liệu từ máy chủ riêng của họ sang Google Cloud Platform, cho thấy họ đang tìm kiếm cách để tối ưu hóa và tiêu chuẩn hóa cơ sở hạ tầng của họ Cơ sở hạ tầng của Facebook gồm có: Trung tâm dữ liệu, Hệ thống máy chủ, Trung tâm dữ liệu vận hành một danh mục trung tâm dữ liệu trải dài từ Hoa Kỳ đến

Ngày đăng: 19/11/2024, 15:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w