1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài luận cuối kỳ môn tâm lý học lao Động sự cố và tai nạn trong lao Động

70 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự cố và tai nạn trong lao động
Tác giả Nguyễn Thị Việt
Người hướng dẫn PGS.TS Ngô Minh Tuấn
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Tâm lý học
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại Bài luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 495,35 KB

Nội dung

Các trường hợp thông thường có thể bao gồm: - Thực hiện một hành động quá sớm trong một quy trình hoặc thực hiện quá muộn; - Bỏ sót một bước hoặc một loạt bước trong một quy trình nhiệm

Trang 1

KHOA TÂM LÝ HỌC

BÀI LUẬN CUỐI KỲ MÔN TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG

SỰ CỐ VÀ TAI NẠN TRONG LAO ĐỘNG

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Việt

Mã số sinh viên: 2156160229

Lớp: 215616

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Ngô Minh Tuấn

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2023

Trang 2

Lời mở đầu

Mỗi ngày có hàng nghìn người lao động bị tai nạn lao động với mức độ nghiêm trọng khác nhau Tai nạn tại nơi làm việc khiến người lao động không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày của mình tạm thời hoặc vĩnh viễn, đồng thời gây ra những ảnh hưởng bất lợi đến cuộc sống gia đình, doanh nghiệp và cộng đồng nói chung Để giảm tỷ lệ tai nạn lao động trước hết cần phải xác định nguyên nhân gây ra các sự cố và tai nạn đó

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2022 trên toàn quốc xảy ra 7.718

vụ tai nạn lao động làm cho khoảng 7.923 người bị nạn, điều đáng báo động là số vụ tai nạn lao động trong năm 2022 đã tăng 18.66% và số người bị nạn cũng đã tăng 18.99% so với năm 2021 Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người là khai thác mỏ, khai thác khoáng sản; xây dựng; sản xuất vật liệu xây dựng; dệt may, da giày và dịch vụ

Từ những thực trạng trên cho thấy tai nạn trong lao động là một vấn đề nhức nhối và cần nhiều

sự quan tâm để nghiên cứu không chỉ trong phạm vi môn Tâm lý học lao động nói riêng mà còn trong lĩnh vực lao động và con người nói chung Thực tế nghiên cứu của các nhà tâm lý học lao động cho thấy các sự cố và tai nạn lao động chủ yếu liên quan đến vấn đề tâm lý của con người (70-80%) Bên cạnh nghiên cứu về mối quan hệ thích ứng giữa con người và máy móc, tâm lý học lao động còn nghiên cứu tìm hiểu về khía cạnh sức lực và khả năng làm việc phù hợp và hiệu quả của người lao động Trước hết là để đảm bảo an toàn cho người lao động, sau đó là nghiên cứu các sự cố có thể xảy ra đề từ đó đề phòng và tìm ra các biện pháp hạn chế tránh các rủi ro về tai nạn lao động có thể xảy ra Chính vì vậy bài viết này sẽ đi tìm hiểu về các tai nạn sự

cố trong lao động dưới góc nhìn tâm lý học, cũng như đề xuất một số biện pháp để ngăn ngừa các trường hợp mất an toàn trong lao động

Trang 3

Mục lục

Lời mở đầu 1

Cơ sở lý thuyết 4

Tâm lý học lao động 4

Tâm lý học an toàn lao động 4

Sự cố và Tai nạn trong lao động 6

Sự cố 6

Tai nạn 6

Nguồn gốc của sự cố và tai nạn lao động 9

Sự thất bại của người lao động 9

Sự mệt mỏi 15

Sự mất chú ý trong lao động 22

Sức làm việc của người lao động 23

Sự khác biệt về tuổi tác của người lao động 25

Tính đơn điệu lặp đi lặp lại trong lao động 27

Thiếu kỹ năng thiếu kinh nghiệm của người lao động về an toàn lao động 29

Môi trường làm việc 30

Các biện pháp ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động 33

Về pháp lý 33

Trang 4

Hoàn thiện tổ chức sản xuất, tổ chức lao động 38

Thiết kế môi trường lao động phù hợp 40

Thiết kế công việc xem xét tới sức khỏe tinh thần 42

Thiết kế cảnh báo phù hợp 46

Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý 48

Đào tạo nâng cao trình độ lành nghề 52

Hoàn thiện hệ thống bảo hộ lao động 53

Phân tích trường hợp của công ty Điện tử SamSung 56

Bối cảnh 56

Những sự cố và tai nạn lao động đã xảy ra 57

Tổ chức và kế hoạch của Công ty SamSung trong công tác an toàn lao động 61

Kết luận 66

Tài liệu tham khảo 68

Trang 5

Cơ sở lý thuyết Tâm lý học lao động

Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về hành vi và tinh thần của con người cụ thể

đó là cảm xúc, là ý chí, động cơ, hành động, Ngoài ra, tâm lý học cũng nghiên cứu sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý, và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người

Lao động là một hoạt động thực tiễn nào đó do con người tiến hành theo một nhiệm vụ xác định nhằm đạt một mục đích nhất định

Tâm lý học lao động là môn tâm lý học chuyên ngành nghiên cứu các đặc điểm tâm lý trong các loại hoạt động lao động nhằm hợp lý hóa quá trình lao động, cải tiến dạy nghề và xây dựng các thể chế quản lý lao động có hiệu quả

Tâm lý học an toàn lao động

An toàn lao động là tổng hợp các biện pháp, phương thức nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các tai nạn, sự cố trong quá trình làm việc, lao động Việc thực hiện tốt an toàn lao động sẽ giúp hạn chế, giảm thiểu tối đa những thương tích, thiệt hại về tính mạng và tài sản cho người lao động cũng như doanh nghiệp

Sự cố tai nạn lao động được hiểu là những trường hợp bất ngờ có thiệt hại xảy ra đối với người lao động trong quá trình lao động, làm việc Thiệt hại được xác định trên sức khỏe, tính mạng, thân thể của người lao động Các vấn đề bất ngờ có thể xảy ra đó là những tai nạn liên quan đến công việc, tai nạn giao thông trong quá trình di chuyển, tai nạn trong quá trình vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng, ngã từ trên cao trong thời gian làm việc liên quan đến leo trèo, có độ cao nguy hiểm…

Vai trò của Tâm lý học an toàn lao động

Trang 6

Tâm lý học an toàn lao động sẽ giúp chúng ta có các giải pháp tác động hữu hiệu nhằm ngăn chặn các sự cố và tai nạn lao động xảy ra Tâm lý học an toàn lao động có vai trò vô cùng to lớn đối với các doanh nghiệp, chủ sản xuất và người lao động:

Đầu tiên là bảo vệ được người lao động, chống lại các tai nạn thương tổn do tai nạn gây ra, đặc biệt là giúp ngăn chặn và hạn chế các tình trạng chết người và tàn phế

Thứ hai là giúp giảm các chi phí để khắc phục các sự cố và tai nạn lao động như: chi phí sửa chữa máy móc thiết bị, chi phí tổn thất do đình trệ sản xuất, chi phí sản phẩm bị hỏng,

Cuối cùng là tạo ra tâm lý yên tâm, bình an và ổn định trong lao động và giúp người lao động hăng hái, sáng tạo góp phần làm cải thiện mối quan hệ trong sản xuất và tăng năng suất lao động

Trang 7

Sự cố và Tai nạn trong lao động

Trong hệ thống người máy và môi trường, để xác định được chất lượng vận hành của hệ thống người ta dùng hai loại chỉ số đó là: các chỉ số trực tiếp (hậu quả trực tiếp của một hành động hay một sự tác động qua lại) và các chỉ số gián tiếp (các hậu quả phụ) Dựa vào hai chỉ số trên thì người ta có thể xác định rằng hệ thống đang hoạt động bình thường hay bất thường, nếu như nó bất thường thì người ta gọi đó là sự trục trặc

Sự trục trặc là một hiện tượng không mong muốn, bất cứ trục trặc nào cũng đều có nguyên nhân

và hậu quả nhất định Ở đây căn cứ vào hậu quả ít nhiều nghiêm trọng của sự trục trặc trong hệ thống mà ta có thể phân chia thành sự cố và tai nạn

Tai nạn

Một trường hợp khác của sự trục trặc trong hệ thống đó là tai nạn, tại nạn là một đầu ra không mong muốn của hệ thống, là một chỉ số hoặc một dấu hiệu của sự trục trặc trong hệ thống Do đó

là một hiện tượng có nguồn gốc phức tạp, của nhiều yếu tố và nguyên nhân gây ra

Theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, Vệ sinh lao động 2015 thì tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy

Trang 8

ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động Tai nạn có thể là hậu quả trực tiếp của sự trục trặc nhưng cũng có thể là hậu quả gián tiếp (được tách ra từ một số lượng ít hoặc nhiều các rối loạn hoặc vận hành không bình thường)

Tai nạn lao động được chia làm các loại như sau:

Đầu tiên là tai nạn lao động làm chết người lao động (gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc các trường hợp sau: chết tại nơi xảy ra tai nạn; chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian điều trị hoặc chết

do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận của pháp y; người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích

Thứ hai là tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (gọi tắt là tai nạn lao động nặng)

là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những trường hợp chấn thương được quy định tại Nghị định 39/2016/NĐ-CP

Thứ ba là tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại loại 1 và loại 2

Hiện nay thực trạng tai nạn lao động ở Việt Nam ngày càng gia tăng một cách đột biến cả về số lượng và mức độ thiệt hại Theo bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong lĩnh vực công nghiệp, mỗi năm có khoảng 5000 vụ tai nạn lao động khiến từ 500 đến 600 người chết Trong đó lĩnh vực khai thác khoáng sản nói chung và khai thác đá nói riêng luôn chiếm tỷ lệ cao, khoảng

18 đến 20% tổng số vụ tai nạn lao động Trong ngành xây dựng, các trường hợp xảy ra tai nạn nhiều là ngã từ trên cao xuống, sập đổ công trình, vật đè, điện giật Còn trong các ngành hóa chất, chỉ riêng trong các tập đoàn hóa chất trong 5 năm gần đây xảy ra 157 vụ tai nạn lao động

Trang 9

Tình trạng nhiễm độc ở các cơ sở hóa chất như sản xuất chất dẻo, in bao bì, giày, da và nhiễm độc hóa chất qua thức ăn xảy ra thường xuyên ở nhiều nơi và có nhiều vụ rất nghiêm trọng

Trang 10

Nguồn gốc của sự cố và tai nạn lao động

Nghiên cứu các nguyên nhân dẫn tới sự cố và tai nạn lao động là một chủ đề quan trọng và cần thiết để có các giải pháp hợp lý nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tối đa các thiệt hại đau thương mất mát không mong muốn đối với người lao động và doanh nghiệp Các nhà nghiên cứu tâm lý học lao động đã nghiên cứu và chỉ ra nhiều nguyên nhẫn dẫn đến sự cố và tai nạn lao động như sau:

Sự thất bại của người lao động

Các hành động sai quy định trong hệ thống lao động của một cá nhân trong quá trình lao động được gọi là sự thất bại của người lao động Những sai sót có thể do người bị nạn hoặc những người không phải người bị nạn gây ra tại thời điểm xảy ra tai nạn – đây là được gọi là “Thất bại chủ động”, tuy nhiên nhiều thất bại gây ra tai nạn do nguyên nhân từ những người như người quản lý, nhà thiết kế, v.v trong một thời gian trước khi xảy ra tai nạn được gọi là “Thất bại tiềm ẩn” Những thất bại tiềm ẩn mang lại mối nguy hiểm tiềm tàng lớn hơn đối với sức khỏe và an toàn so với các thất bạn chủ động Những thất bại tiềm ẩn thường được ẩn giấu trong một tổ chức cho đến khi chúng được kích hoạt bởi một sự kiện có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng

Các dạng của sự thất bại

Lỗi là những hành động không như kế hoạch hoặc hành động ngoài ý muốn Chúng thường xảy

ra trong một nhiệm vụ quen thuộc, bao gồm trượt (ví dụ: nhấn nhầm nút hoặc đọc sai thước đo)

và sai sót (ví dụ: quên thực hiện một bước trong quy trình)

Trượt là sự thất bại trong việc thực hiện các hành động của một nhiệm vụ Chúng được mô tả là 'hành động không theo kế hoạch' Ví dụ như là: chọn sai thành phần từ các hỗn hợp, thao tác sai

Trang 11

công tắc, sai sót chữ số khi sao chép ra số và các bước sắp xếp sai trong một thủ tục Các trường hợp thông thường có thể bao gồm:

- Thực hiện một hành động quá sớm trong một quy trình hoặc thực hiện quá muộn;

- Bỏ sót một bước hoặc một loạt bước trong một quy trình nhiệm vụ;

- Thực hiện một hành động với quá nhiều hoặc quá ít sức lực (ví dụ như dùng sức quá mạnh);

- Thực hiện hành động sai hướng (ví dụ xoay núm điều khiển sang vị trí phải thay vì bên trái hoặc di chuyển công tắc lên thay vì xuống);

- Làm đúng nhưng không đúng đối tượng (ví dụ: bật nhầm công tắc);

- Thực hiện kiểm tra sai nhưng đúng mục (ví dụ: kiểm tra mặt số nhưng đối với giá trị sai) Những loại lỗi này thường xảy ra trong các quy trình được đào tạo chuyên sâu, nơi người thực hiện chúng không cần tập trung vào những gì họ đang làm Những điều này không thể được loại

bỏ bằng cách đào tạo, nhưng thiết kế cải tiến có thể làm giảm khả năng xảy ra của chúng và cung cấp một hệ thống có khả năng chịu lỗi cao hơn

Sai sót là sự phán đoán hoặc ra quyết định trong đó "các hành động dự định là sai" tức là chúng

ta làm sai vì tin rằng điều đó là đúng Những điều này có xu hướng xảy ra trong những tình huống mà người đó không biết cách thực hiện đúng vì nó là một nhiệm vụ mới hoặc vì họ chưa được đào tạo bài bản (hoặc cả hai) Thông thường trong những trường hợp như vậy, mọi người thường dựa vào những quy tắc đã nhớ từ những tình huống tương tự và có thể không đúng Đào tạo dựa trên các quy trình tốt là chìa khóa để tránh sai lầm Có hai loại sai sót đó là sai sót dựa trên quy tắc và sai sót dựa trên kiến thức:

Trang 12

Những sai sót dựa trên quy tắc xảy ra khi hành vi của chúng ta dựa trên những quy tắc đã ghi nhớ hoặc những quy trình quen thuộc Chúng ta có xu hướng thường xuyên sử dụng các quy tắc hoặc giải pháp quen thuộc ngay cả khi những điều này không thuận tiện hoặc không hiệu quả nhất

Sai sót dựa trên kiến thức là phương pháp dựa vào kinh nghiệm, dựa vào lý luận trên kiến thức của chuyên gia hoặc người được cho là có kiến thức và không phải là phương pháp kiểm soát hiệu quả để ngăn ngừa sự cố nghiêm trọng do tính chất không thể đoán trước của sự kiện

Ví dụ về một trường hợp sai sót trong lao động là một tài xế xe chở dầu có kinh nghiệm đã hoàn thành việc đổ đầy bình xăng của mình Khi xe đang ở gần các thùng chứa chất lỏng dễ cháy thì

có điện thoại reo lên Sau đó phớt lờ chuông điện thoại trong khoảng năm phút để đóng các van trên hệ thống lắp đặt thì người tài xế đi trả lời điện thoại Khi quay lại xe, người tài xế lái xe đi

và quên mất chưa ngắt ống dẫn dầu ra khỏi hệ thống lắp đặt Việc này đã gây ra hậu quả là đường ống từ quá trình lắp đặt bị gãy và dầu bị tràn ra ngoài

Lỗi có nhiều khả năng xảy ra trong một số trường hợp nhất định bao gồm:

- Các yếu tố gây căng thẳng trong môi trường làm việc, ví dụ như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, độ rung quá cao, ánh sáng kém, không gian làm việc hạn chế;

- Yêu cầu công việc cực đoan, ví dụ như khối lượng công việc cao, công việc đòi hỏi mức độ cao

về tỉnh táo, những công việc rất đơn điệu và lặp đi lặp lại, những tình huống có nhiều phiền nhiễu và gián đoạn;

Trang 13

- Các yếu tố gây căng thẳng về mặt xã hội và tổ chức, ví dụ như trình độ nhân sự không đủ, thiếu linh hoạt hoặc yêu cầu quá cao về lịch làm việc, xung đột với đồng nghiệp, áp lực từ bạn bè và thái độ trái ngược nhau về sức khỏe và an toàn;

- Các yếu tố gây căng thẳng cá nhân, ví dụ như quá trình đào tạo và kinh nghiệm không đầy đủ, mức độ mệt mỏi, giảm sự tỉnh táo, các vấn đề gia đình, sức khỏe kém, lạm dụng rượu bia và ma túy;

- Các yếu tố gây căng thẳng cho thiết bị, ví dụ như màn hình và bộ điều khiển được thiết kế kém, không chính xác, hướng dẫn và quy trình làm việc khó hiểu

Việc kiểm soát và giảm thiểu lỗi cần phải xem xét những ảnh hưởng của nó đến hành vi của người lao động Các bước để giảm thiểu lỗi của con người bao gồm:

- Giải quyết các vấn đề và giảm bớt các yếu tố gây căng thẳng làm tăng tần suất gây ra lỗi;

- Thiết kế nhà máy và thiết bị lao động để ngăn chặn sự trượt và sai sót xảy ra hoặc để tăng cơ hội phát hiện và sửa chữa chúng;

- Đảm bảo rằng việc sắp xếp đào tạo có hiệu quả;

- Đảm bảo giám sát phù hợp, đặc biệt đối với nhân viên thiếu kinh nghiệm hoặc đối với các nhiệm vụ trường hợp cần kiểm tra độc lập;

- Kiểm tra xem các trợ giúp công việc như thủ tục và hướng dẫn có rõ ràng, ngắn gọn, có sẵn, cập nhật và được người dùng chấp nhận;

- Xem xét khả năng xảy ra lỗi của con người khi thực hiện đánh giá rủi ro;

Trang 14

- Suy nghĩ về các nguyên nhân khác nhau gây ra lỗi của con người trong sự cố nhằm đưa ra các biện pháp nhằm giảm nguy cơ lặp lại sự cố;

- Giám sát xem các biện pháp được thực hiện để giảm sai sót có hiệu quả hay không

Vi phạm (không tuân thủ, lách luật, đi tắt) là bất kỳ sự cố ý làm sai lệch các quy tắc, thủ tục,

hướng dẫn và quy định Việc vi phạm các quy tắc hoặc thủ tục về sức khỏe và an toàn là nguyên nhân quan trọng gây ra nhiều vụ tai nạn và thương tích tại nơi làm việc Vi phạm được chia thành ba loại: thường xuyên, tình huống và đặc biệt

Với hành vi vi phạm thường xuyên, việc vi phạm đã trở thành một điều bình thường trong nhóm làm việc Điều này có thể là do:

- Mong muốn đi tắt để tiết kiệm thời gian và năng lượng;

- Nhận thức các quy tắc quá hạn chế;

- Niềm tin rằng các quy tắc làm việc không còn phù hợp nữa;

- Thiếu ý thức thực thi quy định;

- Công nhân mới bắt đầu một công việc mà vi phạm thường lệ là điều bình thường và không nhận ra rằng đây không phải là cách làm việc đúng đắn

Để giảm bớt những vi phạm thường xuyên, người quản lý có thể:

- Thực hiện các bước để tăng khả năng phát hiện vi phạm, ví dụ như theo dõi các thói quen thông qua giám sát;

- Xem xét xem liệu có những quy định không cần thiết hay không;

- Làm cho các quy định và thủ tục trở nên phù hợp và thiết thực;

Trang 15

- Giải thích lý do đằng sau các quy tắc hoặc thủ tục nhất định và sự liên quan của chúng với người lao động;

- Cho phép lực lượng lao động tham gia vào việc xây dựng các quy định nhằm cố gắng tăng cường sự chấp nhận và thực hiện các quy định

Vi phạm tình huống là hành vi vi phạm là do áp lực từ phía công việc như bị áp lực về thời gian, không đủ nhân lực cho khối lượng công việc, thiết bị không có sẵn, hoặc thậm chí là điều kiện thời tiết khắc nghiệt Nó có thể rất khó tuân thủ quy tắc trong một tình huống cụ thể hoặc nhân viên có thể nghĩ rằng quy tắc là không an toàn trong các trường hợp này

Để giảm bớt những vi phạm tình huống này, người quản lý cần xem xét:

- Cải thiện môi trường làm việc;

- Cung cấp sự giám sát phù hợp;

- Cải tiến việc thiết kế và lập kế hoạch công việc;

- Thiết lập một nền văn hóa làm việc an toàn và sức khỏe tích cực

Vi phạm đặc biệt là những vi phạm hiếm khi xảy ra và chỉ khi điều gì đó có vấn đề mới xảy ra và

để giải quyết một vấn đề mới, người ta cảm thấy cần phải phá vỡ một quy tắc mặc dù biết rằng sẽ chấp nhận rủi ro Và vấn đề vi phạm xảy ra ra khi tin tưởng một cách sai lầm rằng những lợi ích vượt trội hơn những rủi ro khi phá vỡ một quy tắc quen thuộc

Để giảm thiểu các vi phạm đặc biệt:

- Cung cấp thêm đào tạo về các tình huống bất thường và khẩn cấp;

- Trong quá trình đánh giá rủi ro hãy nghĩ đến khả năng vi phạm;

Trang 16

- Cố gắng giảm bớt áp lực về thời gian để nhân viên không phải hành động nhanh chóng trong những tình huống mới

Những sai sót do đào tạo kém (tức là mọi người chưa được đào tạo bài bản về quy trình làm việc

an toàn) thường bị nhầm là vi phạm Hiểu rằng các vi phạm đang xảy ra và lý do của chúng là cần thiết nếu muốn áp dụng các biện pháp hiệu quả để tránh chúng Áp lực ngang hàng, các quy tắc không thể thực hiện được và sự hiểu biết không đầy đủ có thể dẫn đến vi phạm

Tương tự, Gander (2011) đã định nghĩa mệt mỏi là: không có khả năng hoạt động ở mức mong muốn do chưa phục hồi các tác động trước đó của công việc và các hoạt động khác Mệt mỏi cấp tính có thể xảy ra khi không có đủ thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi sau một cơn mệt mỏi trong

Trang 17

thời gian làm việc Mặt khác, tình trạng mệt mỏi tích lũy (mãn tính) xảy ra khi cơ thể không hồi phục đủ sau các cơn mệt mỏi cấp tính theo thời gian dài

Mệt mỏi được coi là điều kiện tiên quyết bên trong của hành động không an toàn vì nó ảnh hưởng tiêu cực đến trạng thái của con người Phần lớn sự cố và tai nạn lao động là do người lao động mệt mỏi gây ra, những người không còn hoạt động với năng lực tối ưu và tự nhiên của họ nữa

Một số nghiên cứu về sự mệt mỏi trong tâm lý học lao động

Sự mệt mỏi với tuổi tác

Các nghiên cứu về mệt mỏi cho thấy một số mối tương quan giữa tuổi tác và tình trạng mệt mỏi:

Ví dụ, người lái xe trẻ (dưới 30 tuổi) dễ bị buồn ngủ hơn, có nguy cơ xảy ra tai nạn vào đêm khuya và sáng sớm Người lái xe lớn tuổi (trên 64 tuổi) dễ bị buồn ngủ gây ra tai nạn vào buổi chiều (Milia và cộng sự, 2011) Nguyên nhân của sự khác biệt này được giải là do hệ thống sinh học bắt đầu xấu đi vào khoảng 45-50 tuổi, khoảng thời gian này, con người trải qua một xu hướng dậy sớm (thức dậy và tỉnh táo hơn vào buổi sáng) và giảm giấc ngủ sâu

Ngoài ra nghiên cứu còn chỉ ra rằng bất kể tuổi tác nào, những người lái xe ngủ ít giờ hơn giờ ngủ trung bình có nguy cơ làm xảy ra các vụ tai nạn giao thông cao hơn

Sự mệt mỏi với tình trạng kinh tế xã hội

Tình trạng kinh tế xã hội dường như có mối tương quan gián tiếp với tình trạng mệt mỏi, cụ thể

là những người có tình trạng kinh tế xã hội cao hơn ít bị mệt mỏi hoặc gặp các sự cố liên quan đến mệt mỏi hơn Điều này được giải thích có thể bởi vì những người có công việc được trả lương cao hơn thường có cơ hội tốt hơn về điều kiện làm việc, khối lượng công việc và lịch trình

Trang 18

được sắp xếp khoa học hợp lí hơn Điều này cho thấy rằng họ có nhiều phương tiện hơn để quản

lý sự mệt mỏi (Milia và cộng sự, 2011)

Lịch làm việc và sự mệt mỏi

Về lịch làm việc, nghiên cứu trong lĩnh vực này cho thấy nguy cơ chấn thương tăng lên vào giờ thứ 8 trở đi và tiếp tục tăng sau 12 và 16 giờ làm việc Vesgo và cộng sự (2007) phát hiện ra rằng

số giờ làm việc trong tuần trước khi xảy ra sự cố có liên quan đến rủi ro an toàn – xác suất xảy ra

sự cố sự cố tăng 88% đối với những người làm việc hơn 64 giờ vào tuần trước

Làm việc theo ca cũng làm tăng nguy cơ tai nạn và sự cố; các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng rất ít nhân viên có thể đảm đương được công việc ở ca thứ ba về mặt thể chất, cho thấy nguy cơ cao mắc hội chứng chuyển hóa, rối loạn nhịp sinh học, gián đoạn giấc ngủ và mệt mỏi (Milia và cộng sự, 2011) Tương tự, nguy cơ chấn thương khi làm ca đêm cao hơn 30% so với ca sáng, nguy cơ là cao nhất trong vài giờ đầu trong ca và nguy cơ tăng qua các ca đêm liên tiếp (Hobson, 2004) 60-70% công nhân làm ca đêm sẽ gặp khó khăn khi ngủ, buồn ngủ khi làm việc, hoặc vô tình ngủ quên khi đang làm việc (Rosekind, 2012) Sự mệt mỏi được ước tính là yếu tố chính gây ra tới 41% số vụ thương tích và tử vong do tai nạn từ lỗi của con người (Sallinen, 1997) (Hobson, 2004 & Sallinen)

Phân loại

Các nhà tâm lí học phân biệt ba loại mệt mỏi khác nhau:

- Mệt mỏi chân tay (cơ bắp) là sự mệt mỏi do các loại lao động chân tay tạo ra

- Mệt mỏi trí óc (mệt óc) là sự mệt mỏi do các loại lao động trí óc tạo nên

Trang 19

- Mệt mỏi cảm xúc, là sự mệt mỏi do hoàn cảnh "chờ đợi thụ động" tạo nên, hoặc do những tình huống căng thẳng trong môi trường lao động tạo nên

Các triệu chứng của mệt mỏi

Các nghiên cứu về tình trạng mệt mỏi đã xác định được một số triệu chứng của nó, bao gồm:

- Gia tăng lo lắng

- Giảm trí nhớ ngắn hạn

- Thời gian phản ứng chậm lại

- Giảm hiệu quả công việc

- Giảm hoặc mất các động lực thúc đẩy

- Giảm cảnh giác

- Số lỗi bỏ sót ngày càng tăng

- Suy nhược, thiếu năng lượng, mệt mỏi, kiệt sức

- Đánh trống ngực (cảm giác tim đang đập mạnh)

- Chóng mặt, khó thở

Nguyên nhân gây nên mệt mỏi

Khi báo cáo nguyên nhân gây mệt mỏi, Saito (1999) cho rằng mệt mỏi là do nhiều loại yếu tố trong cơ thể gây, ra có thể gồm:

Trang 20

- Những thay đổi đột ngột về môi trường làm việc do những đổi mới công nghệ cao như tự động hóa và các kỹ thuật hiện đại;

- Vấn đề về giờ làm việc của người lao động (tăng ca);

- Thay đổi công việc, cắt giảm nhân sự, tái thiết lập doanh nghiệp;

- Do độ chính xác quá cao và tốc độ làm việc quá nhanh đòi hỏi sự căng thẳng tri giác lớn, do vậy dẫn đến mệt mỏi;

- Do điều kiện lao động quá kém;

- Do chuyên môn hóa hẹp dẫn đến người lao động chỉ sử dụng ít bộ phận cơ thể để tham gia lao động, làm cho các bộ phận khác bị đình trệ, dẫn đến các xung đột sinh lý làm rối loạn các hoạt động;

- Do chuyên môn quá hẹp dẫn đến tính đơn điệu cao trong lao động, làm ức chế hưng phấn thần kinh, làm gia tăng sự cố và tai nạn lao động;

- Do sự căng thẳng thần kinh quá lớn trong lao động dẫn đến mệt mỏi thần kinh và nhiều sự nhầm lẫn trong lao động

Ngoài ra, các yếu tố góp phần khác gây ra mệt mỏi tại nơi làm việc bao gồm số lượng và chất lượng giấc ngủ, sự gián đoạn của nhịp sinh học và các rối loạn liên quan đến giấc ngủ (Connor

và cộng sự, 2001)

Những yếu tố khác là thời gian làm việc, tuổi tác, tình trạng sức khỏe, chất lượng giấc ngủ, kinh nghiệm làm việc, động lực, cuộc sống gia đình và trách nhiệm công việc cũng như thời gian đi lại

Trang 21

Ngoài ra có thể tóm các nguyên nhân gây ra sự mệt mỏi thành 3 nhóm nhân tố sau:

Nhân tố cơ bản, là nhân tố trực tiếp gây ra sự mệt mỏi, đó là sự tổ chức lao động không hợp lí Nhân tố bổ sung, là nhân tố mà bản thân nó trong điều kiện nhất định, cũng có thể trực tiếp gây

ra sự mệt mỏi

Nhân tố thúc đẩy là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho mệt mỏi dễ dàng xảy ra

Đánh giá sự mệt mỏi tại nơi làm việc

Mọi người sử dụng lao động phải đánh giá đầy đủ và phù hợp các rủi ro đối với sức khỏe và sự

an toàn của nhân viên mà họ gặp phải khi làm việc

Quản lý sự mệt mỏi của người lao động là một quy trình từng bước nhằm kiểm soát các rủi ro về sức khỏe và an toàn do các mối nguy hiểm gây ra tại nơi làm việc

Một tập thể các nhà nghiên cứu đã lưu ý đến hai tiêu chí chủ yếu trong việc xác định mức độ yêu cầu của hoạt động đối với con người, đó là:

- Mức độ yêu cầu đối với các quá trình tâm lí và vận động khác nhau trong các loại hình hoạt động khác nhau;

- Mức độ phức tạp của các quá trình này

Đối với mỗi quá trình tâm lí: các tác giả đã xác định nhiều mức độ phức tạp khác nhau:

- Đối với quá trình tri giác: tiếp nhận giản đơn một tín hiệu, tiếp nhận, so sánh và phân tích tín hiện bằng tri giác, so sánh liên tục, lặp đi lặp lại hoặc so sánh các tín hiệu trong một khoảng thời gian dài, tìm kiếm một cách tích cực và lựa chọn thông tin

Trang 22

- Đối với quá trình trí nhớ: tái tạo đơn giản hoặc lưu giữ thụ động các dữ liệu; duy trì và tái tạo một số yếu tố tĩnh, tái tạo có chọn lọc các thông tin, tái tạo có chọn lọc một loạt yếu tố phức tạp

- Đối với tư duy: xác lập một số quan hệ đơn giản; xác lập một số quan hệ phức tạp dựa trên việc

so sánh bằng trí tuệ với một thang chuẩn phức tạp, lựa chọn một số quan hệ mang tính nguyên nhân sâu hơn; đề xuất một số chiến lược riêng để giải quyết các tình huống

- Đối với hành động: phản xạ vận động đơn giản, một quãng thao tác đơn giản triển khai theo một mô hình; một quãng thao tác phức tạp hơn; một loạt quãng thao tác phức tạp

Khi xác định mức độ yêu cầu đối với các quá trình tâm lí và vận động của các hoạt động, cần xuất phát từ chỗ hiểu các điều kiện làm việc, tính chất của các nhiệm vụ được thực hiện để sau

đó có thể làm rõ những thay đổi chức năng xuất hiện trong quá trình triển khai hoạt động tương ứng Chẳng hạn, đối với các thao tác viên trong các trung tâm năng lượng, người ta đã xác định được có những thay đổi sau đây của các quá trình tâm lí, ảnh hưởng về trí nhớ (do thao tác viên phải thường xuyên theo dõi tiến độ về thời gian của các thông số), giảm chức năng phân bố chú ý; giảm khả năng rút ra và hiểu một số quan hệ Đồng thời, người ta cũng làm rõ những thay đổi trên bình diện tâm sinh lí, giảm thời gian phản ứng vận động và ngôn ngữ; khả năng đánh giá thời gian bị giảm sút; những thay đổi của hệ thần kinh thực vật

Việc nghiên cứu sự mệt mỏi được tiến hành bằng những phương pháp khác nhau Đó là những phương pháp có thể phát hiện cả những biến đổi về mặt sinh lí lẫn những biến đổi của các quá trình tâm lí, đồng thời vẫn theo dõi được những thay đổi về số lượng và chất lượng của sản phẩm hoạt động Các chỉ số tâm - sinh lí được đánh giá bằng các phương pháp do tuần hoàn và hô hấp; điện tim điện não; kết quả thị lực, các phép thử đo phản ứng vận động đối với các kích thích thị giác và thính giác, các phép đo khả năng bền bỉ đối với sự cố gắng về thể chất và trí tuệ những

Trang 23

biến đổi của chú ý, trí nhớ, tư duy, sự khéo tay v.v Các chỉ số cá nhân và xã hội được đánh giá thông qua sự chuẩn bị nghề nghiệp; lứa tuổi, năng lực, điều kiện sống; các mối quan hệ liên nhân cách Người ta thấy rằng, những bảng hỏi được sử dụng thành công nhất là những bảng hỏi trong

đó nghiệm thể đánh giá cả cường độ của hoạt động lẫn những hậu quả đã được trải nghiệm

Nguyên nhân

- Do tiếng động lớn đột ngột bất ngờ xảy ra và làm người lao động hướng sự chú ý vào tiếng ồn

đó như là tiếng nổ, tiếng vỡ,…;

- Do các vật thể di động đến gần người lao động làm họ mất cảm giác an toàn hoặc nguy hiểm với họ;

- Do sự di chuyển của các bóng vật thể in các vật sản xuất tạo nên các phản ứng đột ngột của người lao động làm mất chú ý tạm thời;

- Do tiếng loa phóng thanh nổi lên bất ngờ hoặc có tác động vào sự chú ý của người lao động;

Trang 24

- Do hình ảnh lạ mắt hoặc quá đẹp, tiếng nói kỳ lạ lôi cuốn sự chú ý của cá nhân;

- Phản ứng sinh lý đối với các yếu tố môi trường có thể làm nguyên nhân làm người lao động mất tập trung và gây ra sự cố hoặc tai nạn lao động:

- Các hạt bụi bay vào mắt làm người lao động nhắm mắt lại đột ngột;

- Các lượng khí độc hoặc mùi khó chịu làm người lao động quay mặt và mất tập trung;

- Người lao động tiếp xúc với môi trường quá nóng hoặc quá lạnh khiến họ khó duy trì sự tập trung

Sức làm việc của người lao động

Khái niệm

Sức làm việc là một khái niệm sinh lí thường do sinh lí học nghiên cứu trong một số chỉ số ở người và động vật Sức làm việc nói lên khả năng làm việc dẻo dai, lâu bền, không biết mệt mỏi sớm của người lao động

Sức làm việc của con người phụ thuộc vào các nhân tố sau:

Những nhân tố bên ngoài:

- Những yêu cầu của lao động (tính chất các động tác, những đòi hỏi đối với các cơ quan phân tích, mức độ trách nhiệm đối với công việc)

- Những điều kiện môi trường vật lý và xã hội của lao động: không khí tâm lý học trong nhóm, trình độ chuyên môn, tuổi tác, thâm niên, nghề nghiệp, điều kiện nơi làm việc

Những nhân tố bên trong:

- Trạng thái thần kinh, tâm lý và trạng thái mệt mỏi

Trang 25

Giai đoạn sức làm việc tối đa (sức làm việc ổn định): Sức làm việc tối đa và ổn định trong thời gian dài Dấu hiệu đặc trưng của giai đoạn này là các chỉ số kỹ thuật và kinh tế đều cao Giai đoạn thể hiện trạng thái bình thường của cơ thể người đang lao động

Giai đoạn sức làm việc giảm sút (sự mệt mỏi phát triển): Các chỉ số kinh tế và kỹ thuật bắt đầu bị

hạ thấp, năng suất lao động giảm sút, chất lượng sản phẩm kém, sự căng thẳng của các chức năng sinh lý tăng lên

Nửa sau của ngày lao động các giai đoạn trên lại lặp lại kế tiếp nhau và có thêm biểu hiện sức làm việc cuối ngày tăng lên chút ít và gọi là giai đoạn gắng sức cuối cùng trong ngày

Trang 26

Ba giai đoạn của nửa sau ngày lao động có cường độ và thời gian thấp hơn so với ba giai đoạn của nửa đầu ngày lao động Cụ thể: giai đoạn khởi động ngắn hơn so với nửa ngày đầu; giai đoạn sức làm việc tối đa ngắn hơn và sức làm việc tối đa cũng thấp hơn, mặc dù người lao động được nghỉ ăn trưa cũng không thể đẩy lùi được toàn bộ sự mệt mỏi đã được tích lũy trong nửa ngày đầu; giai đoạn sức làm việc giảm sút, sự mệt mỏi cũng xảy ra nhanh hơn Nhìn chung sức làm việc của nửa ngày đầu cao hơn nửa ngày sau từ 30 đến 40%

Sức làm việc của con người cũng biến động theo tuần làm việc Sức làm việc biến đổi theo tuần cũng trải qua ba giai đoạn như biến đổi sức làm việc theo ngày Sức làm việc tối đa trong tuần thường xảy ra ở giữa tuần (thứ 3, thứ 4)

Sức làm việc cũng biến đổi theo năm: Sức làm việc tối đa thường vào những ngày tháng mùa đông, sức làm việc thấp nhất vào những tháng mùa hè trong năm

Nghiên cứu đường cong sức làm việc là căn cứ để phân bổ thời khóa biểu làm việc trong ngày, trong tuần, trong năm học để tổ chức các giờ giải lao hợp lý, có cơ sở khoa học

Sự khác biệt về tuổi tác của người lao động

Tuổi tác cũng là một chủ đề được nhiều sự quan tâm và nghiên cứu của các nhà tâm lý học lao động, lực lượng lao động gồm nhiều lứa tuổi khác nhau trải dài từ khoảng 15 đến 60 tuổi, trong

đó lao động từ 25 đến 45 tuổi chiếm số lượng lớn và được cho là những lao động có điều kiện làm việc phù hợp nhất

Thanh niên trong độ tuổi 15 đến 24 dễ trở thành nạn nhân của tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp do thiếu kinh nghiệm và nhận thức về an toàn sức khỏe tại nơi làm việc Theo ước tính của ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế), trên thế giới lao động trẻ có tỷ lệ bị các thương tật (không dẫn đến tử vong) liên quan đến công việc cao hơn 40% so với lao động ở nhóm tuổi lớn hơn

Trang 27

Theo Tổ chức Lao động tại Việt Nam, do thiếu kinh nghiệm làm việc, người lao động trẻ thường không có đủ nhận thức về các quy định an toàn và sức khỏe lao động và không biết rằng họ có quyền được làm việc trong một môi trường an toàn và lành mạnh Đồng thời, họ thường ít có khả năng làm việc một cách an toàn với các chất nguy hại trong công việc và dễ coi thường các nguy

cơ về an toàn và sức khỏe liên quan đến công việc hơn

Người lao động ở lứa tuổi thanh niên ỷ và sức mạnh và kiến thức của mình mà chủ quan trong hành động, coi thường sự rủi ro và nguy hiểm, đồng thời cũng có nhiều hành động liều lĩnh không suy xét đến hậu quả Chính vì vậy các lao động trẻ có nhiều khả năng gây ra sự cố và tai nạn hơn

Còn đối với các lao động có độ tuổi nghề cao hơn, họ chín chắn hơn, thực hiện công việc một cách cẩn thận và có kế hoạch an toàn hơn, suy nghĩ cân nhắc và thường xuyên thực hiện bảo hộ lao động, do vậy khả năng gây ra sự cố và tai nạn lao động thường ít hơn

Nguyên nhân thường là do:

- Độ tuổi lao động càng cao thì nhân cách càng hoàn thiện, có xu hướng suy nghĩ chín chắn và có trách nhiệm hơn;

- Độ tuổi lao động càng cao càng cẩn thận và suy xét hậu quả nhiều hơn;

- Độ tuổi lao động càng cao, các cá nhân có nghĩa vụ gánh vác đời sống cao hơn, họ có ý thức giữ gìn và bảo vệ sức khỏe của bản thân hơn;

- Độ tuổi lao động cao thì trong các trường hợp đối mặt với nguy hiểm có kinh nghiệm sẽ xử lý bình tình và tự tin hơn

Trang 28

Từ những kết luận này, nhà sử dụng lao động cần phải hiểu được những đặc tính của người lao động để bố trí công việc sao cho phát huy được những lợi thế và hạn chế những điểm yếu về tuổi tác của người lao động

Tính đơn điệu lặp đi lặp lại trong lao động

Sự lặp lại có thể được định nghĩa là một công việc đơn điệu với các kiểu công việc gần như nhau được lặp đi lặp lại với tần suất quá mức trong một khoảng thời gian nhất định Theo Kilbom (1994), sự lặp lại có điều kiện và chủ yếu dựa trên độ dài của các chu kỳ làm việc đơn lẻ Theo Colombini và Occhipinti (2004), các công việc được lặp lại trong thời gian tối thiểu 60 phút cũng

có thể được coi là công việc lặp đi lặp lại Một công nhân có thể thực hiện các thao tác hoặc các chuyển động tần số cao lặp đi lặp lại nếu họ sử dụng hơn 10 chuyển động bằng cổ tay và khuỷu tay trong vòng 1 phút (Keyserling và cộng sự , 1993) Đơn điệu là đặc điểm của việc chia nhỏ quá trình lao động ra thành các thao tác ngắn hạn và đều đều trong lao động

Người lao động (đặc biệt là công nhân sản xuất) quen với việc thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại với cùng một chuyển động trong một thời gian dài có thể mắc sai lầm khi có những áp lực phải thực hiện nhiệm vụ nhanh hơn để đạt được hiệu suất cao Việc lặp đi lặp lại có thể khiến người lao động cảm thấy mệt mỏi và gián tiếp khiến họ mất tập trung khi thực hiện cùng một động tác trong thời gian dài

Người lao động thường phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến đau cổ và cơ vì họ liên tục thực hiện các động tác giống nhau trong một thời gian dài Một công nhân sản xuất được yêu cầu thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ có khả năng cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức (Wick và cộng sự , 1994)

Trang 29

Việc thiếu các kích thích bên ngoài và những thay đổi trong hình ảnh cảm nhận cũng như thiếu kích thích thính giác khiến người lao động bị suy giảm khả năng vận động và tinh thần Sự đơn điệu kéo dài làm chậm chức năng tuần hoàn, hệ hô hấp và làm tăng thêm tình trạng buồn ngủ Kết quả là sự phân tán và giảm sự tỉnh táo có thể góp phần gây ra sai lầm, bao gồm cả sự cố và tai nạn tại nơi làm việc

Chấn thương do căng thẳng lặp đi lặp lại (Repetitive strain injury)

Theo Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OSHA), có hơn 100 loại thương tích khác nhau do công việc gây ra bởi các chuyển động lặp đi lặp lại Và chấn thương do căng thẳng lặp đi lặp lại tạo thành loại thương tích lớn nhất tại nơi làm việc

Chấn thương do căng thẳng lặp đi lặp lại được gây ra bởi chuyển động vật lý lặp đi lặp lại làm tổn thương gân, dây thần kinh, cơ và các mô mềm khác của cơ thể Những động tác này không nhất thiết phải khó khăn hoặc thách thức về mặt thể chất, nhưng khi thực hiện nhiều lần trong thời gian dài có thể gây tổn thương, thường là ở bàn tay, cổ tay, lưng, vai hoặc cổ

Các triệu chứng phổ biến bao gồm: đau, có thể cảm thấy như nóng rát, nhức nhối hoặc đau nhói; ngứa ran; kim châm hoặc tê chuột rút cơ bắp và sưng tấy Những triệu chứng này thường phát triển theo thời gian Lúc đầu, chúng chỉ xuất hiện rõ ràng khi thực hiện thao tác, nhưng khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn, các triệu chứng có thể xuất hiện liên tục và ngày càng nghiêm trọng hơn khi thực hiện công việc lặp đi lặp lại hoặc khi không còn thực hiện công việc nữa

Chấn thương do căng cơ lặp đi lặp lại (RSI) là do sử dụng nhiều lần một bộ phận cơ thể, chẳng hạn như vai, khuỷu tay, cẳng tay, cổ tay hoặc bàn tay

Ví dụ:

Trang 30

- Thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại như làm tóc, trang trí, đánh máy hoặc làm việc trên dây chuyền lắp ráp tại nhà máy hay xưởng sản xuất;

- Có tư thế xấu hoặc sai khi ngồi hoặc đứng tại nơi làm việc;

- Sử dụng dụng cụ lao động cầm tay thường xuyên,…

Thiếu kỹ năng thiếu kinh nghiệm của người lao động về an toàn lao động

An toàn lao động có thể được hiểu là tổng hợp các biện pháp, phương thức nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các tai nạn, sự cố trong quá trình làm việc, lao động Việc thực hiện tốt an toàn lao động sẽ giúp hạn chế, giảm thiểu tối đa những thương tích, thiệt hại về tính mạng và tài sản cho người lao động cũng như doanh nghiệp

Các lao động đặc biệt là các lao động trẻ ít kinh nghiệm cần được trang bị và tập huấn nhiều kiến thức về các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động để có thể xử lý được khi có các sự cố không mong muốn xảy đến, từ đó có thể bảo vệ bản thân và giảm thiểu tối đa các thiệt hại về người và của Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp xảy ra tai nạn chưa đến mức nghiêm trọng mà do cách xử

lý không đúng đã gây ra hậu quả đáng buồn Hoặc có trường hợp đáng lẽ tai nạn xảy ra sẽ không gây tổn thương nhưng vì quên mang các thiết bị bảo hộ dẫn đến việc người lao động bị

thương,…

Một số nguyên nhân do thiếu kinh nghiệm dẫn tới tai nạn lao động như: không đảm bảo trình độ chuyên môn: chưa thành thục tay nghề, thao tác không chuẩn xác, chưa có kinh nghiệm xử lý kịp thời các sự cố,…

Đào tạo kiến thức kỹ năng cho người lao động sẽ giúp mang lại những lợi ích và bảo vệ doanh nghiệp cũng như người lao động:

Trang 31

- Đối với doanh nghiệp, bảo đảm an toàn cho người lao động sẽ giúp cắt giảm tối đa các chi phí

do tai nạn gây ra Không những vậy, xét về mặt vĩ mô, công tác an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện chặt chẽ, nghiêm ngặt, góp phần tạo được niềm tin và uy tín thương hiệu đối với người lao động cũng như công chúng cho doanh nghiệp

- Mặt khác, người lao động là một nhân tố quan trọng, lực lượng sản xuất tạo ra sự phát triển chung của xã hội Khi các tai nạn lao động được giảm thiểu xuống mức thấp nhất thì người lao động luôn luôn yên tâm làm việc Từ đó, chất lượng cuộc sống của người lao động được nâng cao, kinh tế gia đình có điều kiện được cải thiện trên nhiều phương diện, thúc đẩy xã hội phát triển

Môi trường làm việc

Môi trường làm việc bao gồm các điều kiện làm việc như nhiệt độ, mùi hương, bụi, âm thanh, độ ẩm, Theo Davis (1984), môi trường làm việc với điều kiện làm việc kém có liên quan đến sự không hài lòng trong công việc và căng thẳng Điều kiện làm việc kém có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất của người lao động Ngoài ra, người lao động dễ bị phân tâm do điều kiện làm việc kém và mất tập trung vào việc cải thiện hiệu quả hoạt động của quá trình lao động Ngoài những ảnh hưởng về hiệu suất, người lao động có thể có nguy cơ gây ra sự cố và tai nạn lao động lớn hơn tại nơi làm việc với điều kiện làm việc tồi tệ

Trong một nghiên cứu liên quan đến công nhân sản xuất, Parimalam et al (2006) phát hiện ra rằng người lao động thường phàn nàn về tình trạng đau đầu và căng thẳng thị giác do thiếu ánh sáng ở nơi làm việc Các công nhân cũng phàn nàn về tiếng ồn quá lớn từ máy móc và việc thiếu

đồ nội thất tiện dụng cũng như thiết bị bảo vệ hóa học Một môi trường làm việc không thoải mái như vậy có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất và khả năng xảy ra lỗi của con người là rất cao và

Trang 32

điều kiện làm việc tồi tệ của môi trường làm việc có thể làm tăng số lượng lỗi của người lao động trong các công ty sản xuất

Phân loại môi trường làm việc không an toàn

Mối nguy hiểm về công thái học: Các mối nguy hiểm về công thái học có liên quan đến cách công việc gây căng thẳng cho cơ thể của người lao động Chẳng hạn như công việc đòi hỏi phải

sử dụng các động tác lặp đi lặp lại hoặc nâng đồ vật thường xuyên; đôi khi, nó liên quan đến vị trí cơ thể và môi trường làm việc, chẳng hạn như ánh sáng kém hoặc nơi làm việc được điều chỉnh không đúng cách

Một số mối nguy hiểm về công thái học trong lao động:

- Thiết bị: Trong phong cách làm việc thường xuyên ít vận động như ngày nay, nhiều mối nguy hiểm xảy ra do thiết bị có công thái học kém Đây có thể là những chiếc ghế, bàn phím, màn hình trong văn phòng được thiết kế chưa phù hợp, nhưng cũng có thể là những máy móc và công cụ được sử dụng suốt cả ngày không được thiết kế tiện lợi

- Môi trường làm việc: Môi trường làm việc thường xuyên di chuyển hoặc ngồi văn phòng suốt quá trình lao động có thể gây ra các mối nguy hại khác nhau

- Ảnh hưởng tâm lý: Những công việc lặp đi lặp lại buồn tẻ, ánh sáng kém, môi trường làm việc không lành mạnh và tư thế xấu kéo dài đều là những mối nguy hiểm ở nơi làm việc có thể dẫn đến những ảnh hưởng tâm lý tiêu cực

Mối nguy hiểm hóa học: Các mối nguy hiểm về hóa học luôn hiện hữu bất cứ khi nào người lao động tiếp xúc với bất kỳ chế phẩm hóa học nào hoặc có ở trong môi trường tại nơi làm việc, cho

dù đó là chất rắn, chất lỏng hay chất khí Hóa chất có thể bao gồm các sản phẩm và dung môi tẩy

Trang 33

rửa, hơi và khói cũng như các vật liệu dễ cháy Chúng cũng có thể bao gồm carbon monoxide, xăng, khói bụi có nồng độ cao,…

Mối nguy hiểm sinh học: là những mối nguy hiểm đến từ việc làm việc với con người, thực vật hoặc động vật Máu và chất dịch cơ thể, vi khuẩn và vi rút, thậm chí cả vết côn trùng cắn đều có thể được coi là mối nguy hiểm sinh học

Trang 34

Các biện pháp ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động

Một số văn bản pháp luật về an toàn lao động

Các văn bản quy phạm pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ của người lao động trong đảm bảo an toàn lao động là rất cần thiết để đảm bảo người lao động tuân thủ các quy định và giúp phòng ngừa các trường hợp sự cố và tai nạn trong lao động:

Tại Điều 5 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về nguyên tắc an toàn, vệ sinh lao động như sau:

– Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động – Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động

– Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động

Trang 35

Nghĩa vụ của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động:

– Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;

– Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm

an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

– Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất

an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Trách nhiệm của người lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc:

- Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến công việc, nhiệm

vụ được giao

- Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao

- Phải tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

Ngày đăng: 19/11/2024, 15:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w