1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thân chủ là một học sinh lớp 12 năm nay 17 tuổi gia đình cô bé có 3 người và cô bé là con một từ nhỏ đến lớn cô bé chỉ có mẹ làm bạn đồng hành

23 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thân chủ là một học sinh lớp 12 năm nay 17 tuổi gia đình cô bé có 3 người và cô bé là con một từ nhỏ đến lớn cô bé chỉ có mẹ làm bạn đồng hành
Tác giả Tiêu Nam Khánh, Nguyễn Trần Thảo Nguyên
Người hướng dẫn ThS. Trần Thư Hà
Trường học Trường Đại học Văn Lang
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 329,62 KB

Nội dung

Cô bé phải trải qua những ngày tháng đau khổ, buồn bã thấy cô đơn và không muốn sống nữa.Khi đến trường, nhận được sự động viên, khích lệ và lời khuyên của Thầy Cô và bạn bè, cô bé đã đế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÀNH TÂM LÝ HỌC

HỌC PHẦN THAM VẤN TÂM LÝ CƠ BẢN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ LÀM BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

(ghi cụ thể từng công việc mà thành viên đảm nhận)

Trang 3

MỤC LỤC

1 Kịch bản tình huống: 11

1 Lý do khiến Anh/chị muốn tham vấn tâm lý: 12

2 Xin hãy cho biết các mong đợi của Anh/chị khi quá trình tham vấn trị liệu hoàn tất? 12

4 Thông tin sức khỏe thể lý: 13

2 Đánh giá các triệu chứng: 14

1 Lịch sử sức khỏe tinh thần của gia đình: 15

3 Nguồn lực 16

Thông tin khác: 16

SỨ MỆNH CỦA TRUNG TÂM THAM VẤN 18

DỊCH VỤ CUNG CẤP 18

MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU CỦA THAM VẤN TÂM LÝ 18

PHẠM VI THỰC HÀNH 19

CHIA SẺ THÔNG TIN CHO BÊN THỨ BA 19

GIỜ HOẠT ĐỘNG 19

THỜI LƯỢNG CHO MỖI PHIÊN 19

SỐ LƯỢNG TỐI ĐA CÁC PHIÊN 20

HUỶ HOẶC BỎ LỠ BUỔI HẸN 20

3

Trang 4

KỊCH BẢN TÌNH HUỐNGPhần 1

1 Thông tin thân chủ:

- Thân chủ là một học sinh lớp 12 năm nay 17 tuổi Gia đình cô bé có 3 người và cô

bé là con một Từ nhỏ đến lớn cô bé chỉ có mẹ làm bạn đồng hành Bố mẹ TC đã

ly dị khi TC còn nhỏ, TC lớn lên trong sự thiếu vắng bố, mẹ cô bé đã một mình nuôi cô bé ăn học nhưng không may mẹ của cô bé vừa mới mất vì bệnh ung thư Việc được mẹ chăm sóc mỗi ngày giờ đây chỉ là những ước mơ xa xỉ Cô bé phải trải qua những ngày tháng đau khổ, buồn bã thấy cô đơn và không muốn sống nữa.Khi đến trường, nhận được sự động viên, khích lệ và lời khuyên của Thầy Cô và bạn bè, cô bé đã đến phòng tham vấn tâm lý để được giải quyết các vấn đề của mình Khi đến gặp NTV, TC chỉ khóc và không nói được gì NTV phải chủ động tương tác đến lần thứ 3 thì cô bé mới nói

2 Bối cảnh

- Trong buổi tham vấn đầu tiên, TC vào phòng với phong thái lo sợ, rụt rè, có xu hướng phòng vệ, thu mình trong cử chỉ hành động Mới đầu khi được NTV hỏi chuyện thì TC im lặng không trả lời, thậm chí còn ngậm ngùi khóc liên tục

- Sau một lúc NTV hỏi chuyển và tạo sự thoải mái, cảm giác an toàn cho TC bắt đầugiao tiếp với NTV Xuyên suốt buổi tham vấn, TC vẫn còn mang cảm xúc lo sợ và xem kẽ những câu đối thoại là những tiếc khóc nấc nghẹn ngào

Phần 2

Phiên 1:

NTV: Chào em, mời em ngồi

TC: (nhẹ nhàng ngồi xuống đối diện ghế của NTV, mặt vẫn cúi)

NTV: Em có muốn uống một chút nước không? Ở đây có kẹo ngọt, em cứ tự nhiên dùng nhé,

nó sẽ giúp em thoải mái hơn đó

TC: (chỉ gật đầu nhẹ và không thay đổi dáng ngồi)

Trang 5

NTV: Chào em, tôi là Khánh, chuyên viên tham vấn của trung tâm, tôi sẽ là người đồng hànhcùng chị trong buổi tham vấn ngày nay Để có thể hỗ trợ cho em một cách tốt nhất, em hãygiới thiệu một chút thông tin của mình nhé.

TC: (nói nhỏ, không ra tiếng) Em là Như, em 18 tuổi ạ

NTV: Tôi muốn em biết rằng tôi ở đây để lắng nghe và hỗ trợ em qua những thời điểm khókhăn Hiện tại em đang cảm thấy thế nào?

TC: (nhìn xuống, lặng lẽ)

NTV: Tôi hiểu rằng có thể em đang rất khó khăn để nói về những điều này Em có thể chia sẻ

về cảm xúc của mình nếu em muốn

TC: (nói giọng run run, nhỏ) Em em… thấy mất mát nhiều quá Mẹ em mới mất và emkhông biết làm sao sống tiếp

NTV: Đầu tiên, tôi xin chia buồn với sự mất mát này, tôi biết rằng em đã phải đối mặt vớinhiều thách thức và cảm xúc khó tả Tôi hiểu rằng cuộc sống đối với em có lẽ đang trở nên rấtkhó khăn Tôi muốn em biết rằng em không cần phải đối mặt với mọi thứ một mình, tôi ở đây

để hỗ trợ em Tôi có thể giúp em xác định những cảm xúc cụ thể mà em đang trải qua không?TC: (khóc) Em…em… không muốn sống nữa Mẹ em là người duy nhất ở bên em

NTV: Mất mát người thân là một trải nghiệm rất khó khăn và đau lòng Tôi muốn hỗ trợ emqua những cảm xúc này Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách thảo luận về kí ức đẹp về mẹ em

Em có thể chia sẻ một số kí ức của em về mẹ không?

TC: (nhìn lên) Mẹ em luôn quan tâm đến em Bà ấy là người duy nhất hiểu em Từ nhỏ, saukhi bố mẹ em ly dị nhau, mẹ đã một mình nuôi nấng em, lo cho em mọi việc Từ nhỏ đến lớn

em với mẹ lúc nào cũng sinh hoạt cùng nhau

NTV: Chắc hẳn mẹ đã để lại một ấn tượng mạnh mẽ trong trái tim em Việc giữ lại những kí

ức đẹp có thể là một cách để tôn vinh và kỷ niệm về mẹ Tôi muốn em biết rằng tôi ở đây đểlắng nghe và hỗ trợ mọi khi em cần

TC: (ngập ngùng) Em…em thấy cô đơn và không biết phải làm sao tiếp theo

5

Trang 6

NTV: Chúng ta có thể xem xét cách tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh, như bạn

bè, gia đình hoặc người thân cận khác Việc chia sẻ cảm xúc và cảm nhận sự hiện diện củangười khác có thể giúp giảm bớt cảm giác cô đơn Em nghĩ sao về việc thử nghiệm nhữngcách như vậy?

TC: (nhìn lên) Có lẽ nhưng em hiện tại em chỉ có một mình vì bố em đã bỏ mẹ con em đi từlâu còn bạn bè thầy cô thì em sợ họ sẽ không hiểu em và em sợ sẽ làm phiền họ

NTV: Sợ hãi là một phản ứng tự nhiên Chúng ta có thể cùng nhau xem xét cách em có thểchia sẻ cảm xúc mà không tạo áp lực cho mình Tôi sẽ ở đây để hỗ trợ em qua mọi thứ Emnghĩ sao nếu thử mở lòng chia sẻ với những người em tin tưởng?

TC: (ậm ừ) Em…em từng thích vẽ, nhưng giờ giờ không còn hứng thú nữa

NTV: Việc mất đi hứng thú là một phần của quá trình chịu đựng mất mát và đau buồn Tôi hiểu rằng giai đoạn này rất khó để em có hứng thú cho những sở thích của mình Tuy nhiên,

có thể chúng ta cùng nhau tìm hiểu về những hoạt động mới hay tìm ra những cách khác để

em có thể thể hiện và chia sẻ cảm xúc của mình Em nghĩ sao về ý tưởng này?

TC: (cúi mặt) Nhưng mà em không biết bắt đầu từ đâu nữa?

NTV: Tôi hiểu việc bắt đầu một cái gì đó mới có thể là một thách thức Chúng ta có thể tìm ranhững hoạt động nhỏ, như việc xem tranh, ngắm cảnh, hoặc thậm chí là việc viết nhật ký.Những hoạt động như vậy không đòi hỏi nhiều áp lực và có thể là bước nhỏ để em tìm lạiniềm đam mê và sự sáng tạo Anh nghĩ sao về việc thử những ý tưởng nhỏ như vậy?

TC: (nhìn lên) Có lẽ tôi sẽ thử

Trang 7

NTV: Tốt lắm, em đã có bước đi quan trọng Chúng ta cũng có thể xem xét cách để em tạo ramột kế hoạch hàng ngày, với những hoạt động nhỏ và mục tiêu cá nhân Điều này có thể giúptạo ra một cảm giác kiểm soát và hướng dẫn trong cuộc sống hàng ngày của em Em nghĩ sao

về việc thiết lập một kế hoạch nhỏ để bắt đầu?

TC: (gật gù) Em sẽ cố gắng

NTV: Trước khi kết thúc phiên thảo luận, tôi muốn nói rằng em đã thể hiện sự mạnh mẽ vàquyết tâm trong buổi thảo luận này Điều quan trọng là không phải mọi vấn đề đều có thể giảiquyết ngay lập tức, và quá trình thay đổi có thể mất thời gian

NTV: Nếu có bất kỳ điều gì em muốn thảo luận thêm hoặc nảy sinh trong tương lai, em đừngngần ngại liên hệ với tôi Chúng ta có thể cùng nhau làm việc để tiếp tục xây dựng một kếhoạch hỗ trợ phù hợp với tình hình của em

NTV: Hãy nhớ rằng sự giúp đỡ và sự thay đổi có thể bắt đầu từ những bước nhỏ, và em khôngphải là một mình trong hành trình này Tôi tin tưởng rằng em sẽ vượt qua được những khókhăn và tìm lại được niềm vui trong cuộc sống

NTV: Em có bất kỳ câu hỏi hoặc ý kiến nào muốn chia sẻ trước khi chúng ta kết thúc không?TC: Dạ em không ạ Em đã thấy klhá hơn một chút Em sẽ cố gắng làm theo những gì mình đãtrò chuyện Cảm ơn anh

7

Trang 8

BIỂU ĐỒ SINH THÁI CỦA THÂN CHỦ

Trang 10

PHIẾU THÔNG TIN BAN ĐẦU

Nhằm giúp các tham vấn viên hiểu thêm về vấn đề của anh/chị, đồng thời giúp tiến trình tham vấn – trị liệu tâm lý được hiệu quả hơn, xin mời anh/chị hãy điền đầy đủ và chính xác các thông tin dưới đây Thông tin chia sẻ của anh/chị sẽ được giữ bảo mật và chỉ được chuyển đến tham vấn viên sẽ làm việc trực tiếp với anh/chị.

1. Thông tin chung:

Ngày nhận: 29/11/2023

Mã số trường hợp/ ca:_NTN.291123_

Họ và tên: NGUYỄN THANH NHƯ

Năm sinh: 2003

Giới tính: NỮ

Số điện thoại liên lạc: 0909470605

Email:

Học vấn:  Tiểu học  THCS x THPT  Đại học  Sau đại học Nghề nghiệp hiện tại: HỌC SINH

Tình trạng hôn nhân: Độc thân/ Đã kết hôn/ Đã li hôn/ Đã tái hôn/ Vợ/chồng đã mất Người đang sống cùng: Gia đình/ Bạn bè/ Vợ chồng/ Sống một mình Tôn giáo: Không

Vị thứ trong gia đình: x Con ruột  Con nuôi Là con thứ mấy 1 trong gia đình gồm 1 _ anh chị em Ghi chú thêm (nếu có): ………

………/

Trang 11

Các thông tin phụ chú khác về gia đình:

Nơi ở, môi trường sống: Bình Thạnh, TPHCM

1 Lý do khiến Anh/chị muốn tham vấn tâm lý:

 Gia đình

 Bạo Hành

 Phụ thuộc (lạm dụng) vào chất kích thích/ người khác

 Khó khăn trong các mối quan hệ xã hội

 Khó khăn trong công việc

 Nguy cơ và khuynh hướng tự tử

 Nguy cơ và khuynh hướng xâm hại người khác

 Hội chứng stress sau sang chấn (PTSD)

Trang 12

Có x KhôngAnh/chị có từng tham gia dịch vụ tham vấn – trị liệu tâm lý hoặc tâm thần nào trước đâyhay không?  Có x Không

Nếu có, xin nêu rõ vấn đề, thời gian điều trị:

4. Thông tin sức khỏe thể lý:

Xin hãy chọn ô tương ứng nếu anh/chị có tiền sử hoặc đang điều trị các bệnh lý dưới đây:

Trang 13

Khác:

Xin hãy liệt kê các loại thuốc mà anh/chị đang sử dụng (nếu có):

2. Đánh giá các triệu chứng:

Anh/chị hãy đọc kĩ các câu dưới đây và đánh dấu  vào ô tương ứng với mức độ

gặp phải các vấn đề dưới đây và cho biết anh/chị đã gặp phải từ khi nào:

Anh/chị đang cảm thấy bao giờ Không thoảng Thỉnh Thường xuyên Luôn luôn Ghi chú thêm

Hưng phấn, nhiều năng lượng, lạc

quan

X

Anh/chị đang có khó khăn về bao giờ Không thoảng Thỉnh Thường xuyên Luôn luôn Ghi chú thêm

Khó tập trung chú ý, khó xử lý vấn

đề

X

Cân nặng thay đổi nhanh (tăng hoặc

giảm cân không do ăn kiêng)

X

13

Trang 14

Nghe thấy tiếng nói trong đầu X

Có những cơn hoảng loạn, chóng

Cảm thấy đau hoặc bất thường trên

cơ thể mà không có nguyên do y

khoa

X

Không hòa hợp trong hôn nhân X

Giảm hứng thú hoặc khó khăn trong

hoạt động liên quan đến tình dục

X

Cách dạy con và tương tác với con X

Anh/chị đang sử dụng bao giờ Không thoảng Thỉnh Thường xuyên ngày Mỗi Từ khi nào?

1. Lịch sử sức khỏe tinh thần của gia đình:

Gia đình anh/chị có ai từng thăm khám và điều trị các vấn đề tâm lý hay không?

Có x Không Nếu có, xin nêu rõ:

Gia đình anh/chị có ai từng tự sát hoặc có ý định tự sát hay không?

Có x Không Nếu có, xin nêu rõ: Gia đình anh/chị có ai từng có

Trang 15

tiền sử lạm dụng rượu, bia, chất gây nghiện hay không?

Nếu có, xin nêu rõ:

3. Nguồn lực

Điều anh/chị yêu thích hoặc tự hào ở bản thân mình?

Luôn cố gắng từng ngày để phát triển bản thân, cũng như phấn đấu nhiều hơn để lo được cho gia đình nhiều hơn

Anh/chị nhận thấy đâu là điểm mạnh của mình?

KHÔNG CÓ

Anh/chị thường làm gì khi gặp khó khăn trong cuộc sống?

Tâm sự và nói chuyệnn với mẹ

Khi gặp khó khăn thì anh/chị thường tìm ai để giúp đỡ hoặc chia sẻ với anh/chị:

Trang 16

Anh/chị có muốn chia sẻ thông tin gì thêm để người chuyên viên tâm lý được biết trước khi hỗ trợ Anh/chị không?

Không có

*** Phần dành cho Sơ vấn viên (Cộng tác viên Senior):

ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU CỦA SƠ VẤN VIÊN KHI TIẾP CHUYỆN – TIẾP

Trang 17

Sơ vấn/Ngày Được phân công cho/ Ngày:

Người duyệt phân công/ Ngày

HỢP ĐỐNG THAM VẤNTHOẢ THUẬN VỀ DỊCH VỤ

Tài liệu này mô tả các chính sách của Trung tâm tham vấn tâm lý – Trường Đại học VănLang Xin vui lòng đọc tài liệu này và tự do đặt bất kỳ câu hỏi (nếu có) với cộng tác viênSenior để đưa ra quyết định sáng suốt về việc tham gia tham vấn tâm lý Bạn có thể rút lại sựđồng ý của mình bất cứ lúc nào

SỨ MỆNH CỦA TRUNG TÂM THAM VẤN

1 Cung cấp các dịch vụ tham vấn tâm lý (cá nhân, nhóm, …);

2 Cung cấp các hoạt động đào tạo cho cộng tác viên, sinh viên thực tập ngành

tâm lý, trường Đại học Văn Lang

3 Thúc đẩy nghiên cứu trong tham vấn tâm lý

DỊCH VỤ CUNG CẤP

Phòng tham vấn cung cấp các liệu pháp:

1 Tham vấn tâm lý cá nhân;

2 Tham vấn nhóm;

3 Tham vấn học đường, hướng nghiệp

MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU CỦA THAM VẤN TÂM LÝ

Tham vấn tâm lý là một liệu pháp chủ yếu dựa trên trò chuyện và nhằm giúp bạn cải

thiện và duy trì sức khỏe tinh thần cũng như hạnh phúc của mình Mọi người thường tìm đến

17

Trang 18

liệu pháp tâm lý khi họ có những suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng và hành vi ảnh

hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày, các mối quan hệ và khả năng tận hưởng cuộc

sống

Trong quá trình tham vấn, bạn và tham vấn viên sẽ làm việc cùng nhau để mang lại sự thayđổi tích cực trong suy nghĩ, cảm giác, hành vi và hoạt động xã hội của bạn, bằng cách sửdụng nhiều công cụ từ các cách tiếp cận lý thuyết khác nhau Bạn có thể từ chối trả lời cáccâu hỏi hoặc tham gia vào bất kỳ hoạt động nào mà tham vấn viên của bạn đề xuất khiến bạncảm thấy không thoải mái

Tham vấn viên cũng sẽ hỏi về mục tiêu cá nhân của bạn đối với liệu pháp trị liệu Đặt mụctiêu giúpbạn tập trung vào những gì quan trọng đối với bạn trong việc nỗ lực đạt được chúng.Hơn nữa, việc thiết lập mục tiêu đảm bảo bạn và tham vấn viên đang hợp tác làm việc hướngtới những mục tiêu thực sự quan trọng đối với bạn Tham vấn viên có thể hướng dẫn giúp bạnthiết lập mục tiêu và đảm bảo chúng phù hợp với liệu pháp, thực tế và có thể đạt được Bạncũng nên biết có những rủi ro tiềm ẩn đối với tham vấn tâm lý Ví dụ, sau khi kể về nhữngđiều khó khăn, ban đầu bạn có thể cảm thấy tồi tệ hơn trước khi bắt đầu cảm thấy tốt hơn.Nếu bạn cảmthấy như vậy, hãy nói chuyện với tham vấn viên của bạn về điều đó

Tham vấn tâm lý cũng có thể không phải là một phương pháp điều trị thích hợp cho tất cảmọi người và trong mọi tình huống Nếu nhà tham vấn của bạn tin rằng đó không phải lànguồn lực phù hợp với bạn, họ sẽ nói chuyện với bạn và giới thiệu các nguồn lực phù hợphơn Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về sự phù hợp của liệu pháp với bạn, vui lòng chia sẻ bậntâm này với tham vấn viên của bạn

PHẠM VI THỰC HÀNH

Sau khi đánh giá nhu cầu của bạn, tham vấn viên với sự tham vấn của người giám sátcủa họ, có thể quyết định nhu cầu của bạn không thuộc phạm vi thực hành của tham vấn viên và/ hoặccủa Trung tâm tham vấn tâm lý, trường Đại học Văn Lang Trong những

trường hợp như vậy, sau khi thảo luận với bạn, họ có thể đề xuất một chuyên gia khác

sẽ phù hợp hơn để đáp ứng nhu cầu của bạn và giới thiệu cho bạn các dịch vụ thích hợp

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP BẢO MẬT

Tính bảo mật là điều quan trọng hàng đầu tại Trung tâm tham vấn tâm lý, Đại học Văn Lang

Nó là một thành phần không thể thiếu của các dịch vụ được cung cấp Tất cả thông tin thảo luận trong các phiên sẽ được giữ bí mật, ngoại trừ các trường hợp ngoại lệ hoặc giới hạn bảomật sau đây:

1 Nếu thân chủ có nguy cơ tự làm mình bị thương nặng;

2 Nếu thân chủ có nguy làm hại đến người khác, người có nguy cơ bị hại cần đượccảnh báo;

3 Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy trẻ em (dưới 16 tuổi) và/ hoặc người trên 65tuổi có nguy cơ bị lạm dụng tình dục, thể chất, tình cảm và/ hoặc bị bỏ rơi;

4 Trong một số trường hợp, khi tòa án và cơ quan pháp luật yêu cầu được xem xét hồ

Trang 19

sơ (nếulà luật sư thì việc xem hồ sơ phải do thân chủ yêu cầu).

5 Tham vấn viên sẽ trình bày ca với người giám sát để nhận được những phản hồi về

kĩ năng tham vấn và thực hành Trong hoạt động giám sát danh tính của thân chủkhông được tiết lộ.Người giám sát buộc phải giữ các nguyên tắc về bảo mật

CHIA SẺ THÔNG TIN CHO BÊN THỨ BA

Để cung cấp cho bạn sự chăm sóc tốt nhất có thể, tham vấn viên có thể xin phép bạn

tham khảo ý kiến của các chuyên gia khác (ví dụ: bác sĩ, bác sĩ tâm thần của bạn, nhân viên

xã hội hoặc người quản lý hồ sơ của bạn) Tương tự, các chuyên gia khác có thể xin phép bạn để nói chuyện với tham vấn viên Thông tin chỉ được tiết lộ cho bên thứ

GIỜ HOẠT ĐỘNG Thứ 2 đến thứ 7 (Trừ các ngày nghỉ lễ):

Sáng: Từ 08:00 - 12:00

Chiều: Từ 13:00 - 17:30

THỜI LƯỢNG CHO MỖI PHIÊN

Các buổi tham vấn cá nhân thường kéo dài từ 45 – 60 phút Bạn có trách nhiệm đến đúng giờ cho phiên làm việc của mình Nếu bạn đến muộn dưới 15 phút, bạn có thể có buổi tham vấn của mình, tuy nhiên buổi tham vấn của bạn sẽ không được kéo dài để bù cho thời gian

đã mất Nếu bạn đến muộn hơn 15 phút, bạn sẽ không thể tham gia buổi tham vấn của mình

và nó sẽ được tính là một buổi tham vấn bị bỏ lỡ

SỐ LƯỢNG TỐI ĐA CÁC PHIÊN

Số lượng phiên cần thiết để đáp ứng các mục tham vấn khác nhau giữa các cá nhân và phụthuộc phần lớn vào bản chất của các vấn đề và mục tiêu trình bày của thân chủ cũng nhưcam kết của họ đối với quá trình tham vấn Để đạt được mục đích của bạn, tham vấn viên

của bạn có thể cung cấp cho bạn tối đa 24 phiên trong không quá 6 tháng Các phiên

thường được tổ chức hàng tuần hoặchai tuần một lần

HUỶ HOẶC BỎ LỠ BUỔI HẸN

Nếu bạn không thể tham dự một buổi hẹn đã lên lịch, bạn nên báo lại qua số điện thoại

000000000 ít nhất 24 giờ trước buổi hẹn đã lên lịch dành cho bạn Các buổi hẹn bị bỏ lỡ hoặc bị

hủy bỏ mà không thông báo hoặc thông báo không đầy đủ sẽ bị tính phí 50% phí thông thường

19

Ngày đăng: 11/04/2024, 21:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w