1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

101 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả Đỗ Thị Thanh Tiền
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Loan
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 12,73 MB

Nội dung

Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến biến động giá cô phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2016 đến 2023.. Các chỉ số t

Trang 1

TRUONG DAI HOC NGAN HANG THANH PHO HO CHi MINH

DO THI THANH TIEN

ANH HUONG CUA CHINH SACH CO TUC DEN GIA CO PHIEU TREN THI

TRUONG CHUNG KHOAN VIET NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Mã số chuyên ngành: 8340201

TP HCM, NĂM 2024

Trang 2

TRUONG DAI HOC NGAN HANG THANH PHO HO CHi MINH

DO THI THANH TIEN

ANH HUONG CUA CHINH SACH CO TUC DEN GIA CO PHIEU TREN THI

TRUONG CHUNG KHOAN VIET NAM

LUAN VAN THAC Si

Chuyén nganh: Tai chinh - Ngan hang

Trang 3

Tôi xin cam đoan rằng công trình nghiên cứu nay là luận văn thạc sĩ do tác giả thực

hiện với sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Loan Mọi thông tin trong luận văn,

từ giả thuyết, mô hình tới kết quả, đều được biểu đạt một cách trung thực và chưa từng

xuất hiện trên bat kỳ phương tiện truyền thông nào trước đây Dữ liệu trong bảng biêu đóng vai trò quan trọng trong quả trình phân tích, nhận xét và đánh giá, được thu thập

từ nhiều nguồn và được mô tá chỉ tiết trong phần tải liệu tham khảo

Ngoài ra tôi đã sử dụng nhận xét, đánh giá và dữ liệu từ các tác giá và tô chức khác trong luận văn, và tất cả đều được trích dẫn và chú thích nguồn gốc một cách đầy

đủ

Tôi cam kết chịu trách nhiệm toàn bộ về nội dung của luận văn và sẽ chịu trách

nhiệm đầy đủ nếu có bất kỳ hành vi gian lận nào được phát hiện

TP HCM, ngày 14 tháng 08 năm 2024

Tác giả

Đỗ Thị Thanh Tiền

Trang 4

LOI CAM ON

Trước hết, tôi muốn bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến Cô PGS.TS Nguyễn Thị Loan, người đã không tiếc công sức chỉ dẫn và góp phần quan trọng vào quá trình hoàn thiện luận văn này Bên cạnh đó, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu của Dai hoc Ngan hang TP HCM cùng với các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức vô giá trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Những kiến thức và sự hỗ trợ mà thay cô đã cung cấp không chỉ giúp tôi hoàn thiện luận văn

mả còn tạo ra sự phát triển vượt bậc cho bản thân trong công việc hiện tại

Cuỗi cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, đồng nghiệp và bạn

bè, những người đã luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi dé giúp

tôi hoàn thành luận văn này Sự ủng hộ và động viên của họ đã trở thành nguồn động lực quan trong và không thê thiếu trong quá trình này

TP HCM, ngày 14 thang 08 nam 2024

Tac gia

D6 Thi Thanh Tién

Trang 5

Luận văn nghiên cứu này được thực hiện dựa trên dữ liệu thứ cấp từ 174 công ty

niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm

2023 Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp và phân tích các lý thuyết liên quan đến thị trường chứng khoán, chính sách cổ tức, giá trị cổ phiếu và các mối quan

tăng trưởng kinh tế, và Tỷ lệ lạm phát

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chỉ trả cổ tức, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ ngược chiều với giá

cổ phiếu, trong khi cổ tức trên mỗi cổ phiếu, lợi nhuận sau thuế và thu nhập trên mỗi

cổ phiếu có mối quan hệ cùng chiều Mặc dù tỷ lệ chỉ trả cỔ tức cũng có tác động đến giá cô phiếu, nhưng môi quan hệ này không đạt mức ý nghĩa thống kê

1.3 Từ khóa

Chính sách cô tức, tỷ lệ chỉ trả cô tức, thu nhập trên mỗi cô phiếu, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

Trang 6

Both domestic and international studies were reviewed to provide a foundation for the development of the research model and hypotheses The factors considered in the research model include Dividends per Share, Dividend Payout Ratio, Net Profit After Tax, Earnings per Share, Return on Equity, Economic Growth Rate, and Inflation Rate

The research results indicate that the Dividend Payout Ratio, Return on Equity,

Economic Growth Rate, and Inflation Rate have an inverse relationship with stock

prices, while Dividends per Share, Net Profit After Tax, and Earnings per Share have a positive relationship Although the Dividend Payout Ratio also impacts stock prices, this relationship is not statistically significant

1.3 Keywords

Dividend policy, dividend payout ratio, earnings per share, economic growth rate, inflation rate, return on equity

Trang 7

DANH MUC CAC TU VIET TAT TIENG VIET

Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt DPR Dividend Payout Ratio Tỷ lệ chi trả cô tức DPS Dividend Per Share Cô tức trên mỗi cô phiêu EAT Earning After Tax Thu nhập sau thuê

Thu nhập trên mỗi cô

phiêu

FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cô định

ners Feasible Generalized Least | Binh phuong toi thiéu tong

GDP Gross Domestic Product | Toc độ tăng trưởng kinh tê

Bình phương tôi thiêu tông

quat

- Sở giao dịch chứng khoán HNX Ha Noi Stock Exchange Ha Noi

Trang 8

- Mô hình hôi quy ước Pooled Ordinary Least

nhat M6 hinh tac dong ngau

nhiên

- Tỷ suât sinh lời trên vôn

Trang 9

mm) n< IV 1.3 Keywords

1.2 Mục tiêu của đề tài 22- 22222 22221112221112221111222T11021E222Eeererrree 2 ï2:1,ÑN tiêu tông GHẾ su sen 00EEEEEDLEBEEOUEDIEDDIEDESEEEEESIEESWEGSEEESEE 2,

1.2.2 Muc tiéu cu hgdiầầầđắẳũaẳŸÝŸÝŸẲŸẲŸẲŸẲẮẲẮẲẮẲỶÝĂÁẢ 2

I9) 000 in 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2++222EEE22+22227E222222222717112222271722.-e2 3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: 2222222222222222222.22 11.1 re

Trang 10

1:4.2.-Ph a VEN BhIEN CUS seccesavsncensmnaneveowsnneresserseestnenacuereuokurentastesasssesuesteresss 3

1.5 Phuong pháp nghién cwu

1.6 Đóng góp của đề tài -2222222222222121122.22211112222227122.222122222 4 1.7 Kết cấu của luận văn: Luận văn này bao gồm 5 chương

HO 0n DA CHUONG 2 CO SG LY THUYET VA TONG QUAN NGHIEN CUU TRUGC 6 2.1 Tổng quan lý thuyết 2-2222222222222221212722.22 2E rreeeeree 6 2.1.1 Khái niệm cỏ tức và chính sách cỗ tức -22-2+222++2:EE+2EEE2ZEEE222Eezzxe+ 6 ð;].ð;Ouợ:thh chỉ trả gỗ Hổ Go ccesseosooeositsSleEVSESIEEG)S2ĐVEEREEIESIESSIGEĐ:SBESGGEE0nSdEee 9

2.1.3 Các hình thức chỉ trả cỗ tức -ccccreerrrrrrrrrrrrrrrrrrrer 11

2.1.4 Các chỉ số thê hiện chính sách cổ tức của công ty niêm yết 14 2.1.5 Lý thuyết về tác động của chính sách cổ tức đến giá cỗ phiếu 18 2.2 Các nghiên cứu liên quan về tác động của chính sách cô tức dén gid cô phiêu 18 Đố: 1.¡G0áGiniphiôn:000/180ã U11 Giang niigtgonLA0811206a05090000300201108953889050005136014809080 18 2.2.2 Các nghiên cứu trong nưỚC - +5: 5252 2+2 2E2E+E+E£E+EE£EEEEEzEcxzErrrrrzrrrere 22 2.2.3 Khoảng trồng nghiên cứu 222+2222E22++222EE22122222727211212227171122220 2e2 26 Tóm tắt chương 2 2 5222222222212221121222227112122212211111222.2212122222122221 ca, DT

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -2cccccrzrrzez 28

3.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu -22222222222222121222222211112222221212 xe, 28

:Ì; ]zÄMIõ:HÌHHTERIEH/GỮU 2 siiccotaatdeeeGIROSOONHOOEHEEOIEGSIOHEHESuxng 28

BLD Gia thie bP H AGH CU co nnnosooEESGEESESDEGDBIIEEREREHEGSIEOYSĐSSEEESSi 32

E6 37

Trang 11

3.4.1 Thống kê mô tả đữ liệu 2222222222222122222222212 22 E2 rrerrre 37

3.4.2 Phan tich turomg 0n 38

3.4.3 Phân tích hồi quy -22222E2222222222222222227171121227171112211211 2.2 38

3.4.4 Kiểm tra mô hình và ước lượng hệ số hồi quy 2+2 4I CHƯƠNG 4 KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Mô tả mẫu dữ liệu MP MIEN CU s-ssssxes-si8c62018 0201 E123410166.3006 5018411060812 0281030084620 02 1

4.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu c22+222CEEE2222222E22122122221211222221712.-e2 2 4.3 Phân tích tương quan của các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình 4

4.3 Phân tích kết quả hôi quy -2-22222222+222222222222224212222222-2 2221 e c Õ

4.3.1 Kết quả hồi quy của các mô hình 2-22222:22+22222222zz22E2EEerxerzrrrrxeecc-e Ÿ 4.3.2 So sánh sự phù hợp giữa mô hình hồi quy gộp Pooled OLS và mô hình tác

Trang 12

5.2.2 Đối với thu nhập trên mỗi cổ phiéu

5.2.3 Đối với lợi nhuận sau thuế - 22-22s:22EE22EEE222EE12711127212172E2172.2121212xcer 19

5.2.4 Đối với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu -222222222222z22EEExe2 20 5.2.5 Đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế 22222222222222222222212212121222222 e2 21 5.2.6 Đối với kiểm soát lạm phát -22-©2222222222222211212222122112222271711 222 2 22

5.3 Hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo -2- 2222122222222 re 23

S:ã:Ï„HiamucRễ gay Lỗ bá seccevesscesvessvecvvreveacceusenerovereeoeenrvemrnevwrernenernesremeaeetesnvedd 23

Š:3.3 Hướng nghiền cửu HIẾP HlEDnrcooseolisepSiESDEGIIĐEDEREBESSIOISĐSSEBpsg 24

IV.900)200970804 0 25

PHU LUC .Ô 30

Phụ lục 1 Các công ty trong mau nghién ctu oo eect eee 30

Phụ lục 2 Kết quả phân tích từ phần mềm STATA 17.0 -+222z22 40

Trang 13

DANH MUC BANG

Bang 2 1 Bảng tóm tắt các nghiên cứu liên quan trong và ngoải nước -. - 23

Bang 3 1 Tổng hợp các nhân tố trong mô hình

Bảng 4 1 Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát 222¿2222222222222222222222zzczez 2 Bang 4 2 Phân tích tương quan của các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình 4 Bang 4 3 Kết quả phân tích hồi quy của các mô hình .-2- 22+ 222222:zsecsscecex>Ö Bảng 4 4 Kết quả so sánh sự phù hợp giữa mô hình hồi quy gộp Pooled OLS và mô hình

tác động cố định FEM -2 2222522E5222112112221271E17212.122T10112E.Etrereeerree 7

Bảng 4 5 Kết quả so sánh sự phù hợp giữa mô hình tác động có định FEM và mô hình tác đông ngâu nhiên REM -2-2222222221222212222112217122221222112227121711222122211271221e 2e 7 Bảng 4 6 Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 222222522222zS222czzccrrr 8

Bang 4 7 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi

Bảng 4 8 Kết quả kiểm định tự tương quan -©2222222222222E222222222213321.23222272-2eczeer 9 Bảng 4 9 Kết quả ước lượng mô hình FEM sau khi khắc phục các khuyết tật bằng

phương pháp FGLS

Bảng 4 10 Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp FGLS -. - 11

Trang 15

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong quản trị tài chính doanh nghiệp, có ba quyết định đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và

quyết định phân chia lợi nhuận Cổ tức là thuật ngữ đề chỉ việc phân chia lợi nhuận

của công ty và chính sách cô tức là là chính sách phân chia lợi nhuận giưc lại và tái đầu tư, tỷ lệ chi trả cổ tức cho cô đông

Trên thị trường chứng khoán, tỷ lệ chi trả cổ tức là một trong những yếu tố để nhà

đầu tư đưa ra quyết định khi đầu tư Hơn hết yếu tô về triển vọng giá tăng đóng vai trò quan trọng Bởi lẽ, sau khi chia cô tức giá cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh, nếu giá cổ phiếu không tăng đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư sẽ không thu được lợi nhuận tệ hơn là

bị lỗ nếu giá cổ phiếu giảm Tuy vậy, trên thực tế yếu tố triển vọng tăng giá được được quyết định bởi triển vọng tăng trưởng hiệu quá kinh doanh của doanh nghiệp,

điều này được thể hiện bằng chính sách chỉ trả cô tức với tỷ lệ cao và duy trì đều đặn

Theo nghiên cứu Miller và Modiglani (1961) công bố cho rằng chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp trong một thị trường hoàn hảo, không có sự bất cân xứng trong thông tin Tuy nhiên, thị trường hoàn hảo không tôn tại trong thực

tế việc các nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp luôn sở hữu một lượng thông tin về các chính sách, các triên vọng phát triển và tình hình của doanh nghiệp trong tương lai hon các nhà đầu tư Ngoài ra, trên thị trường chứng khoán còn tôn tại các loại phí giao

dịch, thuế, Vì vậy nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy kết quả giữa chính

sách cô tức và sự biến động của giá cô phiêu có mối liên quan với nhau

Theo lý thuyết thị trường hiệu quả dạng vừa cho rằng thông tin của doanh nghiệp

được phản ánh đầy đủ vào giá của chứng khoán nên nhà đầu tư không kiếm được lợi

nhuận bất thường thông qua việc thông tin được công bố Kết quả nghiên cứu của

Fama và cộng sự (1969) về 940 sự kiện chia tách cổ phiếu, khi có thông tin về việc

chia tách cổ phiếu, giá lập tức biến động điều này phù hợp với lý thuyết thị trường

Trang 16

thì lợi nhuận bắt thường cũng được thay đổi theo điều này trái ngược với lý thuyết thị

trường hiệu quả dạng vừa

Như vậy, đã có rat nhiều nghiên cứu trên thé giới về ảnh hưởng của chính sách cỗ

tức đến giá cổ phiếu.Khi áp dung vao thi trường Việt Nam, thị trường chứng khoán

cận biên của một nước đang phát triển còn tỒn đọng rất nhiều vấn đề khó khăn, đặc

biệt là việc mất cân bằng thông tin Nghiên cứu này tập trung bản luận về vấn đề này đưa đến kết luận về mối quan hệ giữa thông báo cổ tức và biến động giá cô phiếu từ

đó làm căn cứ cho các nhà đầu tư trên thị trường Hơn 75% các doanh nghiệp chỉ trả

cổ tức bằng tiền mặt trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hay nhiều nhà quản lý tài chính doanh nghiệp chưa có nhận thức, tìm hiểu vả định hướng rõ ràng về chính sách cổ tức Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn trì hoãn,

nợ cô tức làm mất niềm tin của nhà đầu tư Dựa trên những cơ sở đã phân tích tác giả

định quyết định chon dé tài nghiên cứu Thạc sĩ tại Đại học Ngân hàng TP.HCM là

“Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cô phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam”

1.2 Mục tiêu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến biến động giá cô phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2016 đến 2023

1.2.2 Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu tông quát được cụ thể hóa như sau:

- _ Thứ nhất, nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của chính sách cô tức lên giá cô phiếu

của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

-_ Thứ hai, đưa ra các dé xuất và kiến nghị về chính sách dảnh cho co quan quan

lý Nhà nước trong việc điều hành và quản lý thị trường

Trang 17

Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu tác giả đã đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:

-_ Thứ nhất, mức độ ảnh hưởng của các nhân tó thuộc chính sách cổ tức tác động

đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết?

- Thứ bai, các hàm ý chính sách nào để đề xuất, kiến nghị với co quan quản lý

Nhà nước trong điều hành và quản lý thị trường?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Ảnh hưởng của chính sách cô tức đến giá cô phiếu trên thị trường chứng khoán

Việt Nam

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- _ Về không gian: Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp từ 174 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Số liệu của 174 công ty này được tác giả thu thập ngẫu nhiên Nguyên nhân tác giả lựa chọn số công ty này là vì dữ liệu được tông hợp đầy đủ thông qua các báo cáo như bảng cân đói kế toán, báo cáo tài chính qua các năm; quan trọng hơn hết là dữ liệu được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng giúp cho việc thu thập dữ liệu của tác giả

dễ dàng và thuận lợi hơn

-_ Về thời gian: Sử dụng số liệu thứ cấp giai đoạn 2016-2023 từ các doanh nghiệp

niêm yết được công bồ trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

(HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).Tác giả sử dụng khoảng thời gian này vì khoảng thời gian này Việt Nam trải qua nhiều biến động cũng như khủng khoảng cụ thể là cuộc khủng hoảng diễn ra năm 2018, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 năm 2020-2021, ngoài ra còn có thể ảnh hưởng đến nền

kinh tế Việt Nam năm 2022-2023.

Trang 18

Về phương pháp nghiên cứu luận văn sử dụng định lượng

Trước hết, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá dựa vào các nghiên cứu trước, tạp chí, sách, về ảnh hưởng của chính sách cô tức đến giá cô phiếu nhằm

đề xuất mô hình nghiên cứu

Tác giả sử dụng phân tích hồi quy Pooled OLS Tuy nhiên phương pháp này không quan sát được các biến đặc trưng của doanh nghiệp nên mô hình hôi quy dữ liệu bảng

tác động cố định FEM và mô hình hồi quy dữ liệu bảng với tác động ngẫu nhiên REM

giúp hạn chế vấn đề này Tiếp đến dùng Hausma (1978), F-test để kiểm định và lựa chọn phương pháp phù hợp Sau khi lựa chọn mô hình phù hợp, tiến hành kiêm định hiện tượng tương quan vả phương sai sai số, nếu có hiện tượng tương quan và/hoặc phương sai sai số thì sẽ sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares — FGLS) đề khắc phục và so sánh các kết quả thu

được từ mô hình

1.6 Đóng góp của đề tài

Nghiên cứu này có đóng góp về lý luận và thực tiễn

- Về mặt lý thuyết: Công trình nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích xây dựng lý thuyết về tác động của các yếu tố nằm trong chính sách cô tức đến giá cô phiều Dựa trên việc tông hợp khung lý thuyết và xác định khoảng trồng

nghiên cứu từ các nghiên cứu trước, luận văn đề xuất cho bối cảnh của các

công ty niêm yết tại Việt Nam hiện nay Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo

-_ Về mặt thực tiễn: Đối với các công ty nghiên cứu giúp các nhà quản lý lựa chọn và đưa ra quyết định về chính sách cổ tức phù hợp với giá cô phiếu Đối với nhà đầu tư, nghiên cứu hướng dẫn họ nhằm thu được lợi nhuận tối ưu hay đạt được tỷ suất sinh lợi vượt trội bằng cách lua chon công ty có chính sách cổ

Trang 19

tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát

1.7 Kết cầu của luận văn: Luận văn này bao gồm 5 chương

- Chương 1: Giới thiệu tổng quan về dé tai

-_ Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tông quan nghiên cứu trước

- _ Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

-_ Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

-_ Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Tóm tắt chương 1

Trong chương này tác giả đã tiến hành đặt ra van dé va trình bày tính cấp thiết của van đề cần phải nghiên cứu Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra mục tiêu nghiên cứu và đặt câu hỏi nghiên cứu tương ứng cần phải hoàn thành Từ do, dé giải quyết van dé đã

được đặt ra thì tác giả tiến hành xem xét đối tượng nghiên cứu đồng thời thu thập số

liệu, giai đoạn thực hiện nghiên cứu Ngoài ra, trong chương này tác giả cũng trình bày phương pháp mà tác giả dùng đề tiếp cận vấn đề nghiên cứu

Trang 20

2.1 Tong quan ly thuyét

2.1.1 Khái niệm cỗ tức và chính sách cổ tức

2.1.1.1 Khái niệm cổ tie

Cổ tức là phần lợi nhuận sau thuế của công ty dành để chỉ trả cho các cô đông (chủ

sở hữu công ty) Cổ tức còn được gọi là lợi tức cổ phần theo Kanwal và cộng sự

(2009) Theo Luật doanh nghiệp (2020) „ cổ tức là khoản lợi nhuận ròng chi trả cho

mỗi cô phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác

Cô tức, được định rõ là phân lợi nhuận sau thuế của công ty được chia cho cổ đông

dựa trên số lượng và loại cễ phiếu mà họ sở hữu (CFA Program Curriculum, 2015) Việc chi tra cổ tức chỉ có thể được thực hiện sau khi công ty đã thực hiện xong tất cả

các nghĩa vụ tài chính với chính phủ, chủ nợ và người lao động Cô tức bao gồm cô tức cho cô phần ưu đãi và cổ phần thường Với cổ phiếu ưu đãi, cổ tức thường được chỉ trả trước cổ tức của cổ phiếu thường và được xác định theo tỷ lệ đã cam kết khi phát hành cô phiếu ưu đãi

2.1.1.2 Chính sách cổ tức

Chính sách cô tức - là quyết định về việc phân phối lợi nhuận sau thuế của công ty,

xác định tỷ lệ phần trăm giữ lại để tái đầu tư và tỷ lệ phần trăm chỉ trả dưới hình thức

cổ tức (Hồ Thị Lam, 2020) Lợi nhuận dự trữ là một nguồn vốn quan trọng để cung

cấp cho yêu cầu tăng vốn và đảm bảo việc sử dụng vôn một cách tối ưu Mặc dù cỗ đông mong muốn có cổ tức cao, nhưng nếu cổ tức cao có nghĩa là lợi nhuận dự trữ thấp, điều này có thể khiến giá cổ phiếu giám và lợi nhuận tương lai giảm Do đó, quản trị tài chính cần xác định tỷ lệ phân phối lợi nhuận hợp lý đê không ngừng nâng cao giả trị doanh nghiệp

Trang 21

các hoạt động trong năm cho cổ đông so với việc tái đầu tư phần lợi nhuận này vào công ty

Dựa trên tình hình hoạt động của công ty trong năm và quyết định của cỗ đông tại

đại hội cổ đông, doanh nghiệp sẽ quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức cho năm hiện tại và

năm kế tiếp Cổ tức, một phần lợi nhuận sau thuế, có thể được phân phối cho cổ đông

dưới nhiều hình thức như: tiền mặt, cổ phiếu, hoặc mua lại cổ phân Như vậy, việc chỉ trả cổ tức phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty Sự thay đổi trong chính sách cổ tức của công ty có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị cô phiếu của công ty đó trên thị trường

Ngoài ra, nếu công ty có tỷ lệ tái đầu tư cao nhưng vẫn duy trì được mức lợi nhuận cao trên vốn chú sở hữu, điều này sẽ dẫn đến thu nhập va chỉ trả cổ tức cho cô đông hiện hành tăng lên và ngược lại

Những điểm nêu trên cho thấy mục tiêu của chính sách cổ tức là tối ưu hóa lợi ích

cho cô đông, thông qua việc lựa chọn phương án phân chia cổ tức hợp lý dé dam bao tăng trưởng bền vững và giảm thiểu rủi ro cho cổ đông

s* Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động

Theo quan điểm của Hội đồng quản trị, việc giữ lại lợi nhuận là chiến lược tối ưu cho công ty khi có sẵn các cơ hội đầu tư tiềm năng với tỷ suất sinh lợi (TSSL) dự kiến

cao hơn kỳ vọng lợi nhuận của cổ đông Nói cách khác, chính sách lợi nhuận giữ lại

thể hiện sự linh hoạt trong việc phân bổ lợi nhuận của công ty tùy theo từng năm, phụ

thuộc vào các cơ hội đầu tư hiện có Tuy nhiên, trải ngược với quan điểm này, nhiều

công ty thường duy trì mức cô tức ôn định theo thời gian

Điều này không đồng nghĩa với việc các công ty nảy đã vi phạm nguyên tắc về

chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động Thay vào đó, việc duy trì cổ tức ổn định có thé

được duy trì ôn định hàng năm theo hai cách sau:

Trang 22

Các công ty có thể áp dụng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại cao trong những năm có nhu cầu

vốn đầu tư lớn Nhờ đó, họ có thể duy trì đà tăng trưởng mả không cần giảm bớt cổ

tức chỉ trả cho cô đông

Sử dụng đòn bẩy tải chính để đáp ứng nhu cầu đầu tư: Thay vì giảm cô tức, các công ty có thể huy động vốn vay để đáp ứng nhu cầu đầu tư, dẫn đến tỷ lệ nợ trên vốn

cổ phần tăng tạm thời Chiến lược này phù hợp hơn trong trường hợp công ty có nhiều

cơ hội đầu tư hấp dẫn trong một năm nhất định Sau đó, trong những năm tiếp theo, công ty có thể tập trung vảo việc giữ lại lợi nhuận để giảm tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần

về mức an toàn

* Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định

Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định là lựa chọn được ưa chuộng bởi đa số CTNY

và nhà đầu tư Đặc điểm nổi bật của chính sách này là duy trì mức cổ tức chỉ trả tương đối ổn định bất chấp biến động lợi nhuận của doanh nghiệp qua các kỳ CSCT ổn định

luôn được ưu tiên vì các lý do sau:

- Thông tin tín hiệu: Nhà đầu tư thường đánh giá biến động CSCT như một tín hiệu về tình hình tài chính và triển vọng phát triển của doanh nghiệp Cắt giảm

cổ tức có thể báo hiệu khó khăn trong tăng trưởng, ngược lại, tăng cổ tức thể hiện kết quả kinh doanh khả quan

- Nhu cau thu nhập: Nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân, phụ

thuộc vào dòng cổ tức ổn định để trang trải cho nhu cầu sinh hoạt Việc bán cổ

phiếu để thu hồi vốn có thê tốn kém chỉ phi giao dịch và ảnh hưởng đến lợi

nhuận đầu tư.

Trang 23

cao hơn cho cổ phiếu có CSCT ổn định Điều này dẫn đến giảm chỉ phí vốn cỗ

phần, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp về lâu dài

2.1.2 Quy trình chỉ trả cỗ tức

Thực tiễn chỉ trá cổ tức ở các quốc gia có sự khác biệt Tại Hoa Kỳ, doanh nghiệp

thường chỉ trả cô tức mỗi quý, thể hiện tính linh hoạt và minh bach trong việc chia sẻ lợi nhuận với nhà đầu tư Tuy nhiên, ở một số quốc gia khác, chu kỳ chỉ trả có thể dài

hơn, ví dụ như nửa năm hoặc cuối năm tải chính Điều nay phan anh su da dang trong văn hóa doanh nghiệp và chiến lược tài chính của các quốc gia Tại Việt Nam, phần

lớn các doanh nghiệp lựa chọn phương án chỉ trả cổ tức nửa năm một lần Lựa chọn

này phù hợp với điều kiện kinh tế và tập quán đầu tư của thị trường chứng khoán Việt

Nam

Doanh nghiệp lựa chọn chi trả cô tức thường xuyên mang lại nhiều lợi ich, bao gồm gia tăng giá trị cổ phiếu do được nhà đầu tư đánh giá cao, thu hút nguồn vốn đầu

tu én định, và củng cỗ uy tín thương hiệu Tuy nhiên, việc chi trả cổ tức với tần suất

cao cũng đặt ra thách thức cho doanh nghiệp trong việc quản lý dòng tiền và cân bằng nhu cầu tái đầu tư lợi nhuận Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố

như đặc điểm ngành nghề kinh doanh, tốc độ luân chuyển vốn, và nhu cầu trả nợ để

đưa ra quyết định hợp lý về tần suất chỉ trả cô tức

Việc chi trả cổ tức được thực hiện theo quy trình bài bản, đảm bảo minh bạch và hiệu quả Hội đồng quản trị doanh nghiệp sẽ quyết định việc chỉ trả cổ tức và công bố thông tin rộng rãi cho cổ đông Sau khi thông báo, doanh nghiệp phối hợp với trung tâm lưu ký chứng khoán đề chốt danh sách cô đông đủ điều kiện nhận cô tức Thời

gian thanh toán cổ tức có thẻ thay đổi tùy theo hệ thống thanh toán bù trừ của từng

quốc gia Theo quyết định số 109/QĐ-VSD ban hành Quy chế hoạt đọng bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán theo chu kỳ thanh toán giao dịch chứng khoán T+2, giao dịch sẽ được thanh toán sau hai ngày làm việc

Trang 24

Ngày giao dịch không hưởng quyên là ngày mà người mua cổ phiếu sẽ không được

nhận cễ tức cho đợt chi trả tiếp theo, mặc dù người bán vẫn được hưởng vì họ có tên

trong danh sách cô đông vào ngày chốt quyền Ngày chốt quyền là ngày xác định danh sách cô đông đủ điều kiện nhận cô tức Khoảng hai tuần sau ngày chốt quyền, doanh nghiệp sẽ tiến hành thanh toán cổ tức cho các cô đông được hưởng quyền

1 1 4 1

Ngày thông Ngày giao Ngày chốt Ngày thanh

báo cô tức dịch không danh sách cô toán cô tức

hưởng quyền đông

Hình 2.1.Quy trình chỉ trả cỗ tức

-_ Ngày thông báo cổ tức: Đây là ngày mà công ty thông báo về mức cổ tức, hình thức chỉ trả, ngày chốt danh sách cô đông và ngày thanh toán cô tức Thông tin

này giúp nhà đầu tư nắm được tình hình tải chính của doanh nghiệp và đự đoán

được khoản cổ tức họ sẽ nhận được Vào ngảy này, công ty sẽ chính thức thông

báo về việc chi trả cổ tức cho cỗ đông, bao gồm mức cổ tức, hình thức thanh

toán, ngày chốt danh sách cô đông và ngày thanh toán Thông tin này có ảnh hướng trực tiếp đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp

- Ngay giao dịch không hưởng quyền: Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu vào ngày này, họ sẽ không được hưởng cổ tức cho đợt chỉ trả tiếp theo Lý do là vì họ không có tên trong danh sách cổ đông được hưởng cổ tức vào ngày chốt danh sách Cổ đông mua cổ phiếu sau ngày chót quyên sẽ không được hưởng cô tức cho đợt chỉ trả tiếp theo Ngay chốt quyền thường được xác định trước ngày thanh toán cổ tức 2 ngày

-_ Ngày chốt đanh sách cô đông: Vào ngày này, trung tâm lưu ký chứng khoán sẽ chốt danh sách cổ đông hiện hữu của công ty dé xác định những người sẽ được hưởng cổ tức cho đợt chỉ trả tiếp theo Trung tâm lưu ký chứng khoán sẽ lập

Trang 25

danh sách cổ đông nắm giữ cổ phiêu của công ty vảo ngày chốt quyền để xác định những người sẽ được hưởng cổ tức Danh sách này sẽ được chuyển cho

công ty để thực hiện việc thanh toán cễ tức

-_ Ngày thanh toán cỗ tức: Thông thường, sau 2 tuần kế từ ngày chốt danh sách cô

đông, doanh nghiệp sẽ tiễn hành thanh toán cổ tức cho cổ đông, có thể dưới

dạng tiền mặt trực tiếp hoặc chuyền khoản vào tài khoản của cổ đông ở các công ty chứng khoán

Quy trình thanh toán cổ tức bằng cô phiếu tương tự như quy trình thanh toán bằng

tiền mặt, nhưng có một số điểm khác biệt:

+ Thời gian thanh toán: Thời gian kể từ ngày chốt danh sách cổ đông đến ngày thanh toán cổ tức bằng cô phiếu thường dài hơn so với thanh toán bằng tiền mặt Lý do là vì công ty cần thời gian đê thực hiện các thủ tục liên quan đến

việc phát hành cổ phiếu mới

+ Quyền được nhận cô tức: Khi bán cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền, cổ đông có thể bán kèm luôn quyền được nhận cỏ tức cho người mua Điều nảy có nghĩa là người mua cổ phiếu sẽ được hưởng cổ tức cho đợt chỉ trả tiếp theo, mặc đù họ không có tên trong danh sách cổ đông được hưởng cổ tức vào ngày chốt danh sách

2.1.3 Các hình thức chỉ trả cổ tức

Theo Luật doanh nghiệp 2020 có ba hình thức chỉ trả cô tức mà doanh nghiệp

có thể lựa chọn để thực hiện việc chi trả cổ tức: cổ tức tiền mặt, cỗ tức cổ phiếu, và cổ

tức bằng tài sản.

Trang 26

2.1.3.1 Hình thức cổ tức bằng tiền mặi:

Cô tức bằng tién mặt là khoản lợi nhuận sau thuế được doanh nghiệp chia sẻ trực

tiếp cho các cô đông hiện hữu dưới dạng tiền mặt Đây là hình thức thanh toán cổ tức

phổ biên nhất và được áp dụng bởi hầu hết các doanh nghiệp cô phân trên thế giới

Việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và cổ

đông Quy trình chỉ trả cổ tức bằng tiền mặt thường được thực hiện theo các bước sau:

-_ Hội đồng quản trị doanh nghiệp thông qua mức cô tức chỉ trả: Hội đồng quản trị sẽ căn cứ vào số lợi nhuận thu được trong kỳ, số lợi nhuận tích lũy, và số tiền có thê tập trung để xác định mức cô tức tiền mặt chỉ trả cho cổ đông

-_ Doanh nghiệp thông báo ngày chốt danh sách cổ đông: Đây là ngày xác định

những cô đông sẽ được hướng cổ tức Cổ đông phải nắm giữ cô phiếu của doanh nghiệp vào ngày chốt danh sách mới được hưởng cô tức

-_ Doanh nghiệp thanh toán cổ tức cho cô đông: Doanh nghiệp sẽ thông báo ngày thanh toán cô tức và tiến hành chỉ trả cho cô đông thông qua chuyển khoản

hoặc cổ đông có thé nhận trực tiếp tại doanh nghiệp

Việc chỉ trả cô tức bằng tiền mặt có các điểm mạnh và yếu nhất định Một điểm

mạnh là cổ đông sẽ nhận được thu nhập thực sự khi doanh nghiệp chi trả cỗ tức bằng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu chi tiêu và tiền mặt của họ Cổ tức bằng tiền mặt cho thấy doanh nghiệp có dòng tiền mạnh mẽ, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang hoạt động một cách hiệu quả, từ đó tăng giá cổ phiêu của doanh nghiệp trên thị trường

Đây là lý do tại sao hình thức chỉ trả cỗ tức bằng tiền mặt rất phổ biến

Tuy nhiên, một hạn chế là cổ tức bằng tiền mặt đòi hỏi doanh nghiệp phải chi ra

một số tiền mặt lớn, làm giảm số tiên mat của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng

tài chính và các dự án đầu tư khác

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có các cơ hội đầu tư lợi nhuận tốt, việc chi trả cỗ tức

bằng tiền mặt có thé làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn do thiêu vốn nội bộ để tài

Trang 27

trợ Điều này có thé dẫn đến việc phát hành cô phiếu mới để huy động vốn, ảnh hưởng đến tỷ lệ sở hữu và chỉ phí phát hành

Việc chi tra cổ tức bằng tiền mặt có thể tao ra nhược điểm cho doanh nghiệp nếu

có các cơ hội đầu tư chất lượng cao, sự thiếu hụt vốn tự có để tài trợ có thể dẫn đến

việc phát hành thêm cễ phiếu thông thường đề huy động vốn, từ đó ảnh hưởng đến tỷ

lệ sở hữu và chị phí phát hành

2.1.3.2 Hình thức cổ tức bằng cổ phiếu:

Cô tức bằng cổ phiếu là phần lợi nhuận sau thuế được thể hiện dưới hình thức cỗ phiếu mới mà doanh nghiệp phát hành để phân phối thêm cho cổ đông hiện tại Trong

trường hợp này, doanh nghiệp sẽ ra mắt thêm một số cổ phiếu mới và phân chia cho

cỗ đông hiện tại dựa trên tỷ lệ cỗ phan mà họ đang sở hữu Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp chia cô tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 5%, cổ đông đang sở hữu 100 cổ phần sẽ nhận thêm 5 cổ phần mới

2.1.3.3 Hình thức cổ tức bằng tài sản:

Khi nói đến việc một công ty chia cô tức cho cổ đông thông qua việc phân phối

các loại tải sản khác như sản phẩm, hàng hóa, bất động sản hoặc cễ phiếu của các

công ty khác mà công ty đang nắm giữ, chúng ta đang nói về chính sách cô tức Đây

là quyết định của công ty về việc phân phối một phần lợi nhuận sau thuế cho cô đông,

trong khi vẫn giữ lại một phần để tái đầu tư hoặc hỗ trợ hoạt động kinh doanh Phần

lợi nhuận giữ lại có thể được dùng để hỗ trợ cho các dự án mới, bể sung vốn làm ăn,

hoặc kích thích tăng trưởng cho công ty, điều này có thể tác động đến giá trị của cổ phiếu trong tương lai

Tuy nhiên, cổ tức cũng được coi là nguồn thu nhập duy nhất và thường xuyên mà

cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào công ty Việc duy trì một chính sách cổ tức ồn định hay không, có đều đặn hay không, có thể tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến quan

Trang 28

điểm của cỗ đông, điều nảy có thé dẫn đến sự biến động của giá trị cô phiếu của công

ty trên thị trường, tăng hoặc giảm

Đồng thời, chính sách cổ tức còn có mối quan hệ chặt chẽ với nguồn vốn của công ty Chính sách cỗ tức sẽ định hình chính sách tài trợ vì lợi nhuận giữ lại là nguồn gốc quan trọng dé tài trợ bằng vốn cỗ phần Do đó, chính sách cổ tức sẽ tác động mạnh mẽ đến số lượng cổ phần thông thường trong cấu trúc vốn và tác động đến chi phí sử dụng vốn của công ty

Cuối cùng, chính sách đầu tư của công ty phụ thuộc lớn vào chính sách cổ tức vì

lợi nhuận giữ lại được coi là nguồn tài trợ có chỉ phí sử dụng thấp và không cần thời

gian huy động, công ty có thể sử dụng nguồn vốn này đề đầu tư một cách linh hoạt

vào các dự án sinh lời Do đó, nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại có thể kích thích tăng

trướng và tác động đến giá trị của cổ phiêu cũng như giá trị của công ty trong tương

lai

2.1.4 Các chỉ số thể hiện chính sách cổ tức của công ty niêm yết

%* Cổ tức trên mỗi cỗ phần thường

Cổ tức trên mỗi cô phần phản ánh mức thu nhập thực tế mà mỗi cổ phần được nhận từ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cô tức trên mỗi cô phần được tính dựa trên

tỷ số thu nhập chỉ trả cỗ tức trên tổng số cỏ phần thường:

Cổ tức trên một cổ phần thường = TH mec

Cổ tức trên mỗi cỗ phần là thu nhập thực tế mà nhà đầu tư sẽ được nhận trong hiện tại,

do đó các cô đông rất quan tâm đến chỉ tiêu này Các cổ đông thường rất chú ý đến mức thay đổi của chỉ số này từ kỳ này sang kỳ khác Do đó, nếu giá trị tăng lên trong tương lai thì tạo hiệu ứng tích cực trong tâm lý của cô đông về niềm tin sự tăng trưởng của công ty và ngược lại

Trang 29

Ty lé chi tra cé tire

Tỷ lệ chỉ trả cổ tức là chỉ tiêu do lường chính sách cổ tức của công ty Nó phản ánh

mức cô tức mà cô đông được hưởng, thể hiện tỷ lệ phần trăm của thu nhập trên mỗi cổ phân thường do công ty tạo ra trong kỳ

Tỷ suât cỗ tức=——— Giá thị trường mỗi cỗ phần

Thu nhập của nhà đầu tư bao gồm hai phần: cổ tức và chênh lệch giá từ việc chuyển nhượng cô phần Một tỷ suất cổ tức thấp không nhát thiết là xấu vì nhà đầu tư có thể chấp nhận tỷ lệ chi tra cổ tức thấp để lợi nhuận được tái đầu tư nhiều hơn Họ kỳ vọng vào sự tăng trưởng nhanh chóng của cô tức và hưởng lợi từ sự chênh lệch giá cổ phần

lớn

2.1.5 Lý thuyết về tác động của chính sách cô tức đến giá cỗ phiếu

2.1.5.1 Lý thuyết giá cổ phiếu độc lập với cổ tức

Miller và Modigliani (1961) đã trình bày lý thuyết về sự không liên quan của chính sách cổ tức đến giá trị doanh nghiệp (Dividend Irrelevance Theory), một trong

Trang 30

những lý thuyết có nhiều tác động nhất đến ngày nay Theo lý thuyết của Miller và Modigliani, trong điều kiện thị trường hoản hảo, chính sách chỉ trả cổ tức của công ty không ảnh hưởng đến giá trị cô phiếu của công ty

Các lý thuyết về sự tương quan giữa chính sách cô tức và giá trị doanh nghiệp

(bao gồm lý thuyết Bird in Hand, lý thuyết phát tín hiệu, lý thuyết chỉ phí đại điện, và

lý thuyết hiệu ứng nhóm khách hàng) đề xuất rằng giá cổ phiếu của một công ty thường biến đổi khi chính sách thanh toán cô tức thay đổi Mặc dù Miller và Modigliani tng hộ chính sách cô tức không liên quan, họ cũng khang định rằng trong

thế giới thực, không xét đến thị trường vốn hoàn hảo, cổ tức có thể ảnh hưởng đến giá

thị trường của cô phiếu Nhiều nhà nghiên cứu sau này đã mở rộng các lý thuyết này

và hiện nay chúng được coi là những lý thuyết cô tức quan trọng nhất

2.1.5.2 Lý thuyết Bird in Hand

Lý thuyết Bird in Hand được Lintner (1956) đề cập và nhận được sự ủng hộ từ các học giả như Gordon (1963), khẳng định rằng việc tăng cường chỉ trả cổ tức sẽ có ảnh hưởng tích cực đến giá cỗ phiêu Gordon nhấn mạnh rằng do sự không chắc chắn của dòng tiền trong tương lai, nhà đầu tư thường có khuynh hướng ưu tiên cổ tức hơn thu nhập giữ lại Dẫu rằng tỷ lệ lợi nhuận vốn trong tương lai có thể mang lại lợi ích cao hơn so với cỗ tức hiện tại, nhưng không có sự bảo đảm nào rằng nhà đầu tư sẽ thu

được lợi nhuận cao hơn từ sự chênh lệch mức giá cổ phiếu (Gordon, 1963) Trong các

thời kỳ không ổn định, cổ đông thường ưa chuộng cô tức hơn sự chênh lệch giá cổ

phiếu, bởi trong thời kỳ này, mức chiết khấu tăng cao, làm giảm đi sự hấp dẫn của giá

trị hiện tại của thu nhập giữ lại so với cổ tức

2.1.5.3 Lý thuyết phát tin hiệu

Bhattacharya (1979) đã đưa ra một nghiên cứu quan trọng được công nhận rộng rãi, liên quan đến Lý thuyết Phat tin hiéu (Signal Detection Theory) Ong da khang dinh rang cổ tức có thể hoạt động như một tín hiệu cho dòng tiền dự kiến trong tương lai Do đó, việc trả cổ tức của doanh nghiệp dẫn đến việc cổ phiếu tăng giá

Trang 31

Theo Lý thuyết Phát tín hiệu, các nhà nghiên cứu cho rằng luôn tồn tại một khoảng cách về thông tin giữa các nhà quản lý và nhà đầu tư Nhà quản lý, người kiểm

soát hoạt động hàng ngày của công ty, có khá năng nắm bắt các thông tin nội bộ mà nhà đầu tư bên ngoài không thé tiép can duoc Trong điều kiện hiện hữu của sự thiêu hụt thông tin như vậy, cổ tức được coi là một công cụ truyền tải tín hiệu, giúp giảm thiểu khoảng cách thông tin giữa hai bên

Bhattacharya (1979) đã tiến hành một nghiên cứu đột phá rộng rãi được công nhận liên quan đến Học thuyết Phát tín hiệu (Signal Detection Theory) Ong khang

định rằng cổ tức có thể hoạt động như một dấu hiệu cho dòng tiền dự kiến trong tương

lai Do đó, việc chỉ trả cỗ tức của doanh nghiệp dẫn đến việc cỗ phiếu tăng giá

Theo Học thuyết Phát tín hiệu, các nhà nghiên cứu cho rằng luôn tồn tại một

khoảng trồng về thông tin giữa các nhà quản lý và nhà đầu tư Nhà quản lý, người kiểm soát hoạt động hàng ngày của công ty, có khả năng nắm bắt các thông tin nội bộ

mà nhà đầu tư bên ngoài không thể tiếp cân được Trong điều kiện hiện hữu của sự thiếu hụt thông tin như vậy, cễ tức được coi là một công cụ truyền tải tín hiệu, giúp

giảm thiểu khoảng trồng thông tin giữa hai bên

2.1.5.4 Lý thuyết chỉ phí đại diện

Học thuyết Hiệu ứng Nhóm Khách hàng đặt ra quan điểm rằng nhà đầu tư cũng giống như một khách hàng Mỗi khách hàng sẽ có những nhu cầu riêng biệt và có xu hướng mua cô phiếu của những doanh nghiệp thực hiện các chính sách cổ tức phù hợp với nhu cầu của mình Điều này xảy ra do nhà đầu tư phải chịu những mức thuế khác nhau trong tình huống được chỉ trả cổ tức và tăng giá cỏ phiếu, cùng với việc phát

sinh chỉ phí giao dịch khi thực hiện mua bán cổ phiếu

Hiệu ứng Nhóm Khách hàng giả định rằng một só nhà đầu tư ban đầu bị thu hút bởi các chính sách của công ty và khi chính sách đó thay đối, họ sẽ điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ cô phiếu của mình cho phù hợp Do sự điều chỉnh này, giá cổ phiếu có thể biến động

Trang 32

Các nhóm khách hàng khác nhau sẽ có những sở thích riêng, do đó, việc thay đôi

trong chính sách cổ tức có thể khiến một nhóm khách hàng chủ yếu không hải lòng,

ảnh hưởng tiêu cực đến giá cô phiếu Các cổ đông như người già, quỹ hưu bổng, công

ty bảo hiểm, thường kỳ vọng vào dòng tiền thu nhập tương lai ôn định và dang tin cậy từ cổ tức Họ rất quan tâm đến sự thay đổi chính sách cổ tức đột ngột của công ty,

đặc biệt là khi cô tức bị cắt giảm với lý do là dùng lợi nhuận giữ lại để đầu tư vào một

dự án mới tạo giá trị gia tăng cho công ty trong tương lai Việc cắt giảm cỗ tức như

thế sẽ không làm thiệt hại gì đến quyền lợi của các cổ đông, cho dù họ thuộc nhóm nao đi nữa, bởi vì quyền lợi của họ sẽ nhanh chóng được đền bù nhờ sự tăng giá thị

trường của cô phiếu mà họ đang nắm giữ trước thông tin về dự án đầu tư mới Tuy

nhiên, thực tế không đơn giản như vậy

Al-Malkawi (2008) 4& khang dinh rang trong thời kỳ tăng trưởng, nhiều doanh nghiệp thường có xu hướng trả cô tức thấp hơn Điều này sẽ thu hút những khách hàng mong muốn kiếm lợi nhuận từ việc tăng giá cổ phiếu trong tương lai Trong khi

đó, đối với những doanh nghiệp đang trong giai đoạn bão hòa sẽ có xu hướng chỉ trả

1986 Tác giả áp dụng phương pháp hồi quy dé xây dựng mô hình nghiên cứu mối

quan hệ giữa chính sách cô tức và biến động giá cô phiếu Biến độc lập là biến động giá cùng với biến phụ thuộc bao gồm nhóm biến đại diện cho chính sách cổ tức và nhóm biến kiểm soát Biến đại diện cho chính sách cỗ tức bao gồm tỷ lệ chỉ trả cô tức

(dividend payout ratio) va ty suất cô tức (dividend yield) Các biến kiểm soát bao gồm quy mô công ty, tốc độ tăng trưởng tài sản, tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản, và biến động lợi nhuận của công ty Kết quá nghiên cứu cho thấy môi tương quan âm giữa ty

Trang 33

suất cổ tức và tý lệ chỉ trả cổ tức đối với biến động giá cô phiếu Các biến kiểm soát

lợi nhuận của công ty và tỷ lệ nợ đài hạn đều có mối tương quan với biến động giá cổ

phiếu Bên cạnh đó, nghiên cứu còn phân tích ảnh hưởng của ngành nghề kinh doanh

đến biến động giá cô phiêu, từ đó tác giả đưa ra kết luận về tác động của chính sách cỗ tức đến giá trị cổ phiếu của các công ty niêm yết

Trong nghiên cứu của họ về ảnh hưởng của chính sách cô tức đến giá cỗ phiếu tại các công ty niêm yết trên sản chứng khoán Nigeria, Michael và Benson (2014) đã lựa chọn dữ liệu thứ cấp liên quan đến hoạt động kinh doanh của 22 công ty trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2013 Trong nghiên cứu này, họ đã chọn hai biến độc lập

là cổ tức trên mỗi cổ phiếu và tỷ lệ thu nhập giữ lại trên mỗi cô phiếu công ty Nhóm

tác giả đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình hồi quy Pooled OLS đề xử lý đữ liệu thu thập được Kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai biến này đều

có ảnh hưởng tích cực đến giá cô phiếu của 22 công ty niêm yét trên sàn chứng khoán Nigerla

Sharif và cộng sự (2015) đã nghiên cứu về ánh hưởng của chính sách cổ tức đến

giá trị cô phiếu tại các công ty ở Pakistan Nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu thứ cấp từ

45 công ty niêm vết tại thị trường chứng khoán quốc gia này trong giai đoạn 2001 —

2013 và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để xử lý số liệu Nghiên cứu

này đã sử dụng 6 biến để đại điện cho chính sách cổ tức, trong đó có: Biến độc lập là

cổ tức trên mỗi cổ phiếu, tỷ lệ lợi nhuận giữ lại, và tỷ lệ chỉ trả cỗ tức Các biến kiểm soát bao gồm lợi nhuận Nhóm tác giả đã tiến hành chạy ba mô hình hồi quy Pooled

OLS, FEM, REM và sử dụng phương pháp Hausman đề lựa chọn mô hình FEM là mô hình kết quả cuối cùng Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chỉ trả cổ tức, thu nhập trên

mỗi cổ phiếu có tác động tích cực, ngược lại tỷ suất sinh lời ROE lại có tác động tiêu

cực đên giá của cô phiêu

Trang 34

Zainudin va đồng nghiệp (2017) đã tiến hành nghiên cứu về cách chính sách cỗ

tức tác động đến giá cổ phiếu của các công ty xây dựng niêm yết trên sản chứng khoán Malaysia Nhóm nghiên cứu đã lấy đữ liệu thứ cấp từ 166 công ty xây dựng niêm yết tại Malaysia trong thời gian từ năm 2003 đến 2012 và áp dụng phương pháp

nghiên cứu định lượng Chính sách cễ tức được đánh giá dựa trên hai biến: ty 1é chi

trả cỗ tức và cô tức trên mỗi cô phiếu, trong khi các biến kiểm soát bao gồm thu nhập biến động, quy mô công ty, tính thanh khoản, tốc độ tăng trưởng tài sản, và tốc độ

tăng trưởng kinh tế Sử dụng mô hình hồi quy Pooled OLS nhóm nghiên cứu đã tìm

ra kết quả: cô tức, thu nhập biến động, tăng trưởng tài sản và tốc độ tăng trưởng kinh

tế có tác động tích cực, trong khi tỷ lệ chi trả cỗ tức có tác động tiêu cực đến gia cổ

phiếu, và tỷ lệ thanh khoản không có ý nghĩa thống kê

Trong nghiên cứu của mình về ảnh hưởng của chính sách cỏ tức lên giá cổ phiếu của các công ty niêm yết tại sàn chứng khoán Amman, Ahmad và các đồng tác giả (2018) đã tận dụng dữ liệu thứ cấp từ 228 công ty niêm yết trong giai đoạn từ năm

2010 đến 2016 và đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Cu thể, chính sách

cổ tức được định lượng thông qua hai biến: tỷ lệ chỉ trả cổ tức và cổ tức trên mỗi cổ phiếu Ngoài ra, các biến kiểm soát bao gồm thu nhập biến động, quy mô công ty, tính

thanh khoản, tốc độ tăng trưởng tải sản, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát Bằng cách sử dụng mô hình GMM, nhóm tác giả đã khám phá ra rằng cổ tức, tỷ lệ chi

trả cổ tức và tỷ lệ lạm phát đều có tác động tiêu cực, trong khi thu nhập biến động, tăng trưởng tải sản, quy mô doanh nghiệp, tính thanh khoản và GDP đều có tác động tích cực đến giá cổ phiếu

Sondark cùng các cộng sự (2019) đã tiền hành một nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách cổ tức lên giá cổ phiếu của các công ty xây dựng niêm yết tại sàn chứng khoán Indonesia Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ 12 công ty xây dựng niêm yết tại Indonesia trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến 2018 và phương pháp

Trang 35

nghiên cứu định lượng được áp dụng Chính sách cổ tức được do lường thông qua biến tỷ lệ chỉ trả cễ tức, trong khi các biến kiểm soát khác bao gồm thu nhập, quy mô công ty, và tính thanh khoản Nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy Pooled OLS thông qua phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu Kết quả cho thấy quy mô công

ty và tỷ lệ thanh khoản có tác động tích cực, trong khi tỷ lệ chi trả cổ tức lại có tác

động tiêu cực đến giá cổ phiếu Thu nhập công ty không có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu này

Trong nghiên cứu của họ về việc chính sách cổ tức ảnh hưởng như thế nào đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Ấn Độ, Sighn và đồng nghiệp (2019) đã lấy dữ liệu thứ cấp từ 50 công ty niêm yết ở Ấn Độ trong giai đoạn

từ năm 2008 đến 2017 và đã áp dụng một phương pháp nghiên cứu định lượng Họ đã

đo lường chính sách cổ tức thông qua hai biến: tỷ lệ chỉ trả cổ tức và cổ tức trên mỗi

cổ phiếu, trong khi các biến kiểm soát bao gồm thu nhập trên mỗi cô phiếu, tỷ suất

sinh lời ROE, thu nhập sau thuế EAT vả tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhóm nghiên cứu

đã sử dung m6 hinh Pooled OLS, FEM, REM va kiém dinh Hausman để chọn mô

hình REM Kết quả cho thay thu nhập trên mỗi cô phiếu và tốc độ tăng trưởng kinh tế

có tác động tích cực, trong khi cổ tức, tỷ suất sinh lời ROE và lợi nhuận sau thuế EAT lại có tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu

Theo nghiên cứu của Purwaningsih và các đồng nghiệp (2020), chính sách cổ tức

và tăng trưởng doanh thu có tác động đến giá cô phiếu của các công ty chế tạo niêm yết trên sản chứng khoán Indonesia Nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu thứ cấp từ

35 công ty chế tạo niêm yết ở Indonesia trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2018

và đã áp dụng một phương pháp nghiên cứu định lượng Chính sách cổ tức được đo lường qua biến tỷ lệ chỉ trả cổ tức, trong khi các biến kiểm soát bao gồm tỷ suất lợi

nhuận ROA, tăng trưởng doanh thu, tốc độ tăng trưởng kinh tế, và tỷ lệ lạm phát Sử

dụng mô hình hồi quy Pooled OLS thông qua phần mềm SPSS, nhóm nghiên cứu đã

Trang 36

tìm ra rằng ROA, tỷ lệ chỉ trả cổ tức và tốc độ tăng trưởng kinh tế đều có tác động tích cực, trong khi tăng trưởng doanh thu và tỷ lệ lạm phát không có ý nghĩa thống kê

2.2.2 Các nghiên cứu trong nước

Trong nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách cô tức lên giá cô phiếu của các công ty niêm yết mới nỗi tại sản chứng khoán Việt Nam, Đặng Ngọc Hùng và các

đồng tác giả (2019) đã sử dụng dữ liệu thứ cấp từ 248 công ty niêm yết mới nỗi tại

Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2017 và đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Chính sách cỗ tức được đo lường thông qua hai biến: tỷ lệ chỉ trả cổ tức và cỗ tức trên mỗi cô phiếu, trong khi các biến kiểm soát bao gồm quy mô doanh nghiệp, thu nhập trên mỗi cô phiếu, tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản, tăng trưởng tài sản, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP và tỷ lệ lạm phát Sử dụng các mô hình Pooled

OLS, FEM, REM và kiểm định Hausman, nhóm tác giả đã chọn mô hình FEM Kết

quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng tài sản có tác động tích cực, trong khi thu nhập

trên mỗi cổ phiếu, cổ tức, tỷ lệ nợ đải hạn trên tổng tài sản và tỷ lệ lạm phát đều có tác

động tiêu cực đến giá cỗ phiếu Quy mô doanh nghiệp vả tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP không có ý nghĩa thông kê trong nghiên cứu này

Trong nghiên cứu về việc chính sách cô tức ảnh hưởng như thé nao đến giá cỗ

phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam Hồ Thị Lam và Hồ Thủy Phương Trâm (2020) đã tiến hành đánh giá tác động của chính sách cổ tức đến giá cô phiếu của các

doanh nghiệp niêm yết trong giai đoạn 2010-2018, dựa trên dữ liệu chỉ trả cổ tức liên tục Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp hồi quy FGLS trên dữ liệu bảng của

100 công ty niêm yết trên sản HOSE và HNX và đã tìm thấy bằng chứng cho thấy chính sách cô tức có tác động đến giá cỗ phiếu, điều này ủng hộ lý thuyết Bird in Hand vả lý thuyết phát tín hiệu Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các mô hình Pooled

OLS, FEM, REM và kiểm định Hausman để chọn mô hình REM Kết quả nghiên cứu

cho thấy cô tức chỉ trả, thu nhập sau thuế EAT và thu nhập trên mỗi cô phiêu đều có

Trang 37

tác động tích cực, trong khi tỷ lệ chi tra cổ tức và ROE lại có tác động tiêu cực đến giá

cổ phiếu

Trong nghiên cứu về việc chính sách cổ tức ảnh hưởng như thế nào đến giá cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết trên sản chứng khoán TP Hồ Chí Minh,

Nguyễn Thanh Duy và các đồng nghiệp (2020) đã thu thập dữ liệu thứ cấp từ 141

công ty phi tài chính niêm yét tại TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2011 đến

2016 và đã áp dụng một phương pháp nghiên cứu định lượng Chính sách cổ tức được

đo lường thông qua hai biến: tỷ lệ chỉ trả cô tức và cổ tức trên mỗi cô phiếu, trong khi các biến kiểm soát bao gồm quy mô doanh nghiệp, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, tỷ lệ

nợ đài hạn trên tổng tài sản, tăng trưởng tài sản, GDP và tỷ lệ lạm phát Sử dụng các

mô hình Pooled OLS, FEM, REM và kiểm định Hausman, nhóm tác giả đã chọn mô hình REM Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chỉ trả cô tức, cổ tức trên mỗi cổ phiếu, quy mô doanh nghiệp, thu nhập trên mỗi cổ phiếu và tỷ lệ lạm phát đều có tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản, tăng trưởng tài sản, GDP không có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu này

Bảng 2 1 Bảng tóm tắt các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước

cô phiêu tại

mối tương quan với biến

Mỹ

động giá cô phiếu

Trang 38

Anh hưởng của | _„ we ok

<i, , | Cô tức trên mỗi cô phiêu va

2009-2013 Pooled tức đên giá cô eg 3

¬ tích cực đên giá cô phiêu Nigeria

Hôiquy | Anh hưởng của | Tỷ lệ chỉ trả cô tức va thu Pooled | chính sách cổ | nhập trên mỗi cổ phiếu có tác

( ) 2001-2013 | OLS, EEM, | tức đên giá trị | động tích cực, ROE có tác

ï REM, cô phiêu tại | động tiêu cực đên giá cô

Hausman | Pakistan phiếu

Cô tức, thu nhập biên động,

Tác động của | tăng trưởng tài sản và tốc độ Zainudin và Héiquy | chính sách cô | tăng trưởng kinh tế có tác đồng nghiệp | 2003-2012 Pooled tức đến giá cô | động tích cực, tỷ lệ chỉ trả cổ (2017) OLS phiếu tại | tức có tác động tiêu cực, tỷ lệ

Malaysia thanh khoản không có ý

nghĩa thống kê

Cô tức, tỷ lệ chi tra cô tức và

Ảnh hưởng của | tỷ lệ lạm phát có tác động

Ahmad và các chính sách cổ | tiêu cực, thu nhập biến động,

dong tác giả | 2010-2016 GMM tức đên giá cô | tăng trưởng tài sản, quy mô

Amman khoản và GDP có tác động

tích cực đến giá cổ phiếu Sondark cùng Hôiquy | Tác động của |Quy mô công ty và tỷ lệ

các cộng sự | 2015-2018 Pooled chính sách cỏ | thanh khoản có tác động tích

(2019) OLS tức đến giá cô | cực, tỷ lệ chỉ trả cổ tức có tác

Trang 39

phiêu tại | động tiêu cực đên giá cô Indonesia phiêu Thu nhập công ty

không có ý nghĩa thông kê

B Thu nhập trên môi cô phiêu

, | và tôc độ tăng trưởng kinh tê

Sighn va dong , , | có tác động tích cực, cô tức, 2008-2017 | OLS, FEM, | tức đên gia cô „ z

REM, phiêu tại An

và các đông | 2016-2018 Pooled |trưởng doanh

v _ | phát không có ý nghĩa thông phiêu tại

Hùng và các & ; | mỗi cô phiêu, cô tức, tỷ lệ nợ

x _, | 2014-2017 | OLS, FEM, | tue dén giả cô

dong tac gia ak _ _ | đải hạn và tỷ lệ lạm phát có

phiêu

x Anh hưởng của | Cô tức chi trả, thu nhập sau

` A chính sách cô | thuê EAT và thu nhập trên

2010-2018 tức đên giá cô | môi cô phiêu có tác động tích

Trang 40

2.2.3 Khoảng trống nghiên cứu

Trong quá trình tìm hiệu các lý thuyết liên quan đến chính sách cô tức của các công ty và nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu, tác giả đã nhận ra một số khuyết điểm trong nghiên cứu:

Đầu tiên, đữ liệu mà các nghiên cứu sử dụng thường là dữ liệu quá khứ, do đó, có thể không phản ảnh chính xác tình hình hiện tại Đặc biệt, với thị trường của các nước

phát triển đã có sự phát triển lâu dài và tiến bộ rõ rảng trong khi thị trường Việt Nam chỉ mới bắt đầu hình thành sản giao dịch đầu tiên (HOSE) vào năm 2000, có nghĩa là

có những đặc điêm khác biệt so với các nghiên cứu trước đây

Thứ hai, các nghiên cứu trước năm 2019 của Michael và Benson (2014); Sharif

va cộng sự (2015); Zamudin và cộng su (2017); Ahmad và cộng sự (2018) chưa chú

trọng vào việc nghiên cứu biến kiểm soát là thu nhập sau thuế EAT của công ty Chi tiêu này được xem là chỉ tiêu thu nhập ròng mà công ty hay cổ đông được chia sau khi

đã hoàn thành nghĩa vụ trả lãi vay cũng như thué thu nhập Tóm lại, chỉ tiêu này phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty nên có ảnh hưởng lớn đến thu nhập trên cô phần thường cũng như suất sinh lời ROE

Ngày đăng: 19/11/2024, 07:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN