1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo cá nhân thực tập 2 cơ sở thực tập trường giáo dục chuyên biệt khai trí

40 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo cá nhân thực tập 2 cơ sở thực tập Trường Giáo dục chuyên biệt Khai Trí
Tác giả Lê Mai Phương
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Anh Thư
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Tâm lý học giáo dục
Thể loại Báo cáo cá nhân thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 20,76 MB

Cấu trúc

  • I. Mục đích và yêu cầu (3)
  • II. Thông tin đơn vị thực tập (3)
    • 1. Lịch sử hình thành (3)
    • 2. Lịch sử hình thành (3)
    • 3. Sứ mệnh (3)
    • 4. Lĩnh vực hoạt động (3)
  • III. Phân công nhóm (3)
  • I. Nhật ký thực tập (6)
  • II. Mô tả về vị trí giáo viên can thiệp tại Trường Giáo dục Chuyên biệt Khai Trí (22)
    • 1. Các công việc tại vị trí giáo viên can thiệp (22)
    • 2. Nắm rõ các yêu cầu về kiên thức, kỹ năng, phẩm chất đối với vị trí giáo viên can thiệp (22)
    • 3. Quan sát quy trình làm việc và các hoạt động nghề nghiệp của vị trí giáo viên can thiệp (24)
    • 4. Các nhiệm vụ được giao theo yêu cầu của Trường Giáo dục Chuyên biệt Khai Trí (26)
  • III. Tự đánh giá và đúc kết kinh nghiệm về thực hành các kỹ năng nghề nghiệp và hướng áp dụng những kinh nghiệm này cho công việc tương lai (27)
  • IV. Bảng điểm tự đánh giá cá nhân và đánh giá nhóm (30)
  • Phụ lục (38)

Nội dung

- Hiểu biết về hoạt động nghề nghiệp can thiệp trị liệu cho trẻ - Thực hiện hướng dẫn của nhà trường với các kỹ năng cá nhân, kỹ năng xã hội và kỹ năng nghề nghiệp.. Sinh viên được phân

Mục đích và yêu cầu

- Hiểu biết các hoạt động của Trường Giáo dục chuyên biệt Khai Trí.

- Hiểu biết về hoạt động nghề nghiệp can thiệp trị liệu cho trẻ

- Thực hiện hướng dẫn của nhà trường với các kỹ năng cá nhân, kỹ năng xã hội và kỹ năng nghề nghiệp.

Thông tin đơn vị thực tập

Lịch sử hình thành

- Tên cơ sở: Trường Giáo dục chuyên biệt Khai Trí

- Hiệu trưởng: Cô Võ Thị Thùy

- Phó hiệu trưởng: Cô Nguyễn Ngọc Hoan – Cô Ngô Võ Thùy Linh

- Địa chỉ: 214/25F Điện Biên Phủ, P.17, Q Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

- Website: https://truongchuyenbietkhaitri.com/tre-tu-ky/

Lịch sử hình thành

- Tiến sĩ – Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm đã sáng lập ra Trường chuyên biệt Khai Trí vào tháng 7 năm 2010.

- Khai Trí là ngôi trường đầu tiên và duy nhất cho đến nay dành riêng cho trẻ mắc bệnh tự kỷ ở Việt Nam.

- Năm 2015, Trường mở rộng thêm cơ sở 2 tại Củ Chi.

- Tính đến hiện tại (10/2024), trường có 10 lớp học, từ Kỹ năng 1 đến Kỹ năng

10 Mỗi lớp có từ 7 – 12 em và 2 – 3 cô phụ trách.

Sứ mệnh

Thấu hiểu – Chấp nhận – Yêu thương – Đồng hành – Chia sẻ

Lĩnh vực hoạt động

- Cải thiện sức khỏe và hạnh phúc

- Thúc đẩy giáo dục và đọc viết

- Hỗ trợ trẻ em dễ bị tổn thương và người trẻ tuổi

Phân công nhóm

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA GIÁO DỤC TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2024

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC THỰC TẬP NHÓM

Chuyên ngành: Tâm lý học giáo dục Niên khóa: 2022-2026

Cơ sở thực tập: Trường Giáo dục chuyên biệt Khai Trí

STT Nhiệm vụ Nội dung cụ thể Yêu cầu về kết quả/sản phẩm

Hỗ trợ set- up lễ khai giảng

Bơm bong bóng, cột bong bóng lại thành chùm.

Trang trí các chùm bóng quanh khắp trường.

Bố trí ghế ngồi. Đảm bảo độ an toàn và thẩm mỹ Cả nhóm

Phân công theo sự chỉ dẫn, hỗ trợ hoạt động dạy học trong lớp

Phân công lớp theo sự chỉ dẫn.

Quan sát quá trình, phương pháp dạy học cho trẻ.

Hỗ trợ theo yêu cầu. Đảm bảo yêu cầu được đề ra tùy theo lớp được chỉ dẫn.

3 Hỗ trợ dọn dẹp nhà kho

Di chuyển các vật liệu, học cụ từ nhà kho cũ qua nhà kho mới.

Phân loại và xử lý món đồ cũ hoặc không còn dùng được.

Làm đồ chơi tặng cho trường

Mỗi bạn làm 1 món đồ chơi vận động. Đồ chơi vận động ngoài trời, đáp ứng các hoạt động thể chất như bật nhảy, ném, đá, Đảm bảo độ bền và sự an toàn khi sử dụng. Đảm bảo về mặt thẩm mỹ.

Ban chủ nhiệm khoa/Bộ môn/GVHD duyệt

Nhóm sinh viên thực tậpTrưởng nhóm(ký và ghi rõ họ tên)

PHẦN HAI: KẾ HOẠCH THỰC TẬP CÁ NHÂN

Nhật ký thực tập

Thực tập 2 diễn ra trong 9 tuần từ 04/09/2024 đến 01/11/2024

Mỗi tuần, sinh viên đến cơ sở 2 ngày là thứ 5 từ 7h00 đến 16h30 (nghỉ trưa 3h30) và thứ

Sinh viên được phân bổ vào đa dạng các lớp học do sự thay đổi về việc phân chia lớp học từ phía nhà trường và nhu cầu từ phía sinh viên, cụ thể như sau:

- Lớp Tiền tiểu học dành cho trẻ từ 6 đến 10 tuổi, với sự phát triển nhận thức trung bình khá (có thể nghe hiểu và thực hiện tốt yêu cầu của cô) Lớp được cô Thương chủ nhiệm và cô Bình hỗ trợ, sau 2 tuần thì cô Hiền thay cô Bình vào hỗ trợ các bạn trong lớp Sĩ số lớp ban đầu là 6 bạn, sau khi thay đổi giáo viên thì có tăng thêm 4 bạn nữa Sinh viên hỗ trợ lớp trong thời gian là 4 tuần.

- Lớp kỹ năng 1 dành cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi, các em còn nhỏ chưa có khả năng tự phục vụ hay nghe hiểu được lời nói của cô Lớp được 3 cô phụ trách chính: 2 cô Hậu và cô Hiền Sĩ số lớp là 8 bạn Sinh viên hỗ trợ lớp trong thời gian là 1 tuần.

- Lớp kỹ năng 5 dành cho trẻ từ 10 đến 16 tuổi, với sự phát triển nhận thức trung bình (có khả năng thực hiện tuy nhiên kém trong việc nghe hiểu và thực hiện yêu cầu của cô) Lớp được 3 cô phụ trách: cô Thúy, cô Quy và cô Ngân Sĩ số lớp là 11 bạn Sinh viên hỗ trợ lớp trong thời gian là 4 tuần.

Các hoạt động/ công việc đã làm

Bài học rút ra (kiến thức, kỹ năng, thái độ)

04/09 14h30 16h30 2h Hỗ trợ chuẩn bị cho lễ khai giảng: bơm và cột bóng, trang trí sân trường và sân khấu

05/09 7h00 16h30 6h 7h – 10h30: Hỗ trợ và dự lễ khai giảng

10h30 – 14h: Sinh viên nghỉ trưa tại phòng Can thiệp cá nhân.

- Quan sát được một cách thức để trấn an khi trẻ quấy khóc: xoay tròn các ngón tay trong lòng bàn

- Sinh viên được phân công vào lớp Tiền tiểu học.

- Làm quen và tham gia liên hoan tại lớp với các bạn và 2 cô.

- Sau đó, các bạn ngồi luyện viết chữ đến khi phụ huynh đón về tay của trẻ.

06/09 7h00 10h30 3h30 7h: Đón các bạn đến lớp.

8h – 8h20: Cùng các bạn xuống sân tập thể dục buổi sáng.

- Thầy cô dẫn dắt phần tập thể dục điểm danh các lớp.

- Trường bật nhạc cho các bạn thực hiện bài tập thể dục.

- Sau đó, thầy cô dẫn dắt hướng dẫn các em chơi trò chơi.

- Cuối cùng là trường sẽ bật nhạc cho các em nhảy múa/khiêu vũ tự do

8h20 – 8h30: Di chuyển lên lớp và điểm danh trước buổi học

8h30 – 9h: Tiết đầu tiên – môn Toán – bài “đếm thuộc lòng đến 10”

- Cô sử dụng giáo án dành riêng cho trẻ khuyết tật trí tuệ của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam – Trung tâm nghiên cứu giáo dục đặc biệt

- Cô đưa ra nhiều dạng bài tập

- Lần đầu được trực tiếp tương tác hỗ trợ trẻ, từ đó nhận ra rằng sự kiên nhẫn là phẩm chất tiên quyết cần phải bồi dưỡng để theo đuổi ngành giáo dục đặc biệt

- Trẻ có sự tập trung khá ngắn, dễ bị xao nhãng bởi ngoại cảnh; vì thế cần liên tục gọi tên để duy trì sự chú ý của các em vào bài tập.

- Xúc giác của trẻ rất nhạy cảm, trẻ không thoải mái với những thứ quá cứng như thảm gai massage Vì thế, khi trẻ làm sai thì khác nhau: đếm số lượng đồ vật rồi viết số lượng, cho sẵn số lượng và vẽ thêm số còn thiếu, đế giúp các em ghi nhớ các con số

9h – 9h30: Tiết thứ hai – hoạt động thể chất

- Các bạn di chuyển xuống sân

- 2 cô tiến hành khởi động và ôn lại động tác bài thể dục buổi sáng cho các bạn

- Tiếp đến, cô giáo tổ chức cho lớp chạy bộ

- Cuối cùng, cô cho thời gian các bạn hoạt động tự do.

9h30 – 10h10: Tiết thứ ba – mỹ thuật.

- Các bạn tô màu quả cam theo yêu cầu của cô.

- Sinh viên hỗ trợ các bạn tô màu: cầm tay hướng dẫn, nhắc nhở các bạn tập trung,

10h10 – 10h20: Các bạn vệ sinh cá nhân, chuẩn bị nghỉ trưa.

10h30: Sinh viên ra về cô thường cho đứng lên thảm để răn đe trẻ.

12/09 7h00 16h30 6h 7h: Đón các bạn đến lớp.

7h30 – 8h10: Cùng các bạn xuống sân tập thể dục buổi sáng.

8h15 – 8h30: Di chuyển lên lớp và điểm danh trước buổi học

8h30: Tiết đầu tiên – tiếng việt – bài chữ “O”

- Cho trẻ uống sữa hạt thay vì sữa bò vì trong sữa bò có các thành phần gây phát triển sớm ở trẻ.

- Cô viết các từ đơn có chữ O: to, no, ho, nhỏ Cô hướng dẫn các bạn đọc và phân tích cho các bạn biết chữ O nằm đâu trong các từ phía trên

- Cô viết bài thơ “Trời Mưa”, cho các bạn đọc và mời các bạn lên gạch chân chữ O có trong bài

9h: Nghỉ giải lao và uống sữa

9h10: Tiết thứ hai – mỹ thuật – bài “vẽ và tô màu theo mẫu”.

9h45: Tiết thứ ba – kỹ năng – quy trình các bước đánh răng

- Cô sử dụng tranh minh họa để hướng dẫn các bạn về quy trình đánh răng

- Cô giải thích quy trình cho các bạn, cho các bạn thời gian để làm quen và mời các bạn sắp xếp các tranh theo đúng quy trình đánh răng

10h10: Các bạn vệ sinh cá nhân, chuẩn bị nghỉ trưa.

10h30 – 14h: Sinh viên nghỉ trưa tại phòng Tâm vận động

14h20: Tiết thứ tư – tiếng việt – luyện tập viết chữ và số

- Cô dựa trên bài tập về nhà của các bạn để giao bài tập tiếp tục: bài cũ làm tốt thì cho bài mới, bài cũ chưa tốt thì luyện tập lại

15h: Các bạn nghỉ giải lao để ăn trực tiếp lên bảng sửa bài cho các bạn Từ đó, rút ra được nhiều bài học:

+ Giọng khi dạy các bạn cần chậm rãi và to rõ.

+ Khi đứng dạy các bạn, tránh việc đặt câu hỏi vì các bạn không hiểu câu hỏi để trả lời

+ Khi dạy bài cho các bạn, sử dụng phương tiện như thước để chỉ vào bảng/chữ sẽ thu hút được sự chú ý của các bạn tốt hơn.

- Quan sát được cách cô hỗ trợ một bạn giao tiếp vì bạn không hiểu đâu là câu hỏi đâu là câu trả lời:

+ Cô sử dụng các mẫu câu như

“đây là câu trả lời”, “bây giờ cô hỏi và MQ trả lời cho cô”, xế

15h20: Các bạn thay quần áo và tiếp tục tập viết chữ cho đến khi phụ huynh đón về

+ Cô yêu cầu bạn luyện tập các bài tập về khẩu hình như há miệng to, thè lưỡi,

13/09 7h00 10h30 3h30 7h: Đón các bạn đến lớp.

7h30 – 8h10: Cùng các bạn xuống sân tập thể dục buổi sáng.

8h15 – 8h30: Di chuyển lên lớp và điểm danh trước buổi học

9h15: Tiết 2 – Hoạt động ngoài trời – thể dục.

9h45: Tiết thứ ba – tự nhiên xã hội – “tên của em”.

Sau khi học tiết ba các bạn được cô bật nhạc nhảy và chơi các trò chơi với cô.

10h10: Vệ sinh cá nhân và nghỉ trưa.

- Khi trẻ có biểu hiện như quấy khóc, la hét, thay vì tìm cách dỗ dành ngay lập tức thì nên để cho trẻ thời gian để giải tỏa, sau đó mới tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ khó chịu

19/09 7h00 16h30 6h 6h30: Sinh viên có mặt tại lớp và thực hiện nhiệm vụ vệ sinh chuẩn bị cho giờ học.

7h: Đón các bạn đến lớp.

7h30 – 8h10: Cùng các bạn xuống sân tập thể dục buổi sáng.

8h15 – 8h25: Di chuyển lên lớp và điểm danh trước buổi học

8h25: Tiết đầu tiên – tiếng việt –

- Hạn chế các món ngọt/lượng đường cao vì trẻ hấp thụ nhiều đường sẽ khó ăn cơm và dư năng lượng dẫn đến quá tăng động. chữ Ô.

- Khi dạy các bạn, cô sẽ lặp đi lặp lại rất nhiều lần để các bạn có thể làm quen được bài.

8h50: Nghỉ giải lao, uống sữa

9h10: Tiết thứ hai – mỹ thuật – vẽ tự do

10h10: Các bạn vệ sinh cá nhân, chuẩn bị nghỉ trưa.

10h30 – 14h: Sinh viên nghỉ trưa tại phòng Tâm vận động

14h10: Tiết thứ ba – luyện đọc – bài thơ “Yêu mẹ”.

- Cô viết bài thơ lên bảng và hướng dẫn các bạn đọc.

- Ôn lại bài cũ – chữ A: yêu cầu các bạn lên bảng gạch dưới chữ A cho cô.

- Phân biệt cho các bạn chữ A Ă Â.

15h: Nghỉ giải lao, ăn xế

15h30: Các bạn luyện viết chữ cho đến khi được phụ huynh đón về.

20/09 7h00 10h30 3h30 6h30: Sinh viên có mặt tại lớp và thực hiện nhiệm vụ vệ sinh chuẩn bị cho giờ học.

7h: Đón các bạn đến lớp.

- Tỷ lệ trẻ nam bị mắc nhiều hơn, tuy nhiên trẻ nữ sẽ mắc chứng ở mức nặng hơn

- Trẻ trong trường sân tập thể dục buổi sáng.

8h15: Di chuyển lên lớp và điểm danh trước buổi học

8h40: Tiết đầu tiên – toán – luyện tập.

- Cô chia bảng làm 3 phần, mỗi bảng cho 6 phép tính cộng, cô mời các bạn lên thực hiện luyện tập.

9h15: Tiết thứ hai – mỹ thuật – tô màu theo mẫu.

- Sinh viên được trực tiếp hướng dẫn các bạn có khả năng học kém hơn bằng cách ngồi kế hướng dẫn bằng lời và hành động, nhắc nhở khi có hành vi không phù hợp.

9h45: Cô chủ nhiệm có việc bận nên 2 sinh viên quản lớp

10h: Cô chủ nhiệm quay về, các bạn vệ sinh cá nhân và nghỉ trưa.

10h30: Các bạn dùng cơm trưa.

10h50: Sinh viên ra về. hầu hết sẽ mắc những vấn đề như rối loạn phổ tự kỷ, tăng động, chậm phát triển trí tuệ.

- Mỗi trẻ tuy là mắc cùng một vấn đề nhưng các vấn đề sẽ mang sắc thái khác nhau

- Mỗi bạn sẽ có những đặc điểm tâm lý khác nhau nên sinh viên khi tương tác với trẻ cần phải lưu ý (có bạn sẽ thích được nói nhẹ nhàng, có bạn cần phải nghiêm túc hơn)

14h10: Tiết buổi chiều – Luyện viết

- Tùy thuộc vào trình độ của mỗi em mà cô cho các em luyện viết khác nhau: có bạn viết chữ cái, có bạn viết nét

15h: Nghỉ giải lao, ăn xế.

15h20: Các bạn thay đồ và chuẩn bị đi học Tâm vận động.

- Buổi học Tâm vận động là để trị liệu giác quan, hành vi, nhận thức và vận động;tuy nhiên, do thiếu nguồn nhân lực, cụ thể là chuyên viên tâm vận động, nên những buổi học Tâm vận động ở

- Thầy quản lý phòng Tâm vận động hướng dẫn các bạn khởi động trước khi vào bài học.

- Thầy sắp xếp các hình khối, các vòng cho các bạn thực hiện nhảy vòng và đi thăng bằng trên các khối hình

- Thầy thực hiện mẫu trước sau đó hướng dẫn các bạn đi

16h05: Các bạn quay về lớp và ngồi chơi tự do đợi phụ huynh đến đón

16h30: Sinh viên ra về. trường chủ yếu là đáp ứng nhu cầu vui chơi của các bạn sau các tiết học dài

- Sau khi kết thúc tiết học, các bạn sẽ được nằm nghỉ và nhìn đèn nhằm điều hòa lại cơ thể và điều tiết mắt.

26/09 7h00 16h30 6h 6h30: Sinh viên có mặt tại lớp và thực hiện nhiệm vụ vệ sinh chuẩn bị cho giờ học.

7h: Đón các bạn đến lớp.

7h30 – 8h10: Cùng các bạn xuống sân tập thể dục buổi sáng.

8h20: Di chuyển lên lớp và điểm danh trước buổi học

8h45: Tiết đầu tiên – tiếng việt – ôn tập chữ “Ô”.

- Cô viết lên bảng bài thơ “Trời mưa”, cô đọc mẫu và hướng dẫn các bạn đọc.

- Cô yêu cầu các bạn lên gạch dưới các chữ O, Ô, Ơ

9h30: Các bạn ngồi chơi tự do

Hoàn thành tốt trong lớp.

10h: Các bạn vệ sinh cá nhân và nghỉ trưa.

10h: Sinh viên xuống hỗ trợ dọn kho giáo cụ.

11h30 – 14h: Sinh viên nghỉ trưa tại phòng Tâm vận động.

14h10 – 15h50: Sinh viên tiếp tục hỗ trợ dọn dẹp kho giáo cụ

16h: Sinh viên lên lớp chơi tự do cùng với các bạn.

27/09 Nghỉ do có lịch học bù môn Tâm lý học khác biệt

03/10 7h00 16h30 6h 7h30: Tập thể dục dưới sân.

8h: Được chị Quyên điều đến lớp

8h15: Tiết đầu tiên – hoạt động ngoài trời

- Cô sắp xếp các chốt để các bạn nhảy qua và đặt bóng vào rổ cùng màu

9h45: Tiết thứ ba – mỹ thuật – tô màu bông hoa

10h10: Các bạn được các cô vệ sinh cá nhân và nghỉ trưa.

14h10: Tiết thứ tư – Tâm vận động.

- Các bạn còn nhỏ nên khi các bạn thực hiện các động tác cần có các cô giám sát liên tục.

14h30: Về lớp và dùng bữa xế

15h15: Các bạn ngồi hàng ngang

- Các bạn lớp kỹ năng 1 quá nhỏ để có thể học tập nên hoạt động chủ đạo của các bạn là vui chơi

- Các bạn chưa cầm bút chắc tay nên cần phải có cô hỗ trợ nhiều

- Các bạn nhỏ tuổi nên nhu cầu được ôm ấp, vuốt ve lớn hơn các bạn ở lớp cũ nên các bạn thích trèo lên người sinh viên để ôm ấp. chơi tự do

04/10 7h00 10h30 3h30 6h30: Sinh viên có mặt tại lớp và thực hiện nhiệm vụ vệ sinh chuẩn bị cho giờ học.

7h: Đón các bạn đến lớp.

7h30 – 8h10: Cùng các bạn xuống sân tập thể dục buổi sáng.

8h20: Tiết đầu tiên – hoạt động ngoài trời.

8h25: 2 bạn được vào phòng tâm vận động

- Sinh viên đi theo hỗ trợ cô quản lý phòng

8h50: Tiết thứ hai – học nhóm.

- Chia lớp thành 3 nhóm nhỏ.

- Nhóm 1 học phân biệt màu sắc.

- Nhóm 2 phân biệt đồ vật và màu sắc.

- Nhóm 3 dán hình vào bóng tương ứng

- Ngoài việc học thì các nhóm cũng được các cô hát các bài hát để vui chơi.

9h30: Tiết thứ ba – đọc truyện.

- Sinh viên được đọc truyện cho các bạn nghe

10h: Vệ sinh cá nhân và nghỉ trưa.

10/10 7h00 16h30 6h 6h30: Sinh viên có mặt tại lớp và thực hiện nhiệm vụ vệ sinh chuẩn bị cho giờ học.

7h: Đón các bạn đến lớp.

7h30 – 8h: Cùng các bạn xuống sân tập thể dục buổi sáng.

8h55: Tiết thứ hai – âm nhạc – bài hát “Cả nhà thương nhau”

- Cô mở nhạc cho các bạn lắng nghe, sau đó cô hát mẫu Cuối cùng, cô sẽ hướng dẫn các bạn hát theo.

9h30: Tiết thứ ba – đọc sách tại thư viện.

10h: Về lớp, chuẩn bị nghỉ trưa.

10h25: Các bạn hoàn thành bữa trưa.

14h05: Bắt đầu tiết buổi chiều

- Lớp được chia thành 2 nhóm: nhóm lớn học viết chữ và nhóm nhỏ học (có 3 bạn) về các hình khối và ghép trái cây vào bóng của chúng

- 2 sinh viên được chia ra 2 nhóm để ngồi quan sát.

14h40: Nghỉ giải lao và ăn xế.

- Trẻ rất thích được khen và khích lệ.

Mô tả về vị trí giáo viên can thiệp tại Trường Giáo dục Chuyên biệt Khai Trí

Các công việc tại vị trí giáo viên can thiệp

- Thực hiện can thiệp 1-1 cá nhân và nhóm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ rối loạn phổ tự kỷ, trẻ tăng động giảm chú ý,…

- Hỗ trợ can thiệp phát triển ngôn ngữ.

- Tăng khả năng tương tác, hành vi, cử chỉ và giao tiếp bằng mắt với trẻ.

- Tăng cường sức khỏe cho trẻ thông qua các hoạt động ngoài trời như bơi, chơi trò chơi vận động,

- Dạy học cho trẻ: làm toán, học chữ, học vẽ,

- Hướng dẫn các kỹ năng sống: chào hỏi, tự phục vụ bản thân, phân biệt đồ ăn thức uống,

Nắm rõ các yêu cầu về kiên thức, kỹ năng, phẩm chất đối với vị trí giáo viên can thiệp

- Tâm lý học phát triển: Giáo viên can thiệp cần hiểu rõ quá trình phát triển tâm lý của trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt là những trẻ gặp khó khăn trong học tập, hành vi hoặc giao tiếp Kiến thức về các giai đoạn phát triển giúp giáo viên thiết kế chương trình can thiệp phù hợp với từng đối tượng.

- Giáo dục đặc biệt: Am hiểu sâu rộng về các loại rối loạn phát triển (rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý, khuyết tật trí tuệ, khó khăn học tập, v.v.) Điều này giúp giáo viên nhận diện và đánh giá đúng tình trạng của trẻ, từ đó đưa ra các phương pháp can thiệp hiệu quả.

- Phương pháp can thiệp: Giáo viên cần nắm vững các phương pháp can thiệp như ABA (Applied Behavior Analysis), TEACCH (Treatment and Education of Autistic and Communication related handicapped Children), PECS

(Picture Exchange Communication System), và các phương pháp trị liệu tâm lý khác phù hợp với trẻ có nhu cầu đặc biệt.

- Kiến thức pháp luật và chính sách về giáo dục đặc biệt: Hiểu biết về quyền lợi của trẻ em có nhu cầu đặc biệt và các chính sách hỗ trợ từ nhà nước, trường học và cộng đồng giúp giáo viên tuân thủ pháp lý và bảo vệ quyền lợi cho trẻ.

- Các yêu cầu về ngành nghề: những chứng chỉ, bằng cấp sẽ được cho phép để trở thành giáo viên can thiệp

- Kỹ năng giao tiếp: Việc giao tiếp hiệu quả với trẻ em, phụ huynh và đồng nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng Giáo viên cần sử dụng ngôn ngữ đơn giản, trực quan, kết hợp cả lời nói và hình ảnh để hỗ trợ quá trình học tập của trẻ Đồng thời, với phụ huỳnh và các lực lượng giáo dục xã hội cần phải có sử dụng phương tiện giao tiếp sao cho phù hợp

- Kỹ năng quản lý hành vi: Nắm vững các kỹ thuật kiểm soát hành vi, như áp dụng khen thưởng để khuyến khích hành vi tích cực, và giảm thiểu hành vi tiêu cực mà không gây tổn hại tâm lý cho trẻ.

- Kỹ năng quan sát và đánh giá: Giáo viên phải có khả năng quan sát và đánh giá tiến bộ của trẻ một cách chính xác, dựa trên các tiêu chí rõ ràng Điều này giúp giáo viên điều chỉnh chương trình can thiệp sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế.

- Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức: Xây dựng kế hoạch cá nhân hóa cho từng trẻ, phối hợp với các chuyên gia, phụ huynh và nhà trường Giáo viên cần có kỹ năng sắp xếp thời gian, hoạt động và tài liệu học tập một cách khoa học.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Linh hoạt trong việc xử lý các tình huống không mong đợi, điều chỉnh phương pháp can thiệp nếu phương pháp ban đầu không mang lại hiệu quả.

- Tình yêu và sự bao dung: Sự yêu thương dành cho trẻ chính là nguồn động lực lâu dài nhất của người lựa chọn ngành giáo dục đặc biệt

- Kiên nhẫn: Trẻ có nhu cầu đặc biệt thường đòi hỏi thời gian dài để thấy sự tiến bộ Vì thế, sự kiên nhẫn là điều kiện cần thiết cho giáo viên can thiệp trẻ

- Nhạy bén: Nhận biết nhanh chóng các tín hiệu phi ngôn ngữ và hành vi của trẻ để điều chỉnh phương pháp can thiệp kịp thời, đảm bảo trẻ không bị bỏ sót các cơ hội phát triển.

- Chịu áp lực tốt: Giáo viên can thiệp cần có khả năng chịu đựng áp lực từ các yêu cầu công việc, như gặp phải những trường hợp trẻ khó can thiệp, hoặc đòi hỏi cao từ phụ huynh và nhà trường.

- Tinh thần hợp tác: Công việc can thiệp không thể thực hiện độc lập, mà cần sự phối hợp của một đội ngũ chuyên gia như nhà tâm lý, bác sĩ, và giáo viên chính quy Tinh thần làm việc nhóm và hợp tác là điều kiện quan trọng để thành công.

Quan sát quy trình làm việc và các hoạt động nghề nghiệp của vị trí giáo viên can thiệp

Tiếp nhận và đánh giá trẻ

- Tiếp nhận thông tin: Giáo viên tiếp nhận thông tin về trẻ từ phụ huynh, nhà trường hoặc các chuyên gia khác Thông tin bao gồm lịch sử phát triển, các vấn đề trẻ gặp phải (như rối loạn phát triển, hành vi hoặc giao tiếp), và kết quả đánh giá trước đó (nếu có).

- Đánh giá ban đầu: Giáo viên thực hiện các bài kiểm tra, đánh giá toàn diện để hiểu rõ tình trạng hiện tại của trẻ Các công cụ đánh giá có thể bao gồm quan sát trực tiếp, phỏng vấn phụ huynh, hoặc sử dụng các bài test chuyên biệt về khả năng nhận thức, hành vi và giao tiếp của trẻ.

- Xác định nhu cầu can thiệp: Dựa trên kết quả đánh giá, giáo viên xác định những lĩnh vực mà trẻ cần hỗ trợ, như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội, hay kiểm soát hành vi.

Lập kế hoạch can thiệp cá nhân (Individualized Education Program - IEP)

- Thiết lập mục tiêu: Giáo viên cùng với phụ huynh và các chuyên gia liên quan (như nhà tâm lý học, bác sĩ) thảo luận để thiết lập mục tiêu can thiệp cụ thể cho trẻ Mục tiêu cần thực tế, có thể đo lường và phù hợp với nhu cầu cá nhân của trẻ.

- Xây dựng chương trình can thiệp: Giáo viên thiết kế một kế hoạch can thiệp cá nhân hóa dựa trên các mục tiêu đã thiết lập Chương trình này có thể bao gồm các hoạt động hàng ngày, phương pháp giảng dạy, và cách thức đánh giá tiến độ.

- Giảng dạy và hỗ trợ trẻ: Giáo viên trực tiếp thực hiện các hoạt động can thiệp với trẻ, như dạy trẻ kỹ năng xã hội, cách tự phục vụ, hoặc kiểm soát hành vi Phương pháp giảng dạy có thể bao gồm việc sử dụng công nghệ hỗ trợ, công cụ hình ảnh, hoặc các phương pháp trị liệu như ABA.

- Tương tác với phụ huynh và giáo viên chính quy: Giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tiến độ của trẻ, hướng dẫn phụ huynh cách tiếp tục hỗ trợ trẻ tại nhà Đồng thời, họ cũng làm việc với các giáo viên khác để tích hợp chương trình can thiệp vào môi trường học đường của trẻ.

- Quan sát và điều chỉnh: Trong quá trình làm việc, giáo viên liên tục quan sát sự tiến bộ của trẻ Nếu chương trình can thiệp không mang lại kết quả như mong đợi, giáo viên sẽ điều chỉnh kế hoạch và phương pháp giảng dạy. Đánh giá và báo cáo tiến độ

- Đánh giá tiến độ: Sau một khoảng thời gian nhất định (ví dụ: sau mỗi 3 tháng hoặc

6 tháng), giáo viên thực hiện đánh giá lại để xác định mức độ tiến bộ của trẻ, so sánh với các mục tiêu ban đầu.

- Báo cáo kết quả: Giáo viên báo cáo kết quả đánh giá cho phụ huynh và các bên liên quan Dựa trên báo cáo này, giáo viên và phụ huynh sẽ thảo luận để điều chỉnh mục tiêu hoặc phương pháp can thiệp nếu cần.

Các hoạt động nghề nghiệp

Hoạt động giảng dạy cá nhân và nhóm

- Giảng dạy 1:1: Phần lớn công việc của giáo viên can thiệp là làm việc trực tiếp với trẻ trong các buổi học cá nhân hóa Điều này giúp giáo viên theo dõi và điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp với từng trẻ.

- Giảng dạy nhóm nhỏ: Đôi khi, giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động can thiệp theo nhóm nhỏ Đây là cơ hội để trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và hợp tác xã hội.

- Dựa trên giáo trình dành riêng cho trẻ khuyết tật trí tuệ của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam – Trung tâm nghiên cứu giáo dục đặc biệt, các giáo viên can thiệp lên giáo án để giảng dạy cho trẻ về chữ, toán học, mỹ thuật,

Tư vấn và hỗ trợ phụ huynh

- Tư vấn trực tiếp: Giáo viên thường tổ chức các buổi tư vấn cho phụ huynh, giúp họ hiểu rõ hơn về tình trạng của con mình và cách hỗ trợ trẻ tại nhà Điều này bao gồm cả việc hướng dẫn cha mẹ về cách xử lý các hành vi không mong muốn, hoặc tạo ra môi trường học tập tích cực tại gia đình.

- Cung cấp tài liệu hướng dẫn: Ngoài ra, giáo viên cũng có thể cung cấp cho phụ huynh các tài liệu, sách hướng dẫn hoặc các tài nguyên giáo dục trực tuyến để phụ huynh có thể tự tìm hiểu thêm.

Phối hợp với các chuyên gia khác

- Làm việc với nhà tâm lý học, bác sĩ, và các nhà trị liệu khác: Giáo viên can thiệp thường hợp tác với nhiều chuyên gia khác để đảm bảo chương trình can thiệp phù hợp và hiệu quả Sự phối hợp này giúp đảm bảo rằng các vấn đề của trẻ được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau.

Các nhiệm vụ được giao theo yêu cầu của Trường Giáo dục Chuyên biệt Khai Trí

Làm đồ chơi vận động ngoài trời

Tiêu chí cho món đồ chơi:

- Ưu tiên đồ chơi handmade.

- Đồ chơi thiên về vận động thô: nhảy, trườn, bò, ném, chạy,

- Đảm bảo về sự an toàn khi sử dụng món đồ chơi.

- Độ bền cao trước các điều kiện về thời tiết ngoài trời.

- Món đồ chơi có sự thẩm mỹ bên ngoài

Vật liệu làm món đồ chơi:

- Ống nước, các loại co

Sản phẩm: Trò chơi “cổng nhảy”

Trò chơi “cổng nhảy” là trò chơi yêu cầu về sức bật của đôi chân Trò chơi được trang trí mô phỏng như một cái cây có nhiều loại trái được may bằng tay Với các sợi dây nối với các loại trái có thể điều chỉnh được độ dài tùy thuộc vào chiều cao của người chơi Đối với các bạn quá cao, giáo viên sẽ hướng dẫn các bạn nhảy chạm vào con ong hoặc bông hoa.

- Các em di chuyển đến giữa 2 cột.

- Dùng sức bật nhảy chạm vào vật được chỉ định.

Quay dựng video thực hành món đồ chơi cho cả nhóm

- Yêu cầu từ bên trường: cần có video trình chiếu vào buổi báo cáo thực tập bao gồm cảnh các thành viên nhóm giới thiểu bản thân và món đồ chơi, cảnh các em thực hành đồ chơi

- Quay dựng video từ 22/10/2024 đến 28/10/2024.

Tự đánh giá và đúc kết kinh nghiệm về thực hành các kỹ năng nghề nghiệp và hướng áp dụng những kinh nghiệm này cho công việc tương lai

và hướng áp dụng những kinh nghiệm này cho công việc tương lai.

Trong quá trình thực tập tại Trường Giáo dục chuyên biệt Khai Trí, em đã có cơ hội tham gia vào nhiều hoạt động hỗ trợ giáo viên và can thiệp trực tiếp với trẻ đặc biệt Một số điểm tự đánh giá bao gồm:

- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ từ trường và nhóm thực tập: Từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng thực tập, em luôn nỗ lực và chủ động trong việc tương tác các trẻ và các cô hướng dẫn trong quá trình kiến tập Ngoài ra, em còn hỗ trợ những công việc khác như chuẩn bị lễ khai giảng hay dọn dẹp kho Có thể thấy được sự chăm chỉ và tích cực thông qua việc em sẽ đến sớm 30 phút để thực hiện công việc dọn dẹp lớp học hay chủ động đảm nhận công việc chỉnh sửa video cho cả nhóm.

- Kỹ năng quan sát và hỗ trợ: Bằng việc chú ý quan sát cách giáo viên tương tác với trẻ và tổ chức lớp học cho trẻ, em đã học hỏi được về cách thức tiếp cận và hỗ trợ trẻ trong các hoạt động học hay hoạt động vận động thể chất Ngoài ra, quá trình kiến tập cũng đã tạo cho em cơ hội bồi dưỡng thêm kỹ năng quan sát và ghi chú của bản thân

- Kỹ năng giao tiếp và tương tác với trẻ: Trong quá trình kiến tập, em đã học cách giao tiếp hiệu quả với trẻ đặc biệt Ngoài ra, em cũng nhận biết được rằng tuy trẻ mắc những hội chứng giống nhau nhưng biểu hiện hành vi và đặc điểm tâm lý không hề giống nhau Ví dụ như khi giao tiếp với trẻ cần sử dụng tông giọng to rõ và chậm rãi Hơn thế nữa, cần phải lặp đi lặp lại nhiều lần yêu cầu của mình để trẻ có thể nắm bắt thông tin Tuy nhiên, phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý của từng em mà mình có cách nói riêng sao cho phù hợp: có trẻ thích được nói nhẹ còn có trẻ phải nói nghiêm túc thì trẻ mới chú ý lắng nghe. Đúc kết kinh nghiệm về thực hành các kỹ năng nghề nghiệp

Trên quá trình kiến tập với vị trí một giáo viên can thiệp, em rút ra được một vài kinh nghiệm về thực hành các kỹ năng nghề nghiệp như sau:

- Kỹ năng quản lý cảm xúc: Người giáo viên can thiệp sẽ đối diện với rất nhiều tình huống dẫn đến mất cân bằng về mặt cảm xúc như tình huống với đồng nghiệp, phụ huynh hay trực tiếp với trẻ Vì thế, kỹ năng quản lý cảm xúc là kỹ năng tiên quyết cần được bồi dưỡng cho giáo viên can thiệp để tránh những tình huống bị bộc phát về mặt cảm xúc

- Kỹ năng quản lý hành vi trẻ: Trong quá trình thực tập vị trí giáo viên can thiệp, em đã phát triển kỹ năng quản lý hành vi của trẻ thông qua các phương pháp như sử dụng hệ thống thưởng – phạt và các biện pháp hỗ trợ tích cực Quản lý hành vi hiệu quả không chỉ giúp trẻ phát triển mà còn tạo ra môi trường học tập tích cực cho mọi đối tượng học sinh.

- Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: Là một người làm việc trong lĩnh vực giáo dục, kỹ năng giao tiếp hiệu quả với trẻ, phụ huynh, và các chuyên gia là yếu tố quyết định sự thành công trong việc hỗ trợ phát triển của trẻ Trong vai trò giáo viên can thiệp, giao tiếp không chỉ giúp truyền đạt nội dung học tập mà còn giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội, cải thiện được khả năng nghe và nói của chúng

- Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc/lớp học: Kỹ năng này cũng rất quan trọng trong vai trò giáo viên can thiệp vì tại môi trường thực tập, vai trò của người giáo viên can thiệp không chỉ can thiệp trẻ mà còn là dạy học chữ và các kỹ năng cơ bản khác Vì thế khi thành thạo được kỹ năng trên, không chỉ giúp giáo viên xây dựng được bài học phù hợp với trẻ mà còn thiết kế các hoạt động học tập kích thích sự tham gia của trẻ Đối với công việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch giúp cho nhóm thực hiện công việc có định hướng, dễ dàng đạt được kết quả hơn

Hướng áp dụng cho công việc tương lai

Thông qua 9 tuần kiến tập vừa qua, em nhận thấy mình xây dựng được tình yêu đối với trẻ và hứng thú đối với công việc can thiệp trẻ đặc biệt Chính vì vậy, trong tương lai, gần nhất là thực tập 3, em sẽ tìm các cơ sở có liên quan đến công việc Đồng thời cần trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng trong can thiệp trẻ.

Phương án cải thiện đề xuất cơ sở thực tập và Bộ môn Đối với cơ sở thực tập Trường Giáo dục chuyên biệt Khai trí:

- Những phần mái nhà bị dột nên được tu sửa, nhất là hiện nay tình trạng mưa bão diễn ra khá thường xuyên.

- Dù che cho phần đồ chơi vận động ngoài trời nên được thay đổi thành mái hiên sẽ tối ưu hơn trong việc bảo quản đồ chơi trong điều kiện mưa bão

- Nhà trường nên bổ sung nhiều sách/báo/truyện có nhiều hình minh họa hơn chữ để phù hợp với trẻ hơn Đối với Bộ môn:

- Trong quá trình xây dựng chương trình, nên đưa các môn như Tâm bệnh học, Giáo dục sớm, Giáo dục hòa nhập… lên trước khi đi thực tập, vì đây sẽ là căn bản để sinh viên có định hướng theo ngành Giáo dục đặc biệt có thể hoàn thành tốt kì thực tập.

- Ngoài việc giới thiệu cho sinh viên về các giấy tờ hành chính liên quan đến kỳ thực tập, giảng viên có thể gợi ý hoặc bổ sung thêm cho sinh viên về kế hoạch thực tập dự kiến.

Bảng điểm tự đánh giá cá nhân và đánh giá nhóm

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

TP Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 11 năm 2024

TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN THỰC TẬP CÁ NHÂN

Sinh viên: Lê Mai Phương MSSV: 2256260033

Chuyên ngành: Tâm lý học Giáo dục Niên khóa: 2022-2026

Cơ sở thực tập: Trường Giáo dục Chuyên biệt Khai Trí

Sinh viên tự đánh giá theo các tiêu chí và cách đánh giá như sau:

Mỗi tiêu chí được chia thành 4 mức độ đánh giá: Tốt – Khá – Trung bình – Kém/ Không đạt.

1.5 a Tôi có ý thức kỷ luật, tuân thủ nội quy trong suốt thời gian thực tập (1,5 điểm).

1.5 b Tôi tương tác tốt, hòa đồng với mọi người tại cơ sở thực tập (1,5 điểm).

1.5 c Tôi chủ động, tích cực trong hoạt động thực tập tại cơ sở (1,5 điểm).

1.5 d Tôi thể hiện tinh thần đóng góp và trách nhiệm trong các công việc tại cơ sở (1,5 điểm).

3.0 e Kết quả thực hiện báo cáo thực tập (4 điểm).

Nhận xét, đánh giá về ưu điểm của bản thân và những điểm cần cải thiện: Ưu điểm:

- Chủ động, tích cực trong việc hỗ trợ người hướng dẫn và tương tác với trẻ

- Trách nhiệm, đảm bảo hoàn thành công việc

- Có khả năng quan sát và đúc kết ra bài học.

- Chưa có kỹ năng về việc tạo dựng mối quan hệ lâu dài với người hướng dẫn và cơ sở thực tập

TP Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 11 năm 2024

(ký và ghi rõ họ tên) ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

TP Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 11 năm 2024 ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM THỰC TẬP

Chuyên ngành: Tâm lý học Giáo dục Niên khóa: 2022-2026

Cơ sở thực tập: Trường Giáo dục Chuyên biệt Khai Trí

Nhóm đánh giá thành viên theo các tiêu chí và cách đánh giá như sau:

Mỗi tiêu chí được chia thành 4 mức độ đánh giá: Tốt – Khá – Trung bình –

Có ý thức tổ chức kỷ luật, tuân thủ nội quy nhóm (1,5 điểm)

Tương tác tốt, đoàn kết với các thành viên trong nhóm (1,5 điểm)

Chủ động, tích cực trong các hoạt động tại cơ sở (1,5 điểm)

Mức độ đóng góp đối với công việc của nhóm (1,5 điểm)

Kết quả thực hiện báo cáo kiến tập

Nhận xét, đánh giá về ưu điểm và những điểm cần cải thiện đối với các thành viên:

1 Họ và tên sinh viên: Nguyễn Lê Cao Mẫn

- Chủ động, tận tâm, tích cực tham gia các hoạt động của nhóm, là người nâng cao tinh thần làm việc đối với nhóm

- Leader trách nhiệm, chủ động Có những đóng góp tích cực trong quá trình kiến tập.

- Nhóm trưởng có tinh thần trách nhiệm, chủ động cao, hiệu quả làm việc, quản lý nhóm rất tốt.

- Với vai trò là một nhóm trưởng: Cao Mẫn rất chủ động, năng động, kết nối các bạn trong nhóm, trách nhiệm Cao Mẫn hỗ trợ các bạn trong nhóm.

- Nhóm trưởng rất chủ động, tận tâm và trách nhiệm Cao Mẫn luôn cung cấp thông tin kịp thời cho nhóm cũng như hỗ trợ nhóm khi cần thiết Mẫn là một người nhóm trưởng khiến mình cảm thấy an tâm

- Nhóm trưởng nhiệt tình, trách nhiệm và rất nhiều kinh nghiệm Mẫn thực hiện tốt việc trao đổi với bên cơ sở thực tập giúp cho nhóm có tiến độ làm việc tối ưu nhất Mẫn luôn là người hỗ trợ các thành viên kịp lúc khi có vấn đề phát sinh như sức khỏe, kẹt lịch học, Mẫn hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong quá trình thực tập.

- Nhóm trưởng có khả năng trách nhiệm cao, thực hiện rất tốt vai trò của chính mình Bên cạnh đó, bạn còn hỗ trợ các bạn thành viên trong nhóm rất nhiều, bạn có khá nhiều phẩm chất tốt như trách nhiệm, công bằng, dân chủ trong quản lý công việc nhóm.

2 Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hương Giang

- Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động nhóm Hoàn thành tốt các nội dung của nhóm

- Tinh thần, thái độ, tác phong làm việc tại cơ sở thực tập, cũng như hoạt động nhóm tốt.

- Hương Giang luôn quan tâm tới các thành viên khác, trách nhiệm, cầu tiến Hương

Giang quan sát rất cẩn thận, tích cực, chủ động trong quá trình thực tập.

- Hương Giang chủ động, tích cực, hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao cũng như hỗ trợ những thành viên khác

- Hương Giang có sự tương tác rất tốt với các em nhỏ tại trung tâm Ngoài ra, Giang còn có sự hòa hợp tốt với các thành viên trong nhóm Giang rất chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ thực tập và thực hiện tốt chúng.

- Giang thực hiện vai trò thư ký của mình rất tốt Đối với các hoạt động nhóm, Giang có thái độ và tinh thần làm việc nhóm tốt Đối với các hoạt động tại cơ sở, Giang có sự tương tác tốt với các em nhỏ, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và thể hiện tốt tinh thần trách nhiệm và mong muốn học hỏi.

- Giang vui vẻ, hòa nhã, nhiệt tình và hoàn thành tốt vai trò của bạn trong công việc nhóm Bạn tương tác tốt với các thành viên trong nhóm và khá chủ động, ham học hỏi.

3 Họ và tên sinh viên: Trần Phan Thanh Hà

- Có thái độ hòa đồng, tạo không khí vui vẻ tích cực cho cả nhóm, trách nhiệm và năng nổ trong quá trình kiến tập, tuân thủ tốt các nội quy tại cơ sở

- Có thái độ hòa đồng, tạo không khí vui vẻ tích cực cho cả nhóm, tuân thủ tốt các nội quy tại cơ sở

- Chủ động, tích cực hoạt động tại cơ sở thực tập cũng như hoạt động nhóm, đóng góp tích cực vào việc nâng cao tinh thần nhóm.

- Thanh Hà rất nhiệt huyết, tích cực, tạo không khí vui vẻ thúc đẩy cả nhóm Thanh Hà cũng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao tại cơ sở thực tập

- Thanh Hà là thành viên tạo được bầu không khí thoải mái trong nhóm thực tập Ngoài ra, mình rất thích cách Hà tương tác với trẻ trong cơ sở - vui tươi, tích cực và thu hút trẻ

Hà còn là một người rất lễ phép và thực hiện tốt các nhiệm vụ trong quá trình thực tập

- Hà thực hiện tốt vai trò của mình, có khả năng hoạt náo phù hợp với các bé nhỏ Đối với các hoạt động nhóm, Hà có thái độ và tinh thần làm việc nhóm tốt Đối với các hoạt động tại cơ sở, Hà có sự tương tác tốt với các em nhỏ, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và thể hiện tốt tinh thần trách nhiệm và mong muốn học hỏi.

- Hà chủ động, tích cực, hoạt động tốt với các thành viên cùng nhóm Hà có sự hài hước và vui vẻ, tạo không khí khá tích cực, thoải mái cho nhóm và cho các mối quan hệ bạn giao tiếp như các em nhỏ và giáo viên hướng dẫn.

4 Họ và tên sinh viên: Lê Mai Phương

- Rất tích cực và chủ động, có nhiều đóng góp tích cực cho nhóm trong quá trình kiến tập, tuân thủ rất tốt các nội quy tại cơ sở

- Tích cực, tận tâm, chủ động, tuân thủ rất tốt các nội quy tại cơ sở Có nhiều đóng góp trong quá trình kiến tập

- Tinh thần, thái độ, tác phong làm việc nghiêm túc, đạt hiệu quả cao, có nhiều đóng góp cho nhóm trong suốt quá trình kiến tập.

- Mai Phương luôn tạo không khí cho nhóm và trong nơi thực tập, Phương hỗ trợ nhóm rất nhiều trong việc hoàn thành đoạn clip báo cáo thực tập, tích cực và tràn đầy năng lượng.

- Mai Phương hỗ trợ nhóm rất nhiều, đặc biệt là phần lên kế hoạch và quay dựng video sản phẩm đồ chơi của nhóm Mai Phương có tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong quá trình thực tập

- Mai Phương thực hiện tốt vai trò của mình Đối với các hoạt động nhóm, Mai Phương có thái độ và tinh thần làm việc nhóm tốt, rất năng nổ Đối với các hoạt động tại cơ sở, Mai Phương có sự tương tác tốt với các em nhỏ, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và thể hiện tốt tinh thần trách nhiệm và mong muốn học hỏi.

Ngày đăng: 18/11/2024, 19:35

w