1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp Công nghệ may: Thiết kế đầm yếm dự tiệc cho nữ từ 25 đến 30 tuổi ứng dụng kỹ thuật xếp ly vải

225 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế đầm yếm dự tiệc cho nữ từ 25 đến 30 tuổi ứng dụng kỹ thuật xếp ly vải
Tác giả Đoái Thùy Linh, Trương Dung Tú
Người hướng dẫn THS. Mai Quỳnh Trang
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ May
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 225
Dung lượng 14,49 MB

Nội dung

Do đó, nhóm nghiên cứu chọn đề tài này với mong muốn được nghiên cứu về kỹ thuật xếp ly, ứng dụng thiết kế đầm yếm dự tiệc, không chỉ tạo ra những chiếc đầm có độ cấu trúc và hình thức đ

Trang 1

THIẾT KẾ ĐẦM YẾM DỰ TIỆC CHO NỮ TỪ 25 ĐẾN

30 TUỔI ỨNG DỤNG KỸ THUẬT XẾP LY VẢI

SKL013558

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHÀNH CÔNG NGHỆ MAY

GVHD: THS MAI QUỲNH TRANG ĐOÁI THÙY LINH

SVTH: TRƯƠNG DUNG TÚ

Trang 2

Số: _/BM…

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1 Thông tin sinh viên

Họ tên SV1: Đoái Thùy Linh MSSV: 20109070

Họ tên SV2: Trương Dung Tú MSSV: 20109076

2 Thông tin đề tài

Tên của đề tài: “Thiết kế đầm yếm dự tiệc cho nữ từ 25 đến 30 tuổi - Ứng

dụng kỹ thuật xếp ly vải”

 Mục đích của đề tài:

- Mục đích 1: Nghiên cứu kỹ thuật xếp ly vải

- Mục đích 2: Ứng dụng kỹ thuật xếp ly vải vào thiết kế đầm yếm dự tiệc

 ĐATN được thực hiện tại:

- Bộ môn Công Nghệ May, Khoa Thời trang và Du lịch, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

 Thời gian thực hiện: Từ 12/2023 đến 06/2024

3 Các nhiệm vụ cụ thể của đề tài

- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu về kỹ thuật xếp ply, ứng dụng vào bộ sưu tập

- Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về trang phục yếm cổ truyền Việt Nam

- Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về trang phục đầm dự tiệc trong và ngoài nước

- Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu về đặc điểm hình thái cơ thể nữ giới trong độ tuổi từ 25

đến 30

- Nhiệm vụ 5: Xây dựng qui trình tạo mẫu cho bộ sưu tập

- Nhiệm vụ 6: Thiết kế bộ rập thành phẩm, bán thành phẩm và may hoàn thiện bộ

Trang 3

4 Lời cam đoan của sinh viên

Chúng em là Đoái Thùy Linh và Trương Dung Tú xin cam đoan ĐATN là công trình nghiên cứu của bản thân chúng em dưới sự hướng dẫn của thạc sĩ Mai Quỳnh Trang

Các kết quả công bố trong ĐATN là trung thực và không sao chép từ bất kỳ công trình nào khác

XÁC NHẬN CỦA GVHD

Thủ Đức, Ngày 01/07/2024 Nhóm Nghiên Cứu

Trang 4

Tp HCM, Ngày tháng năm

ĐẠI DIỆN CÔNG TY

(Ký và ghi rõ họ tên – đóng dấu)

Trang 5

Tp HCM, Ngày tháng năm

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 6

Tp HCM, Ngày tháng năm

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 7

hiến của mỗi cá nhân chúng em mà còn là sự hỗ trợ, sự cổ vũ và sự đoàn kết từ quý thầy

cô, gia đình và bạn bè đối với chúng em

Lời đầu tiên, chúng em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến với cô Ths Mai Quỳnh Trang, người là ngọn đèn dẫn dường cho chúng em trong cuộc hành trình này Sự kiên nhẫn, tận tâm cùng kiến thức sâu rộng đã giúp chúng em vượt qua nhiều thách thức, thúc đẩy chúng em tiến hành nghiên cứu một cách hiệu quả và chính xác để đạt được thành tựu như hôm nay

Tiếp theo, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến với trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh Một ngôi trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, máy móc thiết bị cũng như không gian học tập để tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp Bên cạnh đó chúng em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến Khoa Thời trang và Du lịch, cùng toàn thể quý thầy cô ngành Công nghệ may đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức giúp chúng em hoàn thành đồ án

Cuối cùng, chúng em muốn dành lời cảm ơn đến với gia đình, người thân yêu và bạn

bè đã ở cạnh bên chúng em trong suốt thời gian này Sự hỗ trợ về tinh thần và tình yêu không điều kiện của mọi người đã giúp chúng em vượt qua những khó khăn và giữ vững niềm tin vào bản thân mình

Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn hạn chế, khả năng phân tích đề tài, kinh nghiệm thực hiện trang phục chưa tốt nhưng nhóm chúng em đã cố gắng hết sức và chắc chắn quyển báo cáo này khó có thể tránh khỏi những thiếu sót, còn nhiều chỗ chưa chính xác, nhóm chúng

em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô để bài báo cáo chúng em hoàn thiện một cách tốt nhất

Chúng em xin chân thành cảm ơn một lần nữa vì mọi điều tốt lành, sức khoẻ và thành công!

Trang 8

Tên đề tài nghiên cứu: Thiết kế đầm yếm dự tiệc cho nữ từ 25 đến 30 tuổi - Ứng dụng

kỹ thuật xếp ly vải

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Mai Quỳnh Trang

SVTH 1: Đoái Thuỳ Linh - MSSV: 20109070

SVTH 2: Trương Dung Tú - MSSV: 20109076

Chuyên ngành: Công nghệ may Năm bảo vệ: 2024

2 Tính cấp thiết đề tài

Xếp ly là kỹ thuật tạo nếp gấp cho vải đã xuất hiện từ lâu và trở thành một trong những

kỹ thuật được yêu thích trong ngành thời trang Kỹ thuật này mang lại vẻ đẹp mềm mại, bồng bềnh cho trang phục, giúp người mặc tôn lên vóc dáng sang trọng Trong những năm gần đây, ứng dụng kỹ thuật xếp ly vải trong thiết kế thời trang có nhiều đổi mới và sáng tạo, các nhà thiết kế đã sử dụng kỹ thuật xếp ly vải theo nhiều cách khác nhau để tạo ra những mẫu trang phục độc đáo và ấn tượng Vì vậy kỹ thuật xếp ly luôn được xem là tiềm năng sáng tạo vô hạn trong giới thời trang

Đặc biệt, với sinh viên ngành Công Nghệ May, xếp ly là một kỹ thuật mới vì trong chương trình học chúng em chưa được tiếp cận Do đó, nhóm nghiên cứu chọn đề tài này với mong muốn được nghiên cứu về kỹ thuật xếp ly, ứng dụng thiết kế đầm yếm dự tiệc, không chỉ tạo ra những chiếc đầm có độ cấu trúc và hình thức độc đáo mà còn làm phong phú thêm ngôn ngữ nghệ thuật trong thế giới thời trang Nên nhóm đã quyết định chọn đề tài “Thiết kế đầm yếm dự tiệc cho nữ từ 25 đến 30 tuổi - Ứng dụng kỹ thuật xếp ly vải”

3 Mục tiêu nghiên cứu

– Nghiên cứu về kỹ thuật xếp ly, ứng dụng vào BST

– Tìm hiểu về trang phục yếm cổ truyền Việt Nam

– Tìm hiểu về trang phục đầm dự tiệc trong và ngoài nước

Trang 9

– Xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật dựa trên ý tưởng đưa ra

– Thiết kế bộ rập thành phẩm, bán thành phẩm và may hoàn thiện BST

– Xây dựng video quảng cáo BST

4 Đối tượng nghiên cứu

– Nghiên cứu và thực nghiệm về kỹ thuật xếp ly

– Đề tài được thực hiện từ 2/2024 đến 6/2024

– Nơi thực hiện: Xưởng may trường ĐH SPKT TP.HCM

6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

– Phương pháp tiếp cận lịch sử: tìm hiểu trang phục yếm cổ truyền Việt Nam và trang phục dự tiệc trong và ngoài nước

– Phương pháp tham khảo tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu, sách báo, tạp chí liên quan đến kỹ thuật xếp ly và thời trang đầm yếm dự tiệc Từ đó tổng hợp thông tin và đưa

Trang 10

– Tìm hiểu về lịch sử phát triển của trang phục yếm ở Việt Nam

– Tìm hiểu về lịch sử phát triển của trang phục dự tiệc trong và ngoài nước

– Nghiên cứu tổng quan về kỹ thuật xếp ly

– Ứng dụng kỹ thuật xếp ly vào đầm yếm dự tiệc

– Tìm hiểu những đặc điểm ở nữ giới trong độ tuổi từ 25 đến 30

– Trình bày chi tiết về ý tưởng thiết kế, đưa ra các đề xuất cần thiết cho chuẩn bị thiết

kế BST trang phục đầm yếm dự tiệc cho nữ độ tuổi từ 25 đến 30 có ứng dụng kỹ thuật xếp ly vải

– Nghiên cứu – Thử nghiệm mẫu, thiết kế mẫu và triển khai thực hiện mẫu hoàn chỉnh

– Xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật và thực hành may hoàn thiện BST

– Xây dựng video truyền thông và giới thiệu BST

– Đưa ra đánh giá tổng quan về quá trình thực hiện và kết quả của đồ án

TP.HCM, Ngày…tháng…năm 2024

NHÓM NGHIÊN CỨU

Trang 11

1 General information

Project name: Designing a halterneck party dress for women aged 25 to 30 applying pleat fabric techniques

Instructor: Master Mai Quynh Trang

Project members: Doai Thuy Linh - Student ID: 20109070

Truong Dung Tu - Student ID: 20109076

Bachelor Program: Garment Technology Project timeline: 2024

2 Reason for choosing the topic

Pleating is a technique of creating folds in fabric that has been around for a long time and has become one of the favorite techniques in the fashion industry This technique brings

a soft, flowing beauty to the outfit, helping the wearer enhance her luxurious figure In recent years, the application of fabric pleating techniques in fashion design has seen many innovations and creativity Designers have used fabric pleating techniques in many different ways to create costume models unique and impressive Therefore, pleating technique is always considered limitless creative potential in the fashion world

Especially for students majoring in Garment Technology, pleating is a new technique because we have not been exposed to it in the curriculum Therefore, the research team chose this topic with the desire to research pleating techniques and applications for designing party dresses, not only creating dresses with unique structure and form but also enriching the artistic language in the fashion world So the group decided to choose the topic "Designing a halterneck party dress for women aged 25 to 30 applying pleat fabric techniques"

3 Research objectives

– Research on pleating techniques and apply it to the collection

– Learn about traditional Vietnamese costume overalls

Trang 12

– Selecting and processing materials for costumes

– Propose design formulas and create samples for the collection

– Develop a set of technical standards based on the given ideas

– Design finished and semi-finished product sets and complete the collection

– Develop collection promotional videos

– Place of implementation: Garment workshop of Ho Chi Minh City University of

Technology and Education

6 Research methods

The project used the following research methods:

– Historical approach: learn about traditional Vietnamese overalls and party costumes

at home and abroad

– Document reference method: Research documents, books, magazines related to pleating techniques and party dress fashion From there, synthesize information and make comments, assessments and conclusions

– Experimental method: Carry out experiments to test different pleating techniques and applications of the techniques

– Design method: Apply design formulas from specialized textbooks, fit samples and

Trang 13

– Learn about the development history of overalls in Vietnam

– Learn about the historical development of party costumes at home and abroad – General research on pleating techniques

– Apply pleating technique to party dresses

– Learn the characteristics of women between the ages of 25 and 30

– Present details of design ideas, give necessary suggestions for preparing the design

of a collection of party dresses for women aged 25 to 30 with the application of fabric pleating techniques

– Research – Test the sample, design the sample and implement the complete sample – Develop a set of technical standards and sewing practices to complete the collection

– Create communication videos and introduce the collection

– Provide an overall assessment of the implementation process and results of the

Trang 14

Bảng 2 1 Bảng hướng dẫn các đo các thông số kích thước 22

Bảng 2 2 Bảng thông số ni mẫu 24

Bảng 2 3 Bảng thiết kế block cơ bản 25

Bảng 3 1 Bảng kết cấu nguyên phụ liệu – Mẫu K001 61

Bảng 3 2 Bảng kết cấu nguyên phụ liệu – Mẫu K002 63

Bảng 3 3 Bảng kết cấu nguyên phụ liệu – Mẫu K003 64

Bảng 3 4 Bảng tổng hợp nguyên phụ liệu chung của bộ sưu tập 65

Bảng 3 5 Bảng thiết kế - Mẫu K001 71

Bảng 3 6 Bảng thiết kế - Mẫu 02 88

Bảng 3 7 Bảng mô tả mẫu - K001 125

Bảng 3 8 Bảng thông số kích thước thành phẩm - K001 130

Bảng 3 9 Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu – K001 133

Bảng 3 10 Bảng tiêu chuẩn giác sơ đồ - K001 136

Bảng 3 11 Bảng quy trình may - K001 140

Bảng 3 12 Bảng quy cách may - K001 143

Bảng 3 13 Bảng quy cách đánh số - ép keo - K001 147

Bảng 3 14 Bảng mô tả mẫu - K002 151

Bảng 3 15 Bảng thông số kích thước thành phẩm - K002 154

Bảng 3 16 Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu - K002 158

Bảng 3 17 Bảng tiêu chuẩn giác sơ đồ - K002 160

Bảng 3 18 Bảng quy trình may - K002 163

Bảng 3 19 Bảng quy cách may - K002 166

Trang 15

Bảng 3 22 Bảng thông số kích thước thành phẩm - K003 175

Bảng 3 23 Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu - K003 178

Bảng 3 24 Bảng tiêu chuẩn giác sơ đồ - K003 180

Bảng 3 25 Bảng quy trình may - K003 183

Bảng 3 26 Bảng quy cách may - K003 186

Bảng 3 27 Bảng quy cách đánh số - ép keo - K003 189

Trang 16

Hình 2 2 Yếm thời Lý 5

Hình 2 3 Phụ nữ Bắc bộ thời Nguyễn mặc yếm cổ nhạn 7

Hình 2 4 Phụ kiện mặc cùng yếm 8

Hình 2 5 HH Kỳ Duyên trong thiết kế mùa hè của NTK Đỗ Long 9

Hình 2 6 Yếm đào 11

Hình 2 7 Yếm cổ nhạn 12

Hình 2 8 Yếm cổ xây 13

Hình 2 9 Hình minh hoạ phương pháp đo 21

Hình 2 10 Xếp ly trên vải 32

Hình 2 11 Người AI Cập trong trang phục xếp ly 33

Hình 2 12 Trang phục xếp ly của Ethiopia 34

Hình 2 13 Anne xứ Briiany French 35

Hình 2 14 Nữ hoàng Elizabeth và phụ kiện cổ Ruff 35

Hình 2 15.Váy a'la france martin petit làm bằng vải lụa 36

Hình 2 16 Louise d'Orléans, Nữ hoàng Bỉ (1812-1850) 37

Hình 2 17.Xếp ly được sử dụng trên tay và cổ áo 37

Hình 2 18 Váy Delphos 38

Hình 2 19 Thiết kế xếp ly thập niên 1910 39

Hình 2 20 Chân váy xếp ly những năm 1920s 40

Hình 2 21 Váy dạ hội xếp ly 40

Hình 2 22 Thời trang tối giản với váy xếp ly 41

Trang 17

Hình 2 25 Váy xếp ly thập niên 60s 43

Hình 2 26 Thiết kế xếp ly của Issey Miyake 44

Hình 2 27 Các thiết kế ứng dụng xếp ly 44

Hình 2 28 Nếp xếp ly thẳng, nếp hộp, nếp cánh quạt và nếp accordian 45

Hình 2 29 Nếp xếp ly Spaced tucks và pin tucks 46

Hình 2 30 Nếp xếp ly rút nhún 46

Hình 2 31 Nếp xếp ly shirring 47

Hình 2 32 Nếp xếp ly bằng hoá chất 47

Hình 2 33 Máy xếp ly vải công nghiệp 48

Hình 2 34 Nếp xếp ly bằng bìa cứng 48

Hình 2 35 Tạo nếp bằng draping và smocking 49

Hình 2 36 Mẫu giấy rập xếp ly thoe 2 dạng 50

Hình 2 37 Hình vẽ mô tả nếp xếp ly hộp 50

Hình 2 38 Bảng khuôn giấy các kiểu ly hộp và biến kiểu 51

Hình 2 39 Hình vẽ biểu thị nếp gấp knife 51

Hình 2 40 Nếp Knife trên nhiều hình dáng khác nhau 52

Hình 2 41 Mẫu khuôn giấy 1 số kiểu knife 52

Hình 2 42 Hình vẽ mô tả nếp xếp ly thẳng 53

Hình 2 43 Mẫu khuôn rập nếp xếp ly thẳng 53

Hình 2 44 Các kiểu khuôn giấy của nếp ly thẳng đứng 54

Hình 2 45 Cách vẽ 1 số kiểu các nếp gấp tuyến tính không song song 54

Hình 2 46 Các nếp gấp chữ V xen kẽ giữa nếp valley và mountain 55

Trang 18

Hình 3 2 Bảng mood board của BST 59

Hình 3 3 Mẫu phác thảo – Mẫu K001 60

Hình 3 4 Mẫu phác thảo – Mẫu K002 62

Hình 3 5 Mẫu phác thảo - Mẫu K003 64

Hình 3 6 Sản phẩm hoàn chỉnh – Mẫu K001 192

Hình 3 7 Sản phẩm hoàn chỉnh - Mẫu K002 193

Hình 3 8 Sản phẩm hoàn chỉnh - Mẫu K003 194

Trang 20

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Giới hạn đề tài 2

1.5 Phương pháp nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

2.1 Tổng quan về trang phục yếm cho nữ 3

2.1.1 Khái niệm trang phục yếm 3

2.1.2 Lịch sử phát triển trang phục yếm cho nữ ở Việt Nam qua các thời kỳ 4

2.1.3 Đặc điểm trang phục yếm 10

2.1.4 Màu sắc trang phục yếm 13

2.1.5 Chất liệu trang phục yếm 14

2.1.6 Phụ kiện trang phục yếm 18

2.2 Tìm hiểu những đặc điểm của nữ giới trong độ tuổi từ 25 đến 30 tuổi 20

2.2.1 Đặc điểm hình thái cơ thể 20

2.2.2 Đặc điểm tâm sinh lý 20

2.3 Giới thiệu thông số ni mẫu và dựng block cơ bản 21

2.3.1 Xác định thông số kích thước cần đo và cách đo 21

2.3.2 Xác định nguyên tắc và tư thế khi đo 23

Trang 21

2.4 Tổng quan về kỹ thuật xếp ly 32

2.4.1 Khái niệm, nguồn gốc và quá trình phát triển của kỹ thuật xếp ly 32

2.4.1.1 Khái niệm 32

2.4.1.2 Nguồn gốc và quá trình phát triển 33

2.4.2 Các phương pháp tạo nếp xếp ly hiện nay 45

2.4.2.1 Xếp ly, xếp nếp bằng mũi may 45

2.4.1.2 Xếp nếp bằng hoá chất 47

2.4.1.3 Xếp ly ép nhiệt 48

2.4.1.4 Xếp ly bằng tay 49

2.4.3 Các nếp xếp ly cơ bản 50

2.4.3.1 Accordion Pleats 50

2.4.3.2 Box Pleats – Ly hộp 50

2.4.3.3 Knife Pleats – Ly một chiều 51

2.4.3.4 Upright Pleats – Nếp ly thẳng đứng 53

2.4.3.5 Non – Parallel Linear Pleats – Các nếp gấp tuyến tính song song 54

2.4.3.6 Nếp gấp chữ V - V Pleats 54

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ ĐẦM YẾM DỰ TIỆC CHO NỮ TỪ 25 ĐẾN 30 TUỔI ỨNG DỤNG KỸ THUẬT XẾP LY VẢI 56

3.1 Ứng dụng kỹ thuật xếp ly 56

3.2 Tạo mẫu BST trang phục đầm yếm dự cho nữ ở độ tuổi từ 25 đến 30 tuổi 58

3.2.1 Xây dựng ý tưởng BST 58

3.2.2 Mẫu phác thảo 60

3.2.2.1 Mẫu K001 60

Trang 22

3.2.2.3 Mẫu K003 643.2.3 Đề xuất nguyên phụ liệu 653.2.4 Tạo mẫu bộ 1 – Mẫu K001 703.2.4.1 Mô tả phẳng 703.2.4.2 Bản vẽ thiết kế 713.2.4.3 Rập thành phẩm 813.2.4.4 Rập bán thành phẩm 833.2.5 Tạo mẫu bộ 2 – Mẫu K002 873.2.5.1 Mô tả phẳng 873.2.5.2 Bản vẽ thiết kế 883.2.5.3 Rập thành phẩm 1013.2.5.4 Rập bán thành phẩm 1043.2.6 Tạo mẫu bộ 3 – Mẫu K003 1073.2.6.1 Mô tả phẳng 1073.2.6.2 Bản vẽ thiết kế 1083.2.6.3 Rập thành phẩm 1213.2.6.4 Rập bán thành phẩm 1233.3 Bộ tài liệu kỹ thuật 1253.3.1 Mẫu K001 1253.3.1.1 Bảng mô tả mẫu 1253.3.1.2 Bảng thông số kích thước thành phẩm 1303.3.1.3 Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu 133

Trang 23

3.3.1.6 Bảng quy cách may 1433.3.1.7 Bảng quy cách đánh số - ép keo 1473.3.2 Mẫu K002 1513.3.2.1 Bảng mô tả mẫu 1513.3.2.2 Bảng thông số kích thước thành phẩm 1543.3.2.3 Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu 1583.3.2.4 Bảng tiêu chuẩn giác sơ đồ 1603.3.2.5 Bảng quy trình may 1633.3.2.6 Bảng quy cách may 1663.3.2.7 Bảng quy cách đánh số - ép keo 1683.3.3 Mẫu K003 1723.3.3.1 Bảng mô tả mẫu 1723.3.3.2 Bảng thông số kích thước thành phẩm 1753.3.3.3 Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu 1783.3.3.4 Bảng tiêu chuẩn giác sơ đồ 1803.3.3.5 Bảng quy trình may 1833.3.3.6 Bảng quy cách may 1863.3.3.7 Bảng quy cách đánh số - ép keo 1893.4 Sản phẩm hoàn chỉnh 1923.4.1 Mẫu 01 1926.4.2 Mẫu 02 1933.4.3 Mẫu 03 194

Trang 24

4.2 Kiến nghị 196

TÀI LIỆU THAM KHẢO 197

Trang 25

MỞ ĐẦU

Trong thế giới đa dạng và không ngừng biến đổi của ngành thời trang, việc tìm kiếm

sự độc đáo và sáng tạo là chìa khóa để làm nổi bật giữa hàng nghìn xu hướng Đồng thời, việc áp dụng kỹ thuật mới và hiện đại là một bước quan trọng để không chỉ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng mà còn định hình xu hướng tương lai Với tinh thần đó, đồ án nghiên cứu ra đời với mục tiêu tìm hiểu và khám phá tiềm năng sáng tạo trong thời trang với đề

tài: “Thiết Kế Đầm Yếm Dự Tiệc Cho Nữ Từ 25 Đến 30 Tuổi - Ứng Dụng Kỹ Thuật

Xếp Ly Vải”

Cùng với sự phát triển của xã hội, phụ nữ hiện đại ngày nay không chỉ tìm kiếm trang phục thoải mái, mà còn muốn diện mạo của mình là biểu tượng của cái đẹp và phong cách độc đáo Nhận thức được nhu cầu này, thiết kế đầm yếm dự tiệc sẽ tập trung nâng tầm phong cách thời trang mới mẻ cho phụ nữ độ tuổi 25 - 30 Đặc biệt hơn còn ứng dụng kỹ thuật xếp ly vải, không chỉ là một xu hướng thị trường mà còn là một yếu tố quan trọng giúp tạo nên những chiếc đầm yếm độc đáo và thu hút

Nổi bật trong ngành thời trang, kỹ thuật xếp ly không chỉ là một phương pháp sản xuất mà còn là một nguồn cảm hứng không ngừng cho những người yêu thủ công và nghệ thuật thêu Trong bối cảnh này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những khía cạnh độc đáo

mà kỹ thuật này mang lại, đồng thời hiểu rõ hơn về cách áp dụng nó một cách sáng tạo và thực tế trong việc thiết kế đầm yếm dự tiệc

Chúng em mong muốn rằng thông qua việc nghiên cứu và áp dụng kỹ thuật xếp ly vào thiết kế đầm yếm dự tiệc Đề tài này không chỉ là một cơ hội để khám phá sự độc đáo của kỹ thuật này mà còn góp phần vào việc xây dựng một cầu nối giữa nghệ thuật thời trang

và biểu tượng văn hoá truyền thống Đồng thời, chúng em hy vọng rằng đề tài này sẽ làm nổi bật vẻ đẹp của nhóm đối tượng nữ ở độ tuổi trưởng thành, đưa họ vào trung tâm của sự sáng tạo thời trang và làm thay đổi cách họ nhìn nhận về chính bản thân mình thông qua trang phục

Trang 26

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1 Lý do chọn đề tài

Yếm – Từ lâu không chỉ là trang phục mà còn là biểu tượng của sự truyền thống, thanh lịch trong văn hoá trang phục cổ truyền nước ta Không chỉ tôn vinh nét đẹp uyển chuyển, nhẹ nhàng vốn có của người phụ nữ Việt nam mà Yếm còn thể hiện đầy đủ đức hạnh của một người mẹ, người vợ đảm đang Kết hợp cùng đầm dự tiệc hiện đại cùng kỹ thuật xếp

ly vào thiết kế, không chỉ tạo nên những chi tiết thú vị và tinh tế mà còn làm cho Yếm truyền thống trở nên hiện đại và độc đáo hơn, giữ nguyên vẻ đẹp truyền thống mà vẫn phản ánh xu hướng và gu thời trang hiện đại

Kỹ thuật xếp ly không chỉ là một phần của may mặc mà còn là biểu tượng của sáng tạo và nghệ thuật trong giới thời trang Việc áp dụng kỹ thuật xếp ly có thể tạo ra những chi tiết nghệ thuật và kết cấu độc đáo, từ những lớp vải mảnh nhỏ đến những đường xếp phức tạp hay những lớp vải được xếp chồng lên nhau, tất cả đều làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ

và sự độc đáo cho bộ trang phục

Với mong muốn đan xen văn hoá truyền thống cùng sự hiện đại trong thời trang và tìm hiểu kỹ thuật xếp ly và ứng dụng kỹ thuật này trong thiết kế đầm yếm dự tiệc Từ đó,

có thể đề xuất một số mẫu đầm yếm xếp ly mới lạ và độc đáo từ sự kết hợp hoàn hảo giữa

xu hướng thời trang hiện đại cùng nét đẹp truyền thống dân tộc Việt Nam, nên nhóm đã

chọn nghiên cứu về đề tài “Thiết kế đầm yếm dự tiệc cho nữ từ 25 đến 30 tuổi - Ứng dụng

Trang 27

– Tìm hiểu các kỹ thuật xếp ly và ứng dụng vào BST

– Tìm hiểu về đặc điểm hình thái, cơ thể nữ giới trong độ tuổi từ 25 đến 30 – Lựa chọn và xử lý chất liệu cho trang phục

– Đề xuất công thức thiết kế và tạo mẫu cho BST

– Xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật dựa trên ý tưởng đưa ra

– Thiết kế bộ rập thành phẩm, bán thành phẩm và may hoàn thiện BST

– Xây dựng video quảng cáo BST

1.3 Đối tượng nghiên cứu

– Nữ giới độ tuổi từ 25 đến 30 tuổi

– Trang phục đầm yếm dự tiệc

– Các kỹ thuật xếp ly hiện nay

– Xây dựng video truyền thông và giới thiệu BST

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

– Phương pháp tiếp cận lịch sử: Tìm hiểu trang phục Yếm cổ truyền Việt Nam – Phương pháp tham khảo tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu, sách báo, tạp chí liên quan đến kỹ thuật xếp ly và thời trang đầm Yếm dự tiệc Từ đó tổng hợp thông tin và đưa ra những nhận xét, đánh giá và kết luận

– Phương pháp thiết kế: Ứng dụng các công thức thiết kế từ giáo trình chuyên ngành, tiến hành fit mẫu và hoàn thiện sản phẩm

Trang 28

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Tổng quan về trang phục yếm cho nữ

2.1.1 Khái niệm trang phục yếm

Trang 29

được ví như nội y không thể thiếu của người phụ nữ Thường họ tự cắt – may – nhuộm với nhiều kiểu cổ khác nhau, nhiều màu rất phong phú: Yếm nâu dùng để đi làm thường ngày

ở nông thôn, Yếm trắng dùng cho ngày thường ở thành thị và Yếm hồng, đào, thấm dùng vào những ngày lễ hội Chiếc Yếm dùng để che ngực nhưng lại mang nhiều ý nghĩa về giá trị tinh thần, là một phần biểu trưng của tình yêu, tình người Yếm đã đi vào thơ ca với vẻ đẹp lãng mạn, nữ tính và có sức quyến rũ mãnh liệt:

“Ba cô đội gạo lên chùa, Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư

Sư về sư ốm tương tư,

Ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu…”

Không những thế Yếm và những bộ phận của Yếm cũng trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho các thi sĩ về tình yêu đôi lứa:

“Yếm trắng mà vã nước hồ,

Vã đi vã lại anh đồ yêu thương”

Xuyên suốt chiều dài lịch sử, hình ảnh thiếu nữ mặc Yếm e ấp với vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm nhưng vẫn kín đáo luôn được gợi nhắc trong thơ ca Việt Nam Không chỉ có quý tộc, hoàng tộc dùng mà cái Yếm còn đi theo các bà các mẹ ra đồng “dầm mưa dãi nắng”,

đi đến hội đình đám… Vì mang đậm hơi thở văn hóa mà chiếc Yếm đã thể hiện địa vị, gu thời trang thẩm mỹ của người mặc thời phong kiến xưa

2.1.2 Lịch sử phát triển trang phục yếm cho nữ ở Việt Nam qua các thời kỳ

Lịch sử phát triển của áo yếm Việt Nam không chỉ phản ánh sự thay đổi trong thời trang mà còn là hình ảnh của sự sáng tạo và đa dạng văn hóa của người Việt qua các giai đoạn lịch sử

Trang 30

 Thời nhà Lý (1009 – 1225)

Những ghi chép đầu tiên về áo yếm trong lịch sử thời trang Việt Nam là vào thời nhà

Lý (1009–1225) Sử sách cho rằng chiếc yếm có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập sang Việt Nam một phần vì phù hợp với thời tiết Với khí hậu nóng ẩm, trang phục thoáng mát này tạo sự kín đáo cho người mặc, nhưng không gây bí bách, nóng

Bởi thế mà kết cấu của áo Yếm Việt Nam có thiết kế đơn giản, nhẹ nhàng hơn so với Trung Quốc Áo làm từ một tấm vải vuông mỏng, mỗi chiều chỉ dài khoảng 40cm (đây là kích cỡ khung dệt vải ngày xưa) Một góc được khoét làm cổ yếm, kèm thêm hai đầu dây

để thắt sau gáy Có mẫu khoét cổ tròn, gọi là yếm cổ xây Khoét sâu hơn nữa hình chữ V, gọi là yếm cổ xẻ Áo yếm thời này được mặc cùng với áo giao lĩnh, một loại áo dài truyền thống của Việt Nam

Lúc bấy giờ, áo yếm được làm từ vải thô, vải mỏng, nhẹ, có màu trắng, nâu hoặc màu sắc nhã nhặn được phân chia theo giai cấp xã hội Phụ nữ quý tộc thường mặc áo yếm làm

từ chất liệu cao cấp như: lụa, bông, gấm, nhung… được thêu hoa văn tinh xảo có màu sắc sặc sỡ khác nhau từ đỏ, vàng, xanh, tím Phụ nữ nông dân thường mặc áo yếm làm từ chất liệu thô bằng lanh hoặc linen, có màu sắc đơn giản, nhã nhặn hơn

Hình 2 2 Yếm thời Lý

Nguồn: https://daivietcophong.wordpress.com/tag/le-so/

Trang 31

xã hội

Kiểu dáng áo cũng được cách điệu hơn thời Lý, với phần cổ áo được khoét rộng, để

lộ phần cổ và vai trần của người phụ nữ Phần thân áo được may ôm sát cơ thể, tôn lên đường cong quyến rũ của người phụ nữ cùng một dải dây được thắt nơ ở cổ hoặc lưng Kết hợp hài hòa với áo dài hoặc váy dài Thể hiện vẻ đẹp thanh lịch, duyên dáng của phụ nữ Việt Nam

 Thời Hậu Lê (1428 – 1788)

Từ thời Hậu Lê, chiếc áo yếm tiếp tục được phát triển và phổ biến rộng rãi trong xã hội Áo yếm được mặc phổ biến ở cả nông thôn và thành thị, từ phụ nữ bình dân đến các cung tần mỹ nữ trong cung đình

Vào thời này, áo Yếm có sự biến đổi lớn nhờ việc giao thương tăng cao, vải vóc ngày càng phong phú Yếm đào bắt đầu được phân ra theo tầng lớp nhờ sự khác biệt của chất liệu, màu sắc, họa tiết , trên có vua chúa, quý tộc, quan chức, dưới có sĩ - nông - công - thương

Màu vàng bị cấm vì chỉ dành riêng cho nhà vua Con gái quan lại mới được mặc yếm

đỏ gọi là màu đại hồng Ca kĩ thường mặc yếm màu hoa đào và hễ ai diện màu sắc này, sẽ lập tức bị coi là lẳng lơ Nhiều phụ nữ Hà Thành khi khoác ngoài áo 5 khuy thì chỉ cài 4 khuy, để khoe yếm đào ôm sát cổ cao ba ngấn trắng noãn, vừa kiêu sa, đài các lại kín đáo, đoan trang

Trang 32

Vào cuối thời nhà Hậu Lê, áo Yếm bắt đầu được cách tân và biến đổi Chiếc yếm được may ngắn hơn, cổ yếm được khoét sâu hơn, và phần vải yếm được may mỏng hơn Những thay đổi này khiến chiếc yếm trở nên quyến rũ và gợi cảm hơn

Ngoài ra, áo yếm cũng phản ánh sự đa dạng văn hóa và vùng miền trong xã hội nhà

Lê Các vùng miền khác nhau thường có những phong cách trang phục khác nhau, và áo yếm không phải là ngoại lệ Việc sử dụng màu sắc, họa tiết và cách trang trí thường thể hiện đặc điểm văn hóa cụ thể của từng địa phương

 Thời nhà Nguyễn (1802 – 1945)

Vào thế kỷ 18- 19, Yếm thời nhà Nguyễn là một mảnh vải có hình vuông hoặc thoi,

ôm lấy thân trước các cô gái, trên cổ có thêm dây vải đủ dài để thắt lại, phía bên hông có hai dảy dây dài cuộn lại thành vòng quanh eo rồi buộc lại phía trước, thả cho dây buông Vào thời kỳ này, phổ biến nhất là hai loại Yếm: Yếm cổ nhạn và Yếm cổ xây Cổ nhạn còn được gọi là cổ xẻ, cổ áo dạng chữ V, ở viền còn có khâu nổi 3 gạch như vết chân chim, vừa để yếm không bị bục rách, vừa để trang trí Còn Yếm cổ xây chính là Yếm cổ tròn

Hình 2 3 Phụ nữ Bắc bộ thời Nguyễn mặc yếm cổ nhạn

Nguồn:

Trang 33

 Từ thế kỷ XX đến nay

Đến đầu thế kỷ 20 chiếc yếm được cách tân rất nhiều với kiểu dáng và mẫu mã khác nhau Với những người nông dân nghèo thì mặc những chiếc yếm có màu nâu và được dệt bằng vải thô Những người lớn tuổi thì mặc yếm màu sẫm, những người con gái trong gia đình gia giáo thì áo yếm sẽ có nhiều màu, trang nhã và kín đáo

Trong những ngày vui hoặc hội hè, đình đám, các cô gái trẻ thường mặc yếm đào, yếm hồng hay yếm thắm, khoác bên ngoài là chiếc áo tứ thân hoặc áo dài mớ ba, mớ bảy Còn trong các ngày thường, họ mặc yếm trắng, yếm xám và khoác bên ngoài là chiếc áo nâu giản dị Ngoài ra, trang phục áo yếm sẽ hoàn hảo hơn nếu đi kèm hai chiếc khăn đội đầu: khăn nhiễu (quấn bên trong) và khăn mỏ quạ (quấn bên ngoài) Trong các dịp lễ hội, các cô gái thường trang bị thêm chiếc nón quai thao và tóc vấn cao cài lược

Hình 2 4 Phụ kiện mặc cùng yếm

Nguồn: https://chaang.vn/lich-su-phat-trien-ao-dai-viet-nam-qua-cac-thoi-ky

Trang 34

Trong giai đoạn này đã xảy ra cuộc cách mạng áo yếm khi đối diện với sự ra đời của nhiều kiểu áo mới lạ từ phương Tây Sự du nhập này đã ảnh hưởng đến trang phục Việt, áo Yếm dần trở nên ít phổ biến hơn, chỉ còn được mặc trong một số dịp đặc biệt như lễ hội, biểu diễn nghệ thuật Tuy nhiên, chiếc Yếm vẫn được lưu giữ và gìn giữ bởi những người yêu thích văn hóa truyền thống Việt Nam

Ngày nay, chiếc Yếm cổ điển đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thiết

kế Việt Mượn vẻ đẹp dung dị của áo Yếm truyền thống để cách tân về kiểu dáng và chất liệu cho phù hợp với xu hướng hiện đại Với sự cách điệu đầy độc đáo, phá cách, áo yếm không còn là một loại nội y nữa mà được sử dụng như kiểu mốt hiện đại, gợi cảm, thậm chí

là được xếp vào danh sách những sản phẩm được mặc đến những bữa tiệc sang trọng Mỗi nhà thiết kế sẽ mang đến hình ảnh khá nhau về chiếc Yếm cách tân, quý phái, dịu dàng, nâng cấp cho bộ trang phục truyền thống lên một tầm cao mới khi kết hợp cùng đầm, váy hay quần mới lạ

Hình 2 5 HH Kỳ Duyên trong thiết kế mùa hè của NTK Đỗ Long

Nguồn: Pinterest Qua thời gian, áo Yếm đã trở thành một biểu tượng cho trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Dù đã được cách tân nhiều nhưng vẫn xuất hiện trong cuộc sống thường nhật trên mảnh đất hình chữ S với nhiều vai trò khác nhau

Trang 35

2.1.3 Đặc điểm trang phục yếm

Từ thời Lý, chiếc Yếm đã được nhập về Việt Nam và khá ưa chuộng từ người dân bởi tính thoáng mát, thoải mái mà Yếm mang lại Mỗi chiếc áo Yếm được làm từ tấm vải vuông mỏng, mỗi chiều chỉ dài khoảng 40cm Phía trên được khoét một góc tròn làm cổ yếm và may thêm hai sợi dây để buộc sau gáy và lưng

Áo Yếm không chỉ là trang phục mặc hàng ngày mà qua Yếm còn thể hiện địa vị xã hội của người mặc Vào kỷ nguyên Đại Việt, khi nền kinh tế và chính trị ổn định, việc giao thương giữa các quốc gia trở nên phát triển Vì vậy, chiếc áo yếm không chỉ làm bằng chất liệu vải thô sơ mà được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, hàng loạt màu sắc bắt mắt Mỗi kiểu dáng và màu áo được phân cấp cho nhiều giai cấp khác nhau thời đó

Phụ nữ nông dân thuộc tầng lớp lao động nghèo khó nên thường mặc yếm làm từ vải thô, màu nâu sẫm Hay các cô gái trong gia đình khá giả, bình thường mặc chiếc áo yếm trắng hay xám, bên ngoài khoác một chiếc áo nâu giản dị đơn sơ, còn trong những ngày lễ hội lớn tươi vui như hội hè, đình đám thì những cô gái trẻ mới được khoác lên mình những chiếc yếm đào, yếm hồng, bên ngoài thì khoác chiếc áo tứ thân hoặc áo dài mớ ba mớ bảy Trong khi đó, con gái nhà quan được phép mặc yếm đỏ (còn gọi là yếm đại hồng) với màu

đỏ có khả năng xua đuổi tà ma trong tín ngưỡng dân gian Màu yếm đỏ kết hợp với trang sức nhẹ nhàng đơn giản càng thể hiện địa vị, đẳng cấp của quý tộc

Hoàng tộc thường sử dụng yếm làm từ vải lụa cao cấp, thêu họa tiết mềm mại, cầu kì, nhiều màu sắc Còn ca kỹ sẽ mặc yếm màu hoa đào nổi bật – màu được coi là thiếu đứng đắn, lẳng lơ Tuy nhiên, áo yếm không được nhuộm màu vàng vì đây là màu của vua và tượng Phật

Ngoài ra, Yếm cũng được biến tấu thành nhiều kiểu khác nhau như mẫu khoét cổ tròn

là yếm cổ xây hay mẫu khoét chữ V là yếm cổ xẻ… Dáng Yếm mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát, e thẹn vừa mang lại sự quyến rũ, đằm thắm – nét đẹp người phụ nữ Việt

Trang 36

Theo những quan niệm về Yếm: là đồ lót bên trong, có tác dụng che ngực, che bụng Nhưng cái phần nhỏ trong trang phục để che ngực ấy lại là một nét trong văn hóa ăn mặc Người xưa coi Yếm là cái gì đó mang tính thiêng liêng, không ai bán yếm may sẵn cả, người con gái muốn mặc thường phải tự cắt may lấy, khi giặt, phơi cũng phải kín đáo tránh

lộ liễu

Yếm đào là một phần trang phục không thể thiếu của người con gái thời xưa Khi bước vào tuổi dậy thì, các cô gái bắt đầu chú ý đến bản thân và biết làm đẹp cho mình Đó cũng là khi họ e ấp mặc chiếc yếm đào với vẻ kín đáo, đằm thắm và dịu dàng

Trang 37

Trong quá trình phát triển lịch sử Việt phục, không chỉ có áo dài mà chiếc yếm còn là một di sản hiếm có của người phụ nữ Và để cải tiến phù hợp hơn với thời thế hiện tại mà chiếc yếm cũng được thiết kế mới lạ hơn nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc

Trang 38

 Yếm cổ xây

Hình 2 8 Yếm cổ xây

Nguồn:

https://phongcachlamdep.com/vai-net-ve-ao-yem-xua-trang-phuc-cua-nguoi-phu-nu-viet/

Đặc điểm của Yếm cổ xây là phần cổ áo được khoét tròn, không giống như Yếm cổ

xẻ có cổ áo khoét hình chữ V, được may bằng cách vắt chéo một mảnh vải vuông qua vai, sau đó khoét một lỗ tròn ở giữa Yếm cổ xây có phần kín đáo hơn so với yếm cổ xẻ, vì vậy thường được phụ nữ ngày xưa mặc đi làm đồng hoặc đi ra chợ

2.1.4 Màu sắc trang phục yếm

Dải màu sắc của áo Yếm cũng có những quy định nhất định, thể hiện địa vị xã hội, hoàn cảnh sống và nét tính cách của người phụ nữ Việt Nam truyền thống

Áo Yếm xưa thường được làm từ các chất liệu vải như lụa, gấm, vóc với màu sắc

đa dạng, phong phú Phổ biến nhất, bao gồm màu trắng, màu nâu, màu xanh, màu tím Màu trắng là màu sắc được sử dụng nhiều nhất, tượng trưng cho sự tinh khiết, trong sáng Màu nâu là màu sắc của đất, tượng trưng cho sự giản dị, mộc mạc Màu xanh là màu sắc của trời, tượng trưng cho sự thanh cao, thoát tục Màu tím là màu sắc của tình yêu, tượng

Trang 39

trưng cho sự dịu dàng, e ấp Bên cạnh đó, Yếm còn được nhuộm thêm màu đỏ, hồng, vàng… thường dùng trong các dịp lễ hội

Màu đỏ được coi là màu sắc tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc và sự trẻ trung, tươi tắn Màu hồng mang ý nghĩa về tình yêu, sự ngọt ngào, dịu dàng Màu vàng là màu của hoàng gia, thường chỉ dành cho những người có địa vị cao trong xã hội Màu xanh tượng trưng cho sự tươi mát, thanh bình

Tùy theo hoàn cảnh sống và địa vị xã hội mà người phụ nữ sẽ lựa chọn màu sắc áo Yếm cho phù hợp Những cô gái trẻ, còn xuân thì thường mặc áo Yếm màu đỏ, hồng, thể hiện sự tươi tắn, rạng rỡ của tuổi trẻ Phụ nữ lớn tuổi thường mặc áo Yếm màu trắng, màu nâu, thể hiện sự chín chắn, đằm thắm

Ngoài ra, màu sắc áo Yếm cũng có thể thể hiện nét tính cách của người mặc Những

cô gái dịu dàng, thùy mị thường mặc áo Yếm màu trắng, màu hồng Những cô gái cá tính, mạnh mẽ thường mặc áo Yếm màu đỏ, màu xanh

Màu sắc của áo yếm xưa không chỉ là một yếu tố thẩm mỹ mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc Nó thể hiện những nét đẹp văn hóa truyền thống của người phụ nữ Việt Nam

2.1.5 Chất liệu trang phục yếm

Chất liệu được sử dụng trong mỗi chiếc yếm không chỉ là nguyên liệu dùng cho may mặc mà còn là một phần thể hiện câu chuyện về văn hóa và lịch sử

Chủ yếu, áo yếm xưa thường được làm từ lụa, một loại vải cao cấp, mềm mại và nhẹ nhàng Lụa tạo ra bề mặt áo mịn màng, tôn lên vẻ đẹp thanh lịch và quý phái của người phụ

nữ Việt Nam Sự thoải mái và thoáng khí của lụa làm cho áo yếm trở thành một lựa chọn tuyệt vời trong những ngày hè nóng bức

Ngoài lụa, áo yếm xưa cũng có thể được làm từ những chất liệu tự nhiên khác như vải gòn, đặc biệt là trong những giai đoạn lịch sử khó khăn Vải gòn mang lại sự bền bỉ và chắc chắn cho áo Yếm, làm cho nó trở nên thích hợp cho những ngày làm việc nặng nhọc hoặc

Trang 40

trong các sự kiện dân dụ, phản ánh tinh thần chất phác và thực tế trong cuộc sống hàng ngày

 Lụa

- Đặc điểm: Chất liệu lụa có bề mặt mỏng, khá mịn màng Nó có nguồn gốc từ các

sợi tơ tằm nên khi chạm sẽ có cảm giác mịn, mượt, óng ánh tự nhiên

- Ưu điểm:

+ Mềm mại, với độ óng ánh bồng bềnh, tạo cảm giác sang trọng, quý phái

+ An toàn với người sử dụng vì không gây kích ứng da đối với những người dễ mẫn cảm Đặc biệt thân thiện với môi trường

+ Phù hợp với mọi thời tiết, mát mẻ với mùa hè và ấm áp khi mùa thu

+ Co giãn tốt, mang đến sự thoáng mát, thoải mái và dễ chịu cho người sử dụng

+ Thấm hút tốt, giặt nhanh khô và có độ bền cao hơn so với các loại vải khác + Thiện với môi trường, có thể tự phân hủy rất tốt

+ Rất an toàn và không gây kích ứng, phù hợp với những người có làn da nhạy cảm

Ngày đăng: 18/11/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w