1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận cuối kì supply chain management tổng quan về logistics và quản lý chuỗi cung Ứng và những bài học thu nhận

12 16 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Cuối Kì Supply Chain Management Tổng Quan Về Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Và Những Bài Học Thu Nhận
Tác giả Nguyễn Thị Diễm My
Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Hán Khanh
Trường học Đại học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Logistics
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 94,65 KB

Nội dung

Martin Christopher định nghĩa logistics như sau: Logistics là quá trình quản trị chiến lược thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và dòng thông tin tương

Trang 1

ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRƯỜNG KINH TẾ TÀI CHÍNH

***********

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ SUPPLY CHAIN MANAGEMENT

TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC THU

NHẬN

BỘ MÔN: LOGISTICS

GVHD: PGS TS NGUYỄN HÁN KHANH

SVTH: NGUYỄN THỊ DIỄM MY

Lớp: D24LOQL03; MSSV: 2425106050277

Trang 2

Bình Dương, tháng 10 năm 2024

Trang 3

ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRƯỜNG KINH TẾ TÀI CHÍNH

***********

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ SUPPLY CHAIN MANAGEMENT

TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC THU

NHẬN

BỘ MÔN: LOGISTICS

GVHD: PGS TS NGUYỄN HÁN KHANH

SVTH: NGUYỄN THỊ DIỄM MY

Lớp: D24LOQL03; MSSV: 2425106050277

Bình Dương, tháng 10 năm 2024

Trang 4

TRƯỜNG KINH TẾ TÀI CHÍNH

BỘ MÔN LOGISTICS

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN

Tên học phần: Nhập môn ngành Logistics và Quản trị Chuỗi cung ứng

Mã học phần: LOQL020

Lớp/Nhóm môn học: D24LOQL03

Học kỳ: I; Năm học: 2024-2025

Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Diễm My; MSSV: 2425106050277

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ

(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)

TT Tiêu chí đánh giá Điểm tối

đa

Điểm đánh giá Cán bộ

chấm 1

Cán bộ chấm 2

Điểm thống nhất

1 Phần 1: Tổng quan về Quản trị

Logistics và các bài học thu nhận

3,5

2 Phần 2: Tổng quan về Quản trị Chuỗi

cung ứng và các bài học thu nhận

3,5

3 Phần 3: Kế hoạch và mục tiêu 2,0

Bình Dương, ngày 15 tháng 11 năm 2024

PGS-TS NGUYỄN HÁN KHANH

Trang 5

MỤC LỤC

Trang 6

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ LOGISTICS VÀ BÀI HỌC THU

NHẬN

1/ Tổng quan về logistic

1.1 Logistics là gì?

Thuật ngữ “Logistics” xuất hiện từ thời cổ đại, trong các cuộc chiến tranh của Hy Lạp và La Mã Những chiến binh Logistikas ảm nhận việc vận chuyển, phân phối các nhu yếu phẩm như lương thực, vũ khí, thuốc men,…đến các doanh trại Công việc này là một nhân tố quyết định sự thắng lợi của cuộc chiến, quá trình này đòi hỏi

sự phối hợp của nhiều người, từ đó dần hình thành nên một hệ thống mà ngày nay chúng ta gọi là quản trị logistics

1.2 Sự phát triển của logistics:

Lịch sự phát triển của Logistic gắn liền với sự phát triển của thương mại quân sự và công nghiệp từ thời cổ đại và hiện nay là một lĩnh vực mang tính toàn cầu và công nghệ cao

- Thời cổ đại: Bắt đầu từ thuở sơ khai con người đã có những hình thức vận

chuyển lương thực bằng phương tiện đơn giản như ngựa hay lạc đà, hay được dùng trong quân sự đảm bảo cung cấp thực phẩm, vũ khí và nhu yếu phẩm cho người La Mã và người Hy Lạp để xây dựng hệ thống đường bộ, cảng biển để phục vụ vận chuyển quân sự

- Thời trung cổ: Logistics phát triển hơn trong thương mại qua các tuyến đường

bộ và biển như Con đường tơ lụa nối viền 2 châu lục Âu – Á Việc lưu kho và vận chuyển cũng dần được mở rộng khái niệm và phát triển trên diện rộng

- Thời kì Cách mạng công nghiệp (Thế kỷ 18-19): Cuộc cách mạng công nghiệp

đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về logistics Sự ra đời của đường sắt đoàn tàu hơi nước vận chuyển hàng hóa nhanh chóng hơn với khối lượng lớn hơn Trong thời kỳ này, Logistic được chú trọng trong các ngành công nghiệp để quản lý nguyên vật liệu về hàng hóa hiệu quả

- Thời kì Chiến tranh thế giới (Thế kỷ 20): Logistics là yếu tố quyết định trong

chiến tranh tổ chức vận chuyển và cung cấp vật tư cho chiến trường Các khái niệm và kỹ thuật logistics quân sự như quản lý kho, vận tải và quản lý chuỗi cung ứng đã được áp dụng rộng rãi trong hoạt động thương mại sau chiến tranh

- Thời kì hiện đại (Từ thập niên 1960 đến nay): Trở thành ngành dịch vụ quan

trọng trong thương mại và công nghiệp, mở rộng trên phạm vi toàn cầu và ngày càng trở nên thông minh tự động hóa hướng tối ưu hóa chi phí và thời gian trong toàn bộ chuỗi cung ứng

1.3 Khái niệm về logistics và quản trị logistics:

Logistics có nhiều khái niệm liên quan đến kinh doanh bắt nguồn từ những năm

1950:

- Năm 1998, GS Martin Christopher định nghĩa logistics như sau: Logistics là

quá trình quản trị chiến lược thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm( và dòng thông tin tương ứng) trong một công ty và qua các kênh phân phối của công ty để tối đa hóa lợi nhuận hiện đại và tương lai thông qua việc hoàn tất các đơn hàng với chi phí thấp nhất

Trang 7

- Theo quan điểm “5 đúng” (5 rights): Logistics là quá trình cung cấp đúng sản

phẩm đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm ( Right items, right place, right time, right condition, right cost - Douglas M Lambert, James R.Stock, Lisa M.Ellram, Fundamentals of logistics management, Mc Graw – Hill, 1998, P.11)

Hiểu một cách đơn giản, logistics là một phần của chuỗi cung ứng bao gồm các quá trình:

Nhờ đó quá trình lưu thông hàng hóa được tổ chức và quản lý khoa học trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển hàng hóa, dịch

vụ từ điểm khởi nguồn sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất xã hội tiến hành được nhịp nhàng, liên tục và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng

Quản trị Logistics là quá trình hoạch định, kiểm soát và thực hiện toàn bộ việc

vận chuyển nguyên liệu thô, hàng hóa, bưu kiện,… từ điểm xuất phát đến người tiêu dùng Mục đích của hoạt động này là thoả mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng với tổng chi phí thấp nhất

1.4 Phân loại logistics:

- Theo các phân ngành dịch vụ logistics

 Logistics kinh doanh: Là một phần của quá trình chuỗi cung ứng nhằm hoạch định thực thi, kiểm soát một cách hiệu quả, hiệu lực các dòng vận động, dự trữ sản phẩm, dịch vụ và thông tin có liên quan từ các điểm Khởi đầu đến điểm tiêu dùng nằm thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng

Logistics quân sự: Là việc thiết kế và triển khai các chiến lược, chương trình phối hợp các nguồn lực trang thiết bị, các phương tiện hỗ trợ cho các chiến

Xếp Đóng gói

LOGISTICS

Thủ tục

Vận chuyển

Trang 8

dịch, trận đánh hoặc đảm bảo sự vững mạnh cho lực lượng quân đội Tạo lập

sự sẵn sàng chính xác và hiệu quả cao cho các hoạt động này

 Logistics sự kiện: Tập hợp các hoạt động phương tiện kỹ thuật và con người cần thiết để tổ chức sắp xếp lịch trình nhằm triển khai các nguồn lực cho một sự kiện được diễn ra hiệu quả

 Logistics dịch vụ: Gồm các hoạt động thu nhận, lập chương trình và quản trị các điều kiện cơ sở vật chất tài sản, con người NVL nhằm hỗ trợ và duy trì cho quá trình dịch vụ hoặc các hoạt động kinh doanh

- Theo vị trí của các bên tham gia:

 Logistics bên thứ nhất (1PL- First Party Logistics): là hoạt động logistics do người chủ sở hữu sản phẩm/ hàng hoá tự mình tổ chức và thực hiện để đáp ứng nhu cầu của bản thân doanh nghiệp

 Logistics bên thứ hai (2PL - Second Party Logistics): chỉ hoạt động logistics

do người cung cấp dịch vụ logistics cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng

 Logistics bên thứ ba (3PL - Third Party Logistics): là người thay mặt chủ hàng tổ chức thực hiện và quản lí các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng

 Logistics bên thứ tư (4PL - Fourth Party Logistics): được dùng để chỉ nhà cung cấp dịch vụ logistics tổng thể, tích hợp, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng & cơ sở vật chất kinh tế của mình với các tổ chức khác để thiết kế, XD

và vận hành chuỗi logistics phức tạp

=> Nhà cung cấp dịch vụ 4PL có thể không có xe hàng, tàu biển, kho hàng nhưng là người có khả năng kết nối, tận dụng cơ sở vật chất của bên khác để

tổ chức 1 quy trình logistics

 Logistics bên thứ năm (5PL - Fifth Party Logistics): là loại hình logistics thông minh, dựa trên phương tiện điện tử, CNTT, tự động hóa để điều phối mạng cung ứng và đáp ứng những nhu cầu khác biệt của từng khách hàng

- Theo hướng vận động vật chất:

 Logistics đầu vào: Liên quan đến việc quản lý và vận chuyển nguyên liệu, linh kiện và hàng hóa từ nhà cung cấp đến kho của doanh nghiệp Đảm bào các nguồn nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất, giảm thiểu chi phí và tối ưu hóa thời gian nhập hàng

 Logistics đầu ra: Liên quan đến việc quản lý và vận chuyển sản phẩm từ kho của doanh nghiệp đến tay khách hàng hoặc các kênh phân phối Đảm bảo sản phẩm được giao đúng hạn, giảm thiểu chi phí vận chuyển và nâng cao sự hài lòng của khách hàng

 Logistic ngược: Là quá trình quản lý dòng chảy hàng hóa, sản phẩm và nguyên vật liệu từ khách hàng cuối cùng trở lại doanh nghiệp hoặc các điểm thu hồi để tái chế, tái sử dụng, sửa chữa, hoặc tiêu hủy Đây là chiều ngược lại của chuỗi cung ứng thông thường, tập trung vào việc xử lý hàng trả lại, tái chế và quản lý chất thải Giúp giảm thiểu lãng phí, tối ưu hóa chi phí,

Trang 9

nâng cao sự hài lòng của khách hàng, tuân thủ quy định và phát triển bền vững

1.5 Vai trò của logistics:

Logistics đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong chuỗi cung

ứng, sản xuất và kinh doanh

- Đảm bảo dòng chảy liên tục của hàng hóa và nguyên vật liệu

 Tối ưu hóa chuỗi cung ứng: Logistics giúp quản lý dòng chảy nguyên vật liệu từ nhà cung cấp, qua các giai đoạn sản xuất, cho đến khi sản phẩm hoàn thiện đến tay khách hàng Điều này đảm bảo quá trình sản xuất và phân phối diễn ra một cách liên tục và hiệu quả

 Giảm thiểu thời gian chờ đợi: Bằng cách tối ưu hóa quá trình vận chuyển và lưu kho, logistics giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi giữa các khâu trong chuỗi cung ứng, từ đó giúp doanh nghiệp tăng tốc độ giao hàng

- Giảm chi phí và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động

 Tiết kiệm chi phí vận chuyển: Việc tối ưu hóa các tuyến đường vận chuyển,

sử dụng hiệu quả các phương tiện và lựa chọn đúng phương thức vận

chuyển giúp doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí logistics

 Quản lý tồn kho hiệu quả: Quản lý tốt kho bãi và hàng tồn kho giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí lưu trữ, giảm thiểu tình trạng hàng tồn đọng hoặc thiếu hụt, từ đó tối ưu hóa dòng tiền

 Tăng lợi nhuận: Chi phí logistics chiếm tỷ lệ đáng kể trong giá thành sản phẩm, vì vậy tối ưu hóa logistics giúp tăng cường lợi nhuận cho doanh nghiệp

- Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

 Giao hàng đúng hạn: Logistics đảm bảo rằng sản phẩm được giao đúng thời hạn và đúng chất lượng, từ đó giúp nâng cao sự hài lòng của khách hàng

 Đáp ứng nhu cầu linh hoạt: Hệ thống logistics hiệu quả giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với các thay đổi trong nhu cầu thị trường, đảm bảo cung cấp đúng sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng cần

 Tăng cường trải nghiệm khách hàng: Việc quản lý tốt logistics, đặc biệt là khâu giao hàng và quản lý đơn hàng, giúp doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng

- Hỗ trợ chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp

 Tạo lợi thế cạnh tranh: Logistics có thể trở thành một lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp khi giúp giảm chi phí, cải thiện dịch vụ và tăng tốc độ đáp ứng nhu cầu khách hàng

 Phát triển thị trường mới: Logistics hiệu quả giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh sang các thị trường mới, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa

- Góp phần vào phát triển bền vững

 Bảo vệ môi trường: Tối ưu hóa quy trình logistics có thể giúp giảm thiểu khí thải và tiêu thụ nhiên liệu, từ đó góp phần bảo vệ môi trường

Trang 10

 Ứng dụng logistics ngược (Reverse Logistics): Thu hồi, tái chế và tái sử dụng sản phẩm sau khi sử dụng giúp doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

- Đảm bảo tuân thủ pháp luật và quy định

 Quản lý tuân thủ: Logistics giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến vận chuyển, nhập khẩu, xuất khẩu, cũng như các yêu cầu về môi trường

 Đảm bảo an toàn và chất lượng: Trong các ngành như dược phẩm, thực phẩm và sản phẩm nhạy cảm, logistics giúp đảm bảo sản phẩm được bảo quản đúng điều kiện để duy trì chất lượng

2/ Bài học thu nhận về quản trị logistics:

2.1 Gốm sứ Minh Long

PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ BÀI

HỌC THU NHẬN

1/ Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng:

1.1 Chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng:

người, nguồn lực liên quan tới quá trình sản xuất sản phẩm và đưa sản phẩm tới tay khách hàng Chuỗi cung ở đây bao gồm cả nhà cung cấp, nhà sản xuất, hoạt động sản xuất, hoạt động vận chuyển, bán hàng và khách hàng

Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management - SCM) là quá trình quản lý

và điều phối tất cả các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng nhằm tối ưu hóa dòng chảy nguyên vật liệu, thông tin và tài chính từ nhà cung cấp đến khách hàng cuối cùng Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là tăng cường hiệu quả hoạt động, giảm thiểu chi phí và nâng cao sự hài lòng của khách hàng

Có thể thấy, quản trị chuỗi cung ứng là một phạm trù rộng, bao quát toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp cung ứng

Sơ đồ chuỗi cung ứng cơ bản:

Trang 11

Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management - SCM) là quá trình quản lý

và điều phối tất cả các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng nhằm tối ưu hóa dòng chảy nguyên vật liệu, thông tin và tài chính từ nhà cung cấp đến khách hàng cuối cùng Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là tăng cường hiệu quả hoạt động, giảm thiểu chi phí và nâng cao sự hài lòng của khách hàng

Có thể thấy, quản trị chuỗi cung ứng là một phạm trù rộng, bao quát toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp cung ứng

1.2 Các loại chuỗi cung ứng phổ biến:

- Mô hình chuỗi cung ứng dòng chảy liên tục (Continuous Flow Supply Chain): Mô hình này tập trung vào việc tối ưu hóa dòng chảy của hàng hóa/ dịch vụ trong chuỗi cung ứng, nhằm giảm thiểu chi phí và thời gian Mô hình này phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa có nhu cầu ổn định và lâu dài

- Mô hình chuỗi cung ứng nhanh (Quick Response Supply Chain): Mô hình này tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và linh hoạt Quick Response Supply Chain phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa theo xu hướng, hoặc có nhu cầu đáp ứng nhu cầu thị trường biến động nhanh

- Mô hình chuỗi cung ứng Agile (Agile Supply Chain): Mô hình chuỗi cung ứng Agile tập trung vào việc ứng phó linh hoạt với các thay đổi trong chuỗi cung ứng, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả Mô hình này phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh cao, hoặc

có nhu cầu đáp ứng nhu cầu thị trường đa dạng

1.3 Vai trò của chuỗi cung ứng:

- Cung cấp liên tục: Chuỗi cung ứng đảm bảo việc cung cấp các nguồn lực, vật liệu

và sản phẩm theo nhu cầu, mong muốn của khách hàng Đảm bảo doanh nghiệp luôn có đủ hàng hóa để sản xuất và kinh doanh liên tục, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của thị trường

- Tối ưu hóa chi phí: Một chuỗi cung ứng vận hành tốt giúp tối ưu hóa chi phí bằng cách quản lý quá trình sản xuất, vận chuyển và lưu trữ một cách hiệu quả Bằng cách tối giản hóa thời gian và khoảng cách trong chuỗi cung ứng, tối ưu hóa quy trình sản xuất, vận chuyển và tìm kiếm các nhà cung cấp có chi phí hợp lý

- Đảm bảo chất lượng: Thông qua việc thiết lập các quy trình kiểm tra chất lượng và tiêu chuẩn, chuỗi cung ứng có thể đảm bảo chất lượng của thành phẩm cuối cùng Đảm bảo các sản phẩm giao đến người tiêu dùng đáp ứng được chất lượng mong muốn, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn quy định

Ngày đăng: 18/11/2024, 06:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w