Các biện pháp giảm phát thải bao bì nilông khó phân hủy tại Việt Nam potx

5 399 2
Các biện pháp giảm phát thải bao bì nilông khó phân hủy tại Việt Nam potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các biện pháp giảm phát thải bao nilông khó phân hủy tại Việt Nam Bao nilông khi thải ra nguồn nước sẽ gây cản trở giao thông thủy, gây tắc nghẽn các trạm bom của các công trình thủy lợi, công trình cấp nước. Khi trôi xuống đường cống thoát nước mưa, bao nilông sẽ gây tắc nghẽn cống thoát nước, làm gia tăng ngập úng khi tròi mưa và triều cường, tạo điều kiện cho muỗi và dịch bệnh phát sinh. Tại sao lại phải quản lý các loại bao nỉlông được sản xuất từ màng mỏng nhựa PE? Bao nilông tích tụ với khối lượng lớn trong đất, đặc biệt những khu vực có trồng cây sẽ gây suy giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây do hệ thông màng bao của bao quấn vào các điểm hấp thụ trong hệ rễ cây. Nếu bao nilông thải ra bãi chôn lấp rác sẽ làm giảm hiệu quả của các quá trình phân hủy sinh học rác. Bao nilông trong đất sẽ là môi trường rất tốt cho các loại vi sinh vật độc hại phát triển. Nếu lẫn vào trong đất, bao nilông sẽ cản trở sự phát triển của cỏ, dẫn đến hiện tượng xói mòn tại các vùng đồi núi, làm đất bị bạc màu, khô cằn, thiếu dinh dưỡng. Bao nilông khi bị đốt cháy sẽ tạo ra khí thải có chứa các chất ô nhiễm không khí gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây úng thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loại chức năng và các dị tật bẩm sinh cho trẻ nhỏ. Tro tạo thành khi thiêu hủy nilông cũng chứa kim loại nặng, gây ô nhiễm môi trường. Tình hình phát thải bao nilông khó phân hủy tại Việt Nam hiện nay Theo dự thảo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường trình tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIIngày 15/10/2010 ước tính, mỗi năm, Việt Nam sử dụng 12.000 tấn bao nilông. Kết quả điều tra, khảo sát của Cục Kiểm soát ô nhiễm năm 2010 đối với 263 người tại 5 tỉnh/thành phố đại diện cho 3 vùng miền của Việt Nam cho thấy, gần 50% số hộ sử dụng 8 bao nilông trở lên, trong đó có 35,1% số hộ sử dụng trên 10 bao bì/ngày. Trung bình mỗi hộ gia đình sử dụng 223 bao bì/tháng (khoảng 7,5 bao bì/hộ/ngày), tương đương lkg bao nilông/hộ/tháng, trong đó, 98,7% là bao nilông khó phân hủy. Theo số liệu của Quỹ tái chế TP. Hồ Chí Minh, mỗi ngày, thành phố sử dụng 5-9 triệu bao nilông/ngày, tương đương 34 - 60 tấn/ngày. Riêng tại Hệ thống siêu thị Maxi Mark tiêu thụ 10 tấn/tháng; hệ thống siêu thị Big Ctiêu thụ 20 tấn/tháng. Tại chợ Đồng Xuân, mỗi hộ kinh doanh tiêu thụ khoảng 200 - 300 bao bì/ngày để gói hàng cho khách. Theo ông Lê Lộc - Công ty Phúc Lê Gia, hiện nay, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có hơn 10.000 cơ sở tư nhân sản xuất bao nilông đang hoạt động. Trong khi đó, tổng số lượng cơ sở sản xuất bao giấy hoặc các loại túi đựng làm từ chất liệu khác được sử dụng nhiều lần chưa bằng 1/5 số lượng cơ sở sản xuất bao nhựa. Mỗi ngày, ở TP. Hồ Chí Minh có hơn 120 tấn bao các loại được tiêu thụ cho tất cả các mục đích sử dụng như đóng gói hàng hóa, chứa sản phẩm, chứa rác hay các yêu cầu đặc biệt cho các lĩnh vực khác như nông nghiệp, y tế Trong khối lượng bao đáng kể nêu trên, bao làm từ chất dẻo (chiếm htm 60% sản lượng tiêu thụ túc khoảng gần 80 tấn/ngày). Ngoài ra, còn một số loại bao khác cũng được sử dụng, đó là bao giấy hoặc các loại bao được sử dụng nhiều lần. Kết quả phân loại mẫu rác thải sinh hoạt tại một số thành phố lớn của Việt Nam cho thấy tỷ lệ khối luợng nhựa phế thải trong rác sinh hoạt dao động trong khoảng từ 6 - 11% trong đó, tỷ lệ tại Hà Nội là 7 2-7 8%; TP. Hồ Chí Minh là 7,4 -11,0%; Hải Phòng là 6,0%; Đà Nang là 5,7%; trong đó tỷ lệ LDPE chiếm 75 - 80%, HDPE chiếm 6 - 10%, PVC chiếm 5 - 8%, PET chiếm 3 - 6%, pp chiếm 2 -5%, PS chiếm 2 - 3%. Như vậy, bao nilông chiếm 81 - 90% tổng khối lượng nhựa chứa trong rác thải sinh hoạt. Trong kết quả phân loại mẫu rác thải sinh hoạt tại một số thành phố lớn của Việt Nam, tỷ lệ khối lượng nhựa phế thải trong rác sinh hoạt dao động trong khoảng từ 6-11%. Giải pháp nào sẽ làm giảm phát thải bao nilông khó phân hủy tại Việt Nam? Để giảm phát thải bao nilông khó phân hủy tại Việt Nam cần phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ từ tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng đến các giải pháp quản lý bằng luật pháp, các công cụ kinh tế, kỹ thuật, trong đó giải pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng rất quan trọng. Kết quả điều tra, khảo sát năm 2010 của Cục Kiểm soát ô nhiễm cho thấy, trong số 263 người được hỏi về tác hại của bao nilông đối với sức khỏe và môi trường thì có 44,9% ý kiến cho rằng bao nilông rất có hại; 36,1% cho rằng chỉ có một số loại bao nilông có hại; còn 3,4% cho rằng tất cả các loại bao nilông khi sử dụng, thải bỏ đều không có hại; 15,6% cho rằng tất cả các loại bao nilông đang dùng hiện nay đều có hại. Kết quả thăm dò ý kiến cũng cho thấy đã có 26,3% số người đề nghị Nhà nước cần cấm sản xuất, lưu thông và sử dụng bao nilông khó phân hủy; 71,1% yêu cầu cần hạn chế tiến tới loại bỏ bao nilông; chỉ có 4,6% cho rằng bao nilông rất tiện lọi, không việc gì phải bỏ. Như vậy, giải pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về tác hại của bao nilông khó phân hủy và lọi ích của các loại bao thân thiện vói môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng (Ti vi, đài phát thanh, báo giấy ) là việc làm cần thiết, mang lại lợi ích thiết thực. Bên cạnh đó, để hạn chế phát thải chất thải rắn nói chung và bao nilông khó phân hủy nói riêng, trong những năm qua Quốc hội đã ban hành một số văn bản pháp luật như Luật BVMT, Luật Thuế B VMT (có hiệu lực từ ngày 1/1/2012). Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn; Nghị định số 67/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế BVMT. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng ký Quyết định số 2149/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng họp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Mặt khác, Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh/thành phố cần áp dụng các công cụ kinh tế như cấm người bán hàng phát miễn phí bao nilông cho người mua hàng, tính giá cao đối với những người có nhu cầu sử dụng; khuyến khích tái chế, tái sử dụng và những nhà sản xuất các loại bao sinh thái (Eco-bag), bao thân thiện môi trường hay bao nhụa có khả năng phân hủy để giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường. Hiện nay, ước tính, mỗi năm, trên thế giới có khoảng 500 tỷ bao nilông được sử dụng (tương đương hơn 1 triệu bao được sử dụng mỗi ngậy) và nhiều nước trên thế giới đã triển khai các biện pháp nhằm hạn chế sử dụng các bao nilông khó phân hủy. San Francisco là thành phố đầu tiên ở Mỹ cấm dùng bao nilông sử dụng 1 lần trong các cửa hàng lớn. Những cửa hàng này dùng bao có khả năng phân hủy sinh học, thường đuục làm từ phụ phẩm của ngô. Ireland là nước đầu tiên ở châu Âu áp dụng biện pháp hạn chế sử dụng bao nilông từ tháng 5/2002. Mỗ i bao nilông trong siêu thị phải chịu mức phí 15 euro-cent, khiến số lượ ng bao nilông được sử dụng giảm khoảng 90% sau khi quy định được áp dụng Tại châu Á, cũng có một số quốc gia ban hành các biện pháp hạn chế sử dụng bao nilông. Từ ngày 1/7/2008, Trung Quốc đã chính thức cấm sản xuất bao nilông loại có chiều dày 0,025mm và cấm các cửa hàng bán lẻ, cấp miễn phí bao nilông cho khách hàng. Các cửa hàng bán lẻ có thể bị phạt đến 10 nghìn nhân dân tệ (tuung đương 1.460 USD) nếu vi phạm luật. Thay vào đó, người tiêu dùng được khuyến khích sử dụng các loại giỏ hoặc túi vải (làm bằng vật liệu có thể tái chế) khi đi mua sắm. Trước khi lệnh cấm được áp dụng năm 2008, nước này sử dụng khoảng 3 nghìn tỷ bao nilông mỗi ngày. Sau khi thục hiện lệnh cấm, số lượng bao nilông được sử dụng mỗi năm giảm đi 24 tỷ bao bì. Hiện nay, mỗi ngày người dân Trung Quốc sử dụng khoảng 2 tỷ bao nhựa PE. Theo chương trình hành động được Chính phủ Nhật Bản thông qua năm 2008, mỗi người dân Nhật Bản sẽ phải giảm 20% lượng rác thải, tương đương 530 gram mỗi ngày vào năm 2015. Vì thế, người dân nước này buộc phải hạn chế sử dụng bao nilông khi đi mua sắm và Nhật Bản đã đánh thuế 5 - 7 yên/1 bao bì. . thải trong rác sinh hoạt dao động trong khoảng từ 6-11%. Giải pháp nào sẽ làm giảm phát thải bao bì nilông khó phân hủy tại Việt Nam? Để giảm phát thải bao bì nilông khó phân hủy tại Việt Nam. Các biện pháp giảm phát thải bao bì nilông khó phân hủy tại Việt Nam Bao bì nilông khi thải ra nguồn nước sẽ gây cản trở giao thông thủy, gây tắc nghẽn các trạm bom của các công trình thủy. hình phát thải bao bì nilông khó phân hủy tại Việt Nam hiện nay Theo dự thảo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường trình tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIIngày 15/10/2010 ước tính, mỗi năm, Việt

Ngày đăng: 29/06/2014, 10:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan