Hướng đi nào cho thương mại điện tử nội TMĐT Việt Nam?... Các chuyên gia cho rằng để TMĐT Việt Nam thực sự “tăng tốc” cần đào tạo được đội ngũ nhân lực TMĐT đủ mạnh, phát triển hạ tầng I
Trang 1Hướng đi nào cho
thương mại điện tử nội (TMĐT Việt Nam)?
Trang 2Các chuyên gia cho rằng để TMĐT Việt Nam thực sự “tăng tốc” cần đào tạo được đội ngũ nhân lực TMĐT đủ mạnh, phát triển hạ tầng Internet băng
rộng… Việt Nam mới giải quyết được cơ bản vấn đề tuyên truyền nhận thức
về TMĐT cho số đông các doanh nghiệp
• Các chuyên gia cho rằng để TMĐT Việt Nam thực sự “tăng tốc” cần đào tạo được đội ngũ nhân lực TMĐT đủ mạnh, phát triển hạ tầng
Internet băng rộng…
• Tại hội thảo về TMĐT Việt Nam do Bộ Công thương tổ chức ngày 19/4 tại Hà Nội, ông Trần Hữu Linh – Phó Cục trưởng Cục TMĐT và
CNTT Bộ Công thương, qua giai đoạn 2006 – 2010, Việt Nam mới giải
quyết được cơ bản vấn đề tuyên truyền nhận thức về TMĐT cho số
đông các doanh nghiệp, công việc còn lại trong 5 năm tới đây chính là
tập trung hướng dẫn cộng đồng doanh nghiệp triển khai TMĐT hiệu
quả
• Về vấn đề này, bà Lại Việt Anh – Trưởng phòng Pháp chế, Cục TMĐT
và CNTT (Bộ Công thương) nhấn mạnh: Việt Nam cần đẩy mạnh cung cấp trực tuyến dịch vụ công phục vụ sản xuất kinh doanh, hoàn thiện hệ
thống văn bản pháp luật về TMĐT, phát triển nguồn nhân lực, phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ TMĐT, bước đầu hình thành các tiện ích hỗ trợ người tiêu dùng tham gia TMĐT… Bên cạnh đó, việc nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý nhà nước về TMĐT cũng được
đặt ra đối với các cấp lãnh đạo từ trung ương cho tới địa phương
• Trao đổi thêm, bà Lại Việt Anh cũng cho biết thực hiện Kế hoạch tổng
thể phát triển TMĐT giai đoạn 2011 – 2015 đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt theo Quyết định số 1073/QĐ – TTg, đến cuối tháng 3/2011 cả nước có 34 địa phương đã phê duyệt Kế hoạch phát triển
Trang 3TMĐT 2011-2015, 17 địa phương đã xây dựng xong kế hoạch, đang
chờ phê duyệt và 12 địa phương đang trong quá trình xây dựng Trong quá trình lập kế hoạch, các địa phương cần căn cứ vào hiện trạng, năng lực của mình để xây dựng Ngoài ra, trước thực trạng hiện nay có
không ít địa phương dù đang xây dựng kế hoạch phát triển TMĐT
nhưng vẫn bị “ách tắc” ở các cấp, chưa được thông qua, thì vấn đề
quyết tâm của lãnh đạo được đặt lên hàng đầu
• Đồng quan điểm với bà Việt Anh, ông Sun Yan – Phó Hội trưởng Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc (Chi nhánh TP.HCM) nhấn mạnh đến sự
quyết tâm, chú trọng nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm TMĐT của lãnh đạo các cấp, đồng thời cũng chia sẻ thêm: TMĐT Trung Quốc được
“ nảy mầm ” trong những năm 1997 – 1999, tuy nhiên phải đến những năm 2003 – 2004 mới có dấu hiệu phát triển Dẫn lại “Báo cáo thống
kê tình hình phát triển mạng Internet Trung Quốc lần thứ 27 ” của
Trung tâm thông tin mạng Internet Trung Quốc (CNNIC), ông Sun Yan cho hay tính đến cuối tháng 12/2010, 43% doanh nghiệp Trung Quốc
có website riêng hoặc có gian hàng trên các website, diễn đàn TMĐT, trình độ ứng dụng TMĐT hoặc marketing online của doanh nghiệp vừa
và nhỏ đạt 42,1%, thanh toán online hoặc ngân hàng trực tuyến cũng tăng lần lượt 45,8% và 48,2% trong năm 2010, vượt xa các ứng dụng
khác của Internet… “Để có thể “kích” được TMĐT, thì lĩnh vực viễn
thông, Internet hạ tầng băng thông rộng cũng không thể phát triển chậm chạp ”, ông Sun Yan nhấn mạnh