Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 210 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
210
Dung lượng
1,11 MB
Nội dung
PHÁNQUYẾT SỐ 1 TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH ĐỘC LẬP CỦA ĐIỀU KHOẢN TRỌNGTÀI Các bên: Nguyên đơn : Người bán Đức Bị đơn: Người mua Rumani Các vấn đề được đề cập: − Điều khoản trọngtài − Ảnh hưởng của điều khoản bảo lưu tới hiệu lực của hợp đồng và của điều khoản trọngtài Tóm tắt vụ việc: HỢP TÁC LÀM PHIM Nguyên đơn và Bị đơn đã ký một Thoả thuận (hợp đồng) trong đó có chứa một điều khoản bảo lưu với nội dung như sau "Thoả thuận này sẽ có giá trị sau khi thư tín dụng được mở". Bị đơn, sau khi có được bảo lãnh của Chính phủ để mở thư tín dụng, đã yêu cầu Nguyên đơn giao hàng ngay trước khi thư tín dụng được mở. Nguyên đơn đã thực hiện việc giao hàng theo yêu cầu này của Bị đơn. Sau khi đã thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ trong hợp đồng mà chỉ được thanh toán một phần tiền hàng, Nguyên đơn đã khởi kiện ra trọngtài yêu cầu Bị đơn thanh toán nốt số tiền còn lại. Bị đơn không chấp nhận thẩm quyền của trọngtài với lập luận rằng vì điều khoản bảo lưu (việc mở thư tín dụng) đã không được thực hiện nên hợp đồng coi như chưa có hiệu lực và điều khoản trọng tài, vì thế, cũng không có hiệu lực. Phánquyết của trọng tài: Vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất trong vụ kiện này là khi điều kiện bảo lưu quy định trong hợp đồng chính không được thoả mãn, hợp đồng trở nên vô hiệu thì sự vô hiệu của hợp đồng có kéo theo sự vô hiệu của điều khoản trọngtài hay không. Trên thực tế thoả thuận về trọngtài thông thường được thể hiện đơn giản dưới hình thức một điều khoản trọngtài và đưa vào hợp đồng thương mại (như hợp đồng mua bán hàng hoá, mua bán bản quyền, vận chuyển ). Thực tế, điều khoản trọngtài có 1 thể được hiểu là "một hợp đồng trong một hợp đồng". Chúng ta không nên lẫn lộn điều khoản trọngtài với hợp đồng chính mà nó dẫn chiếu tới. Bởi đây là hai loại thoả thuận có đối tượng pháp lý hoàn toàn khác nhau: Điều khoản trọngtài xác định thủ tục tố tụng sẽ được áp dụng trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa các bên còn Hợp đồng chính quy định nghĩa vụ và quyền lợi của các bên. Thông thường điều khoản trọngtài có một mức độ độc lập nhất định đối với hợp đồng chính. Điều khoản này không bị tác động bởi những lý do vô hiệu của hợp đồng chính. Nói một cách khác, việc vô hiệu của hợp đồng chính không thể ảnh hưởng tới tiến trình tố tụng bằng trọng tài. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là hợp đồng chính không có ảnh hưởng gì tới điều khoản trọng tài. Có những lý do vô hiệu có tác động tới cả hai thoả thuận trên như vi phạm nguyên tắc tự nguyện khi ký kết hoặc sự không có năng lực trong ký kết hợp đồng của các bên. Về mặt pháp lý, Điều 343 Luật dân sự của Rumani (luật được chọn để điều chỉnh hợp đồng) có quy định: "Hiệu lực của điều khoản trọngtài độc lập với hiệu lực của hợp đồng chứa đựng nó". Thực tế, vấn đề hợp đồng chính trong vụ việc này có hiệu lực hay không cũng còn phải xem xét lại bởi theo thoả thuận mới giữa hai bên (Bị đơn yêu cầu và Nguyên đơn chấp nhận yêu cầu đó), việc giao hàng được tiến hành trước khi thư tín dụng được mở, tức là điều khoản bảo lưu không còn nữa. Tuy nhiên, trong vụ việc này uỷ ban trọngtài chỉ có nhiệm vụ xem xét xem điều khoản trọngtàitrong hợp đồng có hiệu lực hay không. Với lập luận rằng "vì thoả thuận trọngtài là một thoả thuận độc lập nên dù hợp đồng chính bị tác động bởi điều khoản bảo lưu, thoả thuận này vẫn không hề bị ảnh hưởng bởi điều khoản bảo lưu nói trên", trọngtàiquyết định mình có thẩm quyền giải quyết và bác yêu cầu của Bị đơn. 2 3 PHÁNQUYẾT SỐ 2 TRANH CHẤP VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG THIẾT BỊ HPA Các bên: Nguyên đơn : Người mua Đông Phi Bị đơn: Người cung cấp Mỹ Các vấn đề được đề cập: − Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp quy cách phẩm chất − Trách nhiệm hạn chế thiệt hại trong hợp đồng − Điều khoản giải quyết tranh chấp bằng thương lượng Tóm tắt vụ việc: Để phục vụ cho việc vận hành một trạm vệ tinh mặt đất tại Đông Phi, tháng 4 năm 1978, Nguyên đơn, một công ty Đông Phi, đã ký một hợp đồng mua, vận chuyển và lắp đặt một bộ khuyếch đại sóng cực ngắn (sau đây gọi tắt là "HPA") với Bị đơn, một nhà cung cấp Mỹ. Hợp đồng quy định luật áp dụng là luật của bang California và mọi tranh chấp sẽ được giải quyết bằng trọngtài của Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốctếtại Geneva. Nguyên đơn ký “Bản Chấp Nhận” đối với hệ thống "HPA" tại nhà máy của Bị đơn tại Mỹ vào tháng 6 năm 1979, sau đó tại công trường tại nước Đông Phi. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, hệ thống "HPA" luôn gặp trục trặc và vào tháng 1 năm 1980, ngừng hoạt động. Kể từ đó, mặc dù hai bên đã vài lần cố gắng sửa chữa tại Đông Phi, hệ thống HPA vẫn không thể hoạt động bình thường. Nguyên nhân của việc hệ thống HPA liên tục bị hỏng là do việc lắp đặt không đúng thiết bị. Cụ thể, hệ thống cung cấp điện mà HPA yêu cầu không phù hợp với hệ thống điện sẵn có tại hiện trường. Cuối cùng vào tháng 4 năm 1981, các bên quyết định gửi hệ thống HPA trở lại nhà máy của Bị đơn tại Mỹ. Tháng 5 năm 1981 Bị đơn đề nghị được sửa hệ thống HPA nhưng Nguyên đơn không chấp nhận. Hai bên cũng đã tiến hành thương lượng nhiều lần về việc sửa chữa này nhưng không đạt kết quả. Ngày 25 tháng 11 năm 1981, Nguyên đơn đã huỷ bỏ “Bản Chấp Nhận” hệ thống HPA mà mình đã ký trước đây và mua một hệ thống HPA từ một nhà sản xuất khác để thay thế cho hệ thống HPA của Bị đơn. Nguyên đơn đã khởi kiện ra trọngtài yêu cầu Bị đơn: − Hoàn lại số tiền đã thanh toán theo hợp đồng, 4 − Bồi thường khoản chênh lệch giữa giá mua của hệ thống HPA cũ và hệ thống HPA thay thế, − Bồi thường những thiệt hại ngẫu nhiên và những thiệt hại nhân quả kéo theo. Phánquyết của trọng tài: Vấn đề chủ yếu mà trọngtài cần xác định trong vụ việc này là liệu đây có phải là một trường hợp cung cấp hàng không đúng phẩm chất, qui cách theo hợp đồng hay không. Nguyên đơn khiếu nại đòi huỷ bỏ Bản Chấp nhận đối với hệ thống HPA, đối tượng của hợp đồng. Lý do Nguyên đơn (người mua) nêu ra là tính không phù hợp của hàng hoá được giao với hàng hoá miêu tả trong hợp đồng. Uỷ ban trọngtài lập luận như sau: Theo điều 2608 của Luật Thương Mại California, người mua có thể huỷ bỏ Hợp đồng của mình đối với một lô hàng hoặc một đơn vị hàng hoá khi lô hàng đó được giao không đúng với quy cách phẩm chất quy định, gây thiệt hại lớn cho người mua trong những trường hợp sau: - Sự không phù hợp về quy cách phẩm chất đó có thể được khắc phục nhưng lại không được khắc phục một cách hợp lý. - Người mua đã chấp nhận hàng hoá được giao mà không biết rằng chất lượng và quy cách hàng hoá không phù hợp với hợp đồng do lỗi về chất lượng và quy cách này rất khó phát hiện khi nhận hàng giao hoặc do người bán đã có bảo đảm trước về chất lượng hàng hoá. Vấn đề cần làm rõ là liệu việc hệ thống HPA không hoạt động được tại hiện trường có được coi là sự không phù hợp của hệ thống HPA với các quy cách phẩm chất quy định tại hợp đồng hay không. Và ngay cả trong trường hợp không phù hợp với hợp đồng thì liệu đây có phải là một trường hợp được phép huỷ hợp đồng như qui định tại Điều 2608 hay không. Theo các quy định của hợp đồng, nghĩa vụ hợp đồng của Bị đơn đối với hệ thống HPA không chỉ đơn thuần là bán và giao hàng mà còn phải lắp đặt hệ thống HPA tại hiện trường. Mục A của hợp đồng qui định "Người bán có nghĩa vụ giao, lắp đặt và kiểm tra tại hiện trường bộ khuyếch đại và quản lý, giám sát cũng như đốc thúc công việc cần phải thực hiện". Uỷ ban trọngtài cho rằng nghĩa vụ lắp đặt tại hiện trường kéo theo trách nhiệm phải bảo đảm rằng hệ thống HPA sẽ được xây lắp theo đúng quy cách phẩm chất cần thiết phù hợp với điều kiện thực tếtại công trường cho dù điều đó không được quy định cụ thể trongphần B "Quy cách phẩm chất" của hợp đồng. Bởi vậy, vì không thiết kế được hệ thống HPA với những quy cách phẩm chất cần thiết để vận hành được tại hiện trường, Bị đơn đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. 5 Một vấn đề nữa là liệu Nguyên đơn có phải chia sẻ trách nhiệm với Bị đơn hay không, vì trong thời gian đàm phán Nguyên đơn đã biết rằng hệ thống HPA phải phù hợp với hệ thống phân phối điện tại hiện trường và như thế mới có thể dễ dàng đáp ứng được mọi quy cách phẩm chất quy định tạiphần B của hợp đồng. Uỷ ban trọngtài thấy không cần thiết phải nghiên cứu vấn đề này, vì trên thực tế, vào tháng 12 năm 1978, cụ thể là trong thời gian thiết kế và xây dựng hệ thống HPA, ngay trước thời điểm chuyển giao, ông B, nhân viên điều hành chịu trách nhiệm về phần sản xuất hệ thống HPA của Bị đơn, đã nhận được thông báo từ một trong các kỹ sư của mình tại hiện trường là tâm điểm được sử dụng là tâm điểm khác với tâm điểm được thiết kế cho hệ thống HPA. Uỷ ban trọngtài kết luận rằng việc hệ thống HPA không thể vận hành trong các điều kiện thực tếtại hiện trường cấu thành lỗi "không phù hợp" và tạo thành lỗi trong hợp đồng của Bị đơn. Xét trên khía cạnh này, những quy định của điều 2608 của luật thương mại California đã được đáp ứng. Uỷ ban trọngtài cũng cho rằng những điều kiện pháp lý nêu tại điều 2608 của luật thương mại California về huỷ bỏ Chấp nhận cũng được thỏa mãn. Uỷ ban trọngtài kết luận rằng, Nguyên đơn được quyền huỷ bỏ Chấp nhận hệ thống HPA, được hoàn trả lại tiền đã thanh toán và bồi thường khoản chênh lệch giá do phải mua một hệ thống HPA khác để thay thế. Uỷ ban trọngtài bác yêu cầu của Nguyên đơn về các thiệt hại ngẫu nhiên và nhân quả kéo theo do Nguyên đơn đã không đưa ra được các chứng cứ chứng minh cho các thiệt hại này. 6 PHÁNQUYẾT SỐ 3 TRANH CHẤP VỀ TÍNH VÔ HIỆU CỦA HỢP ĐỒNG ĐỔI HÀNG Các bên: Nguyên đơn : Hai doanh nghiệp Nam Tư Bị đơn: Một công ty Thụy Sĩ Các vấn đề được đề cập: − Luật áp dụng đối với Hợp đồng − Tính vô hiệu của hợp đồng: do trái với tập quán, vi phạm chính sách chung − Hậu quả của tính vô hiệu Tóm tắt vụ việc: Quan hệ phát sinh từ giao dịch giữa các bên đã được thiết lập thông qua việc đổi hàng hoá xuất khẩu từ Nam Tư để lấy hàng hoá nhập khẩu khác. Thực chất chỉ Hợp đồng nhập khẩu là có thực, còn Hợp đồng xuất khẩu là không có thực vì mục đích của việc thiết lập quan hệ này là nhằm thu được nguồn tài chính cần thiết và thực hiện việc quy đổi ngoại tệ để thanh toán hàng hoá nhập khẩu. Trên thực tế, hàng hoá xuất khẩu đã được giao tại Nam Tư và được thanh toán bằng Franc Thuỵ Sỹ. Các Nguyên đơn (trong đó có một doanh nghiệp đã phá sản) yêu cầu huỷ bỏ giao dịch và đòi bồi thường thiệt hại. Phánquyết của trọng tài: 1. Luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng giữa các bên: Theo Nguyên đơn, luật Nam Tư sẽ là luật áp dụng, còn Bị đơn cho rằng luật Thuỵ Sỹ sẽ là luật áp dụng. Theo đoạn 3 và 5, Điều 13 của Quy tắc Trọng tàiQuốctế ICC, các bên được tự do quyết định luật áp dụng để giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp các bên không có bất kỳ thoả thuận nào về luật áp dụng thì Uỷ ban trọngtài sẽ chỉ định luật áp dụng theo nguyên tắc mà Uỷ ban trọngtài cho là thích hợp. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp Uỷ ban trọngtài phải tính đến các điều khoản của hợp đồng và các tập quán thương mại. Qui định này cũng được nêu trong Điều VII của Công ước Geneva về Trọngtài Thương mại Quốctế ký ngày 21 tháng 4 năm 1961 và trong Điều 33 đoạn 1 và 3 Quy tắc Trọng tàiQuốctế UNCITRAL. Về vấn đề này, hầu hết các học thuyết hiện nay về thẩm quyền của trọngtài và các án lệ trọng tàiquốctế đều thừa nhận rằng trong việc xác định luật áp dụng, Uỷ ban 7 trọngtài có thể bỏ qua các qui tắc luật xung đột và áp dụng trực tiếp các qui tắc luật thực chất. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các trọngtài viên được tự do lựa chọn luật áp dụng, được ưu tiên áp dụng luật này hay luật khác. Việc lựa chọn luật của các trọngtài viên phải dựa trên các yếu tố khách quan như các điều khoản của hợp đồng liên quan, các tập quán thương mại. Ngoài ra, Trọngtài cũng phải căn cứ vào các qui tắc nêu trong bản dự thảo nguyên tắc về luật áp dụng đối với hợp đồng quốc tế, một công trình nghiên cứu của Uỷ ban Thực tiễn Thương mại Quốctế của ICC đưa ra tại Hội nghị Stockholm ngày 9 tháng 10 năm 1981. Theo Điều 3 Công ước về Luật áp dụng đối với Hợp đồng Mua bán Hàng hoá Quốctế ký tại La Haye ngày 15 tháng 6 năm 1955, hợp đồng mua bán được điều chỉnh bởi luật quốc gia của nước mà người bán có trụ sở thường trú tại thời điểm nhận được đơn đặt hàng. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán sẽ được điều chỉnh bởi luật quốc gia của nước mà bên mua có trụ sở chính, nếu như đó là nơi mà người bán nhận đơn đặt hàng. Các qui định tư pháp quốctế của Thuỵ Sỹ, Pháp và Nam Tư vào thời điểm này cũng có những quy tắc tương tự trong việc xác định luật áp dụng cho các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mua bán: Vấn đề đầu tiên là phải xác định những điểm quan trọng nhất khi thực hiện hợp đồng. Tiếp theo cần xác định lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ nhất với việc thực hiện hợp đồng, hoặc theo như ý kiến của Toà án liên bang Thuỵ Sỹ, thì phải định ra "trung tâm" của Hợp đồng. Các yếu tố này sẽ là cơ sở chủ yếu để xác định luật áp dụng đối với hợp đồng. Đây cũng là giải pháp đưa ra trong Công ước Châu Âu về Luật áp dụng đối với Nghĩa vụ hợp đồng được các nước thành viên ký kết tại Rome, ngày 19 tháng 6 năm 1980. Uỷ ban trọngtài cho rằng trong vụ việc này Nguyên đơn phải chịu sự điều chỉnh của luật Nam Tư đối với việc quản lý xuất nhập khẩu. Luật này bao gồm các quy định chung về phạt tiền và thậm chí bị phạt tù theo như văn bản sửa đổi luật này và được áp dụng cho bất cứ hợp đồng xuất nhập khẩu nào ở Nam Tư. Ngoài ra, căn cứ vào các điều khoản ghi trong các chứng từ hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng, Uỷ ban trọngtài cho rằng luật áp dụng đối với quan hệ hợp đồng là luật Nam Tư. 2. Sự vô hiệu của hợp đồng xuất khẩu: Trên thực tế, không hề có bất kỳ thông tin chi tiết nào về Hợp đồng xuất khẩu và các trọngtài viên đã đi đến kết luận rằng hợp đồng này là không có thực và các bên đã vi phạm qui định về quy đổi ngoại tệ. Uỷ ban trọngtài cho rằng: "Về mặt nguyên tắc, những thoả thuận trái với qui định bắt buộc của luật hoặc trái với chính sách chung, trái đạo đức và tập quán là không hợp lệ và vô hiệu. Điều này được qui định trong Điều 879 Luật Dân sự Áo, được áp dụng tại Croatia và 8 Slovakia năm 1974, cũng như được qui định trong Luật về Nghĩa vụ hợp đồng có hiệu lực từ năm 1978 của Nam Tư. Nguyên tắc này cũng được tất cả các nước và các hệ thống pháp luật khác công nhận. Đây có thể coi là một yếu tố của luật hợp đồng được cộng đồng quốctế thừa nhận rộng rãi". Trong vụ việc này, các bên đã ký kết một hợp đồng không có thực, vi phạm luật Nam Tư và thông qua việc dùng nhà xuất khẩu không có thực để thu được một khoản tín dụng cũng không có thực. Vì vậy, tại thời điểm giao kết hợp đồng đã có vi phạm luật, cũng như vi phạm đạo đức và trái với tập quán. Ngoài ra, Điều 7 Hợp đồng xuất nhập khẩu ký kết giữa các bên qui định: "Toàn bộ các điều khoản nêu trên của hợp đồng này là không thể tách rời và các bên phải có nghĩa vụ thực hiện đúng theo hợp đồng". Từ các lập luận trên, Uỷ ban trọngtài đi đến kết luận rằng: Hợp đồng xuất khẩu là không hợp lệ và vô hiệu. Hệ quả của sự vô hiệu nói trên là hai hợp đồng nhập khẩu hàng hoá cũng không hợp lệ và vô hiệu vì Điều 7 của hợp đồng gốc qui định về tính thống nhất của các điều khoản trong hợp đồng (tức là sự thống nhất giữa các Hợp đồng nhập khẩu và xuất khẩu). 3. Hậu quả của việc hợp đồng vô hiệu: Theo luật Nam Tư, Hợp đồng vô hiệu dẫn tới việc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của các bên, có nghĩa là mỗi bên phải hoàn lại những lợi ích mà họ đã nhận được từ hợp đồng, không đền bù thiệt hại, trừ khi có lợi ích bị vi phạm. Kết luận của Uỷ ban trọngtài là hợp đồng nhập khẩu không hợp lệ và vô hiệu, hậu quả là một trong các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu mà không có bất cứ bồi thường nào trừ khi lợi ích bị vi phạm. Vấn đề tiếp theo là việc xác định khoản tiền mà Bị đơn phải hoàn trả. Bị đơn sẽ phải hoàn trả khoản tiền tín dụng do Nguyên đơn mở là 5.398.986,51 Franc Thuỵ Sỹ. Các Nguyên đơn còn thực hiện một số chi phí khác nhưng không mang lại lợi nhuận cho Bị đơn, vì vậy Bị đơn không phải hoàn trả các chi phí này. Bị đơn phải hoàn trả khoản tiền bằng Franc Thuỵ Sỹ. Khoản tiền này trước đây do một trong các Nguyên đơn thanh toán cho Bị đon tại Thuỵ Sỹ vì vậy các lợi ích bị vi phạm phải được tính theo tỷ giá áp dụng cho lãi suất áp dụng cho thanh toán quá hạn ở Thuỵ Sỹ, tức là 5% theo Điều 104 Luật nghĩa vụ hợp đồng của Thuỵ Sỹ. Như vậy các Nguyên đơn được quyền đòi Bị đơn bồi thường khoản lãi trên số tiền đã thanh toán cho Bị đơn tính từ ngày thực hiện việc thanh toán với lãi suất là 5%. Phánquyết của Uỷ ban trọngtài như sau: − Hợp đồng gốc và ba hợp đồng liên quan là không hợp lệ và vô hiệu do vi 9 phạm luật Nam Tư và trái với đạo đức và tập quán. − Các Nguyên đơn phải tự chịu các chi phí gửi trả lại hàng hoá nhập khẩu mà Bị đơn đã giao cho họ tại nơi đăng ký trụ sở của Bị đơn. − Bị đơn phải trả cho Nguyên đơn khoản tiền ứng trước 5.398.986,51 Franc Thuỵ Sỹ vào tài khoản theo thư tín dụng tại ngân hàng X. − Nguyên đơn có quyền hưởng lãi suất theo tỷ lệ 5% tính từ ngày đã trả tiền cho tới ngày Bị đơn thực hiện việc bồi hoàn. − Mỗi bên phải thanh toán một nửa thù lao và phí trọngtài do Uỷ ban trọngtàiquyết định. 10 [...]... định cụ thể về vấn đề này như sau: "Trong mọi trường hợp, Người Mua sẽ mất quyền được khiếu nại về hàng giao không phù hợp với quy cách phẩm chất quy định trong hợp đồng nếu Người Mua không gửi thông báo về việc này cho Người Bán trong một thời hạn là hai năm kể từ ngày hàng được giao cho Người Mua, trừ khi hàng hoá được bảo hành trong thời gian dài hơn hai năm." Trong trường hợp đang xét, Nguyên đơn... rất ít loại giầy này trong kho dự trữ Hơn nữa Bị đơn đã không hề để cho Nguyên đơn biết những nguồn mà Nguyên đơn có thể, vào cuối tháng 9 năm đó, mua bổ sung được hàng tương tự với loại được miêu tả trong hợp đồng Vì vậy, trong trường hợp này sẽ là không thoả đáng nếu miễn cho Bị đơn tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng 3 Về thiệt hại do mất uy tín: Xét tới thực tế là trong số 127.000 đôi... thời hạn như quy định trong hợp đồng, do đó đã tiến hành khởi kiện ra trọngtài yêu cầu được bồi thường thiệt hại Về phần mình, Bị đơn khiếu nại lại người cung cấp của mình là bên C, do lỗi giao hàng chậm Phán quyết của trọng tài: Trong thương mại quốctế có rất nhiều lý do khiến cho một trong các bên ký kết hợp đồng không thể thực hiện được đầy đủ những nghĩa vụ của mình, một trong những lý do mà các... không phải gánh chịu bất cứ nghĩa vụ nào trong tương lai Theo tinh thần nêu trên, nếu như một pháp nhân là Bị đơn trong quá trình tố tụng thì khi pháp nhân đó giải thể thì họ cũng không phải gánh chịu bất cứ nghĩa vụ nào mà trong tương lai do các phánquyết của các cơ quan tài phán, nếu vậy thì ở đây là Bị đơn có thể lợi dụng điểm này để trốn tránh trách nhiệm trong quá trình tố tụng Vì vậy, phần lớn... tài ICC đều chỉ ra rằng: Trong trường hợp Bị đơn là một pháp nhân tuyên bố giải thể, thì không có nghĩa rằng họ sẽ được giải phóng khỏi toàn bộ nghĩa vụ phát sinh từ các hoạt động trong quá khứ và từ các phánquyết của cơ quan tàiphántrong tương lai, mà thay vào đó họ vẫn phải duy trì tư cách tố tụng của mình cho đến khi quá trình tố tụng thực sự chấm dứt, đại diện cho Bị đơn trong trường hợp này sẽ... trễ nghĩa vụ nhận hàng - trong trường hợp này cần đi sâu vào những dấu hiệu mà một sự kiện Bất khả kháng cần phải có, đó là hai dấu hiệu: Không thể dự liệu trước rằng sự kiện đó sẽ xảy ra trong tương lai và hậu quả mà nó gây ra là không thể tránh được Một vấn đề khác có liên quan là việc tính toán tổng số thiệt hại phải bồi thường trong trường hợp không có một điều khoản nào trong Hợp đồng đang có tranh... BẤT KHẢ KHÁNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN GỖ Các bên: Nguyên đơn : Bên mua Syri Bị đơn: Bên bán Ghana Các vấn đề được đề cập: − Việc vi phạm hợp đồng của Bị đơn − Trường hợp bất khả kháng − Việc Nguyên đơn từ chối hợp đồng − Các thiệt hại (giá chênh lệch, mất lợi nhuận, các chi phí ngân hàng) Tóm tắt vụ việc: Ngày 15 tháng 8 năm 1979, Nguyên đơn đã ký hợp đồng mua của Bị đơn 500 0 m gỗ dán và 500 0 m3 gỗ khối... 1979, Bị đơn thông báo cho Nguyên đơn bằng Telex rằng do mưa lớn, thiếu nhiên liệu và một số lý do khác, họ không thể giao hàng theo đúng lịch định Ngày 16 tháng 12 năm 1979 chuyến hàng đầu tiên chỉ có 218,671 m 3 gỗ dán và 415,904 m3 gỗ khối đã rời Ghana đi Syri Sau đó, Bị đơn thông báo cho Nguyên đơn hẹn sẽ gửi chuyến hàng thứ hai gồm 2500 m3 gỗ dán và 1500 m3 gỗ khối vào cuối tháng 1 năm 1980 Nguyên... lượng Phán quyết của trọng tài: Trong giao dịch thương mại, việc hàng hoá được giao không đúng quy cách phẩm chất quy định trong hợp đồng xảy ra khá thường xuyên và điều đó thường kéo theo những thiệt hại không nhỏ cho người mua hàng Về mặt pháp lý, người mua có quyền yêu cầu người bán bồi thường cho mình những thiệt hại phát sinh từ việc giao hàng không đúng như quy cách trong hợp đồng Tuy nhiên, một... hợp đồng sẽ được chọn Người có quyền trong hợp đồng mua bán hàng hoá này là người bán hàng Căn cứ vào các cơ sở trên, Uỷ ban trọngtài xét thấy luật của nước Nguyên đơn là luật thích hợp nhất để điều chỉnh hợp đồng giữa Nguyên đơn và Bị đơn Ngoài ra, Điều 13 Công ước Hague cũng quy định thêm rằng "Trong mọi trường hợp, Uỷ ban trọngtài phải xem xét tới các quy định trong hợp đồng và những tập quán thương . hợp đồng mua của Bị đơn 500 0 m 3 gỗ dán và 500 0 m 3 gỗ khối theo những điều kiện sau: a. Chuyến hàng đầu tiên gồm 3000 m 3 gỗ dán và 1000 m 3 gỗ khối sẽ được giao trong vòng hai tháng kể. được mở, tức là điều khoản bảo lưu không còn nữa. Tuy nhiên, trong vụ việc này uỷ ban trọng tài chỉ có nhiệm vụ xem xét xem điều khoản trọng tài trong hợp đồng có hiệu lực hay không. Với lập luận rằng. cung cấp Mỹ Các vấn đề được đề cập: − Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp quy cách phẩm chất − Trách nhiệm hạn chế thiệt hại trong hợp đồng − Điều khoản giải quyết tranh chấp