Nguyên đơn và Bị đơn đã ký một Thoả thuận (hợp đồng) trong đó có chứa một điều khoản bảo lưu với nội dung như sau "Thoả thuận này sẽ có giá trị sau khi thư tín dụng được mở". Bị đơn, sau khi có được bảo lãnh của Chính phủ để mở thư tín dụng, đã yêu cầu Nguyên đơn giao hàng ngay trước khi thư tín dụng được mở. Nguyên đơn đã thực hiện việc giao hàng theo yêu cầu này của Bị đơn. Sau khi đã thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ trong hợp đồng mà chỉ được thanh toán một phần tiền hàng, Nguyên đơn đã khởi kiện ra trọng tài yêu cầu Bị đơn thanh toán nốt số tiền còn lại. Bị đơn không chấp nhận thẩm quyền của trọng tài với lập luận rằng vì điều khoản bảo lưu (việc mở thư tín dụng) đã không được thực hiện nên hợp đồng coi như chưa có hiệu lực và điều khoản trọng tài, vì thế, cũng không có hiệu lực. Phán quyết của trọng tài: Vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất trong vụ kiện này là khi điều kiện bảo lưu quy định trong hợp đồng chính không được thoả mãn, hợp đồng trở nên vô hiệu thì sự vô hiệu của hợp đồng có kéo theo sự vô hiệu của điều khoản trọng tài hay không. Trên thực tế thoả thuận về trọng tài thông thường được thể hiện đơn giản dưới hình thức một điều khoản trọng tài và đưa vào hợp đồng thương mại (như hợp đồng mua bán hàng hoá, mua bán bản quyền, vận chuyển...). Thực tế, điều khoản trọng tài có thể được hiểu là "một hợp đồng trong một hợp đồng". Chúng ta không nên lẫn lộn điều khoản trọng tài với hợp đồng chính mà nó dẫn chiếu tới. Bởi đây là hai loại thoả thuận có đối tượng pháp lý hoàn toàn khác nhau: Điều khoản trọng tài xác định thủ tục tố tụng sẽ được áp dụng trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa các bên còn Hợp đồng chính quy định nghĩa vụ và quyền lợi của các bên. Thông thường điều khoản trọng tài có một mức độ độc lập nhất định đối với hợp đồng chính. Điều khoản này không bị tác động bởi những lý do vô hiệu của hợp đồng chính. Nói một cách khác, việc vô hiệu của hợp đồng chính không thể ảnh hưởng tới tiến trình tố tụng bằng trọng tài.
Trang 1PHÁN QUYẾT SỐ 1
TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH ĐỘC LẬP CỦA ĐIỀU KHOẢN TRỌNG TÀI Các bên:
Nguyên đơn : Người bán Đức
Bị đơn : Người mua Rumani
Các vấn đề được đề cập:
− Điều khoản trọng tài
− Ảnh hưởng của điều khoản bảo lưu tới hiệu lực của hợp đồng và củađiều khoản trọng tài
Tóm tắt vụ việc:
HỢP TÁC LÀM PHIM
Nguyên đơn và Bị đơn đã ký một Thoả thuận (hợp đồng) trong đó có chứa mộtđiều khoản bảo lưu với nội dung như sau "Thoả thuận này sẽ có giá trị sau khi thư tíndụng được mở"
Bị đơn, sau khi có được bảo lãnh của Chính phủ để mở thư tín dụng, đã yêu cầuNguyên đơn giao hàng ngay trước khi thư tín dụng được mở Nguyên đơn đã thực hiệnviệc giao hàng theo yêu cầu này của Bị đơn
Sau khi đã thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ trong hợp đồng mà chỉ được thanhtoán một phần tiền hàng, Nguyên đơn đã khởi kiện ra trọng tài yêu cầu Bị đơn thanhtoán nốt số tiền còn lại
Bị đơn không chấp nhận thẩm quyền của trọng tài với lập luận rằng vì điềukhoản bảo lưu (việc mở thư tín dụng) đã không được thực hiện nên hợp đồng coi nhưchưa có hiệu lực và điều khoản trọng tài, vì thế, cũng không có hiệu lực
Phán quyết của trọng tài:
Vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất trong vụ kiện này là khi điều kiện bảo lưu quyđịnh trong hợp đồng chính không được thoả mãn, hợp đồng trở nên vô hiệu thì sự vôhiệu của hợp đồng có kéo theo sự vô hiệu của điều khoản trọng tài hay không
Trên thực tế thoả thuận về trọng tài thông thường được thể hiện đơn giản dướihình thức một điều khoản trọng tài và đưa vào hợp đồng thương mại (như hợp đồngmua bán hàng hoá, mua bán bản quyền, vận chuyển ) Thực tế, điều khoản trọng tài có
Trang 2thể được hiểu là "một hợp đồng trong một hợp đồng".
Chúng ta không nên lẫn lộn điều khoản trọng tài với hợp đồng chính mà nó dẫnchiếu tới Bởi đây là hai loại thoả thuận có đối tượng pháp lý hoàn toàn khác nhau:Điều khoản trọng tài xác định thủ tục tố tụng sẽ được áp dụng trong trường hợp cótranh chấp phát sinh giữa các bên còn Hợp đồng chính quy định nghĩa vụ và quyền lợicủa các bên Thông thường điều khoản trọng tài có một mức độ độc lập nhất định đốivới hợp đồng chính Điều khoản này không bị tác động bởi những lý do vô hiệu của hợpđồng chính Nói một cách khác, việc vô hiệu của hợp đồng chính không thể ảnh hưởngtới tiến trình tố tụng bằng trọng tài
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là hợp đồng chính không có ảnh hưởng gìtới điều khoản trọng tài Có những lý do vô hiệu có tác động tới cả hai thoả thuận trênnhư vi phạm nguyên tắc tự nguyện khi ký kết hoặc sự không có năng lực trong ký kếthợp đồng của các bên
Về mặt pháp lý, Điều 343 Luật dân sự của Rumani (luật được chọn để điều chỉnhhợp đồng) có quy định: "Hiệu lực của điều khoản trọng tài độc lập với hiệu lực của hợpđồng chứa đựng nó"
Thực tế, vấn đề hợp đồng chính trong vụ việc này có hiệu lực hay không cũngcòn phải xem xét lại bởi theo thoả thuận mới giữa hai bên (Bị đơn yêu cầu và Nguyênđơn chấp nhận yêu cầu đó), việc giao hàng được tiến hành trước khi thư tín dụng được
mở, tức là điều khoản bảo lưu không còn nữa Tuy nhiên, trong vụ việc này uỷ bantrọng tài chỉ có nhiệm vụ xem xét xem điều khoản trọng tài trong hợp đồng có hiệu lực
hay không Với lập luận rằng "vì thoả thuận trọng tài là một thoả thuận độc lập nên dù
hợp đồng chính bị tác động bởi điều khoản bảo lưu, thoả thuận này vẫn không hề bị ảnh hưởng bởi điều khoản bảo lưu nói trên", trọng tài quyết định mình có thẩm quyền
giải quyết và bác yêu cầu của Bị đơn
Trang 4PHÁN QUYẾT SỐ 2 TRANH CHẤP VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG THIẾT BỊ HPA
Các bên:
Nguyên đơn : Người mua Đông Phi
Bị đơn : Người cung cấp Mỹ
Các vấn đề được đề cập:
− Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp quy cáchphẩm chất
− Trách nhiệm hạn chế thiệt hại trong hợp đồng
− Điều khoản giải quyết tranh chấp bằng thương lượng
Nguyên đơn ký “Bản Chấp Nhận” đối với hệ thống "HPA" tại nhà máy của Bịđơn tại Mỹ vào tháng 6 năm 1979, sau đó tại công trường tại nước Đông Phi
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, hệ thống "HPA" luôn gặp trục trặc và vàotháng 1 năm 1980, ngừng hoạt động Kể từ đó, mặc dù hai bên đã vài lần cố gắng sửachữa tại Đông Phi, hệ thống HPA vẫn không thể hoạt động bình thường
Nguyên nhân của việc hệ thống HPA liên tục bị hỏng là do việc lắp đặt khôngđúng thiết bị Cụ thể, hệ thống cung cấp điện mà HPA yêu cầu không phù hợp với hệthống điện sẵn có tại hiện trường
Cuối cùng vào tháng 4 năm 1981, các bên quyết định gửi hệ thống HPA trở lạinhà máy của Bị đơn tại Mỹ Tháng 5 năm 1981 Bị đơn đề nghị được sửa hệ thống HPAnhưng Nguyên đơn không chấp nhận Hai bên cũng đã tiến hành thương lượng nhiềulần về việc sửa chữa này nhưng không đạt kết quả Ngày 25 tháng 11 năm 1981,Nguyên đơn đã huỷ bỏ “Bản Chấp Nhận” hệ thống HPA mà mình đã ký trước đây vàmua một hệ thống HPA từ một nhà sản xuất khác để thay thế cho hệ thống HPA của Bịđơn
Nguyên đơn đã khởi kiện ra trọng tài yêu cầu Bị đơn:
− Hoàn lại số tiền đã thanh toán theo hợp đồng,
Trang 5− Bồi thường khoản chênh lệch giữa giá mua của hệ thống HPA cũ và hệ thốngHPA thay thế,
− Bồi thường những thiệt hại ngẫu nhiên và những thiệt hại nhân quả kéo theo
Phán quyết của trọng tài:
Vấn đề chủ yếu mà trọng tài cần xác định trong vụ việc này là liệu đây có phải làmột trường hợp cung cấp hàng không đúng phẩm chất, qui cách theo hợp đồng haykhông
Nguyên đơn khiếu nại đòi huỷ bỏ Bản Chấp nhận đối với hệ thống HPA, đốitượng của hợp đồng Lý do Nguyên đơn (người mua) nêu ra là tính không phù hợp củahàng hoá được giao với hàng hoá miêu tả trong hợp đồng
Uỷ ban trọng tài lập luận như sau:
Theo điều 2608 của Luật Thương Mại California, người mua có thể huỷ bỏ Hợpđồng của mình đối với một lô hàng hoặc một đơn vị hàng hoá khi lô hàng đó được giaokhông đúng với quy cách phẩm chất quy định, gây thiệt hại lớn cho người mua trongnhững trường hợp sau:
- Sự không phù hợp về quy cách phẩm chất đó có thể được khắc phục nhưng lạikhông được khắc phục một cách hợp lý
- Người mua đã chấp nhận hàng hoá được giao mà không biết rằng chất lượng vàquy cách hàng hoá không phù hợp với hợp đồng do lỗi về chất lượng và quy cách nàyrất khó phát hiện khi nhận hàng giao hoặc do người bán đã có bảo đảm trước về chấtlượng hàng hoá
Vấn đề cần làm rõ là liệu việc hệ thống HPA không hoạt động được tại hiệntrường có được coi là sự không phù hợp của hệ thống HPA với các quy cách phẩm chấtquy định tại hợp đồng hay không Và ngay cả trong trường hợp không phù hợp với hợpđồng thì liệu đây có phải là một trường hợp được phép huỷ hợp đồng như qui định tạiĐiều 2608 hay không
Theo các quy định của hợp đồng, nghĩa vụ hợp đồng của Bị đơn đối với hệ thốngHPA không chỉ đơn thuần là bán và giao hàng mà còn phải lắp đặt hệ thống HPA tại
hiện trường Mục A của hợp đồng qui định "Người bán có nghĩa vụ giao, lắp đặt và
kiểm tra tại hiện trường bộ khuyếch đại và quản lý, giám sát cũng như đốc thúc công việc cần phải thực hiện"
Uỷ ban trọng tài cho rằng nghĩa vụ lắp đặt tại hiện trường kéo theo trách nhiệmphải bảo đảm rằng hệ thống HPA sẽ được xây lắp theo đúng quy cách phẩm chất cầnthiết phù hợp với điều kiện thực tế tại công trường cho dù điều đó không được quy định
cụ thể trong phần B "Quy cách phẩm chất" của hợp đồng Bởi vậy, vì không thiết kếđược hệ thống HPA với những quy cách phẩm chất cần thiết để vận hành được tại hiệntrường, Bị đơn đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình
Trang 6Một vấn đề nữa là liệu Nguyên đơn có phải chia sẻ trách nhiệm với Bị đơn haykhông, vì trong thời gian đàm phán Nguyên đơn đã biết rằng hệ thống HPA phải phùhợp với hệ thống phân phối điện tại hiện trường và như thế mới có thể dễ dàng đáp ứngđược mọi quy cách phẩm chất quy định tại phần B của hợp đồng
Uỷ ban trọng tài thấy không cần thiết phải nghiên cứu vấn đề này, vì trên thực
tế, vào tháng 12 năm 1978, cụ thể là trong thời gian thiết kế và xây dựng hệ thốngHPA, ngay trước thời điểm chuyển giao, ông B, nhân viên điều hành chịu trách nhiệm
về phần sản xuất hệ thống HPA của Bị đơn, đã nhận được thông báo từ một trong các
kỹ sư của mình tại hiện trường là tâm điểm được sử dụng là tâm điểm khác với tâmđiểm được thiết kế cho hệ thống HPA
Uỷ ban trọng tài kết luận rằng việc hệ thống HPA không thể vận hành trong các
điều kiện thực tế tại hiện trường cấu thành lỗi "không phù hợp" và tạo thành lỗi trong
hợp đồng của Bị đơn Xét trên khía cạnh này, những quy định của điều 2608 của luậtthương mại California đã được đáp ứng Uỷ ban trọng tài cũng cho rằng những điềukiện pháp lý nêu tại điều 2608 của luật thương mại California về huỷ bỏ Chấp nhậncũng được thỏa mãn
Uỷ ban trọng tài kết luận rằng, Nguyên đơn được quyền huỷ bỏ Chấp nhận hệthống HPA, được hoàn trả lại tiền đã thanh toán và bồi thường khoản chênh lệch giá dophải mua một hệ thống HPA khác để thay thế Uỷ ban trọng tài bác yêu cầu củaNguyên đơn về các thiệt hại ngẫu nhiên và nhân quả kéo theo do Nguyên đơn đã khôngđưa ra được các chứng cứ chứng minh cho các thiệt hại này
Trang 7PHÁN QUYẾT SỐ 3 TRANH CHẤP VỀ TÍNH VÔ HIỆU CỦA HỢP ĐỒNG ĐỔI HÀNG Các bên:
Nguyên đơn : Hai doanh nghiệp Nam Tư
Bị đơn : Một công ty Thụy Sĩ
Các vấn đề được đề cập:
− Luật áp dụng đối với Hợp đồng
− Tính vô hiệu của hợp đồng: do trái với tập quán, vi phạm chính sáchchung
− Hậu quả của tính vô hiệu
Tóm tắt vụ việc:
Quan hệ phát sinh từ giao dịch giữa các bên đã được thiết lập thông qua việc đổihàng hoá xuất khẩu từ Nam Tư để lấy hàng hoá nhập khẩu khác Thực chất chỉ Hợpđồng nhập khẩu là có thực, còn Hợp đồng xuất khẩu là không có thực vì mục đích củaviệc thiết lập quan hệ này là nhằm thu được nguồn tài chính cần thiết và thực hiện việcquy đổi ngoại tệ để thanh toán hàng hoá nhập khẩu Trên thực tế, hàng hoá xuất khẩu
đã được giao tại Nam Tư và được thanh toán bằng Franc Thuỵ Sỹ Các Nguyên đơn(trong đó có một doanh nghiệp đã phá sản) yêu cầu huỷ bỏ giao dịch và đòi bồi thườngthiệt hại
Phán quyết của trọng tài:
1 Luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng giữa các bên:
Theo Nguyên đơn, luật Nam Tư sẽ là luật áp dụng, còn Bị đơn cho rằng luậtThuỵ Sỹ sẽ là luật áp dụng
Theo đoạn 3 và 5, Điều 13 của Quy tắc Trọng tài Quốc tế ICC, các bên được tự
do quyết định luật áp dụng để giải quyết tranh chấp Trong trường hợp các bên không
có bất kỳ thoả thuận nào về luật áp dụng thì Uỷ ban trọng tài sẽ chỉ định luật áp dụngtheo nguyên tắc mà Uỷ ban trọng tài cho là thích hợp Tuy nhiên, trong mọi trường hợp
Uỷ ban trọng tài phải tính đến các điều khoản của hợp đồng và các tập quán thươngmại
Qui định này cũng được nêu trong Điều VII của Công ước Geneva về Trọng tàiThương mại Quốc tế ký ngày 21 tháng 4 năm 1961 và trong Điều 33 đoạn 1 và 3 Quytắc Trọng tài Quốc tế UNCITRAL
Về vấn đề này, hầu hết các học thuyết hiện nay về thẩm quyền của trọng tài vàcác án lệ trọng tài quốc tế đều thừa nhận rằng trong việc xác định luật áp dụng, Uỷ ban
Trang 8trọng tài có thể bỏ qua các qui tắc luật xung đột và áp dụng trực tiếp các qui tắc luậtthực chất Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các trọng tài viên được tự do lựa chọnluật áp dụng, được ưu tiên áp dụng luật này hay luật khác Việc lựa chọn luật của cáctrọng tài viên phải dựa trên các yếu tố khách quan như các điều khoản của hợp đồngliên quan, các tập quán thương mại
Ngoài ra, Trọng tài cũng phải căn cứ vào các qui tắc nêu trong bản dự thảonguyên tắc về luật áp dụng đối với hợp đồng quốc tế, một công trình nghiên cứu của Uỷban Thực tiễn Thương mại Quốc tế của ICC đưa ra tại Hội nghị Stockholm ngày 9tháng 10 năm 1981
Theo Điều 3 Công ước về Luật áp dụng đối với Hợp đồng Mua bán Hàng hoáQuốc tế ký tại La Haye ngày 15 tháng 6 năm 1955, hợp đồng mua bán được điều chỉnhbởi luật quốc gia của nước mà người bán có trụ sở thường trú tại thời điểm nhận đượcđơn đặt hàng Tuy nhiên, hợp đồng mua bán sẽ được điều chỉnh bởi luật quốc gia củanước mà bên mua có trụ sở chính, nếu như đó là nơi mà người bán nhận đơn đặt hàng
Các qui định tư pháp quốc tế của Thuỵ Sỹ, Pháp và Nam Tư vào thời điểm nàycũng có những quy tắc tương tự trong việc xác định luật áp dụng cho các nghĩa vụ phátsinh từ hợp đồng mua bán: Vấn đề đầu tiên là phải xác định những điểm quan trọngnhất khi thực hiện hợp đồng Tiếp theo cần xác định lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽnhất với việc thực hiện hợp đồng, hoặc theo như ý kiến của Toà án liên bang Thuỵ Sỹ,thì phải định ra "trung tâm" của Hợp đồng Các yếu tố này sẽ là cơ sở chủ yếu để xácđịnh luật áp dụng đối với hợp đồng Đây cũng là giải pháp đưa ra trong Công ước Châu
Âu về Luật áp dụng đối với Nghĩa vụ hợp đồng được các nước thành viên ký kết tạiRome, ngày 19 tháng 6 năm 1980
Uỷ ban trọng tài cho rằng trong vụ việc này Nguyên đơn phải chịu sự điều chỉnhcủa luật Nam Tư đối với việc quản lý xuất nhập khẩu Luật này bao gồm các quy địnhchung về phạt tiền và thậm chí bị phạt tù theo như văn bản sửa đổi luật này và được ápdụng cho bất cứ hợp đồng xuất nhập khẩu nào ở Nam Tư
Ngoài ra, căn cứ vào các điều khoản ghi trong các chứng từ hợp đồng và thựctiễn thực hiện hợp đồng, Uỷ ban trọng tài cho rằng luật áp dụng đối với quan hệ hợpđồng là luật Nam Tư
2 Sự vô hiệu của hợp đồng xuất khẩu:
Trên thực tế, không hề có bất kỳ thông tin chi tiết nào về Hợp đồng xuất khẩu vàcác trọng tài viên đã đi đến kết luận rằng hợp đồng này là không có thực và các bên đã
vi phạm qui định về quy đổi ngoại tệ
Uỷ ban trọng tài cho rằng:
"Về mặt nguyên tắc, những thoả thuận trái với qui định bắt buộc của luật hoặc trái với chính sách chung, trái đạo đức và tập quán là không hợp lệ và vô hiệu Điều này được qui định trong Điều 879 Luật Dân sự Áo, được áp dụng tại Croatia và
Trang 9Slovakia năm 1974, cũng như được qui định trong Luật về Nghĩa vụ hợp đồng có hiệu lực từ năm 1978 của Nam Tư Nguyên tắc này cũng được tất cả các nước và các hệ thống pháp luật khác công nhận Đây có thể coi là một yếu tố của luật hợp đồng được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi".
Trong vụ việc này, các bên đã ký kết một hợp đồng không có thực, vi phạm luậtNam Tư và thông qua việc dùng nhà xuất khẩu không có thực để thu được một khoảntín dụng cũng không có thực Vì vậy, tại thời điểm giao kết hợp đồng đã có vi phạmluật, cũng như vi phạm đạo đức và trái với tập quán
Ngoài ra, Điều 7 Hợp đồng xuất nhập khẩu ký kết giữa các bên qui định: "Toàn
bộ các điều khoản nêu trên của hợp đồng này là không thể tách rời và các bên phải có nghĩa vụ thực hiện đúng theo hợp đồng"
Từ các lập luận trên, Uỷ ban trọng tài đi đến kết luận rằng: Hợp đồng xuất khẩu
là không hợp lệ và vô hiệu
Hệ quả của sự vô hiệu nói trên là hai hợp đồng nhập khẩu hàng hoá cũng khônghợp lệ và vô hiệu vì Điều 7 của hợp đồng gốc qui định về tính thống nhất của các điềukhoản trong hợp đồng (tức là sự thống nhất giữa các Hợp đồng nhập khẩu và xuấtkhẩu)
3. Hậu quả của việc hợp đồng vô hiệu:
Theo luật Nam Tư, Hợp đồng vô hiệu dẫn tới việc phải khôi phục lại tình trạngban đầu của các bên, có nghĩa là mỗi bên phải hoàn lại những lợi ích mà họ đã nhậnđược từ hợp đồng, không đền bù thiệt hại, trừ khi có lợi ích bị vi phạm Kết luận của
Uỷ ban trọng tài là hợp đồng nhập khẩu không hợp lệ và vô hiệu, hậu quả là một trongcác bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu mà không có bất cứ bồi thường nào trừkhi lợi ích bị vi phạm
Vấn đề tiếp theo là việc xác định khoản tiền mà Bị đơn phải hoàn trả
Bị đơn sẽ phải hoàn trả khoản tiền tín dụng do Nguyên đơn mở là 5.398.986,51Franc Thuỵ Sỹ
Các Nguyên đơn còn thực hiện một số chi phí khác nhưng không mang lại lợinhuận cho Bị đơn, vì vậy Bị đơn không phải hoàn trả các chi phí này
Bị đơn phải hoàn trả khoản tiền bằng Franc Thuỵ Sỹ Khoản tiền này trước đây
do một trong các Nguyên đơn thanh toán cho Bị đon tại Thuỵ Sỹ vì vậy các lợi ích bị viphạm phải được tính theo tỷ giá áp dụng cho lãi suất áp dụng cho thanh toán quá hạn ởThuỵ Sỹ, tức là 5% theo Điều 104 Luật nghĩa vụ hợp đồng của Thuỵ Sỹ
Như vậy các Nguyên đơn được quyền đòi Bị đơn bồi thường khoản lãi trên sốtiền đã thanh toán cho Bị đơn tính từ ngày thực hiện việc thanh toán với lãi suất là 5%
Phán quyết của Uỷ ban trọng tài như sau:
Hợp đồng gốc và ba hợp đồng liên quan là không hợp lệ và vô hiệu do vi
Trang 10phạm luật Nam Tư và trái với đạo đức và tập quán.
− Các Nguyên đơn phải tự chịu các chi phí gửi trả lại hàng hoá nhập khẩu mà Bịđơn đã giao cho họ tại nơi đăng ký trụ sở của Bị đơn
− Bị đơn phải trả cho Nguyên đơn khoản tiền ứng trước 5.398.986,51 FrancThuỵ Sỹ vào tài khoản theo thư tín dụng tại ngân hàng X
− Nguyên đơn có quyền hưởng lãi suất theo tỷ lệ 5% tính từ ngày đã trả tiền chotới ngày Bị đơn thực hiện việc bồi hoàn
− Mỗi bên phải thanh toán một nửa thù lao và phí trọng tài do Uỷ ban trọng tàiquyết định
Trang 11PHÁN QUYẾT SỐ 4 TRANH CHẤP VỀ VIỆC KHÔNG GIAO HÀNG DO BẤT KHẢ KHÁNG
TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN GỖ Các bên:
Nguyên đơn : Bên mua Syri
Bị đơn : Bên bán Ghana
Các vấn đề được đề cập:
− Việc vi phạm hợp đồng của Bị đơn
− Trường hợp bất khả kháng
− Việc Nguyên đơn từ chối hợp đồng
− Các thiệt hại (giá chênh lệch, mất lợi nhuận, các chi phí ngân hàng)
Tóm tắt vụ việc:
Ngày 15 tháng 8 năm 1979, Nguyên đơn đã ký hợp đồng mua của Bị đơn 5000
m3 gỗ dán và 5000 m3 gỗ khối theo những điều kiện sau:
a Chuyến hàng đầu tiên gồm 3000 m3 gỗ dán và 1000 m3 gỗ khối sẽ được giaotrong vòng hai tháng kể từ ngày mở thư tín dụng,
b Chuyến hàng thứ hai gồm 2000 m3 gỗ dán và 2000 m3 gỗ khối sẽ được giaosau chuyến thứ nhất một tháng,
c Chuyến hàng thứ ba gồm 2000 m3 gỗ khối sẽ được giao sau chuyến thứ haimột tháng
− Thanh toán bằng L/C có xác nhận và không huỷ ngang;
− Bảo đảm thực hiện hợp đồng trị giá 5% tổng trị giá hợp đồng do Bị đơn cấp
"ngay sau khi L/C tương ứng được mở ";
− Điều khoản về phạt do giao chậm;
− Điều khoản về trọng tài quốc tế ICC;
− Điều khoản về bất khả kháng trong đó nêu rõ:
+ Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên bán có trách nhiệm thôngbáo với bên mua ngay sau khi sự kiện này xảy ra,
+ Sự biến động của tiền tệ cũng như việc tăng giá sẽ không được coi là bất khảkháng
Sau khi hợp đồng được ký kết, Bảo đảm thực hiện hợp đồng được Bị đơn gửi tớiNguyên đơn ngày 22 tháng 11 năm 1979 Tương ứng theo đó, chuyến hàng cuối cùng
Trang 12phải được giao muộn nhất là ngày 22 tháng 3 năm 1980 Ngày 26 tháng 11 năm 1979,hai thư tín dụng có thời hạn tới ngày 22 tháng 2 năm 1980, một cho lô gỗ dán và mộtcho lô gỗ khối mà người thụ hưởng là Bị đơn, đã được xác nhận Về phần mình,Nguyên đơn cũng đã ký hợp đồng bảo hiểm cho hàng hoá và chỉ định công ty giám định
để kiểm tra chất lượng hàng hoá được giao
Ngày 14 tháng 12 năm 1979, Bị đơn thông báo cho Nguyên đơn bằng Telex rằng
do mưa lớn, thiếu nhiên liệu và một số lý do khác, họ không thể giao hàng theo đúnglịch định Ngày 16 tháng 12 năm 1979 chuyến hàng đầu tiên chỉ có 218,671 m3 gỗ dán
và 415,904 m3 gỗ khối đã rời Ghana đi Syri
Sau đó, Bị đơn thông báo cho Nguyên đơn hẹn sẽ gửi chuyến hàng thứ hai gồm
2500 m3 gỗ dán và 1500 m3 gỗ khối vào cuối tháng 1 năm 1980 Nguyên đơn đồng ý đềnghị này của Bị đơn Tuy nhiên trên thực tế điều này đã không được thực hiện Nguyênđơn sau đó đã phải nhắc nhở Bị đơn vài lần, đề nghị được thông báo chi tiết về chuyếnhàng giao ngày 7 tháng 3 năm 1980, đồng thời xin gia hạn thư tín dụng cũng như chấpnhận gia hạn thời hạn giao hàng cho tới ngày 31 tháng 5 năm 1980
Bị đơn đã không hề có động thái gì và thực tế đã không tiến hành giao chuyếnhàng thứ hai Ngày 2 tháng 5 năm 1980, hai bên đã đồng ý gặp nhau để bàn bạc về việcthực hiện hợp đồng Ngày 7 tháng 5 năm 1980, viện cớ rằng mình đã phải chịu nhữngtổn thất do giá dầu tăng, Bị đơn đề nghị tăng giá lên 40% Nguyên đơn không chấpnhận yêu cầu này Bị đơn muốn huỷ bỏ hợp đồng với lý do bất khả kháng và đòi đượcthanh toán tiền hàng cho chuyến hàng đầu tiên đã giao
Cho đến thời điểm này Nguyên đơn đã có được lệnh phong toả Bảo đảm thựchiện hợp đồng cùng hai thư tín dụng theo quyết định của toà sơ thẩm Damascus
Ngày 25 tháng 8 năm 1981, Nguyên đơn đưa sự việc ra Toà trọng tài của PhòngThương mại Quốc tế (ICC) Theo các điều khoản dẫn chiếu, vụ việc được xét xử tạiParis và áp dụng Luật Trọng tài Quốc tế Pháp
Nguyên đơn đòi được bồi thường:
− Khoản chênh lệch về giá là 656.070,35 USD
− Một khoản lợi nhuận bị thất thu là 468.301,10 USD
− Chi phí ngân hàng là 620.719 Pounds Syri
− Chi phí bảo hiểm
− Thuế nhập khẩu
− Tỷ lệ lãi suất là 9% cho tổng số tiền này
Bị đơn kháng cáo đòi:
− Được thanh toán số tiền là 306.988,42 USD cho chuyến hàng đầu tiênvới tỷ lệ lãi suất là 15% một năm,
Trang 13− Tuyên bố Nguyên đơn không có quyền được hưởng số tiền Bảo đảmthực hiện hợp đồng và những thiệt hại phát sinh do việc huỷ bỏ hợpđồng
Phán quyết của trọng tài:
1 Về việc vi phạm hợp đồng của Bị đơn:
Khi thời hạn giao hàng trong hợp đồng đã hết, Nguyên đơn đã gia hạn thư tíndụng cho tới ngày 31 tháng 5 năm 1980 cũng đồng thời là gia hạn thêm cho việc giaohàng tới ngày đó Việc làm này đã được cả hai bên thừa nhận
Mặc dù vậy, Bị đơn vẫn không thực hiện được việc giao hàng trong thời gianđược gia hạn này Bản thân điều này đã cấu thành lỗi vi phạm hợp đồng của Bị đơn.Những gì xảy ra sau ngày 31 tháng 5 năm 1980 không được tính tới vì các bên không
có một thoả thuận thêm nào về việc gia hạn thời hạn giao hàng
2 Bất khả kháng:
Sau khi xem xét giải trình của Bị đơn về trường hợp bất khả kháng và điều
khoản về Bất khả kháng trong hợp đồng, “Uỷ ban trọng tài không thể chấp nhận lý do
không thực hiện hợp đồng mà Bị đơn đưa ra là bất khả kháng” vì trên thực tế, cho tới
ngày 31 tháng 5 năm 1980 (ngày hết hạn của thư tín dụng sau khi đã được gia hạnthêm) Bị đơn đã không hề đề cập một cách cụ thể bằng Telex về bất khả kháng, vấn đềnày chỉ được đưa ra trong cuộc thương thảo cuối tháng 7 cùng năm tại Damascus Điềunày cho phép Uỷ ban trọng tài kết luận là Bị đơn thực tế đã có khả năng giao hàng songmuốn tăng giá lên cao hơn nên đã không thực hiện nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng
3 Việc từ chối hợp đồng của Nguyên đơn:
Bị đơn cho rằng chính Nguyên đơn đã từ chối hợp đồng với lý do Nguyên đơnđã:
− Làm cho việc nhận tiền bằng L/C không thực hiện được
− Không thanh toán cho Bị đơn chuyến hàng đầu tiên
− Thực tế đã huỷ bỏ L/C không huỷ ngang
Uỷ ban trọng tài đã xác định như sau:
Bị đơn nói rằng họ đã không được thanh toán do không Nguyên đơn không gửicho họ bản gốc của giấy chứng nhận kiểm tra hàng hoá Trên thực tế, giấy chứng nhậnkiểm tra hàng hoá mà các bên cung cấp cho Uỷ ban trọng tài cũng khác nhau
Uỷ ban trọng tài cho rằng:
Bị đơn chưa bao giờ phàn nàn với Nguyên đơn, dưới bất kỳ hình thức nào, vềgiấy chứng nhận kiểm tra hàng Hơn nữa, sau khi Nguyên đơn đã thông báo cho Bị đơnrằng họ đã chỉ định được công ty giám định, thì Bị đơn có trách nhiệm phải yêu cầu
Trang 14công ty giám định đó cấp giấy chứng nhận ngay sau khi hàng được kiểm tra Vì đãkhông làm được điều này, Bị đơn đã tự gây khó khăn cho việc nhận tiền bằng L/C.
Hơn nữa, do bản chất của L/C là xác nhận không huỷ ngang nên Nguyên đơn đãkhông thể huỷ bỏ thư tín dụng Bị đơn có nghĩa vụ phải xuất trình đúng hạn đầy đủ bộchứng từ, nếu thiếu, họ phải tìm mọi cách để có được chứng từ bị thiếu đúng thời hạnsong thực tế họ đã không làm được điều đó Và dù giả thiết rằng bộ chứng từ đã đượcxuất trình đầy đủ và đúng hạn mà ngân hàng vẫn từ chối thanh toán thì đó lại là vấn đềnội bộ giữa Ngân hàng mở thư tín dụng và Ngân hàng xác nhận
Cuối cùng, từ tất cả các chứng từ mà hai bên đưa ra đã cho thấy, Bị đơn đã chỉđưa ra đề nghị “thanh toán trực tiếp” lần đầu tiên tại cuộc họp cuối tháng 7 năm 1980tại Damascus Trước đó Bị đơn gần như đã hoàn toàn im lặng cho tới ngày 7 tháng 5năm 1980 và sau đó chỉ quan tâm tới việc nâng giá hợp đồng Trong suốt thời gian đó
họ không hề chứng minh được việc Nguyên đơn đã từ chối hợp đồng
Từ các căn cứ trên, Uỷ ban trọng tài bác lập luận của Bị đơn
2 Thiệt hại:
a Phần chênh lệch giá cả:
Nguyên đơn đòi Bị đơn bồi thường khoản tiền chênh lệch là 656.070,35 USD dogiá tăng Uỷ ban trọng tài cho rằng theo thông lệ quốc tế, trong trường hợp hàng hoákhông được giao thì tổn thất được tính là số chênh lệch giữa giá trong hợp đồng và giáthị trường tại thời điểm hàng hoá lẽ ra phải được giao tại nơi có nhu cầu về mặt hàngđó
Trong trường hợp cụ thể này, thời hạn giao hàng đã được gia hạn đến ngày 31tháng 5 năm 1980 nên giá thị trường cũng sẽ được tính tại thời điểm đó
Tuy nhiên, Uỷ ban trọng tài bác bỏ yêu cầu của Nguyên đơn đòi được thanh toánphần chênh lệch giá do:
− Nguyên đơn đã không chứng minh được sự tăng giá vào ngày 31 tháng 5 năm1980,
− Qua xem xét Uỷ ban trọng tài được biết rằng giá gỗ dán và gỗ khối tại thờiđiểm ngày 31 tháng 5 năm 1980 thực tế thấp hơn giá hợp đồng
(vì vây, giả sử vì không mua được hàng của Bị đơn mà Nguyên đơn phải muahàng khác để thay thế thì việc này cũng không gây ra thiệt hại gì cho Nguyênđơn)
b Lợi nhuận bị thất thu:
Uỷ ban trọng tài bác yêu cầu của Nguyên đơn về khoản lợi nhuận bị mất dự tính
là 10% tổng giá trị 468.301,10 USD hàng hoá không được giao Theo luật thương mạithông thường, để đánh giá thiệt hại của việc không giao hàng, người ta lấy sự chênhlệch giữa giá hợp đồng và giá thị trường tại thời điểm mà lẽ ra hàng hoá phải được
Trang 15giao Thông lệ này được dựa trên một giả thiết rằng vì hàng hoá không được giao,người mua có thể giảm bớt thiệt hại bằng cách mua một lượng hàng hoá thay thế trênthị trường chợ đen Nếu vì không mua hàng hoá chợ đen để thay thế, người mua phảichịu thêm những tổn thất khác (như mất lợi nhuận ) thì người bán sẽ không chịu tráchnhiệm về những thiệt hại này.
“Trong trường hợp đang xét, Nguyên đơn đã không mua, hay ít nhất cũng không
chứng tỏ được việc mình đã mua gỗ thay thế trong ngày giao hàng Nếu đã mua thì họ
đã có thể bán lại gỗ cho "các tổ chức thương mại nội địa Siri" và bảo toàn 10% lợi nhuận của mình Do vậy, bản thân phía Nguyên đơn phải chịu trách nhiệm về việc đã không làm như vậy”.
Hơn nữa, Nguyên đơn với tư cách là một thương nhân, họ có thể thu được lãihoặc chịu lỗ khi bán lại hàng hoá, không phải bao giờ cũng lãi cả 10% lợi nhuận ở đâychỉ là lợi nhuận “vẽ” ra chứ không phản ánh đúng việc xác định giá cả thương mại dựatrên cung cầu trên thị trường Bởi vậy, yêu cầu bồi thường này bị bác bỏ
c Các phí ngân hàng, bảo hiểm của Nguyên đơn, thuế:
Về khoản phí ngân hàng trị giá 618.013,44 Pound Syri, Uỷ ban trọng tài phán xửnhư sau:
− Phí ngân hàng : Do Bị đơn đã vi phạm hợp đồng, Nguyên đơn có quyền
được hoàn trả khoản phí ngân hàng kể từ ngày ký hợp đồng cho tới ngày xảy ra viphạm
− Phí bảo hiểm: Do Bị đơn không phản bác lại gì về số tiền bảo hiểm,
Nguyên đơn có quyền được bồi hoàn lại chi phí này
− Bảo hiểm phụ: Khiếu nại này của Nguyên đơn bị bác bỏ do Nguyên đơnkhông đưa ra được bằng chứng nào về việc tàu chở hàng thuộc loại đặc biệt và hãngbảo hiểm có đòi một khoản phí phụ này
− Thuế nhập khẩu: Khiếu nại này của Nguyên đơn bị bác Ở hầu hết cácnước, trong đó có Anh, có một qui tắc được đặt ra là nếu hàng hoá không được nhậpkhẩu thì không phải trả thuế và nếu như thuế nhập khẩu phải trả trước, thì chúng sẽđược hoàn lại cho người đã nộp nếu như sau này hàng hoá không nhập khẩu Như vậy,
Bị đơn không thể biết trước được rằng liệu có đúng là thuế nhập khẩu đã không đượchoàn lại cho Nguyên đơn như họ viện dẫn hay không
Trang 16PHÁN QUYẾT SỐ 5 TRANH CHẤP VỀ CÁCH THỨC KIỂM TRA
CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ Các bên:
Nguyên đơn : Người bán Thuỵ Sỹ
Bị đơn : Người mua Hà Lan
Các vấn đề được đề cập:
− Huỷ hợp đồng
− Các tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất hàng hoá khác nhau
− Hậu quả của việc hiểu nhầm
có hai hợp đồng đầu tiên được ký và thực hiện, hợp đồng thứ ba vẫn chưa được ký vàtrước khi hàng được gửi đi từ Canađa, Bị đơn đã huỷ hợp đồng với lý do hàng đượcgiao theo hai hợp đồng đầu không đúng với quy cách phẩm chất quy định trong hợpđồng
Nhà máy ở Canađa đã gửi một kỹ sư sang Hà Lan để kiểm tra mẫu hàng trongmột phòng thí nghiệm độc lập Kết quả kiểm tra gây ra nhiều tranh cãi: khi tiến hànhphân tích theo phương pháp của Bắc Mỹ thì mẫu hàng được kiểm tra hoàn toàn phùhợp với những quy cách phẩm chất quy định trong hợp đồng, nhưng khi tiến hành theophương pháp của Châu Âu thì lại không phù hợp
Các bên đã kiện ra trọng tài theo đó:
− Nguyên đơn yêu cầu được bồi thường 55.000 USD (bao gồm cả 37.000 USDtrả cho nhà máy ở Canađa) đối với việc huỷ hợp đồng thứ ba
− Bị đơn khiếu nại đòi 181.645 florins Hà Lan cho những thiệt hại liên quan tớihai hợp đồng ban đầu
Phán quyết của trọng tài:
Trong vụ kiện này có rất nhiều tranh chấp được nêu ra như về thẩm quyền của
Trang 17trọng tài, luật áp dụng đối với hợp đồng, vai trò của người kỹ sư được nhà máy ởCanađa cử sang tiến hành phân tích hàng hoá… Tuy nhiên, ở đây có ba vấn đề cần xemxét:
− Thứ nhất, liệu người mua có mặc nhiên được quyền huỷ một hợp đồng khiphỏng đoán rằng hàng được giao theo hợp đồng thứ ba có thể sẽ không phù hợp với cácquy cách phẩm chất quy định trong hợp đồng hay không?
− Thứ hai, quyền được thông tin và nghĩa vụ phải tìm hiểu thông tin (vềphương pháp kiểm tra chất lượng hàng hoá) một cách đầy đủ của các bên trước khi tiếnhành ký hợp đồng được hiểu và áp dụng như thế nào?
− Thứ ba, việc hiểu không rõ về tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất của hànghoá dẫn tới hậu quả là hàng giao không đúng như người mua nghĩ và trông đợi có chophép người mua được quyền đòi bồi thường về lô hàng đó hay không?
1 Về quyền đơn phương huỷ hợp đồng của Bị đơn:
Theo quan điểm của Uỷ ban trọng tài, đây là một trường hợp liên quan đến mộtnhóm hợp đồng thương mại và do đó, nếu kết luận cuối cùng là hàng hoá được giaotheo hai hợp đồng đầu không phù hợp với quy cách phẩm chất quy định trong hợpđồng, và nếu Bị đơn tin chắc rằng hàng hoá theo hợp đồng thứ ba sẽ có phẩm chất ynhư số hàng đã được giao theo hai hợp đồng trước đó, thì Bị đơn sẽ có quyền từ chốihợp đồng thứ ba
Theo Điều 48 của Luật thống nhất về Mua bán Hàng động sản Quốc tế, ngườimua có thể áp dụng quyền được huỷ hợp đồng thậm chí trước cả thời gian được ấn địnhcho việc giao hàng nếu có bằng chứng rõ ràng rằng hàng hoá được giao sẽ không phùhợp với các quy cách phẩm chất quy định trong hợp đồng Theo luật Thuỵ Sỹ, nếu mọibằng chứng đều cho thấy là hàng hoá sẽ bị hư hỏng tại thời điểm giao hàng, người muakhông được phép đợi tới lúc đó mới tiến hành các thủ tục pháp lý để từ chối nhận hàng
Trong trường hợp cụ thể này, Bị đơn đã tuyên bố rằng họ sẽ không tiếp tục nhậnhàng hoá trừ khi số hàng này có quy cách phẩm chất phù hợp với phương pháp đánhgiá do Bị đơn đưa ra Tuy nhiên Nguyên đơn và nhà cung cấp (nhà máy ở Canađa) hiệnđang sử dụng phương pháp của Bắc Mỹ, đã không chấp nhận điều kiện này Như vậy,nếu giả thiết về sự không phù hợp của hàng hoá được chứng minh, Bị đơn có quyền từchối hợp đồng thứ ba
2 Về việc hiểu lầm:
Thực chất, cả hai bên đều đã hết sức thiện chí trong việc giải quyết tranh chấpgiữa họ Về phần mình, Nguyên đơn đã ngay lập tức tuyên bố sẵn sàng gửi mẫu do haibên cùng lấy tới kiểm tra tại một phòng thí nghiệm độc lập do hai bên cùng lựa chọn và
sẽ chấp nhận việc huỷ hợp đồng thứ ba nếu những phân tích này cho thấy rằng những lý
do mà Bị đơn đưa ra là có cơ sở Nguyên đơn cũng đã ngay lập tức thông báo về nhữngvấn đề về phẩm chất và gửi mẫu cho nhà máy ở Canađa, đồng thời yêu cầu nhà máy cử
Trang 18đến một kỹ sư
Như thế có thể thấy nguyên nhân cơ bản làm phát sinh tranh chấp trên là sự hiểulầm
"Theo kết luận chính của kỹ sư sau chuyến công tác tại Hà Lan, hàng được gửi
đi không phải là hàng mà người mua Hà Lan nghĩ rằng mình đã mua" Đó là do khi
chào hàng người bán Thuỵ Sỹ đã không hề đề cập tới phương pháp phân tích phẩm chấtcòn người mua Hà Lan thì lại cho rằng, vì hàng được một công ty Châu Âu chào bánnên phương pháp phân tích của Châu Âu sẽ được áp dụng Tuy nhiên, Nguyên đơn lập
luận rằng "Từ trước tới nay, phương pháp được áp dụng để phân tích là phương pháp
của nước xuất xứ hàng hoá hoặc phương pháp được toàn thế giới công nhận, như phương pháp của Bắc Mỹ chẳng hạn”
Sự khác biệt cơ bản giữa phương pháp Bắc Mỹ và phương pháp Châu Âu là ởcách biểu thị độ hoà tan của bột bằng số (chỉ số hoà tan) mà tranh chấp chủ yếu củahợp đồng này là về độ hoà tan của bột (đối tượng của hợp đồng) Chính bởi vậy phươngpháp phân tích cần phải được xác định rõ để có thể xác định được độ hoà tan của bột
Tuy nhiên chỉ mãi tới khi Bị đơn khiếu nại về phẩm chất của hàng thì mâu thuẫn
về phương pháp sử dụng để phân tích chất lượng hàng hoá mới phát sinh Và cũng chỉtới khi đó, người bán mới thông báo về phương pháp kiểm tra mà theo họ đã được quốc
Nguyên đơn lẽ ra đã phải biết rằng việc hiểu lầm trong việc miêu tả hàng hóahoàn toàn có thể xảy ra trên thị trường Châu Âu Thực tế, người bán Thụy Sỹ và ngườimua Hà Lan chưa hề có một thoả thuận nào về phương pháp Bắc Mỹ cả Người bán,tức Nguyên đơn, lẽ ra phải nêu rõ là những miêu tả về hàng hoá trong hợp đồng phảiđược hiểu theo phương pháp Bắc Mỹ như người cung cấp Canađa đã nêu rất rõ điềunày trong hợp đồng ký với Người bán Về phần mình, Bị đơn cũng đã biết rất rõ rằnghàng có xuất xứ từ Canađa vì họ đã từng liên hệ với nguời cung cấp, nhà máy ởCanađa Vì vậy, việc hiều lầm này cũng có nguyên nhân một phần từ sự cẩu thả của Bịđơn vì lẽ ra Bị đơn đã phải hỏi rõ về những chỉ số được sử dụng để miêu tả bột
Mối quan hệ qua lại giữa quyền được cung cấp đủ thông tin và nghĩa vụ phải tựhỏi thông tin một cách cụ thể chính là vấn đề cơ bản của tranh chấp này
Xét cho cùng, Bị đơn và Nguyên đơn cùng phải chia sẻ trách nhiệm về hậu quả
do lỗi cẩu thả gây nên Tuy nhiên xét vì phương pháp Bắc Mỹ được sử dụng rộng rãihơn so với những phương pháp khác nên lỗi do cẩu thả trong việc cung cấp thông tin
Trang 19của Nguyên đơn được xét nhẹ hơn so với Bị đơn.
Theo luật Thuỵ Sỹ, bên có lỗi có quyền được yêu cầu huỷ hợp đồng ngay cả khilỗi đó là do sự cẩu thả mà mình gây ra Lỗi của một (các) bên trong hợp đồng sẽ đượccoi là nghiêm trọng khi nó dẫn đến nhầm lẫn cơ bản về phẩm chất khiến hàng hoá thuộchẳn về một loại khác của hàng hoá đó Trong trường hợp đang xét, cách đo độ hoà tancủa bột có thể dẫn tới hậu quả là hàng hoá được giao là một loại khác so với loại hànghoá mà Bị đơn muốn mua
Bên có lỗi có thể yêu cầu huỷ hợp đồng với điều kiện phải trả tiền bồi thường.Trách nhiệm này được đặt ra với giả định trước là lỗi phát sinh từ chính sự cẩu thả củabên đó, trong trường hợp cụ thể này, lỗi của người mua là đã không hỏi đầy đủ thôngtin về hàng hoá Còn lối của người bán là đã không cung cấp đầy đủ thông tin về hànghoá
Về mặt nguyên tắc, luật Thuỵ Sỹ quy định rằng bên có lỗi không phải bồi thườngcho bên đối tác của mình nếu như đối tác này đã biết về lỗi trên Tuy nhiên những án lệtrước đó có xét đến việc giảm bồi thường trong trường hợp hai bên cùng có lỗi Xét lỗiriêng của từng bên trong vụ kiện này, Uỷ ban trọng tài đã quyết định rằng số tiền bồithường sẽ được chia làm 5 phần, Bị đơn chịu 3/5 về lỗi hiểu nhầm và Nguyên đơn chịu2/5
3 Về đơn kiện lại của Bị đơn yêu cầu được bồi thưòng thiệt hại do sự không phù hợp của hàng hoá được giao theo hai hợp đồng trước:
Theo Uỷ ban trọng tài, hai hợp đồng ban đầu không thể được coi là vô hiệu nữa
vì chúng đã được xác nhận và việc thanh toán cũng đã được thực hiện sau khi lỗi đượcphát hiện, hơn nữa không có bằng chứng nào chứng tỏ rằng hai bên đã có những thươnglượng về vấn đề này Do đó đơn kiện lại của Bị đơn là không có cơ sở
Uỷ ban trọng tài kết luận:
− Bị đơn phải thanh toán cho Nguyên đơn một khoản tiền bồi thường trị giá37.000 USD (trong tổng số 55.000 USD mà Nguyên đơn yêu cầu) cho việchuỷ hợp đồng thứ ba
− Bác khiếu nại đòi bồi thường của Bị đơn về sự không phù hợp của hàng hoáđược giao theo hai hợp đồng trước
− Nguyên đơn phải trả 2/5 và Bị đơn trả 3/5 phí trọng tài
Bình luận và lưu ý:
Trong thực tế kinh doanh, việc các bên gặp gỡ trực tiếp để tiến hành đàm phán
và ký hợp đồng không phải lúc nào cũng thực hiện được Để ký kết một hợp đồng hoặcthực hiện một thương vụ, các bên thường chỉ trao đổi rất nhanh thông tin dưới hìnhthức văn bản (đơn chào hàng, đơn đặt hàng, hợp đồng, tài liệu kỹ thuật ) qua Telex,Fax, thư tín hoặc thậm chí có trường hợp không có văn bản đầy đủ Nếu mọi việc diễn
Trang 20ra suôn sẻ thì không có vấn đề gì đáng nêu ra, tuy nhiên nếu có bất cứ một khó khănnào phát sinh thì những thiếu sót, lỗi lầm hoặc sơ hở dù nhỏ mấy cũng có hậu quảnghiêm trọng khó lường Chính bởi vậy, trước khi tiến hành ký kết bất cứ hợp đồngnào, việc soạn thảo chặt chẽ các văn bản hoặc hợp đồng mua bán, những phụ lục kèmtheo như tài liệu kỹ thuật hay miêu tả về hàng hoá phải được đặc biệt coi trọng Mọichi tiết chưa rõ ràng cần phải được làm sáng tỏ ngay để tránh những thiệt hại đáng tiếckhông nên có như chúng ta đã thấy qua ví dụ nêu trên.
Trang 21PHÁN QUYẾT SỐ 6 TRANH CHẤP VỀ GIAO HÀNG KHÔNG ĐÚNG CHẤT LƯỢNG
TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN GIẦY NỮ Các bên:
Nguyên đơn : Người mua Bỉ
Bị đơn ký một hợp đồng với các điều khoản y hệt (trừ điều khoản về giá) với một công
ty thương mại quốc doanh của Rumani (sau đây gọi là bên C) qua đó C cam kết sẽ cungcấp cùng một số lượng giầy cho Bị đơn
Sau đó, Nguyên đơn đã không nhận được hàng đúng quy cách phẩm chất vàđúng thời hạn như quy định trong hợp đồng, do đó đã tiến hành khởi kiện ra trọng tàiyêu cầu được bồi thường thiệt hại Về phần mình, Bị đơn khiếu nại lại người cung cấpcủa mình là bên C, do lỗi giao hàng chậm
Phán quyết của trọng tài:
Trong thương mại quốc tế có rất nhiều lý do khiến cho một trong các bên ký kếthợp đồng không thể thực hiện được đầy đủ những nghĩa vụ của mình, một trong những
lý do mà các bên thường viện dẫn nhằm giảm nhẹ lỗi của mình là "bất khả kháng" Tuynhiên để xác định liệu lý do mà các bên đưa ra có thuộc vào trường hợp bất khả khánghay không hoàn toàn không đơn giản Trong vụ kiện cụ thể này, Bị đơn coi việc khôngthể giao hàng đúng qui cách và đúng thời hạn do lỗi của nhà cung cấp của mình (bên C)
Trang 221 Về bất khả kháng:
Bị đơn cho rằng, vì hợp đồng ký giữa Nguyên đơn và Bị đơn quy định rằng giầyphải đúng là loại giầy do công ty C cung cấp nên việc C đã không thể giao hàng đúngquy cách và thời hạn quy định trong hợp đồng là một trở ngại không thể vượt qua đốivới Bị đơn (thực chất là Bị đơn muốn xếp nguyên nhân này vào trường hợp Bất khảkháng), và bởi vậy cho phép Bị đơn được miễn mọi trách nhiệm của mình đối vớiNguyên đơn
Về vấn đề này, Nguyên đơn cho rằng, xét trên cơ sở trách nhiệm của người uỷthác (trong trường hợp này là trách nhiệm đối với hành vi của người được uỷ thác), Bịđơn phải chịu trách nhiệm về lỗi của người cung cấp của mình (công ty C) Mặt khác,Nguyên đơn lập luận thêm rằng theo thông lệ, lỗi của người cung cấp không thể đượccoi là một yếu tố bất khả kháng đối với người bán hàng
Xét lập luận này của Nguyên đơn, Uỷ ban trọng tài cho rằng nguyên tắc về tráchnhiệm của bên uỷ thác (Bị đơn) theo hợp đồng đối với hành động của bên được uỷ thác(Bên C) không có liên quan gì tới trường hợp này vì tuân thủ theo hợp đồng ký giữaNguyên đơn và Bị đơn, Bị đơn đã không chọn bất cứ nhà cung cấp nào khác để thay thế
C Hơn nữa, sẽ là cứng nhắc và không chính xác nếu cho rằng trong bất cứ hoàn cảnhnào lỗi của người cung cấp cũng không thể được coi là trường hợp bất khả kháng đốivới người bán hàng
Tuy nhiên, trong trường hợp này, Bị đơn đã không chứng minh được rằng lỗi củangười cung cấp (Bên C) là không thể lường trước được và không thể khắc phục được
Bị đơn đã không đưa ra được bằng chứng rằng việc giao hàng chậm của nhà máy C làkhông thể lường trước được vì trên thực tế việc giao hàng muộn của một nhà cung cấp
là một biến cố bất ngờ có thể dự đoán được
Hơn nữa, Bị đơn cũng không chứng minh được là lẽ ra họ cũng đã phải lườngtrước hoặc tìm cách làm giảm bớt những hậu quả do việc giao hàng chậm từ phía C gây
ra Nghĩa vụ của Bị đơn trong trường hợp này là nghĩa vụ về kết quả 1 (tức là nghĩa vụđảm bảo mang lại kết quả mà các bên đã thoả thuận - cụ thể trong trường hợp này là
việc giao hàng, khác với nghĩa vụ về phương thức 2 - tức nghĩa vụ đảm bảo sử dụng mọi
khả năng, mọi phương thức, phương tiện có thể và hợp lý để hướng tới việc đạt được
kết quả nhưng không phải đảm bảo sẽ mang lại kết quả như mong muốn) và nghĩa vụ
này buộc Bị đơn phải có trách nhiệm giao hàng cho Nguyên đơn trừ trường hợpNguyên đơn đã huỷ bỏ đơn đặt hàng mà không có lý do
Tóm lại, việc không giao hàng đúng quy cách và đúng thời hạn của C khôngđược coi là sự kiện bất khả kháng đối với Bị đơn và bởi vậy, Bị đơn phải chịu tráchnhiệm về lỗi trên đối với Nguyên đơn
1 Tạm dịch từ thuật ngữ tiếng Pháp Obligation de rêsultat
2 Tạm dịch từ thuật ngữ tiếng Pháp Obligation de moyen
Trang 232 Về nghĩa vụ phải hạn chế thiệt hại:
Bị đơn lập luận rằng, xét đến nghĩa vụ thực hiện mọi biện pháp có thể để hạn chế
và giảm bớt thiệt hại của các bên, lẽ ra Nguyên đơn đã có đủ thời gian để dàn xếp saocho có thể giao cho khách hàng của mình hàng hoá tương tự như đối tượng hợp đồngđược ký giữa hai bên
Trên thực tế, loại giầy là đối tượng của hợp đồng có tính thời vụ và chỉ có thểđược bán và giao cho khách hàng của Nguyên đơn muộn nhất là vào đầu mùa đông.Trong khi đó cho tới thời điểm giữa tháng 9, Bị đơn vẫn làm cho Nguyên đơn tin rằng
Bị đơn có khả năng giao hàng cho Nguyên đơn, mặc dù có muộn hơn so với thoả thuậnnhưng trước thời hạn cuối cùng cho phép Việc không thể thực hiện được cam kết nàyđược biết khi đã quá muộn để có thể mua được hàng thay thế từ các nguồn khác Thực
tế cho thấy, xét tới tính chất thay đổi thời trang, các nhà cung cấp thường giữ rất ít loạigiầy này trong kho dự trữ Hơn nữa Bị đơn đã không hề để cho Nguyên đơn biết nhữngnguồn mà Nguyên đơn có thể, vào cuối tháng 9 năm đó, mua bổ sung được hàng tương
tự với loại được miêu tả trong hợp đồng
Vì vậy, trong trường hợp này sẽ là không thoả đáng nếu miễn cho Bị đơn tiền bồithường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
3 Về thiệt hại do mất uy tín:
Xét tới thực tế là trong số 127.000 đôi giày được Nguyên đơn đặt mua của Bịđơn, có tới 45.509 đôi, nghĩa là khoảng 38% đã không được giao đúng quy cách và thờihạn quy định, chúng ta có thể thấy rằng Nguyên đơn khó có thể chấp nhận số phần trămhàng lớn như vậy không được thực hiện đúng hợp đồng Mặt khác xét tới tính chất thời
vụ của loại hàng hoá này, Nguyên đơn cũng chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu của kháchhàng của mình trong một chừng mực nhất định bằng cách lấy hàng từ những nguồnkhác
Nếu coi rằng uy tín thương mại của một thương nhân sẽ bị ảnh hưởng khi họkhông thể thoả mãn được phần lớn các đơn hàng đã ký với khách hàng và xem xét toàn
bộ các khía cạnh của vụ việc này, đặc biệt là sự suy giảm về lợi nhuận và số liệu kinhdoanh của Nguyên đơn với những khách hàng đã từng có đơn đặt hàng với Nguyên đơn
về loại giầy phụ nữ nói trên trong hai năm từ 1980 đến 1982 so với những năm trước
đó, Uỷ ban trọng tài thấy rằng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về uy tín của Nguyênđơn là hoàn toàn có căn cứ Do đó, Uỷ ban trọng tài đã quyết định là Nguyên đơn phảiđược bồi thường cho thiệt hại về uy tín thương mại
Trang 24PHÁN QUYẾT SỐ 7 TRANH CHẤP TRONG 3 HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG Các bên:
Nguyên đơn : Người Bán
Bị đơn : Người Mua
Các vấn đề được đề cập:
− Luật áp dụng
− Điều 13(3) và (5) của Quy tắc trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế(I.C.C)
− Công ước Hague 1955 về luật áp dụng cho buôn bán hàng hoá quốc tế
− Tập quán trong thương mại quốc tế
Tóm tắt vụ việc:
Bị đơn ký ba hợp đồng với Nguyên đơn mua cùng một loại sản phẩm theo nhữngquy cách phẩm chất đã quy định trong hợp đồng Theo hợp đồng, Bị đơn đã thanh toán90% giá trị mỗi hợp đồng khi nhận được đầy đủ bộ chứng từ gửi hàng
Hàng được giao theo hợp đồng thứ nhất và thứ ba đạt đúng với quy cách phẩmchất quy định, tuy nhiên các bên đã có tranh cãi về phẩm chất hàng giao theo hợp đồngthứ hai trước khi hàng được giao lên tàu Khi tiến hành giám định lô hàng lần thứ haitại cảng đến, người ta phát hiện rằng hàng không đạt quy cách phẩm chất quy địnhtrong hợp đồng Cuối cùng sau khi đã gia công lại để hàng dễ bán hơn, Bị đơn đã phảibán lại lô hàng trên cho bên thứ ba với một khoản lỗ khá lớn
Lấy lý do lô hàng giao theo hợp đồng thứ hai không đạt quy cách phẩm chất quyđịnh tại hợp đồng, Bị đơn từ chối thanh toán 10% trị giá còn lại của các hợp đồng.Nguyên đơn đã khởi kiện trước trọng tài đòi được thanh toán số tiền 10% trên Về phầnmình, Bị đơn kiện lại yêu cầu khoản 10% đó phải được dùng để thay thế vào khoản tiền
lẽ ra Nguyên đơn phải bồi thường cho Bị đơn cho khoản tiền lỗ trực tiếp, chi phí tàichính, thất thu lợi nhuận và lãi suất do lô hàng thứ hai được giao không đúng chấtlượng
Phán quyết của trọng tài:
Trong giao dịch thương mại, việc hàng hoá được giao không đúng quy cáchphẩm chất quy định trong hợp đồng xảy ra khá thường xuyên và điều đó thường kéotheo những thiệt hại không nhỏ cho người mua hàng Về mặt pháp lý, người mua cóquyền yêu cầu người bán bồi thường cho mình những thiệt hại phát sinh từ việc giaohàng không đúng như quy cách trong hợp đồng Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là liệu
Trang 25người mua có quyền bảo vệ quyền lợi chính đáng đó của mình bằng cách tự khấu trừmột phần trên giá trị hợp đồng hay không
Một vấn đề khác liên quan đến điều khoản về luật áp dụng trong hợp đồng Cácbên khi ký kết hợp đồng thường rất hay bỏ qua điều khoản tưởng như không quan trọngnày Thế nhưng khi tranh chấp phát sinh, điều khoản này lại là vấn đề được đem ra xemxét trước tiên và nó có một ảnh hưởng khá lớn tới kết quả của việc giải quyết tranhchấp
1 Về luật áp dụng:
Hợp đồng được ký giữa các bên không có điều khoản về luật áp dụng Tuynhiên, theo hợp đồng này thì luật áp dụng sẽ được xác định theo quyết định của cáctrọng tài viên phù hợp với Điều 13(3) của Quy tắc trọng tài của Phòng Thương mạiQuốc tế (ICC) Theo Điều này, các trọng tài viên sẽ áp dụng hệ thống luật thực chấtđược xác định theo qui phạm luật xung đột mà họ cho là phù hợp để giải quyết tranhchấp
Hợp đồng được ký kết giữa các bên thuộc các quốc tịch khác nhau dưới dạngF.O.B nên rủi ro được chuyển cho Người mua trên lãnh thổ của Người bán Do đó nướccủa Người bán được coi là nước có mối liên hệ chặt chẽ nhất với hợp đồng
Quốc gia của Nguyên đơn và Bị đơn đều đã phê chuẩn Công ước Hague ngày 11tháng 6 năm 1955 về Luật áp dụng cho Mua bán hàng hoá quốc tế, Điều 3 Công ướcnày quy định luật áp dụng để giải quyết tranh chấp phát sinh là luật của nước nơi NgườiBán có trụ sở hiện tại Mặt khác, xu hướng chung khi có xung đột về luật áp dụng thìluật của quốc gia nơi đặt trụ sở của người có nghĩa vụ chính phát sinh từ hợp đồng sẽđược chọn Người có quyền trong hợp đồng mua bán hàng hoá này là người bán hàng
Căn cứ vào các cơ sở trên, Uỷ ban trọng tài xét thấy luật của nước Nguyên đơn
là luật thích hợp nhất để điều chỉnh hợp đồng giữa Nguyên đơn và Bị đơn
Ngoài ra, Điều 13 Công ước Hague cũng quy định thêm rằng "Trong mọi trường
hợp, Uỷ ban trọng tài phải xem xét tới các quy định trong hợp đồng và những tập quán thương mại có liên quan" Vậy căn cứ pháp lý để Uỷ ban trọng tài xét xử tranh chấp
này sẽ là luật của nước Nguyên đơn và các tập quán thương mại có liên quan tới nộidung tranh chấp của Hợp đồng
2 Về đơn kiện lại của Bị đơn:
Trên cơ sở luật của nước của người bán và các tập quán thương mại quốc tế sửdụng rộng rãi trong mua bán hàng hoá quốc tế, Uỷ ban trọng tài cho rằng nguồn tậpquán thương mại tốt nhất chính là các điều khoản của Công ước của Liên Hợp Quốc vềbuôn bán hàng hoá quốc tế ngày 11 tháng 4 năm 1980, sau này thường được gọi tắt là
"Công ước Viên", cho dù cả quốc gia của Nguyên đơn và Bị đơn đều chưa là thành viêncủa Công ước này Nếu giả thiết rằng các bên đã là thành viên của Công ước này thìCông ước sẽ được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng với tư cách là luật chứ không phải là
Trang 26tập quán thương mại.
Công ước Viên tại thời điểm đó có hiệu lực đối với 17 nước, hoàn toàn có thểphản ánh những tập quán thương mại được thừa nhận rộng rãi, liên quan tới vấn đềkhông phù hợp của hàng hoá trong buôn bán hàng hoá quốc tế Điều 38(1) của Công
ước quy định rằng "Người Mua có nghĩa vụ kiểm tra hàng hoá hoặc cho kiểm tra hàng
hoá một cách nhanh chóng" Sau đó Người Mua phải thông báo cho Người Bán về việc
không phù hợp của hàng hoá trong một thời hạn hợp lý kể từ khi phát hiện ra hư hỏng.Nếu không làm như vậy, Người Mua sẽ mất quyền được khiếu nại về việc không phùhợp nói trên Điều 39(1) quy định cụ thể về vấn đề này như sau:
"Trong mọi trường hợp, Người Mua sẽ mất quyền được khiếu nại về hàng giao
không phù hợp với quy cách phẩm chất quy định trong hợp đồng nếu Người Mua không gửi thông báo về việc này cho Người Bán trong một thời hạn là hai năm kể từ ngày hàng được giao cho Người Mua, trừ khi hàng hoá được bảo hành trong thời gian dài hơn hai năm."
Trong trường hợp đang xét, Nguyên đơn (Người bán) đã cho kiểm tra hàng hoátrong một thời hạn hợp lý (hàng được kiểm tra thậm chí trước khi đến cảng), Bị đơn(Người mua) cũng đã gửi thông báo về việc hư hỏng trong một thời gian hợp lý, nghĩa
là tám ngày kể từ khi báo cáo kiểm tra hàng của chuyên gia giám định được lập Uỷban trọng tài thấy rằng, Bị đơn đã tuân thủ đúng những yêu cầu nêu trên của Công ướcViên Về điểm này, Uỷ ban trọng tài không căn cứ vào luật của nước Nguyên đơn vìluật này quy định một thời gian quá ngắn cho việc thông báo tổn thất của Người muađến Người bán, công bằng mà xét thì qui định của luật này là một ngoại lệ so với tậpquán thương mại được thừa nhận rộng rãi
Trong trường hợp này, việc áp dụng tập quán thương mại hoặc luật quốc gia là
do Uỷ ban trọng tài quyết định Và Uỷ ban đã quyết định áp dụng Công ước Viên với
tư cách là một tập quán thương mại
Về phần Người Bán, trong mọi trường hợp, Người Bán cũng bị coi là bị mấtquyền khiếu nại về các vi phạm đối với các yêu cầu nêu tại Điều 38 và 39 Công ước
Viên vì điều 40 có quy định rằng "Người Bán không thể căn cứ vào Điều 38 và 39 nếu
việc không phù hợp của hàng hoá có liên quan tới những thực tế mà Người Bán đã biết hoặc không thể không biết và đã không nêu ra" Thực tế, từ tất cả những chứng cứ và
tài liệu của vụ kiện này, Uỷ ban trọng tài thấy rằng Nguyên đơn đã biết và không thểkhông biết về việc hàng giao theo hợp đồng thứ hai không đúng với quy cách phẩmchất quy định trong hợp đồng
Theo qui định tại ĐIều 70 Bộ luật tố tụng dân sự mới của Pháp, uỷ ban trọng tàichỉ không chấp nhận xét đơn kiện lại của Bị đơn cùng lúc với đơn kiện của Nguyên đơnkhi việc xem xét giải quyết đơn kiện lại làm cho tố tụng giải quyết đơn kiện chính kéodài quá lâu Trong trường hợp này, uỷ ban trong tài thấy rằng việc xem xét giải quyếtđơn kiện và đơn kiện lại cùng lúc là hợp lý
Trang 27Uỷ ban trọng tài chấp nhận đồng thời các yêu cầu của Nguyên đơn và đơn kiệnlại của Bị đơn Do đó hai khoản tiền này bù cho nhau, Bị đơn không phải hoàn trả choNguyên đơn số tiền mà Nguyên đơn yêu cầu còn Nguyên đơn cũng không phải bồithường cho Bị đơn những chi phí mà Bị đơn đã phải gánh chịu.
Trang 28PHÁN QUYẾT SỐ 8 TRANH CHẤP VỀ VIỆC TỪ CHỐI NHẬN HÀNG TRONG HỢP ĐỒNG BÁN NGUYÊN LIỆU Các bên:
Nguyên đơn : Một doanh nghiệp Nhà nước của một quốc gia đang
phát triển (doanh nghiệp X)
Bị đơn : Công ty nước ngoài Y
Sau khi biện pháp quốc hữu hoá được áp dụng, doanh nghiệp nhà nước có chứcnăng khai thác và kinh doanh các nguyên liệu tự nhiên đã ký kết một số hợp đồng muabán hàng hoá với các bạn hàng từ nhiều quốc gia trên thế giới Một vài trong số các bạnhàng này đã từ chối thực hiện nghĩa vụ nhận hàng này với lý do là lời đe doạ tịch thucủa các công ty có tài sản bị quốc hữu hoá nói trên đã tạo nên một sự kiện bất khảkháng giải phóng họ khỏi nghĩa vụ nhận hàng
Căn cứ vào điều khoản trọng tài trong các hợp đồng mua bán hàng hoá, doanhnghiệp nhà nước đã kiện các đối tác này ra trước Toà trọng tài ICC đòi được bồithường cho những thiệt hại đã phải chịu Các trọng tài viên của ICC đưa ra các phánquyết cho doanh nghiệp nhà nước thắng kiện sau khi bác bỏ lý do bất khả kháng mà các
Bị đơn đưa ra
Dưới đây là một phán quyết của các trọng tài đưa ra cụ thể cho một trong các Bịđơn là công ty Y Đối với công ty Y, trước khi có thể đưa ra các phán quyết, các trọngtài viên phải giải quyết một khó khăn về thủ tục tố tụng không kém phần quan trọng làviệc công ty Y bị giải thể
Thông thường, khi một pháp nhân giải thể thì cũng có nghĩa là pháp nhân đó
Trang 29không còn tồn tại trên thực tế và do đó không phải gánh chịu bất cứ nghĩa vụ nào trong tương lai Theo tinh thần nêu trên, nếu như một pháp nhân là Bị đơn trong quá trình tố tụng thì khi pháp nhân đó giải thể thì họ cũng không phải gánh chịu bất cứ nghĩa vụ nào mà trong tương lai do các phán quyết của các cơ quan tài phán, nếu vậy thì ở đây
là Bị đơn có thể lợi dụng điểm này để trốn tránh trách nhiệm trong quá trình tố tụng Vì vậy, phần lớn pháp luật quốc gia và các án lệ của các toà trọng tài ICC đều chỉ ra rằng: Trong trường hợp Bị đơn là một pháp nhân tuyên bố giải thể, thì không có nghĩa rằng họ sẽ được giải phóng khỏi toàn bộ nghĩa vụ phát sinh từ các hoạt động trong quá khứ và từ các phán quyết của cơ quan tài phán trong tương lai, mà thay vào đó họ vẫn phải duy trì tư cách tố tụng của mình cho đến khi quá trình tố tụng thực sự chấm dứt, đại diện cho Bị đơn trong trường hợp này sẽ là người có trách nhiệm thanh lý doanh nghiệp Như vậy, việc phá sản hoặc giải thể một công ty không ảnh hưởng trực tiếp đến việc công ty này còn đủ tư cách pháp nhân để trở thành bị đơn hoặc nguyên đơn trong một vụ kiện khi mà vụ kiện này đã bắt đầu từ trước khi việc phá sản hoặc giải thể xảy ra.
Trong quan hệ thương mại quốc tế, việc chậm trễ thực hiện nghĩa vụ nhận hàng của Bên mua thường sẽ gây ra những thiệt hại không nhỏ cho Bên bán, vì Bên bán sẽ phải chịu thêm những chi phí phát sinh như: chi phí kho bãi, bốc dỡ hàng, trả lãi ngân hàng Ngoài ra Bên mua thường nại ra những lý do có tính chất "Bất khả kháng" nhằm né tránh các trách nhiệm sẽ phát sinh từ việc không thực hiện hoặc thực hiện chậm trễ nghĩa vụ nhận hàng - trong trường hợp này cần đi sâu vào những dấu hiệu mà một sự kiện Bất khả kháng cần phải có, đó là hai dấu hiệu: Không thể dự liệu trước rằng sự kiện đó sẽ xảy ra trong tương lai và hậu quả mà nó gây ra là không thể tránh được.
Một vấn đề khác có liên quan là việc tính toán tổng số thiệt hại phải bồi thường trong trường hợp không có một điều khoản nào trong Hợp đồng đang có tranh chấp đề cập tới việc ấn định mức độ thiệt hại xảy ra, giải pháp phổ biến ở đây là dựa vào những phương pháp tính toán đã trở thành thông lệ quốc tế để xác định thiệt hại hoặc những phương pháp đã được chấp nhận trong những hợp đồng tương tự.
Phán quyết của trọng tài:
1 Về việc Bị đơn giải thể:
Trước khi các trọng tài viên tiến hành phiên họp xét xử thì Bị đơn tuyên bố giảithể và sau đó bị xoá tên khỏi sổ Đăng ký kinh doanh, do vậy vấn đề ở đây là các trọngtài viên phải xác định xem liệu Bị đơn có còn được xem là một bên trong quá trình tốtụng hay không Các trọng tài viên đã đưa ra phán quyết khẳng định địa vị tố tụng của
Bị đơn với các lập luận như sau:
- Quá trình tố tụng trọng tài đã được bắt đầu tiến hành trước khi có sự xoá tênchính thức của công ty X khỏi sổ Đăng ký kinh doanh, do vậy địa vị pháp lý hiện tạicủa Bị đơn không ảnh hưởng gì tới hiệu lực của quá trình tố tụng đang được tiến hành
Trang 30trước Toà trọng tài ICC; do vậy không có thay đổi gì đối với địa vị tố tụng của các bêntrên thực tế
- Bị đơn đã nộp Bản Giải trình biện hộ của mình trước khi chính thức xoá tênkhỏi sổ Đăng ký kinh doanh, nên Bản giải trình này cần được coi là có hiệu lực và cầnphải xem xét
- Sau khi xảy ra sự kiện xoá tên Bị đơn khỏi sổ Đăng ký kinh doanh, văn bảncông nhận thẩm quyền của trọng tài đã được người chịu trách nhiệm thanh lý công ty
Bị đơn ký
2 Về sự kiện bất khả kháng:
Sau khi khẳng định địa vị tố tụng của Bị đơn, các trọng tài viên ICC tiến hànhxem xét giải quyết những nội dung chính của vụ kiện Về sự kiện bất khả kháng mà Bịđơn viện dẫn, các trọng tài viên đã bác bỏ vì những lý do sau:
Một sự kiện bất khả kháng, theo nghĩa hẹp, là một sự kiện được xác định bởi haiyếu tố: Không thể lường trước (có nghĩa là trước khi sự kiện đó xảy ra đã không có bất
cứ lý do đặc biệt nào để cho rằng sự kiện đó sẽ xảy ra) và không thể tránh được (cónghĩa là sự kiện đó làm cho Bị đơn hoàn toàn không thể khắc phục được để có thể thựchiện hợp đồng)
Trong trường hợp cụ thể này, hợp đồng được ký kết vào ngày ( ) và tại thờiđiểm đó các rắc rối xảy ra sau khi có việc quốc hữu hoá nói trên đã bắt đầu xuất hiện,
do vậy sự kiện bất khả kháng được viện dẫn bởi Bị đơn không bao gồm yếu tố “không
thể thấy trước” mà pháp luật đòi hỏi.
Hơn nữa Nguyên đơn đã chứng minh thông qua việc đệ trình trước toà nhữnghợp đồng được đề cập khác của Nguyên đơn tương tự như hợp đồng mà Nguyên đơn đã
ký với Bị đơn, trong đó chứng tỏ rằng vào cùng một giai đoạn này, những người muakhác đã thực hiện nghĩa vụ nhận hàng hoá mà họ đã mua như thường lệ
Do vậy, Bị đơn không thể viện dẫn rằng đã xảy ra một sự kiện bất khả kháng làmcho Bị đơn không thể thực hiện hợp đồng đã ký
3 Về tính toán thiệt hại:
Hợp đồng không qui định cụ thể cách thức tính thiệt hại trong trường hợp có viphạm hợp đồng Ngoài ra, Nguyên đơn cũng không cung cấp những chứng cứ chính xác
về tổng số thiệt hại xảy ra, mà chỉ đánh giá thiệt hại trên cơ sở những phương phápđánh giá mang tính chủ quan
Trên cơ sở những thông tin có được từ những tài liệu do Nguyên đơn đưa ratrọng tài đã cho rằng khoản tiền phạt ( ) USD cho một đơn vị hàng hoá là nguyên liệuthô không được cung cấp hoặc tiếp nhận là phù hợp với thông lệ trong những trườnghợp tương tự
Theo các Điều 3 và 8 của hợp đồng mua bán hàng hoá đã ký ngày ( ), số lượng
Trang 31hàng hoá giao nhận hàng tháng là ( ) tấn cho một năm hoặc ( ) tấn cho một tháng.
Trên cơ sở tổ chức và tầm quan trọng quốc tế của Nguyên đơn (doanh nghiệpnhà nước), uỷ ban trọng tài cho rằng sẽ là công bằng nếu như giới hạn số lượng hànghoá phải được giao nhận là ( ) tấn và Bị đơn sẽ phải gánh chịu một khoản tiền phạttheo thông lệ là ( ) USD cho một đơn vị hàng hoá của nguyên liệu tự nhiên
Trang 32PHÁN QUYẾT SỐ 9 TRANH CHẤP VỀ VIỆC TĂNG GIÁ HÀNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN THÉP Các bên:
Nguyên đơn : Người mua Ai Cập
Bị đơn : Người bán Nam Tư
Nguyên đơn có “Quyền mua đặc biệt”, quyền này cho phép Nguyên đơn tăng sốlượng hàng mua lên đến 160.000 tấn với cùng giá cả và điều kiện như trên và phảituyên bố thực hiện quyền đó chậm nhất là vào ngày 15 tháng 12 năm 1987 và mở L/Ccho chuyến hàng đầu tiên chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 1987
Ngày 26 tháng 11 năm 1987, Nguyên đơn đã thông báo cho Bị đơn rằng họ sẽthực hiện “Quyền mua đặc biệt” này và sẽ mở L/C trong khoản từ 15 đến 31 tháng 12năm 1987 Do việc tăng giá thép trên thị trường thế giới, ngày 9 tháng 12 năm 1987, Bịđơn đề nghị tổ chức một cuộc họp vào tháng đó để thảo luận về mức giá áp dụng cho sốlượng hàng mua thêm Tại cuộc họp ngày 28 tháng 12 năm 1987, Bị đơn đề nghị mứcgiá 215USD/tấn cho số lượng hàng bổ sung, nhưng Nguyên đơn không chấp nhận vàcương quyết giữ mức giá đã thoả thuận
Trong văn thư đề ngày 31 tháng 12 năm 1987, Nguyên đơn nhấn mạnh rằng Bịđơn đã vi phạm hợp đồng và nếu cho đến ngày 6 tháng 1 năm 1988 Bị đơn vẫn khôngchấp thuận, thì Nguyên đơn sẽ buộc Bị đơn phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ các thiệthại bất kỳ do việc vi phạm hợp đồng gây ra Thời hạn này sau đó đã được Nguyên đơnkéo dài tới ngày 25 tháng 1 năm 1988
Ngày 26 tháng 1 năm 1988, Nguyên đơn đã mua 80.000 tấn thép thanh cùng loạicủa một công ty Rumani với giá 216 USD/tấn Nguyên đơn viện cớ rằng chi phí vận
Trang 33chuyển đường biển từ Rumani tới Ai Cập thấp hơn từ 2 đến 2,5 USD/tấn so với từ Nam
Tư tới Ai Cập
Nguyên đơn đã khởi kiện theo điều khoản trọng tài trong hợp đồng, đưa ra trọngtài Phòng Thương mại Quốc tế (tại Paris - Pháp) đòi Bị đơn bồi thường thiệt hại dochênh lệch giá
Phán quyết của trọng tài:
1 Luật áp dụng:
Uỷ ban trọng tài quyết định rằng luật Nam Tư là luật áp dụng cho hợp đồng vìcác lý do sau:
Vấn đề đầu tiên và đồng thời cũng là vấn đề trung tâm cần phải giải quyết trong
vụ việc này là việc xác định luật nào được áp dụng để xem xét hợp đồng Trong trườnghợp này, trọng tài xác định rằng Công ước Viên của Liên Hợp Quốc về hợp đồng muabán hàng hoá quốc tế (ký ngày 11 tháng 4 năm 1980) không thể được áp dụng Côngước này có hiệu lực ở Ai Cập, Nam Tư, cũng như tại Pháp, nhưng theo điều 100(2) củaCông ước này chỉ áp dụng cho những hợp đồng mua bán được ký kết sau ngày Côngước có hiệu lực (ngày1 tháng 1 năm 1988) trong khi đó hợp đồng mua bán đang xét lạiđược ký vào ngày 20 tháng 8 năm 1987
Việc xác định luật áp dụng cần phải được xem xét trên cơ sở các qui định củaluật tư pháp quốc tế
Theo luật tư pháp quốc tế của Ai Cập, nếu các bên trong hợp đồng mua bán cótrụ sở ở nhiều nước khác nhau thì luật được áp dụng là luật của nước nơi ký kết hợpđồng, trừ khi các bên có thoả thuận khác (Điều 19 của Luật dân sự 1949)
Theo Luật tư pháp quốc tế của Nam Tư, luật áp dụng là luật của nước nơi màbên bán có trụ sở chính tại thời điểm mà họ (hoặc bên khác) nhận được đề nghị chàohàng, nếu các bên không có thoả thuận về luật áp dụng
Pháp là một trong các thành viên của Công ước Hague về luật áp dụng trongmua bán hàng hoá quốc tế (ngày 15 tháng 6 năm 1955) Điều 3(2) của Công ước nàyqui định nếu các bên không thoả thuận khác, hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi luật củaquốc gia nơi bên bán có địa chỉ thường trú tại thời điểm mà họ nhận được đơn đặt hàng
Vì trụ sở chính và địa chỉ thường trú của Người bán tại thời điểm tranh chấp làNam Tư và vì hợp đồng mua bán được ký ở Nam Tư nên theo toàn bộ qui tắc áp dụng
về tư pháp quốc tế, thì luật Nam Tư sẽ là luật áp dụng
2 Trở ngại của Hợp đồng:
Đoạn 1 và 2 của Điều 133 luật Nam Tư năm 1978 trích như sau:
(1) Trong trường hợp có những biến cố xảy ra sau khi ký kết hợp đồng mà nhữngbiến cố này làm cho việc thực hiện hợp đồng của một trong các bên gặp khó khăn hoặc
Trang 34mục đích của hợp đồng không thể đạt được và hợp đồng không còn đáp ứng được mongmuốn của các bên cũng như việc tiếp tục giữ nguyên hợp đồng sẽ là không công bằngthì bên gặp khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng hoặc không đạt được mục đích củahợp đồng do có thay đổi hoàn cảnh (do có biến cố) có thể yêu cầu hủy bỏ hợp đồng.
(2) Không thể yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng nếu bên viện dẫn biến cố (sự thay đổihoàn cảnh) đã lường trước được biến cố này tại thời điểm ký kết hợp đồng hoặc đã cóthể vượt qua hoặc khắc phục nó
Bên cạnh Điều 133 của Luật nghĩa vụ, Qui tắc số 56 (hiện vẫn đang có hiệu lựcthi hành tại Nam Tư) liệt kê "các sự kiện kinh tế, chẳng hạn như sự đột biến, và sự tănghoặc giảm mạnh về giá cả" là một trong những nguyên nhân cản trở việc thực hiện hợpđồng
Vì vậy, Uỷ ban trọng tài phải xem xét liệu việc giá thép tăng từ 190 USD lên
215 USD/tấn có phải là tăng đột biến giá hay không và nếu vậy, liệu Bị đơn có tính đếntình huống này tại thời điểm hợp đồng được ký kết không
Theo kinh nghiệm cho thấy, giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới, mà đặc biệt
là thép, luôn biến động Tại thời điểm ký hợp đồng, giá thép đã bắt đầu tăng nhẹ và có
xu hướng tiếp tục tăng trong khoảng thời gian từ khi ký kết hợp đồng đến khi thực hiện
"quyền mua đặc biệt", thậm chí có thể tăng hơn nữa vào cuối năm 1988
Trong trường hợp này, giá thép trên thị trường thế giới tăng từ 190 USD lên 215USD (tức là khoảng 13,6%) Theo đánh giá của uỷ ban trọng tài, việc bán thép theo giáthoả thuận (giá bán theo “quyền mua đặc biệt”) thay vì giá hiện tại trên thị trường vớimức "thiệt" 13,6% hoàn toàn nằm trong phạm vi rủi ro về giá cả theo tập quán
Hơn nữa, việc tăng giá cũng có thể dự đoán được Một người bán hàng bìnhthường cần phải dự liệu được rằng giá thép có thể tăng hơn so với tình hình thực tế,thậm chí mức tăng còn có thể cao hơn nhiều so với mức tăng trong vụ việc đang xét.Việc xem xét liệu Bị đơn - người bán có hợp lý không khi chấp thuận "quyền mua đặcbiệt" với cùng một mức giá trong thời gian tương đối dài như vậy không thuộc thẩmquyền của Uỷ ban trọng tài Về mặt nguyên tắc, Bị đơn - người bán vẫn có thể khuyếnkhích người mua khi họ ký hợp đồng đầu tiên bằng cách đưa là điều khoản "quyền muađặc biệt" mà vẫn bảo lưu quyền được viện dẫn Điều 133 Luật nghĩa vụ nếu giá cả tiếptục tăng mạnh Trên thực tế, Bị đơn đã không đưa ra bảo lưu này và vì vậy không thểviện dẫn lý do tăng giá thép để từ chối "quyền mua đặc biệt" của Nguyên đơn
3 Mua hàng thay thế và tính toán lãi suất:
Bị đơn giữ ý kiến của mình rằng việc mua 80.000 tấn thép từ một công tyRumania của Nguyên đơn không thể coi là việc mua hàng thay thế, vì Bị đơn khôngđược thông báo trước về ý định mua hàng cụ thể của Nguyên đơn, và hơn nữa, vì Bịđơn đã chào giá thép là 215 USD/tấn và thấp hơn giá mà Nguyên đơn mua của công tyRumania, thêm vào đó, thép của Bị đơn có chất lượng tốt hơn
Trang 35Trước tiên, ở đây cần làm rõ sự tác động qua lại về mặt pháp lý giữa Điều 262
và 525 Luật nghĩa vụ của Nam Tư Điều 262 cho phép các bên của hợp đồng quyền đòibồi thường những thiệt hại xảy đến với họ phát sinh từ việc không thực hiện, thực hiệnkhông đúng hoặc chậm trễ các nghĩa vụ của bên kia Điều 525, đề cập đến việc muahàng thay thế, coi việc mua hàng thay thế là giải pháp giảm thiệt hại cho một bên thamgia hợp đồng nếu bên đó đưa ra được các chứng cứ về thiệt hại mà họ phải gánh chịu
Cả hai bên đều không phản đối thực tế là giá thép trên thị trường thế giới (cùngloại hàng giao) đã tăng ít nhất tới 215 USD/tấn tại thời điểm thực hiện “quyền mua đặcbiệt” Tuy nhiên, Bị đơn cho rằng với các biểu hiện của sự tăng giá này, Nguyên đơn lẽ
ra phải mua thép của Bị đơn, việc Nguyên đơn trên thực tế đã mua thép từ Rumani vớigiá cao hơn giá Bị đơn chào bán là hết sức vô lý
Trong bản giải trình cuối cùng Nguyên đơn khẳng định rằng họ đã thực sự muađược giá rẻ hơn, họ đã trả 216,50 USD/ tấn nhưng tiết kiệm được 2 - 2,5 USD/ tấn cướcphí vận chuyển Thiệt hại của họ vì vậy thấp hơn so với sự chênh lệch giá trên thịtrường thế giới Số lượng thiệt hại chỉ là sự chênh lệch giữa 190 USD và 214 USD/ tấn
là 24 USD/tấn
Bị đơn cho rằng Nguyên đơn phải trả khoản thuế nhập khẩu hàng của Rumanicao hơn hàng của Nam Tư, tuy nhiên điều này hoàn toàn không liên quan vì Nguyênđơn không hề đòi bồi thường bất kỳ khoản thiệt hại bổ sung nào phát sinh từ việc muahàng thay thế Thắc mắc của Bị đơn liên quan đến việc liệu thép mua của công tyRumani có chất lượng thấp hơn so với loại thép mà Bị đơn cung cấp không cũng không
có liên quan gì trong vụ việc này Đối với Nguyên đơn thì chất lượng thép là tươngđương
Về nghĩa vụ phải thông báo của Nguyên đơn như lập luận của Bị đơn, uỷ bantrọng tài cho rằng việc Nguyên đơn không thông báo cho Bị đơn biết về việc mua hàngthay thế không vi phạm Điều 525
Từ các lập luận nêu trên, trong tài đi đến kết luận rằng trong trường hợp nàyNguyên đơn hoàn toàn có quyền yêu cầu Bị đơn bồi thường khoản chênh lệch giá dophải mua thép của một bên thứ ba thay thế cho số thép đáng lẽ đã mua của Bị đơn theoquyền mua đặc biệt Tuy nhiên, Nguyên đơn chỉ có thể đòi bồi thường khoản thiệt hạithực tế mà họ phải chịu ậ đay, khoản thiệt hại được tính là mức chênh lệch giữa giámua đặc biệt (190 USD/tấn) và giá mua thực tế mà Nguyên đơn đã phải trả cho công tyNam Tư (216,5 USD/tấn) sau khi đã trừ đi khoản tiền mà Nguyên đơn tiết kiệm được từviệc vận chuyển (khoảng 2,5 USD/tấn) Như vậy Bị đơn sẽ phải bồi thường cho Nguyênđơn một khoản tiền là 80.000 x 24 USD = 1.920.000 USD
Và Uỷ ban trọng tài sau đó đã tính toán khoản lãi suất như sau:
Theo Điều 277 của Luật nghĩa vụ Nam Tư, lãi suất được tính cho bên chủ nợ đốivới một khoản thiệt hại kể từ ngày mà bên nợ bắt đầu không thực hiện nghĩa vụ Bị đơnkhông thực hiện nghĩa vụ thể hiện ở chỗ từ chối giao hàng theo giá đã thoả thuận buộc
Trang 36Nguyên đơn phải mua hàng thay thế Việc không thực hiện của Bị đơn bắt đầu từ ngày
mà họ phải giao hàng nhưng đã không giao Theo hợp đồng mua bán, 80.000 tấn thépcủa “quyền mua đặc biệt” phải được giao theo 5 lần giao hàng từng phần với khốilượng tương tự trong khoảng tháng 1 và tháng 5 năm 1988 Do vậy Bị đơn đã nợ quáhạn 1/5 của tổng số hàng vào ngày 1 tháng 2; ngày 1 tháng 3; ngày 1 tháng 4; ngày 1tháng 5 và ngày 1 tháng 6 năm 1988 Lãi suất có thể được tính theo tổng số nợ quá hạnbắt đầu từ ngày giao hàng của chuyến hàng thứ ba
Như đề cập ở trên, mức lãi suất từ khoảng 6,25 - 8,25% Không thể dự đoántrước được về lãi suất sẽ tăng như thế nào vì có khoảng thời gian chậm trễ giữa việcđưa ra phán xử của Uỷ ban trọng tài và việc thực hiện tự nguyện hoặc cưỡng chế thựchiện nên phán quyết của Uỷ ban trọng tài cũng phải ấn định mức lãi suất trong tươnglai, ví dụ: cho tới khi Bị đơn thực hiện tự nguyện hoặc cưỡng chế thực hiện phán quyết.Trên cơ sở xem xét đến trị giá tăng trưởng trung bình, Uỷ ban trọng tài cho rằng mứclãi suất 7,25% là phù hợp
Trang 37PHÁN QUYẾT SỐ 10 TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN TRANG THIẾT BỊ
Các bên:
Nguyên đơn : Người bán Mỹ
Bị đơn : Người mua Ấn Độ
Các vấn đề được đề cập:
− Thẩm quyền
− Khước từ và bị hạn chế quyền tham gia tố tụng trọng tài
− Phạm vi áp dụng của điều khoản trọng tài
− Luật thực chất áp dụng
Tóm tắt vụ việc:
Nguyên đơn là một công ty tại New York hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, bán
và thực hiện các dịch vụ đối với một số loại trang thiết bị và các hoạt động kèm theokhác Bị đơn là một công ty Ấn Độ hoạt động trong lĩnh vực bán các sản phẩm đượcsản xuất bằng các trang thiết bị của Nguyên đơn tại Ấn Độ
Theo hợp đồng, Nguyên đơn thoả thuận bán và cung cấp cho Bị đơn thiết bị vàthực hiện các dịch vụ cho một nhà máy mới tại Ấn Độ; Luật của bang New York sẽđiều chỉnh quyền và nghĩa vụ các bên Điều khoản trọng tài qui định như sau:
"Bất cứ tranh chấp nào phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này mà các bên không có khả năng giải quyết thông qua đàm phán thương lượng thì sẽ được giải quyết chung thẩm theo qui tắc trọng tài ICC Như qui định trong Qui tắc này, mỗi bên
sẽ chọn một trọng tài viên, và Toà Trọng tài của ICC sẽ chọn trọng tài viên thứ ba Tố tụng trọng tài sẽ được thực hiện vào thời gian và tại địa điểm do Toà Trọng tài quyết định Phán quyết trọng tài có thể được cho thi hành tại bất kỳ một toà án có thẩm quyền nào".
Khi tranh chấp giữa các bên xảy ra, Nguyên đơn kiện Bị đơn ra trọng tài ICCyêu cầu Bị đơn thanh toán các khoản tiền trong đó có khoản trả lãi suất quá hạn mà Bịđơn chưa thanh toán
Bị đơn phát đơn kiện Nguyên đơn lên toà án tối cao Bombay với mong muốn cóđược tuyên bố về việc Nguyên đơn đưa tranh chấp ra giải quyết tại Toà án trọng tài làvượt quá phạm vi của điều khoản trọng tài
Về phần mình Nguyên đơn cho rằng việc đưa vụ tranh chấp ra toà án trọng tài làtuân theo những quy định tại Đoạn 3 Luật 1961 của Ấn Độ về việc công nhận và thihành các phán quyết trọng tài nước ngoài mà những quy định đó tương đương với Điều
Trang 38II (3) của Công ước New York 1958.
Quyết định của Toà án tối cao Bombay nhấn mạnh vì Nguyên đơn đã đưa vụkiện lên trọng tài ra Toà án này đình chỉ không xem xét vụ kiện mà Bị đơn đưa ra
Trước uỷ ban trọng tài, Bị đơn lập luận rằng các trọng tài viên thiếu thẩm quyền
và yêu cầu Trọng tài giải quyết các vấn đề sau đây:
− Liệu các trọng tài viên có thẩm quyền quyết định phạm vi và hiệu lực củathoả thuận trọng tài hoặc có quyền xem xét và giải quyết đơn kiện của Nguyên đơn haykhông?
− Liệu Nguyên đơn có khước từ quyền tham gia vào tố tụng trọng tài củamình (nếu có) hay không?
− Liệu Nguyên đơn có bị hạn chế tham gia vào tố tụng trọng tài hay không?
− Nếu các trọng tài viên có quyền quyết định về phạm vi và hiệu lực củathoả thuận trọng tài và Nguyên đơn không từ chối cũng không bị hạn chế tham gia vào
tố tụng trọng tài, thì quyền khởi kiện ra trọng tài của Nguyên đơn có thuộc phạm viđiều chỉnh của điều khoản trọng tài trong hợp đồng hay không? Nếu đúng vậy, thì đó lànhững khiếu nại nào? Nếu không, thì đó là những khiếu nại nào? Nếu không có khiếunại thì không có trình tự giải quyết nào được đưa ra Nếu những khiếu nại được đưa ratrọng tài xem xét thì những vấn đề sau cần được xác định:
+ Liệu Nguyên đơn có được quyền mở rộng phạm vi thẩm quyền đưa ra trọngtài hoặc bổ sung thêm khiếu nại hay không?
+ Luật nào là luật áp dụng?
Phán quyết của trọng tài:
1 Về quyền xác định thẩm quyền xét xử:
Bị đơn lập luận rằng: các trọng tài viên không có quyền xác định phạm vi hayhiệu lực của điều khoản trọng tài của Hợp đồng và không có quyền xem xét, ra quyếtđịnh đối với những khiếu nại của Nguyên đơn Bị đơn cũng cho rằng trọng tài khôngthể quyết định việc các tranh chấp liên quan có thuộc phạm vi điều chỉnh của thoảthuận trọng tài hay không Lý do mà Bị đơn đưa ra là làm như vậy thì cũng có nghĩa làtrọng tài quyết định luôn hiệu lực pháp lý của điều khoản trọng tài đối với các tranhchấp liên quan và do đó, quyết định luôn thẩm quyền của chính mình
Uỷ ban trọng tài cho rằng lập luận này của Bị đơn là hoàn toàn không thể chấpnhận được bởi trên thực tế các bên đều thừa nhận rằng giữa họ có tồn tại một hợp đồng
có hiệu lực có chứa một điều khoản trọng tài nên trọng tài không có nghĩa vụ xác địnhxem đây có phải là một hợp đồng vô hiệu hay bất hợp pháp hay không Còn việc xácđịnh xem một tranh chấp có thuộc phạm vi điều chỉnh của điều khoản trọng tài haykhông là một vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài vì Điều 8(3) và (4) Qui
tắc tố tụng ICC qui định "mọi quyết định liên quan đến thẩm quyền của các trọng tài
Trang 39viên sẽ do chính các trọng tài viên quyết định" Nói cách khác, các trọng tài viên có
"thẩm quyền về thẩm quyền"3 (quyền quyết định rằng mình có thẩm quyền giải quyếthay không)
2 Khước từ và bị hạn chế quyền tham gia tố tụng trọng tài:
Bị đơn cho rằng Nguyên đơn đã khước từ quyền của mình đưa vụ kiện ra trọngtài và đã bị hạn chế tham dự tố tụng trọng tài với lý do Nguyên đơn đã kiện ngân hàngbảo lãnh của Bị đơn ra Toà án tối cao Calcuta yêu cầu thanh toán khoản lãi suất định
kỳ mà thủ tục trọng tài này cũng đang giải quyết; và trước đó, Nguyên đơn đã kiện tạiToà án tối cao Calcuta đòi chính Ngân hàng đó thanh toán khoản tiền liên quan tới kỳphiếu thứ năm của Hợp đồng
Trong giải trình của mình Nguyên đơn cho rằng việc đưa những vụ kiện trên ratoà án là nhằm bảo đảm tính an toàn của thoả thuận bảo lãnh, một thoả thuận độc lậpvới hợp đồng mua bán đang xét Bị đơn trong các vụ kiện này là Ngân hàng Ấn Độ, họkhông phải là một bên trong Hợp đồng mua bán và không thuộc phạm vi điều chỉnh củađiều khoản trọng tài của Hợp đồng Nguyên đơn đã có một thoả thuận bảo lãnh vớiNgân hàng và đó là cơ sở để đưa vụ kiện ra toà án Ấn Độ
Uỷ ban trọng tài thấy rằng lập luận của Nguyên đơn là hoàn toàn hợp lý và điđến kết luận các vụ kiện tại toà án Ấn Độ là những vụ kiện độc lập với vụ kiện đưa ratrước trọng tài và không làm ảnh hưởng đến thẩm quyền của các trọng tài viên
Theo quan điểm của các trọng tài viên, vụ kiện trước Toà án Ấn Độ do Nguyênđơn đưa ra không liên quan đến các vấn đề về việc khước từ hay bị hạn chế tham gia tốtụng trong tài của Nguyên đơn
3 Phạm vi điều chỉnh của điều khoản trọng tài:
Tiếp theo, uỷ ban trọng tài phải quyết định về việc liệu đơn kiện của Nguyên đơn
ra trọng tài này có nằm trong phạm vi áp dụng điều khoản trọng tài trong Hợp đồng haykhông
Trang 40Bị đơn cho rằng những khiếu nại của Nguyên đơn trong vụ việc này chủ yếu là
về các lãi suất thường kỳ phát sinh từ hoặc liên quan đến các kỳ phiếu và đây là nhữngthoả thuận riêng biệt và độc lập với thoả thuận của Hợp đồng, do đó không thuộc điềukhoản trọng tài của Hợp đồng
Để trả lời câu hỏi này uỷ ban trọng tài phải xem xét xem những kỳ phiếu nóitrên khi được thực hiện sẽ được coi là hình thức thanh toán đầy đủ hoặc thanh toán cóđiều kiện hay không bởi về mặt nguyên tắc, một kỳ phiếu không thể được coi là hìnhthức thanh toán trừ khi nó là một bộ phận của Hợp đồng liên quan
Trên cơ sở xem xét hợp đồng giữa các bên uỷ ban trọng tài thấy rằng các bênchưa bao giờ có ý định coi các kỳ phiếu là hình thức thanh toán toàn bộ các nghĩa vụtrả tiền theo hợp đồng Tuy nhiên hợp đồng giữa các bên nêu rõ rằng các kỳ phiếu là
chứng cứ cho các nghĩa vụ thanh toán thực hiện theo hợp đồng Các kỳ phiếu này là
các thanh toán có điều kiện: chúng sẽ hoàn toàn không có giá trị nếu Ngân hàng Ấn Độkhông cấp phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài Cần phải coi các kỳ phiếu này là mộtphần không thể tách rời của hợp đồng và không thể tồn tại độc lập với hợp đồng Nhưvậy, tranh chấp liên quan đến các kỳ phiếu cũng thuộc phạm vi áp dụng của điều khoảntrọng tài
Uỷ ban trọng tài cũng nhấn mạnh thêm rằng ngay cả khi các kỳ phiếu nói trêntồn tại độc lập, tách biệt với hợp đồng thì theo uỷ ban trọng tài phạm vi áp dụng điềukhoản về trọng tài cũng vẫn đủ rộng để bao hàm cả những tranh chấp phát sinh giữa cácbên từ các kỳ phiếu đó
1 Luật áp dụng:
Bị đơn cho rằng luật áp dụng là luật của Ấn Độ Họ biện hộ rằng hệ thống luật
mà hợp đồng và việc thực hiện hợp đồng có mối liên hệ chặt chẽ và thực tế nhất chính
là luật Ấn Độ
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận hoặc không nêu lên một cách rõràng về vấn đề luật áp dụng, thì các trọng tài viên đồng ý rằng luận điểm của Bị đơn cóthể có giá trị
Tuy nhiên, điều khoản về luật áp dụng trong hợp đồng đã quy định cụ thể rằngquyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng này sẽ được điều chỉnh trên mọi phươngdiện bởi luật của bang New York Mỹ Trong trường hợp này, thoả thuận về luật ápdụng đã được nêu rõ trong hợp đồng, và do đó việc lựa chọn luật áp dụng không cầnphải đặt ra
2 Phán quyết:
Các trọng tài viên đã đưa ra quyết định của mình về các vấn đề trên như sau:Trong vụ tranh chấp này, các trọng tài viên có đủ thẩm quyền xem xét và quyếtđịnh Nguyên đơn không khước từ, cũng không bị hạn chế quyền tham gia tố tụng trọng