1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nội dung phân tích cần làm rõ nhưng không giới hạn những nội dung sau Đặc trưng pháp lý của hoạt Động cho bảo lãnh ngân hàng, phân biệt bảo lãnh ngân hàng và bảo lãnh trong dân sự, sự khác biệt trong việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh

27 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo lãnh ngân hàng của các Tổ chức tín dụng
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Luật
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 219,97 KB

Nội dung

Khái niệm: Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2024, khoản 1 điều 3 Thông tư số 11/2022/TT-NHNN năm 2022 : Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng cho khách hàng th

Trang 1

HỌC VIỆN NHÂN HÀNG KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN:

Trang 2

Hà Nội, ngày 16 tháng 1 năm 2022

Trang 3

Phân tích các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo lãnh ngân hàng của

các Tổ chức tín dụng Nội dung phân tích cần làm rõ nhưng không giới hạn những nội dung sau: đặc trưng pháp lý của hoạt động cho bảo lãnh ngân hàng, phân biệt bảo lãnh ngân hàng và bảo lãnh trong dân sự, sự khác biệt trong việc cung cấp dịch

vụ bảo lãnh ngân hàng của các loại hình TCTD…

kỷ XX được sử dụng như một công cụ để bảo đảm tính lành mạnh của các quan hệ kinh

tế vốn ngày càng phức tạp Trên thế giới nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng đã phát triển khá mạnh mẽ và phổ biến, hỗ trợ cho hầu hết các giao dịch tài chính, thương mại.Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển đáng kinh ngạc Các hoạt động trao đổi hàng hóa thương mại, dịch vụ không chỉ diễn ra trong phạm vi lãnh thổ mà còn vươn ra tầm quốc tế Trong bối cảnh này thì sự cạnh tranh là tất yếu mà lĩnh vực cạnh tranh gay gắt nhất chính là lĩnh vực tín dụng truyền thống Các ngân hàng đã và đang phát triển rất nhiều các sản phẩm tín dụng mới từ lĩnhvực này và bảo lãnh cũng không phải là ngoại lệ Do đó việc sử dụng bảo lãnh ngân hàng đang bùng nổ mạnh mẽ đem lại thu nhập đáng kể cho các ngân hàng đồng thời cũng đóng vai trò xúc tác cho các hợp đồng kinh tế được kí kết dễ dàng Có thể chắc chắn các giao dịch thương mại lớn có yếu tố nước ngoài tham gia thì đi kèm các hợp đồng kinh tế phải bắt buộc có thêm hợp đồng bảo lãnh của ngân hàng để tạo thêm sự tintưởng tuyệt đối của bạn hàng

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, hoạt động bảo lãnh của các NHTM vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập, chưa phát huy được hiệu quả tối ưu trong thực tiễn áp dụng Xuất phát từ những vấn đề trên nhóm nghiên cứu chọn đề tài " Bảo lãnh ngân hàng của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam"

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Bảo lãnh là một hình thức đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, xuất hiện, tồn tại và phát triển song song với hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại trong một khoảng thời

Trang 4

gian khá dài Vì vậy, trong thực tiễn nó không còn là một vấn đề xa lạ, mới mẻ Do đó, bảo lãnh ngân hàng là một trong những đề tài được nhiều người săn đón nghiên cứu

3 Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua đề tài, nhóm mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về bảo lãnh của các tổ chức tín dụng với tư cách là một hình thức bảo đảm nghĩa vụ mà chủ thể bảo lãnh phải là các NHTM, từ đó rút ra bản chất pháp lý của bảo lãnh Đồng thời, trên cơ sở kiến thức lý luận, đi vào phân tích những quy định của pháp luật liên quan vàthực trạng áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng trong hợp đồng thực tế Từ đó, đưa

ra những giải pháp và cơ chế thực hiện giải pháp, góp phần hoàn thiện biện pháp bảo lãnh của các tổ chức tín dụng

4 Đối tượng nghiên cứu

Pháp luật hiện hành liên quan hoạt động bảo lãnh của các tổ chức tín dụng Thực tiễn

áp dụng pháp luật trong quá trình xác lập, thực hiện và giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến bảo lãnh

5 Phương pháp nghiên cứu

Nhằm hoàn thiện luận văn này, nhóm đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh tổng hợp và phương pháp tiếp cận lịch sử - lôgic

KẾT LUẬN:

Bảo lãnh ngân hàng là một loại hình nghiệp vụ của các ngân hàng hiện đại và nó dần trở nên không thể thiếu trong cơ cấu dịch vụ của các tổ chức tín dụng hiện nay Nó đemlại lợi ích không những đối với sự phát triển của ngành ngân hàng mà còn tác động trựctiếp đến nền kinh tế đất nước

Về mặt lý luận, bài nghiên cứu đã tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản về hoạt động bảo lãnh ngân hàng như khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại bảo lãnh ngân hàng Bên cạnh đó, bài đã có những phân tích cụ thể về thực trạng pháp luật về bảo lãnh ngânhàng ở Việt Nam hiện nay về một số phạm trù cụ thể như chủ thể tham gia hoạt động bảo lãnh, nội dung, hình thức và hiệu lực của bảo lãnh

Về mặt thực tiễn, nhóm đã giới thiệu, phân tích và đánh giá về hoạt động bảo lãnh tại một hợp đồng bảo lãnh thực tế, chỉ ra những vướng mắc pháp lý thường gặp trong hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng

Trên cơ sở những phân tích trên, chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng hiện nay cũng như đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu

Trang 5

quả hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam

I PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH

NGÂN HÀNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

1 Nội dung pháp lý về bảo lãnh ngân hàng của các chức tín dụng

1.1 Khái niệm và đặc điểm về bảo lãnh ngân hàng:

a Khái niệm:

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2024, khoản 1 điều 3

Thông tư số 11/2022/TT-NHNN năm 2022 : Bảo lãnh ngân hàng là hình thức

cấp tín dụng cho khách hàng thông qua việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngânhàng nước ngoài cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tàichính thay cho bên có nghĩa vụ khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thựchiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ bắt buộc vàhoàn trả cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo thỏa thuận

Về bản chất, bảo lãnh ngân hàng được hình thành từ những bất ổn trong giaodịch và sự không tin tưởng lẫn nhau giữa bên bán và bên mua Khi hai bên giaodịch mong muốn đảm bảo quyền lợi của mình và ngăn cản các rủi ro thì bên thứ

3 cần thiết sẽ xuất hiện với vai trò bảo kê

Că cứ theo khoản 2,3,5 Thông tư 11/2022/ TT_NHNN quy định về các hình thức bảo lãnh ngân hàng:

- Bảo lãnh đối ứng là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên bảo lãnh đối ứng cam kết với bên

bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh đối ứng theo thỏa thuận đã ký.

- Xác nhận bảo lãnh là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên xác nhận bảo lãnh cam kết với bên

nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh Bên xác nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên xác nhận bảo lãnh, đồng thời bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận đã ký

- Đồng bảo lãnh là hình thức cấp tín dụng hợp vốn, theo đó có từ 02 (hai) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân

hàng nước ngoài trở lên cùng thực hiện bảo lãnh; hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng ở nước ngoài cùng thực hiện bảo lãnh

b Đặc điểm:

 Là một giao dịch thương mại (hay hành vi thương mại) đặc thù

 Hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao giờ cũng do chủ thể đặc biệt là tổ chức tín

Trang 6

dụng (trong đó chủ yếu là các ngân hàng ) thực hiện

 Giao dịch bảo lãnh ngân hàng không phải là giao dịch hai bên hay ba bên mà làmột giao dịch kép

 Bảo lãnh không thể đơn phương hủy ngang

 Trong bảo lãnh ngân hàng, tổ chức tín dụng không chỉ có tư cách là người bảolãnh (giống như bất kỳ người bảo lãnh nào trong bảo lãnh thực hiện nghĩa vụdân sự) mà còn có thêm tư cách của một nhà kinh doanh ngân hàng

 Giao dịch bảo lãnh ngân hàng có mục đích và hệ quả tạo lập hai hợp đồng, gồmhợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh/cam kết bảo lãnh Hai hợpđồng này tuy có mối quan hệ nhân quả với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau nhưng vẫnđộc lập với nhau về cả phương diện chủ thể cũng như phương diện quyền, nghĩa

vụ pháp lý của các chủ thể

 Bảo lãnh ngân hàng là giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ.Tính chất chứng từ của bảo lãnh ngân hàng thể hiện ở chỗ, khi tổ chức tín dụngphát hành cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh) cũng như khi người nhận bảo lãnhthực hiện quyền yêu cầu hay khi tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụcủa người bảo lãnh, các chủ thể này đều bắt buộc phải thiết lập bằng văn bản

c Chủ thể trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao gồm:

Theo khoản 6, 7, 8, 9, 10, 11 Điều 3 Thông tư 11/2022 /TT-NHNN những chủ thể tronghoạt động bảo lãnh ngân hàng cụ thể gồm:

 Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện bảolãnh cho bên được bảo lãnh

 Bên được bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngânhàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân được bảo lãnh bởi bênbảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng

 Bên nhận bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàngnước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân có quyền thụ hưởng bảolãnh do bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh phát hành

 Bên bảo lãnh đối ứng là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổchức tín dụng ở nước ngoài thực hiện bảo lãnh đối ứng cho bên được bảo lãnh

 Bên xác nhận bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổchức tín dụng ở nước ngoài thực hiện xác nhận bảo lãnh cho bên bảo lãnh

 Khách hàng là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nướcngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân sau:

- Trong bảo lãnh ngân hàng (trừ bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảolãnh), khách hàng của bên bảo lãnh là bên được bảo lãnh;

- Trong bảo lãnh đối ứng, khách hàng của bên bảo lãnh là bên bảolãnh đối ứng, khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng là bên đượcbảo lãnh;

- Trong xác nhận bảo lãnh, khách hàng của bên bảo lãnh là bênđược bảo lãnh, khách hàng của bên xác nhận bảo lãnh là bên bảo

Trang 7

d Các loại bảo lãnh ngân hàng

Phân loại theo mục đích của bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng

phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm việc thực hiện đúng; đầy đủ các nghĩa

vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết Trong trườnghợp khách hàng không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng;

tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết

Đây là loại bảo lãnh được dùng phổ biến nhất; và có thể không phải yêu cầu mộtloại bảo lãnh nào khác ngoài nó trong quá trình mua bán hàng hoá; hoặc dự thầuxây dựng

Bảo lãnh dự thầu: Là cam kết của ngân hàng với bên mời thầu bảo đảm nghĩa vụ

tham gia dự thầu của khách hàng Trong trường hợp khách hàng bị phạt do viphạm quy định dự thầu mà không nộp; hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên mờithầu; thì tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết Thực chất mục đích củabảo lãnh dự thầu là bảo đảm việc người dự thầu không rút lui; không ký hợpđồng; hoặc thay đổi ý định khi đã trúng thầu

Bảo lãnh thanh toán: Được sử dụng trong các hợp đồng mua bán thiết bị hàng

hoá trả chậm Quan hệ giữa người bán và người mua thực chất là quan hệ tíndụng thương mại; theo đó người mua chấp nhận trả tiền hàng hoá theo kỳ hạn nợ

cụ thể Trong trường hợp người mua không thanh toán; hoặc thanh toán không

đủ số tiền theo hợp đồng; thì ngân hàng bảo lãnh chịu trách nhiệm trả thay chongười mua như đã cam kết

Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm theo hợp đồng: Loại bảo lãnh được sử

dụng như trong lĩnh vực xây lắp để bảo hành cho các công trình; hoặc các hợpđồng nhận thiết bị toàn bộ để bảo hành chất lượng máy móc thiết bị Ngân hàngphát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm khách hàng thực hiện đúng các khoảnthoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhậnbảo lãnh Trong trường hợp khách hàng bị phạt do không thực hiện đúng cácthoả thuận trong hợp đồng về chất lượng sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết vớibên nhận bảo lãnh mà không nộp hoặc nộp không đầy đủ tiền phạt cho bên nhậnbảo lãnh, tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết

Bảo lãnh hoàn lại thanh toán: Là do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận

bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theohợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh Trong trường hợp khách hàng vi phạmcác cam kết với bên nhận bảo lãnh; và phải hoàn trả số tiền cung ứng trước chobên nhận bảo lãnh; thì tổ chức tín dụng sẽ hoàn trả số tiền ứng trước cho bênnhận bảo lãnh

Trang 8

Phân loại theo phương thức phát hành bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh trực tiếp: Là loại hình bảo lãnh đơn giản nhất, được thực hiện dựa trên

mối quan hệ giữa 3 bên trong quan hệ bảo lãnh Trong đó ngân hàng bảo lãnhcam kết thanh toán trực tiếp với người hưởng thụ không cần phải qua một ngânhàng trung gian nào cả

Bảo lãnh gián tiếp: Là loại bảo lãnh trong đó người được bảo lãnh sẽ yêu cầu

ngân hàng thứ nhất (gọi là ngân hàng chỉ thị) đề nghị ngân hàng thứ 2 (ngânhàng phát hành) đưa ra cam kết bảo lãnh chuyển cho người thụ hưởng Trongloại bảo lãnh này; người được bảo lãnh không trực tiếp bồi hoàn cho ngân hàngphát hành bảo lãnh mà chính ngân hàng chỉ thị sẽ chịu trách nhiệm bồi hoàn chongân hàng phát hành; thông qua một cam kết gọi là đối ứng do chính ngân hàngnày đưa ra

Phân loại theo đối tượng bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh ngân hàng trong nước: Là loại bảo lãnh mà người yêu cầu bảo lãnh;

người được bảo lãnh và ngân hàng bảo lãnh ở trong phạm vi 1 quốc gia Cáchình thức áp dụng cho loại này là: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợpđồng, bảo lãnh tiền ứng trước… được thực hiện thông qua ngân hàng phát hànhthư bảo lãnh

Bảo lãnh ngân hàng ngoài nước: Là loại hình bảo lãnh mà trong đó chỉ có một

bên ở trong nước, còn bên kia ở nước ngoài Loại hình này thường sử dụng 1trong các trường hợp sau:

o Mở thư tín dụng mua hàng trả chậm

o Ký bảo lãnh trên hối phiếu nhận nợ với nước ngoài

o Phát hành thư bảo lãnh

o Lập giấy chứng nhận kỳ hạn nợ

Phân loại theo hình thức sử dụng bảo lãnh

Bảo lãnh vô điều kiện (bảo lãnh theo yêu cầu): Là loại bảo lãnh mà trong đó

việc thanh toán sẽ được thực hiện ngày sau khi ngân hàng nhận được yêu cầuđầu tiên của người thụ hưởng mà không cần bất cứ môt chứng từ hay một tờgiấy nào kèm theo Ngân hàng xem đó như một lệnh thanh toán không thể từchối Điều đó thể hiện loại hình này có tính độc lập rất cao Nó được sử dụngkhá phổ biến vì nó có lợi cho người thụ hưởng

Tuy nhiên, lại có nhược điểm là mang tính chủ quan trong việc đòi bồi thường;

do đó có thể xảy ra lừa đảo, gian lận nếu người thụ hưởng không trung thực Vìvậy, khi sử dụng loại bảo lãnh này các bên đối tác phải có độ tin cậy cao

Bảo lãnh có điều kiện: Là loại hình mà khi người thụ hưởng muốn được trả tiền

phải xuất trình chứng từ; hoặc giấy tờ chứng minh sự vi phạm nghĩa vụ tronghợp đồng đối tác Loại này có nhược điểm là người thụ hưởng sẽ phải chịu sự

Trang 9

chậm trễ trong thanh toán bồi thường; và nó còn có thể gây ra tranh chấp giữacác đối tác Với các điều kiện về chứng từ như thế thì đấy là một loại bảo lãnhkém linh hoạt nên ít được sử dụng trong các dịch vụ của ngân hàng thương mại.

e Điều kiện được cấp bảo lãnh

1.2 Quy trình thủ tục bảo lãnh ngân hàng

Quy trình bảo lãnh ngân hàng gồm 6 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Khách hàng ký kết Hợp đồng với phía Đối tác theo yêu cầu: thanh toán,

xây dựng, dự thầu… Phía đối tác yêu cầu cần có bảo lãnh Ngân hàng

Bước 2: Khách hàng sẽ lập hồ sơ và gửi đề nghị bảo lãnh cho ngân hàng Thủ

tục hồ sơ bảo lãnh ngân hàng bao gồm:

 Giấy đề nghị bảo lãnh

 Hồ sơ pháp lý

 Hồ sơ mục đích

 Hồ sơ tài chính kinh doanh

 Hồ sơ tài sản đảm bảo

Bước 3: Phía ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định các nội dung như: tính hợp

pháp, khả thi của dự án bảo lãnh; năng lực pháp lý của khách hàng, hình thứcbảo đảm; đánh giá khả năng tài chính của khách hàng

Nếu được thông qua, ngân hàng và khách hàng sẽ tiến hành ký hợp đồng cấp bảolãnh và thư bảo lãnh

Bước 4: Ngân hàng sẽ thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh Trong thư

sẽ có các quy định rõ ràng các nội dung cơ bản trong hợp đồng cấp bảo lãnh

Bước 5: Ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh nếu

phát sinh xảy ra

Bước 6: Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính của

mình với phía ngân hàng như: trả nợ gốc, lãi, phí

Nếu bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ, phía ngân hàng sẽ tiến hành thanhtoán thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theolãi suất nợ quá hạn của phía được bảo lãnh

Các biện pháp cần thiết để thu nợ như phát mại tài sản đảm bảo, trích tài khoảncủa bên được bảo lãnh, khởi kiện… sẽ được ngân hàng áp dụng

1.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo lãnh

a Bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và bên xác nhận bảo lãnh

Quyền lợi bên bảo lãnh : (Căn cứ Điều 27 Thông tư 11/2022/TT-NHNN)

 Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh

 Đề nghị bên xác nhận bảo lãnh thực hiện xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của

Trang 10

mình cho bên được bảo lãnh.

 Yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng và các bên liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có)

 Yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh (nếu cần)

 Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh

 Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất, lãi suất phạt

 Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không hợp lệ hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ, tài liệu xuất trình là giả mạo

 Yêu cầu bên bảo lãnh đối ứng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết

 Hạch toán ghi nợ đối với số tiền trả thay cho bên được bảo lãnh (trong trường hợp bảo lãnh ngân hàng) ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; hoặc bên bảo lãnh đối ứng (trong trường hợp bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng) ngay khi bên bảo lãnh đối ứng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay theo cam kết

 Yêu cầu thành viên đồng bảo lãnh khác hoàn trả số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh tương ứng theo tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh mà các bên đã thỏa thuận trong trường hợp thành viên làm đầu mối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong đồng bảo lãnh

 Xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận và quy định của pháp luật

 Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật

 Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết

 Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật

Quyền lợi bên bảo lãnh đối ứng: (Căn cứ Điều 28 Thông tư 11/2022/TT-NHNN)

 Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị phát hành bảo lãnh đối ứng

 Đề nghị bên bảo lãnh phát hành bảo lãnh cho nghĩa vụ của khách hàng của mình đối với bên nhận bảo lãnh

 Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh đối ứng và tài sản đảm bảo (nếu có)

 Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh (nếu cần)

 Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lựccủa bảo lãnh

 Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất, lãi suất phạt

 Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng khi hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không hợp lệ hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ, tài liệu xuất trình là giả mạo

 Hạch toán ghi nợ đối với số tiền trả thay cho bên được bảo lãnh ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu bên được bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đối ứng đã thực hiện nghĩa

Trang 11

vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh theo cam kết.

 Xử lý tài sản bảo đảm của bên được bảo lãnh theo thỏa thuận và quy định của pháp luật

 Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết

 Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật

 Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

Quyền lợi bên bảo lãnh đối ứng: (Căn cứ Điều 29 Thông tư 11/2022/TT-NHNN)

 Chấp thuận hoặc từ chối đề nghị xác nhận bảo lãnh

 Yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có)

 Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh (nếu cần)

 Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất, lãi suất phạt

 Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh

 Hạch toán ghi nợ đối với số tiền trả thay cho bên bảo lãnh ngay khi thực hiện nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu bên bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay theo cam kết

 Xử lý tài sản bảo đảm của bên bảo lãnh hoặc bên được bảo lãnh theo thỏa thuận và quy định của pháp luật

 Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết

 Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật

 Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không hợp lệ hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ, tài liệu xuất trình là giả mạo

 Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật

Nghĩa vụ của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và bên xác nhận bảo lãnh: (Căn cứ Điều

30 Thông tư 11/2022/TT-NHNN)

 Có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến thẩm quyền phát hành cam kết bảo lãnh cho các bên có liên quan; thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nhận được yêu cầu phù hợp với quy định tại cam kết bảo lãnh

 Thực hiện đầy đủ và đúng nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại Điều 22 Thông tư này

 Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của thỏa thuận cấp bảo lãnh

 Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho bên bảo đảm khi thanh lý thỏa thuận cấp bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác

 Trong vòng 05 ngày làm việc tiếp theo sau ngày nhận được văn bản khiếu nại của bên nhận bảo lãnh về lý do từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, phải có văn bản trả lời bên khiếu nại

 Thực hiện lưu giữ hồ sơ bảo lãnh theo quy định của pháp luật

Trang 12

 Hướng dẫn bên nhận bảo lãnh về việc kiểm tra và xác nhận tính xác thực của cam kết bảo lãnh được phát hành

 Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

b. Bên được bảo lãnh (Căn cứ Điều 31 Thông tư 11/2022/TT-NHNN)

Bên được bảo lãnh có các quyền sau đây:

 Từ chối các yêu cầu của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng không đúng với các thỏa thuận trong thỏa thuận cấp bảo lãnh hoặc cam kết bảo lãnh;

 Đề nghị bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kết;

 Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;

 Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật Thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật khi các bên liên quan thực hiện chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ bảo lãnh của các bên đối với khoản bảo lãnh;

 Kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh;

 Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.Bên được bảo lãnh có các nghĩa vụ sau đây:

 Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến khoản bảo lãnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các thông tin, tài liệu đã cung cấp;

 Thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ, trách nhiệm đã cam kết tại thỏa thuận cấp bảo lãnh;

 Hoàn trả cho bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng số tiền bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo thỏa thuận cấp bảo lãnh hoặc cam kết giữa cácbên và các chi phí phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

 Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng về quá trình thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh Có nghĩa vụ báo cáo tình hình hoạt động có liên quan đếngiao dịch bảo lãnh cho bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng;

 Phối hợp với bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và các bên liên quan trong quá trình

xử lý tài sản bảo đảm (nếu có);

 Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật

c Bên nhận bảo lãnh

Căn cứ Điều 32 Thông tư 11/2022/TT-NHNN và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh sẽ bao gồm

Quyền của bên nhận bảo lãnh:

 Yêu cầu bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kết bảo lãnh;

 Khiếu nại bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh trong vòng 05 ngày làm việc tiếp theo sau ngày nhận được thông báo từ chối của bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh nếu lý

do từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của các bên không phù hợp với điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tại cam kết bảo lãnh;

Trang 13

 Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh vi phạmnghĩa vụ đã cam kết;

 Kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh;

 Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức, cá nhân khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật;

 Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh;

 Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.Nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh:

 Thực hiện đầy đủ và đúng nghĩa vụ trong các hợp đồng liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định trong cam kết bảo lãnh (nếu có);

 Thông báo kịp thời cho bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh và các bên liên quan dấu hiệu vi phạm, hành vi vi phạm của bên được bảo lãnh;

 Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ, tài liệu xuất trình theo cam kết bảo lãnh và các nội dung tuyên bố trong hồ sơyêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên nhận bảo lãnh;

 Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật

1.4 Trách nhiệm của tổ chức tín dụng

Theo Điều 18 TT số 11/2022/TT-NHNN về “Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của kháchhàng”

 Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận với các bên có liên quan

về việc áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm đối với nghĩa vụ hoàn trả số tiền trả thay khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

 Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định nguyên tắc và điều kiện cụthể của việc áp dụng từng biện pháp bảo đảm hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về nghiệp vụ bảo lãnh, giao dịch bảo đảm và theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

2 Phân biệt bảo lãnh ngân hàng và bảo lãnh trong dân sự

I PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG BẢO

LÃNH NGÂN HÀNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

2 Phân biệt bảo lãnh ngân hàng và bảo lãnh trong dân sự

Bảo lãnh ngân hàng Bảo lãnh trong dân sự

Căn cứ pháp lý Thông tư 11/2022/NHNN

và Luật Các tổ chức tín

Điều 335-343 BLDS năm

Ngày đăng: 16/11/2024, 16:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w