1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổ chức dạy học dự án chủ Đề trải nghiệm thực tế về xác suất thống kê, góp phần bồi dưỡng năng lực cho học sinh thpt

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức dạy học dự án chủ đề trải nghiệm thực tế về xác suất thống kê, góp phần bồi dưỡng năng lực cho học sinh THPT
Tác giả Tác Giả
Chuyên ngành Toán
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

Dạy học dựa trên dự án thuật ngữ tiếng Anh: Project Based Learning, gọi tắt là dạy học dự án DHDA là phương pháp dạy học được xây dựng nhằm khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống,

Trang 1

MỤC LỤC Trang

4 Điểm mới, đóng góp của sáng kiến 1

I Cơ sở khoa học của dạy học dự án góp phần bồi dưỡng năng lực

cho học sinh THPT

2

1.1.2 Cơ sở lí luận về dạy học dự án góp phần phát triển năng lực

cho học sinh trong dạy học môn Toán ở cấp THPT

6

1.4 Khả năng ứng dụng và phát triển của đề tài 10

II Thiết kế tiến trình dạy học dự án chủ đề trải nghiệm thực tế về

xác suất thống kê – môn Toán lớp 11 10 2.1 Đối tượng tiến hành dự án, điều kiện tiến hành dự án 10 2.2.Chủ đề, mục tiêu và ý tưởng của dự án 10 2.3 Xây dựng bộ câu hỏi định hướng của dự án 11 2.4 Chuẩn bị sản phẩm trình bày của dự án 12 2.5 Xây dựng các tiêu chí đánh giá dự án 12

Trang 2

2.6 Xây dựng kế hoạch triển khai dự án 15 2.7 Dự kiến tổ chức tình huống DHDA đã thiết kế 15 2.8 Bảng tham chiếu năng lực đạt được của HS 31

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trung học phổ thông THPT

Bồi dưỡng thường xuyên BDTX

Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT

Thực nghiệm sư phạm TNSP

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN

Công nghệ thông tin CNTT

Trang 3

Sách giáo khoa SGK

Phát triển năng lực PTNL

Phân phối chương trình PPCT

Phương pháp dạy học PPDH

Trang 4

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn đề tài

Chủ trương của Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây thể hiện quyết tâm đổi mới trong toàn ngành giáo dục, với tiêu chí tạo ra những học sinh có năng lực tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo, độc lập, tự chủ, Hội nhập với sự phát triển giáo dục phổ thông nói chung, dạy học môn Toán đang hướng đến đổi mới mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực người học

Dạy học dựa trên dự án (thuật ngữ tiếng Anh: Project Based Learning), gọi tắt là dạy học dự án (DHDA) là phương pháp dạy học được xây dựng nhằm khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống, học sinh được rèn luyện và trải nghiệm, sáng tạo, được tham gia giải quyết vấn đề nảy sinh mang ý nghĩa thực tiễn và tạo hứng thú, tránh được sự nhàm chán, hàn lâm trong học tập Dạy học

dự án hoàn toàn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ quan trọng của giáo dục đó là phát triển cá nhân một cách tổng thể, ngoài việc trang bị cho học sinh những kiến thức tối thiểu còn hoàn thiện cho học sinh các năng lực nhất định để thích nghi với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thuật và yêu cầu xã hội

Từ thực tế giảng dạy và quá trình thực nghiệm điều tra sự thay đổi của học sinh trong việc phát triển phẩm chất năng lực tôi mạnh dạn đề xuất đề tài: "Tổ chức dạy học dự án chủ đề: trải nghiệm thực tế về xác suất thống kê, góp phần bồi dưỡng năng lực cho học sinh THPT" Hi vọng đề tài được sự góp ý và ủng hộ của các đồng nghiệp để có thể áp dụng rộng rãi vào quá trình dạy học

2 Mục đích nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài này, tôi xin trình bày thiết kế quy trình dạy học dự án chủ đề trải nghiệm thực tế về xác suất thống kê trong chương trình môn Toán lớp

11, nhằm giúp học sinh nhận thấy rõ hơn ý nghĩa của toán học, của lí thuyết xác suất trong đời sống, và thông qua các hoạt động thực tế mà các em tự mình trải nghiệm sẽ góp phần bồi dưỡng và phát triển năng lực, phẩm chất chung và một

số năng lực đặc thù của môn Toán

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Học sinh lớp 11

- Giáo viên giảng dạy môn Toán bậc THPT

4 Điểm mới của đề tài

Tính mới của đề tài là tác giả đã biết khai thác, vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học dự án tạo ra các hoạt động trải nghiệm dưới hình thức tổ chức trò chơi giải trí, đưa tiết học trải nghiệm thực tế vào trong không gian lớp học, làm cho học sinh thêm yêu môn Toán, thích phương pháp dạy học mới, có nhiều sáng

Trang 5

tạo hơn trong cuộc sống và đặc biệt được rèn luyện và phát triển nhiều phẩm chất năng lực rất cần trong xã hội hiện đại

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA DẠY HỌC DỰ ÁN GÓP PHẦN BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THPT

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Tổng quan về dạy học dự án

a) Khái niệm dạy học dự án:

Phương pháp DHDA là một hình thức (mô hình) dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, nhằm tạo ra các sản phẩm và giới thiệu chúng Nhiệm vụ của phương pháp này đòi hỏi người học cần có tính tự học cao trong toàn bộ quá trình học tập Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án

b) Đặc trưng cơ bản của dạy học dự án

- Người học là trung tâm của quá trình dạy học

- Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng

- Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung chương trình

- Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên

- Dự án có tính liên hệ với thực tế

- Người học thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm và quá trình thực hiện

- Công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của người học

- Kĩ năng tư duy là yếu tố không thể thiếu trong phương pháp dạy học dự án c) Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án +) Vai trò của học sinh:

- Học sinh là người quyết định cách tiếp cận vấn đề cũng như phương pháp và các hoạt động cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề đó

- HS tập giải quyết các vấn đề của cuộc sống thực bằng các kĩ năng của người lớn thông qua làm việc theo nhóm

- HS là người lựa chọn các nguồn dữ liệu, thu thập dữ liệu từ những nguồn khác nhau đó, rồi tổng hợp, phân tích và tích lũy kiến thức từ quá trình làm việc của chính các em

- HS hoàn thành việc học với các sản phẩm cụ thể (dự án) và có thể trình bày, bảo vệ sản phẩm đó

- HS cũng là người trình bày kiến thức mới mà họ đã tích lũy thông qua dự án

- HS là người đánh giá và được đánh giá dựa trên những gì đã thu thập được,

Trang 6

dựa trên tính khúc chiết, tính hợp lý trong cách thức trình bày của các em theo những tiêu chí đã xây dựng trước đó +) Vai trò của giáo viên:

Khác với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên đóng vai trò trung tâm, là chuyên gia và nhiệm vụ chính là truyền đạt kiến thức, trong DHDA, GV chỉ là người hướng dẫn và tham vấn chứ không phải là "cầm tay chỉ việc" cho HS của mình Theo đó, giáo viên không dạy nội dung cần học theo cách truyền thống

mà từ nội dung nhìn ra sự liên quan của nó tới các vấn đề của cuộc sống, hình thành ý tưởng về một dự án liên quan đến nội dung học, tạo vai trò cho học sinh trong dự án, làm cho vai trò của học sinh gắn với nội dung cần học…

Tóm lại, giáo viên không còn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học mà trở thành người hướng dẫn, người giúp đỡ học sinh, tạo môi trường thuận lợi nhất cho các em trên con đường thực hiện dự án +) Vai trò của công nghệ:

Mặc dù công nghệ không phải là vấn đề cốt yếu đối với phương pháp DHDA nhưng nó có thể nâng cao kinh nghiệm học tập và đem lại cho học sinh

cơ hội để hòa nhập với thế giới bên ngoài, tìm thấy các nguồn tài nguyên và tạo

ra sản phẩm

d) Hồ sơ bài học trong DHDA +)

Mục tiêu dạy học

Mục tiêu phải dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực được Bộ GD&ĐT ban hành, kết hợp với mục tiêu giáo dục địa phương +) Ý tưởng, tên dự án

Từ mục tiêu dạy học và nội dung bài học (thường là những bài học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn) giáo viên hình thành ý đồ tổ chức bài học thành dự án và suy nghĩ về ý tưởng dự án, đặt tên cho dự án

+) Sản phẩm của dự án, phiếu đánh giá sản phẩm

Sản phẩm của dự án là kết quả thực hiện dự án của học sinh, gồm hai dạng:

- Bài thuyết trình (văn bản Word hoặc bài trình bày bằng PowerPoint)

- Sản phẩm vật chất: Bản vẽ, mô hình, thiết bị, vật liệu, Video, chương trình,… +) Bộ câu hỏi định hướng:

- Câu hỏi khái quát :

Câu hỏi khái quát là những câu hỏi mở, có phạm vi rộng, kích thích sự khám phá, nhắm đến những khái niệm lớn và lâu dài, đòi hỏi các kỹ năng tư duy bậc cao và thường có tính chất liên môn

Để xây dựng được câu hỏi khái quát GV cần trả lời những vấn đề sau: Tại sao HS phải quan tâm đến môn học này? Giá trị của môn học nằm ở đâu? Làm gì để nội dung chương trình học thật sự có ý nghĩa đối với HS? Điều gì HS có thể nhớ được

Trang 7

từ môn học trong năm năm tới hay trong cả một đời người? Làm thế nào để kiến thức môn học trở thành niềm tin, hướng dẫn hành động và cách xử sự của HS?

- Câu hỏi bài học:

Câu hỏi bài học là những câu hỏi mở, có liên hệ trực tiếp với dự án hoặc bài học cụ thể, đòi hỏi các kỹ năng tư duy bậc cao, giúp học sinh tự xây dựng câu trả lời và hiểu biết của bản thân từ thông tin mà chính các em thu thập được

Để xây dựng được câu hỏi bài học GV cần trả lời những vấn đề sau: Tại sao nội dung này trong bài học lại quan trọng? Tại sao HS cần phải quan tâm nội dung này? Giá trị của bài học này nằm ở đâu? HS cần ghi nhớ gì từ bài này? Những điều nào cần được rút ra từ bài học này? HS cần liên kết, mở rộng và kết luận gì từ nội dung mà các em đang học?

- Câu hỏi nội dung:

Câu hỏi nội dung là những câu hỏi đóng, có các câu trả lời "đúng" được xác định rõ ràng, trực tiếp hỗ trợ việc dạy và học các kiến thức cụ thể, thường có liên quan đến các định nghĩa hoặc yêu cầu nhớ lại thông tin (như các câu hỏi kiểm tra thông thường)

Để xây dựng được câu hỏi bài học GV cần trả lời những vấn đề sau: HS cần trả lời được câu hỏi ngắn nào sau khi học xong bài? Phải chắc chắn là những câu hỏi không quá rộng, chúng cần có duy nhất một câu trả lời đúng; Tập trung vào các sự kiện nào mà HS trả lời được và hiểu được để có thể trả lời những câu hỏi lớn hơn của bài học

+) Giáo án triển khai dự án:

Là kế hoạch bài học để giao nhiệm vụ đến các nhóm học sinh Bản kế hoạch phải đạt được các yêu cầu sau:

- Tạo nhóm, HS xác định được nhiệm vụ của nhóm và lập kế hoạch hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ cá nhân trong nhóm

- Hướng dẫn triển khai thực hiện nhiệm vụ qua bộ câu hỏi định hướng và

bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm dự án

- Cung cấp địa chỉ thông tin cần tra cứu, đọc hiểu, tham khảo và tài liệu phát tay (nếu có)

- Cung cấp địa chỉ trao đổi thông tin với giáo viên và nhận phản hồi trong quá trình kiến tạo ra sản phẩm

+) Giáo án nghiệm thu dự án:

Trang 8

Giáo án nghiệm thu dự án là kế hoạch bài học nghiệm thu các sản phẩm dự án của học sinh Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được cần phải trả lời các câu hỏi:

- Dự án vừa thực hiện có cho phép một sự học tập tích cực hay không?

- Trong tương lai dự án có thể thực hiện khác được không?

- Hướng phát triển tiếp theo của dự án là gì?

+) Minh chứng sản phẩm dự án:

Ảnh, Clip quá trình tạo, giới thiệu sản phẩm của học sinh; Ảnh chụp các sản phẩm (mô hình, thiết bị,…); Sản phẩm vật chất hoặc bài thuyết trình, bài trình chiếu PowerPoint, chương trình, tờ rơi, bức tranh, bản vẽ, …

e) Bộ công cụ đánh giá trong dạy học dự án

+) Phiếu quan sát: phiếu quan sát là một công cụ đánh giá căn cứ các nội dung quan sát để liệt kê các tiêu chí cần đánh giá

+) Sổ theo dõi dự án: là căn cứ để đánh giá quá trình thực hiện dự án, gồm: tên nhóm, tên dự án, danh sách các thành viên, các ý tưởng ban đầu, kế hoạch DA, bảng phân công nhiệm vụ, tổng hợp dữ liệu, ghi biên bản thảo luận, nhìn lại DA, thông tin phản hồi của GV

+) Phiếu đánh giá (hay bảng kiểm đánh giá): là một công cụ căn cứ liệt kê danh sách các tiêu chí đánh giá một SP của DA: như mô hình vật chất, bài trình bày Power Point,…

+) Phiếu thăm dò thái độ học sinh : là bảng liệt kê các phát biểu yêu cầu HS chỉ

ra mức độ họ tán thành với mỗi phát biểu Thường có 5 mức độ: Rất không đồng

ý, không đồng ý, trung tính, đồng ý và rất đồng ý Những phản ứng cá nhân từ các mức độ tán thành được gán điểm số từ 1 đến 5

f) Ưu điểm và hạn chế của phương pháp DHDA

Như mọi phương pháp khác, PPDHDA đều có cả ưu và nhược điểm, học tập dựa trên dự án không giới hạn về kiến thức và thông tin, với sự giúp đỡ của GV học sinh có cơ hội biến đổi, khám phá bản thân trong chính quá trình học tập Ngày nay học đọc không còn đủ nữa, biết cách giải quyết vấn đề, hợp tác làm việc và

tư duy đổi mới được coi là kỹ năng thiết yếu của thời đại mới Do đó học tập dựa trên dự án được chấp nhận như một phương pháp hiệu quả cho các quá trình giảng dạy

+) Ưu điểm:

- Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội

Trang 9

- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học

- Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm

- Phát triển khả năng sáng tạo

- Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp

- Rèn luyện kỹ năng khai thác thông tin một cách hiệu quả

- Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc

- Phát triển năng lực đánh giá

+) Hạn chế:

- Không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức mang tính hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản

- Đòi hỏi nhiều thời gian

- Không thay thế cho phương pháp thuyết trình và các PPDH bổ sung cho phương pháp truyền thống

- Đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp

1.1.2 Cơ sở lí luận về dạy học dự án góp phần phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học môn Toán ở cấp THPT

a) Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Toán

+) Mục tiêu chung

Chương trình môn Toán giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:

- Hình thành và phát triển năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán

- Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học được quy định tại chương trình tổng thể

- Có kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu; phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn học khác như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, Lịch sử, Nghệ thuật, ; tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn

- Có hiểu biết tương đối tổng quát về sự hữu ích của toán học đối với từng ngành nghề liên quan để làm cơ sở định hướng nghề nghiệp, cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời

Trang 10

+) Mục tiêu cấp trung học phổ thông

Môn Toán cấp trung học phổ thông nhằm giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề; sử dụng được các phương pháp lập luận, quy nạp và suy diễn để hiểu được những cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề; thiết lập được mô hình toán học để mô tả tình huống, từ đó đưa ra cách giải quyết vấn đề toán học đặt ra trong mô hình được thiết lập; thực hiện và trình bày được giải pháp giải quyết vấn đề và đánh giá được giải pháp đã thực hiện, phản ánh được giá trị của giải pháp, khái quát hoá được cho vấn đề tương tự; sử dụng được công cụ, phương tiện học toán trong học tập, khám phá và giải quyết vấn đề toán học

- Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản, thiết yếu về:

Đại số và một số yếu tố Giải tích: tính toán và sử dụng công cụ tính toán; sử dụng ngôn ngữ và kí hiệu đại số; biến đổi biểu thức đại số và siêu việt (lượng giác, mũ, lôgarit), phương trình, hệ phương trình, bất phương trình; nhận biết các hàm số sơ cấp cơ bản (luỹ thừa, lượng giác, mũ, lôgarit); khảo sát hàm số và vẽ

đồ thị hàm số bằng công cụ đạo hàm; sử dụng ngôn ngữ hàm số, đồ thị hàm số để

mô tả và phân tích một số quá trình và hiện tượng trong thế giới thực; sử dụng tích phân để tính toán diện tích hình phẳng và thể tích vật thể trong không gian Hình học và Đo lường: cung cấp những kiến thức và kĩ năng (ở mức độ suy luận logic) về các quan hệ hình học và một số hình phẳng, hình khối quen thuộc; phương pháp đại số (vectơ, toạ độ) trong hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường

Thống kê và Xác suất: hoàn thiện khả năng thu thập, phân loại, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu thống kê; sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu thống

kê thông qua các số đặc trưng đo xu thế trung tâm và đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm và ghép nhóm; sử dụng các quy luật thống kê trong thực tiễn; nhận biết các mô hình ngẫu nhiên, các khái niệm cơ bản của xác suất

và ý nghĩa của xác suất trong thực tiễn

- Góp phần giúp học sinh có những hiểu biết tương đối tổng quát về các ngành nghề gắn với môn Toán và giá trị của nó; làm cơ sở cho định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông; có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời

b) Năng lực chung và năng lực đặc thù

Ngày đăng: 16/11/2024, 14:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w