Một số phương pháp để phát triển năng lực học Ngữ Văn cho học sinh thông qua kiểu bài văn thuyết minh... Đề tài của SKKN sẽ hướng tới việc đề ra những giải pháp thích hợp cho đối tượng h
Trang 1
MỤC LỤC
A ĐẶT VẤN ĐỀ 1
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
II PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
1 Phạm vi nghiên cứu 2
2 Đối tượng nghiên cứu 2
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
IV CẤU TRÚC ĐỀ TÀI 3
V THỜI GIAN THỰC HIỆN 3
B NỘI DUNG 4
I CƠ SỞ ĐỀ TÀI 4
1 Cơ sở lí luận 4
2 Cơ sở thực tiễn 5
II.THỰC TRẠNG VỀ DẠY - HỌC KIỂU BÀI LÀM VĂN THUYẾT MINH 5
1 Văn thuyết minh trong tính ứng dụng hằng ngày - Vai trò, tác dụng của văn thuyết minh trong việc hình thành, phát triển năng lực cho học sinh 5
2 Thực trạng dạy – học kiểu bài làm văn thuyết minh .6
III NHỮNG PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC NGỮ VĂN THÔNG QUA KIỂU BÀI VĂN THUYẾT MINH………9
1 Một số nhận thức chung về phát triển năng lực học Ngữ Văn cho học sinh thông qua kiểu bài văn thuyết minh .9
1.1 Năng lực học Ngữ Văn 9
1.2 Năng lực học Ngữ Văn thông qua kiểu bài văn thuyết minh 11
2 Một số phương pháp để phát triển năng lực học Ngữ Văn cho học sinh thông qua kiểu bài văn thuyết minh .12
Trang 22.1 Những phương pháp hướng dẫn lí thuyết làm bài văn thuyết minh 12
2.2 Những phương pháp hướng dẫn thực hành về kiểu bài văn thuyết minh 13
IV GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 14 GIÁO ÁN 1: CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH 14
GIÁO ÁN 2: PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH 20
GIÁO ÁN 3: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH 28
V HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 29
1 Nhận xét chung và một số kết quả bước đầu .31
2 Phát triển được một số năng lực cho học sinh .31
VI ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 31
1 Tính mới 31
2 Tính khoa học 32
3 Tính sư phạm 32
4 Tính thực tiễn 32
C KẾT LUẬN 34
I KẾT LUẬN……… 34
II KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 35
PHỤ LỤC 1 36
PHỤ LỤC 2 37
PHỤ LỤC 3 38
PHỤ LỤC 4 39
Trang 3Dạy học theo định hướng phát triển năng lực tức là hình thành năng lực học tập cho sinh Học sinh không chỉ biết kiến thức lí thuyết một chiều trên sách vở
mà biết vận dụng kiến thức đó kết hợp với kĩ năng, thái độ, tình cảm, kinh nghiệm, vốn sống (thậm chí ngoài tri thức riêng lẻ bộ môn thì còn phải tích hợp với kiến thức liên môn) để giải quyết vấn đề Năng lực học Ngữ Văn chính là quá trìnhkhám phá cái hay, cái đẹp từ những tác phẩm văn chương nhằm khơi dậy, hình thành và phát triển hân cách cho học sinh, bồi dưỡng cho các em tri thức hiểu biết
và làm phong phú đời sống tâm hồn, hướng các em tới Chân – Thiện - Mĩ (những giá trị đích thực của cuộc sống) Đồng thời năng lực học Văn cũng chính là quá trình thu nhận tri thức, vận dụng kiến thức, sử dụng năng lực ngôn ngữ, năng lực tạo lập văn bản và các năng lực khác để hướng đến phục vụ trực tiếp cho các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe của học sinh Như vậy năng lực học Văn một mặt phải hướng người học tới việc bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách, mặt khác phải thực hiện vai trò môn học công cụ để phát triển năng lực trung tâm – năng lực giao tiếp (nói, viết) có hiệu quả Dạy học kiểu bài làm văn thuyết minh trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 cũng không nằm ngoài những yêu cầu chung này Văn thuyết minh có khả năng rất lớn trong việc hình thành và phát triển năng lực học tập bộ môn Ngữ Văn cho học sinh Văn thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp các tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội cho con người bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích Thời lượng, số lượng chương trình dành cho kiểu bài làm văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn THPT không nhiều Nó tập trung ở chương trình Ngữ Văn lớp 10 với hai bài dạy chính thức (1,5 tiết) và ba bài khuyến khích học sinh tự đọc nhưng nó thực sự quan trọng khi nó mang đến cho học sinh những khả năng để các em có thể thể hiện được những năng lực thuyết minh của mình
Nó là mảnh đất tiềm năng để học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào quyết những vấn đề thực tiễn Cụ thể là biết vận dụng văn thuyết minh để trình bày được một cách chính xác, khách quan, trung thực về các sự vật và hiện tượng trong tự
Trang 4là học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi như trường THPT Con Cuông Bên cạnh đó nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của kiểu loại bài này trong chương trình chưa xác đáng; chưa có sự đầu tư tìm hiểu xây dựng phương pháp dạy phù hợp Với thực tế như vậy việc phát triển năng lực học Ngữ Văn thông qua kiểu bài làm văn thuyết minh chắc chắn sẽ khó đạt kết quả cao Đề tài của SKKN sẽ hướng tới việc đề ra những giải pháp thích hợp cho đối tượng học sinh THPT- nhất là đối tượng học sinh miền núi tại huyện Con Cuông- có được những nhận thức và định hướng để phát triển được năng lực học tập bộ môn Văn thông qua tiểu loại bài văn thuyết minh Hình thành cho các em phương pháp học tập
và tạo lập văn bản trôi chảy, thuyết phục Từ đó tạo thêm hứng thú của học sinh với bộ môn ngữ văn Bản thân tự nhận thấy đây là một vấn đề mới, thiết thực, cần thiết đối vớiđối tượng học sinh của trường chúng tôi nói riêng và học sinh THPT miền núi nói chung Trên cơ sở kế thừa những phương pháp, mục tiêu đã có và nắm bắt những định hướng chỉ đạo để chuẩn bị thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018, đề tài sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể, phù hợp để nâng cao năng lực học tập bộ môn Ngữ Văn thông qua kiểu bài văn thuyết minh từ đó góp phần cải thiện chất lượng học tập bộ môn Ngữ Văn cho địa bàn miền núi
Xuất phát từ thực tế và nhận thức như vậy, trong quá trình dạy học, bản thân
đã luôn trăn trở, tìm tòi, thể nghiệm để phân tích nguyên nhân và tìm những giải pháp nhằm cải thiện, thay đổi chất lượng của học sinh đối với việc tiếp cận kiểu bài văn thuyết minh Với kinh nghiệm thu nhận được của mình, tôi cũng đã đúc kết được một số kinh nghiệm và đạt được một số kết quả bước đầu Tôi xin được trao đổi, trình bày một vài ý kiến của mình về phương pháp nâng cao năng lực
học tập bộ môn Ngữ Văn cho học sinh qua đề tài “Phát triển năng lực học văn cho học sinh THPT thông qua kiểu bài làm văn thuyết minh”
Đề tài đã được trình bày, thẩm định, đánh giá đạt kết quả cấp trường và được
đề xuất xét công nhận cấp ngành
II PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1 Phạm vi nghiên cứu: Các bài học lí thuyết về kiểu bài văn thuyết
minh (và các bài liên quan), các bài kiểm tra về văn thuyết minh trong chương
trình Ngữ văn 10 THPT
Trang 5
2 Đối tượng nghiên cứu: Phát triển năng lực học văn thông qua kiểu bài làm văn thuyết minh cho học sinh trường THPT Con Cuông
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu lí luận, các bài báo, một số sáng kiến kinh nghiệm… về định hướng phát triển năng lực học văn cho học sinh THPT thông qua kiểu bài làm văn thuyết minh bằng phương pháp
thống kê, phân tích, so sánh
- Phương pháp điều tra phân loại: Dùng phiếu thăm dò khảo sát, ra đề kiểm tra, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, tham khảo ý kiến các đồng nghiệp có chuyên môn giỏi, trao đổi trực tiếp với học sinh …
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực hiện dạy học các bài văn thuyết minh, ra đề kiểm tra để kiểm chứng, đối chiếu so sánh từ đó khẳng định hiệu
quả và tính khả thi của đề tài
IV CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Ngoài phần Đặt vấn đề, Kết luận, Phụ lục, phần nội dung trọng tâm của Sáng
kiến kinh nghiệm gồm:
I Cơ sở đề tài
II Giải pháp
III Giáo án thực hiện
IV Hiệu quả
V THỜI GIAN THỰC HIỆN
1 Hình thành ý tưởng: Đề tài là sự đúc kết, tích lũy của kinh nghiệm trong suốt thời gian khá dài của các năm học trước Tuy nhiên ý tưởng để triển khai thành sáng kiến kinh nghiệm thì được hình thành từ năm học 2020-2021 và được triển khai thực hiện vào đầu năm học 2021-2022 (Từ tháng 8/2021 đến tháng
11/2022)
2 Khảo sát thực tiễn: Đề tài được khảo sát thực tiễn thông qua việc nắm bắt hứng thú, nhận thức của học sinh, giáo viên về cách dạy và học đối với kiểu bài làm văn thuyết minh thông qua hình thức trao đổi trực tiếp và phiếu điều tra; thông qua kết quả dạy học lí thuyết và làm bài thực hành ở các bài kiểm tra(Kiểm tra thường xuyên 15p - điểm kiểm tra 15 phút lần thứ 4 trong năm học), bài kiểm tra giữa kì II (Thuyết minh về tác phẩm, tác giả, một thể loại văn học đã học trong Ngữ văn 10 – Tiết 67,68 PPCT bộ môn Ngữ Văn của trường THPT
Con Cuông)
Trang 6
3 Tiến hành thể nghiệm: Đề tài được tiến hành thể nghiệm tại lớp
10C1, 10C2, 10C7 trường THPT Con Cuông
4 Đúc rút sáng kiến kinh nghiệm: thời gian từ tháng 12/2021 đến tháng
đồng bộ, sâu rộng Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) thông qua Năm 2017, Bộ
Giáo Dục và Đào Tạo ban hành công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH, ngày 03 tháng 10 năm
2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018 ( Hướng dẫn cụ thể các cơ sở giáo dục thực hiện có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá; công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học, giáo dục) Vận động theo định hướng đó dạy học Ngữ Văn đang
có những thay đổi mạnh mẽ về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để phát triển năng lực cho học sinh Kiểu bài văn thuyết minh trong chương trình Ngữ Văn THPT cũng đang góp một phần vào sự hình thành, phát triển năng lực cho
học sinh nếu biết triển khai dạy học đúng hướng
Hiện tại, theo khả năng thu thập được của mình, tôi thấy có khá nhiều các công trình nghiên cứu về dạy học phát triển năng lực cho học sinh Có thể đó là
Trang 7
các bài viết mang tính nghiên cứu riêng, các tham luận hội thảo, các đề tài luận văn tiến sĩ, thạc sĩ, các SKKN Riêng về dạy học theo hướng phát triển năng lực trong môn Ngữ Văn và dạy học văn thuyết minh, bản thân tôi đã sưu tầm được
một số tài liệu sau: SKKN Dạy học Ngữ Văn theo định hướng phát triển năng lực (trên địa chỉ http://text.123docz.net), SKKN Dạy học Ngữ Văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua văn bản “Truyện Kiều” (Phần I: Tác giả), Ngữ Văn 10, Tập 1 (trên địa chỉ https://sangkienkinhnghiem.net), SKKN Dạy học văn thuyết minh cho học sinh lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực (trên địa chỉ http://text.123docz.net), SKKN Dạy học văn thuyết minh cho học sinh lớp 10 theo hướng tích hợp kiến thức Lịch Sử, Địa Lí văn hóa địa phương của nhóm tác giả
trường THPT Mai Anh Tuấn, Nga Sơn, Thanh Hóa (trên địa chỉ
https://sangkienkinhnghiem.net), SKKN Môt ṣ ố biên pḥ áp giúp hoc sinh lớp 8 ḷ
àm tốt bài văn thuyết minh của tác giả Lê Thị Dung, Trường THCS Nhữ Bá Sỹ,
SKKN Phương pháp dạy - học văn bản thuyết minh (trên địa chỉ http//tailieu.vn),
Những tài liệu này đã bám sát quan điểm, mục tiêu của định hướng dạy học Ngữ Văn theo hướng phát triển năng lực nói chung và phát triển năng lực cho học sinh qua kiểu bài thuyết minh nói riêng Đó là cơ sở lí thuyết quan trọng để tham
khảo trong quá trình tôi thực hiện đề tài
2 Cơ sở thực tiễn
Phần dạy lý thuyết về kiểu bài kiểu bài văn thuyết minh trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THPT Từ năm học 2019-2020 trở về trước, thời lượng dành cho kiểu bài văn thuyết minh tương đối nhiều nhưng từ 2020 đến nay, phần làm văn thuyết minh đã bị giảm tải chuyển sang tự đọc nhiều Hiện tại trong
chương trình có các bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh (1 tiết), Lập dàn ý bài văn thuyết minh (Khuyến khích học sinh tự đọc), Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh (Khuyến khích học sinh tự đọc), Phương pháp thuyết minh, Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh (1 tiết - Tích hợp thành 1 bài,
tập trung hướng dẫn học sinh luyện tập viết đoạn văn thuyết minh sử dụng phương pháp thuyết minh bằng cách chú thích và thuyết minh bằng cách giả quyết nguyên
nhân- kết quả), Tóm tắt văn bản thuyết minh (Khuyến khích học sinh tự đọc), Rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh (1 tiết - tự chọn theo chương trình riêng của
nhà trường) Tất cả các bài đều ở trong chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn 10
Phần thực hành là các bài tập luyện tập (Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh);
các bài kiểm tra thường xuyên (Tùy theo từng trường), các bài kiểm tra định kỳ
(Tùy theo từng trường nhưng thường là bài kiểm tra giữa kì II của lớp 10)
Trang 8
Như vậy nhìn vào cấu trúc chương trình, chúng ta thấy kiểu bài lý thuyết về làm văn thuyết minh rất ít, chỉ có hai tiết dạy chính thức, một tiết dạy tự chọn (theo chương trình riêng của nhà trường) còn lại là phần khuyến khích học sinh
tự đọc Phần thực hành cũng ít (chỉ 0,5 tiết luyện tập viết đoạn văn, 01 bài kiểm tra thường xuyên, 01 bài kiểm tra giữa kì) Với thời lượng và kiến thức dạy học
lí thuyết, thực hành ít ỏi đó, giáo viên rất khó khăn để hình thành và phát triển được năng lực học văn thông qua kiểu bài này, đây là vấn đề tôi trăn trở và muốn
trao đổi qua đề tài này
II THỰC TRẠNG VỀ DẠY – HỌC KIỂU BÀI LÀM VĂN THUYẾT MINH
1 Văn thuyết minh trong tính ứng dụng hằng ngày - Vai trò, tác dụng của văn thuyết minh trong việc hình thành, phát triển năng lực cho học sinh
Văn bản thuyết minh, như trên đã nói, là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp các tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội cho con người bằng
phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích
Văn bản thuyết minh khác các loại văn bản khác chủ yếu ở tính chất thuyết minh, giới thiệu Văn thuyết minh không nặng về kể chuyện như văn tự sự, không miêu tả chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả, không biểu cảm mạnh mẽ như văn biểu cảm, cũng không lập luận, thuyết lí như văn nghị luận Thuyết minh trình bày, giải thích, giới thiệu khách quan, xác thực, rõ ràng Nhằm cung cấp thông tin chuẩn xác cho người đọc, người nghe, không đan xen trí tưởng tượng hay thêm bớt, nói quávì vậy nó phù hợp cho rất nhiều những ứng dụng “giao tiếp” trong cuộc sống Nếu chúng ta để ý quan sát, chúng ta có thể thấy văn thuyết minh hiện hữu trong mọi hoạt động hằng ngày của con người Khi chúng ta mua một đồ dùng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc gia đình, nhất là những vật dụng hiện đại như điện thoại, máy tính, tivi, xe máy, quạt điện…đều phải có hướng dẫn đính kèm
để thuyết minh cấu tạo, tính năng, cách sử dụng, cách bảo quản, bảo dưỡng…; mua gói bánh, các loại thực phẩm chế biến sẵn hay thuốc chữa bệnh… đều có xuất xứ, thành phần, hạn sử dụng và công dụng của nó; ngay cả một biển quảng cáo giới thiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ cũng là một kiểu thuyết minh; trong sách giáo khoa, phần trình bày giới thiệu một kiến thức khoa học, một nhà bác học, một quy trình thí nghiệm đó chính là thuyết minh; trong sách giáo khoa Ngữ Văn, thuyết minh chính là phần Tiểu dẫn giới thiệu về tác giả và tác phẩm sẽ học Trong các văn bản khoa học, nhật dụng tần suất của phương thức thuyết minh xuất hiện rất nhiều Như vậy dù xuất hiện ở đâu, dài hay ngắn, đơn giản hay phức tạp thì văn thuyết minh đều có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người Nó cung
Trang 9
cấp thông tin để mọi người hiểu về sự vật, sự việc, hiện tượng Đưa văn thuyết minh vào nhà trường là cung cấp cho học sinh một kiểu văn bản thông dụng, rèn luyện kĩ năng trình bày các tri thức, nâng cao năng lực tư duy và biểu đạt cho học sinh, giúp các em làm quen với lối làm văn có tính khoa học, chính xác – một
năng lực rất cần thiết trong thời đại công nghệ 4.0
2 Thực trạng dạy – học kiểu bài làm văn thuyết minh
Để làm căn cứ thực tế, tôi đã tiến hành khảo sát 15 giáo viên Ngữ Văn của các trường THPT Con Cuông, THPT Mường Qụa và 378 học sinh của trường THPT
Con Cuông (Xem nôị dung câu hỏi cu ̣thể ở Phu ̣lục 1,2) Kết quả như sau:
2.1 Khảo sát, đánh giá bằng phiếu điều tra từ phía người dạy, người học:
* Khảo sát, đánh giá từ phía người dạy:
Nội dung câu hỏi
Số
GV
Kết quả trả lời
Mức độ quan tâm của
giáo viên với kiểu bài
làm văn thuyết minh
15
Yêu thích 5/15 (33,33%)
Bình thường 10/15 (66,67%)
Chưa quan tâm lắm 0/15(0%) Khó khăn nào là lớn
nhất của giáo viên khi
dạy kiểu bài làm văn
thuyết minh
15 Chưa nắm
vững phương pháp
0/15 (0%)
Nhận thức bình thường về kiểu bài
0/15 (0%)
Khó hình thành năng lực học tập cho học sinh 15/15 (100%)
Mức độ thường xuyên
tìm hiểu nghiên cứu tài
liệu để nâng cao phương
pháp dạy học kiểu bài
làm văn thuyết minh
15
Có 14/15 (93,33%)
Không 1/15 (6,67%)
Hiệu quả cao nhất mà
giáo viên đạt được khi
dạy làm văn thuyết
minh
15
Giúp học sinh hiểu về kiểu bài thuyết minh 8/15 (53,33%)
Hình thành cấu trúc bài làm văn thuyết minh cho
HS
4/15 (26,66%)
Trang 10
Hình thành năng lực học văn cho HS
1/15 (6,66%)
Giúp HS trình bày suôn
sẻ, mạch lạc một bài văn thuyết minh
2/15 (13,35%)
Đánh giá của giáo viên
về khả năng phát triển
năng lực học văn cho
học sinh thông qua kiểu
bài làm văn thuyết
minh
15
Có 12/15 (80%)
Không 0/15 (0%)
Còn nghi ngờ 3/15 (20%)
* Khảo sát, đánh giá từ phía người học:
Nội dung câu
Không hiểu 120/378 (31,74%)
Những khó khăn
lớn nhất khi học
kiểu bài làm bài
thuyết minh
378 Không phân biệt
kiểu bài văn thuyết minh và các kiểu bài khác 84/378 (22,22%)
Khó viết bài 123/378 (32,54%)
Khó ứng dụng trong thực tế 171/378 (45,24%)
Yếu tố khiến học
Kiểu văn khô khan 158/378 (41,79%)
Ít kiểm tra, thi cử: 217/378 (57,42%)
Ý thức của học
sinh khi làm bài
tập, bài kiểm tra
về văn thuyết
minh
378 Làm đối phó
2/378 (0,53%)
Làm để lấy điểm 361/378 (95,50%)
Làm vì sự hứng
thú 15/378 (3,97%)
Trang 11Chưa bao giờ 96/378 (25,40%)
Qua kết quả khảo sát trên, chúng ta thấy:
Thứ nhất, về phía người dạy: Mức độ quan tâm của giáo viên với kiểu bài dạy học làm văn thuyết minh cho học sinh cơ bản đang ở mức bình thường (chiếm 66,67%) (ở mức yêu thích là 33,33%) Khó khăn nào là lớn nhất của giáo viên
khi dạy kiểu bài làm văn thuyết minh đó là ở yếu tố Khó hình thành năng lực học tập cho học sinh (100%) Mức độ thường xuyên tìm hiểu nghiên cứu tài liệu để
nâng cao phương pháp dạy học kiểu bài làm văn thuyết minh ở mức cao (93,33%), điều đó chứng tỏ GV có ý thức tìm hiểu để nâng cao phương pháp để tạo hứng thú học tập của người học Hiệu quả cao nhất mà giáo viên đạt được khi dạy làm
văn thuyết minh là ở yếu tố Giúp học sinh hiểu về kiểu bài thuyết minh (53,33%), trong khi đó hiệu quả Hình thành năng lực học văn cho học sinh chỉ chiếm 6,66%
Đánh giá của giáo viên về khả năng phát triển năng lực học văn cho học sinh
thông qua kiểu bài làm văn thuyết minh, số giáo viên tin tưởng Có chiếm 80%
Như vậy đa số GV đều đã có sự quan tâm với kiểu bài dạy học làm văn thuyết minh, thường xuyên tìm hiểu nghiên cứu tài liệu để nâng cao phương pháp dạy học kiểu bài làm văn thuyết minh và tin tưởng vào khả năng phát triển năng lực học văn cho học sinh thông qua kiểu bài làm văn thuyết minh Yếu tố khó khăn nhất là hình thành năng lực học tập cho học sinh, hiệu quả thấp nhất cũng là
ở khả năng hình thành năng lực học văn cho học sinh
Thứ hai, về phía người học: Mức độ hiểu biết về kiểu bài thuyết minh chưa cao, mức hiểu chỉ đạt 20,11%, hiểu mơ hồ 48,15%, không hiểu chiếm 31,74%
Khó khăn lớn nhất khi học kiểu bài làm bài thuyết minh là Khó ứng dụng trong thực tế (45,24%) Yếu tố cơ bản khiến học sinh không thích học và làm bài văn thuyết minh Ít kiểm tra, thi cử (57,42%) Mục đích của học sinh khi làm bài tập,
bài kiểm tra về văn thuyết minh cơ bản chỉ để lấy điểm (95,50%), làm vì hứng thú chỉ 3,97% Mức độ tự làm bài tập, bài thực hành về văn văn thuyết minh ở nhà còn ít, số học sinh thường xuyên tự làm bài tập, bài thực hành chỉ có 17,19%, thỉnh thoảng làm là 57,41% Như vậy, với học sinh việc học kiểu bài thuyết minh chỉ là để có điểm, các em chưa có ý thức hình thành năng lực học tập cho mình
để vận dụng vào thực tế đời sống dẫn đến hứng thú học tập, tính tự giác trong học tập chưa cao
2.3 Khảo sát qua thực tế dự giờ dạy học trên lớp:
Trang 12
Có thể xuất phát từ những nguyên nhân khách quan, chủ quan; từ nhận thức
về kiểu bài văn thuyết minh mà các tiết dạy học lí thuyết về kiểu bài văn thuyết minh nhìn chung đang ít có sự đổi mới, ít chú trọng đến việc phát triển năng lực học tập cho học sinh Cơ bản giáo viên chỉ mới hướng dẫn cho học sinh nhận diện được kiểu văn thuyết minh (Hình thức kết cấu của văn thuyết minh, các phương pháp thuyết minh ) chứ chưa nâng lên ở mức vận dụng để tạo ra được những sản phẩm thuyết minh của học sinh Chưa khai thác, vận dụng được nhiều công nghệ thông tin vào dạy-học văn thuyết minh
Từ thưc ̣ trang đó, tôi xiṇ được đề xuất một số giải pháp về phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học kiểu bài văn thuyết minh, đặc biệt là mục tiêu phát triển năng lực học Văn thông qua kiểu bài này như sau
III NHỮNG PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC HỌC NGỮ VĂN THÔNG QUA KIỂU BÀI VĂN
- Năng lực tự chủ và tự học (Tự lực; Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng; Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình; Thích ứng với cuộc sống; Định hướng nghề nghiệp; Tự học, tự hoàn thiện)
- Năng lực giao tiếp và hợp tác (Xác định mục đích, nội dung, phương tiện
và thái độ giao tiếp; Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn; Xác định mục đích và phương thức hợp tác, Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân; Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác; Tổ chức và thuyết phục người khác; Đánh giá hoạt động hợp tác; Hội nhập quốc tế) - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (Nhận ra ý tưởng mới; Phát hiện và làm rõ vấn đề; Hình thành và triển khai ý tưởng mới; Đề xuất, lựa chọn giải pháp; Thiết kế và tổ chức hoạt động; Tư duy độc lập)
Năng lực đặc thù của môn Ngữ văn gồm năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học Năng lực ngôn ngữ thể hiện trước hết ở hoạt động động đọc Ở cấp trung học