TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL Môn: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN MSMH: SP1031 Nhóm/Lớp: DT18 Tên nhóm: 20
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI:
QUY LUẬT TỪ NHỮNG SỰ CHUYỂN HÓA VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN SỰ
THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI VÀ
SỰ VẬN DỤNG NỘI DUNG CỦA QUY LUẬT NÀY VÀO QUÁ TRÌNH
TÍCH LŨY KIẾN THỨC CỦA BẢN THÂN
LỚP DT18 - NHÓM 20 - HK213
NGÀY NỘP: 6/8/2022 Giảng viên hướng dẫn: ThS ĐOÀN VĂN RE
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL
Môn: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN (MSMH: SP1031) Nhóm/Lớp: DT18 Tên nhóm: 20 HK 213 Năm học 2022
Đề tài:
QUY LUẬT TỪ NHỮNG SỰ CHUYỂN HÓA VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI
VÀ SỰ VẬN DỤNG NỘI DUNG CỦA QUY LUẬT NÀY VÀO QUÁ TRÌNH TÍCH LŨY KIẾN THỨC CỦA BẢN THÂN
(Ký và ghi rõ họ, tên) ThS Đoàn Văn Re
NHÓM TRƯỞNG (Ký và ghi rõ họ, tên) Nguyễn Phúc Đức
Trang 3MỤC LỤC
Trang
I MỞ ĐẦU 4
II NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1.KHÁIQUÁTNỘIDUNGQUYLUẬTTỪNHỮNGSỰCHUYỂN HÓAVỀLƯỢNGDẪNĐẾNSỰTHAYĐỔIVỀCHẤTVÀNGƯỢCLẠI 7
1.1 Vị trí quy luật 7
1.2 Khái niệm về chất và lượng 7
1.2.1 Khái niệm về chất 7
1.2.2 Khái niệm về lượng 9
1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng 9
1.3.1 Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất 10
1.3.2 Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng 11
1.3.3 Các hình thức cơ bản của bước nhảy 12
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận 14
CHƯƠNG 2.VẬNDỤNGNỘIDUNGQUYLUẬTTỪNHỮNGSỰCHUYỂN HÓAVỀLƯỢNGDẪNĐẾNSỰTHAYĐỔIVỀCHẤTVÀNGƯỢCLẠI TRONGQUÁTRÌNHTÍCHLŨYKIẾNTHỨCCỦABẢNTHÂN 16
2.1 Giới thiệu về quá trình tích lũy kiến thức 16
2.2 Một vài ví dụ về sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong học tập 16
2.3 Mối quan hệ giữa lượng và chất trong quá trình tích lũy kiến thức 17
2.4 Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng-chất vào hoạt động tích lũy kiến thức của học sinh từ đó đưa ra giải pháp nhằm khắc phục những điểm thiếu sót và hạn chế của hiện tượng 18
2.5 Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng chất vào quá trình học tập của sinh viên Đại học Bách Khoa TPHCM 19
III KẾT LUẬN 22
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 4I MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào ngưỡng cửa đại học, hay trở thành một sinh viên là một sự thay đổi lớn đối với các bạn trẻ Điều này không chỉ tạo ra cho họ những cơ hội mới, mà còn mang lại những thách thức, khó khăn khác cần vượt qua và chinh phục Vì trở thành sinh viên đại học đồng nghĩa với việc sẽ tiếp xúc với môi trường học tập hoàn toàn mới, mang đậm tính tự học khác hẳn với trước đây, ngoài ra còn phải trao dồi thêm nhiều kiến thức đại cương, chuyên ngành và cả những kĩ năng mềm khác Thực tế, trong năm học đầu tiên đã có nhiều bạn sinh viên rớt môn, điểm kém, và cảm thấy lực học giảm sút đáng
kể so với thời gian học cấp 3 Nên để vượt qua điều này, các bạn cần có một phương pháp học tập, sinh sống và làm việc mới mẻ, khoa học và tích cực để định ra hướng đi cho bản thân trong suốt khoảng thời gian học đại học
Đến với triết học Mác – Lênin, chúng em đã tìm hiểu và nhận thấy quy luật từ những
sự chuyển hóa về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại là một quy luật vô cùng thích hợp để áp dụng vào quá trình tích lũy tri thức, giúp hành trình học tập tại trường của các bạn trẻ trở nên nhẹ nhàng hơn
Các quy luật của giới tự nhiên không xuất hiện khi ta biết đến nó, mà vốn đã tồn tại khách quan trong cuộc sống V.I Lênin viết: "Chừng nào chúng ta chưa biết được một quy luật của giới tự nhiên thì quy luật đó, trong khi tồn tại và tác dụng độc lập và ở ngoài nhận thức của ta, biến ta thành những nô lệ của tính "tất yếu mù quáng" Khi chúng ta đã biết được quy luật đó, quy luật tác động (như Mác đã nhắc lại hàng ngàn lần) không lệ thuộc vào ý chí của chúng ta và vào ý thức của chúng ta, thì chúng ta trở thành người chủ của giới tự nhiên".1 Điều này cho ta biết rằng vốn dĩ các quy luật đã luôn tác động đến những thành công và thất bại của chúng ta, nếu như ta không biết thì thành công cũng chỉ mang tính ngẫu nhiên Nhưng nếu ta hiểu rõ và có thể áp dụng các quy luật vào những hoạt động thực tiễn của mình, thì ta sẽ dễ gặt hái được những thành công hơn
1 Mác và Ănghen Toàn tập, tập 3 (1995) Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia, tr 228-229
Trang 5Trong đó, quy luật từ những sự chuyển hóa về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại hay còn được gọi đơn giản là quy luật lượng chất, là quy luật cơ bản, phổ biến
về phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và
tư duy Đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, vốn có ý nghĩa thực tiễn to lớn cho con người nhận thức và làm chủ thế giới Quy luật này chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển, khi cho thấy những sự thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng khi đạt đến ngưỡng nhất định, sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của
sự vật, hiện tượng đó, và ngược lại, dẫn đến sự thay đổi về chất Từ đó ta có thể vận dụng nó vào quá trình tích lũy kiến thức của bản thân, cụ thể hơn là các bạn sinh viên đang học tập và làm việc tại trường đại học cần tích lũy những tri thức để tốt nghiệp, trở thành những công dân tốt của gia đình và đất nước
Và để phân tích rõ nội dung của quy luật lượng chất, đồng thời thể hiện cách vận dụng vào quá trình tích lũy kiến thức cho bản thân nói chung, đưa ra phương pháp học tập khoa học cho các bạn sinh viên nói riêng, chúng em xin được thực hiện đề tài “Quy luật từ những sự chuyển hóa về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại và sự vận dụng nội dung của quy luật này vào quá trình tích lũy kiến thức của bản thân”
2 Đối tượng nghiên cứu
Thứ nhất, khái quát nội dung quy luật từ những sự chuyển hóa về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại
Thứ hai, vận dụng nội dung quy luật từ những sự chuyển hóa về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại trong quá trình tích lũy kiến thức của bản thân
3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sự vận dụng nội dung quy luật từ những sự chuyển hóa về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại trong quá trình tích lũy kiến thức của bản thân
4 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Thứ nhất, làm rõ nội dung quy luật từ những sự chuyển hóa về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại
Trang 6Thứ hai, làm rõ sự vận dụng nội dung quy luật từ những sự chuyển hóa về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại trong quá trình tích lũy kiến thức của bản thân
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Đồng thời kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu nhất là các phương pháp: phương pháp thu thập số liệu; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp lịch sử - logic;…
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 chương: Chương 1: Khái quát nội dung quy luật từ những sự chuyển hóa về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại
Chương 2: Vận dụng nội dung quy luật từ những sự chuyển hóa về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại trong quá trình tích lũy kiến thức của bản thân
Trang 7II NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT NỘI DUNG QUY LUẬT TỪ NHỮNG SỰ CHUYỂN HÓA VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI 1.1 Vị trí quy luật
Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy Theo quy luật này, phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển là: những sự thay đổi về chất của sự vật có cơ sở tất yếu từ những sự thay đổi về lượng của sự vật và ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật lại tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật trên các phương diện khác nhau,… Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật, thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy Quy luật này cho thấy sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật, hiện tượng đã tích lũy những thay đổi về lượng đạt đến ngưỡng nhất định Quy luật cũng chỉ ra tính chất của sự vận động và phát triển, khi cho thấy sự thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng diễn ra từ
từ kết hợp với sự thay đổi nhảy vọt về chất làm cho sự vật, hiện tượng vừa tiến bước tuần tự, vừa có những bước đột phá vượt bậc Ănghen đã nêu “… trong giới tự nhiên, thì những sự biến đổi về chất – xảy ra một cách xác định chặt chẽ đối với từng trường hợp cá biệt – chỉ có thể có được do thêm vào hay bớt đi một số lượng vật chất hay vận động”1
1.2 Khái niệm về chất và lượng
1.2.1 Khái niệm về chất
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, đó là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, nói lên sự vật, hiện tượng đó là gì, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác Đặc điểm cơ bản của chất là nó thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng; nghĩa là khi nó chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác thì chất của
nó vẫn chưa thay đổi Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có,
1 C.Mác và Ph Ăngghen (2004) Toàn tập, tập 20 Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia, tr.51
Trang 8làm nên chính chúng Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác Chất có tính khách quan, là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, do những thuộc tính, những yếu
tố cấu thành quy định Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành sự vật Đó là những cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó Tuy nhiên những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng chỉ được bộc lộ ra thông qua sự tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng khác
Mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính trong đó mỗi thuộc tính lại biểu hiện một chất của
sự vật Do vật, mỗi sự vật có rất nhiều chất Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau Trong hiện thực khách quan không thể tồn tại sự vật không có chất
và không thể có chất nằm ngoài sự vật Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó Nhưng không bất kì thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản
Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại tạo thành chất của sự vật Chính chúng quy định sự tồn tại, sự vận động và sự phát triển của sự vật, chỉ khi nào chúng thay đổi hay mất đi thì sự vật mới thay đổi hay mất đi Nhưng thuộc tính của sự vật chỉ bộc lộ qua các mối liên hệ cụ thể với các sự vật khác Bởi vậy, sự phân chia thuộc tính thành thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản cũng chỉ mang tính chất tương đối, tùy theo từng mối quan hệ Trong mối liên hệ cụ thể này, thuộc tính này là thuộc tính cơ bản thể hiện chất của sự vật, trong mối liên hệ cụ thể khác sẽ có thêm thuộc tính khác hay thuộc tính khác là thuộc tính cơ bản Chất của sự vật không những quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa
là bởi kết cấu của sự vật Trong hiện thực các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau, song chất của chúng lại khác nhau Ví dụ: Kim cương và than chì đều có cùng thành phần hóa học do các nguyên tố cacbon tạo nên nhưng do phương thức liên kết giữa các nguyên tử cacbon khác nhau, vì thế chất của chúng hoàn toàn khác nhau Kim cương rất cứng còn than chì thì mềm
Mỗi sự vật có vô vàn chất: vì sự phân biệt giữa chất và thuộc tính chỉ có ý nghĩa tương đối, song sự vật có vô vàn thuộc tính nên có vô vàn chất Chất và sự vật không tách rời nhau: chất là chất của sự vật, còn sự vật tồn tại với tính quy định về chất của nó
Trang 9Chất biểu hiện trạng thái tương đối ổn định của sự vật, là sự kết hợp tương đối trọn vẹn, hoàn chỉnh, bền vững các thuộc tính của sự vật, làm cho sự vật này không hòa lẫn với
sự vật khác mà tách biệt cái này với cái khác Chất luôn gắn liền với lượng của sự vật 1.2.2 Khái niệm về lượng
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật, biểu hiện bằng các con số thuộc tính, các yếu tố cấu thành nó Lượng là cái khách quan, vốn có của sự vật, quy định sự vật ấy là nó Lượng của sự vật không phụ thuộc vào ý chí, ý thức của con người Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay nhạt… Đặc điểm cơ bản của lượng là tính khách quan vì
nó là một dạng biểu hiện của vật chất, chiếm một vị trí nhất định trong không gian và tồn tại trong thời gian nhất định
Trong sự vật, hiện tượng có nhiều loại lượng khác nhau; có lượng là yếu tố quy định bên trong (số lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố hóa học: một phân tử nước bao gồm hai nguyên tử hidro liên kết với một nguyên tử oxi , số lượng lĩnh vực cơ bản của đời sống), có lượng chỉ thể hiện yếu tố bên ngoài của sự vật, hiện tượng (chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật); sự vật, hiện tượng càng phức tạp thì lượng của chúng cũng phức tạp theo Trong thực tế, lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn vị
đo lượng cụ thể như vận tốc của ánh sáng,… bên cạnh đó có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như trình độ nhận thức của một người ý thức trách nhiệm cao hay thấp của một công dân,… trong những trường hợp đó chúng ta chỉ
có thể nhận thức được lượng của sự vật bằng con đường trừu tượng và khái quát hóa 1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
Quan hệ biện chứng giữa lượng và chất – “Chất” và “lượng” luôn thống nhất hữu
cơ với nhau, không tách rời nhau, tác động lẫn nhau một cách biện chứng Bất cứ sự thay đổi nào về lượng cũng TẤT YẾU sẽ dẫn tới sự thay đổi nhất định về “chất” của sự vật, hiện tượng
Trang 101.3.1 Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng Sự thay đổi
về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng Tuy nhiên, ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất
Ví dụ: Quá trình học tập học sinh là quá trình dài, khó khăn, cần sự cố gắng không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân mỗi học sinh Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: học sinh tích lũy lượng (kiến thức) cho mình bằng việc nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo,… thành quả của quá trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra, những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp
Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết, học sinh sẽ được chuyển sang một cấp học mới cao hơn Như vậy, quá trình học tập, tích lũy kiến thức là độ
“Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy.”2
Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng đến một giới hạn nhất định mà tại đó,
sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới; thời điểm bắt đầu xảy ra biến đổi được gọi là điểm nút
“Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật.”3 Theo ví dụ trên thì nút chính là các bài kiểm tra, các kì thi mà học sinh phải trải qua
“Độ được giới hạn bởi hai điểm nút và sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút, với những điều kiện xác định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới.”4 Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển của sự vật
2 TS Nguyễn Thị Minh Hương (2020) Tài liệu học tập môn triết học Mác – Lênin (Lưu hành nội bộ) Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr 83
3 Bộ giáo dục và Đào tạo (2006) Giáo trình triết học Mác – Lênin (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng)
Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia, tr.124
4 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) Giáo trình triết học Mác – Lênin (trình độ: Đại học, đối tượng: Khối các ngành ngoài lý luận chính trị) Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia, tr 110
Trang 11Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do
sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên
Ví dụ : Trong suốt 12 năm học, học sinh phải thực hiện nhiều bước nhảy khác nhau Trước hết là bước nhảy để chuyển từ một học sinh trung học lên học sinh phổ thông và
kỳ thi lên cấp 3 là điểm nút, đồng thời nó cũng là điểm khởi đầu mới trong việc tích lũy lượng mới (tri thức mới) để thực hiện một bước nhảy vô cùng quan trọng trong cuộc đời: vượt qua kì thi đại học để trở thành một sinh viên
Sau khi thực hiện dược bước nhảy trên, chất mới trong mỗi người được hình thành
và tác động trở lại lượng Sự tác động đó thể hiện trong lối suy nghĩ cũng như cách hành động của mỗi sinh viên, đó là sự chín chắn, trưởng thành hơn so với một học sinh trung học hay một học sinh phổ thông
Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới Nó là sự gián đoạn trong quá trình vận động và phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng Có thể nói, sự gián đoạn đó là tiền đề cho sự liên tục và sự liên tục là sự kế tiếp của hàng loạt sự gián đoạn
Như vậy, sự phát triển của bất cứ sự vật nào cũng bắt đầu từ sự tích lũy về lượng trong độ nhất định cho tới điểm nút để thực hiện bước nhảy về chất Song điểm nút của quá trình ấy không cố định mà có thể có những thay đổi Sự thay đổi ấy do tác động của những điều kiện khách quan và chủ quan quy định.5
1.3.2 Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng
Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng của sự vật Sự tác động ấy thể hiện: chất mới có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động
và phát triển của sự vật Chẳng hạn, khi sinh viên vượt qua điểm nút là kỳ thi tốt nghiệp, tức cũng là thực hiện bước nhảy Bởi đó không đơn thuần là việc lên giảng đường để tiếp thu bài giảng của thầy cô mả phần lớn là sự tự nghiên cứu, tìm tòi, tích lũy kiến thức, bên cạnh những kiến thức trong sách vở là những kiến thức xã hội từ các công việc làm thêm hoặc từ các hoạt động trong những câu lạc bộ
5 Bộ giáo dục và Đào tạo (2006) Giáo trình triết học Mác – Lênin (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng)
Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia, tr.124