1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và vận dụng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay

22 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và vận dụng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay
Tác giả Trần Trà My
Người hướng dẫn ThS. Đào Thị Trang
Trường học Trường Đại học Ngoại Thương
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 403,23 KB

Nội dung

MỞ ĐẦUQuá trình thay thế, phát triển đi lên của lịch sử xã hội loài người từ chế độcông xã nguyên thủy, qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bảnchủ nghĩa, đến xã hội

Trang 1

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ VẬN DỤNG VÀO

SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

Sinh viên thực hiện : Trần Trà My

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

I QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT 4

1 Lực lượng sản xuất 4

2 Quan hệ sản xuất 6

3 Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 7

II VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY – Ý NGHĨA VẬN DỤNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HIỆN NAY .10

1 Vận dụng của Đảng ta trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa 10

2 Ý nghĩa vận dụng đối với sinh viên Đại học Ngoại thương hiện nay 18

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 3

MỞ ĐẦU

Quá trình thay thế, phát triển đi lên của lịch sử xã hội loài người từ chế độcông xã nguyên thủy, qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bảnchủ nghĩa, đến xã hội cộng sản tương lai, là do sự tác động của các quy luật xã hội,trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát tiển của lực lượng sảnxuất là quy luật phổ biến cơ bản nhất, tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhânloại và cùng với các quy luật khác làm cho lịch sử loài người vận động từ thấp đếncao, từ hình thái kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn, quyđịnh sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên.Quy luật này còn là cơ sở để giải thích về nguồn gốc sâu xa của toàn bộ các hiệntượng xã hội, sự biến đổi trong đời sống chính trị Vì vậy, việc vân dụng quy luật nàytrong việc xây dựng, phát triển đất nước là điều hợp lí; tuy nhiên, không phải quốcgia nào, đất nước nào cũng vận dụng nó một cách hiệu quả, việc vận dụng quy luậtnày cần có sự cân nhắc kĩ lưỡng trong từng giai đoạn lịch sử của cuộc cách mạng ởnước ta

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng của nước ta trong suốt hơn 90 nămqua, Đảng ta nhận thức và vận dụng đúng đắn nội dung quy luật này để đưa conthuyền cách mạng của nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Đặc biệt từ saukhi thực hiện đường lối đối mới đến nay, trải qua 35 năm quan, đất nước ta đã đạtđược những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên mọi phương diện của đời sốngkinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội, v.v Có được thành tựu đó là kết quả nhận thức

và vận dụng sáng tạo, đồng thời không ngừng bổ sung, phát triển lý luận của chủnghãi Mác - Lênin phù hợp với thực tiễn đất nước Việc nhận thức, vận dụng mốiquan hệ này phù hợp với thực tiễn Việt Nam sẽ góp phần thực hiện thành công mụctiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, trong đó có đường lối phát triểnkinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay cũng như góp phần tolớn hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra

Nước ta cũng là một quốc gia đã và đang vận dụng quy luật này một cách sángsuốt, hiệu quả và linh hoạt để xây dựng và phát triển đất nước để có cơ đồ như ngàyhôm nay

Vì những lý do trên, em xin chọn đề tài “Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp

với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và vận dụng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay” làm đề tài cho tiểu luận môn học này

Trang 4

NỘI DUNG

I QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ

PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

Ở mỗi giai đoạn lịch sử con người tiến hành sản xuất theo một cách thức nhấtđịnh, đó là phương thức sản xuất Phương thức sản xuất là sự thống nhất của hai mốiquan hệ “song trùng” của nền sản xuất vật chất xã hội: quan hệ giữa con người với tựnhiên và quan hệ giữa con người với người trong quá trình sản xuất vật chất Mối quan hệgiữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất tạo thành quy luật cơ bản của sự phát triển xãhội: Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất

1 Lực lượng sản xuất

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, lực lượng sản xuất là phương

thức kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất trước hết là công cụ lao động, tạo ra sức sản xuất và thu phục và năng lực thu phục tự nhiên của con người Lực

lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, phản ánh khảnăng con người chinh phục tự nhiên bằng các sức mạnh hiện thực của mình, sứcmạnh đó được khái quát thành lực lượng sản xuất Trình độ của lực lượng sản xuấtnói lên năng lực thực tế của con người trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chấtcho xã hội bảo đảm nhu cầu của con người Để tiến hành sản xuất thì con người phảidùng các yếu tố vật chất, kỹ thuật nhất định Tổng thể các yếu tố ấy là lực lượng sảnxuất, bao gồm: người lao động và tư liệu sản xuất

Người lao động, bao gồm ba yếu tố: thể lực, trí lực và kỹ năng lao động Trong

các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất thì người lao động là yếu tố quyết định nhất,quan trọng nhất bởi con người lao động chế tạo ra tư liệu lao động, và một phần đốitượng lao động, đồng thời là người sử dụng, phát huy vai trò của tư liệu lao động,công cụ lao động

Tư liệu sản xuất là những điều kiện cần thiết để tổ chức sản xuất, bao gồm tư

liệu lao động và đối tượng lao động Tư liệu lao động là yếu tố vật chất sản xuất màcon người dựa vào đó tác động lên đối tượng lao động Đối tượng lao động là yếu tốvật chất của sản xuất mà lao động của con người cùng với tư liệu lao động tác độnglên làm biến đổi hình dáng, tính chất vật lý của đối tượng lao động Trong tư liệulao động có công cụ lao động cũng là một thành tố cơ bản của lực lượng sản xuất.Công cụ lao động là những vật trực tiếp chuyển tác động của con người vào đốitượng lao động tạo ra sản phẩm của con người Đây là yếu tố năng động nhất của lựclượng sản xuất, là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người nó xác lậpquyền lực thực tế của con người với tự nhiên Theo Ăng ghen: Công cụ lao động là

Trang 5

"khí quan" của bộ óc con người là "sức mạnh của tri thức đã được vật thể hoá" có tácdụng "nối dài bàn tay" và nhân lên sức mạnh của trí tuệ con người Cùng với quátrình sản xuất công cụ lao động luôn luôn chuyển đổi và cải tiến và hoàn thiện khôngngừng nó đã gây ra những biến đổi sâu sắc trong toàn bộ tư liệu sản xuất xét chocùng đó chính là nguyên nhân sâu xa của mọi cải biến xã hội

Ngày nay, khoa học công có vai trò quan trọng đối với trình độ phát triển củalực lượng sản xuất Nó được thể hiện tập trung ở trình độ của người lao động và trình

độ của công cụ lao động, là “sức mạnh của tri thức đã được vật thể hóa” Khi hàmlượng khoa học ngày càng gia tăng trong hai yếu tố này sẽ tạo động lực cho sự pháttriển lực lượng sản xuất và do đó thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển phù hợp TheoC.Mác, tri thức (khoa học) đã làm cho tư bản cố định như nhà máy, máy móc, côngcụ… được dùng trong sản xuất chuyển hoá đến mức độ nhất định nào đó thì trở thànhlực lượng sản xuất trực tiếp Quan niệm của C.Mác về vai trò của khoa học côngnghệ hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức trong cuộc Cáchmạng công nghiệp 4.0 hiện nay Thật vậy, ngày nay, khoa học đã phát triển đến mứctrở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất, trong đờisống và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Những phát minh khoa học trở thànhthang điểm xuất phát ra đời những ngành sản xuất mới, những máy móc thiết bị mới,công nghệ mới nguyên vật liệu mới, năng lượng mới Sự thâm nhập ngày càng sâucủa khoa học vào sản xuất, cụ thể là vào người lao động và tư liệu sản xuất, trở thànhmột yếu tố không thể thiếu được trong sản xuất đã làm cho lực lượng sản xuất có bướcphát triển nhảy vọt, tạo thành cách mạng khoa học công nghệ hiện đại Yếu tố trí lựctrong sức lao động đặc trưng cho lao động hiện đại không còn là kinh nghiệm và thóiquen của họ mà là tri thức khoa học Như vậy, dù không phải là yếu tố thứ ba của lựclượng sản xuất nhưng có thể nói khoa học và công nghệ hiện đại là đặc trưng cho lựclượng sản xuất hiện đại

Lực lượng sản xuất tồn tại một cách khách quan, người ta không được tự do

lựa chọn lực lượng sản xuất cho mình vì mọi lực lượng sản xuất là lực lượng đã đạtđược, tức là một sản phẩm của một hoạt động đã qua không phải do họ tạo ra, mà dothế hệ trước tạo ra Mỗi thế hệ sau đã có sẵn những lực lượng sản xuất do những thế

hệ trước đây dựng lên và được thế hệ mới dùng làm nguyên liệu cho sự sản xuất mới.Trong thư Mác gửi Paven Vaxiliêvích Annépcốp ở Pari năm 1846, người khẳng định:

“Lực lượng sản xuất là kết quả của nghị lực thực tiễn của con người, nhưng bản thânnghị lực ấy lại được chế định bởi những điều kiện mà con người được đặt vào”1 Dovậy, lực lượng sản xuất là có tính kế thừa và phát triển Mặt khác, trình độ phát triển

1 C.Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, tập 27, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.657

Trang 6

của lực lượng sản xuất của một dân tộc biểu lộ rõ nhất ở trình độ phát triển của phâncông lao động Lực lượng sản xuất có vai trò chức năng sáng tạo ra của cải vật chất

và là động lực của sự phát triển xã hội

2 Quan hệ sản xuất

Phạm trù quan hệ sản xuất là sự sáng tạo riêng của C Mác được trình bày lần

đầu tiên trong tác phẩm “Gia đình thần thánh” khi C Mác phân tích mối quan hệ

giữa sản phẩm lao động với con người Từ cách gọi quan hệ trong quá trình sản xuất

là “quan hệ xã hội” hay “quan hệ giao tiếp” “với ý nghĩa đó là sự hợp tác của nhiều

cá nhân, không kể là trong những điều kiện nào, theo cách và nhằm mục đích gì ”2;

“khi phát triển những lực lượng sản xuất của mình, nghĩa là khi sinh sống, thì con

người cũng phát triển những quan hệ nhất định giữa họ với nhau,…tính chất của những quan hệ ấy tất yếu phải thay đổi cùng với sự biến cải và phát triển của những lực lượng sản xuất ấy”3 Đến Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Các Mác và Ph.Ăngghen chính thức sử dụng khái niệm quan hệ sản xuất, các ông viết: “Phương

thức sản xuất, những quan hệ trong đó các lực lượng sản xuất phát triển, đều không phải là những quy luật vĩnh cửu, mà chúng thích ứng với một trình độ phát triển nhất định của con người và của những lực lượng sản xuất của con người, và bất kỳ sự thay đổi nào trong lực lượng sản xuất của con người đều tất phải dẫn đến một sự thay đổi trong những quan hệ sản xuất của con người”4 V.I Lênin sau này đã tiếptục khẳng định những luận điểm trên của C Mác và Ph Ăngghen

Theo quan điểm Triết học Mác - Lênin, quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan

hệ kinh tế vật chất giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất, thể

hiện tập trung ở quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chứcquản lý sản xuất, quan hệ trao đổi hoạt động cho nhau và quan hệ trong phân phối sảnphẩm lao động Trong các mặt của quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu sảnxuất là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, quan hệ trung tâm, đặc trưng cho quan hệsản xuất trong từng xã hội Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định quan hệ tổchức quản lý sản xuất, quan hệ trao đổi và quan hệ phân phối sản phẩm, cũng như cácquan hệ xã hội khác

Quan hệ sản xuất hình thành một cách khách quan, là quan hệ đầu tiên, cơ bản

và chủ yếu quyết định mọi quan hệ xã hội khác Nó không lệ thuộc vào ý muốn,nguyện vọng chủ quan của con người và đòi hỏi phải thích ứng một cách khách quanvới trình độ phát triển của một lực lượng sản xuất nhất định Song, các lực lượng xã

2 C.Mác và Ph.Ăngghen, sđd, tập 3, tr 42.

3 C.Mác và Ph.Ăngghen, sđd, tập 27, tr.664.

4 C.Mác và Ph.Ăngghen, sđd, tập 4, tr 201 – 202.

Trang 7

hội có vai trò rất quan trọng trong viêc lựa chọn các kiểu, các hình thức của quan hệsản xuất Quan hệ sản xuất cơ bản trong một hình thái kinh tế - xã hội bao gồm: quan

hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầmmống của xã hội tương lai Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vaitrò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, nó quy định xu hướng chung của đờisống kinh tế - xã hội và tạo ra cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể, để phân biệt xã hộinày với xã hội khác Tuy nhiên, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầmmống cũng có vai trò nhất định và có sự tác động trở lại quan hệ sản xuất đóng vai tròchủ đạo

Quan hệ sản xuất là cái tạo thành cơ sở kinh tế của xã hội, là cơ sở hiện thựccủa hoạt động sản xuất tinh thần của toàn bộ những quan hệ tư tưởng, chính trị và

những thiết chế tương ứng trong xã hội C.Mác viết: “Toàn bộ những quan hệ sản

xuất … hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó”5

3 Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mộttrong những nguyên lý cơ bản, cốt lõi của chủ nghĩa duy vật lịch sử, là quan hệ cơ bảncủa toàn xã hội, quyết định sự vận động phát triển của lịch sử xã hội loài người Mối

quan hệ này được khái quát như sau: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai

mặt của một phương thức sản xuất có tác động biện chứng với nhau, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất có tác động trở lại mạnh

mẽ đối với lực lượng sản xuất Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; ngược lại, nếu không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất

Sau này, chính V.I Lênin trong quá trình nghiên cứu lý luận và tổng kết thực

tiễn chỉ đạo cách mạng cũng đi đến kết luận: “… chỉ có đem quy những quan hệ xã

hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên Và

dĩ nhiên là không có một quan điểm như thế thì không thể có một khoa học xã hội được.”6

Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất

5 C.Mác và Ph.Ăngghen, sđd, tập 13, tr15.

6 V.I Lênin, toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.163.

Trang 8

Bởi vì lực lượng sản xuất chính là nội dung vật chất của quá trình sản xuất cònquan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất nội dung quyết định hìnhthứ thì lực lượng sản xuất quyết dịnh quan hệ sản xuất Lực lượng sản xuất là yếu tốnăng động, cách mạng, thường xuyên biến đổi; còn quan hệ sản xuất là yếu tố ổnđịnh tương đối, ít biến đổi hơn so với lực lượng sản xuất; do biện chứng giữa sảnxuất và nhu cầu con người; do tính năng động và cách mạng của sự phát triển công cụlao động; do vai trò của người lao động là chủ thể sáng tạo, là lực lượng sản xuất hàngđầu; do tính kế thừa khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất trong tiến trình lịch

sử mà lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất

Nó được biểu hiện: lực lượng sản xuất nào thì quan hệ sản xuất đó và cũng do

đó mà khi lực lượng sản xuất thay đổi thì cũng tất yếu đòi hỏi phải có những thay đổinhất định đối với quan hệ sản xuất Lực lượng sản xuất vận động, phát triển khôngngừng sẽ mâu thuẫn với tính đứng im tương đối của quan hệ sản xuất Quan hệ sảnxuất từ chỗ là hình thức phù hợp, tạo địa bàn phát triển của lực lượng sản xuất trởthành “xiềng xích” kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất; từ đó tất yếu nềnsản xuất xã hội đòi hỏi phải xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuấtmới phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất đã phát triển Chỉ có sự thích ứng,phù hợp đó của quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất mới có thể tiếp tục phát triển.Trong Lời tựa cuốn “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”, C.Mác đã chỉ rõrằng: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chấtcủa xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có, hay - đây chỉ là biểu hiệnpháp lý của những quan hệ sản xuất đó - mâu thuẫn với những quan hệ sở hữu, trong

đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển

Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất

Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất có tính độc lậptương đối nên tác động mạnh mẽ trở lại đối với lực lượng sản xuất Quan hệ sản xuấtluôn có khả năng tác động ngược trở lại lực lượng sản xuất với hai khả năng: tácđộng tích cực hoặc tiêu cực Khi quan hệ sản xuất phù hợp với nhu cầu khách quanbảo tồn, khai thác, sử dụng và phát triển của lực lượng sản xuất thì có tác động tíchcực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, ngược lại, nếu trái với nhu cầu khách quan

đó thì nhất định sẽ diễn ra quá trình tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của lựclượng sản xuất Lực lượng sản xuất phát triển không ngừng, trong khi đó quan hệ sảnxuất lại có tính ổn định tương đối, vì nó gắn với các thiết chế xã hội, lợi ích của giaicấp cầm quyền Quan hệ sản xuất mang tính ổn định tương đối trong bản chất xã hộicủa nó Sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thúc đẩy

xã hội loài người phát triển không ngừng như một quá trình lịch sử - tự nhiên

Trang 9

Quan niệm khoa học về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Chủ nghĩa duy vật lịch sử quan niệm, sự phù hợp của quan hệ sản xuất vớitrình độ phát triển của lực lượng sản xuất là sự phù hợp biện chứng, trong đó quan hệsản xuất có sự tương ứng, thích ứng và đồng thời là hình thức phát triển tất yếu củalực lượng sản xuất, tạo ra địa bàn đầy đủ cho lực lượng sản xuất phát triển Xét vềthực chất, đây là sự phù hợp mà cả ba mặt của quan hệ sản xuất có sự thích ứng vớitrình độ phát triển của lực lượng sản xuất, từ đó tạo ra các điều kiện tối ưu cho việc

sử dụng và kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, tạo ra các điều kiệnthuận lợi để lực lượng sản xuất phát triển

Sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất lànguyên tắc của sự phát triển Trước hết, là sự thích ứng giữa các yếu tố cấu thành củalực lượng sản xuất, đồng thời là sự thích ứng giữa các yếu tố cấu thành của quan hệsản xuất một phương thức sản xuất Đây là sự thích ứng của hai mặt cơ bản trong mộtphương thức sản xuất, tạo thành một mâu thuẫn biện chứng Sự phù hợp bao hàm cảyếu tố phù hợp và không phù hợp đan xen vào nhau, trạng thái của nó đi từ phù hợpđến không phù hợp, phù hợp cao hơn…

Phù hợp là trạng thái tương ứng, thích ứng thường xuyên với nhau trong từngbước đi Nghĩa là, hiện trạng trình độ của lực lượng sản xuất như thế nào đòi hỏi quan

hệ sản xuất phải tương ứng như vậy Trong thực tế, quan hệ sản xuất vượt trước trình

độ phát triển của lực lượng sản xuất do áp đặt chủ quan hoặc tụt hậu so với sự pháttriển của lực lượng sản xuất đều là không phù hợp Phù hợp là thúc đẩy nhau cùngphát triển, trong đó lực lượng sản xuất luôn tạo ra điều kiện vật chất cho sự phát triểncủa quan hệ sản xuất, còn quan hệ sản xuất luôn tạo ra địa bàn đầy đủ cho lực lượngsản xuất phát triển Tiêu chuẩn đánh giá sự phù hợp là sản xuất phải phát triển ở cảtốc độ và quy mô; năng suất lao động tăng, đời sống của người lao động đảm bảo;môi trường kinh tế, chính trị - xã hội ổn định

Quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là quan hệ mâu thuẫnbiện chứng, tức là mối quan hệ thống nhất của hai mặt đối lập Sự vận động của mâuthuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là đi từ sự thống nhấtđến mâu thuẫn và một khi mâu thuẫn được giải quyết thì tái thiết lập sự thống nhấtmới; quá trình này lặp đi lặp lại trong lịch sử tạo ra quá trình vận động phát triển củaphương thức sản xuất

Nghiên cứu nội dung quy luật cho thấy, sự vận động sản xuất xã hội xét đếncùng là do tính tất yếu kinh tế quyết định cho nên cải tạo xã hội phải đi từ việc giảiquyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất và phải gắn với hoạt

Trang 10

động thực tiễn của con người Vận dụng quy luật này phải gắn với các quy luật khác.Đây là cơ sở khoa học để quán triệt quan điểm đường lối đổi mới của Đảng ta đặcbiệt về tư duy phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa hiệnnay.

II VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHIỀU

THÀNH PHẦN ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY – Ý NGHĨA VẬN DỤNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HIỆN NAY

Nhận thức quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triểncủa lực lượng sản xuất của Đảng ta trải qua hai thời kỳ lớn: Trước đổi mới và sau đổimới

1 Vận dụng của Đảng ta trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa

1.1 Vận dụng của Đảng ta trước đổi mới

Cách mạng tháng 8 năm 1945 là trang sử hào hùng, một móc son chói lọi trongtrang sử vàng dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc Nó không chỉ làtiếng chuông báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân Pháp đã thống trị nước tagần một thế kỷ, mà còn là tiếng kèn chào mừng lực lượng dân chủ, tiến bộ thế giớichống chủ nghĩa đế quốc đã lớn mạnh không ngừng Cách mạng tháng tám thực sự

mở ra kỷ nguyên mới đối với nước ta - Kỷ nguyên độc lập, tự chủ và tiến lên chủnghĩa xã hội

Với mong ước lớn lao của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Đảng ta là làm sao chotoàn thể nhân lao động được hoàn toàn tự do, ấm no và hạnh phúc, nên sau khi chiếnthắng Điện biên phủ Bác Hồ và Đảng ta đã nhanh tróng vận dụng sáng tạo chủ nghĩaMác - Lênin vào điều kiện thực tiễn của Việt nam, tạo ra các tiền đề đưa Miền Bắc đilên chủ nhĩa xã hội Tháng 9 năm 1954 Bộ chính trị đã ra nghị quyết và thông quanhiệm vụ kế hoạch ba năm (1955-1957) tập trung khôi phục kinh tế, hàn gắn vếtthương chiến tranh, đồng thời hoàn thành cải cách dân chủ , tạo cơ sở vững chắc đưamiền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội

Đến năm 1975, sau 20 năm khôi phục cải tạo, xây dựng và phát triển, nền kinh tếtương đối thuần nhất với hai hình thức chủ yếu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể Ngay sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng và thống nhất Tổ quốc, nước tabước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Có thể nói giai đoạn từ năm 1975 đến

1985 là giai đoạn tìm tòi quan điểm, lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ởthời kỳ này dưói sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã làm nên rất nhiều thành tựuquan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nhưng bên cạnh đó Đảng ta đã phạmmột số khuyết điểm, sai lầm, nóng vội chủ quan duy ý chí, như chủ chương xây dựngmột quan hệ sản xuất đi trước mở đường tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát

Trang 11

triển Như vậy xét về thực chất là chưa nhận thức đúng quy luật quan hệ sản xuất phùhợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đã vô tình tách quan hệ sản xuất rakhỏi lực lượng sản xuất

Biểu hiện rõ nhất ở việc cải tạo xã hội chủ nhĩa diễn ra một cách rất nóng vội vềmặt thời gian, ồ ạt về số lượng và diện rộng, muốn xóa bỏ ngay và hết các thành phầnkinh tế xã hội chủ nghĩa Dẫn đến các biện pháp thực hiện gò ép hướng tới mục tiêuchủ quan, bất chấp quy luật khách quan là quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độphát triển của lực lượng sản xuất Trong khi nền kinh tế nước ta còn phổ biến là sảnxuất nhỏ, cá thể dựa trên kỹ thuật thủ công nhưng lại muốn xã hội hóa nhanh về quan

hệ sản xuất Chính do không phù hợp đó đã trở thành xiềng xích kìm hãm lực lượngsản xuất phát triển trong nhiều năm

Trọng nhận thức về quan hệ sản xuất cũng chưa nhận thấy rõ sự tác động cả banội dung thống nhất, trong đó chỉ nhấn mạnh đến quan hệ sở hữu, đẩy nhanh quátrình xây dựng kinh tế quốc doanh và tập thể hóa kinh tế cá thể Trong khi quản lý lạimất dân chủ phân phối lại mang tính chất bình quân, chỉ chú ý đến lợi ích nhà nước,chưa coi trọng khuyến khích vật chất đối với người lao động Vì vậy đã dẫn đến hậuquả là thiết lập chế độ sở hữu “cha chung không ai khóc” dẫn đến sử dụng nguồn lựccủa nền kinh tế kém hiệu quả

Thời điểm đó, chúng ta đã chủ quan muốn tạo ra một quan hệ sản xuất vượttrước trình độ lực lượng sản xuất, làm cho mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan

hệ sản xuất trở nên gay gắt, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội.Chúng ta đã có những biểu hiện nóng vội muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tếphi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh; mặtkhác, duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, kìm hãm sự phát triển củađất nước Chúng ta vừa chủ quan nóng vội, vừa bảo thủ trì trệ, hai mặt đó cùng tồn tại

và cản trở bước tiến của cách mạng Sự nhận thức sai quy luật chứng tỏ sự lạc hậu vềnhận thức lý luận và vận dụng quy luật đang hoạt động trong thời kỳ quá độ; thànhkiến không đúng những quy luật của sản xuất hàng hóa Những sai lầm phổ biếntrong nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất có thể khái quát trên mấy điểm cơ bản:

Một là, không hiểu đúng quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất với

quan hệ sản xuất, tách rời quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, cường điệu quan

hệ sản xuất mà coi nhẹ lực lượng sản xuất, coi nhẹ việc phát triển, giải phóng lựclượng sản xuất, muốn tạo ra quan hệ sản xuất tiên tiến đi trước mở đường cho lựclượng sản xuất, muốn nhanh chóng thực hiện nhiều mục tiêu của chủ nghĩa xã hộitrong điều kiện kinh tế còn lạc hậu, mới giành được chính quyền Sai lầm này do chủ

Ngày đăng: 14/08/2024, 11:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. C.Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, tập 2, 3,4, 6, 13, 23, 27, 42, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: tập 2, 3,4, 6, 13, 23, 27, 42
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật
2. C.Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, tập 46, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 3. V.I. Lênin, toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: tập 46", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 20003. V.I. Lênin, toàn tập, "tập 1
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
4. Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1987
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Sự thật
Năm: 1991
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứVIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 1996
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứIX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2006
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2011
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2016
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu tòan quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu tòan quốc lần thứ XIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2021
14. Hoa Hiền, Nghị quyết 10-NQ/TW, Tạo động lực phát triển kinh tế tư nhân, Báo Đảng Cộng sản điện tử, 13/5/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạo động lực phát triển kinh tế tư nhân
13. Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w