1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo kỹ thuật xanh chuyên ngành vô cơ bài 2 xử lý mụn dừa làm phân bón hữu cơ sinh học

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 655,46 KB

Nội dung

BÀI 2: XỬ LÝ MỤN DỪA LÀM PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC 1Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, aduyngoc091298@gmail.com, bthungan26061998@gmail.com, cthuonggiang.amy@gmail.com, dmylevo13

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

BÁO CÁO KỸ THUẬT XANH

CHUYÊN NGÀNH VÔ CƠ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2020

GVHD: LÊ TRỌNG THÀNH

SVTH: LÊ DUY NGỌC 16030501

LÊ THỊ THU NGÂN 16025741

VÕ THỊ MỸ LỆ 16029931

LÊ NGUYỄN THƯƠNG GIANG 14040831

LỚP: DHHO12C

NIÊN KHÓA: 2016-2020

Trang 2

BÀI 2: XỬ LÝ MỤN DỪA LÀM PHÂN BÓN

HỮU CƠ SINH HỌC

1Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, aduyngoc091298@gmail.com,

bthungan26061998@gmail.com, cthuonggiang.amy@gmail.com,

dmylevo1398@gmail.com

Tóm tắt:

Phân hữu cơ sinh học là sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau nhằm cung cấp chất hữu cơ cho cây trồng, cải tạo đất, chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống đã được tuyển chọn với số lượng đạt tiêu chuẩn, góp phần nâng cao năng xuất hoặc chất lượng nông sản Phân hữu cơ vi sinh không gây ảnh hưởng xấu đến người, động, thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản

* Từ khóa: Phân bón sinh học, mụn dừa làm phân bón

Trang 3

1 Đặt vấn đề:

̶ Mụn dừa là sản phẩm tạo ra khi nghiền vỏ quả dừa để lấy xơ dừa Đây là những nguyên liệu tự nhiên được dùng trong nhiều mục đích từ nông nghiệp, công

nghiệp Có thể gọi đây là sản phẩm hữu cơ thân thiện với môi trường

̶ Theo TAPPI (1988) xơ dừa là chất hữu cơ và có thể tái sử dụng Độ PH của xơ dừa là 5,5 Chất lượng xơ dừa không bị ảnh hưởng nếu PH thấp hơn

̶ Khai thác có hiệu quả nguồn mụn dừa khá lớn còn tồn đọng trong nhiều cơ sở sản xuất, góp phần bảo vệ tốt môi trường từ chất thải mụn dừa

̶ Xơ dừa giúp đất cải thiện khả năng giữ nước (trung bình xơ dừa có thể giữ một lượng nước gấp 5 lần khối lượng riêng của nó) Vì vậy, cách làm phân hữu cơ từ

xơ dừa chính là giải pháp hoàn hảo đối với những vùng có khí hậu khô nóng thường xuyên

̶ Thành phần trong xơ dừa không giúp phân hữu cơ tăng thêm chất dinh dưỡng, tạo

ra độ tơi xốp hợp lý giúp cây phát triển nhanh chóng

̶ Xơ dừa giúp cải thiện quá trình trao đổi cation trong đất Tăng cường hoạt động các vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật chuyển hóa ammonia và nitrate nhằm thúc đẩy quá trình nẩy mầm của cây

̶ Phân hữu cơ làm từ xơ dừa có chứa thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cây phát triển đều

2 Phương pháp nghiêm cứu :

2.1 Than hóa mụn dừa ở nhiệt độ 350˚C trong môi trường yếm khí để tạo sản phẩm hữu cơ vi sinh

̶ Cho mụn dừa sấy khô vào thố sứ đậy nắp, đưa vào lò nung

̶ Bật công tắt lò nung, điều chỉnh nhiệt độ ở 350˚C, khi lò nung tăng lên đúng chế

độ cài đặt thì đưa mẫu mụn dừa vào, nung ở nhiệt độ này trong 45 phút

̶ Sau 45 phút tắt lò nung, làm nguội từ từ, khi nhiệt độ hạ còn 50 - 60˚C lấy mẫu ra khỏi lò, lầm nguội sản phẩm đến nhiệt độ phòng

Trang 4

̶ Nghiền mịn sản phẩm bằng cối chày sứ

̶ Cân sản phẩm Biochar với chế phẩm DVS (đạm + vi sinh) theo tỷ lệ 7:3, trộn đều với nhau

Sơ đồ khối quy trình

Trang 5

2.1 Than hóa mụn dừa ở nhiệt độ 450˚C trong môi trường yếm khí để tạo sản phẩm hữu cơ vi sinh:

Sơ đồ khối quy trình

Trang 6

3 Kết quả nghiên cứu:

̶ Mụn dừa sau khi nung ở 350oC thu được 4.34g biochar

̶ Mụn dừa sau khi nung ở 450oC thu được 14,3g biochar

4 Bàn luận:

̶ Do nắp thố đậy không kín hoàn toàn được nên dẫn đến khả năng yếm khí kém dẫn đến việc xơ dừa bị cháy khi nung gây hao hụt một lượng sản phẩm

Hình 3.1: Mụn dừa sau

khi sấy khô

Hình 3.2: Mụn dừa sau khi nung

Hình 3.3: Biochar trộn DVS

Hình 3.4: Biochar ở nhiệt độ 3500C và 4500C trộn DVS

Trang 7

̶ Mỗi lần mở cửa lò nung kiểm tra thì nhiệt độ trong lò bị giảm Làm giảm hiệu suất hình thành sản phẩm và khả năng chuyển hóa chất

̶ Từ kết quả có thể cho ta thấy rằng cùng một lượng nguyên liệu nếu than hóa ở nhiệt độ càng cao thì tốc độ than hóa càng nhanh và sản phẩm sau khi than hóa dễ nghiền thành bột hơn Làm tăng diện tích tiếp xúc lên bề mặt đất khi sử dụng

5 Phần cảm ơn:

Nhóm xin cảm ơn Trường Đại học Công nghiệp và khoa Công nghệ Hóa học đã tạo điều kiện để nhóm hoàn thành bài báo cáo này Đặc biệt cảm ơn đến Th.S Lê Trọng Thành là giảng viên khoa Công nghệ hóa học đã nhiệt tình hướng dẫn nhóm trong quá trình thực nghiệm và báo cáo

6 Abstract:

Compost is a product made from different sources of organic material to provide organic matter for plants, improve soil, contain one or more strains of living microorganisms that have been selected in numbers meeting the standards, contributing to improving

productivity or quality of agricultural products Micro-organic fertilizer does not

adversely affect people, animals, plants, ecological environment and quality of

agricultural products

7 Tài liệu tham khảo:

[1] Hưng, L.T., Nghiêm cứu khả năng hấp phụ và trao đổi ion của xơ dừa và vỏ trấu

biến tính Tạp chí phát triển KH & CN, 2008

[2] Khai, T.T., Báo cáo phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre, 2011

[3] Cát, L.V., Nghiêm cứu chế tạo và sử dụng vật liệu xử lý nước từ một số nguồn phế

liệu nông nghiệp nhằm cải thiện chất lượng nước thải sinh hoạt cho các vùng nông thôn Việt Nam, 2006

Trang 8

BÀI 3: BIẾN TÍNH BÙN ĐỎ XỬ LÝ CHẤT

MÀU HỮU CƠ

1Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, aduyngoc091298@gmail.com,

bthungan26061998@gmail.com, cthuonggiang.amy@gmail.com,

dmylevo1398@gmail.com

Tóm tắt:

Bài báo này trình bày các kết quả khảo sát điều kiện biến tính bùn đỏ là phế phẩm của nghành công nghiệp khai thác nhôm để phân hủy chất màu hữu cơ, cho thấy bước đi khả thi cho việc xử lí bùn đỏ trong tương lại

Từ khóa: Bùn đỏ biến tính, xửu lí chất màu, hấp phụ màu,…

1 Đặt vấn đề:

̶ Bùn đỏ là chất thải không thể tránh khỏi trong quá trình sản xuất alumin (Al2O3)

từ bauxite bằng công nghệ Bayer (công nghệ thủy luyện bằng kiềm) Bùn đỏ bao gồm các thành phần không thể hòa tan, trơ và khá bền vững trong điều kiện phong hóa như Hematit, Natrisilicat, Aluminat, Canxi-titanat, Mono-hydrat nhôm… và đặc biệt là có chứa một lượng xút, một hóa chất độc hại dư thừa từ quá trình sản xuất alumin, có thể gây nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe con người và môi trường sinh thái Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu xử lý bùn đỏ

̶ Bùn đỏ luôn là vấn đề cần quan tâm xử lí về mặt môi tường Mặc dù không phải chất thải nguy hại, nhưng do hạt rắn mịn, phải mất diện tích rất lớn để chưa nó, đi kèm với nó là khả năng ô nhiễm nguồn nước ngầm, phát tán bụi ra môi trường xung quanh và lãng phí tài nguyên thiên nhiên Hiện nay, trên thế giới chưa có

Trang 9

nước nào xử lí triệt để được vấn đề này Cách phổ biến mà người ta vẫn thường làm là chôn lấp bùn đỏ ở các vùng đất ít người, ven biển để tránh độc Đang trong giai đoạn nghiên cứu các phương pháp để xử lý chúng

̶ Bùn đỏ được thải ra ngoài môi trường ở dạng lỏng-sệt, gồm 2 pha: pha lỏng và pha rắn

➢ Pha lỏng là dung dịch nhôm tan trong kiềm còn sót lại trong quá trình lọc,

➢ Pha rắn chứa phần lớn các oxyt kim loại như: khoáng sắt hematite (30-60%), Al(OH)3(10-20%), SiO2(2-3%), Na2O(2-10%), CaO(2-8%), TiO2 (2-5%),

̶ Ngoài ra tùy theo vị trí địa lý mà thành phần và các tỷ lệ các khoáng trong quặng Bauxite khác nhau dẫn đến thành phần cũng như tỷ lệ các oxyt trong bùn đỏ cũng khác nhau

2 Phương pháp nghiêm cứu:

2.1 Biến tính bùn đỏ bằng nhiệt độ:

Hình 2.1: Quy trình biến tính bùn đỏ bằng nhiệt độ

Trang 10

2.2 Đánh giá khả năng phân hủy màu axit blue 62 của bùn đỏ đã bị biến tính:

2.2.1 Lập đường chuẩn của axit blue 62

̶ Đường chuẩn dung dịch AB62 được xây dựng từ các nồng độ 5mg/L, 10mg/L, 15mg/L, 20mg/L, 25mg/L, 30mg/L, 40mg/L và tại bước sóng cực đại 𝜆𝑚𝑎𝑥 = 490nm bằng máy đo quang UV-VIS Sau đó nồng độ dung dịch AB62 được xác định nhờ đường chuẩn trên

2.2.2 Thực hiện phản ứng phân hủy AB62 bằng bùn đỏ sau khi đã được biến tính:

Hình 2.2: Phân hủy AB 62 bằng bùn đỏ sau khi biến tính

Trang 11

3 Kết quả:

3.1 Xây dựng đường chuẩn của AB62:

Bảng 3.1: Kết quả đường chuẩn của AB62

Hình 3.1: Đường chuẩn của AB62

3.2 Phản ứng phân hủy AB62 bằng bùn đỏ sau khi biến tính:

H (%) 5.142857 20.19048 47.2381 93.14286

Bảng 3.2: Ảnh hưởng của lượng chất hấp phụ đến quá trình hấp phụ

Nồng độ

Độ hấp

phụ 0.11 0.253 0.395 0.525 0.679 0.805 1.094

y = 0.028x - 0.0287 R² = 0.9998

0.000 0.200 0.400 0.600 0.800 1.000 1.200

Nồng độ (ppm)

Đường chuẩn của AB62

Trang 12

Hình 3.2: Đồ thị phụ thuộc của hiệu suất phân hủy vào theo thời gian

4 Bàn luận:

̶ Bùn đỏ với thành phần chính là các oxit sắt, nhôm, silic, cũng là đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học trong việc ứng dụng để xử lí kim loại nặng và anion độc hại trong môi trường nước như asen, chì, Tuy nhiên khả năng hấp phụ của các thành phần oxit kim loại có trong bùn đỏ rất khác nhau, điều này phụ thuộc vào hàm lượng, dạng tồn tại, điều kiện biến tính

̶ Với kết quả 3.2 ở trên cho ta thấy biến tính bùn đỏ đã xử lý được các chất hữu cơ rất cơ chỉ sau 80 phút Vì vậy, chúng ta có thể xử lý bùn đỏ biến tính để xử lý các chất màu hữu cơ thải ra ngoài trong công giai đoạn của các công ty Đồng thời các thể tái sử dụng bùn đỏ là phế phẩm trong các phân xưởng từ đó đóng góp một phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường ngày càng sạch đẹp trong hiện trạng môi trường thế giới đang bị ô nhiễm

0

20

40

60

80

100

thời gian (phút)

H (%)

Trang 13

5 Phần cảm ơn:

Nhóm xin cảm ơn Trường Đại học Công nghiệp và khoa Công nghệ Hóa học đã tạo điều kiện để nhóm hoàn thành bài báo cáo này Đặc biệt cảm ơn đến Th.S Lê Trọng Thành là giảng viên khoa Công nghệ hóa học đã nhiệt tình hướng dẫn nhóm trong quá trình thực nghiệm và báo cáo

6 Abstract:

This paper presents the results of survey on the condition of denaturing red mud as

a by-product of the aluminum mining industry to decompose organic pigments, showing a possible step for the treatment of red mud in the future

7 Tài liệu tham khảo:

[1] Charlayne Hunter-Gault- Bone Black: Memories of Girlhood 1996

[2] Zora Neale Hurston- Bone Black- Dust Tracks on a Road 1996

[3] Ebonex corporation- Bone Black – designed by media genesis 2002-2006

Ngày đăng: 15/11/2024, 12:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w