Rối loạn lipid máu là nguyên nhân của một loạt các bệnh lý nguy hiểm như các bệnh lý tim mạch như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và hậu quả là bệnh nhân
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gồm hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn lipid máu điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản từ tháng 01/2022 đến 06/2022
Hồ sơ bệnh án được chẩn đoán xác định là rối loạn lipid máu điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản từ tháng 01/2022 - 06/2022
Hồ sơ bệnh án rõ ràng, phải có đủ những chỉ tiêu đánh giá nguy cơ về lipid máu: cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL-C, HDL-C
Hồ sơ bệnh án không làm đủ các xét nghiệm về lipid máu (cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL-C, HDL-C)
Hồ sơ bệnh án có chẩn đoán bị rối loạn lipid máu nhưng không có toa thuốc kèm theo
2.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: khoa Ngoại trú Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2022 đến 06/2022.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp hồi cứu
Cỡ mẫu là tất cả cá trường hợp thỏa mãn các tiêu chuẩn chọn mẫu đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2022
Trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được
Z: trị số từ phân phối chuẩn
P: tỉ lệ bệnh nhân rối loạn lipid máu, P= 0.5 α: sai lầm loại 1= 0,05 nên Z_(1-α/2)= 1.96 d: 0.05 (độ chính xác mong muốn) Áp dụng công thức, ta có cỡ mẫu tối thiểu n= 385 mẫu
Chọn tất cả bệnh nhân RLLPM điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản từ tháng 01/2022 đến tháng 06/2022 Số lượng mẫu thu được là 400 mẫu
- Bước 1: Xác định tổng thể nghiên cứu
- Bước 2: Xác định khung chọn mẫu
- Bước 3: Xác định phương pháp lấy mẫu (không theo xác suất, thuận tiện)
- Bước 5: Chọn đối tượng nghiên cứu theo phương pháp lấy mẫu và cỡ mẫu đã định
2.2.4 Cách tiến hành nghiên cứu
- Xây dựng các biểu mẫu khảo sát thông tin: mẫu khảo sát về các thông tin giá trị xét nghiệm, các thuốc điều trị và các bệnh lý kèm theo
- Thu thập số liệu: thông tin cho biểu mẫu được thu thập từ hồ sơ bệnh án (Lựa chọn bệnh nhân theo đủ tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ Số liệu được thu thập từ hồ sơ bệnh án theo biểu mẫu từ bệnh viện Đại học Võ Trường Toản)
2.2.5 Nội dung nghiên cứu Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:
- Tuổi: tính theo năm và được chia ra thành 3 nhóm tuổi (< 40 tuổi, từ 40- 60 tuổi và nhóm > 60 tuổi)
- Giới: có 2 biến số nam và nữ
- Các bệnh lý đi kèm: bệnh tim mạch (bệnh tim, bệnh huyết áp), bệnh chuyển hóa (đái tháo đường), bệnh tiêu hóa (bệnh về gan và các bệnh dạ dày, ), và các bệnh khác
Tình hình điều trị rối loạn lipid máu trong mẫu nghiên cứu:
- Thống kê các nhóm điều trị rối loạn lipid máu trong mẫu nghiên cứu
- Phân liều statin được chỉ định trong mẫu nghiên cứu
- Thời gian chỉ định thuốc trong mẫu nghiên cứu
2.2.6 Phương pháp xử lý số liệu
- Các kết quả được xem là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05
- Các số liệu sau khi thu thập được tổng hợp và xử lý trên máy vi tính với phần mềm SPSS
- Các biến định lượng được trình bày dưới dạng: giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn
- Các biến số định tính được mô tả bằng tần số và tỉ lệ %, các biến số định lượng có phân phối chuẩn được trình bày dưới dạng trung bình và độ lệch chuẩn, biến định lượng có phân phối không chuẩn được trình bày bằng trung vị và giá trị lớn nhất nhỏ nhất.
ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trong nghiên cứu này: Tất cả những thông tin của bệnh nhân được giữ hoàn toàn bí mật, được mã hóa trong quá trình xử lý trên máy tính và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu Những báo cáo kết quả sau này không nêu tên hay những thông tin làm ảnh hưởng đến bệnh nhân
Nghiên cứu tuân thủ nguyên tắc đạo đức trong y học, căn cứ trên hồ sơ bệnh án, không can thiệp trên bệnh nhân lâm sàng
Cuối cùng, nghiên cứu được thực hiện sau khi được phê duyệt đề cương của Khoa Dược Trường Đại học Võ Trường Toản và được sự cho phép của lãnh đạo Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản thông qua
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
Trong khoảng thời gian thực hiện lấy mẫu nghiên cứu từ tháng 01/2022 đến tháng 06/2022, chúng tôi đã khảo sát 400 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị ngoại trú về bệnh rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản Các đặc điểm chung về tuồi, giới tính, các chỉ số chẩn đoán rối loạn lipid máu (cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL – C, HDL – C)…được tóm tắt như sau:
3.1.1 Đặc điểm giới tính trong mẫu nghiên cứu
Phân bố giới tính trong mẫu nghiên cứu được trình bày trong biểu đồ 3.1
Biểu đồ 3.1 Phân bố giới tính trong mẫu nghiên cứu
Nhận xét : Trong 400 mẫu nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ nữ giới (69%) chiếm tỷ lệ cao hơn gấp đôi nam giới (31%)
3.1.2 Đặc điểm về tuổi trong mẫu nghiên cứu
Bảng 3.1 Bảng đặc điểm độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu
Giới tính Trung bình Độ lệch
Nhận xét: Trong 400 mẫu nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận độ tuổi trung bình bệnh rối loạn lipid máu là 60,11 11.42 tuổi Độ tuổi trung bình bệnh rối loạn lipid máu của nam giới là 58,59 14,15 tuổi thấp hơn nữ giới là khoảng 60,79 9,91 tuổi Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
Phân bố tỷ lệ theo nhóm tuổi được trình bày ở biểu đồ 3.2
60 Tuổi Nhóm tuổi
Biểu đồ 3.2 Phân bố độ tuổi trong mẫu nghiên cứu
Nhận xét: Trong 400 mẫu nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận độ tuổi từ 60 tuổi trở lên mắc bệnh rối loạn lipid cao nhất với 194 ca, tiếp theo đó là độ tuổi từ 40 tới 60 tuổi với 191 ca và thấp nhất là độ tuổi dưới 40 tuổi với 15 ca
3.1.3 Các bệnh lý kèm theo trong mẫu nghiên cứu
Phân bố số lượng các bệnh lý kèm theo được trình bày ở biểu đồ 3.3
Biểu đồ 3.3 Số lượng bệnh lý kèm theo trong mẫu nghiên cứu
Phân bố nhóm bệnh lý kèm theo được trình bảy ở bảng 3.2
Bảng 3.2 Nhóm bệnh lý kèm theo
STT Nhóm bệnh lý Tần số (n)
4 Nhóm bệnh khác ( Xương khớp, Dãn tĩnh mạch,Viêm phế quản, Hội chứng Cushing, ) 323
Nhận xét : Trong 400 mẫu nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận số lượng bệnh lý kèm theo bệnh nhân mắc rối loạn lipid máu sẽ có từ 2 – 7 bệnh lý mắc kèm chiếm số
Biểu đồ 3.6 Giá trị Cholesterol
% lượng lớn Trong nhóm bệnh tim mạch chiếm số lượng cao nhất với 296 lần, tiếp theo đó là nhóm bệnh tiêu hóa với 187 lần, sau đó là nhóm bệnh chuyển hóa với
174 lần và cuối cùng là nhóm bệnh khác với 323 lần
3.1.4 Chỉ số bilan máu Đặc điểm các chỉ số lipid trung bình được trình bày ở bảng 3.3
Bảng 3.3 Chỉ số lipid máu trung bình
Nhận xét: Trong 400 mẫu nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận giá trị trung bình của Cholesterol, HDL-C, LDL-C ở trong khoảng giá trị bình thường của Bộ y tế và triglycerid cao hơn giá trị bình thường của Bộ y tế
Dựa vào chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu của bộ y tế năm 2016, chúng tôi tiến hành phân chia các giá trị lipid máu ở biểu đồ 3.4, 3.5, 3.6, 3.7
Nhận xét: Trong 400 mẫu nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ cholesterol bất thường chiếm tỷ lệ (51,5%) gần bằng với tỷ lệ bình thường (48,5%), tỷ lệ triglycerid bất thường (63%) chiếm tỷ lệ ít hơn tỷ lệ bình thường (37%), tỷ lệ HDL-C bất thường (0,5%) chiếm tỷ lệ rất ít so với tỷ lệ bình thường (99,5%), tỷ lệ LDL-C bất thường (20%) chiếm tỷ lệ ít hơn tỷ lệ bình thường (80%)
Biểu đồ 3.8 Giá trị LDL-C
TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU TRONG MẪU NGHIÊN CỨU
3.2.1 Thống kê nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu trong mẫu nghiên cứu Đặc điểm phân bố nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu được trình bày ở bảng 3.4
Bảng 3.4 Nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu STT Nhóm dược lý Hoạt chất Tần số (n) Tỷ lệ (%)
1 Statin atorvastatin 10mg atorvastatin 20mg rosuvastatin 10mg rosuvastatin 20mg
2 Fibrat fenofibrat 145mg fenofibrat 160mg fenofibrat 200mg
Nhận xét: Trong 400 mẫu nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận 100% thuốc điều trị rối loạn lipid máu là đơn trị Nhóm thuốc thường dược sử dụng cho bệnh nhân mắc rối loạn lipid máu là nhóm statin Trong đó, hoạt chất atorvastatin được chỉ định nhiều nhất với liều 20mg, còn nhóm fibrat thì ít được chỉ định hơn
3.2.2 Phân loại liều statin được chỉ định trong mẫu nghiên cứu
Phân loại liều statin được chỉ định được trình bày ở biểu đồ 3.8
Thấp Trung bình Cao Liều
Biểu đồ 3.8 Phân loại liều statin được chỉ định
Nhận xét : Trong 400 mẫu nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận được liều statin được chỉ định trên bệnh nhân là 99,49% ở liều trung bình và 0,51% liều cao
3.2.3 Thời gian chỉ định thuốc trong mẫu nghiên cứu
Thời gian chỉ định statin trung bình 27.017 ± 9.05299 ngày
Thời gian chỉ định fibrat trung bình 26.25 ± 8.80814 ngày
Phân bố thời gian sử dụng Statin được trình bày ở biểu đồ 3.9
Biểu đồ 3.9 Thời gian sử dụng statin
Nhận xét: theo thống kê từ mẫu nghiên cứu, ta thấy thời gian sử dụng statin thường được chỉ định là 28 ngày (268 ca)
Phân bố thời gian sử dụng Fibrat được trình bày ở biểu đồ 3.10
Biểu đồ 3 9 Thời gian sử dụng fibrat
Nhận xét : theo thống kê từ nghiên cứu, ta có thời gian dùng thuốc của nhóm
Fibrat chủ yếu là 28 ngày
Tuổi tác là một yếu tố nguy cơ trong bệnh rối loạn lipid máu Tuổi càng cao, các hoạt động sống hàng ngày của mỗi người càng ít hơn trước Do đó sự chuyển hóa lipid trong cơ thể cũng có sự thay đổi nhiều, đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ tăng quá trình tích tụ hơn là quá trình tạo năng lượng Từ đó, lipid sẽ ứ đọng lại trong máu và mô cơ quan Theo khảo sát của Hội Tim mạch Việt Nam thì 30% dân số nước ta mắc bệnh máu nhiễm mỡ, trong đó 50% bệnh nhân ở lứa tuổi trung niên (nam trên
55 tuổi, nữ trên 45 tuổi) Đó là hệ quả khi đời sống vật chất được nâng cao và mang tính chất tích lũy từ những năm tháng tuổi trẻ
Theo nghiên cứu 400 mẫu chúng tôi ghi nhận thì bệnh nhân độ tuổi nhỏ nhất mắc bệnh rối loạn lipid máu là 18 tuổi và bệnh nhân mắc bệnh rối loạn lipid máu ở tuổi cao nhất là 93 tuổi Điều đó cho thấy rằng, bệnh rối loạn lipid máu không chỉ gặp ở người cao tuổi mà còn xuất hiện ở người nhỏ tuổi
Quá trình nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận kết quả nữ giới (69%) chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới (31%) Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của tác giả Trần Văn Long, Đỗ Đình Xuân tỷ lệ nam giới là 68,4%, ở nữ là 71,41% và kết quả cũng tương đồng với tác giả Nguyễn Văn Thơm, Vũ Đình Triển, Đặng Bích Thuỷ tỷ lệ nữ giới là 70,2% cao hơn so với nam giới là 68,8% [13][16]
Các chị em phụ nữ từ 15-45 tuổi thường có tỷ lệ triglycerid thấp hơn so với nam giới Tuy nhiên, khi bắt đầu bước vào độ tuổi mãn kinh, nồng độ triglycerid và cholesterol xấu ở nữ giới sẽ tăng cao và làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạnh Nguyên nhân là do sự thay đổi của hormone estrogen sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo và tác động trực tiếp đến các mạch máu Tăng mỡ máu không gây tử vong ngay trong thời gian ngắn, tuy nhiên, những biến chứng của nó rất nguy hiểm Nếu không khắc phục, về lâu dài có thể gây ra 7 nguy cơ, đó là: viêm tụy, ĐTĐ type 2, bệnh tim mạch, sa sút trí tuệ, đau và tê chân, bệnh gan, đặc biệt là đột quỵ
Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh lý kèm theo gặp nhiều nhất là tim mạch Nồng độ LDL-C tăng chính là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch Điều này chứng tỏ, bệnh đồng mắc có mối liên hệ với bệnh lý RLLPM Có nhiều nghiên cứu chứng minh RLLPM có liên hệ chặt chẽ với THA So với nghiên cứu trước đó khảo sát các yếu tố liên quan trên bệnh nhân RLLPM ở người cao tuổi tăng huyết áp ở người cao tuổi tăng huyết áp cho thấy tỷ lệ là 69,7% trong đó THA độ I là 29,4%, THA độ II là 36,9% và THA độ III là 3,4% [4] Vì vậy, trong quá trình điều trị RLLPM, bác sĩ cần kiểm tra các bệnh lý mắc kèm, theo dõi việc dùng thuốc cũng như tư vấn về lối sống và sinh hoạt cho bệnh nhân nhằm giảm nguy cơ mắc các bệnh kèm theo
Trong nghiên cứu của chúng tôi thì giá trị trung bình cholesterol toàn phần là
4,4426 2,067 mmol/L; triglycerid là 2,380 1,656 mmol/L; HDL-C là 1,5907 0,544 mmol/L và LDL-C là 2,264 1,267 mmol/L
Tóm lại, các chỉ số lipid máu (LDL - C, HDL - C, cholesterol toàn phần) trung bình của bệnh nhân ở trong mức giới hạn bình thường, chỉ có triglycerid cao hơn giá trị bình thường (2,380 1,656) Nghiên cứu của chúng tôi gần tương đồng với nghiên cứu của tác giả Đàm Thị Lâm với giá trị trung bình của cholesterol toàn phần là 4,85 ± 0,65 mmol/L, LDL - C là 2,87 ± 0,77 mmol/L, HDL - C là 1,26 ± 0,80 và triglycerid là 4,50 ± 2,62 mmol/L [12]
Nồng độ triglycerid bình thường thấp hơn 150mg/dL; 150-199mg/dL là cao nhẹ; 200-499mg/dL được gọi là cao; và ở mức cao hơn 500mg/dL được gọi là rất cao Trong trường hợp nồng độ triglycerid máu cao hoặc rất cao, bác sĩ có thể sẽ khuyên uống một số loại thuốc như niacin, statin hoặc fibrate để đưa nồng độ triglycerid về giới hạn bình thường Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nếu chỉ giảm triglycerid máu bằng cách sử dụng các loại thuốc sẽ không làm giảm nguy cơ phát triển một cơn đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim Nồng độ triglycerid máu vượt quá 500mg/dL có thể dẫn đến bệnh viêm tụy cấp, đe dọa tính mạng Vì vậy nên kết hợp điều chỉnh lối sống lành mạnh trong ăn uống, sinh hoạt và hoạt động thể chất theo khuyến cáo
Qua bảng trên chúng tôi thấy statin tác động trung bình được ưu tiên sử dụng điều trị RLLPM trong đó: atorvastatin 20mg có 341 trường hợp được sử dụng
41 chiếm tỷ lệ 85,25%; kế đến là rosuvastatin 10mg có 46 trường hợp chiếm tỷ lệ 11,5%; atorvastatin 10mg có 7 trường hợp chiếm tỷ lệ 1,75% và rosuvastatin 20mg chiếm tỷ lệ 0,5% Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của tác giả Bùi Vân Thanh, Võ Văn Bảy, Trần Mạnh Hùng, Trần Kim Liên, Võ Thị Xuân Đài về tình hình sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại bệnh viện Thống Nhất [15] Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu Farinaro E (1993) về điều trị RLLPM ở 13 nước Châu Âu (Đức, Pháp, Bỉ…) nhóm statin được sử dụng nhiều hơn so với nhóm fibrat [22]
Hầu hết các statin tác dụng ngắn có thời gian bán thải là 6 giờ Thời gian bán thải là khoảng thời gian mà một nửa nồng độ thuốc được thải trừ ra khỏi cơ thể Do đó, các statin này được chỉ định dùng trước khi đi ngủ để đạt nồng độ thuốc cao nhất khi cơ thể tổng hợp cholesterol nội sinh mạnh nhất và thuốc mang lại hiệu quả giảm cholesterol tốt nhất
Tuy nhiên, các statin tác dụng dài có thời gian bán thải lên tới 19 giờ Các statin tác dụng dài có hiệu quả hạ cholesterol tương đương khi được uống vào buổi sáng hoặc buổi tối Vì thế, bệnh nhân đang được điều trị với các statin tác dụng dài có thể tự chọn thời điểm uống thuốc trong ngày cho thuận tiện Điều quan trọng là nên duy trì việc dùng thuốc vào một thời điểm cố định trong ngày, nhằm duy trì nồng độ thuốc ổn định trong máu
Bên cạnh đó cũng cần phải theo dõi chức năng gan, thận của bệnh nhân trước và sau 3 tháng điều trị thuốc RLLPM vì men gan có thể biến động trong vòng 3 tháng đầu dùng thuốc với xác suất 0.5 - 3% và phụ thuộc liều Tuy nhiên, nó có thể phổ biến hơn hoặc nghiêm trọng hơn ở những người đã có bệnh về gan, như gan nhiễm mỡ, hoặc cần dùng liều cao statin Điều này phản ảnh việc lựa chọn và sử dụng thuốc trong nhóm bệnh nhân RLLPM của Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản là đảm bảo hiệu quả - an toàn - hợp lý