TỔNG QUAN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.1.1 Định nghĩa Đái tháo đường là một nhóm rối loạn chuyển hóa được đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu do sự thiếu hụt tiết insulin, tác động của insulin hoặc cả hai Tình trạng tăng glucose máu mạn tính của ĐTĐ phối hợp với rối loạn chức năng gây tổn hại nhiều cơ quan khác nhau đặc biệt ở mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu [9]
Trên toàn cầu, số người mắc bệnh đái tháo đường đã tăng gấp 4 lần trong vòng
3 thập kỷ qua, và đái tháo đường là nguyên nhân chính gây tử vong thứ 9 Khoảng 1 trong 11 người trưởng thành trên toàn thế giới hiện nay mắc bệnh đái tháo đường, 90% trong số đó mắc bệnh đái tháo đường type 2 (ĐTĐ type 2) Châu Á là một khu vực chính của đại dịch toàn cầu T2DM đang nổi lên nhanh chóng, với Trung Quốc và Ấn Độ là hai tâm chấn hàng đầu [50]
Số người mắc bệnh đái tháo đường ở các nước có thu nhập thấp và trung bình tiếp tục tăng, một nửa số người bị bệnh đái tháo đường chưa được chẩn đoán, bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng, là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, và cắt cụt chi… Trong những năm gần đây, 12% chi tiêu cho y tế toàn cầu dànhcho người lớn mắc bệnh ĐTĐ, con số này là 727 tỷ USD vào năm 2017 và dự kiến sẽ đạt 776 tỷ USD vào năm 2045 [28] Theo tỷ lệ mắc bệnh vào năm 2021 ước tính thành thị (12,1%) cao hơn nông thôn (8,3%), các nước thu nhập cao (11,1%) cao hơn các nước khác và các nước thu nhập thấp (5,5%) Từ năm 2021 đến năm
2045 tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tăng tương đối lớn, dự kiến sẽ xảy ra ở các nước có thu nhập trung bình (21,1%) và trái ngược với các nước có thu nhập cao (12,2%) và thấp (11,9%) Chi tiêu cho y tế liên quan đến bệnh ĐTĐ trên toàn cầu ước tính khoảng 966 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến đạt 1,054 tỷ USD vào năm 2045 [46]
1.1.2.2 Việt Nam Ở Việt Nam, nếu như vào năm 1990 của thế kỷ trước, tỷ lệ bệnh ĐTĐ chỉ từ 1,1% đến 2,25%, thì nghiên cứu năm 2012 của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy: tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5,42%, tỷ lệ đái tháo đường chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6% và ở độ tuổi 50-59 chiếm 7,5%, độ tuổi 60-69 chiếm 9,9% [28] Ở Việt Nam, năm 1990 của thế kỷ trước, tỷ lệ bệnh ĐTĐ chỉ là 1,1% (ở thành phố Hà Nội), 2,52% (ở thành phố Hồ Chí Minh), 0,96% (ở thành phố Huế), thì nghiên cứu năm 2012 của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy: tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5,42%, tỷ lệ đái tháo đường chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6% Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 7,3%, rối loạn glucose huyết lúc đói 1,9% (toàn quốc năm 2003) [32]
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) “Tiêu chuẩn chăm sóc y tế cho bệnh đái tháo đường” năm 2021, bệnh ĐTĐ có thể được phân thành các loại chung sau: ĐTĐ type 1 (do sự phá hủy tế bào β tự miễn, thường dẫn đến thiếu hụt insulin tuyệt đối, bao gồm bệnh đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn ở tuổi trưởng thành) ĐTĐ type 2 (do sự mất dần sự tiết insulin đầy đủ của tế bào β thường xuyên trên nền đề kháng insulin) ĐTĐ thai kỳ (CDM) (bệnh đái tháo đường được chẩn đoán trong ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối của thai kỳ mà không rõ ràng là bệnh đái tháo đường trước khi mang thai)
Các loại bệnh đái tháo đường cụ thể do các nguyên nhân khác: ví dụ, hội chứng ĐTĐ đơn nguyên (chẳng hạn như bệnh đái tháo đường ở trẻ sơ sinh và bệnh đái tháo đường khởi phát ở tuổi trưởng thành), các bệnh của tuyến tụy ngoại tiết (như xơ nang và viêm tụy), và do thuốc hoặc hóa chất gây ra bệnh đái tháo đường (chẳng hạn như khi sử dụng glucocorticoid, trong điều trị HIV/AIDS, hoặc sau khi cấy ghép nội tạng)
1.1.3.1 Đái tháo đường type 1 Đái tháo đường type 1 là một bệnh tự miễn mãn tính xảy ra khi hệ thống miễn dịch của chính cơ thể tấn công các tế bào beta sản xuất insulin của tuyến tụy Đái tháo đường type 1 chiếm khoảng 5-10% số người mắc bệnh đái tháo đường Trong đái tháo đường type 1, các yếu tố di truyền, biểu sinh, môi trường và miễn dịch phá hủy beta của tế bào tụy nội tiết và dẫn đến thiếu hụt insulin ĐTĐ type 1 thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng có thể xảy ra ở người lớn, chẳng hạn như dạng đái tháo đường tự miễn tìm ẩn ở người trưởng thành (LADA) [21]
1.1.3.2 Đái tháo đường type 2 Đái tháo đường type 2 là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% trong tổng số các trường hợp đái tháo đường ĐTĐ là kết quả của sự kết hợp của các yếu tố di truyền, môi trường, lối sống, thừa cân, huyết áp cao, cholesterol cao ĐTĐ type 2 là một rối loạn chuyển hóa kéo dài, đặc trưng bởi tăng đường huyết, kháng insulin và thiếu hụt insulin tương đối [21]
1.1.3.3 Đái tháo đường thai kỳ Đái tháo đường thai kỳ xảy ra ở tuần 24-28 của thai kỳ Đái tháo đường thai kỳ chiếm khoảng 3-5% số thai phụ và loại phổ biến nhất là đái tháo đường type 2 Bệnh đái tháo đường thai kỳ hoàn toàn có thể điều trị được, nhưng cần có sự giám sát y tế cẩn thận trong suốt thai kỳ Nếu được điều trị, thai và trẻ sơ sinh có thể khỏe mạnh
1.1.3.4 Các loại đái tháo đường khác
Các loại đái tháo đường này chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng số các trường hợp đái tháo đường Các loại đái tháo đường khác có thể được chia thành đái tháo đường đơn gen (MODY và NDM), đái tháo đường do bệnh tụy ngoại tiết, do bệnh nội tiết, do thuốc, đái tháo đường qua trung gian tự miễn và đái tháo đường có liên quan đến các hội chứng di truyền [21]
Bệnh đái tháo đường type 2 là một bệnh mãn tính nghiêm trọng và phổ biến do sự tương tác phức tạp giữa môi trường và di truyền cùng với các yếu tố nguy cơ khác như béo phì và lối sống ít vận động Đái tháo đường type 2 và các biến chứng của nó tạo thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến hầu hết các dân số ở cả các nước phát triển và đang phát triển với tỷ lệ mắc và tử vong do đái tháo đường cao [49]
Yếu tố di truyền đóng vai trò rất quan trọng trong bệnh sinh ĐTĐ type 2 Đây là bệnh đa gen Anh em sinh đôi cùng trứng đều có ĐTĐ type 2 trong 70% tới 90% trường hợp Nguy cơ bị đái tháo đường tăng nếu có ba mẹ bị ĐTĐ type 2 Nếu cả ba và mẹ đều bị thì nguy cơ ĐTĐ lên tới 40% Trên cơ địa nhạy cảm về di truyền, nếu có yếu tố nguy cơ từ môi trường sẽ làm bộc lộ các biểu hiện của ĐTĐ [23]
Yếu tố môi trường như béo phì, đặc biệt là béo phì bụng rất quan trọng dẫn tới tình trạng đề kháng insulin và ĐTĐ type 2 Mỡ dưới da vùng bụng ít có liên quan với tình trạng không nhạy cảm insulin Nhiều bệnh nhân đái tháo đường type 2 không béo phì rõ, nhưng có nhiều mỡ nội tạng gọi là dạng “béo phì về chuyển hóa” [23]
Người gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa và người châu Á có nhiều khả năng mắc bệnh này Tỷ lệ và độ tuổi mắc bệnh đái tháo đường thay đổi theo sắc tộc Ở châu Âu, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2 ở người da vàng cao gấp đôi người da trắng [13]
THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
1.2.1 Các nhóm thuốc hạ glucose huyết đường uống và thuốc tiêm
- Thuốc uống: metformin, sulfonylurea, ức chế enzym alpha glucosidase, ức chế kênh SGLT2, ức chế enzym DPP-4, TZD (Pioglitazon).
- Thuốc tiêm: Insulin, đồng vận thụ thể GLP-1 [32]
Bảng 1.4 Tóm tắt ưu nhược điểm của các thuốc viên hạ glucose máu đường uống và thuốc tiêm không thuộc nhóm insulin theo Bộ Y tế năm 2020 [32]
Nhóm thuốc Cơ chế tác dụng Ưu điểm Nhược điểm
Sulfonylurea Kích thích tiết insulin Được sử dụng lâu năm
↓ nguy cơ mạch máu nhỏ
↓ nguy cơ tim mạch và tử vong
Hạ glucose máu Tăng cân
Biguanide Giảm sản xuất glucose ở gan Có tác dụng incretin yếu Được sử dụng lâu năm Dùng đơn độc không gây hạ glucose máu
BN suy thận (chống chỉ định tuyệt đối khi
Không thay đổi cân nặng, có thể giảm cân
↓ nguy cơ tim mạch và tử vong eGFR < 30 mL/phút)
Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy
Hoạt hóa thụ thể PPARg
Tăng nhạy cảm với insulin
Dùng đơn độc không gây hạ glucose máu
Tăng cân Phù/Suy tim Gãy xương
K bàng quang Ức chế enzyme α- glucosidase
Làm chậm hấp thu carbohydrate ở ruột
Dùng đơn độc không gây hạ glucose máu Tác dụng tại chỗ
Rối loạn tiêu hóa: sình bụng, đầy hơi, tiêu phân lỏngGiảm HbA1c 0,5- 0.8% Ức chế enzym DPP-
4 Ức chế DPP-4 Làm tăng GLP-1
Dùng đơn độc không gây hạ glucose máu
Có thể gây dị ứng, ngứa, nổi mề đay, phù, viêm hầu họng, nhiễm trùng hô hấp trên, đau khớp
Chưa biết tính an toàn lâu dài
Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển
SGLT2 Ức chế tác dụng của kênh đồng vận chuyển SGLT2 tại ống lượn gần ở thận, giúp tăng thải glucose qua đường tiểu
Dùng đơn độc ít gây hạ glucose máu
Giảm cân, giảm huyết áp Giảm biến cố tim mạch chính ở BN ĐTĐ type 2 có nguy cơ tim mạch cao, rất cao và tiền sử bệnh lý tim mạch do xơ vữa
Giảm tỷ lệ nhập viện do suy tim và tử vong tim mạch đồng thời dự phòng xuất hiện suy tim bảo vệ thận (thoái triển giảm albumin niệu và giảm tiến triển bệnh thận mạn và bệnh thận giai đoạn cuối)
Nhiễm nấm đường niệu dục, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm ceton acid (hiếm gặp), mất xương (canagliflozin)
Thuốc đồng vận thụ thể
Kích thích sự tiết insulin và làm giảm sự tiết glucagon không thích hợp theo cách phụ thuộc glucose
Làm chậm sự làm rỗng dạ dày, làm giảm cân nặng và khối lượng chất béo trong cơ thể qua cơ chế bao Đơn trị hoặc phối hợp với các thuốc hạ đường huyết uống hoặc phối hợp insulin Giảm HbA1c, đường huyết đói, đường huyết sau ăn, Tăng tỷ lệ BN đạt được HbA1c mục tiêu
Cải thiện chức năng tế bào beta
Giảm cân, giảm huyết áp Dùng đơn độc ít gây hạ glucose máu
Buồn nôn, nôn, viêm tụy cấp Không dùng khi có tiền sử gia đình ung thư giáp dạng tủy, bệnh đa u tuyến nội tiết type 2 gồm làm giảm cảm giác đói và giảm năng lượng nạp vào
Ngăn ngừa tiến triển và giảm viêm mảng xơ vữa động mạch chủ
Giảm nhu cầu sử dụng insulin Giảm biến cố tim mạch chính, biến cố tim mạch mở rộng, tử vong do mọi nguyên nhân, nhập viện do suy tim và các kết cục trên thận ở BN ĐTĐ type 2 có bệnh tim mạch do xơ vữa hoặc nguy cơ tim mạch cao/ rất cao
Dễ sử dụng, không cần chỉnh liều trên BN > 65 tuổi, hoặc suy thận nhẹ, trung bình, nặng hoặc suy gan nhẹ, trung bình
Bảng 1.5 Tóm tắt liều dùng các thuốc viên hạ glucose máu uống theo Bộ Y tế năm 2020 [32]
Thuốc Hàm lượng Liều mỗi ngày Thời gian tác dụng
Glimepiride 1-2 và 4 mg 1-4 mg/ngày liều thông thường Liều tối đa 8mg/ngày
30-60 mg dạng phóng thích chậm
40mg-320 mg viên thường, chia uống 2-3 lần
30-120 mg dạng phóng thích chậm, uống 1 lần/ngày
24 giờ, dạng phóng thích chậm
2,5-5-10 mg dạng phóng thích chậm
30 phút trước khi ăn 1 hoặc 2 lần/ngày
Dạng phóng thích chậm 2,5-10 mg/ngày uống 1 lần Liều tối đa 20 mg/ngày uống 1 lần
Dạng phóng thích chậm 24 giờ
Repaglinide 0,5-1-2 mg 0,5-4 mg/ngày chia uống trước các bữa ăn
Thuốc tăng nhạy cảm với insulin
1000mg Dạng phóng thích chậm: 500-
1-2,5 gam, uống 1 viên sau ăn, ngày 2-3 lần
Dạng phóng thích chậm: kéo dài 24 giờ Pioglitazone 15-30-45 mg/ngày
Thuốc ức chế enzyme alpha glucosidase
Acarbose 50-100 mg 25-100mg uống 3 lần/ngày ngay trước bữa ăn hoặc ngay sau miếng ăn đầu tiên
Nhóm ức chế enzyme DPP-4
Sitagliptin 50-100mg Liều thường dùng 100mg/ngày
Khi độ lọc cầu thận còn 30-
50 mL/1 phút: 50 mg/ngày Khi độ lọc cầu thận còn 30mL/1 phút: 25 mg/ngày
Saxagliptin 2,5-5mg 2,5-5mg/ngày, uống 1 lần
Giảm liều đến 2,5 mg/ngày khi độ lọc cầu thận ≤50mL/1phút
24 giờ hoặc dùng cùng thuốc ức chế CYP3A4/5 mạnh thí dụ ketoconazole Vildagliptin 50 mg 50 mg uống 1-2 lần/ngày
Chống chỉ định khi AST/ALT tăng gấp 2,5 giới hạn trên của bình thường
Linagliptin 5mg 5 mg uống 1 lần/ngày 24 giờ
Thuốc ức chế kênh SGLT2
Dapagliflozin 5-10 mg 10mg/ngày, uống 1lần
5mg khi có suy gan nặng, nếu dung nạp có thể tăng liều lên 10mg
Empagliflozin 10-25 mg Liều khởi đầu 10mg/ngày, có thể tăng lên 25mg/ngày, uống
1 lần Suy gan nặng: Không khuyến cáo
- Ưu điểm: Insulin là thuốc có tác dụng hạ đường huyết mạnh nhất Không giới hạn trong việc giảm HbA1C Không có giới hạn cao nhất cho liều của Insulin
- Nhược điểm: Nguy cơ hạ glucose máu cao, tăng cân, dị ứng Insulin Loạn dưỡng mô mỡ (teo mô mỡ hoặc phì đại mô mỡ) Đường dùng: Tiêm dưới da có thể gây bất lợi cho bệnh nhân [29]
Các chiến lược điều trị insulin ở BN đái tháo đường type 2
* Điều trị với insulin nền:
- Khởi đầu điều trị với insulin nền khi không đạt được mục tiêu glucose huyết với thuốc uống Liều khởi đầu khuyên dùng là 0,1-0,2 đơn vị/kg cân nặng, phụ thuộc vào mức độ tăng glucose huyết, dùng phối hợp với thuốc uống
- Khi đã điều chỉnh liều insulin nền đạt được mục tiêu glucose huyết đói nhưng HbA1c vẫn chưa đạt mục tiêu, cân nhắc thêm insulin nhanh trước bữa ăn Một cách khác có thể xem xét là chuyển sang insulin hỗn hợp tiêm dưới da 2 lần mỗi ngày Nếu vẫn chưa đạt được mục tiêu, có thể xem xét chuyển sang insulin nền - insulin nhanh trước mỗi bữa ăn (basal-bolus)
- Liều khởi trị với insulin nền: insulin người như NPH (tiêm 1-2 lần/ ngày) hay insulin analog như glargine, detemir (tiêm 1 lần/ngày), Degludec (tiêm 1 lần/ngày liều khởi đầu là 10 đơn vị tiêm dưới da)
- Nếu tiêm Insulin NPH, 2 mũi tiêm nên cách nhau 11-12 giờ để tránh hiện tượng chồng liều Nếu tiêm glargine, detemir hoặc Degludec nên tiêm vào giờ cố định mỗi ngày vào buổi sáng, hoặc buổi tối
- Điều trị insulin nền-trước ăn (hoặc nền-nhanh) (basal-plus)
+ Tiêm 1 mũi insulin nền và các mũi insulin tác dụng nhanh trước bữa ăn (1-3 bữa), khởi đầu 04 đơn vị, hoặc 0,1 đơn vị/kg cân nặng hay 10% liều insulin nền + Điều chỉnh liều: tăng liều 10-15% hay tăng 1-2 đơn vị mỗi 1 hoặc 2 lần mỗi tuần cho đến khi đạt mục tiêu đường huyết
+ Hạ đường huyết: xác định nguyên nhân hạ đường huyết, nếu không có nguyên nhân rõ ràng, giảm liều insulin 2-4 đơn vị hay giảm 10-20%
* Điều trị với insulin hỗn hợp:
- BN cũng có thể khởi đầu điều trị với insulin trộn, hỗn hợp:
+ Insulin hỗn hợp gồm 2 thành phần: insulin nhanh và insulin bán chậm, hoặc chậm, với tỷ lệ trộn 30/70; 50/50; 25/75
+ Đối với BN đái tháo đường type 2 chưa sử dụng insulin: BN có thể khởi trị với insulin hỗn hợp, liều dùng theo thông tin kê đơn được Bộ Y tế phê duyệt, ví dụ insulin gồm 70% Insulin Aspart Protamine/30% Insulin Aspart hòa tan 1 lần hoặc 2 lần mỗi ngày Nếu khởi trị 1 lần/ngày: liều dùng là 12 đơn vị vào bữa ăn tối (bữa ăn chiều) Nếu khởi trị 2 lần/ngày: liều khởi đầu khuyến cáo là 6 đơn vị vào bữa sáng và
6 đơn vị vào bữa tối (bữa ăn chiều) Trong trường hợp khởi trị với 70% insulin Degludec/30% insulin aspart hòa tan, liều được khuyến cáo là 10 đơn vị
+ Điều chỉnh liều: tăng liều 10-15% hay tăng 1-2 đơn vị mỗi 1 hoặc 2 lần mỗi tuần cho đến khi đạt mục tiêu đường huyết lúc đói
+ Hạ đường huyết: xác định nguyên nhân hạ đường huyết, nếu không có nguyên nhân rõ ràng, giảm liều insulin 2-4 đơn vị hay giảm 10-20%
- BN đang điều trị insulin nền trước đó: liều khởi đầu bằng liều insulin nền trước
26 đó, chia thành 2/3 buổi sáng, 1/3 buổi chiều HOẶC 1/2 buổi sáng, 1/2 buổi chiều
- BN chưa điều trị insulin nền: liều khởi đầu theo thông tin kê toa được Bộ y tế phê duyệt Nếu dùng 2 lần/ngày: chia thành 2/3 buổi sáng, 1/3 buổi chiều hoặc 1/2 buổi sáng, 1/2 buổi chiều tiêm ngay trước hoặc ngay sau khi ăn (đối với insulin analog)
- Khi sử dụng insulin hỗn hợp gồm 70% Insulin Aspart Protamine/30% Insulin Aspart hòa tan ngày 1 lần mà liều đã lên đến 30 đơn vị thì có thể chia thành 2 lần/ngày bằng cách chia liều bằng nhau vào bữa sáng và bữa tối (50/50)
RLLPM Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
Rối loạn lipid máu đề cập đến việc sản xuất quá mức hoặc thiếu hụt lipoprotein, là hậu quả của chuyển hóa lipoprotein bất thường Điều này dẫn đến tăng cholesterol toàn phần, nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL-C) và triglycerid (TG), đồng thời giảm nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL-C) trong máu Rối loạn lipid máu có thể là nguyên phát (khiếm khuyết di truyền trong chuyển hóa lipid gây ra mức lipid bất thường) và thứ phát (do lối sống có thể điều chỉnh và các yếu tố môi trường, bệnh tật và thuốc) [47]
1.3.2 Đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh đái tháo đường type 2
Bệnh đái tháo type 2 có liên quan đến một dạng rối loạn lipid máu đặc trưng, thường được gọi là rối loạn lipid máu do đái tháo đường Bệnh nhân ĐTĐ type 2 thường có mức HDL thấp, mức độ cao của các hạt LDL nhỏ dày đặc và mức độ chất béo trung tính cao Hạ LDL là nền tảng của việc kiểm soát rối loạn lipid máu do đái tháo đường, và statin là phương pháp điều trị chính Chất ức chế hấp thụ cholesterol ezetimibe và chất ức chế PCSK9 cũng đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ ở bệnh nhân ĐTĐ Gần đây, axit béo n-3 chỉ eicosapentaenoic (EPA), icosapent ethyl, cũng cho thấy lợi ích trong việc giảm nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường Cho đến nay, không có tác nhân nào nhắm mục tiêu tăng HDL cho thấy lợi ích tim mạch ở bệnh nhân đang điều trị bằng statin nền Rối loạn lipid máu do đái tháo đường là yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch quan trọng, và liệu pháp hạ LDL với statin, chất ức chế PCSK9, và ezetimibe tiếp tục là liệu pháp chính để giảm nguy cơ tim mạch Các nghiên cứu trong tương lai nhắm vào mức HDL thấp và triglyceride cao liên quan đến bệnh ĐTĐ type 2 có thể cung cấp thêm các liệu pháp mới để quản lý rối loạn lipid máu do đái tháo đường [41]
Cách điều trị rối loạn lipid máu đầu tiên là thay đổi lối sống Nếu thay đổi lối sống sau 2-3 tháng mà không đem lại hiệu quả như mong muốn thì cần phải chỉ định điều trị với các nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu
Các statin (chất ức chế HMG-CoA reductase) hoạt động bằng cách ức chế giới hạn tốc độ enzyme trong sự hình thành cholesterol Tổng hợp cholesterol trong gan là giảm, với sự gia tăng bù đắp các thụ thể LDL ở gan (do đó gan có thể lấy nhiều cholesterol hơn mà nó cần từ máu) và giảm mức cholesterol LDL trong tuần hoàn ở mức cao nhất là 50% hoặc hơn liều lượng Cũng có sự gia tăng khiêm tốn về mức
HDL, giảm đáng kể trong mức chất béo trung tính và giảm rõ rệt protein phản ứng C độ nhạy cao các cấp độ
Ezetimibe ức chế sự hấp thu của đường ruột đối với cholesterol trong chế độ ăn uống và mật qua thành ruột bằng cách ức chế chất vận chuyển cholesterol Liều lượng của ezetimibe là 10mg/ngày uống Ezetimibe làm giảm cholesterol LDL từ 15% và 20% khi được sử dụng dưới dạng đơn trị liệu, làm giảm protein phản ứng C có độ nhạy cao, và có thể làm giảm hơn nữa LDL ở những bệnh nhân dùng statin trong đó điều trị mục tiêu đã không đạt được Các nguyên tắc hiện tại khuyến nghị thêm liệu pháp ezetimibe vào liệu pháp statin được dung nạp tối đa ở những bệnh nhân ở mức cao nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà LDL cholesterol vẫn trên ngưỡng điều trị 70mg/dL
Các fibrat là thụ thể-alpha được kích hoạt tăng sinh peroxisome (PPAR-alpha) chất chủ vận làm giảm đáng kể triglycerid huyết tương và tăng trong HDL cholesterol Chúng làm giảm mức LDL khoảng 10-15% (mặc dù kết quả là thay đổi) và mức chất béo trung tính khoảng 40% và tăng mức HDL lên khoảng 15-20% Các dẫn xuất hoặc fibrat của axit fibric đã được phê duyệt để sử dụng trong Hoa Kỳ là gemfibrozil và fenofibrate hoặc ciprofibrate và bezafibrate là cũng có sẵn để sử dụng trên toàn thế giới
(Nicotinic Acid) Niacin làm giảm việc sản xuất các hạt VLDL, với việc giảm thứ cấp LDL và tăng mức HDL cholesterol Hiệu quả trung bình của liều đầy đủ liệu pháp niacin là giảm 15-25% cholesterol LDL và tăng 25-35% trong HDL cholesterol
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được thể hiện qua bảng 1.6
Bảng 1.6 Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
STT Nội dung nghiên cứu Phương pháp, thời gian và địa điểm Đối tượng Kết quả TLTK
1 Khảo sát tình hình sử dụng các thuốc hạ glucose máu Đánh giá sự tuân thủ dùng thuốc và các yếu tố liên quan Xác định mối liên quan giữa mức độ tuân thủ dùng thuốc và mục tiêu điều trị
Phương pháp mô tả cắt ngang, từ tháng 7/2017 đến tháng 6/2018 ở các bệnh nhân ĐTĐ type 2 đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa Thiện Hạnh Đắk Lắk Ở các bệnh nhân ĐTĐ type
2 đến khám và điều trị từ tháng 7/201 đến tháng 6/2018
Phác đồ 2 thuốc là phác đồ được sử dụng nhiều nhất (66%) Thuốc uống được sử dụng nhiều nhất là metformin và gliclazid với tỷ lệ lần lượt là 88,1% và 50,1% Tỷ lệ bệnh nhân có sử dụng insulin trong phác đồ là 28,1%
2 Nhận xét tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bệnh
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 99 bệnh
99 bệnh nhân Nồng độ glucose máu trung bình sau 2 giờ làm nghiệm pháp là 9,76±3,02 [15] ĐTĐ type 2 tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình bệnh ĐTĐ type 2 đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình độ glucose máu lúc đói là 6,17±1,07 mmol/l (không có sự khác biệt giữa nam so với nữ) Tỷ lệ bệnh nhân có mức glucose máu lúc đó chiếm 5,6-6,9 mmol/l là 58,6%, ≥7,0mmol/l là 15,2%, glucose < 5,6 mmol/l là 26,3%
Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn glucose máu lúc đói là 14,1%, rối loạn dung nạp glucose là 43,4% và ĐTĐ type 2 là 29,3% Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn dung nạp glucose và ĐTĐ type 2 ở nam cao hơn so với nữ Tuổi càng cao tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose và ĐTĐ type
2 càng tăng, ở đối tượng >60 tuổi, tỷ lệ này lần lượt là 39,5% và 69,0% Nguy cơ mắc ĐTĐ và rối loạn dung nạp glucose tăng khi tăng số nguy cơ bệnh ĐTĐ trên cùng một bệnh nhân, tăng
3 Tìm hiểu đặc điểm và một số yếu tố liên quan đến tình trạng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại Bệnh viện Trung ương Quân đội
107 bệnh nhân Tuổi trung bình là 74,0±10,6 năm, tỷ lệ nam/nữ: 1,3/1 Giá trị đường huyết trung bình lúc nhập viện là 1,99±0,69 mmol/l HbA1c trung bình là 6,4%±1,2% Tỷ lệ mắc bệnh trên 10 năm là 38,4% 100% bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng và 83,2% có rối loạn ý thức 89% bệnh nhân có bệnh lý tăng huyết áp đi kèm, 66,3% có suy thận kèm theo
4 Thực trạng sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type
2 ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng năm 2020
Nghiên cứu hồi cứu dữ liệu từ bệnh án điện tử nhằm mục tiêu mô tả thực trạng sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng
708 bệnh nhân 4402 đơn thuốc của 708 bệnh nhân có độ tuổi trung bình 63,5±9,5 cho thấy:
Các thuốc hạ đường huyết được sử dụng nhiều nhất là metformin (87,9%) và nhóm sulfonylure (76,5%), phác đồ điều trị được sử dụng nhiều nhất là phác đồ phối hợp metformin và sulfonylure (63,7%) Tỷ lệ bệnh nhân
[24] từ 01/07/2020 đến 31/12/2020 nhân 18 - 64 tuổi và ≥ 65 tuổi lần lượt là 57,1% và 53,8% Tuy nhiên, tỷ lệ kê đơn liều dùng không hợp lý theo chức năng thận còn tương đối phổ biến, các thuốc có tỷ lệ liều dùng không phù hợp chức năng thận cao nhất là glibenclamid (68,3% lượt kê đơn), sitagliptin (66,7% lượt kê đơn), empagliflozin (55,6% lượt kê đơn) và metformin (44,5% lượt kê đơn)
5 Sự tuân thủ dùng thuốc của
BN đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện nhân dân Gia Định
Nghiên cứu mô tả được thực hiện trên BN ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP Hồ Chí Minh từ 01/11/2018 đến 31/12/2018
143 bệnh nhân Tuổi trung bình 64,09±8,5 tuổi Hai nhóm thuốc điều trị ĐTĐ được sử dụng nhiều nhất là biguanid và sulfonylurea với tỷ lệ tương ứng là 90,9% và 58,7% [35]
6 Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa
Thiệu Hóa và một số nguyên nhân hạn chế việc tuân thủ điều trị của đối tượng trên
Mô tả cắt ngang trên
200 bệnh nhân đái tháo đường đến khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa Thiệu Hóa
200 bệnh nhân Trong số 200 bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân ≥ 60 tuổi chiếm 52,5%; tỷ lệ nữ giới chiếm 55,5%
7 Tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường type 2
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Đống Đa năm 2019 Đối tượng nghiên cứu có tuổi trung bình là 68,1±8,6 tuổi
8 Nghiên cứu việc sử dụng các thuốc điều trị đái tháo đường tại bệnh viện thực
Sikkim và việc tuân thủ các hướng dẫn điều trị tiêu chuẩn hiện hành
Nghiên cứu quan sát cắt ngang tại khoa Dược và khoa Y trong thời gian
310 bệnh nhân Metformin là thuốc trị đái tháo đường được kê đơn thường xuyên nhất (66,8%), tiếp theo là nhóm sulfonylureas (37,4%) 23,2% bệnh nhân được kê đơn insulin Điều trị bằng thuốc trị đái tháo đường phối hợp (65,1%) được sử dụng thường xuyên hơn so với đơn trị liệu (34,8%)
9 Khảo sát thực trạng lựa chọn thuôc hạ glucose máu ở các bệnh nhân đái tháo đường type 2 mới phát hiện tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương
Nghiên cứu quan sát trên 204 BN tuổi từ 16-
81 mới được chẩn đoán xác định bệnh ĐTĐ type 2 đến khám tại Bệnh viện nội tiết Trung ương
204 bệnh nhân Metformin được chỉ định ở 85% bệnh nhân dùng đơn trị thuốc uống hạ glucose máu Các kết hợp thuốc thường dùng nhất là metformin phối hợp với ức chế DPP4 và ức chế SGLT2, chiếm lần lượt 41,9% và 22,6% trong các phác đồ kết hợp thuốc Trong các phác đồ có insulin, insulin đơn trị và kết hợp metformin chiếu hầu hết các trường
[36] hợp, lần lượt 62,5% và 21,3% Ở bệnh nhân có HbA1c