Mặc dù đã có những tiến bộ y học trong điều trị bệnh THA, có thể dùng thuốc, hoặc không dùng thuốc như điều chỉnh chế độ ăn, thay đổi lối sống sinh hoạt… nhưng việc quản lý bệnh nhân ở c
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Gồm hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân đƣợc chẩn đoán tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện trường Đại học Võ Trường Toản từ tháng 05/2022 đến 08/2022
Tất cả bệnh nhân có hồ sơ ghi nhận đầy đủ thông tin: huyết áp, tuổi, giới tính, bệnh lý kèm theo, số ngày điều trị, tình hình sử dụng thuốc
Bệnh nhân đƣợc chẩn đoán tăng huyết áp
Bệnh nhân có hồ sơ không ghi đầy đủ
Bệnh nhân đƣợc chẩn đoán THA nhƣng không đƣợc kê đơn thuốc điều trị THA
2.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu:
Bệnh viện trường Đại học Võ Trường Toản
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
30 n: là cỡ mẫu tối thiểu cần đạt đƣợc
Z: trị số từ phân phối chuẩn
P: tỉ lệ bệnh nhân tăng huyết áp, P =0.5 α: sai lầm loại 1 = 0,05 nên Z_(1-α/2) = 1.96 d: độ chính xác mong muốn = 0.05 Áp dụng công thức, ta có cỡ mẫu tối thiểu n = 385 mẫu
Chọn tất cả bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện trường Đại học Võ Trường Toản từ tháng 05/2022 đến tháng 08/2022 Số lượng mẫu thu được ƣớc lƣợng khoảng 400 mẫu để đảm bảo ý nghĩa thống kê của nghiên cứu
Xây dựng các biểu mẫu khảo sát thông tin: mẫu khảo sát các thông tin về tình hình sử dụng thuốc THA
Thu thập số liệu: thông tin cho biểu mẫu đƣợc thu thập từ hồ sơ bệnh án
2.2.5.1.Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Tuổi: tính theo năm và đƣợc chia làm 3 nhóm tuổi (60 tuổi)
Giới: có 2 biến số nam và nữ
Các bệnh lý đi kèm: số lƣợng bệnh lý kèm theo và đƣợc chia làm 4 nhóm bệnh (bệnh chuyển hoá, bệnh cơ-xương-khớp, bệnh tim mạch khác, bệnh khác)
Chỉ số huyết áp: phân độ THA và mức độ kiểm soát THA của bệnh nhân
2.2.5.2 Tình hinh điều trị THA
Thống kê nhóm thuốc điều trị THA đƣợc chỉ định: chẹn beta, chẹn kênh calci, chẹn thụ thể angiotensin, lợi tiểu thiazides, ức chế men chuyển
Tình hình phối hợp thuốc: đơn trị, phối hợp 2 thuốc, phối hợp 3 thuốc, phối hợp 4 thuốc
Thời gian chỉ định dùng thuốc
Tình hình chỉ định thuốc theo chỉ số huyết áp: độ 1 theo đơn trị, độ 2 theo phối hợp
2.2.6 Cách tiến hành nghiên cứu
2.2.6.1 Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu ghi nhận từ phiếu thu thập số liệu sẽ mã hóa và nhập vào máy tính với phần mềm Excel
Các kết quả đƣợc xem là có ý nghĩa thống kê khi p60 tuổi chiếm 241 người bệnh, kế đến là nhóm 40-60 tuổi chiếm 145 người bệnh, có rất ít bệnh nhân nhỏ hơn 40 tuổi mắc bệnh THA chiếm 14 người bệnh
3.1.3.1 Số bệnh lý kèm theo
Số lƣợng bệnh lý kèm theo đƣợc trình bày trong biểu đồ 3.3
Biểu đồ 3.3 Số lượng bệnh lý kèm theo trong mẫu nghiên cứu (n@0)
Nhận xét: Trong mẫu nghiên cứu, nhóm bệnh nhân có bệnh lý kèm theo chiếm tỷ lệ khá cao, cao nhất là 3 bệnh lý kèm theo chiếm tới 88 ca và thấp nhất là 0 có bệnh lý kèm theo với 1 ca
3.1.3.2 Nhóm bệnh lý kèm theo
Nhƣ đã trình bày và phân tích các bệnh lý kèm theo phía trên chúng tôi tiếp tục thống kê và phân chia các bệnh lý kèm theo thành các nhóm bệnh lý kèm theo để tiện theo dõi đƣợc trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1 Nhóm bệnh lý kèm theo
STT Nhóm bệnh kèm theo Tần số (ca)
Nhận xét: Trong mẫu nghiên cứu, các nhóm bệnh lý kèm theo đƣợc phân nhóm bệnh lý chuyển hóa chiếm 335 ca, nhóm bệnh cơ-xương-khớp chiếm 193 ca, nhóm bệnh tim mạch khác chiếm 147 ca, còn lại nhóm bệnh khác chiếm 286 ca
Chỉ số HA tâm thu TB: 150,55 ± 12,96 mmHg
Chỉ số HA tâm trương TB: 95,19 ± 6,47 mmHg
Theo khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam năm 2018, chúng tôi tiến hành phân độ THA và trình bày trong biểu đồ 3.4
Biểu đồ 3.4 Phân độ tăng huyết áp trong mẫu nghiên cứu (n@0)
Nhận xét: Trong mẫu nghiên cứu, số lƣợng bệnh nhân mắc THA độ 1 cao chiếm 278 ca, còn độ 2 là 122 ca
Theo khuyến cáo về chẩn đoán, điều trị và dự phòng tăng huyết áp của Hội tim mạch học Việt Nam năm 2021, chúng tôi tiến hành phân chia tình trạng kiểm soát mức huyết áp trong mẫu nghiên cứu đƣợc trình bày qua biểu đồ 3.5
Biểu đồ 3.5 Mức độ kiểm soát THA trong mẫu nghiên cứu
Nhận xét: Trong mẫu nghiên cứu, 100% số bệnh nhân bị THA có mức huyết áp không kiểm soát.
TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ THA
3.2.1 Thống kê nhóm thuốc điều trị THA đƣợc chỉ định
Thống kê nhóm thuốc điều trị THA trong mẫu nghiên cứu đƣợc chỉ định theo Bảng 3.2
Bảng 3.2 Thống kê nhóm thuốc điều trị THA trong mẫu nghiên cứu
STT Nhóm dƣợc lí Hoạt chất Tần số (ca)
3 Chẹn thụ thể angiotensin Losartan 128
5 Ức chế men chuyển Enalapril 7
Nhóm thuốc đƣợc lựa chọn ƣu tiên trong điều trị THA là nhóm chẹn kênh Calci có chứa hoạt chất là amlodipine chiếm 232 ca, còn hoạt chất nifedipin trong nhóm đƣợc lựa chọn sử dụng ít chiếm 2 ca
Nhóm thuốc thứ 2 đƣợc lựa chọn nhiều nhất là nhóm chẹn thụ thể angiotensin có chứa hoạt chất losartan chiếm 128 ca Tiếp đến có 2 nhóm được lựa chọn tương đương nhau chính là nhóm chẹn beta (chứa hoạt chất bisoprolol chiếm 91 ca và hoạt chất propranolon chiếm 1 ca) và nhóm lợi tiểu thiazides (chứa hoạt chất hydroclorothiazid chiếm 97 ca)
Cuối cùng nhóm thuốc chiếm hạn chế nhất là nhóm UCMC chứa hoạt chất enalapril chiếm 7 ca
3.2.2 Tình hình phối hợp thuốc
Tình hình phối hợp thuốc của bác sĩ cho các bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện đƣợc thống kê và trình bày qua biểu đồ 3.6
Biểu đồ 3.6 Thống kê thuốc đơn trị và thuốc phối hợp
Nhận xét: Qua số liệu thống kê trên, bệnh nhân mắc bệnh THA đƣợc ƣu tiên thuốc đơn trị liệu 68,75%, tiếp đến là phối hợp thuốc với 31,25% Trong đó phối hợp 2 thuốc chiếm 22,25%, phối hợp 3 thuốc chiếm 8,5% và phối hợp 4 thuốc chiếm (0,5%)
1% Đơn trị Phối hợp 2 thuốc Phối hợp 3 thuốc Phối hợp 4 thuốc
3.2.3 Thời gian chỉ định dùng thuốc
Thời gian chỉ định dùng thuốc cho từng bệnh nhân đƣợc chúng tôi thu thập đƣợc trình bày tại biểu đồ 3.7
Biểu đồ 3.7.Thời gian chỉ định dùng thuốc
Nhận xét: Trong mẫu nghiên cứu, thời gian chỉ định thuốc đƣợc áp dụng nhiều nhất rơi vào 28 ngày (292 ca), giảm dần về sau 14 ngày (56 ca) và 30 ngày
(22 ca), 7 ngày (13 ca), 21 ngày (3 ca) và thấp nhất là 3 ngày (1 ca)
3.2.4 Tình hình chỉ định thuốc theo chỉ số huyết áp
Tình hình chỉ định thuốc theo chỉ số huyết áp đƣợc trình bày trong bảng 3.3
Bảng 3.3 Tình hình chỉ định thuốc theo chỉ số huyết áp
Phân độ Tình hình sử dụng thuốc % Đơn trị Phối hợp Độ 1 98,92% 1,08% Độ 2 0,82% 99,18%
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, tình hình chỉ định thuốc theo chỉ số huyết áp thì phân độ 1 đơn trị chiếm tỷ lệ cao (98,92%) hơn phối hợp (1,08%), còn phân độ 2 đơn trị chiếm tỷ lệ thấp (0,82%) hơn phối hợp ( 99,18%)
3.3.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Qua phần kết quả nghiên cứu, chúng ta có thể thấy tỷ lệ mắc bệnh THA ở nữ giới cao gấp 1,6 lần so với nam giới Kết quả của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Dương Đình Ánh và cộng sự (2019): nữ chiếm 62,5% - nam 39,5% [3] Kết quả của chúng tôi khác với kết quả của tác giả Huỳnh Thị Ngọc Huyền và cộng sự
(2021) với tỷ lệ mắc bệnh THA nam giới (57,3%) cao hơn ở nữ giới (43,7%) [11] Cùng với kết quả ở trên ta có thể thấy ở nghiên cứu của Hà Thị Vân Anh và cộng sự
(2021) có tỷ lệ số người mắc bệnh THA ở nam và nữ lần lượt là 51,5% và 48,5%
[1] Theo nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh tỷ lệ mắc bệnh THA ở nam giới cao hơn có thể do các nguyên nhân sau: dùng nhiều chất kích thích nhƣ thuốc lá, rƣợu bia, lối sống không lành mạnh, làm việc căng thẳng hoặc bị béo phì, ăn mặn Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt do độ tuổi trung bình mẫu của chúng tôi thu đƣợc ở mức tuổi cao > 60 tuổi và tuổi trung bình của nữ giới là 62,91 ± 10,54 tuổi Sau 55 tuổi là tuổi tiền mãn kinh, phụ nữ bị thiếu hụt nội tiết buồng trứng thêm vào các yếu tố khác như môi trường ô nhiễm, dinh dưỡng và lối sống không khoa học thì nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và tim mạch khác tăng đáng kể nếu không có sự quan tâm dự phòng Một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh THA nhƣ dùng thuốc ngừa thai, hút thuốc lá, ít tập luyện thể thao, thừa cân, chế độ ăn nhiều Na (muối), tăng cholesterol, lạm dụng các thức uống có cồn và do di truyền Thường xuyên kiểm tra huyết áp, đo điện tim, siêu âm tim mỗi năm sẽ giúp phụ nữ tầm soát tăng huyết áp cũng nhƣ các bệnh lý tim mạch có liên quan
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của bệnh nhân đƣợc chẩn đoán THA là 62,765 ± 11,19 tuổi Lứa tuổi mắc bệnh THA nhiều nhất là nhóm
>60 tuổi chiếm 60,2%, kế đến là nhóm 40-60 tuổi chiếm 36,2%, cuối cùng là nhóm bệnh nhân nhỏ hơn 40 tuổi chiếm 3,6% Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng so với kết quả của một số nghiên cứu: tác giả Hà Thị Vân Anh và cộng sự (2021) có tuổi trung bình mắc bệnh tăng huyết áp là là 69,4 ± 7,5 tuổi [1], tác giả
Phạm Thế Xuyên (2019) ở nhóm tuổi 55 - 64 có 152 người THA, chiếm 65,5%, ở nhóm tuổi 45-54 có 11 người THA, chiếm tỷ lệ 4,8% [20] Trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng (2010) trên đối tƣợng trong độ tuổi lao động tại tỉnh Hậu Giang cho thấy nhóm tuổi càng lớn thì tỷ lệ THA càng cao (p < 0,001), tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm tuổi 18-24 tuổi là 3,2%, nhóm tuổi ≥ 55 tuổi là 40,5% [16] Qua những nghiên cứu trên cho thấy tăng huyết áp tăng dần theo tuổi Như vậy, người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh THA cao bởi thành động mạch đã bị mất đi tính đàn hồi, lão hóa và trở nên xơ cứng hơn Từ đó, khiến mỡ dễ dàng tích tụ và bám thành từng mảng tạo nên xơ vữa động mạch và khiến huyết áp tăng cao Bên cạnh đó, những người lớn tuổi bị tăng huyết áp cũng có thể là do chế độ ăn uống không phù hợp, môi trường sống ô nhiễm, khói bụi, thần kinh không ổn định và có thể đang mắc một số bệnh lý khác nhƣ: Gout, ĐTĐ,…
Qua nghiên cứu trên, tỷ lệ bệnh nhân bị THA có 3 bệnh lý kèm theo chiếm tỷ lệ cao nhất (88%), tỷ lệ bệnh nhân bị THA không có bệnh lý kèm theo chỉ chiếm 1% Trong nhóm nghiên cứu các nhóm bệnh lý kèm theo nhóm bệnh lý chuyển hóa đặc biệt như đái tháo đường chiếm đến 286 ca Kế đến là nhóm bệnh cơ-xương- khớp chiếm 147 ca là nguyên nhân khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi đau nhức, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi HA cao làm tăng đào thải canxi của cơ thể, mất canxi kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mất xương hoặc gãy xương do loãng lương, làm giảm khả năng vận động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, cần kiểm soát tốt để tránh hậu quả về sau Nhóm bệnh tim mạch khác chiếm 147 ca, các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch nguy hiểm nhƣ: nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ, tai biến mạch máu não,…vì vậy kiểm soát lipid rất cần thiết ở những bệnh nhân suy tim nhằm mục đích làm giảm tác động gây xơ vữa động mạch ở bệnh nhân Các bệnh lý khác của bệnh nhân nhƣ viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đau dây thần kinh, giãn tĩnh mạch chi dưới, chiếm 286 ca
Thật vậy, THA kéo theo nhiều bệnh lý đồng mắc Đặc biệt, ĐTĐ đã đƣợc chứng minh là bệnh lý đồng mắc cao nhất của THA trong nhiều nghiên cứu nhƣ nghiên cứu của nhóm tác giả Campbell L.V và cộng sự (năm 2010) trên hơn 2.142
41 người từ 30 đến 72 tuổi sống tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy những người có tỉ lệ vòng eo – mông (WHR) cao và bị tăng huyết áp thì có nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn, số người bị béo phì và tăng huyết áp có nguy cơ mắc ĐTĐ tăng gấp 6,4 lần ở nam và 4,1 lần ở nữ [22] Nghiên cứu khác của tác giả Yan Q và cộng sự đƣợc đăng trên tạp chí BMC Endocrine Disorders năm 2016 cho thấy với hơn 2000 người tham gia nghiên cứu, sau khi tính đến các yếu tố về tuổi, giới tính, tiền căn hút thuốc lá và sử dụng cồn, nhóm người tăng huyết áp có nguy cơ bị rối loạn đường huyết đói tăng 3,92 lần và bị đái tháo đường tăng gấp 2,83 lần so với người có huyết áp bình thường Đồng thời, những người có huyết áp bình thường cao cũng có nguy cơ bị rối loạn đường huyết đói tăng 2,07 lần và bị đái tháo đường tăng gấp 1,78 lần so với người có huyết áp bình thường Nếu tính thêm cả các yếu tố về BMI, vòng eo, Triglyceride và Cholesterol toàn phần thì mối liên quan trên vẫn có ý nghĩa thống kê, với nhóm người tăng huyết áp có nguy cơ bị rối loạn đường huyết đói tăng 3,17 lần và bị đái tháo đường tăng gấp 1,93 lần so với người có huyết áp bình thường
[30] Rõ ràng, qua các nghiên cứu trên các tác giả đã cho thấy THA là một yếu tố nguy cơ quan trọng, làm tăng đường huyết và là con đường dẫn đến bệnh ĐTĐ Do đó, việc tầm soát THA trên bệnh nhân ĐTĐ và ngƣợc lại, phát hiện các dấu hiệu sớm của ĐTĐ trên bệnh nhân THA là cực kì quan trọng, giúp phòng ngừa các biến chứng nặng do đồng mắc gây ra, giảm chi phí điều trị và làm tăng chất lƣợng cuộc sống cho người bệnh
Theo Hội Tim mạch học Việt Nam khuyến cáo về chẩn đoán, điều trị và dự phòng tăng huyết áp thì chỉ số huyết áp đối với bệnh nhân tăng huyết áp không có bệnh đồng mắc kèm theo là