1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn kỹ năng mềm kỹ năng giao tiếp

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ năng giao tiếp
Tác giả Nguyễn Văn Nam
Người hướng dẫn TS. Tô Phương Oanh
Trường học Trường Đại học Công nghệ Đông Á
Chuyên ngành Kỹ năng mềm
Thể loại Tiểu luận/Bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

KHÁI NIỆM GIAO TIẾP ĐỀ 1: KỸ NĂNG GIAO TIẾP Lời nói đầu: Giao tiếp là 1 phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay, nó không chỉ để dung trong giao tiếp giữa người với người về các h

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á

TIỂU LUẬN/BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: KỸ NĂNG MỀM TÊN: KỸ NĂNG GIAO TIẾP

Sinh viên thực hiên : Nguyễn Văn Nam

Mã sinh viên : 20213338

Giáo viên : TS Tô Phương Oanh

Hà Nội, tháng 01 Năm 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á

NGUYỄN VĂN NAM

TÊN: KỸ NĂNG GIAO TIẾP

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn Nam

CÁN BỘ CHẤM 1

(Ký và ghi rõ họ tên)

CÁN BỘ CHẤM 2

(Ký và ghi rõ họ tên)

Hà Nội, tháng 01 Năm 2022

Trang 3

KHÁI NIỆM GIAO TIẾP

ĐỀ 1: KỸ NĂNG GIAO TIẾP Lời nói đầu:

Giao tiếp là 1 phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay, nó không chỉ để dung trong giao tiếp giữa người với người về các hoạt động trong cuộc sống

và nó còn là nghệ thuật, là thứ để mọi người hiểu nhau, để thể hiện tình cảm yêu thương với nhau Nhưng không phải ai cũng giao tiếp tốt, giao tiếp không tốt cũng

do nhiều nguyên nhân như môi trường song và làm việc, thiếu tự tin, v v…Vì thế hãy cùng tìm hiểu về kỹ năng giao tiếp

1 KHÁI NIỆM GIAO TIẾP

Giao tiếp là hành động truyền tải ý đồ, ý tứ của một chủ thể (có thể là một cá thể hay một nhóm) tới một chủ thể khác thông qua việc sử dụng các dấu hiệu, biểu tượng và các quy tắc giao tiếp mà cả hai bên cùng hiểu

Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người thông qua ngôn ngữ,

cử chỉ, điệu bộ Giao tiếp là sự xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người và người, hoặc giữa người và các yếu tố xã hội nhằm thảo mãn những nhu cầu nhất định

Giao tiếp bao gồm hàng loạt yếu tố, như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động phối hợp, tri giác và tìm hiểu người khác Tương ứng với các yếu tố trên thì giao tiếp có 3 khía cạnh chính: giao lưu, tác động qua lại và tri giác Khía cạnh giao lưu của giao tiếp gắn liền với việc tìm hiểu những đặc điểm đặc thù của quá trình trao đổi thông tin giữa hai bên giao tiếp với nhau có tính đến cả mục đích, tâm thế và ý định của nhau Quá trình giao lưu sẽ làm giàu thêm về kiến thức, kinh nghiệm của những người tham gia giao tiếp

Một khía cạnh quan trọng khác của giao tiếp đó là tác động qua lại giữa hai bên Trong trường hợp này, ngôn ngữ thống nhất và cùng hiểu biết về tình huống, hoàn cảnh giao tiếp là điều kiện cần thiết bảo đảm sự tác động qua lại đạt hiệu quả Có nhiều kiểu tác động qua lại lẫn nhau, trước hết đó là sự hợp tác và sự cạnh tranh, tương ứng ứng với chúng là sự đồng tình hay sự xung đột

Trang 4

Khía cạnh tri giác của giao tiếp bao hàm quá trình hình thành hình ảnh về người khác, xác định được các phẩm chất tâm lý và đặc điểm hành vi của người đó (thông qua các biểu hiện bên ngoài) Trong khi tri giác người khác cần chú ý tới các hiện tượng như: ấn tượng ban đầu, hiệu ứng cái mới, sự điển hình hóa…

2 BẢN CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH GIAO TIẾP

2.1 Mục đích của giao tiếp

- Giao tiếp là một hoạt động mang tính bản chất của vạn vật, trong đó có loài người, nhằm phục vụ mục đích sinh tồn Tuy nhiên, với rất nhiều hỗ trợ của khoa học, công nghệ do những phát kiến vượt bậc của loài người, nhu cầu sinh tồn trở nên dễ được đáp ứng hơn, trong khi nhu cầu sinh tồn một cách hạnh phúc đang trở thành một thách thức quan trọng hơn Chính vì vậy, giao tiếp còn là một cách thức không thể thiếu được giúp chúng ta tận hưởng cuộc sống;

- Giao tiếp giúp thể hiện mình và biết người;

- Giao tiếp quyết định các "vấn đề" của cuộc sống nảy sinh và được giải quyết; - Giao tiếp giúp hoàn thiện nhân cách;

- Giao tiếp giúp tạo nên cộng đồng;

- Giao tiếp giúp tạo nên văn hóa Có thể nói một cách khái quát về vai trò của giao tiếp trong cuộc sống là giúp con người:

- Biết;

- Hiểu;

- Hành động;

- Cộng tác

2.2 Chức năng của giao tiếp

Giao tiếp có nhiều chức năng Có thể chia các chức năng của giao tiếp ra làm hai nhóm: các chức năng thuần túy xã hội và các chức năng tâm lí – xã hội Các chức năng thuần túy xã hội là các chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu chung của xã hội hay của một nhóm người Ví dụ, khi bộ đội kéo pháo, họ cùng hô lên với nhau: “hò dô ta nào” để điều khiển, thống nhất cùng hành động để tăng thêm sức mạnh của lực kéo Như vậy, giao tiếp có chức năng tổ chức, điều khiển, phối hợp hoạt động lao động tập thể Giao tiếp còn có chức năng thông tin, muốn quản lí một xã hội phải có thông tin hai chiều, từ trên xuống, từ dưới lên và cả thông tin giữa các nhóm, tập thể…

Các chức năng tâm lí – xã hội của giao tiếp là các chức năng phục vụ nhu cầu của từng thành viên trong xã hội Con người có đặc thù là luôn có giao tiếp

Trang 5

với người khác Cô đơn là một trạng thái tâm lí nặng nề Bị “cô lập” với cộng đồng, bạn bè, người thân…có thể nảy sinh trạng thái tâm lí không bình thường, nhiều khi dẫn tới tình trạng bệnh lí Chức năng này của giao tiếp gọi là chức năng nối mạch (tiếp xúc) với người khác Nối được mạch với nhóm rồi, con người có quan hệ với các người khác trong nhóm cùng với các thành viên khác trong nhóm tạo nên các quan hệ nhóm: có hứng thú chung, mục đích chung, có nhu cầu gắn bó với nhau v.v… làm cho các quan hệ này trở thành các quan hệ thực, bảo đảm sự tồn tại thực của nhóm

Như vậy, giao tiếp giúp cho con người thực hiện các quan hệ liên nhân cách Nghĩa là mỗi thành viên hòa nhịp vào nhóm, coi nhóm là mình, mình là nhóm Nhóm ở đây hiểu theo nghĩa rộng, từ hai người đến một cộng đồng lớn Chức năng hòa nhịp còn gọi là chức năng đồng nhất qua giao tiếp thành viên đồng nhất với nhóm, chấp nhận và tuân thủ các chuẩn mực nhóm dẫn đến sự thống nhất nhiều mặt trong nhóm Nhưng sự vận động của nhóm có thể dẫn tới chỗ một thành viên nào đó tách khỏi nhóm Đến lúc đó chức năng đồng nhất chuyển thành chức năng đối lập: thành viên này đối lập lại với nhóm vì khác biệt về hứng thú, mục đích, động cơ v.v… Đương nhiên thành viên này sẽ có thể và phải gia nhập vào những mối quan hệ ở nhóm khác Giao tiếp nhóm là loại giao tiếp rất phổ biến trong chúng ta và có vai trò to lớn đối với việc hình thành và phát triển tâm lí, nhất

là với các em học sinh Cần phân biệt giao tiếp nhóm chính thức và giao tiếp nhóm không chính thức Nhóm chính thức là nhóm được thành lập theo một quy định chung nào đó Nhóm không chính thức là nhóm do các thành viên tự tập hợp thành nhóm

3 RÀO CẢN TRONG GIAO TIẾP

3.1 Rào cản trong giao tiếp

3.1.1 Trang phục khi giao tiếp:

Ngoài ngôn từ, cử chỉ thì ngoại hình, trang phục đóng vai trò quan trọng không kém giúp bạn tự tin trong giao tiếp Bạn cần biết rằng, một trang phục đẹp không nhất thiết phải đắt tiền mà quan trọng là phù hợp với tính cách của bạn và môi trường bạn đến Hãy cẩn thận trong việc lựa chọn trang phục, đặc biệt là chú ý đến hoàn cảnh xung quanh Ví dụ việc ăn mặc trong một chuyến đi chơi cùng bạn

bè sẽ khác với khi bạn đến dự một hội nghị khách hàng quan trọng Ăn mặc đúng cách sẽ giúp bạn vượt qua rào cản trong kỹ năng giao tiếp này dễ dàng và tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt những người khác

Trang 6

3.1.2 Ngôn ngữ giao tiếp:

Rào cản tiếp theo hạn chế khả năng giao tiếp của bạn là ngôn ngữ Vấn đề này được nhắc đến trong ba trường hợp là: không biết nói gì, nói quá nhiều và sử dụng từ ngữ không phù hợp với hoàn cảnh Một số bạn rất ngại khi trò chuyện với người khác, đặc biệt là với những người mới gặp lần đầu tại các buổi xã giao, hội họp Các bạn thường lâm vào tình trạng lúng túng, không biết phải nói gì Nên nhớ rằng, người hướng nội chưa hẳn đã giao tiếp dở và người hướng ngoại không phải lúc nào cũng giỏi giao tiếp

Điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố Bạn hãy tự tin và chân thành lắng nghe đối phương, thi thoảng góp ý và bày tỏ quan điểm của mình về chủ đề đang nói, đừng chỉ im lặng sẽ làm đối phương hiểu lầm bạn không muốn trò chuyện cùng họ Ngược lại, có những bạn nói quá nhiều về mình mà không quan tâm người kia có muốn nghe hay không Vì vậy, việc quan sát đối phương trong lúc trò chuyện là vô cùng cần thiết Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp mà các bạn sử dụng ngôn từ thích hợp để giao tiếp Ví dụ khi nói chuyện với đối tác sẽ khác với khi bạn trò chuyện với bạn bè thân thiết Và điều quan trọng nên nhớ là cần “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”

3.1.3 Tâm lý giao tiếp:

Trong giao tiếp, sẽ có lúc bạn không tránh khỏi những xung đột, bất đồng quan điểm với người khác Khi đó bạn sẽ tức giận, sẽ nói những lời khó nghe và mối quan hệ mà nhiều năm bạn ra sức gìn giữ rất có thể bị phá hủy trong giây lát

Vì vậy, một rào cản trong kỹ năng giao tiếp không thể không nhắc đến đó chính là tâm lý Để vượt qua rào cản này, bạn phải biết cách kiểm soát được cảm xúc của chính mình Nếu đang tức giận, hãy tìm một nơi yên tĩnh để bình ổn lại cảm xúc, suy nghĩ thấu đáo, đừng nên vội vàng quát mắng, chỉ trích người khác khi đang nóng giận Vì lời đã nói ra sẽ không bao giờ lấy lại được, đôi khi lời nói cũng có thể tổn thương người khác và chính bạn

3.1.4 Thói quen ngại giao tiếp:

Nhiều bạn không thích giao tiếp với người khác, đặc biệt là khi đến những nơi công cộng có đông người Các bạn xa lạ và cảm giác không an toàn, thường tìm những góc nhỏ để nép mình vào đó cho đến khi chương trình kết thúc Lâu dần, thành thói quen ngại nói, ngại giao tiếp Điều đó không tốt chút nào vì giao tiếp tốt là một trong những chìa khóa vàng giúp bạn đạt được thành công trong công việc và cuộc sống Vì vậy, khi có cơ hội tham gia những cuộc hội họp, giao

Trang 7

lưu, gặp gỡ nhiều người, các bạn hãy thay đổi thói quen này bằng cách chủ động bắt chuyện với người khác Để có được sự tự tin này, bạn hãy tìm hiểu trước nội dung của chương trình, chuẩn bị trang phục phù hợp và quan trọng trên hết là vượt lên chính mình, thay đổi thói quen để cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân

3.2 Kỹ năng khắc phục rào cản giao tiếp

Để khắc phục các khó khăn, thiếu sót trong kỹ năng giao tiếp, bạn có thể tập luyện chúng bằng các mẹo sau đây:

3.2.1 Hình dung trước khi thực hiện

Để tránh những tình huống khiến bạn có thể e ngại, bạn có thể bắt đầu bằng cách hình dung tưởng tượng những sự việc diễn ra khi giao tiếp với đối tượng nào đó, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy dễ dàng và ít lo âu hơn Hình dung cách thức và

“diễn trình giao tiếp” giúp tạo niềm tin vào chính mình ngay trong suy nghĩ của mình (Xem thêm: Cách khắc phục tính hay đỏ mặt, xấu hổ… ) Nếu bạn không tin rụt rè có thể khắc phục được, và cũng không muốn khắc phục thì ai có thể giúp bạn được?

3.2.2 Tập nói chuyện phiếm

Không cần phải nói các đề tài uyên thâm, tỏ ra mình là người có học vấn cao, là thông minh mới làm cho người khác kính trọng Nếu bạn đưa ra toàn lý luận trừu tượng hay những tri thức cao siêu, chuyện bạn khơi mào ra chẳng ai hưởng ứng thành ra vô duyên Cách thông thường nhất để buổi làm quen không trôi qua “vô vị” là bắt đầu bằng một câu chuyện phiếm thú vị và vô hại

3.2.3 Thái độ chân thành

Cách nữa là “thật thà” bù đắp cho sự ít nói Thái độ chân thành, dù không nói nhiều nhưng hễ nói là nói đến nơi; ngôn ngữ đơn giản, mộc mạc nhưng đủ ý, lời nói rất chân thực, giản dị, thẳng thắn và nhất là thật sự “kiên nhẫn lắng nghe”

3.2.4 Cách tiếp nhận, đáp lại lời khen

Nhiều bạn trẻ chúng ta có chung một điểm yếu trong kỹ năng sống đó là: “Không biết cách nhận lời khen ngợi” Nếu ai đó khen bạn và bạn phản ứng lại vụng về thì

vô tình bạn lại rơi vào vòng luẩn quẩn Thích được khen nhưng lại bất công khi

“phụ” thiện chí của người khen với những đáp trả đưa đẩy, khiêm tốn: “- Có gì

Trang 8

đâu; – không phải như vậy; – chỉ là may mắn thôi mà; – đó là nhờ công sức mọi người!” v.v…

Thay đổi thái độ của mình đối với những lời khen ngợi, bạn sẽ cảm thấy

tự tin hơn rất nhiều Mặc dù đôi khi vẫn cần suy xét ẩn ý thật sự của chúng là gì để bạn có thể nhận ra đâu là lời khen thật sự, đâu là lời nịnh nọt dối trá hoặc mang hàm ý mỉa mai

Nhưng nếu biết được người khen mình chân thành, bạn hãy đối xử lại chân thành như thế, hãy để niềm vui đó quay trở lại với họ Hãy để cho họ thấy được sự cảm kích của bạn, hãy tìm cách khen lại họ vì đã dành lời khen cho bạn và

họ sẽ tiếp tục dành cho bạn tình cảm tốt đẹp Ngược lại, nếu bạn đáp trả với ngụ ý

“tôi không xứng đáng được khen” thì sau đó, có thể bạn sẽ được nhận sự “không xứng đáng” đúng như những gì bạn nói

3.2.5 Thỉnh thoảng cũng nên nhờ vả người khác

Tuy rằng phải “tự lực cánh sinh”, nhưng việc không nhờ vả người khác (do rụt rè không dám hoặc không thích) đều biểu lộ ý “Tôi cũng không thích người khác nhờ vả tôi” Đó là sự thất bại trong giao tiếp, bởi chúng ta đang sống trong một xã hội đầy cạnh tranh, nếu không cởi mở, không nhận được sự giúp đỡ lúc khó khăn, bạn sẽ khó mà thành công

Ngoài ra, cách bạn tương tác với những người khác cũng cần một sự tôn trọng công bằng với tất cả mọi người Ôn hòa, cẩn thận lắng nghe thật sự trong mọi tình huống giao tiếp, không nên phân biệt tình trạng, địa vị của ai đó, ngay cả khi bạn là cấp trên hay cấp dưới của họ

4 TÌNH HUỐNG VỀ VIỆC GIAO TIẾP KHÔNG HIỆU QUẢ, CHỈ RA RÀO CẢN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

4.1 Tình huống

Hoàng được giao nhiệm vụ thuyết trình về việc bảo vệ môi trường trong

và Hoàng cũng đã chuẩn bị kĩ cho buổi học ngày hôm nay, nhưng khi lượt mình đứng trước nhiều người Hoàng lại nói bé, lắp và không tập trung vào bài thuyết trình khiến điểm của nhóm mình bị điểm kém dù đã cố gắng hết sức

4.2 Nguyên nhân

Trang 9

- bối rối nếu như bị ai đó tập trung vào mình

- Không tìm ra ngôn từ để thể hiện quan điểm, ý kiến của mình

- Thiếu tự tin trước đám đông

- Tự ti về bản thân

- Kỹ năng mềm yếu

4.3 Biệp pháp khắc phục

Trau dồi thêm kiến thức cho bản thân, tập trung vào việc mình đang làm , giao tiếp với nhiều người giúp mình cảm thiện về việc giao tiếp và tự tin hơn khi mỗi đứng trước nhiều người

5 KẾ HOẠCH CỦA BẢN THÂN TRONG VIỆC RÈN LUYỆN, PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP

5.1 Kế hoạch cải thiện bản thân về kỹ năng giao tiếp

Quan sát và kết hợp ngôn ngữ cơ thể

- Giao tiếp bằng lời nói là chưa đủ, những cử chỉ, hành động và biểu cảm cũng sẽ góp phần làm đa dạng hơn đoạn hội thoại Kết hợp khả năng quan sát và ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp giúp người đối diện cảm thấy gần gũi và thân thiện hơn

Sự thân thiện

- Thân thiện trong giao tiếp là cần thiết, nó giúp bản than có cơ hội gặp

gỡ và trò chuyện được với những người xung quanh Khi học được cách trò chuyện thân thiện với mọi người

Sự tự tin

- Trong bất cứ hoàn cảnh nào, sự tự tin đều giúp bản thân vượt qua những vấn đề dù khó khăn nhất Và để có thể tự tin thể hiện ý kiến của mình, phải chắc chắn hiểu được bản thân đang sắp nói gì, làm gì, phải chuẩn bị kỹ càng kiến thức, thông tin trước khi trình bày Điều này có nghĩa là phải rèn luyện, học hỏi và cập nhật thường xuyên để hiểu bản thân hơn và tự tin hơn với những gì mình có

Sự tôn trọng

Trang 10

- Học cách chủ động lắng nghe, không áp đặt đối phương phải suy nghĩ giống mình Cũng như tôn trọng câu chuyện đối phương kể là cách rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp Khi học được cách tôn trọng đối phương thì sẽ tránh được những cuộc tranh cãi gay gắt không hồi kết và tìm được hướng giải quyết cho vấn đề

Sự đồng cảm

- Đồng cảm là việc bạn biết đặt bản thân vào suy nghĩ của người khác, cảm nhận và thấu hiểu lý do hành động của họ Trong giao tiếp giữa hai người với nhau cần có sự đồng cảm để có thể hiểu câu chuyện của nhau hơn Khi bạn biết đồng cảm với câu chuyện của đối phương nghĩa là bạn đã học được cách lắng nghe

và hiểu người khác

Tư duy cởi mở

- Việc có tư duy cởi mở cũng giống như việc thấu hiểu, đồng cảm và tôn trọng, mở lòng ra để tin tưởng đối phương, cởi mở chia sẻ những câu chuyện, kiến thức để từ đó kỹ năng giao tiếp được hình thành Việc thường xuyên tiếp xúc tâm

sự với nhiều người, kỹ năng giao tiếp cũng sẽ được cải thiện

ngắn gọn và chú ý âm lượng

- Rất nhiều người không để ý đến vấn đề âm lượng và ngữ điệu khi tham gia cuộc trò chuyện Một người có kỹ năng giao tiếp tốt phải biết kiểm soát lời nói

và âm lượng của mình Đối với mỗi nội dung, mỗi mục đích khác nhau sẽ có cách truyền đạt khác nhau Nên trải nghiệm thật nhiều để tích lũy kinh nghiệm và từ đó biết được bản thân nên làm gì để cuộc trò chuyện được thoải mái nhất

Trình bày lưu loát, trôi chảy

- Nói vòng vo, lắp bắp, không đúng trọng tâm sẽ khiến người đối diện cảm thấy mệt mỏi và không thoải mái khi nói chuyện Điều này cũng thể hiện bản thân đang thiếu tự tin trong giao tiếp Để có thể trình bày lưu loát và trôi chảy hơn, bản thân có thể rèn luyện thêm bằng cách tích lũy kiến thức và nhiều kỹ năng sống, đọc sách cũng như luyện nói nhiều hơn

Điều chỉnh phong cách nói chuyện

Ngày đăng: 14/11/2024, 21:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN