LỜI CAM ĐOAN Nhóm tác giả xin cam đoan rằng đề tài: “Nghiên cứu về các nhân tố tácđộng đến thái độ của cha mẹ sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển đối vớingười đồng tính” là một c
Tính cấp thiết của đề tài
Từ lâu, xu hướng giới tính thứ ba là một trong những vấn đề được xã hội rất quan tâm và cho đến nay chủ đề này vẫn chưa giảm nhiệt Gần đây, rất nhiều câu lạc bộ, kênh giải trí hoặc chương trình dành cho những người đồng tính luyến ái đã được thành lập và thậm chí được khán giả chào đón và ủng hộ rất nhiệt tình chẳng hạn như: Câu lạc bộ Niềm tin xanh ở Hà Nội, Ánh Sao Đêm ở Đà Nẵng, Bầu Trời Xanh ở thành phố Hồ Chí Minh, chương trình Người ấy là ai, … Tuy nhiên, các hoạt động dành cho giới đồng tính luyến ái tại Việt Nam vẫn chưa thực sự được quan tâm một cách đầy đủ và cần thiết cũng như chưa có một chính sách xã hội nào bảo trợ cho những suy nghĩ sai lệch về người đồng tính Điều này có thể không chỉ tác động xấu đến những người đồng tính mà còn đến xã hội nói chung. Đồng tính luyến ái là vấn đề mang tính chất toàn cầu, không chỉ tồn tại ở riêng một quốc gia, dân tộc hay một nền văn hóa nào Đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm về vấn đề này, các nghiên cứu phân bố ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, những nước đang phát triển và ngay cả ở các nước theo đạo Hồi, trong đó có Việt Nam Các nghiên cứu về những người có quan hệ tình dục đồng giới đã được tiến hành với sự kết hợp của nhiều phương pháp trên các lĩnh vực khác nhau đã đem lại những kết quả hữu ích về mặt xã hội.
Nhìn chung, đồng tính, song tính và chuyển giới ( viết tắt là LGBT ) là vấn đề không còn quá mới mẻ trong đời sống xã hội hiện đại Tuy nhiên, việc nhận thức một cách đầy đủ về cộng đồng người LGBT trong xã hội còn nhiều hạn chế Mặt số họ có hiểu biết khá tốt về HIV và các biện pháp phòng tránh song họ vẫn là nhóm có nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục cao do có nhiều bạn tình và quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su Phần lớn các nghiên cứu đều tập trung làm rõ những tác động và hệ quả của việc quan hệ tình dục không an toàn cũng như nguy cơ bùng nổ đại dịch HIV/AIDS Tất cả các tác phẩm đã góp nhặt nên một bức tranh rất sinh động về những người quan hệ tình dục đồng tính Và bắt đầu từ năm 2005, ngày 17 tháng 5 hàng năm được lấy làm là ngày quốc tế chống sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính trên khắp thế giới bởi đồng tính luyến ái vẫn còn bị coi là bất hợp pháp ở hơn 80 quốc gia trên thế giới và tại một số nước đôi khi còn tổn tại hình phạt là cái chết dành cho người đồng tính Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ và hoàn chỉnh về những hệ quả xã hội không mong muốn từ thái độ của gia đình và cộng đồng đối với những người đồng tính luyến ái trong khi đây được xem là một vấn đề rất cấp thiết không chỉ đối với nhóm đối tượng đồng tính luyến ái mà còn tác động không nhỏ đến sự tiến bộ của xã hội
Với tất cả những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Nhân tố tác động tới thái độ của cha mẹ sinh viên APD đối với người đồng tính luyến ái” với hi vọng nghiên cứu có thể đem lại những kết quả hữu ích về mặt xã hội.
Tổng quan nghiên cứu
Nghiên cứu trong nước
Trong Tạp chí Khoa học ĐHQGHN năm với đề tài “Định kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người đồng tính và chuyển giới ở Việt Nam” được viết bởi Phạm Thu Hoa và Đồng Thị Yến, tác giả đã chỉ ra rằng không những bị kỳ thị, phân biệt đối xử mà người đồng tính, chuyển giới còn dễ dàng bị bạo lực gia đình Phổ biến nhất là bạo lực thể xác, tâm lý và đặc biệt là bạo lực tình dục.Việc thiếu kiến thức về đồng tính khiến gia đình, những bậc cha mẹ của người đồng tính dễ rơi vào hoảng loạn, cho rằng con mình đang không được “bình thường” nên cha mẹ thường có những hành vi không kiểm soát dẫn đến đánh đập, xích nhốt, hoặc cấm đoán Nhiều gia đình không có kiến thức về đồng tính đã đưa con đi tư vấn tâm lý hay “chữa trị” vì nghĩ con có vấn đề về tâm thần.
Vấn đề tuổi tác cũng là một yếu tố quan trọng tác động tới thái độ của các bậc phụ huynh đối với cộng đồng LGBT cũng như khi biết con mình là người đồng tính Cũng trong đề tài “Định kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử với người đồng tính và chuyển giới ở Việt Nam”, việc chấp nhận cộng đồng LGBT đối với những người lớn tuổi thường sẽ khó khăn hơn đối với nhóm người trẻ tuổi Đa số họ sẽ không chấp nhận được sự “bất thường” này và cho rằng nó cần được loại bỏ, trong khi những người trẻ tuổi sẽ có cách nhìn thoáng hơn và cho rằng những người đồng tính cũng như người bình thường, có quyền yêu nhau và lấy nhau.
Năm 2013, với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng tới mong muốn giới tính của con cái trong các hộ gia đình hiện nay”, qua quá trình nghiên cứu và tổng hợp tài liệu, tác giả Nguyễn Viết Định đã đưa ra kết luận hiện nay nước ta đang phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính và tỷ lệ sinh đang có xu hướng tăng lên Cứ 100 bé gái thì có tới 115 đến 130 bé trai được ra đời, như vậy cũng đồng nghĩa với việc trong khoảng 20 năm nữa thì Việt Nam sẽ thừa khoảng 2,3 tới 4,3 triệu nam giới Lý do xuất hiện tình trạng mất cân bằng giới tính này chủ yếu xuất phát từ những định kiến, quan niệm từ lâu vẫn còn hiện hữu trong tâm lý bậc cha, mẹ Họ cho rằng có con trai là để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên và chăm sóc cha mẹ già, còn con gái là phải lấy chồng, con gái theo chồng là hết Chính những định kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ đã góp phần không nhỏ tác động tiêu cực tới thái độ của bậc cha mẹ đối với cộng đồng đó việc tiếp cận với những nội dung như vậy cũng ngày càng trở nên dễ dàng hơn đối với những bậc cha mẹ.
Nhờ vào phương tiện truyền thông đại chúng, họ sẽ được cung cấp thêm về những thông tin, câu chuyện và vấn đề liên quan tới người đồng tính Từ đó, bậc cha mẹ sẽ có cái nhìn tích cực, thông cảm hơn đối với nhóm người này.
Nghiên cứu quốc tế
Đồng tính luyến ái là một chủ đề nhạy cảm, đã và đang nhận được sự quan tâm của dư luận nói chung và giới khoa học nói riêng trên toàn thế giới Thái độ của xã hội đối với người đồng tính và các vấn đề phát sinh được nhận diện qua các nghiên cứu trước đây được triển khai ở nhiều quốc gia tại nhiều thời điểm khác nhau.
Bài nghiên cứu “The Significance of Parenting and Parent-Child Relationships for Sexual and Gender Minority Adolescents” của nhóm tác giả
W Roger Mills-Koonce, Peter D Rehder, and Amy L McCurdy viết vào năm
2018 tập trung xoay quanh quá trình công khai xu hướng tính dục của thanh thiếu niên đồng tính, bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này và thái độ của cha mẹ họ sau khi biết con cái là người đồng tính đã ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của thanh thiếu niên Nhóm tác giả đã chỉ ra sự mâu thuẫn giữa thái độ và hành vi của cha mẹ trong gia đình khi đối mặt với việc con cái họ công khai giới tính có khả năng gây ra sự rạn nứt các mối quan hệ trong gia đình Đây chính là nguyên nhân chính hình thành gánh nặng tâm lý lên thanh thiếu niên, dẫn tới các hành vi tự gây tổn thương như có ý định tự sát hoặc tự gây thương tích, nhiều thanh niên đồng tính lựa chọn bỏ nhà ra đi như một cách giải thoát.
Cũng bàn về thái độ đối với người đồng tính qua việc thu thập thông điệp đồng tính gia tăng trong xã hội Một nguồn gốc tiềm ẩn dẫn tới việc hình thành thái độ ở người trưởng thành đối với đồng tính luyến ái là những thông tin về giới tính được cung cấp xuyên suốt những năm tháng hình thành nhận thức của họ Đây là một quá trình lâu dài hình thành nền tảng nhận thức cá nhân về các xu hướng tính dục mà con người sẽ thể hiện thông qua thành kiến ngầm hoặc hành vi ứng xử trực tiếp đối với người đồng tính Kết quả nghiên cứu đồng thời chỉ ra có mối tương quan giữa cha và mẹ trong việc đưa ra những thông điệp tích cực hay tiêu cực đối với người đồng tính.
Tháng 3 năm 2021, tác giả Giulio D’Urso và Jennifer Symonds đã thực hiện đề tài:“Teacher's Attitudes Towards the Representation of Homosexuality in Film and Television: A New Self-report Questionnaire” Việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên 241 mẫu khảo sát thu thập từ giáo viên cấp 3 theo thang đo Likert 5 mức độ Bài nghiên cứu tập trung đánh giá thái độ của giáo viên với sự hiện diện của người đồng tính trên truyền thông và phân tích mối tương quan giữa sự buông thả đạo đức (moral disengagement) Định kiến của xã hội và quan điểm cá nhân được đánh giá là hai yếu tố tác động đến việc hình thành thái độ của một cá nhân Đôi khi, định kiến xã hội chính là mối đe dọa đối với nhóm được coi là thiểu số như cộng đồng đồng tính luyến ái; mặt khác dù có phần tiêu cực, định kiến có thể giúp người đồng tính hình thành ý thức mạnh mẽ, độc lập không chịu cảm giác phải thuộc về một tập thể nào đó ( sense of belonging ), làm giảm bớt tình trạng dễ bị tổn thương khi họ muốn hòa nhập vào các nhóm khác trong xã hội Hội chứng ghê sợ đồng tính luyến ái (homophobia) được đề cập trong bài nghiên cứu như một nhân tố trực tiếp hình thành định kiến dựa trên xu hướng tính dục của một cá nhân Sự kỳ thị cá nhân này có thể được biểu hiện Ở Mỹ, thái độ đối với người đồng tính luyến ái xét trên phương diện xã hội nói chung đã thay đổi đáng kể trong gần một thập kỷ qua, tuy nhiên, ở cấp độ cá nhân vẫn cho thấy sự ổn định Qua việc thu thập dữ liệu từ nhóm nghiên cứu xã hội - General Social Survey (GSS) theo thời gian từ năm 2006 đến năm 2014 dựa trên thiết kế bảng hỏi xoay hoặc phỏng vấn trực tiếp cùng thang đo Likert 5 mức độ, sau khi tiến hành chạy phân tích dữ liệu trên SPSS, tác giả đưa ra nhận định thái độ của một cá nhân đối với đồng tính luyến ái duy trì sự ổn định cao hơn hẳn thái độ với các hệ tư tưởng khác kể cả liên quan đến chính trị hay sắc tộc Đồng thời, thái độ với người đồng tính được cho là đã hình thành sớm từ khi một cá nhân bắt đầu nhận thức về thế giới quan, và thái độ đó càng trở nên rõ ràng hơn theo tuổi đời của họ Sự chuyển giao thế hệ trong ba thập kỷ tại Mỹ - đất nước luôn đề cao sự tự do cá nhân và bình đẳng giữa con người, đã thúc đẩy quá trình tự do hóa dư luận, khiến các vấn đề xoay quanh đồng tính luyến ái ngày càng được lan rộng trên khắp nước Mỹ (David Ekstam, PhD (2023))Năm 2022, tác giả Yao Jiang và Fan Yang cùng thực hiện bài nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu điều tra lực lượng lao động quốc gia Trung Quốc Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan giữa việc sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội trên Internet và sự hòa nhập xã hội của cộng đồng người đồng tính tại Trung Quốc Chủ đề đồng tính luyến ái luôn được xem là vấn đề nhạy cảm và luôn được nhắc đến mơ hồ trong mọi cuộc thảo luận tại TrungQuốc Dưới sự tác động của hiện đại hóa, các tương tác xã hội trên phương tiện truyền thông trực tuyến đã thúc đẩy mức độ thảo luận và các các chuyện xoay quanh đồng tính luyến ái trên mạng xã hội Internet Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu trên bộ dữ liệu khảo sát CSDL 2018 gồm 4037 mẫu là lao độngTrung Quốc từ 29 đơn vị hành chính cấp tỉnh Bài khảo sát sử dụng thang đoLikert 5 mức độ cùng công cụ SPSS để chạy phân tích mô hình giả thuyết Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phát triển của các phương tiện truyền thông sử dụng mạng Internet đã tác động tích cực đến mức độ hòa nhập xã hội của người đồng tính Ngoài ra, so với phương tiện truyền thông truyền thống thường hạn chế các chủ đề nhạy cảm như đồng tính luyến ái thì phương tiện truyền thông mạng xã hội đã nâng cao thái độ tích cực của công chúng đối với người đồng tính Kết quả phân tích không đồng nhất giữa trình độ học vấn, mức thu nhập cá nhân, giới tính, khu vực phần lớn ở phía đông Trung Quốc đã củng cố quan điểm về việc sử dụng mạng xã hội Internet góp phần tạo nên thái độ cởi mở và đón nhận người đồng tính (Yao & Fan, (2022))
Nhìn chung, các nghiên cứu từ các quốc gia châu Mỹ, châu Âu, châu Á đã phần nào phản ánh sự khác biệt trong mỗi nền văn hóa, giá trị chuẩn mực của mỗi khu vực, vùng miền, dân tộc, mỗi quốc gia, tôn giáo là nhân tố chính dẫn đến sự hình thành nhận thức đối với vấn đề đồng tính luyến ái nói chung Cho dù được xã hội thừa nhận hay không, đây vẫn là vấn đề diễn ra ở mọi nền văn hóa, xã hội khác nhau không kể chủng tộc, độ tuổi hay giới tính, đây chính là thực tế ở Việt Nam hay bất kì quốc gia nào trên toàn thế giới.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa được cơ sở lý luận thông qua nghiên cứu tình hình thực tế, phân tích và đánh giá được thực trạng của những nhân tố ảnh hưởng tới thái độ của cha mẹ sinh viên đối với người đồng tính luyến ái, từ đó đề xuất được một số khuyến nghị mang tính khả thi đối với các bậc phụ huynh, người dân cũng như với chính bản thân những người đồng tính luyến ái và gia đình của họ.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, tôi đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau : Thứ nhất, đánh giá nhận thức của người dân, cộng đồng về nguyên nhân và bản chất của hiện tượng đồng tính luyến ái Thứ hai, tìm hiểu phản ứng của gia đình và cộng đồng sau khi những người LGBT công khai giới tính cá nhân Thứ ba, phân tích những khó khăn trong cuộc sống của những người LGBT Thứ tư,tìm hiểu quan điểm của những người thuộc cộng đồng LGBT, của người thân những người đó và những người bình thường trong xã hội về các nguyên nhân dẫn đến thái độ kỳ thị của gia đình, cộng đồng đối với họ và cảm nhận của bản thân họ về vấn đề này Thứ năm, phân tích những hệ quả xã hội do thái độ kỳ thị của gia đình, cộng đồng đối với những người thuộc LGBT hiện nay mang lại Và cuối cùng, góp phần đưa ra những khuyến nghị phù hợp
Phương pháp nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu
Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu đề tài
Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp cung cấp các số liệu thống kê được khai thác chắt lọc qua các trang web, báo chí, mạng xã hội, các đề tài nghiên cứu
Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp so sánh Từ những số liệu thống kê được, nhóm những nhân: tố vào bảng hoặc biểu đồ so sánh để làm rõ sự ảnh hưởng của các nhóm nhân tố tới thái độ của cha mẹ sinh viên Từ đó đưa ra những đánh giá chung về vấn đề này
Đóng góp của đề tài
Đóng góp về lý luận
Đề tài nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng tới thái độ của cha mẹ sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển đối với người đồng tính luyến ái, khác với những công trình khác nghiên cứu về thái độ của xã hội nói chung đối với người đồng tính luyến ái Nhóm tác giả đã bổ sung các khái niệm, các vấn đề liên quan đến thái độ của cha mẹ đối với đồng tính luyến ái như: thái độ, tác động, phân biệt các nhóm LGBT.
Đóng góp về thực tiễn
Đề tài làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của các nhân tố và chứng minh sự ảnh hưởng của nó tới thái độ của khách thể nghiên cứu.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, chỉ ra được các yếu tố tác động tới thái độ của cha mẹ đối với người đồng tính hiện nay và đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm giảm các tác động tiêu cực.
Tính mới của đề tài
Về vấn đề nhân tố ảnh hưởng tới thái độ của cha mẹ đối với người đồng tính luyến ái đã có một bài báo với tiêu đề Disgust propensity-sensitivity and attitude towards homosexuals among parents World Journal of AdvancedResearch and Reviews (Najah Ummer, & Lokesh L (2023) ) Bài báo đã đề cập tới nhân tố ảnh hưởng tới thái độ của cha mẹ đối với người đồng tính luyến ái.Nhóm chúng tôi có kế thừa lại tính khoa học mà các đề tài đem đến và đề xuất thêm yếu tố mới đó là phương tiện truyền thông đại chúng Vì vậy, để làm rõ nhân tố ảnh hưởng tới thái độ của cha mẹ đối với người đồng tính luyến ái, nhóm tác giả đã thảo luận và đưa ra mô hình nghiên cứu với 30 biến cụ thể hơn chia đều cho 6 yếu tố trên.
Tuy nhiên, không gian nghiên cứu của bài báo trên là trên thế giới và khách thể nghiên cứu là ở Ấn Độ Đối với đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng tới thái độ của cha mẹ sinh viên APD đối với người đồng tính luyến ái” thì không gian nghiên cứu là học viện Chính sách Phát triển và khách thể nghiên cứu là những người chủ yếu trong độ tuổi từ 40 Chúng tôi nhận thấy đây là tính mới trong bài nghiên cứu khoa học của mình và hơn nữa nhóm tác giả cũng sẽ đưa ra nhân tố tác động cũng như đề xuất một số kiến nghị đối với các nhân tố ảnh hưởng tới thái độ cha mẹ với người đồng tính luyến ái.
Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và mục lục, đề tài gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng tới thái độ của cha mẹ sinh viên APD đối với người đồng tính luyến ái.
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng về các nhân tố tác động đến thái độ cha mẹ sinh viên apd với người đồng tính
Chương 3: Đề xuất một số kiến nghị đối với các nhân tố ảnh hưởng tới thái độ của cha mẹ sinh viên APD đối với người đồng tính luyến ái.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÁI ĐỘ CỦA CHA MẸ SINH VIÊN APD ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
Khái niệm
Theo YouMed , LGBT là tên viết tắt của Cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual), Hoán tính hay còn gọi là Người chuyển giới (Transgender) (ThS.BS Trần Quốc Phong (2021) ) LGBT thể hiện sự đa dạng của các nền văn hoá nhân loại dựa trên thiên hướng tình dục và bản dạng giới.
❖Giải thích các thuật ngữ: Đồng tính luyến ái: Bao gồm cả đồng tính nữ và đồng tính nam, là những người có sự hấp dẫn tình yêu và tình dục với những người đồng giới Nó có thể được biểu hiện ở nhiều hình thức như cảm xúc, hành động và hướng tâm trí. Đồng tính luyến ái là một phần của đa dạng giới tính và cách thể hiện tình yêu, sự hấp dẫn giữa người với người Đồng tính luyến ái là một khía cạnh tự nhiên và đa dạng của con người.
Song tính luyến ái: Là thuật ngữ chỉ những người có sự hấp dẫn tình yêu, tình dục với cả những người cùng giới và khác giới, tức là người có cảm xúc yêu đồng tính và trái tính Thuật ngữ này thường được sử dụng trong cộng đồng LGBT để mô tả đặc điểm tình cảm hoặc hành vi tình dục của người đồng tính hoặc song tính
Người chuyển giới: Là những người có bản dạng giới khác với biểu hiện
“thái độ” là tổng thể nói chung của những biểu hiện ra bên ngoài như nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động đối với ai hoặc đối với sự việc nào đó Thứ hai, “thái độ” là cách nhìn nhận, cách nghĩ và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình Có thể khái quát khái niệm “thái độ” ở những phương diện sau : Đầu tiên, thái độ được hình thành trong các mối quan hệ xã hội, có thái độ của cá nhân và có thái độ của nhóm người Và sau đó, thái độ là một hoạt động tâm lý cá nhân, là ý nghĩa tình cảm của cá nhân trước một con người hay sự việc nào đó được biểu hiện ở nét mặt, cử chỉ, lời nói và hành động của cá nhân đó Thái độ có thể tích cực hoặc tiêu cực Thái độ tích cực là khi chúng ta có suy nghĩ tích cực, lạc quan và tự tin về một vấn đề gì đó, và cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề một cách xây dựng và hiệu quả Thái độ tiêu cực là khi chúng ta có suy nghĩ tiêu cực, đánh giá thấp bản thân và người khác khi chúng ta có thái độ tiêu cực, ta thường có xu hướng quyết định rút lui khỏi các thử thách hoặc trách nhiệm. Thái độ có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sự nghiệp của chúng ta, Có thể nói, thái độ là yếu tố quan trọng đánh giá sự thành công trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống Thái độ xấu có thể dẫn đến sự mất tự tin, sự thiếu quyết tâm và sự thất bại, trong khi thái độ tích cực có thể giúp ta vượt qua khó khăn, tìm được giải pháp sản xuất và đạt được thành công.
Trong phạm vi đề tài, nghiên cứu đề cập đến khái niệm “thái độ” dưới góc độ nền tảng ứng xử của nhóm đối tượng là cha mẹ sinh viên đối với người đồng tính luyến ái Điều này bao gồm cả những suy nghĩ, cảm xúc, giá trị, và hành động của cha mẹ đó đối với người đồng tính luyến ái Thái độ của cha mẹ này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và hạnh phúc của người đồng tính luyến ái trong gia đình và xã hội nói chung.
Là sự không tán thành hoặc phân biệt đối xử đối với một người dựa trên các đặc điểm xã hội có thể nhận thức được để phân biệt họ với các thành viên khác trong xã hội Sự kỳ thị xã hội thường liên quan đến văn hóa, giới tính, chủng tộc, trí thông minh và sức khỏe Kỳ thị có thể được gọi là một quá trình liên tục và thể hiện ở các dạng, hình thức khác nhau từ quan điểm đánh giá, thái độ cho đến hành vi hay hành động Nghiên cứu này cũng áp dụng với khái niệm của Better Health Channel về kỳ thị Theo trang này, Kỳ thị là khi người hoặc một nhóm người nhìn ai đó một cách tiêu cực vì bệnh tâm thần của người đó Ngoài ra, trong một nền văn hóa hoặc một bối cảnh cụ thể, một số đặc tính nhất định bị coi là lệch khỏi chuẩn mực chung, do đó đáng xấu hổ hoặc đáng bị coi thường.
Kỳ thị có thể dẫn tới phân biệt đối xử khi nó thể hiện thành hành động và đó có thể là bất kì một hành vi phân tách, loại bỏ hay hạn chế những cá nhân bị kỳ thị. Trong nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng khái niệm về sự kỳ thị để phân tích thái độ của cha mẹ sinh viên APD đối với người đồng tính.
❖Hội chứng Homophobia: Hội chứng kỳ thị người đồng tính
Theo Very Well Mind ( Ariane Resnick, CNC (May 04, 2023) ) , hội chứng “homophobia” miêu tả cảm giác ghê sợ, nỗi ác cảm và sự căm ghét người đồng tính Dưới ảnh hưởng của hội chứng này, một người có thể chế giễu, phân biệt đối xử hay có hành vi bạo lực với những người thuộc cộng đồng LGBT vì sự khác biệt về xu hướng tính dục và cách họ tỏ ra ngoài Ngoài ra theo tạp chí hành vi và nhân cách xã hội ( Haaga, David A.F (2007).Department of Psychology, The American University Washington, DC) , Homophobia ban đầu được định nghĩa là “nỗi sợ hãi khi ở gần những người đồng tính” Thuật ngữ này đã trở nên phổ biến khi mô tả một loạt các cảm xúc, thái độ và hành vi tiêu cực đối với người đồng tính.
Vậy người đồng tính có thể tự kỳ thị chính mình không ? Về khái niệm, Homophobia không chỉ tác động đến người đồng tính từ bên ngoài mà người đó còn có thể mắc chứng “tự kỳ thị đồng tính” khi họ cảm thấy tiêu cực về xu hướng tính dục của mình dưới ảnh hưởng của định kiến xã hội Việc tự kỳ thị dẫn đến cảm giác xấu hổ, tội lỗi và sợ hãi vì là người đồng tính, khiến người đó cố gắng chối bỏ bản thân mình Theo Psychology Today ( Mark O’ConnellLCSW-R 2018
) chỉ ra chứng tự kỳ thị đồng tính diễn ra do “bất hòa nhận thức” Nó xảy ra khi một người phải đấu tranh giữa hai luồng suy nghĩ, thái độ, hoặc cảm xúc trái ngược nhau.
Nhận thức của xã hội về người đồng tính
Theo các nhà khảo cổ học phương Tây, người đồng tính đã xuất hiện cách đây khoảng 6000 năm, được tìm thấy ở Prague, Cộng hòa Czech Trong văn hóa cổ đại Hy Lạp, chuyện đồng tính luyến ái được coi khá thông thoáng và quan hệ đồng tính nam được xem như một thể chế trong xã hội Plato, một nhà triết học
Hy Lạp, đã viết rằng tình yêu đồng tính trong quân đội được khuyến khích và đội quân gồm 150 cặp đồng tính nam là minh chứng cho điều đó (Van, 2014) Ngoài ra, nữ thi sĩ Sappho cũng viết nhiều bài thơ tình về người phụ nữ mà bà yêu.
Tuy nhiên, trong thời kỳ Trung cổ, Châu Âu bị thống trị bởi tôn giáo và nhà thờ, đồng tính luyến ái được coi là "hành vi chống lại tự nhiên" và bị cấm đoán triệt để Sau đó, vào giai đoạn Phục Hưng Châu Âu, người đồng tính phải đối mặt với sự đàn áp và phạt trị Những cuộc đấu tranh xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ 19 nhằm loại bỏ sự cấm đoán đầu tiên về người đồng tính ở Đức và sự kiện Bạo loạn Stonewall đánh dấu sự bắt đầu của cuộc đấu tranh cho quyền lợi của người đồng tính trên toàn thế giới Hiện nay, một số nước đã chấp nhận hôn nhân đồng giới, ví dụ như tiểu bang Illinois ở Hoa Kỳ đã hợp thức hóa hôn nhân đồng tính từ năm 1961. Ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, đồng tính đã tồn tại từ lâu đời, ví dụ từ thế kỷ 16 và 17 có những vua chúa có thê thiếp là đàn ông Tuy luật pháp trong thời kỳ phong kiến Việt Nam không quy định về quan hệ đồng tính và không có ghi nhận nào về cấm đoán hay trừng phạt đối với tình dục đồng tính (Vinh quang Đại Việt) Sự du nhập của văn hóa phương Tây vào Việt Nam từ giữa thế kỷ 19 đã tạo nền tảng cho sự phát triển của các tác phẩm nghệ thuật liên quan đến đồng tính Tuy nhiên, mãi sau này mới biết rằng đó là tác phẩm nói về vấn đề người đồng tính Trong thời kỳ thực dân, Pháp không có quy định nào cấm đoán hành vi tình dục đồng tính trong các thuộc địa.
Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã có nhiều sự chuyển biến quan niệm xã hội về người đồng tính và quyền của họ Nhiều nghiên cứu khoa học về tình dục đồng giới đã được thực hiện và nhiều tổ chức xã hội đã ra đời để đấu tranh cho quyền lợi của nhóm người đồng tính Qua các sửa đổi luật pháp, ngày nay ViệtNam đã công nhận quyền của nhóm người đồng tính một cách cụ thể Sự đối xử với người đồng tính tại Việt Nam diễn ra theo hai chiều hướng, tiêu cực và tích cực Bước đầu đã có những tín hiệu đáng mừng trong đối xử thân thiện, bình đẳng tôn trọng đối với người đồng tính từ bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp và mọi người trong cộng đồng (Nguyễn Lê Hoài Anh, Thực Trạng đối xử đối với người đồng tính ở Việt Nam và giải pháp can thiệp, trợ giúp của công tác xã hội) Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những quan niệm sai lệch và định kiến trong xã hội đối với nhóm người này như đồng tính là một tệ nạn xã hội Trên thực tế vẫn còn tồn tại khá nhiều các quan niệm cho rằng đó là bệnh và dẫn đến việc xa lánh, kỳ thị đối với người đồng tính.
Ảnh hưởng của xã hội đối với cộng đồng người đồng tính luyến ái hiện
Ảnh hưởng của xã hội đối với cộng đồng người đồng tính luyến ái hiện nay có sự phức tạp và đa dạng Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc thừa nhận và bảo vệ quyền của cộng đồng LGBT (Lesbia, Gay, Bisexual, Transgender, Queer, và các nhóm liên quan), nhưng vẫn còn nhiều thách thức và ảnh hưởng xã hội tiêu cực như:
1 Kỳ thị và Đánh đồng: Mặc dù đã có sự cải thiện, nhưng việc đánh đồng và kỳ thị vẫn còn tồn tại Những người đồng tính luyến ái thường gặp phải sự những người đồng tính đều sẽ như vậy (Phương Thảo - Đồng tính và hòa nhập xã hội - cần nỗ lực từ hai phía).
2 Sự không hiểu biết: Một phần của xã hội vẫn không thực sự hiểu về thực tế cuộc sống của người đồng tính luyến ái hay ngay cả đến những người thân trong gia đình họ Nó tạo ra sự thiếu thông tin và dẫn đến sự bất thông cảm.
3 Thách thức tâm lý: Do áp lực và căng thẳng từ xã hội, nhiều người đồng tính luyến ái phải đối mặt với tình trạng tâm lý không ổn định, họ phải che giấu danh tính sống trong sự lo âu và lo sợ Lâu dần sẽ mắc bệnh trầm cảm và tự tử do áp lực và cảm giác cô độc.
4 Quyền hôn nhân và gia đình: Một số quốc gia đã công nhận hôn nhân đồng tính, nhưng vẫn còn nhiều quốc gia và xã hội chưa thừa nhận điều này Điều này ảnh hưởng đến quyền của cộng đồng người đồng tính luyến ái trong việc thành lập gia đình và nuôi dạy con cái
5 Các vụ bạo hành và tội ác kỳ thị: Cộng đồng người đồng tính luyến ái vẫn gặp nguy cơ cao về bạo hành và tội ác kỳ thị
6 Tiến bộ xã hội: Tuy nhiên, cũng có nhiều sự tiến bộ xã hội Sự nhận thức về quyền của người đồng tính luyến ái đang tăng lên, và các chính trị gia, tổ chức phi lợi nhuận, và cá nhân đang làm việc để bảo vệ quyền và đảm bảo sự bình đẳng cho cộng đồng này.
7 Sự ủng hộ và sự tự hào: Người đồng tính luyến ái ngày càng tự hào về danh tính của họ, và sự ủng hộ từ những người thân trong gia đình, bạn bè, và cộng đồng LGBTQ+ cũng đang giúp họ xây dựng cuộc sống hạnh
Những tác động của sự kỳ thị, không ủng hộ từ phụ huynh và xã hội lên người đồng tính
Dựa trên I’m Kinda Stuck at Home With Unsupportive Parents Right Now”: LGBTQ Youths’ Experiences With COVID-19 and the Importance of Online Support (Fish et al., n.d.) nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bạn trẻ thuộc cộng đồng LGBT không có được sử ủng hộ từ cha mẹ, bậc phụ huynh thường dễ gặp phải các vấn đề về tâm lý như căng thẳng, lo âu và thậm chí có thể dẫn đến hành động tự làm đau bản thân Họ thường sẽ nghi ngờ về khả năng của bản thân và có xu hướng né tránh Vì vậy mà họ sẽ tìm tới mạng xã hội để tìm kiếm sự đồng cảm, ủng hộ và quan trọng hơn hết là được làm chính mình, dù mạng xã hội có vô vàn những rủi ro có thể xảy đến với họ.
Quan điểm của cha mẹ về đồng tính và thái độ của họ đối với vấn đề này đặc biệt quan trọng để được nghiên cứu Khía cạnh đáng sợ nhất khi tỏ bày bản sắc LGBT của nhiều trẻ em là phải đối mặt với cha mẹ của mình Tâm điểm cho sự phát triển về tinh thần và thể chất của trẻ em luôn luôn là sự hỗ trợ của cha mẹ Khi trẻ em LGBT tỏ bày bản sắc của mình với cha mẹ, họ đều lo lắng và lo sợ về việc được chấp nhận (Najah Ummer & Lokesh L, 2023) Con cái thường sẽ khó có thể giao tiếp với cha mẹ bởi vì những bất đồng quan điểm, khoảng cách thế hệ, đặc biệt là khi họ thuộc cộng đồng người đồng tính Vì vậy, việc
“comeout” hay bày tỏ bản thân với ba mẹ luôn là một nỗi lo lắng hiện hữu trong tâm lý các bạn trẻ người đồng tính Họ lo ngại bản thân sẽ bị từ chối, kì thị hay thậm chí bị đối xử bạo lực, cực đoan Vậy nên họ thường có xu hướng thu mình lại, thiếu tự tin và không có cơ hội được bộc lộ hết khả năng của bản thân. Hay trong nghiên cứu Có phải vì tôi là LGBT do Viện nghiên cứu Xã Hội, Kinh Tế, Môi Trường (ISEE) thực hiện năm 2015, do sự thiếu hiểu biết, kiến thức về người đồng tính và những tư tưởng, định kiến của cha mẹ, có tới 62% trong 2400 người cho biết họ bị gia đình ép thay đổi ngoại hình, cử chỉ và 60,2% bị la mắng, gây áp lực Có những trường hợp cha mẹ khi biết con là người đồng tính thì không những từ chối mà còn dùng các hình thức bạo lực nghiêm trọng hơn như giam giữ, đánh đập, bỏ đói, thậm chí dẫn con đi làm bùa chú, cho uống thuốc để sống như giới tính bên ngoài Điều này gây ảnh hưởng cực lớn tới tâm lý, thái độ của người đồng tính hay nghiêm trọng hơn là tác động tới cả thể chất lẫn tinh thần của họ.
Sự kỳ thị của cộng đồng dù ở mức độ nào đi nữa đều làm cho cuộc sống của những người đồng tính rất khó khăn, họ như bị tách ra khỏi cộng đồng. Những học sinh đồng tính có tâm trạng hoang mang cô độc trước bạn bè Họ học tập sa sút, thường có thái độ bướng bỉnh, một số chán sống, có ý định tự tử. (Nguyễn Thị Bích Hằng, 2014)
Hay trong nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng nhiều người coi đồng tính luyến ái là một căn bệnh, họ coi những người “bị” đồng tính là đang mắc phải một căn bệnh lạ, cần được cách ly Có một số lại tỏ ra thái độ tiêu cực, phân biệt đối xử với người đồng tính Trong nhiều trường hợp, người đồng tính chính là nạn nhân của bạo lực gia đình, học đường và tệ hơn là xâm hại, bạo lực tình dục.Chính vì thái độ kì thị, phân biệt và không ủng hộ của gia đình và xã hội, những người thuộc cộng đồng LGBT đã phải trải qua cuộc sống rất khắc nghiệt, đa phần họ sẽ chọn giấu đi bản thân, đánh đổi hạnh phúc của chính mình để tuân theo quy chuẩn và định kiến xã hội.
Các nhân tố ảnh hưởng
1.5.1 Giáo dục và hiểu biết:
Một trong những nhân tố quan trọng nhất tác động đến thái độ của bậc cha mẹ đối với cộng đồng người đồng tính xuất phát từ nhận thức của chính bản thân họ không hiểu rõ về LGBT Nhận thức thiếu đầy đủ khiến nhiều người nghĩ đồng tính là “bệnh” cần được chữa trị Thậm chí, trong gia đình có con trẻ là người đồng tính, đối diện với sự công khai bản dạng giới và xu hướng tính dục của con, cha mẹ thường xu hướng hoảng loạn Nhiều gia đình cho rằng con họ mắc bệnh tâm thần và đưa đi chữa trị ở bệnh viện hoặc áp dụng hình thức chữa trị như mê tín dị đoan Một số cha mẹ có quan niệm sử dụng vũ lực trong việc dạy con trẻ đã có hành vi bạo lực thể xác và tinh thần như la mắng, đe dọa, đánh đập, bắt nhốt khiến nhiều thanh thiếu niên đồng tính lựa chọn bỏ nhà ra đi hay thậm chí là tự tử như một cách giải thoát Nhiều cha mẹ có xu hướng dằn vặt, tự trách chính mình khi cho rằng bản thân không giáo dục con trẻ khiến con hư hỏng mới đi yêu người cùng giới, đối với họ, đồng tính là một điều quá kinh khủng, khó chấp nhận được (Dung Nguyễn, 2021) Theo Phạm Thu Hoa, Đồng Thị Yến viết trong “ Định kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử với người đồng tính và chuyển giới ở Việt Nam” khẳng định sự thiếu kiến thức chính thống, đầy đủ về người đồng tính dẫn đến thái độ phân biệt đối xử và bạo lực trong xã hội Theo đó, trước những năm 1990, nhận thức chung về đồng tình không được biết đến nhiều trong những tri thức về tình dục ở Việt Nam, các khái niệm về đồng tính sử dụng lẫn lộn Mặc dù, đồng tính đã được tổ chức y tế thế giới WHO loại khỏi danh sách bệnh và khẳng định xu hướng tính dục là tự nhiên, không thể học đòi hoặc thay đổi, những người đồng tính vẫn thường xuyên gánh chịu những lời bàn tán, dèm pha như “bệnh hoạn”, “đua đòi” từ xã hội Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giáo dục chính là nền tảng nâng cao tư duy phản biện của cá nhân và trình độ học vấn cao sẽ dẫn đến ít thành kiến với những vấn đề được xem là sai lệch chuẩn mực xã hội như đồng tính luyến ái (Yao Jiang và Fan Yang, 2022). Bậc cha mẹ có trình độ học vấn cao hơn, cụ thể từ bậc cao đẳng đại học, ghi nhận đưa ra số thông điệp tích cực đối với người đồng tính cao gấp 3-4 lần thông điệp tiêu cực (Foust et al., 2020).
Yếu tố giới tính của bậc cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc làm rõ kỳ vọng về bản sắc giới tính của mỗi cá nhân Cụ thể, giới tính được xem là một trong những yếu tố phản ánh mạnh mẽ nhất về thành kiến cá nhân đối với các xu hướng tính dục, theo đó, các nghiên cứu từ một số quốc gia chỉ ra rằng nam giới thường có thái độ tiêu cực đối với nhóm thiểu số như đồng tính luyến ái hơn nữ giới Đồng thời, nam giới có xu hướng tiêu cực và thù địch đối với người đồng tính nam hơn đồng tính nữ, ngược lại, nữ giới có xu hướng đối xử cân bằng giữa đồng tính nam và đồng tính nữ Lý giải cho điều này, nam giới được cho là nhạy cảm với các hành vi được xem là “vi phạm tính nam” (Masculine gender), khi họ lo sợ những hành vi lệch lạc trong vai trò giới này có thể đe dọa đến việc duy trì địa vị hoặc quyền lực xã hội đối với phái nam Mặt khác, phụ nữ có sự linh hoạt hơn khi nhìn nhận vai trò giới tính trong xã hội, họ thường có thái độ bao dung hơn đối với những người không đi theo “ tiêu chuẩn giới tính truyền thống” này ( Yeck & Anderson 2018) Trong gia đình, nghiên cứu cho thấy người mẹ thường có thái độ cởi mở và sẵn sàng chia sẻ với con cái về các vấn đề liên quan đến giáo dục giới tính hơn so với người cha Đồng thời, khi thực hiện khảo sát thu thập thông điệp dành cho người đồng tính,người cha và người mẹ thường có mối tương quan với nhau trong chiều hướng trả lời có thể cùng tiêu cực hoặc cùng tích cực ( Foust et al., 2020) Tuy nhiên, khi người cha và mẹ có quan điểm khác nhau đối với trường hợp con họ công khai xu hướng tính dục, nhiều khả năng gia đình sẽ xảy ra mâu thuẫn nghiêm trọng thậm chí đe dọa đến hạnh phúc gia đình và tạo áp lực đè nén lên người con (W et al., 2018)
Trong một khảo sát được thực hiện năm 2011 của iSEE về hiểu biết của xã hội về đồng tính ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đưa ra kết quả phần đông người lớn tuổi thường khó chấp nhận nhóm đồng tính luyến ái hơn là những người có độ tuổi trẻ hơn Họ vẫn giữ quan niệm đồng tính là trái tự nhiên, không hợp thuần phong mỹ tục, trái với luân thường đạo lý, thậm chí là những điều bất thường gây mất ổn định trật tự xã hội và cần được loại bỏ (Phạm & Yến 2018). Một số nghiên cứu trước kia đã chỉ ra rằng, thái độ nhạy cảm đối với vấn đề đồng tính luyến ái có xu hướng tăng lên theo độ tuổi, theo đó, cá nhân trong giai đoạn cuối tuổi trưởng thành có thể gặp khó khăn trong việc hiểu các ngôn ngữ hiện đại đề cập đến các vấn đề cấp thiết của xã hội như đồng tính luyến ái hay LGBT nói chung (Henry and Sear 2009) Khi thực hiện thử nghiệm, người ta cho rằng người cao tuổi dễ bị thuyết phục thay đổi quan điểm của họ về các chủ đề khác nhau hơn người ở độ tuổi trung niên Lý giải cho điều này, hai giai đoạn cuối độ tuổi trưởng thành hay giữa độ tuổi trưởng thành trải qua nhiều bước ngoặt, trong đó, đáng chú ý nhất là nghỉ hưu thúc đẩy sự thay đổi trong thế giới quan của cá nhân dẫn đến thay đổi thái độ Trong bài nghiên cứu “Change and Continuity in Attitudes Toward Homosexuality Across the Life Lifespan” của David Ekstam 2020 với đối tượng khảo sát là người trong độ tuổi trung niên ở Mỹ, cho thấy các cá nhân thường có xu hướng cổ hủ khi ít cởi mở với các vấn đề xã hội mới xuất hiện theo thời gian.
1.5.4.Trải nghiệm tiếp xúc thực tế:
Nhiều bài báo nghiên cứu trước đây khẳng định trải nghiệm tiếp xúc trực tiếp với người đồng tính có tác động trực tiếp tới thái độ của cá nhân, bao gồm cả bậc cha mẹ Theo đó, việc làm bạn hoặc có mối quan hệ thân thiết với một người đồng tính nam (gay) hoặc đồng tính nữ (les) có thể giải thích định kiến tường tận (explicit prejudice) và định kiến tiềm ẩn (implicit prejudice) của một cá nhân Cụ thể, việc tiếp xúc với người đồng tính có vai trò quan trọng trong việc giảm định kiến cá nhân đối với cộng đồng đồng tính; tuy nhiên, còn phải dựa trên mức độ của mối quan hệ đó( David Ekstam 2022) Lý thuyết tương quan mối liên hệ giữa các nhóm, xây dựng trên khái niệm của Allport thừa nhận rằng thành kiến và các chuẩn mực giữa các nhóm trong xã hội có thể giảm bớt khi mối liên hệ giữa hai nhóm tăng lên (Brown & Hewstone 2005) Tuy nhiên, việc tiếp xúc phải diễn ra trong nhiều điều kiện nhất định, đặc biệt phải có sự tham gia của số lượng người lớn hơn cộng đồng nhóm đó Khi thực hiện khảo sát với 548 giáo viên người Czech tham gia, kết quả thu được có đến 75% số giáo viên làm việc tại trường học có học sinh là người đồng tính, phần lớn đều có kết quả thu nhận về có thái độ tích cực và ủng hộ học sinh (Irena Smetackova et al.,nd 2023)
1.5.5 Định kiến, chuẩn mực xã hội: Định kiến chuẩn mực xã hội là những thái độ bao hàm sự đánh giá một chiều và sự đánh giá đó là tiêu cực đối với cá nhân khác hoặc nhóm khác tùy theo sự quy thuộc xã hội của riêng họ ( Fischer, theo ICM trích) Theo tác giả
Nguyễn Thị Quốc Minh ( 2021), định kiến, tâm lý đánh giá hay kì thị của dư luận xã hội đã gây nên áp lực nặng nề cho cộng đồng người đồng tính Ngược lại lịch sử Việt Nam, xã hội từ thời phong kiến với tư tưởng Tống Nho làm chủ đạo đã có cái nhìn giới rất đơn giản gồm hai giới nam và nữ, trong đó, phái nam được ưu tiên là phái mạnh Với các chuẩn mực đề cao dòng giống, chữ Hiếu khiến cộng đồng thiểu số người đồng tính không được chấp nhận Thực tế, một câu nói rất phổ biến “ Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” đã thể hiện tư tưởng gia trưởng phải có con trai nối dõi được duy trì qua nhiều thế hệ (Nguyễn Viết Định 2013).
Dù xã hội ngày nay đã chứng kiến nhiều chuyển biến trong suy nghĩ và nhận thức của phần đông về nhóm người đồng tính, tư duy phải sinh con nối dõi vẫn ăn sâu trong suy nghĩ của bậc cha mẹ Tư tưởng này khiến nhiều bậc cha mẹ áp đặt trách nhiệm và nghĩa vụ phải kết hôn với người khác giới, sinh con đẻ cái nối dõi tông đường (Nguyễn Dung 2021) Điều này vô hình chung tạo áp lực đối với người đồng tính, nhiều người không dám công khai với gia đình và phải sống trong nỗi lo âu dày vò Nhiều người đồng tính đã lựa chọn chiến lược như kết hôn hoặc có người yêu là người khác giới nhằm qua mắt gia đình Theo kết quả nghiên cứu nam đồng tính, 19% người được hỏi dự định lập gia đình với người khác giới, 40% không muốn và 41% chưa có ý định rõ ràng Lý do muốn lập gia đình là vì người đồng tính muốn có con (66%), vì sức ép gia đình (50%), vì muốn có ai đó để nương tựa (44%) và vì áp lực của xã hội (40%) Các yếu tố bên ngoài xã hội trong từng giai đoạn cuộc đời khiến người đồng tính bị kỳ thị hơn khi bị gắn mác “ thất nghiệp”, “bị khuyết tật”; chính những sự “kỳ thị kép” này khiến tình trạng sức khỏe tinh thần của người đồng tính bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều người tìm đến rượu bia, tệ nạn, quan hệ tình dục không an toàn Chính những hành vi này càng làm
Với gia đình ủng hộ người con công khai xu hướng tính dục thì lại lo sợ phải gánh chịu sự dè bỉu từ xã hội xung quanh ( Nguyễn Dung 2021) Trước áp lực của xã hội với kỳ vọng giới và các chuẩn mực được đặt ra khiến nhiều người đồng tính tự nghi ngờ bản thân, họ cũng cho mình là bất thường, tự chối từ bản thân, cảm thấy bối rối, lạc lõng và mặc cảm với xu hướng tính dục của mình.
(Phạm Thu Hoa, Đồng Thị Yến 2015) Theo kết quả nghiên cứu nam đồng tính, 19% người được hỏi dự định lập gia đình với người khác giới, 40% không muốn và 41% chưa có ý định rõ ràng Lý do muốn lập gia đình là vì người đồng tính muốn có con (66%), vì sức ép gia đình (50%), vì muốn có ai đó để nương tựa (44%) và vì áp lực của xã hội (40%).
1.5.6 Phương tiện truyền thông đại chúng:
Dưới sự phát triển của công nghệ, phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng Dưới sự phát triển của công nghệ, phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng cung cấp nền tảng phủ sóng rộng khắp chia sẻ thông tin và giáo dục vấn đề liên quan người đồng tính Ở Trung Quốc, trước đây các chủ đề liên quan đến đồng tính luyến ái đều bị hạn chế phát sóng hoặc nhắc đến trên phương tiện truyền thông chính thống, mặt khác, mạng xã hội trên internet tạo nên một cộng đồng lớn có thái độ chấp nhận và hòa nhập đối với đồng tính luyến ái, đồng thời tạo cơ hội tương tác và kết bạn với người dùng LGBT (Jiang và Yang
2022) Các cuộc thảo luận trên mạng Internet đều được tương tác hai chiều, khi đón nhận những chia sẻ thực tế từ phần đông người thuộc cộng đồng đồng tính, các cá nhân trực tiếp so chiếu với các quy chuẩn cũ của bản thân, dần hình thành thái độ cởi mở và bao dung hơn đối với cộng đồng đồng tính (Hu và Li, 2019). Tại Việt Nam, sự phát triển của mạng xã hội hay những game show giải trí trên truyền hình có sự góp mặt của người đồng tính xuất hiện ngày càng nhiều (Nextgen ) Hình ảnh người đồng tính xuất hiện trên truyền thông đa số được đánh giá có ngoại hình đẹp và có năng khiếu nghệ thuật cũng như gu thẩm mỹ tốt Những người nổi tiếng thường xuyên xuất hiện trên truyền hình với hình ảnh tích cực, xinh đẹp, giỏi giang như hoa hậu Hương Giang góp phần làm thay đổi định kiến xã hội đối với người đồng tính Việc chứng kiến hình snhr người nổi tiếng công khai xu hướng tính dục đối với công chúng cũng khiến người ngoài cộng đồng muốn tìm hiểu thêm về người đồng tính luyến ái (Nextgen) Các buổi tọa đàm trên VTV góp phần nâng cao nhận thức, tuyên truyền cho xã hội về người đồng tính (Nextgen)
Sinh ra trên đời không ai cho phép chúng ta được chọn cha mẹ hay chọn giới tính cho chính mình và việc con cái là người đồng tính không phải là lỗi của cha mẹ bởi vì đồng tính không phải một loại bệnh, nó cũng không phải là sự ngộ nhận, đua đòi hay do thiếu giáo dục, thiếu sự quan tâm của bố mẹ nên mới bị đồng tính Chính những định kiến cổ hủ và lối suy nghĩ lạc hậu đã dẫn đến sự rạn nứt tình cảm giữa bố mẹ và con cái Chính vì vậy, việc tìm hiểu để nhận thức rõ hơn về những yếu tố tác động tới thái độ của cha mẹ với cộng đồng người đồng tính luyến ái do đố, phần chương 1 - cơ sở lý luận của đề tài đã làm nền tảng cho mặt lý luận cũng như tiền đề để triển khai quá trình khảo sát những tác nhân ảnh hưởng tới thái độ của cha mẹ cụ thể là đối với đối tượng phụ huynh sinh viên APD ở chương 2.
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÁI ĐỘ CHA MẸ SINH VIÊN APD VỚI NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
Thực trạng hiện tượng đồng tính luyến ái hiện nay
Trong một thời gian gần đây, có sự gia tăng trong nhận thức và chấp nhận một phần của xã hội Việt Nam đối với người LGBT Đã có sự thay đổi tích cực trong quan điểm của một số người và tổ chức về việc công nhận quyền lợi của người đồng tính Việt Nam đã thực hiện một số thay đổi về việc công nhận quyền LGBT Ví dụ, trong năm 2015, Luật Hôn nhân và Gia đình mới đã loại bỏ một số điều khoản phân biệt đối xử với người đồng tính là bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” thay vào đó là quy định “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (khoản 2 điều 8) Tuy nhiên, quyền của người LGBT vẫn còn nhiều hạn chế và không được bảo vệ đầy đủ Người LGBT ở Việt Nam vẫn gặp phải nhiều thách thức và kỳ thị Có sự lo ngại về việc tiếp tục bị phân biệt và kỳ thị từ một phần của xã hội Việc công khai danh tính LGBT vẫn có thể đối mặt với áp lực và lo ngại họ vẫn chưa hoàn toàn được tự do và sống một cách thoải mái Các cộng đồng LGBT ở Việt Nam đã tổ chức mạnh mẽ hơn để bảo vệ quyền lợi của họ và tạo ra những thay đổi tích cực Các tổ chức xã hội và nhóm hoạt động của cộng đồng LGBT đã nỗ lực để nâng cao nhận và giáo dục về các vấn đề liên quan đến đồng tính luyến ái Tóm lại tình trạng của người đồng tính luyến ái ở Việt Nam có sự thay đổi và tiến bộ, nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần phải vượt qua Điều này đòi hỏi sự cộng đồng, giáo dục và nhận thức để xây dựng một xã hội bình đẳng và công bằng đối với tất cả mọi người, bất kể giới tính và tình dục.
Trên thế giới, một số quốc gia đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, cho phép các cặp đôi đồng tính kết hôn và có quyền lợi tương tự như các cặp đôi bình thường Ví dụ như Canada, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Úc và nhiều quốc gia khác Tính hợp pháp hóa này thể hiện một sự tiến bộ đáng kể trong việc công nhận quyền của cộng đồng LGBT Tại nhiều quốc gia, sự nhận thức và chấp nhận đối với người đồng tính luyến ái đã tăng lên Hiện nay, có sự thay đổi tích cực trong quan điểm của một phần của xã hội về việc công nhận và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng LGBT Mặc dù có sự tiến bộ, còn nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới vẫn phân biệt đối xử và kỳ thị người đồng tính luyến ái Người đồng tính luyến ái vẫn gặp nhiều thách thức trong việc tìm kiếm công việc, học tập và thậm chí bị bạo hành và hành vi kỳ thị Các tổ chức cộng đồngLGBT trên toàn cầu đã trở nên mạnh mẽ hơn trong việc tổ chức và chống đối kỳ thị Các tổ chức và nhóm hoạt động LGBT đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và tạo ra sự thay đổi tích cực Ngoài ra truyền thống và văn hóa đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy việc công nhận và chấp nhận người đồng tính Nhiều phim, sách và các chương trình truyền hình đang thể hiện đa dạng tình dục và đồng tính luyến ái Tuy nhiên, tình trạng của người đồng tính luyến ái vẫn đang trải qua sự biến đổi và thách thức, nó có thể khác nhau đối với từng quốc gia và vùng lãnh thổ Cần tiếp tục làm việc để đảm bảo quyền lợi và sự bình đẳng của cộng đồng LGBT trên toàn thế giới.
Tổng quan về APD
Học viện Chính sách và Phát triển được thành lập theo Quyết định số 10/QĐ- TTg ngày 04/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ, là trường Đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Về tổ chức, Học viện trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; quy hoạch phát triển, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế (bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao và các loại hình khu kinh tế khác); quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; thành lập, phát triển doanh nghiệp và khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
Học viện đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo và 03 ngành đào tạo đại học đạt chuẩn kiểm định chất lượng Là cơ sở đào tạo sau Đại học trong lĩnh vực chính sách phát triển, kinh tế và quản lý, Học viện định hướng trở thành trường đại học có uy tín trong hệ thống giáo dục quốc dân về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn và phản biện chính sách vĩ mô.
2.2.1 Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi
❖Sứ mệnh : Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao về lĩnh vực kinh tế, kinh doanh quản lý, quản trị, luật và chính sách phát triển, có tư duy năng động, sáng tạo, đủ năng lực làm việc trong môi trường quốc tế; nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức, bồi dưỡng tư vấn và phản biện chính sách đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành kế hoạch và đầu tư và của đất nước.
❖Tầm nhìn : Tầm nhìn đến năm 2045; Học viện trở thành đại học định hướng nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, đa ngành, đa lĩnh vực, thuộc nhóm các trường hàng đầu tại Việt Nam, có uy tín trong khu vực và quốc tế; tiền phong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
❖Giá trị cốt lõi : Chất lượng - trí tuệ - phát triển
2.2.2 Cơ cấu tổ chức của APD lẫn thực tiễn về hoạt động đầu tư phát triển và đầu tư tài chính Do vậy, cử nhân chuyên ngành đầu tư có thể nhanh chóng tiếp cận và làm việc hiệu quả tại các cơ quan, tổ chức.
❖Khoa kinh tế quốc tế : Chương trình đào tạo tại Học viện Chính sách và Phát triển nói chung, khoa Kinh tế quốc tế nói riêng luôn gắn với thực tiễn đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng Hơn nữa, với đội ngũ giảng viên có nhiều kinh nghiệm thực tiễn làm việc tại các cơ quan Chính phủ như Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, tổ chức phi Chính phủ, doanh nghiệp Do đó, các bài giảng cũng cập nhật các chính sách về kinh tế vĩ mô, kinh tế quốc tế và thực tiễn hoạt động tại các doanh nghiệp, đồng thời Khoa Kinh tế đối ngoại luôn tổ chức cho các bạn các chuyến thăm quan tại doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cơ quan nhà nước như Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Công Thương, Ban quản lý các KCN, cảng biển & logistics tại các địa phương sẽ giúp sinh viên tự tin tìm việc sau khi tốt nghiệp.
❖Khoa kinh tế phát triển: Thành lập dựa trên cơ sở khoa kế hoạch phát triển theo quyết định số 298/QĐ-HVCSPT ngày 26/04/2019 của Giám đốc Học Viện, là một trong những khoa chuyên ngành quan trọng của Học viện. Với những chuyên ngành như kinh tế phát triển, kế hoạch phát triển và kinh tế hợp tác ( mới )
❖Khoa kinh tế số : Khoa Kinh tế số (Faculty of Digital Economics - FDE) tuy mới được tái lập nhưng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Khoa đã đồng hành với quá trình hình thành và phát triển của Học viện Trong đó, chuyên ngành Phân tích dữ liệu lớn trong Kinh tế và Kinh doanh (Big Data) được sự quản lý trực tiếp về mặt chuyên môn của Bộ môn Toán Kinh tế (tên mới của Khoa Toán) Cả hai chuyên ngành do Khoa Kinh tế số đào tạo đều là những chuyên ngành gắn với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực Kinh tế và Kinh doanh.
❖Khoa tài chính - ngân hàng: Trải qua gần 15 năm hình thành và phát triển,
Khoa Tài chính – Ngân hàng, Học viện Chính sách và Phát triển đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng Với đội ngũ giảng viên tâm huyết, có trình độ cao, được đào tạo ở các nước phát triển trên thế giới với phần lớn tốt nghiệp tại các nước có hệ thống tài chính, ngân hàng phát triển bậc nhất tại Anh, Pháp, Úc, Bên cạnh đó, Khoa cũng có đội ngũ cán bộ hỗ trợ có nhiều kinh nghiệm phụ trách các công việc hành chính và công tác giấy tờ, thủ tục để hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập.
❖Khoa quản trị kinh doanh : Khoa Quản trị kinh doanh đặt mục tiêu là đào tạo nhân tài và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản trị kinh doanh theo hướng chuyên sâu; sáng tạo và chuyển giao tri thức trong lĩnh vực quản trị kinh doanh đáp ứng yêu cầu của tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội; phát triển năng lực học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên; rèn luyện kỹ năng làm việc và lối sống trong môi trường quốc tế hiện đại; phổ biến tri thức khoa học, nghề nghiệp về quản trị kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp và xã hội.
❖Khoa kế toán - kiểm toán : Khoa Kế toán – Kiểm toán được thành lập theo quyết định số 604/QĐ-BKHĐT ngày 12 tháng 5 năm 2021 (File đính kèm) của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Khoa Kế toán – Kiểm toán thuộc Học viện Chính sách và Phát triển là đơn vị tương đương cấp Phòng trong cơ cấu tổ chức của Học viện Khoa Kế toán – Kiểm toán trên cơ sở tách từKhoa Tài chính - Đầu tư.
❖Bộ môn ngoại ngữ : Các chương trình đào tạo của Bộ môn Ngoại ngữ trang bị cho người học một nền tảng kiến thức vững chắc về ngoại ngữ, chú trọng phát triển kỹ năng giao tiếp, khuyến khích sinh viên thực hành để nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ trong môi trường thực tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao Chương trình giảng dạy được thiết kế bám sát chuẩn đầu ra và nhu cầu thực tiễn của xã hội, áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin mới, hiện đại trên thế giới.
2.2.3 Viện đào tạo quốc tế
Viện Đào tạo quốc tế ( International School of Economics and Finance - ISEF ) là đơn vị quản lý trực tiếp các chương trình đào tạo chuẩn quốc tế tại Học viện Chính sách và Phát triển Viện Đào tạo Quốc tế được thành lập với ba chức năng: Thứ nhất, chức năng quản lý và tổ chức đào tạo chương trình chuẩn quốc tế, tiên tiến, liên kết quốc tế và cấp song bằng ở bậc đại học và sau đại học theo kế hoạch đã được phê duyệt Thứ hai, chức năng nghiên cứu và ứng dụng khoa học Cuối cùng, chức năng tổ chức các dịch vụ hỗ trợ sinh viên du học nước ngoài và trao đổi sinh viên quốc tế.
Ngoài ra, Viện Đào tạo quốc tế có các nhiệm vụ sau : Thứ nhất, Khai thác có hiệu quả và phát triển các chương trình, dự án hợp tác đào tạo với các trường đại học và các tổ chức giáo dục nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu du học tại chỗ của người Việt Nam Thứ hai, tham gia xây dựng các chương trình đào tạo của trường theo chuẩn quốc tế ở 3 bậc học Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ để nâng cao chất lượng đào tạo; đồng thời thu hút các sinh viên nước ngoài đến học tại ViệtNam Thứ ba, phát triển có chọn lọc các chương trình, dự án chất lượng cao nhằm góp phần hình thành các chuyên ngành đào tạo mới, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên của Học viện Thứ tư, quan hệ chặt chẽ với các khoa,phòng, trung tâm thuộc Học viện trong việc tổ chức các hoạt động liên quan đến hợp tác quốc tế và tổ chức các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và dịch vụ khoa học cho các tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt liên quan đến các đối tác nước ngoài Cuối cùng, chuyển giao các công nghệ đào tạo đã nhập khẩu cho các khoa chuyên ngành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chung của Học viện.
Phân tích kết quả khảo sát về các nhân tố tác động
2.3.1 Thiết kế mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:
Sau khi tổng quan tài liệu và dựa trên các cơ sở lý luận hình thành thái độ đối với người đồng tính ở chương 1 đã cung cấp cho nhóm tác giả cơ sở để hình thành mô hình nghiên cứu cho đề tài Ở phần này, tác giả sẽ trình bày mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết kỳ vọng có liên quan; Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm về việc phân tích dữ liệu và đánh giá các kết quả thu được.
2.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết liên quan:
Dựa vào các bài tổng quan trong nước và quốc tế, nhóm tác giả tìm ra được
11 nhân tố tác động đến thái độ của bậc cha mẹ nói chung trên toàn thế giới bao gồm: giáo dục và hiểu biết, độ tuổi, nghề nghiệp, môi trường sống, quy chuẩn đạo đức cá nhân, trải nghiệm tiếp xúc cá nhân, yếu tố dân tộc và tôn giáo, định kiến và chuẩn mực xã hội, phương tiện truyền thông đại chúng, tác động của đại dịch COVID - 19 Những nhân tố này có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp và tích cực hay tiêu cực lên thái độ của bậc cha mẹ đối với người đồng tính, tuy nhiên chúng ta khó có thể nhận biết được Sau khi xem xét dựa trên độ phù hợp về phạm vi nghiên cứu và phạm vi tài liệu tham khảo, nhóm tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến thái độ của cha mẹ sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển đối với người đồng tính, trong đó, biến phụ thuộc là “ Thái độ”, còn biến độc lập là các biến sau:
Giáo dục và hiểu biết
Phương tiện truyền thông đại chúng
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố tác động đến thái độ của cha mẹ sinh viên APD đối với người đồng tính luyến ái.
2.3.3 Các giả thuyết kỳ vọng cho mô hình nghiên cứu:
❖H1: “ Giáo dục và hiểu biết” có tác động dương đối với thái độ của bậc cha mẹ
❖H2: “Giới tính” có tác động dương/ âm đối với thái độ của bậc cha mẹ
❖H3: “Độ tuổi” có tác động âm đối với thái độ của bậc cha mẹ
❖H4: “Trải nghiệm tiếp xúc thực tế” có tác động dương đối với thái độ của bậc cha mẹ
❖H5: “Định kiến, chuẩn mực xã hội” có tác động âm đối với thái độ của bậc cha mẹ
❖H6: “Phương tiện truyền thông đại chúng” có tác động dương đối với thái độ của bậc cha mẹ
Trải nghiệm tiếp xúc thực tế
Giáo dục và hiểu biết Định kiến, chuẩn mực xã
Thái độ với người đồng tính luyến ái
Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trong việc kiểm định thang đo và đo lường thái độ đối với người đồng tính Đây là giai đoạn nghiên cứu được thực hiện thông qua khảo sát bậc cha mẹ của sinh viên APD bằng bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 Dữ liệu sau khi được làm sạch và mã hóa sẽ tiến hành phân tích thông qua các bước sau:
(1)Thống kê mô tả theo nhân tố
(2) Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach's Alpha Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1] Về lý thuyết, hệ số này càng cao thang đo càng có độ tin cậy cao Khi đánh giá độ tin cậy của thang đo, ta cần xem xét các tiêu chuẩn sau:
Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn hoặc bằng 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally, J.
(1978), Psychometric Theory, New York, McGraw – Hill, theo CESTI trích ). Giá trị hệ số Cronbach’s Alpha (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc,Phân tích dữ liệu với SPSS):
Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt;
Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt;
Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện.
Khi giá trị Cronbach’s Alpha If Item Deleted của biến quan sát lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của biến tiềm ẩn, nhóm nghiên cứu sẽ xem xét loại biến
F (F 0.3 thì cỡ mẫu phải từ 350 trở lên, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn Factor Loading > 0.55 Vậy điều kiện để phân tích nhân tố khám phá với đề tài nghiên cứu của nhóm là phải thỏa mãn các yêu cầu:
1 Hệ số tải nhân tố (Factor loading ) > 0.5
2 0.5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp.
3 Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig 50%: Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %.
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong việc thiết kế bảng hỏi gồm 2 phần: thông tin chung và khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng Đồng nP+8*m ( trong đó, m: biến độc lập) Đối với bài nghiên cứu của nhóm, có 6 nhân tố tương đương với 6 biến độc lập, theo đó, công thức tính mẫu nP+8*6= 96 Do vậy, cỡ mẫu tối thiểu cần chọn là 96 Sau đó, tất cả dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 Để đạt được kích thước mẫu tối thiểu, 130 bảng câu hỏi đã được gửi đi và thu về là 115, đã loại bỏ 15 bảng câu hỏi do trống thông tin hay đánh không đúng các câu bẫy Như vậy, số lượng mẫu cuối cùng sử dụng cho việc khảo sát của nhóm là 115 mẫu.
Thiết kế bảng khảo sát: phiếu khảo sát được thực hiện dựa trên cơ sở thang đo đã chọn và quá trình tổng quan tài liệu đã giúp nhóm đưa ra các biến quan sát phù hợp Tất cả các biến quan sát được sử dụng thang đo Likert 5 mức độ sắp xếp tăng dần với mức độ đồng ý của người tham gia khảo sát ( 1 - Hoàn toàn không đồng ý, 2 - Không đồng ý, 3 - Không có ý kiến, 4 - Đồng ý, 5 - Hoàn toàn đồng ý).
Trình bày mã hóa các thang đo:
Bảng khảo sát “ Thái độ của cha mẹ sinh viên APD đối với người đồng tính luyến ái” bao gồm 2 phần chính với 5 câu hỏi thông tin chung và 30 biến quan sát Sau đây là bảng các mã hóa các biến quan sát:
Bảng 2.2 Bảng mã hóa thang đo các biến quan sát
Tên biến tiềm ẩn Câu hỏi biến quan sát Ký hiệu
Giáo dục và hiểu biết tác động đến thái độ
Các dự án cộng đồng về người đồng tính luyến ái góp phần nâng cao nhận thức của ông/bà về người đồng tính
Việc thiếu kiến thức chính thống, đầy đủ về người đồng tính dẫn đến thái độ phân biệt đối xử và bạo lực đối với họ.
Giới tính có tác động tới thái độ của một người đối với người đồng tính luyến ái gioitinh1
Trong gia đình, người mẹ thường có thái độ cởi mở hơn đối với vấn đề đồng tính luyến ái gioitinh2
Trong gia đình, người mẹ thường trao đổi các vấn đề giáo dục giới tính với con cái hơn người bố gioitinh3
Nam giới có xu hướng khó chấp nhận người đồng tính hơn nữ giới gioitinh4
Nam giới có xu hướng khó chấp nhận người đồng tính nam (gay) hơn người đồng tình nữ (les) gioitinh5 Độ tuổi Độ tuổi có tác động đến thái độ của một người đối với người đồng tính luyến ái DT1
Sự hiểu biết về vấn đề đồng tính luyến ái có thể khác nhau tùy theo độ tuổi của bậc cha mẹ
Bậc cha mẹ trẻ hơn thường dễ dàng hơn trong việc thảo luận về vấn đề đồng tính luyến ái với con cái
Người càng lớn tuổi càng gặp khó khăn trong việc thay đổi quan niệm của họ về người đồng tính
Trải nghiệm tiếp xúc thực tế
Trải nghiệm tiếp xúc với người đồng tính tác động đến thái độ của một người đối với người đồng tính
Có các mối quan hệ thân thiết là người đồng tính giúp tôi có cái nhìn tích cực hơn về cộng đồng đồng tính luyến ái
Môi trường làm việc ảnh hưởng tới thái độ đối với người đồng tính TX3
Nếu có con cái là người đồng tính sẽ có thái độ bao dung hơn đối với cộng đồng đồng tính luyến ái
Người đồng tính thường có kỹ năng xã hội tốt TX5
Phương tiện truyền thông đại chúng tác
Hình ảnh người nổi tiếng công khai bản thân đồng tính xuất hiện ngày càng nhiều trên truyền thông
Tôi ủng hộ sự xuất hiện của các chương trình giải trí tạo cơ hội cho người đồng tính công khai với xã hội như Người Ấy là ai
Tôi thấy những câu chuyện người đồng tính chia sẻ trên phương tiện truyền thông rất truyền cảm hứng
Tôi có cái nhìn tích cực hơn khi theo dõi sự thành công và những đóng góp cho xã hội của người đồng tính trên truyền thông
Người có tần suất sử dụng mạng internet càng cao càng có cái nhìn cởi mở hơn đối với người đồng tính
2.5 Quá trình và kết quả điều tra mẫu:
2.5.1 Thống kê kết quả điều tra mẫu:
Nghiên cứu được sử dụng phương pháp chọn mẫu theo ba đặc điểm cá nhân là: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và hai câu hỏi sơ bộ về đồng tính luyến ái: có biết đến đồng tính luyến ái hay không, thái độ cá nhân đối với đồng tính luyến ái
Bảng 2.3: Kết quả thống kê mẫu theo giới tính:
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO THÁI ĐỘ TÍCH CỰC ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
Giải pháp chung
3.1.1 Giải pháp đối với chính phủ
Chính phủ cần phổ biến rộng rãi, giáo dục và nâng cao nhận thức về bản sắc tình dục và giới tính đến với người dân Chính phủ có thể cung cấp thông tin và giáo dục về bản sắc tình dục và tình dục an toàn cho cộng đồng, bao gồm cả những người đồng tính, để giảm thiểu sự phân biệt đối xử và tạo ra một môi trường được tôn trọng và chấp nhận Điều này có thể giúp cải thiện nhận thức và thái độ của mọi người đối với giới tính và tình dục, giúp giảm bớt sự phân biệt đối xử và đối xử công bằng với tất cả mọi người Ngoài ra, việc phổ biến kiến thức về giới tính và tình dục cũng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng bạo lực tình dục và các vấn đề liên quan khác Chính phủ có thể đưa ra chính sách phù hợp với tình hình thực tế của đất nước mình, phối hợp với các tổ chức và cộng đồng để đạt được hiệu quả tốt nhất Ngoài ra thúc đẩy việc pháp lý hóa đồng tính và giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến người đồng tính cũng góp phần không kém quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của mỗi người Việc pháp lý hóa đồng tính giúp đảm bảo quyền lợi của người đồng tính trên phạm vi toàn cầu, bao gồm quyền kết hôn, quyền nuôi con, và quyền được bảo vệ trước pháp luật Ngoài ra, việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến người đồng tính giúp xóa bỏ những rào cản, giảm thiểu sự phân biệt đối xử và tiếp cận những cơ hội công bằng trong cuộc sống.Chính phủ có thể đưa ra những quy định rõ ràng và công bằng, bảo vệ quyền của người đồng tính trong mọi lĩnh vực pháp lý, bao gồm cả đối tượng nước ngoài đến Việt Nam.
Chính phủ có thể hỗ trợ thêm các tổ chức và cộng đồng LGBT tại ViệtNam, trong đó giúp họ nâng cao nhận thức, tư vấn và hỗ trợ những người đồng tính trong cuộc sống hằng ngày Các chính sách hỗ trợ cũng có thể khuyến khích các tổ chức và cộng đồng LGBT phát triển thêm các chương trình giáo dục về cộng đồng và văn hóa văn minh, giáo dục về sức khỏe và hỗ trợ tâm lý cho những người đồng tính vượt qua những khó khăn trong cuộc sống Ngoài ra, chính phủ cũng có thể hỗ trợ cho các tổ chức và cộng đồng LGBT cùng nhau đẩy mạnh việc thúc đẩy quyền lợi của người đồng tính và tranh luận các ý kiến trái chiều trong xã hội.
Tích cực thay đổi nghị định, chính sách, luật lệ liên quan đến bản sắc tình dục và giới tính và tăng cường nghiên cứu và điều chỉnh các nghị định, chính sách và luật lệ liên quan đến bản sắc tình dục và giới tính để bảo vệ quyền của người đồng tính Ngoài ra chính phủ cũng nên khuyến khích các phương tiện truyền thông xã hội đưa ra những thông tin chính xác và phản ánh đầy đủ về cộng đồng LGBT để phản ánh và giới thiệu người đồng tính một cách đúng đắn, nhằm giúp giảm thiểu sự phân biệt đối xử và tạo sự chấp nhận.
3.1.2 Giải pháp đối với các cơ quan/tổ chức mạng xã hội
Các cơ quan/tổ chức quản lý mạng xã hội cần có các chính sách và hệ thống bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ người dùng, đặc biệt là cộng đồng LGBT trước các hoạt động phân biệt chủng tộc, bạo lực và kích động thù địch,cung cấp các công cụ bảo vệ của nhà sản xuất đối với các sản phẩm của mình, chẳng hạn như phân tích tự động, phát hiện các từ khóa nhạy cảm và hạn chế sự truy cập của người dùng đến các nội dung nguy hiểm Không chỉ vậy, các cơ quan/tổ chức cần điều chỉnh chính sách và quy định: Các cơ quan/tổ chức quản lý mạng xã hội cần điều chỉnh chính sách và quy định của mình, đảm bảo cộng đồng người đồng tính không bị kỳ thị, bức xúc và bị loại trừ khỏi các nội dung, chủ đề và hoạt động trên mạng Các cơ quan/tổ chức quản lý mạng xã hội cần tăng cường đạo đức, trách nhiệm và minh bạch trong hoạt động của mình, thông qua các chính sách, quy định và hệ thống giám sát để đảm bảo sự tôn trọng, công bằng và bình đẳng cho cộng đồng LGBT. Đối với Facebook, đây là một trong những mạng xã hội hàng đầu thế giới hiện nay, là nơi kết nối tất cả mọi người lại với nhau trên toàn thế giới.Facebook cho phép tất cả người dùng đăng tải và chia sẻ trạng thái, thông tin cá nhân và tương tác với người khác Đối với các bài đăng trên nền tảng này hiện nay, đã có những tiêu chuẩn như : Ngôn từ gây thù ghét, nội dung đe dọa có thể xảy ra hoặc nội dung trực tiếp công kích một cá nhân hay một nhóm, trang cá nhân giả hoặc mạo danh; Spam Trong đó có nói đến về công kích cá nhân hoặc một nhóm nhưng chỉ là trực tiếp Vẫn có những người công kích gián tiếp thông qua livestream, status, bình luận dưới các bài đăng Vì vậy Facebook cần có thêm những điều khoản, tiêu chuẩn chặt chẽ và gay gắt hơn Bên cạnh đó, trên Facebook hiện nay cũng có các trang công cộng, những người quản lý của trang hay còn gọi là admin thì cần lọc bài kỹ hơn và , tránh những bài đăng có tính công kích mội cá nhân hay một tổ chức nào đó.
Tương tự, đối với những nền tảng xã hội khác cũng cần được kiểm định một cách gắt gao để có thể bảo vệ người dùng, nhất là những người thuộc cộng đồng LGBT khỏi những tác nhân tiêu cực gây ảnh hưởng tới họ.
3.1.3 Giải pháp đối với gia đình Đối với những người thuộc cộng đồng LGBT, gia đình chính là chỗ dựa tinh thần, là nhân tố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành lên tâm lý và nhân cách của mỗi người Đứng trước những khó khăn bên ngoài xã hội, những người đồng tính không cần gì hơn sự ủng hộ, hậu phương vững chắc từ phía gia đình để có thể tiếp tục vươn lên Vì vậy, việc mà bậc phụ huynh nên làm là:
Gia đình cần thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc với người đồng tính, tránh sự lời lẽ khiếm nhã, sợ hãi hay giận dữ, họ cần đối tượng người đồng tính cả thương yêu và điều khuyến khích.Tình cảm gia đình đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ và khuyến khích người đồng tính trong quá trình khám phá bản thân và chấp nhận mình Hiểu và chia sẻ cảm xúc là một yếu tố quan trọng để tạo ra một môi trường ủng hộ và cho phép người đồng tính tỏ ra thật với bản thân và gia đình Các thành viên trong gia đình cần cố gắng thấu hiểu và thông cảm với người đồng tính, tìm hiểu về những khó khăn mà họ đang phải đối mặt và cảm thông với sự lo lắng hay sợ hãi của người đồng tính Thể hiện tình cảm thân thiện, đối xử bình đẳng và tránh sự lời lẽ khiếm nhã, giận dữ hay khinh bỉ về sự khác biệt giới tính họ đang chịu đựng Đồng thời, gia đình nên khuyến khích người đồng tính chia sẻ cảm xúc của mình, thể hiện sự quan tâm đến những đam mê, niềm tin hay giấc mơ mà họ đang muốn thực hiện Hỗ trợ họ khám phá bản thân và khuyến khích họ trân trọng và yêu quý bản thân, tạo ra cho họ một sự tự tin và động lực trong cuộc sống. Đối với người đồng tính thì việc cảm nhận được sự hiểu biết, chấp nhận, và yêu thương từ gia đình là rất quan trọng Nếu gia đình có sự hiểu biết đúng đắn về định nghĩa và nhận thức về người đồng tính thì sẽ giúp cho người đồng tính cảm thấy được yên tâm, đồng cảm và hỗ trợ từ môi trường thân thương nhất - gia đình Việc chấp nhận và yêu thương người đồng tính là rất quan trọng bởi vì việc phân biệt đối xử theo hành vi tình dục hoặc giới tính sẽ tạo ra sự chia rẽ, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của người đồng tính Nếu gia đình không chấp nhận và yêu thương người đồng tính, họ có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ, tạo nên nỗi đau và cảm giác cô đơn Vì vậy, cần có sự hiểu biết và chấp nhận về người đồng tính, tạo cho họ cảm giác được tôn trọng và đồng cảm Gia đình có thể chia sẻ và trao đổi với nhau để hiểu và chấp nhận về người đồng tính một cách đúng đắn, đồng thời tìm kiếm sự hỗ trợ và tư vấn từ các chuyên gia để giúp cho mối quan hệ gia đình được khởi đầu và phát triển tốt hơn
Quan trọng hơn hết, gia đình cần đồng hành với người thuộc cộng đồngLGBT trong việc vượt qua khó khăn Điều này thể hiện sự quan tâm và tình cảm yêu thương Họ cần cùng người đồng tính tìm ra những giải pháp để vượt qua những khó khăn, tránh chỉ trích, phê bình hay nói tục tĩu với người đồng tính vì điều này có thể khiến họ cảm thấy bị ghẻ lạnh và cô đơn Thay vào đó, gia đình cần truyền đạt cho người đồng tính sự khích lệ, động viên và tin tưởng vào khả năng của họ để vượt qua những thử thách Nếu có những vấn đề phức tạp, gia đình có thể tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc hỗ trợ từ các bên thứ ba như nhà trường,tình nguyện viên, cộng đồng hoặc những chuyên gia có kinh nghiệm
3.1.4 Giải pháp đối với cộng đồng, xã hội
Xã hội và cộng đồng cần được tăng cường kiến thức và nhận thức đúng về người đồng tính thông qua các hoạt động giáo dục và tuyên truyền, như tìm hiểu về định nghĩa và cách thức tôn trọng người đồng tính Tăng cường kiến thức và nhận thức đúng về người đồng tính thông qua hoạt động giáo dục và tuyên truyền là cực kỳ cần thiết, bởi vì nếu một người không hiểu và không có kiến thức về người đồng tính, họ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những quan điểm sai lầm và phát ngôn không đúng đắn Hoạt động giáo dục và tuyên truyền cần nằm trong chương trình giáo dục ở các cấp bậc khác nhau, từ trẻ em đến người lớn. Việc thông qua hình thức giáo dục này sẽ giúp cải thiện nhận thức và sự hiểu biết của mọi người về người đồng tính, từ đó tạo ra sự chấp nhận và sự tôn trọng đúng đắn đối với cộng đồng người đồng tính Ngoài ra, các hoạt động tuyên truyền và giáo dục cần tập trung vào việc truyền tải những thông tin đúng đắn về người đồng tính, tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt với giới tính, các quyền lợi và nghĩa vụ của người đồng tính cũng như đấu tranh cho tình yêu giữa những người đồng tính được xã hội chấp nhận và tôn trọng.
Một sự việc đáng ghi nhận trong thời gian qua là nhiều doanh nghiệp và công ty tư nhân đang tích cực quảng bá giá trị đa dạng hóa công tác nhân sự, bao gồm cả việc giao dịch với những ứng cử viên từ cộng đồng đồng tính.Việc đa dạng hóa công tác nhân sự không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng LGBT, mà còn giúp các doanh nghiệp tăng cường sự đa dạng trong đội ngũ nhân viên, thu hút tài năng và cải thiện hình ảnh của công ty trong mắt khách hàng Tuy nhiên,việc đa dạng hóa không chỉ thoả mãn vấn đề chính trị, mà còn phải tập trung vào phía chính quyền để giúp cộng đồng LGBT tiếp cận với các dịch vụ, chương trình và chính sách hỗ trợ đang tồn tại để đảm bảo quyền lợi và chất lượng cuộc sống của họ Việc tạo ra những môi trường giáo dục và giáo dục công khai về đa dạng tình dục và thực tiễn đồng tính cũng cần được quan tâm và hỗ trợ Các doanh nghiệp và công ty tư nhân cũng có thể thực hiện các hoạt động tăng cường nhận thức về đa dạng tình dục và đồng tính trong cộng đồng nhân viên của họ Chẳng hạn, tổ chức các buổi tập huấn hoặc các chương trình dành cho nhân viên về đa dạng, nâng cao nhận thức và hoạt động khuyến khích tôn trọng đa dạng tình dục. Đồng thời, cần tạo ra môi trường tôn trọng và không kì thị để người đồng tính có thể đến tìm kiếm thông tin và dịch vụ về HIV/AIDS một cách dễ dàng và thoải mái Việc tăng cường nhận thức cho cả cộng đồng và nhân viên y tế về những thách thức mà người đồng tính phải đối mặt khi cố gắng tiếp cận các dịch vụ y tế cũng là một việc làm cần thiết Thông qua các hoạt động giáo dục, tăng cường quyền truy cập vào thông tin và dịch vụ y tế, các chương trình khuyến khích sử dụng bảo vệ và tăng cường nhận thức phòng chống HIV/AIDS, chúng ta có thể tạo ra một nền tảng tốt hơn để hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe của cộng đồng người đồng tính Ngoài ra, cần hỗ trợ tài chính cho các chương trình giảm thiểu rủi ro lây nhiễm HIV/AIDS, cung cấp các loại thuốc tránh thai và các biện pháp phòng ngừa bệnh tật Các tổ chức địa phương và quốc tế có thể hỗ trợ tài chính và chuyên môn để cải thiện cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ cộng đồng người đồng tính, giúp đảm bảo rằng họ có được những dịch vụ y tế tốt nhất để chăm sóc cho sức khỏe của mình. khuyến khích Có nhiều cách để tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người có cùng trận trọng và trải nghiệm Người đồng tính có thể tham gia các tổ chức cộng đồng LGBT để tìm kiếm sự hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm với những người khác Ngoài ra, các diễn đàn và trang web dành cho cộng đồng LGBT cũng là nơi tìm kiếm sự hỗ trợ và chia sẻ thông tin Việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người có cùng trận trọng và trải nghiệm sẽ giúp người đồng tính cảm thấy không cô đơn, tăng cường sự tự tin và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn.
Nâng cao kiến thức về các vấn đề tình dục và đồng tính Tìm hiểu thông tin về các vấn đề liên quan đến tình dục và đồng tính như lăng tâm, quyền lợi và cuộc đời của những người đồng tính để có thể tự tin hơn trong thế giới xã hội. người đồng tính cần phải tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến tình dục và đồng tính để có thể hiểu về khía cạnh khác nhau của cuộc sống và tìm ra cách giải quyết các vấn đề có thể phát sinh.
Chương 3 của đề tài đã tập trung đưa ra một số kiến nghị về việc nâng cao thái độ tích cực của bậc cha mẹ về người đồng tính luyến ái trong bối cảnh xã hội hiện nay Những giải pháp mà luận văn đưa ra dựa trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về đồng tính luyến ái, đặc điểm, phân loại và nhận thức về nhóm người này, thực trạng thái độ đối với cộng đồng đồng tính luyến ái Đồng thời đề tài nghiên cứu đã tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm từ quốc tế với mong muốn các kiến nghị sẽ đáp ứng với điều kiện đặc thù trong nước, đặc biệt trong phạm vi Học viện Chính sách và Phát triển.
Nghiên cứu đã trình bày những nhân tố tác động tới thái độ của cha mẹ sinh viên Học viện chính sách và phát triển đối với người đồng tính luyến ái , trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm tác giả gặp một số hạn chế:
Thứ nhất, kích thước mẫu chưa đủ lớn, đề tài mới chỉ nghiên cứu 116 cha mẹ sinh viên APD chủ yếu thuộc Viện Đào Tạo Quốc Tế, Kinh tế số, Quản trị kinh doanh làm đại diện, chưa đề cập đến sinh viên tất cả các khoa khác để có thể phân tích và so sánh cụ thể hơn. Đề tài thực hiện trong thời gian ngắn nên chưa thể đánh giá toàn diện về nhân tố ảnh hưởng tới thái độ của cha mẹ, nếu điều kiện về thời gian, nguồn lực cho phép, nhóm tác giả sẽ khảo sát mở rộng hơn Khi đó, kết quả phân tích có thể có tính chính xác cao hơn.
Thứ hai, bài nghiên cứu mới chỉ đề cập tới một khía cạnh nhỏ của cộng đồng LGBT là đồng tính luyến ái, chưa bao gồm được tất cả các khái niệm như song tính luyến ái hoặc người chuyển giới nên chưa có nghiên cứu tổng thể về thái độ của cha mẹ đối với toàn cộng đồng Đồng thời nghiên cứu chưa chỉ ra được sự tác động giữa các nhân tố với nhau
Thông tin cá nhân
1 Giới tính của ông/bà:
2 Xin vui lòng cho biết, ông/bà thuộc nhóm tuổi:
4 Xin vui lòng cho biết, ngành nghề ông/bà đang làm thuộc lĩnh vực:
5 Xin vui lòng cho biết, ông/ bà có biết đến đồng tính luyến ái không ?
6 Mức độ quan tâm của ông/bà đối với các vấn đề xoay quanh người đồng tính luyến ái:
7, Ông/bà đã từng tiếp xúc hoặc thấy trực tiếp hình ảnh người đồng tính luyến ái:
8 Ông/bà đã từng chứng kiến trường hợp người đồng tính luyến ái bị kì thị hoặc
Khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng
Ông/bà vui lòng đánh dấu (x) vào ô thể hiện đúng nhất quan điểm của ông/bà theo những mức độ sau:
(1) (2) (3) (4) (5) Giáo dục và hiểu biết
1 Ông/bà nhận thức rõ về người đồng tính luyến ái
2 Người có trình độ giáo dục càng cao càng ít định kiến với cộng đồng đồng tính luyến ái
3 Các dự án cộng đồng về người đồng tính luyến ái góp phần nâng cao nhận thức của ông/bà về người đồng tính
4 Việc thiếu kiến thức chính thống, đầy đủ về người đồng tính dẫn đến thái độ phân biệt đối xử và bạo lực đối với họ.
1 Giới tính có tác động tới thái độ của một người đối với người đồng tính luyến ái
2 Trong gia đình, người mẹ thường có thái độ cởi mở hơn đối với vấn đề đồng tính luyến ái
3 Trong gia đình, người mẹ thường trao đổi các vấn đề giáo dục giới tính với con cái hơn người bố
4 Nam giới có xu hướng khó chấp nhận người đồng tính hơn nữ giới
5 Nam giới có xu hướng khó chấp nhận người đồng tính nam (gay) hơn người đồng tình nữ (les) Độ tuổi
1 Độ tuổi có tác động đến thái độ của một người đối với người đồng tính luyến ái
2 Sự hiểu biết về vấn đề đồng tính luyến ái có thể khác nhau tùy theo độ tuổi của bậc cha mẹ
3 Bậc cha mẹ trẻ hơn thường dễ dàng hơn trong việc thảo luận về vấn đề đồng tính luyến ái với con cái
4 Người càng lớn tuổi càng gặp khó khăn trong việc thay đổi quan niệm của họ về người đồng tính
Trải nghiệm tiếp xúc thực tế
1 Trải nghiệm tiếp xúc với người đồng tính tác động
4 Nếu có con cái là người đồng tính sẽ có thái độ bao dung hơn đối với cộng đồng đồng tính luyến ái
5 Người đồng tính thường có kỹ năng xã hội tốt Định kiến, chuẩn mực xã hội
1 Định kiến, chuẩn mực xã hội ảnh hưởng tới thái độ đối với người đồng tính
2 Mọi người cho rằng nam giới gắn với trách nhiệm nối dõi tông đường
3 Thú nhận bản thân đồng tính đồng nghĩa với bất hiếu, không làm tròn bổn phận trong gia đình
4 Mọi người cho rằng nam giới là người đồng tính thì ăn mặc, trang điểm như nữ giới
5 Quan hệ đồng tính dễ lây nhiễm HIV
Phương tiện truyền thông đại chúng ( Mass
1 Nội dung về người đồng tính xuất hiện ngày càng nhiều trên truyền thông
2 Hình ảnh người nổi tiếng công khai bản thân đồng tính xuất hiện ngày càng nhiều trên truyền thông
3 Tôi ủng hộ sự xuất hiện của các chương trình giải trí tạo cơ hội cho người đồng tính công khai với xã hội (Người Ấy là ai)
4 Tôi thấy những câu chuyện người đồng tính chia sẻ trên phương tiện truyền thông rất truyền cảm hứng